Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

BAO CAO TIEU LUAN STRESS TRONG CONG VIEC HOC TAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.99 KB, 15 trang )

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH - XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII)
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ II
QUẢN LÝ STRESS
ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN XÃ HỘI
Đề tài: Thực trạng của nhân viên công tác xã hội
Đối với trường hợp tại xã An Nông - Tịnh Biên - An Giang

GV hướng dẫn: Ths. Vũ Thị Lụa
SV thực hiện: Nguyễn Thị Trúc Bình
Lớp: ĐH.CTXH14 - AG

An Giang, tháng 4 năm 2018


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong cuộc sống thường ngày, mỗi người chúng ta đều phải đối mặt với nhiều áp
lực về tinh thần và thể chất dẫn đến trạng thái căng thẳng thần kinh, mệt mõi, chán,… vì
vậy mọi người gọi tên chung là “Stress”, Stress có lợi hay có hại cho chúng ta và khi nào
tự biết mình đang bị stress và làm sao để đối phó với trạng thái ấy. Trong bài tiểu luận này
em xin trình bày các biểu hiện, nguyên nhân và chiến lược ứng phó về vấn đề stress trong
cuộc sống hiện nay là “Stress do áp lực công việc”, mà đối tượng cụ thể là Cán bộ
Thương binh xã hội, để tìm hiểu thêm một số thông tin trong phong cách làm việc gây ra
căng thẳng Stress cho cán bộ tiếp nhận. Từ đó đưa ra những hướng giải quyết vấn đề
Stress để làm thế nào quản lý Stress trong cán bộ và xem nó như một tác động tích cực
cho quá trình thực hiện công việc và hoàn thiện bản thân hơn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu vấn đề Stress của Cán bộ Thương binh Xã hội tại


xã An Nông, huyện Tịnh Biên – An Giang, mức độ Stress trong công việc.
3. Đối tượng và khách thể
3.1 Đối tượng: Nghiên cứu thực trạng và hướng giải quyết vấn đề Stress của Cán
bộ Thương binh xã hội.
3.2 Khách thể: Cán bộ xã.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận của vấn đề: tìm hiểu thông tin để làm rõ thực trạng giải quyết các
biểu hiện Stress trong công việc của Cán bộ Thương binh xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu và khảo lược các tài liệu như: Báo cáo, kế hoạch
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận về stress của nhân viên công tác xã hội
1.1 Khái niệm chung về stress
Stress không chỉ là một phản ứng sinh học đơn thuần hay là trạng thái phản ứng
của cơ thể với sự kiện nào đó trong môi trường mà nó là sự đáp ứng của con người ở cả
góc độ sinh học, nhận thức, cảm xúc, hành vi của mỗi cá nhân trước sự kiện nào đó trong
môi trường cũng như trong cuộc sống của họ.
Stress là một từ được dùng để chỉ trạng thái tinh thần căng thẳng hoặc áp lực đè
nặng lên một cá thể nào đó. Đây có thể coi là một sản phẩm mang tính xã hội trong môi
trường hiện đại. Mọi người đều trải qua hình thức stress bằng cách này hay cách khác,
một người về hưu cũng có thể bị stress, một bà mẹ ở nhà nuôi em bé cũng có thể bị stress
hoặc do áp lực do công việc; sức khỏe giảm sút; đời sống cá nhân bị tác động mạnh… là
điều khó tránh khỏi đối với bất cứ những ai đã và đang bước vào đời sống và công việc.
Vậy stress là gì?
1.2 Khái niệm stress
Có nhiều cách giải thích về stress của các nhà khoa học dưới các góc độ khác
nhau:
Góc độ sinh họcTheo Cannon (1927), stress được hiểu là phản ứng “cài đặt sẵn”
của cơ thể trước những nhân tố gây hại nhằm huy động sức mạnh của cơ thể để ứng phó.
2


GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


Ông mô tả phản ứng đối với nhân tố gây hại (sự đe dọa) là phản ứng “chống hoặc chạy”
(fight or flight).
Hans Selye (1956) lại xem stress là phản ứng sinh học của cơ thể trước những tình
huống căng thẳng nhằm khôi phục lại trạng thái cân bằng, đảm bảo sự duy trì và thích
nghi của cơ thể sống với điều kiện sống thay đổi. Ông gọi các đáp ứng này là Hội chứng
thích nghi tổng quát (GAS,) khi những hoạt động thần kinh và nội tiết cho phép cơ thể
sinh vật chống lại những kích thích sinh lý có hại với ba giai đoạn: báo động (alarm),
kháng cự (resistance) và kiệt quệ (exhaustion).
Góc độ môi trường
Holroyd, (1979). định nghĩa stress như đòi hỏi cá nhân phải thử thách những tiềm
năng và đáp ứng không bình thường với một sự kiện từ môi trường. Theo quan điểm này
stress trú ngụ trong những “đòi hỏi” của sự kiện xảy ra trong môi trường hơn là bên trong
cá nhân.
Các nghiên cứu chỉ ra số lượng và mức độ của các sự kiện gây stress cho tình trạng
sức khỏe của cá nhân (Dorenwend, 1981). Holmes và Rahe, 1967 đưa danh sách về các sự
kiện mới nhất (SRE: schedule of recent events) dễ gây ra stress ở con người như ly hôn,
cưới hỏi, sinh con, ngồi tù, mắc nợ, lễ giáng sinh… Cả những sự kiện tích cực lẫn tiêu
cực đều được xem là có tính gây stress, vì cả hai loại đều đòi hỏi sự thích ứng.
Góc độ nhận thức - hành vi
Lazarus (1966); Lazarus, Folkman, (1984) xem stress là một quá trình tương tác
giữa con người và môi trường, trong đó cá nhân xem xét sự kiện trong môi trường có tính
đe dọa và có hại, vì vậy họ cố gắng sử dụng các tiềm năng của mình để thích ứng. Trong
quan niệm này stress không chỉ trú ngụ trong sự kiện của môi trường mà cả trong đáp ứng
mang tính nhận thức-hành vi của cá nhân nhằm điều hòa hai yếu tố môi trường và đáp

