Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Phúc Xuân Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.77 KB, 67 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------

TẠ VĂN DUY
Tên đề tài:
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT
CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ PHÚC XUÂN – THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Hướng nghiên cứu
: Phát triển nông thôn
: Kinh tế & PTNT
: 2013 – 2017

Thái Nguyên - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------------------


TẠ VĂN DUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT
CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ PHÚC XUÂN - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN”

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài

: Chính quy

Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hướng dẫn

: Phát triển nông thôn
: 45 - PTNT - N02
: Kinh tế & PTNT
: 2013 - 2017
: TS. Kiều Thị Thu Hương

: Hướng nghiên cứu

Thái Nguyên - 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn “Thực trạng và giải
pháp phát triển mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Phúc Xuân - Thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân. Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện luận văn này.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên đã đào tạo, giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Kiều Thị Thu Hương
đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa KT&
PTNT đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cán
bộ UBND xã Phúc Xuân đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian thực tập tại xã.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ nhiệt tình
và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn của tôi không tránh khỏi
những thiếu sót, sơ suất, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn để bài khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!


ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
MỤC LỤC ..................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... viii
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................. 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chè............................................................ 4
2.1.1.1. Khái niệm về chè truyền thống (sản xuất chè thông thường).............. 4
2.1.1.2. Khái niệm về chè an toàn ................................................................... 4
2.1.1.3. Khái niệm về chè hữu cơ ................................................................... 5
2.1.1.4. Khái niệm sản xuất ............................................................................ 7
2.1.1.5. Khái niệm tiêu thụ ............................................................................. 7
2.1.2. Vai trò của cây chè ............................................................................... 7
2.1.3. Vai trò của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè....................................... 8
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ chè ............................. 9
2.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất phát triển chè .............................................. 12


iii

2.2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới................................. 12

2.2.1.1. Sản xuất ........................................................................................... 12
2.2.1.2. Tiêu thụ ........................................................................................... 13
2.2.1.3. Sản lượng chè xuất khẩu .................................................................. 15
2.2.1.4. Nhập khẩu chè ................................................................................. 16
2.2.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè trong nước................................... 17
2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè
của các nước trên thế giới và của Việt Nam.................................................. 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 24
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 24
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 24
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 24
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 24
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 24
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra.......................................................... 24
3.3.2. Phương pháp thu thập thông tin .......................................................... 25
3.3.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp ............................................................... 25
3.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp................................................................. 25
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 25
3.3.3.1. Đối với số liệu thứ cấp ..................................................................... 25
3.3.3.2. Đối với số liệu sơ cấp ...................................................................... 25
3.3.4. Phương pháp phân tích thông tin ........................................................ 26
3.4. Các chỉ tiêu dùng trong phân tích .......................................................... 26
3.4.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ ........................................ 26
3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế chè .......................................... 27
3.4.3. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................ 27


iv


Phần 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Phúc Xuân .......................... 28
4.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 28
4.1.2. Khí hậu, thời tiết, thủy văn ................................................................. 29
4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản ................................................ 29
4.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................... 31
4.1.4.1. Kinh tế ............................................................................................. 31
4.1.4.2. Điều kiện xã hội .............................................................................. 31
4.2. Thực trạng sản xuất chè tại xã Phúc Xuân ............................................. 32
4.2.1. Tình hình chung về sản xuất chè tại xã phúc Xuân ............................. 32
4.2.2. Thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ chè trên địa bàn xã
Phúc Xuân .................................................................................................... 34
4.3. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè của các hộ sản xuất chè an toàn và
hộ sản xuất chè truyền thống ........................................................................ 35
4.3.1. Diện tích đất canh tác của các hộ sản xuất chè an toàn và hộ sản xuất
chè truyền thống ........................................................................................... 35
4.3.2. Cơ cấu giống của các hộ sản xuất chè an toàn và hộ sản xuất chè
truyền thống ................................................................................................. 36
4.3.3. Tình hình sản xuất của các hộ sản xuất chè an toàn và hộ sản xuất chè
truyền thống ................................................................................................. 37
4.3.4. Chi phí đầu tư thâm canh của các hộ sản xuất chè an toàn và hộ sản
xuất chè truyền thống ................................................................................... 38
4.3.5. Kênh tiêu thụ của các hộ sản xuất chè an toàn và hộ sản xuất chè
truyền thống ................................................................................................. 42
4.3.6. Tình hình tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật của hộ sản xuất chè an
toàn và hộ sản xuất chè truyền thống ............................................................ 44


