Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học cá thể của giống hoa cúc pha lê được trồng tại huyện mỹ lộc, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

TRẦN THỊ DUNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
SINH THÁI HỌC CÁ THỂ CỦA GIỐNG
HOA CÚC PHA LÊ ĐƯỢC TRỒNG TẠI
HUYỆN MỸ LỘC, TỈNH NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Người hướng dẫn khoa học
TS. HÀ MINH TÂM

Hà Nội, 2014


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Hà Minh Tâm - Khoa SinhKTNN, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để em
hoàn thành khóa luận này. Cùng các thầy giáo, cô giáo khoa Sinh - KTNN
cùng các thầy giáo, cô giáo trường ĐHSP Hà Nội 2 cùng đã giúp đỡ em trong
quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến bố - Trần Bá Hải, anh trai - Trần Bá
Công cùng toàn thể các chú, bác trồng hoa đã giúp đỡ, cung cấp thông tin


kinh nghiệm giúp đỡ em thu thập thông tin và thực hiện khóa luận này.
Một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô, gia đình cùng
toàn thể các bạn. Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu
sót và hạn chế. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy (cô) và các bạn để đề
tài của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Trần Thị Dung

Trần Thị Dung

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là của chính tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Tâm. Kết quả nghiên cứu không sao
chép và không trùng với bất kỳ khóa luận nào. Những trích dẫn, kết quả
nghiên cứu có trong đề tài lấy từ các công bố chính thức và có ghi chú rõ
ràng. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước hội đồng bảo vệ.

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Trần Thị Dung

Trần Thị Dung

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

BẢNG CHÚ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐHSP:

Đại học Sư phạm

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ

KTNN:

Kĩ thuật nông nghiệp

KH & KT:

Khoa học và Kỹ thuật


Nxb:

Nhà xuất bản

Tp.:

Thành phố

Tr.:

Trang

Ts.:

Tiến sĩ

Trần Thị Dung

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài .................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 1
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 2

4. Điểm mới của đề tài ................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 3
1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 3
1.2. Lược sử nghiên cứu ................................................................................. 3
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 3
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 5
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ..................................................... 7
THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 7
2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7
2.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 8
2.4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 8
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 11
3.1. Thực trạng trồng cây nông nghiệp tại xã Mỹ Tân .................................. 11
3.2. Một số thông tin phân loại về giống hoa Cúc pha lê .............................. 12
3.2.1. Đặc điểm hình thái.............................................................................. 12
3.2.2. Nguồn gốc và phân bố ........................................................................ 12
3.2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái ........................................................... 13
3.2.4. Giá trị kinh tế...................................................................................... 14
3.3. Sự sinh sản, quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm mầm .......... 15
3.4. Quá trình sinh trưởng trong điều kiện trồng tại xã Mỹ Tân .................... 19
3.4.1. Trồng lần 1 ......................................................................................... 19
Trần Thị Dung

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp


3.4.2. Trồng lần 2 ......................................................................................... 23
3.5. Biện pháp chăm sóc ............................................................................... 28
3.5.1. Kĩ thuật tưới nước .............................................................................. 28
3.5.2. Kĩ thuật làm giàn ................................................................................ 28
3.5.3. Kĩ thuật tỉa nụ ..................................................................................... 29
3.5.4. Kĩ thuật bón phân: .............................................................................. 29
3.5.5. Kĩ thuật điều khiển chiều cao cây ....................................................... 31
3.5.6. Kĩ thuật bảo quản sau thu hoạch: ........................................................ 31
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 35

Trần Thị Dung

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC
Danh mục các bảng
Bảng 3.1 Hiện trạng trồng trọt cây lấy hoa ở xã Mỹ Tân
Bảng 3.2.4 Tình hình sản xuất hoa Cúc ở một số tỉnh cả nước năm 2003
Bảng 3.3 Quá trình nhân giống bằng phương pháp giâm mầm
Bảng 3.4.1 Quá trình sinh trưởng và phát triển trồng lần 1
Bảng 3.4.2 Quá trình sinh trưởng và phát triển trồng lần 2
Danh mục biểu đồ và ảnh
Biểu đồ

Biểu đồ 3.4.1 Chiều cao qua các giai đoạn trồng lần 1
Biểu đồ 3.4.2 Chiều cao qua các giai đoạn trồng lần 2
Ảnh
Hình 3.3.1 Mầm trước khi giâm
Hình 3.3.2 Mầm sau khi giâm
Hình 3.3.3 Luống giâm
Hình 3.3.4 Sau khi giâm 7 ngày
Hình 3.3.5 Sau khi giâm 8 ngày
Hình 3.3.6 Đóng gói trước khi đem trồng
Hình: 3.4.1.1 Mới trồng
Hình: 3.4.1.2 Sau 3 tuần
Hình: 3.4.1.3 Sau khi bị bão (3 tháng)
Hình: 3.4.1.4 Sau 14 tuần
Hình 3.4.2.1 Mới trồng
Hình 3.4.2.2 Sau 1 tháng
Hình 3.4.2.3 Sau 2 tháng
Hình 3.4.2.4 Sau khi tỉa nụ nhánh
Hình 3.4.2.5 Sau 14 tuần