ứng. Cách nhìn này nhấn mạnh vào khía cạnh nhận thức - hành vi (thuộc về tâm lý) và đã
bổ sung thêm những thiếu sót của các mô hình stress “sinh học” và stress “môi trường” đề
cập ở trên.
Góc độ hệ thống
Một cách tiếp cận stress mang tính tổng thể khi họ cho rằng stress liên quan đến
nhiều thông số như “sinh lý - nhận thức - cảm xúc - hành vi - môi trường”. Quan điểm
này cho rằng có nhiều yếu tố gây nên stress và có nhiều cách thức đáp ứng của con người
với tình huống gây stress, chúng đều có ý nghĩa cả về sinh lý, tâm lý xã hội của cá nhân
(nhận thức, cảm xúc, hành vi).
Tóm lại, nói một cách đơn giản, stress là cách ứng phó của cơ thể đối với bất cứ
loại đòi hỏi nào. Nó có thể là stress tích cực (eustress) và stress tiêu cực (distress). Khi
con người cảm thấy bị stress bởi một điều gì xảy ra xung quanh họ, cơ thể họ phản ứng
bằng cách tiết ra các hoá chất vào trong máu. Những hoá chất này cung cấp cho con
người sức mạnh và năng lượng nhiều hơn. Điều này có thể tốt nếu họ bị stress do sự nguy
hiểm bên ngoài. Nhưng điều này có thể là điều xấu nếu stress của họ là để đáp ứng một
điều gì đó thuộc về cảm xúc và không có lối thoát cho sự gia tăng năng lượng và sức
mạnh
1.3. Phân loại Stress
1.3.1 Stress tích cực: Là những phản ứng có tính tăng cường sức mạnh hay hưng
phấn để con người thúc đẩy nhanh quá trình hoạt động, tăng cường năng lượng để thực
3

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


hiện hoạt động hay nhiệm vụ nào đó. Ví dụ: Vào kỳ thi tốt nghiệp, thì học viên sẽ dễ bị
stress, do lo lắng bài vở quá nhiều, công việc cơ quan nhiều, không có thời gian ôn bài
nhiều nên sợ thi rớt, nếu học viên nhận thức tốt, cố gắng sắp xếp công việc hợp lý, học bài

nhiều hơn để đạt kết quả tốt trong kỳ thi thì đó là stress tích cực.
Stress tích cực được cho là lành mạnh cho người ta cảm giác thoải mái hay đã
hoàn thành việc gì đó.Tình trạng này được cảm nhận khi chúng ta đương đầu với một tình
huống khó khăn đòi hỏi chúng ta phải giải quyết. Tình huống này làm cho chúng ta thích
thú và phấn khích cũng giống như khi chúng ta ngồi trên đu quay hay khi thực hiện một
dự án có nhiều thách thức tại nơi làm việc, hay thực hiện công việc khác trong cuộc sống
như đám cưới, nghỉ lễ.
Stress tích cực làm cho chúng ta có thêm năng lượng để dấn thân vào các công
việc mà chúng ta muốn đóng góp công sức của mình. Ví dụ đối với khi người ta xây nhà
mới hay sữa chữa lại nhà để làm đám cưới chẳng hạn.
Stress tích cực rất cần thiết làm cho cuộc sống vui tươi. Cuộc sống không có stress
sẽ rất nhàm chán, đơn điệu. Khi bạn cảm thấy buồn chán bạn sẽ tìm kiếm stress, bạn cảm
thấy cuộc sống thiếu sinh khí. Tình trạng này là một triển vọng không mấy tốt đẹp cho bất
cứ ai. Stress tích cực làm cho cuộc sống phong phú hơn, có ý nghĩa hơn. Một câu hỏi thú
vị là - Nếu bạn không cảm thấy stress, liệu bạn có làm gì không?
1.3.2. Stress tiêu cực: Trong những tình huống sự bức xúc, áp lực quá lớn mà con
người không có cách thoát ra khỏi, họ bị giảm đi sức hoạt động, tâm trí trở nên đờ đẩn,
hành động trở nên chậm chạp ... để ứng phó với những tình huống hay tác nhân gây
stress. Ví dụ: Cũng vào kỳ thi tốt nghiệp, thì học viên sẽ dễ bị stress, do lo lắng bài vở quá
nhiều, công việc cơ quan nhiều, không có thời gian ôn bài nhiều nên sợ thi rớt, nếu học
viên không nhận thức tốt, không sắp xếp công việc hợp lý, vì lo quá nên không học bài
được nên đạt kết quả thi không được tốt thì đó là stress tiêu cực.
Stress tiêu cực xảy ra khi đòi hỏi vượt quá khả năng xử lý của chúng ta. Nếu một
ai đó bị stress loại này trong khoảng thời gian dài, người đó hay cơ thể của người đó sẽ
kiệt quệ và họ sẽ không hoạt động bình thường được. Tình trạng này có thể dẫn đến trầm
cảm, lo âu, tự ti và các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác.
1.4 Các biểu hiện của stress (các dấu hiệu nhận biết stress)
Các dấu hiệu
Các dấu hiệu về Các dấu hiệu về Các dấu hiệu về
thể chất

cảm xúc
nhận thức
hành vi
• Thở ngắn hơi
• Tinh thần không • Chậm chạp, hay • Khó ngồi yên
• Ra mồ hôi
thoải mái
quên
một chỗ
• Đau đầu, đau • Cảm thấy bồi • Gặp khó khăn khi • Hay kêu ca phàn
hồi, bất an
suy nghĩ về một
nàn
lưng, đau nhức
• Không có hứng
vấn đề một cách • Không nuốn tiếp
khắp cơ thể
lô gíc
• Run chân tay
thú với những sở
xúc gặp gỡ (ngay