v


4.3.7. Phân tích kết quả sản xuất 1 sào chè của các hộ nghiên cứu trong
một năm ....................................................................................................... 46
4.3.8. Phân tích hiệu quả kinh tế của các hộ trong nghiên cứu ...................... 48
4.3.8.1. So sánh kết quả và hiệu quả hộ sản xuất chè an toàn và hộ sản xuất
chè truyền thống ........................................................................................... 48
4.3.8.2. Hiệu quả xã hội của sản xuất chè ..................................................... 50
4.4. Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn của
các hộ nghiên cứu tại xã Phúc Xuân ............................................................. 51
4.4.1. Thuận lợi của các hộ sản xuất chè an toàn tại xã Phúc Xuân............... 51
4.4.2. Khó khăn của các hộ sản xuất chè an toàn tại xã Phúc Xuân .............. 51
4.5. Giải pháp để phát triển mô hình chè an toàn ở xã Phúc Xuân ................ 51
4.5.1. Giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 51
4.5.2. Giải pháp về chính sách ...................................................................... 53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 54
5.1. Kết luận ................................................................................................. 54
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 56
5.2.1. Đối với cấp chính quyền ..................................................................... 56
5.2.2. Đối với nông dân ................................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 57
I. Tài liệu tiếng Việt ..................................................................................... 57
II. Tài liệu Web ............................................................................................ 57


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn cho phép của hàm lượng kim loại nặng trong chè ........ 5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước
trồng chè năm 2014 ....................................................................... 13
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng chè Việt Nam những năm gần đây..... 18

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tại xã Phúc Xuân ....................................... 30
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Phúc Xuân từ năm
2014 - 2016 ................................................................................... 33
Bảng 4.3: Cơ cấu diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu .................. 35
Bảng 4.4: Cơ cấu giống chè của nhóm hộ trong nghiên cứu ......................... 36
Bảng 4.5: Tình hình sản xuất chè của nhóm hộ trong nghiên cứu ................. 37
Bảng 4.6: Chi phí đầu tư thâm canh bình quân 1 sào chè /năm của nhóm hộ
nghiên cứu..................................................................................... 39
Bảng 4.7: Doanh thu từ chè của hộ sản xuất chè an toàn và hộ sản xuất chè
truyền thống .................................................................................. 42
Bảng 4.8: Nội dung, chất lượng các lớp tập huấn kỹ thuật của nhóm hộ trong
nghiên cứu..................................................................................... 45
Bảng 4.9: Kết quả sản xuất chè của hộ tính bình quân 1 sào/năm ................. 47
Bảng 4.10: So sánh hiệu quả sản xuất chè trên một sào/năm của các hộ điều
tra năm 2017 ................................................................................. 48


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Đồ thị sản lượng và lượng tiêu thụ chè toàn cầu ........................... 14
Hình 2.2: Đồ thị thị phần xuất khẩu chè toàn thế giới trong năm 2015 ......... 16
Hình 4.1: Sơ đồ kênh tiêu thụ của hộ sản xuất chè an toàn ........................... 43
Hình 4.2: Sơ đồ kênh tiêu thụ của hộ sản xuất chè truyền thống ................... 43