Trần Thị Dung

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Hình 3.4.2.6 Sau 15 tuần
Hình 3.4.2.7 Sau 16 tuần

Hình 3.4.2.8 Sau 17 tuần
Hình 3.4.2.9 Sau 18 tuần
Hình 3.4.2.10 Sau 19 tuần
Hình 3.4.2.11 Sau 20 tuần

Trần Thị Dung

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và cơ bản trong nền kinh tế nước ta.
Từ lâu con người đã biết và truyền cho nhau những kinh nghiệm vô cùng quý
giá về các loại cây, các kĩ thuật trồng, chăm sóc… nhưng những kiến thức
quý giá ấy vẫn mang tính thủ công, rời rạc, đại khái. Để đáp ứng nhu cầu và
đòi hỏi ngày càng cao về năng suất và chất lượng sản phẩm, cần thiết phải có
những nghiên cứu, tổng kết một cách khoa học về mỗi loại giống cây trồng.
Giống hoa Cúc pha lê thuộc loài Đại cúc (Dendranthema×morifolium
(Ramat.) Tzvel.) là giống cây trồng nhập nội có giá trị kinh tế cao. Cây cho
hoa to, đẹp, vàng tươi, ngắn ngày, thân cành cứng cáp, thích nghi tốt với điều
kiện khí hậu nước ta. Hiện nay, giống hoa này đang được trồng ngày càng
nhiều trong khắp các tỉnh của cả nước để làm cảnh trong các bồn hoa, công
viên hoặc cắt hoa cành. Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định là một trong những
nơi có diện tích khá lớn trồng sản xuất giống hoa này cung cấp cho toàn tỉnh
và một số tỉnh lân cận.

Trên cơ sở khoa học và thực tiễn em đã chọn đề tài “Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh thái học cá thể của giống hoa Cúc pha lê được trồng tại
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định” nhằm nghiên cứu một cách chi tiết và khoa
học về một số đặc điểm hình thái, sinh thái phục vụ công tác gieo trồng giống
cây này tại địa phương cũng như trên cả nước.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng bản mô tả hình thái, đánh giá khả năng nhân giống, sự sinh
trưởng và phát triển của giống hoa Cúc pha lê được trồng tại xã Mỹ Tân,
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Từ đó đề xuất giải pháp gây trồng phục vụ
phát triển kinh tế.

Trần Thị Dung

1

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần bổ sung vốn kiến thức về giống hoa Cúc
pha lê ở xã Mỹ Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, bổ sung kiến thức cho
chuyên ngành Thực vật học, Sinh thái học, Nông nghiệp, ...
Kết quả của đề tài là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo để
hoàn thiện quá trình nghiên cứu về các giống hoa Cúc được trồng tại xã Mỹ
Tân, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ trực tiếp cho

ngành nông nghiệp trồng hoa tại địa phương, giúp những người lần đầu tiên
trồng giống hoa này có những thông tin cần thiết còn những người đã và đang
trồng có thêm kinh nghiệm, so sánh tham khảo để nâng cao chất lượng sản
phẩm.
4. Điểm mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về các đặc điểm sinh thái học cá
thể của giống hoa Cúc pha lê được trồng tại huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
Bố cục của khóa luận: gồm 37 trang, 2 biểu đồ, 21 ảnh, 5 bảng được chia
làm các phần chính như sau: Mở đầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu:
4 trang), chương 2 (Đối tượng, phạm vi, thời gian và phương pháp nghiên
cứu: 4 trang), chương 3 (Kết quả nghiên cứu: 25 trang), kết luận và kiến nghị
(2 trang), tài liệu tham khảo (33 tài liệu), phụ lục.

Trần Thị Dung

2

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
- Sinh trưởng là sự tăng lên theo một chiều về số lượng, kích thước, khối
lượng tế bào, mô, cơ quan, cơ thể.
- Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một
cá thể, biểu hiện ở các quá trình phân hoá, quá trình phát sinh hình thái, sự

xuất hiện một cơ quan mới mang một chức năng mới.
- Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình
thành từ một bộ phận của cơ thể mẹ (thân, lá, rễ,…).
- Sinh thái học cá thể (Autoecology) là những mối quan hệ của một loài
đối với môi trường. Nó xác định giới hạn sinh thái, cực thuận của loài đối với
những nhân tố môi trường và nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh
đến hình thái, sinh lý…
- Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại
thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống,
có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tình trạng do kiểu gen hoặc sự
phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây
trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tình trạng có khả năng di
truyền được.
1.2. Lược sử nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Họ Cúc (Asteraceae Dumort. 1822 hoặc Compositae Gisek. 1792) là một
trong những họ lớn nhất của Ngành Mộc lan (Magnoliophyta, Thực vật Hạt
kín - Angiospermae) (Takhtajan, 1966). Họ Cúc có khoảng 1.550 chi với
23.000 loài (Takhtajan, 1997), sống ở khắp nơi, trong nhiều môi trường khác
nhau, là họ ở vị trí tiến hóa cao nhất nên rất đa dạng và phức tạp.