Khó
thu
nạp
thích

các
hoạt
cả người thân)

• Nhức đầu do
động
thường
thông tin
• Hay có hành vi
căng thẳng
ngày
• Hay
nhớ
lại
(lời nói) chống
• Đau nửa đầu kéo
• Thường xuyên
những sự kiện
đối, hoặc tự ti
dài
cảm thấy buồn
gây khó khăn
• Vệ sinh thân thể
• Đau cột sống dai
phiền vì những • Khó khăn tập
kém, trang phục
4

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình












dẳng
Đánh trống ngực,
đau vùng trước
tim, tăng huyết
áp
Hay đau bụng,
thậm chí tiêu
chảy
Đau bàng quang
với nước tiểu
trong
Hay có cảm giác
chán ăn, xuất
hiện các triệu
chứng về dạ dày
Sút cân.
Luôn cảm thấy
mệt mỏi, suy kiệt
về sức lực (cạn
kiệt)








điều nhỏ nhặt
trung vào công
luộm thuộm
nhất
việc
• Hay sử dụng
Không muốn làm • Khó đưa ra quyết
rượu bia, chất
việc gì, có tâm
định ngay cả
kích thích
trạng buông xuôi
quyết định đơn • Hành vi tự làm
Âu lo, sợ hãi
giản
tổn thương (tự xỉ
• Luôn cảm thấy tự
thường xuyên
vả mình, đánh
Cảm giác ủ rũ,
ti, tự trách mình,
mình…)
mất niềm tin vào • Đôi khi kích
tuyệt vọng
tương lai

Mất hứng thú với
động đạp phá

Đa
nghi,
nghĩ
hành hung người
cuộc sống vợ
rằng
mình
mắc
khác
chồng
bệnh nặng mặc • Hành vi và lời
Cảm thấy tâm
dù đã đi kiểm tra
nói không nhất
trạng trống rỗng,
sức khỏe.
quán
thấy cuộc sống
không còn ý
nghĩa và giá trị.

Các rối loạn hành vi này làm cho người bị stress dễ có hành vi lạm dụng rượu, sử
dụng hoặc nghiện thuốc lá cũng như các chất gây nghiện khác. Ban đầu, khi sử dụng rượu
và các chất gây nghiện, người bị stress cảm thấy giảm những lo âu và trầm cảm nhưng về
sau, bản thân chúng lại là các chất gây lo âu và như thế đối tượng bắt buộc phải tăng
lượng sử dụng các chất gây nghiện này và lâu dần những hệ quả của việc nghiện ngập là
một trong những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội của người bị stress.

1.5 Các yếu tố gây stress
Trong phần này chúng ta sẽ chia các yếu tố gây stress thành 5 loại và xem đây như
một cái khung hướng dẫn chúng ta suy nghĩ.
1.5.1 Stress liên quan tới yếu tố thời gian
Yếu tố này được xem như sự căng thẳng xuất phát từ tình huống mâu thuẫn giữa
thời gian quá ít mà khối lượng công việc con người cần phải làm quá nhiều. Điều này
khiến cho họ cảm thấy rối bời và mệt mỏi, ví dụ nhân viên xã hội do tính chất công việc
liên tục, phức tạp, có nhiều ca, mỗi ca lại có rất nhiều công việc liên quan cần giải quyết,
trong khi đó lượng thời gian hạn chế; làm việc quá thời gian theo quy định những công
việc vẫn chưa giải quyết hết. Tình trạng này khiến cho nhân viên xã hội trở nên mệt mỏi
kéo dài.
1.5.2 Stress liên quan tới yếu tố tương quan
Đây là loại stress tạo bởi từ những tương tác xã hội của con người, ví dụ như
những căng thẳng trong mâu thuẫn gia đình, vợ chồng, con cái, trong công sở lãnh đạo
với nhân viên, nhân viên với nhân viên, hay trong quá trình làm việc mâu thuẫn có thể
phát sinh từ những giao tiếp giữa người thực thi nhiệm vụ với người có nhu cầu trợ giúp,
ví dụ, NVXH có thể gặp những khó khăn trong tương tác làm việc với những thân chủ
5

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


khó tính, trong tương tác với đồng nghiệp, trong nhiều tình huống khó xử có tính tương
tác xã hội khác.
1.5.3 Stress liên quan tới yếu tố tình huống
Đây là loại stress tạo bởi những vấn đề nảy sinh từ điều kiện làm việc. Ví dụ, văn
phòng làm việc có không gian, vị trí địa lý không phù hợp, làm ảnh hưởng tới quá trình
làm việc, chẳng hạn văn phòng tham vấn quá chật chội, không có không gian riêng để làm