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ


: Bình quân

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO

: Tổ chức nông lương liên hiệp quốc tế

FAOSTAT

: Số liệu thống kê của Tổ chức nông lương liên hiệp quốc tế

GO

: Tổng giá trị sản xuất

GO/TC

: Tổng giá trị sản xuất/Tổng chi phí

HTX

: Hợp tác xã


IC

: Chi phí trung gian

ITC

: Trung tâm Thương mại Quốc tế

NN&PTNT

: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

SL

: Sản lượng

TC

: Tổng chi phí

UBND

: Ủy ban nhân dân

VA

: Giá trị gia tăng

VA/TC


: Giá trị gia tăng/tổng chi phí


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam được xác định là một trong tám nước cội nguồn của cây chè, có
điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất
lượng cao. Hiện nay sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt tại 118 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thương hiệu “Che Viet” đã được đăng ký và
bảo hộ tại 77 thị trường quốc gia và khu vực. Việt Nam đang là quốc gia đứng
thứ 5 trên thế giới về sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu chè.
Chè (trà) là thức uống ngày càng được ưa chuộng trên thế giới vì các
giá trị dinh dưỡng có trong thành phần của búp chè (như là amino acid,
vitamin, alkaloid và polysaccharide…) được nghiên cứu là có lợi cho sức
khỏe. Trà còn được coi là thực phẩm chức năng có tác dụng giảm cholesterol,
chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ giảm cân…
Trong quá trình phát triển, chè đã khẳng định được vị trí quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân, là cây trồng chủ lực góp phần xóa đói giảm
nghèo, thậm chí còn giúp người dân vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao làm
giàu. Và cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo đất, tăng độ phì
từ đó góp phần bảo vệ môi trường.
Vì thế đã từ lâu, cây chè được xác định là thế mạnh của Thái Nguyên,
đem lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được vấn đề việc làm và góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cuộc sống người dân. Bên cạnh đó sản
phẩm chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí quan trọng.
Sau hơn 10 năm thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh Thái

Nguyên cho sản xuất chè đã tạo nên sự chuyển biến rõ rệt từ khâu giống, kỹ
thuật chăm sóc, chế biến từ đó chất lượng chè đã được nâng lên. Diện tích chè
toàn thành phố liên tục được mở rộng, năm 2013 diện tích chè là 18.600 ha,


2

năm 2016 là trên 21 nghìn ha, tăng 1,12 lần so với năm 2013. Giai đoạn 20162020, dự kiến Thái Nguyên sẽ xây dựng các mô hình sản xuất chè an toàn tại
các địa phương là vùng chè trọng điểm của tỉnh như Đại Từ, Phú Lương,
Định Hóa, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phúc Xuân, Tân Cương...
Tuy nhiên sản xuất chè hiện nay đang có những bất cập. Đó là, do
người sản xuất chè nhận thức chưa đầy đủ, đã và đang sử dụng thái quá phân
vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Chính điều đó không những không làm tăng
hiệu quả của sản xuất mà còn để lại một dư lượng lớn các chất hóa học tồn dư
trong đất; nước, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe
con người. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thị trường chè ở
quốc tế ngày càng yêu cầu sản phẩm chè đạt chất lượng ngày một cao. Để
nghiên cứu tình trạng trên và đưa ra các giải pháp phát triển mô hình sản xuất
chè an toàn tại Thái Nguyên, nên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng
và giải pháp phát triển mô hình sản xuất chè an toàn tại xã Phúc Xuân Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng trong sản xuất và tiêu thụ chè an toàn, từ đó
đưa ra được những giải pháp để phát triển mô hình sản xuất chè an toàn địa
bàn xã Phúc Xuân - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu được thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại địa bàn
xã Phúc Xuân - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích được các thuận lợi và khó khăn trong sản xuất chè an toàn
tại địa bàn xã Phúc Xuân - thành phố Thái Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.



3

- Đề xuất được giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của sản xuất chè an
toàn góp phần đẩy mạnh phát triển bền vững ngành chè Thái Nguyên theo
hướng thân thiện với môi trường.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Quá trình thực hiện đề tài là cơ hội để củng cố, áp dụng kiến thức đã
học trong nhà trường vào thực tiễn, đồng thời nâng cao kiến thức, năng lực và
kỹ năng nghiên cứu khoa học cho bản thân.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp nhận thấy rõ được tầm quan trọng
của việc phát triển mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn.
- Làm tài liệu tham khảo cho những người quan tâm đến phát triển mô
hình sản xuất chè an toàn


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản về chè
2.1.1.1. Khái niệm về chè truyền thống (sản xuất chè thông thường)
Chè truyền thống là chè được chăm sóc theo kinh nghiệm truyền thống
của người trồng chè, không áp đặt các hạn chế trong việc sử dụng phân hóa
học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học nhằm đạt năng suất và sản lượng cao. Nói
cách khác là sản xuất chè không áp dụng quy định của sản xuất chè hữu cơ