Trần Thị Dung

3

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2


Khóa luận tốt nghiệp

Họ Cúc đã được thế giới nghiên cứu trong nhiều năm, ngoài các đặc
điểm hình thái để phân loại, người ta còn chú ý đến mối quan hệ hóa học chứa
trong cây. Họ Cúc trên thế giới được xếp trong 2 phân họ, 13 tông (K.
Bremer, 1994). Ở Việt Nam họ Cúc có 2 phân họ và 12 tông [3].
Loài Dendrathema × morifolium này đã được tác giả N. N. Tzvelev ghi
nhận trong tác phẩm Flora of Russia tập 7 xuất bản lần đầu năm 1961 nhưng
chỉ nhắc đến tên, phân bố, nguồn gốc, đặc điểm [25].
Zhu Shi, Christopher J. Humphries & Michael G. Gilbert trong tác phẩm
Flora of China (1992 - 1999) đã ghi nhận loài này ở Trung Quốc, mô tả hình
thái, nơi phân bố và bàn về tên khoa học và loài bố mẹ của loài lai này (bằng
tiếng Anh và tiếng Trung Quốc). Tác giả đã phân loại các giống của loài này
theo tiêu chí đường kính hoa, dạng đế hoa, hình dạng tràng, màu hoa. Về
nguồn gốc, tác giả cho rằng có thể là loài Dendranthema indicum (L.) Des
Moul. Hoặc loài Dendranthema lavandulifolium (Fisch. ex Trautv.) Ling et
Shih hoặc Dendranthema chanetii (Levl.) Shih … tuy nhiên trong các phép
lai nhân tạo để tìm hiểu nguồn gốc tổ tiên của loài đều chưa thỏa đáng nên
cho rằng các đột biến tự nhiên, thụ phấn chéo, sự di truyền ngoài nhân…
trong thời gian lâu dài dưới tác động của chọn lọc nhân tạo và tự nhiên đã
hình thành nên sự đa dạng các giống loài như hiện nay [33].
Đại Học Cornell, tác giả Idris Abdel Rahman Mohamed-Ahmed năm
1982 đã xuất bản cuốn sách Effect of bottom heat on the growth of
Chrysanthemum morifolium Ramat. nói về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến
sinh trưởng và phát triển của loài này. Tác giả Abdul-Wasea A. Qul công bố
công trình Chrysanthemum morifolium response to 1) average day and night
temperatures;2) plagiogeotropic and diageotropic growth in controlled
environment growth chambers năm 1987 nói về nhiệt độ và các điều kiện sinh
thái khi trồng loài này trong phòng thí nghiệm. Tác giả Lawrence James


Trần Thị Dung

4

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Bannier đã nghiên cứu loài này trong công trình Cold acclimation and freeze
preservation of tissue culture of Chrysanthemum morifolium Ramat. năm
1971 về sự thích nghi trong điều kiện lạnh và đông trong quá trình nuôi cấy
mô. Tác giả Ellen G. Sutter đã ghi nhận những bất thường trong cây tái sinh
từ nuôi cấy mô trong tác phẩm Abnormalities in Chrysanthemum morifolium
Ramat. plants regenerated from long-term tissue culture and the formation of
epicuticular wax in Dianthus caryophyllus L. and Brassica oleracea var.
capitata L. plants grown in tissue culture xuất bản năm 1981. Còn tác giả
Mary Kathryn Handley trong tác phẩm The effect of temperature and light on
Chrysanthemum stunt disease, caused by the Chrysanthemum stunt viroid
xuất bản năm 1980 nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ trong thời kì cảm
ứng đến sự nở sớm hay muộn của hoa, điều khiển thời gian nở hoa bằng nhiệt
độ [19, 20, 21, 22].
Trong tác phẩm Flora of Great Britain and Ireland, Tập 4 của tác giả
Peter D. Sell, Gina Murrell nhà xuất bản Cambridge University Press năm
2006 đã ghi nhận loài này ở Anh [23].
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1993, Phạm Hoàng Hộ cũng đã ghi nhận và miêu tả loài này trong
sách Cây cỏ Việt Nam tập 3 trang 352 với tên Chrysanthemum morifolium