việc kín đáo với thân chủ khiến cho nhữg nguyên tắc nghề nghiệp bị vi phạm. Điều này
có thể tạo nên sự ức chế về tâm lý và chức năng nghề nghiệp của nhân viên xã hội. Sự
thay đổi nhân viên liên tục tại một cơ sở xã hội cũng có thể là một yếu tố gây stress tình
huống.
1.5.4 Stress liên quan tới yếu tố suy diễn
Có những loại stress do suy diễn mà ra. Các nhà tâm lý gọi stress do suy diễn là
một tình trạng lo sợ về những việc sẽ diễn ra. Trong nhiều hoàn cảnh, ta đoán trước và lo
lắng về những chuyện xấu sắp xảy ra trong tương lai, thế là ta cảm thấy stress. Vì luôn lo
lắng về những việc chưa xảy ra như vậy nên tâm bất an và sẽ không còn tâm trí nào để tập
trung lấy quyết định hay tận hưởng cuộc sống nữa.
Theo Albert Ellis (1962), loại stress này diễn tả mối quan hệ giữa niềm tin, cảm
xúc và lối ứng xử của con người. Sự vật diễn ra (A - activating event) đem lại những suy
nghĩ, tư tưởng hay niềm tin (B - belief); tư tưởng hay niềm tin này quyết định cảm xúc và
hành động của một người (C - consequences). Cốt lõi của stress nằm ở niềm tin phi lý hay
những suy nghĩ méo mó.
1.5.5 Stress liên quan tới yếu tố nghị lực cá nhân
Cơ thể khỏe mạnh, nhận thức tốt, vượt qua mọi khó khăn và đối đầu với stress;
không nên gậm nhấm quá khứ, hướng tới tương lai và hiện tại mình phải làm gì để hướng
tới tương lai đó.
Cùng một hoàn cảnh, tình huống nhưng có thể hai người có những phản ứng khác
nhau với tình huống đó. Thường những người có nghị lực sẽ có khả năng ứng phó tốt hơn
với tình huống gây stress. Với nghị lực, người ta sẽ chủ động và tích cực ngăn ngừa trước
hay đối phó với những tình huống căng thẳng. Người có nghị lực có thể ứng phó thành
công với những bấp bênh và những bất công trong cuộc sống. Họ nhanh chóng phục hồi,
lấy lại phong độ thể chất và tinh thần sau mọi thử thách.
2. Chiến lược ứng phó với Stress
2.1 Khái niệm chung
2.1.1 Khái niệm ứng phó
Theo tiếng Anh, ứng phó – có nghĩa là bình tĩnh đương đầu, đối mặt với
những vấn đề, những khó khăn.

Theo nghĩa rộng, ứng phó là khả năng nắm bắt, làm chủ hay thích ứng nhanh
chóng với hoàn cảnh. Khả năng này cho phép con người thoát khỏi hoặc làm quen với
hoàn cảnh và bằng cách đó, cải hoá được những tác động gây stress của hoàn cảnh. Như
vậy, nhiệm vụ chính yếu của “ứng phó” là cung cấp và làm gia tăng độ bền bỉ về sức khỏe
thể chất, tinh thần và các quan hệ xã hội của cá nhân để họ có thể đối mặt với những vấn
đề trong cuộc sống.
2.1.2 Khái niệm chiến lược
6

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


Chiến lược là một từ có nguồn gốc quân sự, đề cập đến một kế hoạch hành động
được thiết kế nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể. Khi nói đến chiến lược là nói đến sự
chủ động, có dự tính, sắp xếp, tính toán và đoán trước diễn biến cũng như kết quả sẽ đạt
được.
Như vậy, chiến lược ứng phó với stress là một kế họach hành động của cá nhân
nhằm chủ động chế ngự, đương đầu với những vấn đề, những hoàn cảnh gây Stress.
2.2 Chiến lược ứng phó với Stress
Là một số chiến lược đơn giản và hữu hiệu nhân viên xã hội có thể áp dụng. Các
chiến lược này không tách rời nhau nhưng ngược lại lồng ghép và bổ sung cho nhau. Việc
cùng lúc áp dụng những chiến lược khác nhau này sẽ đem lại hiệu quả cao cho việc loại
bỏ tác nhân hoặc giảm thiểu những tác hại của Stress.
2.2.1 Chiến lược ứng phó với với yếu tố thời gian
Áp lực công việc và thời gian là một trong nhiều nguyên nhân của stress. Do đó
học cách quản lý tốt thời gian và sắp xếp công việc là một trong những cách phòng ngừa
và giảm thiểu tác hại của stress.
Sắp xếp công việc và quản lý thời gian tốt là sử dụng thời gian sẵn có một cách tối

ưu để hoàn tất công việc. Hai nguyên tắc quan trọng của chiến lược này là: sắp xếp thứ tự
ưu tiên công việc, và thực hiện trước những việc quan trọng nhất chứ không phải làm
trước những công việc mất ít thời gian.
Khẩn cấp
Không khẩn cấp
Quan trọng
I
II
Làm ngay
Làm sau nhưng kiên quyết
Không quan trọng
III
IV
Làm nhưng không để kéo Chỉ làm khi có thời gian
dài thời gian
2.2.2 Chiến lược ứng phó với yếu tố mối tương quan
Nghề công tác xã hội là một nghề tiếp xúc với con người, trong rất nhiều trường
hợp, tương quan căng thẳng với người khác tạo nên stress. Khi gặp stress nếu không có
được một mạng lưới hỗ trợ xã hội tích cực, nhân viên xã hội sẽ rất dễ rơi vào chán nản,
buông xuôi. Vì vậy, đối với nhân viên xã hội, việc bản thân tạo ra và duy trì mạng lưới hỗ
trợ xã hội được xem như là một chiến lược khôn ngoan giúp đối phó với stress. Dành thời
gian xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội là đầu tư khôn ngoan cho sức khỏe thể xác và tinh
thần.
Bên cạnh đó, mạng lưới hỗ trợ xã hội tốt phải được đặt trên nền tảng của mối
tương quan hai chiều, có cho và có nhận. Để nuôi dưỡng mối tương quan này, cần phải:
Giữ liên lạc: trả lời điện thoại, email, mời mọc thăm viếng nhau để làm cho người
khác biết rằng ta quan tâm đến họ.
Đừng cạnh tranh: Thay vì ganh tỵ hãy vui tươi khi người khác thành công. Họ
cũng sẽ chia niềm vui với ta khi thành công.
Biết “lắng nghe”: Hãy khám phá đâu là điều quan trọng đối với người khác, hãy

lắng nghe và phát hiện ra những điểm chung của cả hai.