hoặc sản xuất chè an toàn.[5]
2.1.1.2. Khái niệm về chè an toàn
Chè an toàn được hiểu là sản phẩm chè được tạo ra trong quá trình sản
xuất thông thường nhưng được kiểm soát và đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực
phẩm. Sản phẩm đạt các chỉ tiêu như: Chất lượng tốt, dư lượng hoá chất độc
hại, hàm lượng kim loại nặng và các vi sinh vật gây hại trong sản phẩm thấp
hơn ngưỡng cho phép.
Ngày 18/4/2002 Bộ y tế đã ban hành quyết định về tiêu chuẩn vệ sinh
an toàn thực phẩm số 1329/2002/QĐ-BYT với 112 chỉ tiêu được kiểm tra
thường xuyên, trong đó quy định 32 chỉ tiêu về cảm quan và thành phần vô
cơ, 26 chỉ tiêu về hàm lượng các chất hữu cơ, 33 chỉ tiêu về hoá chất bảo vệ
thực vật, 17 chỉ tiêu về khử trùng và sản phẩm phụ, 2 chỉ tiêu về mức độ
nhiễm xạ, 2 chỉ tiêu sinh vật. Ngoài ra theo quyết định số 867/1998/QĐ-BYT
ngày 4/4/1998 về tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực thực phẩm đã quy
định hàm lượng kim loại nặng cho phép trong chè và các thực phẩm.[1]


5

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn cho phép của hàm lượng kim loại nặng trong chè
Tên thực phẩm
Chè

Hàm lượng kim loại nặng cho phép (mg/kg)
As

Pb

Cu


Sn

Zn

Hg

Cd

Sb

1

2

150

40

40

0.05

1

1

(Nguồn: Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT của Bộ y tế, 2008)
2.1.1.3. Khái niệm về chè hữu cơ
Chè hữu cơ là chè được sản xuất theo phương thức nông nghiệp hữu
cơ. Sản phẩm được tạo ra bằng phương pháp quản lý và sản xuất đặc biệt

trong đó không được phép sử dụng các hoá chất tổng hợp (kể cả thuốc trừ sâu,
phân bón hoá học và chất kích thích sinh trưởng) và chú trọng đến việc bảo vệ
môi trường.
Các tiêu chuẩn và quy định để đảm bảo các sản phẩm chè được công
nhận là chè hữu cơ được công ty Liên kết sinh thái (Ecolink) đưa ra như sau:
1. Cấm sử dụng các loại phân bón tổng hợp vô cơ
2. Cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
3. Cấm sử dụng hoóc môn tổng hợp (thuốc kích thích).
4. Các thiết bị đã dùng trong canh tác truyền thống không được sử
dụng trong canh tác hữu cơ.
5. Các thiết bị đã dùng trong canh tác truyền thống phải rửa sạch trước
khi dùng.
6. Người nông dân phải ghi chép nguồn gốc của tất cả vật tư đầu vào.
7. Cấm sản xuất song song: Các loại cây trồng trong nương hữu cơ
phải khác với nương canh tác truyền thống.
8. Phải có vùng đệm ngăn cách ít nhất là 2m. Nếu ruộng bên cạnh
dung các thuốc bị cấm trong canh tác hữu cơ thì ruộng hữu cơ phải có vùng
đệm để tránh xâm nhiễm các chất hoá học.


6

9. Phải trồng cây để ngăn cảnh sự ô nhiễm khi ruộng bên cạnh phun
thuốc hoá học. Cây trồng ở vùng đệm bắt buộc phải khác với cây chè canh tác
hữu cơ. Nếu có nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước thì phải có bờ đất hoặc
mương rãnh để ngăn sự ô nhiễm chảy qua.
10. Ngăn cấm việc phá rừng nguyên sinh để canh tác chè hữu cơ.
11. Phải có giai đoạn chuyển đổi tối thiểu là 24 tháng từ khi bắt đầu sản
xuất chè hữu cơ đến khi được công nhận.
12. Cấm sử dụng vật tư đầu vào chứa sản phẩm biến đổi gen.

13. Trong điều kiện cho phép, cần sử dụng hạt giống từ các nương chè
truyền thống để trồng cho các nương chè hữu cơ.
VD: Hạt chè được lấy ở các nương chè đã được cấp giấy chứng nhận
hữu cơ.
14. Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý hạt giống trước khi gieo.
15. Phân bón hữu cơ nên bao gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau
như phân ủ, phân chuồng hoại mục, phân vi sinh và chất khoáng khác từ
nguồn tự nhiên.
16. Cấm dùng phân bắc (phân người).
17. Chỉ sử dụng phân gia cầm khi chăn thả tự nhiên.
18. Phải có các biện pháp ngăn ngừa xói mòn đất bề mặt và tình trạng
nhiễm mặn.
19. Dụng cụ vận chuyển, đựng chè phải sạch và mới.
20. Kho sử dụng chứa sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh.
21. Có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học đã được phép lưu hành.
22. Không được phép sử dụng các loại thuốc trừ sâu cấm sử dụng trong
kho chứa nông sản.
23. Cấm đốt cành cây và rơm rạ, trừ trường hợp đối với kiểu di canh
đất dốc.


