Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Ngôn ngữ nghệ thuật thơ nguyễn duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.42 KB, 62 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình triển khai đề tài Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Duy,
tác giả khóa luận đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo trong khoa
Ngữ Văn, các thầy, cô trong tổ Văn học Việt Nam và đặc biệt là TS - GV.
La Nguyệt Anh - người đã tận tâm, chu đáo trong hướng dẫn tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Tác giả khóa luận xin được bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân
trọng nhất tới các thầy cô.
Do năng lực nghiên cứu có hạn, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô và các bạn
đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài Thu

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Khóa luận Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Duy là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ
khoa học của TS - GV. La Nguyệt Anh.
Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Hoài Thu



ii


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Đóng góp mới của khóa luận ..................................................................... 6
7. Cấu trúc của khóa luận............................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 8
1.1. Giới thuyết chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật........................ 8
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật................................... 8
1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ....................................................... 10
1.2. Nguyễn Duy và quá trình sáng tạo nghệ thuật...................................... 15
1.2.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Duy........................................................ 15
1.2.2. Quá trình sáng tạo nghệ thuật ........................................................ 18
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT THƠ
NGUYỄN DUY .............................................................................................. 24
2.1. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy giản dị, đời thường................................... 24
2.1.1. Kết hợp ngôn ngữ thơ ca dân gian và ngôn ngữ đời sống ............. 24
2.1.2. “Lạ hóa” ngôn ngữ đời thường...................................................... 33
2.2. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy giàu tính nhạc và tính tạo hình................. 37
2.2.1. Ngôn ngữ thơ giàu tính nhạc .......................................................... 37
2.2.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính tạo hình..................................................... 44


iii


2.3. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy có sự kết hợp tài tình các thủ pháp
nghệ thuật .................................................................................................... 48
2.3.1. Thủ pháp liệt kê, trùng điệp ............................................................ 49
2.3.2. Thủ pháp so sánh, ẩn dụ ................................................................. 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ lâu, thơ ca đã ăn sâu vào tiềm thức, tâm hồn và cả lối sống của
người Việt Nam. Một trong những giá trị làm nên điệu tâm hồn Việt khiến thơ
ca gắn bó sâu sắc với con người và cuộc sống hàng ngày, đó chính là ngôn ngữ.
Thơ ca được xem là hiện tượng độc đáo của văn học ở cơ chế vận hành bộ máy
ngôn ngữ của nó. Khác với văn xuôi, thơ ca là thể loại chỉ dùng một lượng hữu
hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự
kiện tự nhiên và xã hội cũng như những điều thầm kín trong tâm hồn con
người. Để thực hiện sứ mệnh đó, từ hệ thống ngôn ngữ tự nhiên vô cùng phong
phú, người nghệ sĩ đã sáng tạo một thế giới ngôn từ mới. Đó cũng là căn
nguyên tạo nên biết bao cuộc tranh luận gay gắt và thú vị ở nhiều thời đại.
1.2. Trên thi đàn thơ Việt Nam hiện đại, Nguyễn Duy là một tiếng nói
quan trọng góp phần làm nên diện mạo riêng của thế hệ thơ trẻ thời kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Sau chiến tranh, trở về với đời thường, Nguyễn
Duy vẫn chứng tỏ được bút lực dồi dào của mình. Theo thời gian, sức sống

của thơ Nguyễn Duy dường như mỗi lúc một mãnh liệt và toả sáng, được bạn
đọc cũng như giới nghiên cứu - phê bình văn học quan tâm và đón nhận nồng
nhiệt hơn. Đặc biệt, những sáng tạo của ông về ngôn từ nghệ thuật luôn hấp
dẫn độc giả - những người thưởng thức và cả những người nghiên cứu về thơ
ca. Sẽ rất thiếu xót nếu chúng ta bỏ qua yếu tố ngôn từ nghệ thuật như một
sức sống tiềm ẩn trong thơ ca của Nguyễn Duy. Đi sâu tìm hiểu về ngôn ngữ
trong thơ ca Nguyễn Duy sẽ cho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn về nhà thơ
này. Đồng thời, phần nào thấy rõ hơn những giá trị đặc trưng của ngôn ngữ
thơ Việt Nam.
Mặt khác, thơ Nguyễn Duy đã được lựa chọn và đưa vào chương trình
giảng văn ở bậc phổ thông, vì vậy, việc tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong thơ
Nguyễn Duy nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung nhằm đáp ứng nhu cầu

1


giảng dạy, học tập trong nhà trường, đặc biệt là những sáng tạo của nhà thơ
trên phương diện ngôn ngữ. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề
tài Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy.
2. Lịch sử vấn đề
Xuất hiện trên thi đàn Việt Nam từ những năm bảy mươi, Nguyễn Duy
đã trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình
yêu thích thơ ông. Có thể nói người có công phát hiện và giới thiệu thơ
Nguyễn Duy đầu tiên là Hoài Thanh. Bằng con mắt “tinh đời” Hoài Thanh đã
nhận định: “Thơ Nguyễn Duy thể hiện được cái cao đẹp của những người
không tuổi, không tên”, đồng thời ông cũng nhận ra cái “chất quê đằm thắm”
từ những điều “quen thuộc mà không nhàm” của thơ Nguyễn Duy. Trải qua
hơn một phần tư thế kỷ, đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn nhỏ viết về
cuộc đời cũng như tác phẩm của Nguyễn Duy với quy mô và hướng tiếp cận,
nghiên cứu khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi sẽ hệ