7

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


- Đừng quá sa đà: vì quá hăng hái mở rộng mạng lưới xã hội, ta có thể làm bạn bè
và gia đình chán ngán vì những email, những cuộc điện thoại vô bổ của ta. Hãy cẩn thận
và để dành vào những lúc cần thiết.
- Tỏ lòng biết ơn bạn hữu và gia đình: Hãy biết nói lời cảm ơn và bày tỏ cho họ
biết họ quan trọng ra sao đối với ta. Hãy ở bên họ khi họ cần hỗ trợ.
- Hãy thận trọng với những tình huống làm sức lực của bạn hao mòn. Ví dụ bạn
đừng dành quá nhiều thời gian cho những kẻ hay chỉ trích và có cái nhìn tiêu cực. Cũng
vây, tránh xa những hành vi không lành mạnh như rượu chè, nghiện ngập… Hãy nhớ rằng
mục tiêu của việc xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội là để làm giảm chứ không phải làm
tăng mức độ stress.
2.2.3 Chiến lược ứng phó với yếu tố tình huống
2.2.3.1 Tránh những loại stress không cần thiết
Thực ra, chúng ta không thể tránh né được mọi thứ stress. Tuy vậy, có rất nhiều tác
nhân gây stress mà ta có thể loại trừ bằng cách:
- Học nói “không” – Ta cần biết rõ và luôn nhớ đến những giới hạn của mình.
Trong đời sống cá nhân cũng như trong công việc chuyên môn, hãy học cách từ chối gánh
thêm trách nhiệm, hãy học nói không với những gì không thuộc lãnh vực của mình hoặc
mình không thể làm được.
- Tránh những người gây stress cho mình – Nếu ai đó cứ gây stress cho ta thì hãy
cắt đứt quan hệ hoặc tìm cách giữ khoảng cách và giới hạn thời gian gặp gỡ người này.
- Kiểm soát môi trường sống: Đừng xem những tin tức hoặc loại phim ảnh nào gây

hồi hộp, lo lắng cho bản thân. Nếu kẹt xe thường làm cho bạn stress thì hãy thay đối lộ
trình nào thoáng đãng hơn dù phải mất nhiều thời gian hơn.
- Tránh những đề tài gây bối rối: Nếu biết mình nhạy cảm với những đề tài liên
quan đến tôn giáo hay chính trị thì hãy loại chúng ra khỏi những cuộc thảo luận.
- Giảm dần danh sách “những việc cần làm”: Nếu có quá nhiều việc, hãy ngồi
xuống và phân biệt đâu là “nên làm” và đâu là “phải làm”. Sau đó hãy xóa đi hoặc để
những công việc không cần thiết vào cuối danh sách “những việc cần làm” của mình.
2.2.3.2 Sữa đổi/ điều chỉnh hoàn cảnh/ tình huống
- Nếu không thể tránh được thì hãy thay đổi tình huống gây stress. Hãy nghĩ ra
những phương thế ta có thể làm để thay đổi tình huống nếu lỡ nó xảy ra sau này. Thông
thường, việc thay đổi cách giao tiếp và điều hành công việc sẽ giúp ta thay đổi hoàn cảnh:
- Bày tỏ cảm xúc thay vì đè nén: Nếu việc gì đó hoặc ai đó làm ta buồn bực, hãy
nói ra với sự bình tĩnh và tôn trọng người khác. Ngược lại, nếu không chịu nói lên những
cảm xúc của mình thì sự oán giận, muộn phiền thêm chồng chất và tình hình sẽ vẫn căng
thẳng như trước.
- Sẵn lòng dàn xếp mọi sự: Một khi ta yêu cầu ai đó thay đổi hành vi thì chính bản
thân ta cũng phải sẵn lòng làm như vậy. Nếu cả hai người đều sẵn lòng nhượng bộ một
chút thì cả hai sẽ có cơ hội tìm gặp một kết cục có hậu cho mọi tình huống gây stress.
- Hãy quyết đoán hơn: Đừng làm “rùa rụt cổ” nhưng hãy ngẩng cao đầu đối phó,
hãy làm hết cách để lường trước và ngăn ngừa mọi vấn đề. Nếu ta đang bận rộn và ai đó
làm phiền thì hãy cho người đó năm phút thôi.

8

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


- Quản lý thời gian tốt hơn: Nếu không biết quản lý thời gian, ta sẽ gặp stress nặng.

Một khi có nhiều vấn đề phải giải quyết cùng một lúc, ta không thể bình tĩnh và tập trung
được. Nhưng nếu có kế hoạch từ trước và biết cách thực hiện dần thì ta có thể thay đổi
được hoàn cảnh.
2.2.3.3 Thích nghi với tác nhân gây stress
Nếu không thay đổi được tác nhân gây stress thì cần phải thay đổi chính mình .
Người ta có thể thích nghi với những hoàn cảnh/tình huống gây stress và kiểm soát tình
hình bằng cách thay đổi thái độ và những mong đợi của mình.
Điều chỉnh lại cách nhìn nhận vấn đề: Hãy cố gắng nhìn những hoàn cảnh/tình
huống gây stress ở một khía cạnh tích cực hơn. Thay vì nổi giận vì bị kẹt xe hãy xem đó
như là cơ hội để tạm nghỉ, để nghe đài hay tận hưởng khoảnh khắc ở một mình
- Hãy “nhìn xa, trông rộng” hơn: Bây giờ bạn hãy thử nghĩ đến một tình huống gây
stress và hãy tự hỏi chuyện này có thực sự quan trọng không. Nó sẽ kéo dài trong bao lâu,
một tháng hay một năm? Nó có đáng để cho ta phiền muộn hay bực dọc không? Nếu câu
trả lời là “không” thì hãy tập trung thời gian và sức lực của mình vào chuyện khác.
- Điều chỉnh các tiêu chuẩn của bản thân: Cầu toàn là một trong những nguyên
chính gây ra những căng thẳng không thể tránh khỏi. Đừng đòi bản thân mình phải hoàn
hảo nhưng hãy đưa ra những tiêu chuẩn hợp lý cho bản thân và cho người khác.
- Tập trung vào khía cạnh tích cực: Một khi stress làm cho ta gục ngã thì hãy dành ít
thời gian để nhìn lại tất cả những gì mình có được trong đời – những phẩm chất,
những tài năng, thành công trước đây. Chiến lược đơn giản này có thể giúp ta nhìn
mọi việc có triển vọng hơn.
- Điều chỉnh thái độ: Những gì ta suy nghĩ sẽ tác động mạnh đến thể lý và tình cảm
của bản thân. Mỗi khi có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, cơ thể sẽ quằn quại trong đau
khổ. Ngược lại nếu có những ý nghĩ tích cực về bản thân, ta sẽ cảm thấy thoải mái,
dễ chịu. Hãy loại bỏ đi những loại từ như “luôn luôn”, “không bao giờ”, “nên”,
“phải”. Đây là những dấu hiệu của những ý nghĩ tự mình chuốc lấy thất bại.
2.2.3.4 Chấp nhận những gì không thể thay đổi được
Có nhiều loại stress không thể tránh được. Ta không thể ngăn ngừa hay thay đổi
một số tác nhân gây stress như cái chết của một người thân, bệnh nặng, đất nước suy
thoái. Trong những trường hợp như thế, cách tốt nhất để đương đầu với stress là chấp