Ramatuelle, Bạch cúc, Đại cúc, Cúc trắng, Cúc tím, Autumn… số 8842 [7].
Trong công trình Thực vật chí Việt Nam - Flora of Vietnam tập 7 họ CúcAsteraceae Dumort. của tác giả Lê Kim Biên xuất bản năm 2007 cũng đã
nhắc đến phân loại và các đặc điểm phân loại của loài này [3].
Năm 2003, trong sách Phòng trừ sâu bệnh trên một số loài hoa phổ biến
của tác giả Đặng Văn Đông và Đinh Thị Đinh đã đưa ra tên, triệu chứng,
nguyên nhân và cách phòng trừ của một số sâu, bệnh hại của loài hoa Cúc nói
chung [4].

Trần Thị Dung

5

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Năm 2009, tác giả Dương Tấn Nhật và Nguyễn Bá Nam đã công bố công
trình Ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc lên sự sinh trưởng của cây hoa Cúc
(Chrysanthemum morifolium cv. “nut”) nuôi cấy Invitro đã nghiên cứu ảnh
hưởng của ánh sáng đơn sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím trong quá
trình nuôi cấy Invitro của loài này [12].
Trong luận án tiến sỹ nông nghiệp của tác giả Đặng Văn Đông năm 2005
Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp nhân giống, nhiệt độ, ánh sáng đến
sự ra hoa, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa Cúc (Chrysanthemum sp.) ở
đồng bằng Bắc Bộ đã khái quát về nguồn gốc, quy mô, cách trồng, chăm
sóc… về sản xuất các giống hoa Cúc ở Đồng bằng Bắc Bộ [6].
Năm 2001, trong luận văn tiến sỹ Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống

cây Cúc trên vùng đất trồng hoa ở Hà Nội tác giả Nguyễn Thị Kim Lý đã
nghiên cứu và đưa ra quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm mầm của
loài Cúc nói chung. Năm 2012, tác giả Nguyễn Thị Kim Lý xuất bản sách Kỹ
thuật trồng và chăm sóc hoa Cúc [11].
Các nghiên cứu về loài Cúc (Chrysanthemum sp.) cả trên thế giới và Việt
Nam đã có khá nhiều nhưng mỗi giống đều có những đặc điểm riêng biệt mà
những nghiên cứu về từng giống còn thiếu nhiều. Giống hoa Cúc pha lê mới
chỉ được nhắc đến trong nhiều công trình nhưng chưa được nghiên cứu cụ thể.

Trần Thị Dung

6

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI,
THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống Cúc pha lê, thuộc loài Đại cúc (Cúc trắng) có tên khoa học là
Dendranthema×morifolium (Ramat.) Tzvel. 1961 được trồng tại xã Mỹ Tân,
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định
Vị trí địa lý, địa hình
Xã Mỹ Tân có diện tích 10,37 km², dân số năm 1999 là 9834 người, mật

độ dân số đạt 948 người/km² là một xã thuộc huyện Mỹ Lộc.
Huyện Mỹ Lộc là một huyện đồng bằng ở phía bắc tỉnh Nam Định, diện
tích 72,7 km² với thị trấn Mỹ Lộc và 10 xã: Mỹ Trung, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng,
Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Thịnh, Mỹ Tiến, Mỹ Thuận, Mỹ Thành, Mỹ Tân.
Toạ độ: 20°27'18"N 106°8'0"E
Địa hình thấp, chủ yếu là đồng bằng thấp trũng và đồng bằng ven biển
bằng phẳng, đất phù sa với Sông Hồng và sông Đào chảy qua là cơ sở cho
việc trồng lúa và màu trên địa bàn huyện.
Khí hậu: Mang đầy đủ đặc điểm khí hậu của khu vực nhiệt đới gió mùa nóng
ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình: 23o-24oC. Độ ẩm trung bình: 80-85%.
Tổng số ngày nắng: 250 ngày. Tổng số giờ nắng: 1650-1700 giờ. Lượng mưa
trung bình: 1750-1800 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ
tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Tốc độ gió trung bình: 2-2,3 m/s. Mặt khác, do
nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh
hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân 4-6 cơn bão/ năm (khoảng từ
tháng 7 đến tháng 10).