thống những ý kiến nổi bật, những nhận định quan trọng liên quan đến ngôn
từ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy.
Viết về thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy, ngôn ngữ cũng được
xem là yếu tố quan trọng làm nên vẻ đẹp riêng trong thơ ca của ông, vì vậy,
có rất nhiều ý kiến đánh giá cũng như những bài viết, bài nghiên cứu có liên
quan đến ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy, mặc dù vẫn chưa có sự thống nhất hoàn
toàn. Theo Phạm Thu Yến: thơ Nguyễn Duy là sự kết hợp giữa “ngôn ngữ đời
thường” và “ngôn ngữ đậm màu sắc hiện đại” [31, tr.79], Nguyễn Quang Sáng
lại có ý kiến khác: “Thơ Nguyễn Duy đượm tính dân tộc và nhuần nhuyễn
ngôn ngữ dân gian” [19, tr.96]. Còn với Vương Trí Nhàn, thơ Nguyễn Duy là
“bản hợp xướng của những chữ lạ” [17, tr.283], Hồ Văn Hải thì khẳng định:
“Sáng tạo từ láy là điểm nổi bật nhất trong lục bát Nguyễn Duy” [10, tr.6].
Đặc biệt với sự xuất hiện của tập thơ Ánh Trăng (1985) - tập thơ đoạt

2


giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam - Nguyễn Duy mới thực sự được giới
nghiên cứu phê bình quan tâm tìm hiểu. Nguyễn Bùi Vợi nhận xét: “Viết về
ánh trăng mà để nói chuyện đời, chuyện tình nghĩa. Tác giả chọn một lối viết
giản dị, dễ hiểu. Đọc xong bài thơ, những người thích ngôn ngữ tân kỳ có thể
cho là không có gì, những người ưa loại văn trau chuốt, tỉa tót đến tinh xảo có
thể thất vọng, những người thích lối nói ồn ào đại ngôn có thể ngỡ ngàng”
[29, tr7]. Lê Quang Hưng trong bài Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng (tạp chí văn
học số 3/1986) có nhận xét đáng chú ý về nội dung và nghệ thuật thơ Nguyễn
Duy: “Nguyễn Duy muốn đứng giữa hôm nay và nhìn lại hôm qua từ tâm trạng
riêng, tiếng thơ anh như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở… Không chỉ qua thể
thơ, giọng điệu mà chất dân gian của thơ Nguyễn Duy ngấm trong cả cách cảm
lối nghĩ, trong quá trình “dàn dựng” hình tượng thơ. Tất cả những cái đó vừa
rất dân tộc, rất truyền thống lại vừa khá hiện đại, khá mới…” [12, tr.156]. Có

thể nói, sự ra đời của Ánh Trăng đánh dấu bước trưởng thành mang tính chất
quyết định trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Duy.
Vương Trí Nhàn trong bài viết Một bản sắc đã đến lúc định hình khẳng
định: “Sự tìm tòi kéo dài liên tục qua các tập thơ Ánh trăng (1984), Mẹ và em
(1987), Đường xa (1989), Qùa tặng (1990), và với tập thơ Về (1994), từ chỗ
pha giọng chập chững, mày mò nhà thơ đã đi tới một giọng điệu có nhiều phẩm
chất thuần nhất, dân dã mà hiện đại, từng trải dạn dày song lại run rẩy tinh tế,
cay đắng ngậm ngùi ngay trong khi cười cợt đắm say, lam lũ dông dài mà vẫn
có những nét cao sang riêng…” [17, tr.3]. Bài viết còn đề cập đến một vài đặc
điểm ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Duy: “Sự đắm đuối đi tìm những chữ lạ”, “ăn
chịu với truyền thống - thơ lục bát” [17, tr.8]… Từ Sơn trong bài Thơ Nguyễn
Duy vui mừng nhận thấy: “điều đáng mừng là thơ ông đã góp phần vào kho
tàng thơ Xã hội chủ nghĩa hiện đại những bài thơ hay mang dáng vẻ riêng,
nồng nàn hơi thở đời sống, giàu hương vị dân tộc và dào dạt một tình yêu cuộc
sống trong dáng hình bình dị, chân chất, dân dã…” [21, tr.2].

3


Nghiên cứu về thơ Nguyễn Duy còn phải kể đến một bài viết rất công
phu của Chu Văn Sơn là Nguyễn Duy - Thi sĩ thảo dân, bài viết không chỉ
khám phá hành trình thơ Nguyễn Duy mà trên chặng đường ấy, Nguyễn Duy
đã tìm ra “trọn vẹn cái tôi của mình” - cái tôi “thảo dân chính hiệu”. Tác giả
còn cho rằng: “Duy phải lòng lục bát” nhưng “cây đàn này của Duy chơi điệu
mới, nhịp mới, hồn mới”. Duy còn thích “xài thứ ngôn từ hồn nhiên”, “khoái
lối ghẹo dân gian”, đặc biệt là sự dung nạp “thứ ngôn từ dính bụi mà lấp lánh
chất folklore” vào thơ [20, tr.38-53].
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết tìm hiểu thơ Nguyễn Duy qua phân tích,
bình giảng một tác phẩm cụ thể: Lê Trí Viễn khi nói về bài Tre Việt Nam trong
cuốn Đến với thơ hay [30, tr.289]. Hoàng Nhuận Cầm khi nói về bài Áo trắng

má hồng (Báo Tuổi trẻ hạnh phúc số 5/1996)… Một số bài viết nhỏ của các
tác giả như Trần Hòa Bình, Vũ Quần Phương, Tế Hanh… đã phát hiện nhiều
khía cạnh đặc sắc của thơ Nguyễn Duy.
Tổng quan về lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Duy, chúng ta thấy đã có
một số bài viết nghiên cứu thơ ông dưới góc độ ngôn ngữ nhưng chưa phải là
nhiều. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thơ Nguyễn Duy, chúng tôi nhận
thấy vấn đề về ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy còn nhiều vấn đề chưa được triển
khai, làm rõ. Trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp này, chúng tôi mong muốn
tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy để thấy được nét riêng trong thơ
ông, khẳng định những đóng góp đáng trân trọng của Nguyễn Duy trên thi đàn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đi sâu vào đề tài này, mục đích của chúng tôi là hướng vào tìm hiểu
những đặc điểm nổi bật về hình thức ngôn ngữ của thơ Nguyễn Duy, để từ đó
có được cái nhìn tổng quát về đặc trưng phong cách ngôn ngữ thơ ông, góp
phần vào việc khẳng định vị trí của Nguyễn Duy trên thi đàn.