nhận những tác nhân này. Chấp nhận có thể rất khó nhưng với tập luyện, về lâu về dài ta
vẫn có thể chấp nhận. Dù gì thì chấp nhận vẫn dễ hơn là nguyền rủa hoàn cảnh mà mình
biết chắc là không thể thay đổi được.
- Đừng cố kiểm soát những gì không thể kiểm soát được: Trên đời này, có nhiều
thứ ngoài tầm kiểm soát của chúng ta – đặc biệt là hành vi của người khác. Thay vì làm
cho mình căng thẳng vì những thứ này, bạn hãy tập trung vào những gì có thể kiểm soát
được, ví dụ như cách ta phản ứng lại đối với các vấn đề xảy ra.
- Hãy tìm kiếm “mặt kia” của vấn đề: Khi đương đầu với những thách đố lớn trong
cuộc sống, hãy cố gắng xem những thách đố này là cơ hội để bản thân mình phát triển
hơn. Nếu những chọn lựa của ta góp phần tạo nên nghịch cảnh, hãy dành thời gian nhìn
lại những chọn lựa này để rút ra bài học từ những sai lầm.

9

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


- Chia sẻ cảm xúc: Tỏ bày với một người bạn đáng tin cậy hay gặp nhà trị liệu,
chia sẻ những gì đang diễn ra sẽ làm cho lòng cảm thấy nhẹ nhõm dù đôi khi điều đó ta
chẳng thể làm gì để thay đổi nghịch cảnh cả.
- Học tha thứ: Hãy chấp nhận rằng chúng ta đang sống trong một thế giới bất
toàn và hãy chấp nhận rằng ai cũng có lúc mắc phải sai lầm. Xua đi cơn giận và
hận thù, giải thoát bản thân khỏi những xung năng tiêu cực bằng cách tha thứ
sẽ giúp ta tiến về phía trước.
2.2.4 Chiến lược với yếu tố suy diễn
Theo Jonathan Smith (2002), một trong những chiến lược ứng phó với loại stress
do suy diễn này là ngăn chặn, là cắt ngang nhưng suy nghĩ tiêu cực theo các bước sau:
- Liệt kê ra tất cả những suy nghĩ tiêu cực mà ta không kiểm sóat nổi

- Chọn một suy nghĩ tiêu cực ta muốn vứt bỏ
- Suy nghĩ xem tại sao mình lại muốn vứt bỏ suy nghĩ tiêu cực này
- Thư giãn và chờ vài giây rồi từ từ nghĩ đến trạng thái stress mình đang có, đoạn
hô to từ “Ngừng lại!” hoặc cười lớn trong hai phút trọn
- Ngồi yên và chờ đợi. Nếu stress lại đến thì hãy hô to từ “Ngừng lại!” hoặc cười
lớn lần nữa.
-Thư giãn và để đầu óc đi lang thang. Đừng cố gắng suy nghĩ gì. Hễ stress lại len
lỏi trong ta thì cứ hô to từ “Ngừng lại!”
Bên cạnh đó, ta có thể tránh những thứ stress do suy diễn mà ra bằng cách phối
hợp bộ ba sau:
- Đặt thứ tự ưu tiên: xác định bậc thang giá trị và những nguyên tắc cơ bản của cá
nhân mình
- Lập mục tiêu: xác định đích điểm, họat động và hành vi cần có để đạt được mục
tiêu, chỉ báo, công cụ để báo cáo, đánh giá kết quả đạt được và chế độ khen thưởng
- Nuôi dưỡng những thành công nho nhỏ: xác định một công việc nào đó nằm trong
quyền hạn của ta, thay đổi nó để đạt được kết quả tốt hơn, tiếp tục tìm thay đổi những
việc khác và tận hưởng những thành công nho nhỏ đó
2.2.5 Chiến lược với yếu tố nghị lực
Không thể ứng phó với stress nếu bản thân thiếu nghị lực. Nghị lực được hiểu là
khả năng phục hồi và phát triển khi đối mặt với những áp lực và mối đe dọa. Nó là một
tiến trình đòi hỏi ta phải tốn thời gian, nỗ lực và sự hợp tác với mọi người để đạt được.
Để có thể xây dựng nghị lực bản thân, ngoài những chiến lược kể trên ta cần quan
tâm đến những chiến lược giúp gia tăng sức khỏe thể lý và tinh thần.
2.2.5.1 Chiến lược gia tăng sức khỏe thể lý
Một tinh thần sáng suốt chỉ có được trong một thể xác tráng kiện, khỏe mạnh. Nếu
cơ thể của ta mạnh mẽ đủ ta mới có đủ nghị lực tinh thần để vượt mọi khó khăn, thử
thách. Sau đây là một vài chiến lược giúp tăng cường sức khỏe thể chất.
Tập thể dục
Việc tập thể dục cần theo hai nguyên tắc căn bản: 1) đều đặn, thường xuyên, ít nhất
ba lần/một tuần và 2) không quá sức, 30 phút – 60 phút/lần là đủ.