7

24. Được phép sử dụng các chế phẩm thực vật đã phê chuẩn như: Các
thuốc thảo mộc tự chế từ lá cơi, rễ xoan, tỏi, ớt… để phòng trừ sâu bệnh.
Các tiêu chuẩn được áp dụng trong suốt quá trình sản xuất, bảo quản
và tiêu thụ sản phẩm.[3]
2.1.1.4. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi
trong thương mại. Quyết định sản xuất dựa vào những vấn đề chính sau: sản

xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giá thành sản xuất và làm
thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra
sản phẩm?
Tùy theo sản phẩm, sản xuất được phân thành ba khu vực:
- Khu vực một của nền kinh tế: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản.
- Khu vực hai của nền kinh tế: Khai thác mỏ, Công nghiệp chế
tạo (công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng), Xây dựng.
- Khu vực ba của nền kinh tế, hay Khu vực dịch vụ. [11]
2.1.1.5. Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ
sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ
nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung
gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.
Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được
quản lí bằng các hình thức khác nhau. [13]
2.1.2. Vai trò của cây chè
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nó có vai
trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con
người. Sản phẩm chè có rất nhiều tác dụng như kích thích thần kinh làm cho


8

tinh thần minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm
việc, tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Sản phẩm chè không chỉ phục vụ trong nước mà còn là mặt hàng xuất
khẩu đóng góp nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế nước ta. Cây chè đem lại
nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân, cải thiện đời sống kinh tế,văn
hóa, xã hội và tạo ra công ăn việc làm cho lực lượng lao động dư thừa.

Chè là cây trồng sinh trưởng tốt ở Trung Du và Miền Núi, loại cây
trồng này ngoài việc giúp người dân nâng cao thu nhập còn giúp cải tạo môi
trường, phủ xanh, chống xói mòn đất.
Như vậy, việc phát triển cây chè hoàn toàn phù hợp với các vùng Trung
Du và Miền Núi phía Bắc. Giúp nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết vấn đề
việc làm cho khu vực nông thôn hiện nay.[9]
2.1.3. Vai trò của sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chè
Sản phẩm chè đã và đang là nhu cầu phổ biến của nhiều quốc gia trên thế
giới, nhiều quốc gia sử dụng chè sau chế biến như là một nhu cầu thiết yếu. Điều
đó đã được khẳng định ở thị trường tiêu thụ chè đen ở Liên Xô trước đây cũng
như là các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Irac, Ấn Độ…
Trong quá trình phát triển, cây chè đã tự khẳng định được vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm chè không chỉ là nguồn hàng hóa
phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn.
Sản xuất tiêu thụ chè góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo,
giải quyết lao động việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân, khai
thác hiệu quả sức lao động hộ nông dân.
Phát triển sản xuất chè ở Trung Du và Miền Núi góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, cải tạo
đất, tăng độ phì, góp phần bảo vệ phát triển một nền nông nghiệp bền vững.


9

Sản xuất, tiêu thụ chè mang lại thu nhập cao hơn các loại cây trồng
khác. Phát triển sản xuất, tiêu thụ chè tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại, hội nhập. Việc xuất khẩu chè dưới dạng chè thành phẩm như chè
đen, chè vàng, chè xanh chất lượng cao cho phép các quốc gia sản xuất, tiêu
thụ chè có điều kiện trao đổi hàng hóa, chuyển giao công nghệ với các quốc

gia đối tác.[7]
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ chè
Cây chè có yêu cầu khá cao trong sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc, thu
hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì vậy, muốn có sản phẩm chè chất lượng
cần phải chú ý từng khâu sản xuất, loại bỏ các phương thức sản xuất lạc hậu.
Cần phải thực hiện sản xuất theo hướng chuyên môn hóa để nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống người
dân trồng chè. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè :
Nhân tố tự nhiên
- Đất đai và địa hình: Đất đai là nhân tố quyết định đến sản lượng và
phẩm chất cây chè. Cây chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm, nhưng để
cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè có yêu cầu
sau: đất nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát
triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất 80cm, mực nước ngầm phải
dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
Địa hình có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè, Chè
trồng ở trên núi cao có hương thơm, mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và
đồng bằng.
- Điều kiện khí hậu: bao gồm 3 yếu tố rõ rệt nhất là nhiệt độ, ánh sáng
và độ ẩm
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ chi phối sự sinh trưởng của búp chè và quyết định
thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Nhiệt độ bình quân thích hợp