4


So sánh đối chiếu ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy với ngôn ngữ thơ của các
tác giả khác, đặc biệt là các tác giả cùng thời với ông để tìm ra những đặc
điểm chung nhất và những đặc trưng riêng của thơ ca mỗi người.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về ngôn ngữ nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ
thuật thơ.
- Tìm hiểu những nét chính về tác giả Nguyễn Duy và quá trình sáng
tạo nghệ thuật của ông.
- Tìm hiểu những đặc trưng nổi bật về ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ

Nguyễn Duy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ
Nguyễn Duy.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Các yếu tố ngôn ngữ đặc trưng trong thơ
Nguyễn Duy.
- Phạm vi tư liệu: Để thực hiện việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật
trong thơ Nguyễn Duy, chúng tôi chủ yếu khảo sát, nghiên cứu sáng tác của
ông trong tuyển tập Thơ Nguyễn Duy, Nxb Giáo dục, 1998.
Bên cạnh việc khảo sát chủ yếu ở tuyển thơ trên, chúng tôi sử dụng tư
liệu trong các tập khác của Nguyễn Duy. Khi cần thiết, khóa luận có so sánh,
mở rộng với thơ của các nhà thơ khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên, chúng tôi vận dụng các phương
pháp chủ yếu sau đây:

5


5.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói
chung. Chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích các câu thơ, khổ
thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các
luận điểm của khóa luận.
5.2. Phương pháp thống kê, so sánh
Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê và phân loại các đặc điểm
ngôn từ nghệ thuật trong thơ của Nguyễn Duy, từ đó làm cơ sở để triển khai
các luận điểm cho khóa luận. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp so

sánh là để khẳng định nét độc đáo, đặc sắc của phong cách thơ Nguyễn Duy
trong mối tương quan so sánh với các tác giả, tác phẩm khác. Với việc sử
dụng phương pháp này chúng tôi có cơ sở để tìm hiểu, lí giải và xác định rõ
những giá trị cũng như đóng góp của thơ Nguyễn Duy trên nhiều bình diện
khác nhau.
5.3. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
Ngôn từ nghệ thuật là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Khóa luận chú trọng việc tìm ra những yếu tố cơ
bản để tạo nên những chỉnh thể thống nhất. Mặt khác, sử dụng phương pháp
này giúp chúng tôi tiếp cận một cách hệ thống các yếu tố cấu thành nên chỉnh
thể ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Duy. Mọi đối tượng, mọi vấn đề khảo sát
được chúng tôi đặt trong tương quan hệ thống, trong quy luật cấu trúc này.
6. Đóng góp mới của khóa luận
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống
về Ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Duy.
Khóa luận đã tìm hiểu thơ Nguyễn Duy trên phương diện ngôn ngữ
nghệ thuật, những đặc điểm nổi bật về ngôn ngữ trong thơ ông, để từ đó
khẳng định bản sắc riêng độc đáo của ngòi bút Nguyễn Duy và vị thế của ông

6


trong tiến trình vận động và phát triển của thơ Việt Nam hiện đại.
Kết quả của khóa luận sẽ góp một phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy,
học tập về thơ Nguyễn Duy trong nhà trường.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và tài liệu tham khảo, phần nội dung
chính của khóa luận được triển khai gồm hai chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật thơ Nguyễn Duy.


7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Giới thuyết chung về ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ và ngôn ngữ nghệ thuật
1.1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ
Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của
loài người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp của xã hội. Ngôn ngữ
bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công
cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ là: “công cụ, là chất liệu
cơ bản của văn học, vì vậy văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ.
Trong tác phẩm, ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể
hiện cá tính sáng tạo, phong cách và tài năng của nhà văn, mỗi nhà văn lớn
bao giờ cũng là tấm gương sáng về mặt hiểu biết sâu sắc ngôn ngữ nhân dân,
cần cù lao động để trau dồi ngôn ngữ trong quá trình sáng tác” [9, tr.215].
Tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình và tính biểu
cảm là những thuộc tính của ngôn ngữ văn học.
1.1.1.2. Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật là: “Ngôn ngữ
mang tính nghệ thuật được dùng trong văn học. Trong ngôn ngữ học, thuật
ngữ này có ý nghĩa rộng hơn, nhằm chỉ một cách bao quát các hiện tượng
ngôn ngữ được dùng một cách chuẩn mực trong các văn bản nhà nước, trên
báo chí, đài phát thanh, trong văn học và khoa học” [9, tr.215].
Ngôn ngữ chính là cái vỏ của tác phẩm. Bạn đọc muốn khám phá thế
giới bên trong thì trước hết phải bóc tách được cái vỏ bên ngoài. Vì thế, khi
đến với bất kì một tác phẩm nào, khám phá ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm


8


chính là yêu cầu đầu tiên và tất yếu để bạn đọc đi sâu tìm hiểu những giá trị
nội dung, giá trị nghệ thuật và cả những giá trị thẩm mĩ mà tác giả gửi gắm.
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học
được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Bàn về ngôn từ trong văn học,
M.Gocki cho rằng: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học” [9, tr.310].
Ngôn ngữ trong tất cả tính chất thẩm mĩ của nó là chất liệu, là phương
tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không
thể có tác phẩm văn học (phi ngôn ngữ bất thành văn). Trong tác phẩm văn
học, ngôn ngữ là phương tiện để cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện chủ
đề và tư tưởng tác phẩm, tính cách nhân vật và cốt truyện… Nguyễn Tuân đã
định nghĩa về nghề văn như sau: “Nghề văn là nghề của chữ - chữ với tất cả
mọi nghĩa mà mỗi chữ phải có được trong một câu, nhiều câu. Nó là cái nghề
dùng chữ nghĩa mà sinh sự để sự sinh” [18, tr.68].
Ngôn ngữ nghệ thuật còn được gọi là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ sử
dụng trong tác phẩm văn chương. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn
học là ngôn ngữ toàn dân đã được nghệ thuật hóa. Ngôn ngữ ấy đã được chọn
lọc, gọt rũa, trau chuốt,... và đặc biệt ngôn ngữ ấy phải đem lại cho người đọc
những cảm xúc thẩm mĩ, xúc cảm được nhận biết thông qua những rung động
tình cảm. Điều này khác hẳn với những xúc cảm khoa học - những rung động
thông qua suy lý và chứng minh.
Ngôn ngữ của tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật. Bất kỳ
một tác phẩm văn học nào cũng đều được viết hoặc được kể bằng lời (văn học
viết hoặc văn học dân gian - truyền miệng). Ở phương diện thể loại, văn học
có lời thơ, lời văn. Ở phương diện chức năng và các thành phần cấu tạo của
lời văn nghệ thuật có lời tác giả, lời nhân vật, lời trực tiếp, gián tiếp… nói
chung gọi là lời văn. Lời văn là hình thức ngôn từ nghệ thuật của tác phẩm

văn học.

9


Khác với các loại hình nghệ thuật khác, văn học sử dụng chất liệu là
ngôn từ (chất liệu phi vật thể). Sở dĩ văn học sử dụng chất liệu đó là do sự chi
phối của phương thức thể hiện, phương thức phản ánh đời sống. Như ta đã
biết, văn học phản ánh đời sống bằng hình tượng, thông qua hình tượng đó mà
tác giả thể hiện tâm tư, tình cảm, thái độ và cách đánh giá của mình đối với
đời sống.
Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm văn học là: tính hình
tượng, tính tổ chức cao, tính hàm súc, tính biểu cảm, tính chính xác... Nhờ
những thuộc tính đó mà văn học phản ánh cuộc sống theo đúng đặc trưng của
nó, không giống bất kì một loại hình nghệ thuật nào khác. Căn cứ chủ yếu để
phân biệt ngôn ngữ nghệ thuật với các hình thái của hoạt động ngôn ngữ
chính là ở chỗ, ngôn ngữ nghệ thuật là hình thái hoạt động ngôn ngữ mang ý
nghĩa thẩm mĩ. Nó được sử dụng để phục vụ nhiệm vụ trung tâm là xây dựng
hình tượng văn học và giao tiếp nghệ thuật. Vì vậy, tính hình tượng, tính thẩm
mĩ là thuộc tính bản chất, xuyên thấm vào mọi thuộc tính khác và quy định
những thuộc tính ấy.
Trên đây là vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật đối với tác phẩm văn học.
Ngoài ra, nó còn đóng vai trò rất lớn đối với người nghệ sĩ. Bởi lẽ, việc phân
biệt rõ ràng về thơ văn của mỗi tác giả là nhờ vào hệ thống ngôn ngữ mà các
tác giả đã sử dụng. Như vậy, ta không thể phủ định vai trò to lớn của ngôn
ngữ nghệ thuật đối với sáng tạo nghệ thuật ngôn từ. Nó vừa là hình thức của
tác phẩm vừa là đối tượng mà người nghệ sĩ hướng tới. Vai trò của nó thể hiện
từ việc sáng tác và tiếp nhận tác phẩm đến chính phong cách của tác giả.
1.1.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ
Thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người. Chính vì

vậy mà có một thời gian rất dài, thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn học.
Từ thời cổ đại, Aristote trong công trình Nghệ thuật thơ ca đã tổng kết

10


kinh nghiệm nghệ thuật Hy Lạp và dành nhiều chương viết (chương XIX,
XX, XXI) bàn về “loại nghệ thuật mà chỉ dùng ngôn từ”, về “cách diễn đạt
bằng ngôn từ” [1, tr.82].
Trong nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa, quan niệm về thơ đã
được đề cập từ rất sớm. Trong cuốn Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp đã đề cập
đến các phương diện cơ bản cấu thành nên một bài thơ là: “tình cảm, ý nghĩa
(tình văn), ngôn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh văn)”. Nhà thơ Bạch Cư
Dị cũng nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ: “Cái
cảm hóa được lòng người chẳng gì trọng yếu bằng tình cảm, chẳng gì đi trước
được ngôn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc bằng ý
nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh, quả là
ý nghĩa”. Đây là một trong những quan niệm về thơ toàn diện và sâu sắc trong
nền lý luận văn học cổ điển Trung Hoa.
Ở Việt Nam, quan niệm về thơ cũng đã được các nhà nghiên cứu đề cập
đến với nhiều ý kiến, nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhà thơ Tố Hữu quan
niệm: “Thơ là cái nhụy của cuộc sống” [23, tr.73]. Nhà nghiên cứu Phan Ngọc
lại gợi ra một trường nghiên cứu thơ hết sức rộng rãi: thơ không chỉ là hiện
tượng ngôn ngữ học thuần túy mà chủ yếu là hiện tượng giao tiếp nghệ thuật,
một phát ngôn trong ý nghĩa đầy đủ của từ này. Ông cho rằng: “Thơ là hình
thức tổ chức ngôn ngữ quái đản nhất” [16, tr.41].
Nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Thơ là hình thức sáng tác văn học
phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn
ngữ hàm súc giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu” [9, tr.310].