Thở sâu
Thở sâu có thể được xem như một kỹ thuật giữ bình tĩnh để đối phó với những tình
huống căng thẳng, hoặc khi được luyện tập một cách thường xuyên, nó sẽ có tác dụng
10

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


ngăn ngừa chúng ta rơi vào trạng thái căng thẳng. Hãy tập cách hít thở sâu một hoặc hai
lần trong ngày để luôn giữ được sự quân bình tâm thần và tâm lý.
Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Stress kinh niên có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Áp dụng một chế độ ăn uống
lành mạnh có thể giảm thiểu các tác hại do stress gây ra và chuẩn bị cho cơ thể đối phó
với biến cố gây stress trong tương lai.
- Hãy sử dụng thực phẩm hữu cơ:
- Tăng cường sử dụng các loại vitamin:
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu,
cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy... Người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng
người cao tuổi thường ngủ khoảng 6 giờ mỗi đêm là đủ.
Thư giãn và nghỉ ngơi
2.2.5.2 Chiến lược gia tăng sức khỏe tinh thần
Nuôi dưỡng cái nhìn tích cực về bản thân
Tin tưởng rằng bản thân có khả năng làm chủ tình thế, giải quyết mọi vấn đề là đã
chế ngự stress được một phần. Ngược lại, cái nhìn tiêu cực về bản thân mình sẽ làm cho
ta nhụt chí, mất hết nghị lực để ứng phó.
Tạo thói quen hài hước và biết cười trong cuộc sống
Tạo thói quen hài hước trong mọi khó khăn, thử thách là một chiến lược hữu hiệu

giúp ta xây dựng nghị lực để đối phó với stress. Bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, óc
hài hước còn giúp ta tạo được những tương quan tốt đẹp với người khác. Nó đẩy lui sợ
hãi, và cho phép ta nhìn sự vật, sự việc một cách tích cực hơn.
Làm thế nào tạo được thói quen hài hước?
- Thường xuyên mỉm cười
- Kết thân với một người vui tính
- Xem phim hài hay đọc truyện cười
Học hỏi những tấm gương của người khác và từ kinh nghiệm bản thân
Dành thời gian cho gia đình và bạn bè
Những tương quan có ý nghĩa là chìa khóa giúp phục hồi thể chất và tinh thần. Hãy
cố gắng dành thời gian chăm lo cho gia đình, thăm hỏi bạn bè, hãy nuôi dưỡng những mối
quan hệ tốt đẹp để một khi gặp stress, ta có thể tìm được một niềm an ủi, một chỗ dựa tinh
thần nơi những người thân yêu.
3. Thực trạng stress của nhân viên công tác xã hội
3.1 Mô tả stress của một nhân viên công tác xã hội
Chị Nguyễn Thị Lệ H, 35 tuổi là cán bộ Thương binh xã hội của xã An Nông,
huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Trước khi lập gia đình chị công tác tại cơ quan khác.
Vào năm 2015 chị xin chuyển về quê chồng để thuận tiện cho việc đi lại, do về cơ quan
mới tiếp cận mọi công việc đều khác so với cơ quan cũ, chị cũng rất lo lắng và suy nghĩ
rất nhiều tự tìm ra giải pháp cho mình để làm quen với đồng nghiệp, công việc mới và
người dân không để sai sót bất cứ trường hợp nào khi người dân cần. Từ khi tiếp cận công
việc làm rất thuận lợi đến tháng 6 chị sinh 01 đứa con được 9 tháng tuổi. Từ đó khiến chị
rơi vào tâm trạng mệt mõi do áp lực công việc cơ quan nhiều, chị còn phải lo cho con, lo
cơm nước cho gia đình. Do vậy chị không có thời gian nghỉ ngơi, quây qua quây lại rồi
11

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình



tới giờ đi làm việc đến cơ quan công việc làm chưa hết lại hết giờ, về nhà lo con cái, cơm
nước, ngày nào cũng ăn buổi cơm tới tối, chồng chị không chia sẽ tiếp chị, chị rất mệt
mõi, lại mất ngũ, chị cảm thấy buồn chán, tình trạng này kéo dài thời gian 1 tháng, 2
tháng dần dần khiến chị rơi vào trạng thái Stress.
3.2 Các biểu hiện của stress ở nhân viên công tác xã hội
- Mệt mõi cảm thấy mức độ làm việc quá nhiều, thậm chí ngủ cả đêm cũng không
đủ sức khỏe cho ngày hôm sau.
- Mất ngủ dẫn đến sự căng thẳng từ việc không thể ngừng suy nghĩ về tất cả các
nghĩa vụ bạn phải làm trong cuộc sống hàng ngày với công việc đang bị quá tải sẽ khiến
chị càng trở nên căng thẳng thêm.
- Chị bị ốm do vấn đề với giấc ngủ, sức khỏe chị sẽ dần yếu đi, làm việc quá tải
trong suốt quá trình chị bị căng thẳng, cơ thể chị sẽ không có thời gian để hồi phục và
kháng lại những bệnh nhỏ nhất và nó sẽ phải vất vả chiến đấu để chống lại cho dù chỉ là
một cơn cảm cúm nhỏ.
- Đầu óc trống rỗng do có quá nhiều việc như việc cơ quan, gia đình khiến chị
quên mọi việc bị căng thẳng rất nhiều.
- Đau đầu thường xuyên ảnh hưởng tới khả năng tập trung còn gây áp lực về thể
chất lẫn tinh thần.
3.3 Nguyên nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội
- Nếu chị đang bị Stress vì công việc thì nguyên nhân gì khiến chị gặp phải áp lực
gì chị phải đối mặt với Stress ra sao? Tôi xây dựng cho mình kế hoạch làm việc khoa học;
tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp; chia sẽ công việc nhằm giảm bớt khối lượng công
việc của chị.
- Công việc của chị hiện nay có gặp gì khó khăn không chị? Nói chung công việc
cũng nhiều đôi lúc làm không kịp thời gian bị nhắc nhở cũng buồn.
- Gia đình chị có thông cảm cho chị không khi chị về nhà trể? Chị ơi có lúc gia
đình cũng thông cảm có lúc không thông cảm em phải chịu một mình.
- Giữa công việc cơ quan và gia đình, rồi con nhỏ chị có nghiêng về việc nào hơn
không? Công việc nào cũng quan trọng là người phụ nữ phải đảm đang mọi chuyện trong