Trần Thị Dung

7

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ 07/2012 đến 5/2014

2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu sinh thái học cá thể giống hoa Cúc pha lê, tôi sử dụng các
phương pháp phổ biến đã và đang được áp dụng hiện nay. Cụ thể như sau:
Nghiên cứu tài liệu: Các phương pháp nghiên cứu theo Nguyễn Nghĩa
Thìn (2007); tên khoa học và bản mô tả dựa theo Thực vật chí Việt Nam
quyển 7-họ Cúc của Lê Kim Biên (2007) và Danh lục các loài thực vật Việt
Nam của Nguyễn Tiến Bân (2003); cách trồng và chăm sóc tham khảo Công
nghệ mới trồng hoa cho thu nhập cao - Cây hoa Cúc của Đặng Văn Đông,
Đinh Thế Lộc (2003), Cây hoa Cúc và kỹ thuật trồng của Nguyễn Quang
Thạch, Đặng Văn Đông (2002); Quy trình nhân giống tham khảo luận văn
tiến sỹ của Nguyễn Thị Kim Lý (2001)…
Nghiên cứu tham dự (PRA. RRA): Tham khảo ý kiến của chính những
nông dân tại vùng nghiên cứu (huyện Mỹ Lộc) cũng như những nông dân ở
địa phương khác (các huyện khác của tỉnh Nam Định, Hải Phòng, Thái Bình,
Ninh Bình, Hà Nam, Hà Nội, Hưng Yên…) cùng canh tác giống hoa Cúc pha
lê. Vì đây là cây trồng nông nghiệp thích nghi khá rộng về địa lý còn những
người nông dân đã trồng cấy trong nhiều mùa, nhiều năm là những người có
kinh nghiệm, hiểu biết phong phú về cây trồng này. Lấy ý kiến của những
người dân địa phương lẫn những người cùng nghề ở một số địa phương lân
cận có kinh nghiệm và tin cậy để tham khảo. Ngoài ra còn tham khảo ý kiến
của một số chuyên gia, các thầy cô về một số nội dung như các loại sâu bệnh
thường gặp và cách phòng tránh, cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật…
Các ý kiến này được thu thập, thống kê, kiểm chứng và tổng kết lại thành
những tri thức thống nhất, xác thực.

Trần Thị Dung

8

Khoa Sinh - KTNN



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Điều tra thực địa: Nhằm thu thập số liệu về đặc điểm phân loại, đặc
điểm sinh học và sinh thái, phân bố, đa dạng sinh học (số lượng, chất lượng,
diễn biến về số lượng và chất lượng), các biện pháp kĩ thuật.
- Cách đo chiều cao cây: Đo trực tiếp bằng thước dây có chia vạch đến 0.1
cm; đo từ mặt đất đến lá hoặc cụm hoa cao nhất. Vị trí đo như hình:

- Cách đo chiều dài của rễ: Đo trực tiếp bằng thước chia vạch nhỏ nhất đến
1 mm từ gốc rễ đến đầu tận cùng chóp rễ.
Xây dựng quy trình và hướng dẫn kỹ thuật: Trên cơ sở các kết quả điều
tra, nghiên cứu xây dựng quy trình, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc.
Xử lý số liệu và công thức tính toán
Các số liệu được xử lý và tính toán trên máy tính, phân tích kết quả điều
tra theo các công thức tính toán và phương pháp toán học ứng dụng trong sinh
học với mức xác suất P=0.95 bằng chương trình Excell trong windows với
các công thức tính toán sau:
* Kích thước trung bình của giống qua các giai đoạn
- Chiều cao trung bình


K=
t

n
1


Xi

n

Kt: Kích thước chiều cao trung bình qua các giai đoạn
n: Tổng số cá thể đo đạc.
Xi: Kích thước chiều cao đo được của cá thể i.

Trần Thị Dung

9

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

* Tỷ lệ nhân giống bằng phương pháp giâm mầm (%) =

A
x 100
B

A: Số lượng cây con đạt tiêu chuẩn
B: Số lượng mầm ngọn đem giâm
Sử dụng các phương trình toán học để mô hình hóa quá trình sinh trưởng
phát triển của cây trồng.


Trần Thị Dung

10

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng trồng cây nông nghiệp tại xã Mỹ Tân
Để tìm hiểu về thực trạng trồng cây lấy hoa trong xã tôi đã tiến hành điều
tra 30 hộ gia đình thuộc các thôn khác nhau. Kết quả điều tra được trình bày ở
bảng 3.1.
Bảng 3.1. Hiện trạng trồng trọt cây lấy hoa ở xã Mỹ Tân
TT

Loại cây trồng

Số lượng cây trồng (cây)
Vụ hè thu

Vụ đông xuân

1


Cúc

627000

814800

2

Lily

0

76400

3

Huệ

4850

0

4

Vi ô lét

300

3700


5

Lay ơn

0

5500

6

Loa kèn

25500

2500

7

Khác

50

6000

Nguồn: Điều tra thực địa năm 2013
Kết quả điều tra cho thấy cây lấy hoa trong xã khá đa dạng và liên tục
tăng theo hằng năm nhất là trong vụ đông xuân phục vụ Tết nguyên đán. Các
giống cây mới thường được ưa chuộng và mang lại doanh thu cao như hoa
Lily, Cát Tường, Tuy lip, Phăng xê, Thạch thảo tím...
Cây hoa Cúc được trồng nhiều nhất, chiếm hơn 65% diện tích, hơn 90%

về số lượng và được trồng quanh năm. Cây Cúc mới được đưa về trồng tại xã
khoảng 15-17 năm, đến nay đã có rất nhiều giống mới được lai tạo hoặc nhập
về trồng làm đa dạng sản phẩm hoa đồng thời đem lại lợi nhuận kinh tế lớn
cho người dân trồng hoa trong xã.
Tuy nhiên để khai thác hết tiềm năng kinh tế của cây cần phải có những biện
pháp chọn giống, chăm sóc thích hợp để cho năng suất cao và chất lượng tốt.