Có thể thấy, qua các định nghĩa về thơ, các tác giả đã rất coi trọng vị trí
của ngôn ngữ trong quá trình sáng tạo thơ. Ngôn ngữ nghệ thuật được xem là
yếu tố đầu tiên (“chẳng gì đi trước được ngôn ngữ”- Bạch Cư Dị), có hình

11


thức tổ chức đặc biệt (“thơ là hình thức tổ chức ngôn ngữ quái đản nhất” Phan Ngọc) và có đặc trưng riêng (“ngôn ngữ hàm súc giàu hình ảnh và nhất
là có nhịp điệu” - Nhóm tác giả Từ điển thuật ngữ văn học).
Ngôn ngữ nghệ thuật thơ là ngôn ngữ được dùng trong sáng tác nghệ
thuật, cụ thể là thơ. Vì thơ là hình thức văn học thể hiện cảm xúc, tâm trạng
nên ngôn ngữ nghệ thuật thơ là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, hàm súc, gợi
cảm, có nhịp điệu.
Sóng Hồng cho rằng: “Thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng
tượng” [17, tr.41]. Nhà thơ Hoàng Đức Lương đã rất đề cao nàng thơ: “Thơ là
sắc đẹp ở ngoài sắc, vị ngọt ở ngoài vị, không thể trông bằng mắt thường được,
chỉ có thi nhân trông thì mới thấy đẹp, nếm mới thấy ngon” [17, tr.41]…
Về lao động nghệ thuật thơ, Mai-a-côp-ski - nhà thơ Nga đã viết:
Phải phí tổn ngàn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.
Không phải ngẫu nhiên Trần Dần lại gọi các nhà thơ là “phu chữ”. Các
nhà thơ đã lựa chọn từ ngữ để đưa vào bài thơ cho đúng lúc, đúng chỗ nhằm
chuyển tải được những cảm xúc, ý nghĩ của mình đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Một bài thơ hay không dễ gì ta cảm nhận được ngay, có khi chỉ bằng linh cảm
mà nhận ra. Đọc rồi, đọc nữa, suy ngẫm, liên tưởng ta mới nhận ra thứ ánh
sáng, màu sắc, hương thơm man mát bên trong hình tượng thơ. Vì vậy để hiểu
được bài thơ hay, viết được bài thơ đẹp, nhà thơ không thể không khổ công đi
tìm ý, tứ, câu, chữ và bao yếu tố khác trong thơ và ngoài thơ.

Tìm hiểu về khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật trong thơ, bên cạnh đó,
chúng tôi thấy được những đặc điểm khái quát và điển hình của ngôn ngữ
nghệ thuật trong thơ không chỉ có những điểm chung tương đồng mà bên
cạnh đó có sự khác biệt so với ngôn ngữ trong văn xuôi.

12


Cả thơ và văn xuôi đều dùng chất liệu chính là ngôn ngữ để xây dựng
tác phẩm. Trong kho tàng ngôn ngữ vô cùng phong phú của toàn dân, nhà thơ
hay nhà văn lựa chọn những từ ngữ cần thiết nhất để đưa vào tác phẩm. Đó là
quá trình khổ luyện, tìm tòi, tích lũy vốn sống... mới có được những chữ
“thần” để có thể “lóe sáng” lên ở câu thơ, câu văn làm cho tác phẩm “nổi
gió”, “cất cánh”. Song, do đặc trưng của mỗi thể loại trữ tình hay tự sự mà
ngôn ngữ văn học được các tác giả sử dụng khác nhau.
Ở văn xuôi, do nhà văn phải xây dựng nhân vật điển hình trong những
hoàn cảnh điển hình nên việc miêu tả ngoại hình, nội tâm nhân vật, bối cảnh
xã hội... thường phải cụ thể qua nhiều tình tiết, mâu thuẫn. Ở mỗi đoạn, mỗi
chương lại có sự phát triển tâm lý nhân vật một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Số câu chữ có thể giãn ra hay co lại theo ý dồ tác giả. Nhưng nhìn chung là nó
không có sự cô đúc như ngôn từ thơ ca.
Bàn về đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật thơ, Hữu Đạt nhận định: “Khác
với văn xuôi, thơ ca chỉ dùng một lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu
hiện cái vô hạn của cuộc sống bao gồm các sự kiện tự nhiên và xã hội cũng
như những điều thầm kín trong tâm linh con người” [6, tr.63].
Do vậy, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ chính xác, hàm súc, giàu hình
tượng, biểu cảm và giàu sức tưởng tượng. Các yếu tố đó hòa quện vào nhau
tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa. Đó là thứ ngôn ngữ gợi hình, gợi
cảm góp phần tạo nên tính họa, tính nhạc trong thơ. Nó biến hóa qua nhiều
sắc thái ảo thực bất ngờ, thú vị.

Tính chính xác khiến mỗi từ ngữ trong câu thơ phải diễn tả được đúng
điều mà nhà thơ nhìn thấy, cảm thấy và những điều sẽ thấy. Lựa chọn được
một từ ngữ “đắt” để diễn đạt một ý không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trong
một trường liên tưởng của từ ngữ có nhiều từ cùng nghĩa, gần nghĩa, trái
nghĩa..., người viết cần liệt kê vài từ để chọn. Tản Đà đã suy nghĩ rất nhiều

13


khi chọn từ “khô” để đưa vào câu thơ:
Non cao những ngóng cùng trông
Suối khô dòng lệ chờ mong tháng ngày
(Thề non nước)
Nếu như nhà thơ thay từ khô bằng từ tuôn, hay từ trôi thì hiệu quả sẽ
như thế nào? Cũng có khi những từ ngữ trong câu thơ là những hư từ hoặc từ
địa phương, từ khẩu ngữ rất bình thường nhưng được đặt đúng vào vị trí câu
thơ thì nó vẫn tỏa sáng, diễn tả được đúng ý định của nhà thơ, khắc họa rõ nét
nhân vật trữ tình.
Tính hình tượng là sự phản ánh hiện thực một cách khái quát bằng nghệ
thuật dưới những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, được nhận thức trực
tiếp bằng cảm tính (chung cho các loại hình nghệ thuật). Ngôn ngữ mang tính
hình tượng là ngôn ngữ gợi hình cụ thể. Nhà thơ không nói bằng hạm trù của
tư duy logic như trong các môn khoa học tự nhiên mà thông qua hình ảnh cụ
thể để diễn đạt những ý niệm trừu tượng. Ví dụ, ở bài thơ Mười cô gái ở Ngã
ba Đồng Lộc, nhà thơ Đồng Đức Bốn đã có liên tưởng như các cô vẫn còn
sống đâu đây giữa cỏ cây, hoa lá:
Cầm cỏ thì thấy mồ hôi
Cầm đất thì thấy dấu môi vẫn hồng
Sông La tóc sóng bềnh bồng
Cầm mây, áo gái chưa chồng còn thơm.