10

cho chè là 15 - 25oC, tổng nhiệt độ hàng năm là 8000oC. Nếu nhiệt độ quá
thấp hoặc quá cao đều làm giảm việc tích lũy vitamin.
+ Độ ẩm: Chè là cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp và lá non nên cần
nhiều nước. Độ ẩm thích hợp cho cây chè phát triển là 80- 85%. Thiếu nước

thì sức sinh trưởng của búp kém, lá trở nên dày và cứng, hình thành nhiều búp
mù, phẩm chất kém. Yêu cầu tổng lượng mưa trong 1 năm của chè khoảng
1.500 mm và phân bố đều trong các tháng.
+ Ánh sáng: Chè có tính chịu bóng lớn, nó tiến hành tốt nhất trong điều
kiện ánh sang tán xạ. Yêu cầu về ánh sáng phụ thuộc theo giống và tuổi cây.
Chè ở thời kỳ cây con cần ít ánh sáng hơn nên cần che chắn phù hợp. Giống
lá chè to cần ít ánh sáng hơn giống lá chè nhỏ.
Nhân tố về kỹ thuật
- Giống chè: Chọn giống luôn là mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp,
giống tốt làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm cung như tăng năng suất
lao động. Vì vậy để đa dạng hóa sản phẩm chè và tận dụng lợi thế so sánh,
mỗi vùng sinh thái đòi hỏi phải có một tập đoàn giống thích hợp với điều kiện
mỗi vùng.
- Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè
thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc, điều kiện cơ
giới hóa. Tùy điều kiện mà ta trồng mật độ khác nhau, nếu mật độ dày hoặc
thưa quá đều làm giảm năng suất chè, không tận dụng được đất đai, nên việc
phân bố mật độ chè hợp lý rất quan trọng.
- Đốn chè: Đốn chè là cắt ngắn đi đỉnh ngọn của các cành chè, ức chế
sinh trưởng đỉnh, kích thích các chồi ngủ, chồi nách mọc thành lá, cành non,
mới tạo ra khung tán khỏe mạnh làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng
dinh dưỡng, hạn chế sự ra hoa kết quả, có lợi cho việc ra lá, kích thích sinh


11

trưởng búp non, tang mật độ búp và trọng lượng búp. Tùy theo điều kiện canh
tác mà ta có các kiểu đốn chè: đốn phớt, đốn lửng, đốn đau, đốn trẻ lại.
- Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất, chất lượng chè.

Bón kết hợp phân cân đối giữa N, P, K cho năng suất cao hơn hẳn so
với chỉ bón đạm và kali hoặc mỗi đạm. Bón theo nguyên tắc: từ không đến có,
từ ít đến nhiều, bón đúng lúc, đúng cách, đúng đối tượng và kịp thời.
Nếu bón phân hợp lý sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng
chống chịu với thời tiết, sâu bệnh dẫn đến tăng năng suất.
- Kỹ thuật thu hái: Thời điểm và phương thức hái có ảnh hưởng đến
chất lượng chè, hái chè gồm một tôm hai lá vì trong đó chứa hàm lượng
polyphenol và Caphein cao, nếu hái quá già thì chất lượng chè giảm và ảnh
hưởng đến sinh trưởng, phát triển của chè
Nhân tố về kinh tế
- Thị trường và giá cả: Chính là trả lời được ba câu hỏi: Sản xuất cái
gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Tức là cần xác định nhu cầu thị
trường, các thức thực hiện và cuối cùng là phân khúc khách hang. Nếu xác
định được rõ ràng các vấn đề trên thì việc sản xuất mới đạt hiệu quả.
Thực tế cho thấy, hiện nay thị trường nói chung và thị trường nông sản nói
riêng cung như thị trường chè còn chưa ổn định. Vì vậy, việc ổn định giá và
mở rộng thị trường rất cần thiết trong quá trình phát triển hiện nay. Bởi năng
suất có cao, chi phí có giảm mà sản phẩm không được thị trường chấp nhận
thì cũng không đem lại doanh thu và lợi nhuận cho người lao động.
Nhân tố xã hội
Sản xuất chè chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là
kết cấu cơ sơ hạ tầng. Nếu giao thông không thuận lợi, địa bàn rộng, thì sản
phẩm chè làm ra của người dân gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ dẫn