Trần Thị Dung

11

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

3.2. Một số thông tin phân loại về giống hoa Cúc pha lê
Các thể giống Cúc pha lê thuộc loài Đại cúc (Cúc trắng), có tên khoa học
là Dendranthema × morifolium (Ramat.) Tzvel. 1961. Fl. URSS. 26: 373; Y.
Ling & al. 1983. Fl. Reip. Pop. Sin. 76(1): 35-36 là loài lai hữu tính. Còn có
tên đồng nghĩa là:
- Chrysanthemum morifolium Ramat. 1792. Journ. Hist. Nat. 2: 240;
Phamh. 1993. Illustr. Fl. Vietn. 3: 352.
3.2.1. Đặc điểm hình thái
Cây thảo một năm; thân cao 0,3-1,3 m, mọc thẳng đứng, phân nhánh,
nhẵn, có tinh dầu thơm. Lá đơn, mọc cách; phiến lá thay đổi về kích thước, xẻ
3-5 thùy chân vịt; mép có răng cưa; mặt dưới có nhiều lông trắng, mặt trên
nhẵn; cuống dài 1-2 cm, có nhiều lông. Cụm hoa rổ, hợp thành dạng ngù thưa,

mọc ở nách lá hoặc đỉnh thân, đường kính cụm hoa 3-6 cm. Tổng bao hình
chén; lá bắc dài 6-9 mm; vòng hoa ngoài cùng có hình dải, mặt lưng phủ lông
tơ trắng. Trong mỗi cụm hoa, bao bên ngoài là các lá bắc xếp xít nhau làm
thành tổng bao, bên trong gồm 2 loại hoa, 1-2 vòng hoa bao bên ngoài (viền)
là các hoa cái có tràng dạng lưỡi, bên trong là hoa lưỡng tính với tràng dạng
ống với 5 thùy, tất cả đều có tràng màu vàng (các giống khác cùng loài do lai
tạo nên có nhiều màu sắc khác nhau); phiến lưỡi dài 10-15 mm, bề mặt có 3-4
dải sọc sẫm, nổi rõ. Nhị 5, đính trên ống tràng, chỉ nhị rời nhưng bao phấn
dính lại thành ống; bao phấn có tai ở gốc, mở trong. Bộ nhụy gồm 2 lá noãn
hợp tiêu lá noãn thành bầu hạ 1 ô, mỗi ô chứa 1 noãn đảo và có 1 vỏ bọc; vòi
nhụy nguyên; núm nhụy nguyên và có lông. Quả hạch khô (bế quả), chứa 1
hạt. Hạt có nội nhũ tế bào...
3.2.2. Nguồn gốc và phân bố
Về nguồn gốc, cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau: Một số tác
giả cho rằng loài này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước

Trần Thị Dung

12

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

châu Âu. Theo Zenhua, Shouhe hoa Cúc được trồng ở Trung Quốc cách đây 3000
năm, có nguồn gốc từ một số loài hoang dại thuộc loại Cúc (Dendranthema), trải
qua quá trình trồng trọt, lai tạo và chọn lọc từ những biến dị để trở thành