Tính biểu cảm là sự bộc lộ cảm xúc trực tiếp hay gián tiếp qua mỗi từ
ngữ thơ với các cung bậc: ái, ố, hỉ, nộ của lòng người. Nhà thơ Vũ Cao đã nói
hộ người chiến sĩ nỗi đau xé ruột gan khi nghe tin sét đánh - người yêu mất:
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!
(Núi Đôi)

14


Chế Lan Viên viết về nỗi nhớ một cách trực tiếp qua một loạt hình ảnh
so sánh trùng điệp gợi trường liên tưởng rộng:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu)
Tính biểu cảm của ngôn ngữ thơ trước hết phải xuất phát từ xúc cảm
chân tình, dào dạt của nhà thơ. Việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để biểu đạt chỉ
là phương tiện, là chất liệu. Nếu cố tạo ra niềm vui hay nỗi buồn giả tạo thì
chỉ đánh lừa được những người không có năng lực thẩm định văn chương.
Tóm lại, đọc bài thơ hay, câu thơ hay ta như không còn thấy câu chữ
nữa. Cái hay nằm trong sự giản dị. Nếu cố làm duyên làm dáng, điểm phấn tô
son, đánh bóng ngôn từ sẽ sa vào xu hướng “vị nghệ thuật” thuần túy. Nguyễn
Du từng nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu
bao giờ”. Có xúc cảm tốt, tìm được tứ thơ mới lạ nhưng nếu vốn ngôn ngữ
nghèo nàn thì khó có được thơ hay. Có thơ hay toàn bài, có thơ chỉ hay ở một
câu, một chữ.
Song, có một điều không ai chối cãi là chất liệu đầu tiên, duy nhất để
làm nên bài thơ là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là thứ của cải vô cùng quý báu và lâu

đời của dân tộc (Bác Hồ). Mỗi nhà thơ có cách tiếp cận, sử dụng riêng vốn
ngôn ngữ toàn dân để làm giàu có vốn ngôn từ của mình. Khi trở lại với con
người và cuộc sống thơ ca lúc này sẽ góp phần làm cho tiếng Việt ngày thêm
giàu có, trong sáng.
1.2. Nguyễn Duy và quá trình sáng tạo nghệ thuật
1.2.1. Vài nét về tác giả Nguyễn Duy
Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 07-12-1948 tại

15


Thanh Hóa. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau
khi ra trường, ông về làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam
và là Trưởng Đại diện Báo văn nghệ phía Nam.
Nguyễn Duy làm thơ từ khi đang còn là học sinh trường cấp III Lam
Sơn - Thanh Hóa. Năm 1973, anh đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn
nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt Nam trong tập
Cát trắng.
Nguyễn Duy viết nhiều thể loại nhưng nhiều nhất, tiêu biểu nhất vẫn là
thơ. Thơ Nguyễn Duy cũng nhiều loại từ thơ ngắn, tự do, lục bát đến thơ dài.
Những tập thơ chính gồm: Cát trắng (1973), Ánh trăng (1978), Đãi cát tìm
vàng (1987), Mẹ và em (1987), Đường xa (1989), Quà tặng (1990), Về
(1994), Sáu & Tám (1994), Vợ ơi (1995), Tình tang (1995), Bụi (1997), Thơ
với tuổi thơ (2002), Thơ trữ tình (2004), 36 bài thơ (2007), Thơ Nguyễn Duy
(2010)…).
Nói về con người và thơ Nguyễn Duy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhận
xét: “Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là
thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó” [4, tr.82]. Hơn ai hết, Nguyễn Duy
có cái ngang tàng, cái chiêm nghiệm đi cùng sự điềm tĩnh trong thơ. Thơ
Nguyễn Duy, vì thế chăng, mang cái duyên riêng của thứ cây quý mọc tự

nhiên, khỏe khắn. Thơ ông cứ ngấm vào người đọc và có lúc khiến người ta
phải giật mình suy nghĩ. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre
Việt nam, Hơi ấm ổ rơm, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Ca
dao vọng về, Lời ru đồng đội, Sông Thao, Em ơi gió...
Bên cạnh thơ năm tiếng, xen kẽ giữa bảy và tám tiếng, thể bảy tiếng,
tám tiếng, thơ tự do, ai cũng biết Nguyễn Duy khá “ăn chịu” với thơ truyền
thống, thơ lục bát. Song có thứ lục bát của ca dao Bắc bộ nuột nà óng ả, lại có
thứ lục bát của câu đố, của xẩm, dông dài, tàng tễu, ở đó con người thường