12

đến sản xuất chè chậm phát triển, kéo theo nền kinh tế xã hội và mức sống
của người dân cũng không được nâng cao. Các vấn đề xây dựng cơ sở hạ
tầng, vấn đề về nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích phát

triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước cho cây chè đều tác động đến quá
trình tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè. Ngoài ra kinh nghiệm và truyền
thống sản xuất cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm chè.[6][8][9]
2.2. Cơ sở thực tiễn về sản xuất phát triển chè
2.2.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.2.1.1. Sản xuất
Hiện nay có trên 40 nước trồng và chế biến chè nằm ở khắp các châu
lục. Những nước có sản lượng chè lớn trên thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc,
Srilanca, Kenya. Việt Nam hiện là 1 trong số những quốc gia có mức xuất
khẩu chè lớn trên thế giới. Châu Âu, Trung Cận Đông là những nơi tiêu thụ
chè nhiều nhất thế giới, nhưng lại sản xuất rất ít vì điều kiện khí hậu, đất đai
không thích hợp với việc trồng chè.
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và sự
tuyên truyền, quảng cáo của FAO về lợi ích của việc uống chè đối với sức
khoẻ, đã đặt ra một cách nhìn mới đối với chè trên toàn thế giới nhất là ở các
nước phát triển. Vì thế nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm chè an
toàn, chè hữu cơ có chất lượng ngày càng cao.
Sản lượng chè đen toàn cầu trong tháng 1/2016 đã tăng 6,56% so với
tháng 1/2015 lên 98,97 triệu kg, bất chấp sự sụt giảm mạnh 3,47 triệu kg ở Ấn
Độ, nước sản xuất chè đen lớn nhất thế giới, xuống còn 17,87 triệu kg.
Bangladesh cũng báo cáo mức giảm nhẹ 0,05 triệu kg xuống 0,11 triệu kg.
Trong khi đó, Kenya ghi nhận mức tăng mạnh 8,67 triệu kg lên 50,31 triệu
kg. Sri Lanka tăng 1,82 triệu kg lên 25.08 triệu kg. Mùa đông khắc nghiệt ở


13

Ấn Độ đã dẫn đến nguồn cung chè xanh thấp hơn cho các nhà máy chế biến
và sự sụt giảm đồng thời của sản lượng chè đen.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới và một số nước

trồng chè năm 2014
STT

Tên nước

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ khô/ha)

(tạ khô)

1

Thế giới

5.795.846

13,237

76.721.090

2

Trung Quốc


1.748.508

10,321

18.046.550

3

Ấn Độ

605.000

18,761

11.350.700

4

kenya

190.600

19,381

3.694.000

5

Srilanca


221.969

14,867

3.300.000

6

Việt Nam

114.433

18,482

2.115.000

Theo FAO, trong những năm gần đây sản xuất chè trên thế giới có xu
hướng tăng, tăng cả về diện tích lẫn sản lượng. Tính đến năm 2014 diện tích
chè trên thế giới là 5.795.846 ha. Trung Quốc là nước có diện tích chè lớn
nhất thế giới với diện tích 1.748.508 ha, nhưng lại có năng suất thấp nhất
10,321 tạ khô/ha. Qua bảng ta thấy các nước có năng suất bình quân cao hơn
năng suất bình quân của thế giới là: Srilanca, Ấn Độ, Kenya và Việt Nam.
Trong đó Kenya có năng suất bình quân cao nhất thế giới đạt 19,381 tạ khô/
ha. Về sản lượng, đứng đầu thế giới là Trung Quốc có sản lượng đạt
18.046.550 tạ khô.[11]
2.2.1.2. Tiêu thụ
Theo như quan sát của mình, ông Gibbs cho biết lượng chè tiêu thụ bởi
3 quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ nhiều hơn so với phần còn lại
của thế giới. Trong năm 2015, Trung Quốc đã tiêu thụ 1.812 triệu tấn chè;

trong khi Ấn Độ với nhu cầu cao của tầng lớp trung lưu đã tiêu thụ 948 tấn và


14

Thổ Nhĩ Kỳ cũng tiêu thụ được 235 tấn khi có mức tiêu thụ chè trên đầu
người cao nhất thế giới.
(Đơn vị: nghìn tấn)