những giống Cúc ngày nay.
Ở Nhật Bản, cây hoa Cúc được du nhập từ Trung Quốc sang, nó được
đánh giá rất cao và được mệnh danh là “Hoàng thất quốc hoa”. Năm 1889
Edsmit đã bắt đầu lai tạo thành công nhiều loại Cúc và ông đặt tên cho hơn
100 giống Cúc của các thế hệ sau đó, một số khác ngày nay vẫn còn duy trì và
được trồng đến ngày nay (Đặng Văn Đông, 2004).
Năm 1843, nhà thực vật học người Anh Fortune mang từ Trung Quốc
giống Cúc Chusan Daisy lai tạo ra các loại hình cầu và hình tán xạ ngày nay.
Năm 1789, nước Pháp nhập từ Trung Quốc 3 loại Cúc đại đóa, đến năm
1927 Bemct đã thành công trong việc lai tạo ra giống Cúc mới dẫn đến một sự
cải tiến rất mạnh mẽ về giống Cúc ở châu Âu (Đặng Văn Đông, 2004).
Ở Việt nam hoa Cúc được nhập vào từ thế kỷ 15, người Việt Nam coi
hoa Cúc là biểu tượng của sự thanh cao, là một trong những loài hoa mộc
được xếp vào hàng tứ quý “tùng, cúc, trúc, mai” hoặc “mai, lan, cúc, đào”.
Hoa Cúc còn được liệt kê vào loại hoa cao quý “hoa hướng quần phương xuất
nhập đầu” nghĩa là so với muôn loài hoa thì hoa Cúc đứng đầu.
Hiện nay, giống hoa Cúc pha lê đã có mặt tại nhiều nước, do khả năng
thích nghi rộng và có giá trị thẩm mỹ cao.
3.2.3. Đặc điểm sinh học và sinh thái
Là loài cây ngắn ngày từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 100-150
ngày, ưa sáng, thời gian chiếu sáng thích hợp trong thời gian phân hóa nụ là
10h/ngày, thích hợp với tiết trời thu đông khí hậu mát mẻ 20-250C, khô, nếu
đất bị ngập nước 2 ngày rễ sẽ bị úng thối và làm chết cây; độ PH trung tính;
độ ẩm đất 75-85%; phù hợp với đất phù sa, nhất là đất trước đó không trồng

Trần Thị Dung

13

Khoa Sinh - KTNN



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

các cây thuộc họ Cúc, trồng trong chậu hoặc bồn hoa cảnh; cây ra hoa và kết
quả từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau; ở độ cao đến 2000 m.
Cây chủ yếu sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức nảy chồi từ nhiên hoặc
bằng phương pháp giâm mầm không có khả năng sinh sản hữu tính tự nhiên.
Khi cây ra nụ muốn cụm hoa ở tận cùng to thì cần tỉa hết các cụm hoa ở
nách lá đi, sau khi tỉa 20-35 ngày là hoa bắt đầu nở.
3.2.4. Giá trị kinh tế
Cây được trồng làm cảnh vì có hoa to, màu sắc rực rỡ, lâu tàn, thân cành
cứng, phù hợp với nhiều điều kiện ngoại cảnh. Hiện nay trong sản xuất, Cúc
có thể trồng quanh năm thay vì trước đây cho trồng được vào vụ thu đông đã
đáp ứng nhu cầu về hoa Cúc của người tiêu dùng. Hoa Cúc là loại hoa có giá
thành thấp hơn các loại hoa khác (500-2000 đồng/cành) nên ngoài các vùng
đô thị thì ở những vùng nông thôn miền núi hoa Cúc được tiêu thụ với mức
độ khá (chỉ đứng thứ hai sau hoa hồng) đặc biệt vào ngày lễ tết truyền thống,
ngày rằm. Về thị trường tiêu thụ thì thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ
hoa cắt lớn nhất Việt Nam, nhu cầu tiêu dùng hàng ngày từ 40-50 ngàn
cành/ngày,… tiếp đó là Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ từ 25000-30000 cành/ngày.
Trong số các loài hoa cắt tiêu dùng hàng ngày thì hoa Cúc chiếm từ 25-30%
về số lượng và từ 17-20% về giá trị.
Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu hoa Cúc trên Thế giới ước đạt 1,5 tỷ
USD.
Theo Đặng Văn Đông, năm 2003 cả nước ta có 9,430 ha trồng hoa và cây
cảnh các loại, sản lượng đạt 482,6 tỷ đồng. Trong đó riêng hoa Cúc là 1.484
ha, cho giá trị cao đạt 129,49 tỷ đồng và được phân bố ở nhiều tỉnh trong cả

nước.

Trần Thị Dung

14

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

Bảng 3.2.4: Tình hình sản xuất hoa Cúc ở một số tỉnh cả nước năm 2003
Diện tích

Giá trị sản lượng

(ha)

(triệu đồng)