16


thích cười cợt và chỉ thỉnh thoảng mới thoáng qua một chút rưng rưng để rồi
lại tự giấu đi rất nhanh sau tiếng cười. Thơ Nguyễn Duy chính là ngả sang
loại lục bát thứ hai này, nó hợp với cốt cách bình dân, bụi bặm của thơ ông,
mặt khác, lại tạo được cái vẻ đẹp kỳ dị mà chỉ thơ hiện đại mới chấp nhận.
Thơ lục bát - một thể thơ dễ viết nhưng viết được cho hay lại là việc rất
khó. Thơ lục bát của Nguyễn Duy có phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng
túng lại vừa uyển chuyển chặt chẽ. Nhiều câu thơ lục bát của ông khiến người
đọc giật mình. Ngôn ngữ thơ ông vừa bình dân, hiện đại lại mang tính cách
tân đổi mới. Nguyễn Duy được giới phê bình đánh giá là người đã góp phần
làm mới thể thơ truyền thống này.
Phong cách thơ Nguyễn Duy là sự thống nhất của nhiều yếu tố đối lập:
mộc mạc, dân dã mà tinh tế sâu sắc, ngang tàng tếu táo mà thiết tha sâu lắng
nhân tình, tự nhiên ngẫu hứng mà trau chuốt công phu. Chiếc áo mộc mạc,
giản dị đã khiến sự ngang tàng tếu táo trong thơ ông không phải là biểu hiện
của cái tôi cá thể ngông nghênh mà nặng trĩu nỗi đau nhân thế, khiến chất
hiện đại trong thơ ông mang hơi thở của cuộc sống đời thường. Với phong
cách độc đáo ấy, Nguyễn Duy đã trở thành một trong những gương mặt tiêu
biểu của thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và thuộc

hàng ngũ các nhà thơ đi tiên phong trong công cuộc đổi mới, góp phần quan
trọng “làm thay đổi thi pháp của thơ, tạo nên gạch nối giữa thơ hậu chiến và
thơ hiện đại” và là “lực hấp dẫn” [24, tr.27] thúc đẩy ý thức cách tân ngày
càng mạnh mẽ hơn của thơ trẻ chúng ta hôm nay.
Tìm hiểu về ngôn ngữ thơ Nguyễn Duy, tác giả khóa luận còn nhận
thấy Nguyễn Duy ngoài sáng tác thơ trữ tình, ông còn làm báo, viết tiểu
thuyết, phóng sự, sáng tác lịch thơ, tranh thơ, tổ chức những cuộc triển lãm
thơ “độc nhất vô nhị” tạo nên những hiện tượng văn hoá độc đáo. Đây cũng là
một phần quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Duy cần được tiếp

17


tục nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện hơn về những đóng góp và vị thế của
ông trong nền thơ Việt Nam hiện đại.
1.2.2. Quá trình sáng tạo nghệ thuật
Để tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Duy, không thể xem
xét từng tác phẩm của ông mà phải nhìn nhận sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Duy trong gần bốn mươi năm qua như một hành trình mà mỗi tác phẩm chỉ là
một sự kiện, một mắt xích, một cột mốc trong quá trình đó. Hướng tiếp cận
này sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng thể, là cơ sở quan trọng để đi
sâu khám phá sáng tạo trên phương diện ngôn từ nghệ thuật trong toàn bộ
sáng tác của nhà thơ.
Do sự tác động của hoàn cảnh lịch sử và sự vận động trong ý thức của
chủ thể nhà thơ, hành trình sáng tạo của Nguyễn Duy có thể chia làm hai giai
đoạn: trước 1975 và sau 1975. Sở dĩ chúng tôi phân chia như vậy là vì sau
những năm tám mươi, thơ Nguyễn Duy mới thực sự có những chuyển biến
đáng kể. Sự chuyển biến đó thể hiện ở tất cả các cấp độ: đề tài, hình tượng
nghệ thuật, thể loại, ngôn ngữ và giọng điệu, ở bài viết này, tác giả khóa luận
chỉ chú ý đến cấp độ ngôn ngữ, nhưng cũng xin lưu ý là: sự chuyển biến trong

sáng tác của Nguyễn Duy trước và sau năm 1975 chỉ là sự chuyển biến mang
tính tiếp nối, không phải là những bước ngoặt đưa thơ ông rẽ sang những
hướng đi khác, bởi về cơ bản, quan niệm nghệ thuật của ông luôn nhất quán
dưới sự chi phối mạnh mẽ của triết lý nhân sinh: “Ta là dân - vậy thì ta tồn tại”.
1.2.2.1. Giai đoạn trước 1975
Khi đang theo học năm thứ nhất tại Khoa Ngữ văn, trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội (1971-1972), Nguyễn Duy đã lọt vào “con mắt xanh” của
nhà phê bình Hoài Thanh và được ông chọn một chùm thơ giới thiệu trên
Tuần báo Văn Nghệ. Đó chính là chùm thơ sau này đã đoạt giải nhất cuộc thi
thơ 1972-1973 của Tuần báo Văn nghệ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre

18


Việt nam (sau đó in trong tập Cát trắng), đã được đưa vào sách giáo khoa học
sinh phổ thông. Hoài Thanh đã nhận xét về thơ Nguyễn Duy: “…Thơ Nguyễn
Duy đưa ta về một thế giới quen thuộc. Nguyễn Duy đặc biệt thấm thía cái
cao đẹp của những con người, những cuộc đời cần cù gian khổ, không tuổi
không tên. Đọc thơ Nguyễn Duy thấy anh hay cảm xúc, suy nghĩ trước những
chuyện lớn, chuyện nhỏ quanh mình. Cái điều ở người khác thì có thể chỉ là
chuyện thoáng qua thì ở anh, nó lắng sâu và dường như đọng lại…” [25, tr.36]
(Báo Văn nghệ, ngày 14-4-1972). Lời nhận xét đó của Hoài Thanh vừa như là
nói ra cái đặc điểm của thơ Nguyễn Duy vừa như là một định hướng nghệ
thuật cho thơ của ông.
Nguyễn Duy chỉ có một tập thơ được xuất bản trong thời gian chiến
tranh, đó chính là tập Cát trắng (1973). Theo đó có thể chia thơ Nguyễn Duy
thành hai phần: phần viết về chiến tranh và phần viết về cuộc sống thời bình.
Trong chiến tranh, thơ ông luôn có mặt ở những nơi địa đầu tuyến lửa:
ngã ba Đồng Lộc, địa đạo Vĩnh Linh, thành cổ Quảng Trị, Khe Sanh, Đầu
Mầu... Dù “bom đạn thi nhau vằm mặt đất” nhưng “sâu trong lòng đất”