Hình 2.1: Đồ thị sản lượng và lượng tiêu thụ chè toàn cầu
Nguồn: Uỷ ban chè quốc tế (ITC)
Ông Gibbs cũng tính mức tiêu thụ trung bình trong ba năm của mỗi
một quốc gia theo kg và từ đó phát hiện sự chuyển dịch thú vị trong mức tiêu
thụ. Trung bình một người dân Thổ Nhĩ Kỳ tiêu thụ 3,14 kg chè (tương đương
7 pounds) và con số này tiếp tục tăng lên. Trong khi đó, lượng tiêu thụ chè
bình quân đầu người của Cộng hoà Ai-len cũng đã từng đạt mức như vậy
trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1995 và sau đó bắt đầu giảm. Năm
ngoái, mức tiêu thụ chè bình quân đầu người của Ai-len đạt 1,6 kg (tương
đương 3,5 pounds) và khiến nước chỉ xếp thứ 5 bảng xếp hạng mức tiêu thụ
chè bình quân đầu người. Xếp sau Thổ Nhĩ Kỳ hiện là Afghanistan với 2,4
kg/người, Libya với 2,19 kg/người, Anh với 1,74 kg/người và Morocco với
1,73 kg/người. Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng


15

lên mức 1,22 kg (tương đương 2,65 pounds). Nga, với tư cách nhà nhập khẩu
chè lớn nhất thế giới cũng có mức tiêu thụ bình quân đầu người tăng mạnh
trong suốt một thập kỷ qua lên mức 0,88 kg (tương đương 1,95 pounds) trong
năm 2015[12]

2.2.1.3. Sản lượng chè xuất khẩu
Theo số liệu của bảng trên, trong khi sản lượng chè tăng trưởng ổn định
thì lượng chè xuất khẩu lại chỉ tăng nhẹ. Trong năm 2015, 1.802 triệu tấn chè
đã được xuất khẩu; tuy nhiên con số này chỉ tăng rất ít so với mức 1.094 triệu
tấn của năm 1995. Theo ông Gibbs, điều này cho thấy mức tiêu thụ nội địa tại
các nước sản xuất chè đã tăng mạnh. Ví dụ, Nhật Bản xuất khẩu chưa đến 2%
trong tổng sản lượng 100 tấn chè được trồng nội địa và thậm chí cho tới tháng
9 năm 2016 đã nhập khẩu 16.759 tấn chè, chủ yếu là chè đen từ Trung Quốc,
Sri Lanka và Ấn Độ.
Theo đánh giá của ITC, tỷ lệ chè dành cho xuất khẩu có xu hướng ngày
càng giảm. Năm 2006, 43% tổng sản lượng chè được xuất khẩu; tuy nhiên tỷ
lệ này đã giảm hàng năm kể từ đó. Trong năm 2015, chỉ có 34% tổng sản
lượng chè được xuất khẩu; điều này có nghĩa là 66% sản lượng chè được tiêu
thụ nội địa tại các nước sản xuất.
Tỷ trọng xuất khẩu chè theo quốc gia cũng đang có sự dịch chuyển với
Trung Quốc hiện chiếm 18% tổng sản lượng chè xuất khẩu của thế giới (chủ
yếu là chè xanh). đang chuyển đổi, ông lưu ý, với Trung Quốc hiện chiếm
18% xuất khẩu toàn cầu (chè chủ yếu là màu xanh lá cây). Kenya chiếm thị
phần lớn nhất với 25% tổng sản lượng xuất khẩu toàn cầu (chủ yếu là chè
đen). Sri Lanka xếp sau Trung Quốc ở vị trí thứ ba với 17% thị phần, trong
khi Ấn Độ chiếm 13% và Việt Nam chiếm 7%. Argentina đã không còn thuộc
tốp 5 nước xuất khẩu chè do chỉ chiếm 4% thị phần. Indonesia cũng có tình
cảnh tương tự khi thị phần của nước này so với tổng sản lượng chè xuất khẩu


×