gia đình, phận làm dâu con phải tròn chữ hiếu, bản thân tôi cũng phấn đấu trong công việc
và chuyện cơm nước trong nhà, lo cho con phải hoàn tất chứ tôi không xem nhẹ việc nào
hết.
- Có khi nào chị cảm thấy mệt mõi gây căng thẳng, chị muốn mình đi vui chơi
không? Tôi cũng muốn vậy, có lúc tôi muốn đi dạo một vòng chọn nơi yên tĩnh cho đầu
óc, tinh thần thoải mái, không suy nghỉ tới công việc cơ quan rồi gia đình nữa để tạo cho
tôi thần thái trong sáng giải tỏa căng thẳng.
3.4 Chiến lược ứng phó với stress mà nhân viên công tác xã hội đang nghiên
cứu đã sử dụng để ứng phó với stress
- Không đủ thời gian để thực hiện công việc chuyên môn theo của mình ngoài giờ
làm việc ra còn có nhiệm vụ với gia đình con cái.

12

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


- Công việc quá tải khi được phân công công việc quá nhiều nên lượng công việc
nhân viên làm trở nên quá tải và vượt quá khả năng để theo dõi giúp đỡ khiến rơi vào tình
trạng Stress.
- Nhân viên xã hội đang gặp những áp lực trong công việc thường mong mỏi công
việc nhanh chóng hoàn thành để giảm Stress.
- Nhân viên xã hội còn thiếu sự hợp tác nên áp lực và tìm ra giải pháp để giải quyết
công việc, lo lắng, băn khoăn nên dễ nóng nảy với người xung quanh kể cả thân chủ.
3.5 Chiến lược ứng phó với stress mà học viên đưa ra giúp nhân viên công tác
xã hội ứng phó với stress
- Sắp xếp từng loại công việc, việc nào cần giải quyết trước, việc nào giải quyết
sau, thời gian hợp lý.

- Tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp để giúp đỡ khi gặp khó khăn trong công
việc nhằm giảm bớt căng thẳng.
- Tìm cách thỏa thuận với lãnh đạo giảm bớt công việc của mình tránh gặp vấn đề
Stress.
PHẦN KẾT LUẬN
Stress trong công việc thường gặp đối với cán bộ do thiếu kinh nghiệm làm việc
nên gây áp lực trong công việc, căng thẳng, mệt mõi rất dễ xảy ra khi bạn làm việc quá tải
hoặc suy nghỉ quá nhiều về một vấn đề và tự suy diễn, làm phức tạp mọi việc, điều đó gây
Stress nặng.

13

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và khách thể
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
1. Cở sở lý luận về stress của nhân viên công tác xã hội
1.1 Khái niệm chung về stress
1.2 Khái niệm stress

1.3. Phân loại Stress
1.3.1 Stress tích cực
1.3.2 Stress tiêu cực
1.4 Các biểu hiện của stress (các dấu hiệu nhận biết stress)
1.5 Các yếu tố gây stress
1.5.1 Stress liên quan tới yếu tố thời gian
1.5.2 Stress liên quan tới yếu tố tương quan
1.5.3 Stress liên quan tới yếu tố tình huống
1.5.4 Stress liên quan tới yếu tố suy diễn
1.5.5 Stress liên quan tới yếu tố nghị lực cá nhân
2. Chiến lược ứng phó với stress
2.1 Khái niệm chung
2.1.1 Khái niệm ứng phó
2.1.2 Khái niệm chiến lược
2.2 Chiến lược ứng phó với với stress
2.2.1 Chiến lược ứng phó với với yếu tố thời gian
2.2.2 Chiến lược ứng phó với yếu tố mối tương quan
2.2.3 Chiến lược ứng phó với yếu tố tình huống
2.2.3.1 Tránh những loại stress không cần thiết
2.2.3.2 Sữa đổi/ điều chỉnh hoàn cảnh/ tình huống
2.2.3.3 Thích nghi với tác nhân gây stress
2.2.3.4 Chấp nhận những gì không thể thay đổi
2.2.4 Chiến lược với yếu tố suy diễn
2,2,5 Chiến lược với yếu tố nghị lực
2.2.5.1 Chiến lược gia tăng sức khỏe thể lý
2.2.5.2 Chiến lược gia tăng sức khỏe tinh thần
14

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa


SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình


3. Thực trạng stress của nhân viên công tác xã hội
3.2 Các dấu hiệu của stress của nhân viên công tác xã hội
3.3 Nguyên nhân gây stress ở nhân viên công tác xã hội đang nghiên cứu
3.4 Chiến lược ứng phó với stress mà nhân viên công tác xã hội đang nghiên cứu
đã sử dụng để ứng phó với stress

15

GVHD: ThS Vũ Thị Lụa

SVTH: Nguyễn Thị Trúc Bình



×