Nguyễn Duy vẫn làm thơ (Bên hàng rào Ai Tử), vẫn cao khúc hát “bài hát của
cây”, “bài hát của trời”, “bài hát của sông”,”bài hát của ta” (Lời ru trong
bão)... Nỗi khổ tâm lớn nhất của nhà thơ trẻ khoác áo lính khi ấy là:
Thần chiến thắng tung cánh bay phản lực
thần thi ca lóc cóc vó ngựa già
thơ hổn hển bơi theo dòng sự kiện
sự kiện khổng lồ nuốt chửng mọi lời ca
(Theo dòng thời sự)
Cũng như những nhà thơ cùng thế hệ trưởng thành trong kháng chiến
chống Mỹ, thơ Nguyễn Duy giai đoạn này có những hạn chế nhất định, đó là
sự “bề bộn, ngồn ngộn chất liệu của hiện thực”, “có khi vì thế mà nó ôm đồm,

19


tham lam, thậm chí còn sống sượng, còn bê nguyên xi sự kiện nguyên mẫu
vào trong thơ như quặng chưa kinh qua lò luyện ở nhiệt độ cao” [3, tr.104].
Nhưng trong hoàn cảnh đối mặt với cái chết, hơn bao giờ hết, mỗi bài thơ của
Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo, Hữu Thỉnh... thực sự “được bảo
đảm bằng máu” (Hữu Thỉnh, là “một sự dấn thân hết mình” [15, tr.45]. Sau
này, khi viết về Thế hệ những nhà thơ Cách mạng, Thanh Thảo đã tâm sự:
“Chiến tranh là một trải nghiệm khốc liệt mà chắc chắn không ai muốn,
nhưng rồi khi phải đối đầu với nó, phải ngập chìm trong nó, người ta có thể
coi những bài thơ rất bình thường viết được trong chiến tranh như những bát
cơm đã nuôi mình khi đói, như hớp nước cuối cùng trong bi đông mà mình đã
xẻ chia cùng đồng đội, lại như một ân sủng mà mình tình cờ nhận được” [16,
tr.4]. Tiếng nói của người trong cuộc giúp ta càng thấm thía hơn sự kiên trì
bền bỉ vượt lên bom đạn của những nhà thơ chiến sĩ và giá trị của những bài
thơ ra đời trong khói lửa chiến tranh.
Trong tập thơ viết về chiến tranh, Nguyễn Duy thiên về lối thơ chính

luận. Dù đã có nhiều sáng tạo và cũng để lại một số bài thơ đặc sắc (Tre Việt
Nam, Đò Lèn, Hơi ấm ổ rơm...) nhưng thơ Nguyễn Duy giai đoạn này có đặc
điểm là ngay ngắn, nghiêm túc, chuẩn mực, chưa thể hiện hiện đúng phong
cách đặc trưng của Nguyễn Duy. Ngay chính tác giả cũng không vừa ý với lối
thơ đó của mình: “Ta quàu quạu học đòi triết gia táo bón - những câu thơ
nhăn nhó nhọc nhằn” (Bao cấp thơ). Tuy vậy, ở giai đoạn này Nguyễn Duy
vẫn để lại dấu ấn rất riêng, đó là sức sống mãnh liệt của một hồn thơ luôn gắn
bó với đồng ruộng, cỏ cây và khả năng nhạy cảm đặc biệt trước cái đẹp.
1.2.2.2. Giai đoạn sau 1975
Chuyển sang thời bình, Nguyễn Duy phải đối mặt với một thử thách
khác: sự ngổn ngang, bề bộn, phức tạp của cuộc sống đời thường. Những câu
thơ sau của Nguyễn Duy đã ghi lại được phần nào những “ngày gian khổ” ấy:

20


Lương tháng thoảng qua một chút hương trời
đồng nhuận bút hiếm hoi gió lọt vào nhà trống
vợ chồng ngủ với nhau đắn đo như vụng trộm
không có cái sợ nào bằng cái sợ sinh con
(Bán vàng)
Nguyễn Duy không thuộc loại nhà thơ “ngợi ca” hay “im lặng”. Ông
không tiếp tục sống trong hào quang của chiến thắng vì ông quan niệm “tất cả
trôi xuôi - cấm lội ngược dòng”, nhưng ông cũng không thu mình vào cuộc
sống gia đình, lãnh đạm với thế sự bởi điều ông sợ nhất là “lòng trống trải
dửng dừng dưng...” (Từng trải). Ngược lại, với ông, người cầm bút không thể
“nhỏ giọt dòng thơ không dễ dãi” mà phải “đêm đêm thao thức như cây chổi
quét đường” (Mười năm bấm đốt ngón tay). Mà ngòi bút của Nguyễn Duy tựa
như cây chổi thật, bởi ông đã “quét” ra ánh sáng những sự thật đau lòng của
xã hội ta lúc bấy giờ:

con rầy nâu khoét rỗng cả mùa màng
thóc bỏ mục ngoài mưa thiếu xăng dầu vận chuyển
phà Cần Thơ lê lết người ăn xin
(Đánh thức tiềm lực)
Sau 1986, phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự
thật, nói rõ sự thật” của Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam đã tạo nên sự
chuyển động mới của văn học. Trong điều kiện mới ấy, thơ Nguyễn Duy lại
càng là “cây chổi” không mệt mỏi. Bài thơ Nhìn từ xa...Tổ quốc của ông thực
sự là những “câu thơ tuẫn tiết” vì đã tháo tung mọi ràng buộc, để sự thật đắng
cay trần trụi phơi bày trước mắt mọi người: “Xứ sở thông minh / sao thật lắm
trẻ con thất học / lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương / Tuổi thơ oằn vai
mồ hôi nước mắt / tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp / tuổi thơ bay
như lá ngã tư đường”.Nguyễn Duy đã viết nhiều những câu thơ như vậy ngay

21


×