Địa phương
Tổng số

Hoa Cúc

Tổng số

Hoa Cúc


1,642

387

81,729

30,188

Hải Phòng

814

97

12,210

1,400

Vĩnh Phúc

1029

115

38,144

4,200

Hưng Yên


658

90

26,320

3,600

Nam Định

546

27

8.585

420

Lào Cai

52

15

12,764

1142

Tp Hồ Chí Minh


527

160

24,194

6,810

1,467

360

193,500

84,000

325

100

6,640

3,100

9,430

1,484

482,606


129,490

Hà Nội

Lâm Đồng (Đà Lạt)
Bình Thuận
Tổng cả nước

Nguồn: Đặng Văn Đông, 2005

3.3. Sự sinh sản, quy trình nhân giống bằng phương pháp giâm mầm
Trong tự nhiên cây sinh sản chủ yếu bằng hình thức nảy chồi hoặc có thể
sản xuất giống nhân tạo bằng phương pháp giâm mầm.
* Chuẩn bị gốc giống:
Để sản xuất giống bằng phương pháp giâm mầm người ta phải trồng cây
mẹ (hay cây gốc) để cắt lấy mầm giâm. Khoảng cách trồng 15 x 15 cm, mật
độ 400.000 cây/ha. Lên luống cao và phải thoát nước tốt. Cây gốc mẹ phải
sạch bệnh, không quá già, sau khi cắt ngọn hoặc tách bỏ ngọn chính có khả
năng nảy nhiều chồi bên. Thường sau trồng khoảng 7-10 ngày, ta tiến hành
bấm ngọn. Sau khi ngọn cây đã dài khoảng 7-9 cm tiến hành cắt mầm giâm.
Như vậy mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3-4 cành. Sau đó tiếp tục cắt lần 2, lần 3,
mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày. Với kĩ thuật như vậy trong 1 vụ (thời gian
khoảng 4 tháng) trên 1ha có thể thu được 4.000.000 cành giâm có chất lượng
tốt. Sau 3-4 lần cắt như vậy, cây mẹ già ta có thể thay thế hoặc chăm sóc cải
Trần Thị Dung

15

Khoa Sinh - KTNN



Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Khóa luận tốt nghiệp

tạo để làm trẻ hoá vườn cây mẹ. Cắt lấy ngọn 5-7 cm có 2-4 lá, mầm đã cắt có
thể giâm luôn hoặc để 1-2 ngày nơi khô ráo, thoáng mát, trước khi giâm có
thể phun nước vào mầm giâm cho tươi.
* Chuẩn bị đất giâm:
Làm giá thể giâm bằng đất phù xa tơi xốp, sạch bệnh, không nên giâm
quá nhiều lần trên 1 luống đất liên tục. Độ ẩm cao trong suốt quá trình giâm,
độ PH trung tính. Luống giâm cao ráo, thoáng mát, tránh gió khô nóng sẽ làm
mất nước của đất và cây đồng thời tiêu nước thừa cho cây không bị ngập úng
trong trời mưa. Không bón bất kì loại phân nào, có thể rắc một ít vôi bột hoặc
phun thuốc khử trùng lên đất.
* Quy trình giâm:
- Ngày cắt mầm: 07/07/2012
Chọn những mầm tươi non, sạch bệnh, chiều dài 5-7 cm, 2-4 lá
- Ngày giâm: Tối 08/07/2012
Bảo quản trong nhà mát, thoáng, khô, trước khi giâm 1-3h phun nước lên
mầm cho tươi. Cắm gốc mầm xuống nền giá thể khoảng 6-10 mm, nếu thời
tiết khô thì giâm sâu hơn, liền kề nhau, mật độ 1×1 mm. Sau khi giâm, tưới
phun nước cho luống giâm.
Bảng 3.3: Quá trình nhân giống bằng phương pháp giâm mầm
Thời gian
Ngày 1

Tình trạng cây


Kĩ thuật chăm sóc

Tươi, xanh

Che mưa, nắng, gió, giữ cây

(09/07/2012)
Ngày 2
(10/07/2012)
Ngày 3
(11/07/2012)
Ngày 4

thoáng mát
Lá hơi héo vào ban trưa, chỗ Che mưa nắng và gió khô
bị cắt se khô lại
Lá hơi héo, rủ xuống vào Che mưa, nắng, gió, tưới
ban trưa

phun nước giữ ẩm cho đất

Lá hơi héo vào ban trưa

Chỉ che mưa to và nắng to,

(12/07/2012)

Trần Thị Dung

Ghi chú


giúp cây thoáng mát

16

Khoa Sinh - KTNN


Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Ngày 5
(13/07/2012)

Khóa luận tốt nghiệp

Lá tươi dần trở lại, xanh, Chỉ che mưa to và nắng to,
xuất hiện những mô sẹo giúp cây thoáng mát
xung quanh gốc chỗ bị cắt

Ngày 6
(14/07/2012)
Ngày 7
(15/07/2012)

Lá tươi, cứng, nhú dần Chỉ che mưa to và nắng to,
những chiếc rễ từ mô sẹo

giúp cây thoáng mát

Lá tươi, bắt đầu sinh trưởng Chỉ che mưa to và nắng to


Thích hợp

thân, rễ dài nhanh khoảng

để đem

0.5-1cm tỏa tròn (trung bình

trồng

0,84 cm)
Ngày 8
(16/07/2012)

Lá tươi, thân dài nhanh, rễ dài Chỉ che mưa to và nắng to,

Dễ bị thối,

2-4 cm (trung bình 2,64 cm)

bỏ lá chân

Hình 3.3.1: Trước khi giâm

Trần Thị Dung

giúp cây khô thoáng

Hình 3.3.2: Sau khi giâm


17

Khoa Sinh - KTNN


×