Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xung đột trong kịch lưu quang vũ qua một số kịch bản dựa trên tích truyện dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.92 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới TS. Nguyễn Thị Kiều
Anh - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình, chu đáo để em hoàn
thành khóa luận với đề tài Xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ qua một số
kịch bản dựa trên tích truyện dân gian.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Lí luận văn học, cùng toàn
thể các thầy cô trong khoa Ngữ văn - Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu, do sự hạn chế về thời gian nên khóa luận tốt
nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của quý vị, thầy cô để khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2014
Sinh viên

Đặng Thị Lý


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp
của TS. Nguyễn Thị Kiều Anh.
Tôi xin cam đoan:
Nội dung trong khóa luận là công trình nghiên cứu chưa được công bố.
Khóa luận không hề có sự sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình, tài
liệu nào khác. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2014
Sinh viên

Đặng Thị Lý



Danh mục từ viết tắt.
1. PGS: Phó giáo sư
2. TS: Tiến sĩ.
3. THCS: Trung học cở sở.
4. THPT: Trung học phổ thông.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 2
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 5
6. Đóng góp của khóa luận ................................................................................. 5
7. Bố cục khóa luận ............................................................................................. 5
Chương 1. QUAN NIỆM VỀ XUNG ĐỘT KỊCH VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG
TÁC KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ .................................................................... 6
1.1. Khái niệm về kịch ........................................................................................ 6
1.2. Xung đột kịch ............................................................................................... 8
1.3. Hành trình sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ.............................................11
Chương 2. CÁC LOẠI HÌNH XUNG ĐỘT TRONG KỊCH BẢN DỰA TRÊN
TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ .....................................16
2.1. Xung đột giữa thiện và ác ..........................................................................17
2.2 Xung đột giữa sống và chết. .......................................................................25
2.3. Xung đột nội tâm .......................................................................................29
Chương 3. PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT VÀ NGHỆ THUẬT
XÂY DỰNG XUNG ĐỘT...................................................................................34
3.1. Phương thức giải quyết xung đột. ..............................................................34

3.2. Nghệ thuật xây dựng xung đột ...................................................................36
3.2.1. Xung đột thể hiện qua nhân vật ...........................................................36
3.2.2. Xung đột thể hiện qua hành động ........................................................47
3.2.3. Xung đột thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật ...........................................51
KẾT LUẬN ..........................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển nền sân khấu kịch nói Việt Nam, nhà viết kịch Lưu
Quang Vũ (1948 - 1988) được biết đến như một hiện tượng hiếm có, một tác gia
tiêu biểu nhất sân khấu kịch những năm 80 của thế kỉ XX. Mặc dù thời gian
dành cho sân khấu gần 10 năm ông để lại một gia tài đồ sộ với hơn 50 vở kịch.
Cho đến nay chưa có một nhà viết kịch Việt Nam nào vượt qua được Lưu Quang
Vũ. Tác phẩm của ông không những số lượng được dàn dựng nhiều nhất mà còn
có giá trị nghệ thuật cao, chất lượng tốt. Dù ông khai thác ở mảng đề tài nào
cũng đều khắc họa được những vấn đề lớn, có ý nghĩa xã hội nhân sinh sâu sắc.
Từ trước đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về Lưu Quang Vũ
và tác phẩm của ông nói chung, tác phẩm kịch nói riêng. Tuy nhiên trong đó việc
nghiên cứu nghệ thuật sáng tạo về kịch chưa nhiều. Chính vì vậy việc tìm hiểu
những giá trị trong sáng tác của ông là điều vô cùng cần thiết cả về mặt lí luận và
thực tiễn. Mặt khác xung đột kịch là yếu tố then chốt, thúc đẩy vở kịch phát triển
và chuyển tải tư tưởng của tác giả.
Hiện nay trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn THCS và THPT đổi
mới theo quan điểm tích hợp đều đưa các trích đoạn kịch của Lưu Quang Vũ vào
giảng dạy. Nhằm mục đích giúp học sinh hiểu biết hơn về kịch, văn bản kịch, giá

trị to lớn nghệ thuật kịch của ông, có tác dụng giáo dục nhân sinh sâu sắc thế hệ
trẻ.
Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Xung đột trong kịch
Lưu Quang Vũ qua một số kịch bản dựa trên tích truyện dân gian”. Cụ thể
qua hai vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt và Ông vua hóa hổ. Với mong
muốn góp thêm công sức vào việc tìm hiểu và khẳng định những giá trị to lớn
của kịch Lưu Quang Vũ, đặc biệt về xung đột kịch. Đó cũng là tiếng nói tri ân
dành cho một tài năng nghệ thuật lớn - nhà viết kịch Lưu Quang Vũ.

2


2. Lịch sử vấn đề
Vào những năm 80 của thế kỉ XX đã có khá nhiều nhà nghiên cứu phê bình
viết về kịch Lưu Quang Vũ. Đã có ý kiến cho rằng sân khấu Việt Nam những
năm 80 là “sân khấu của Lưu Quang Vũ”. Hàng trăm bài báo nghiên cứu, phê
bình sân khấu trong và ngoài nước được viết ra đánh giá về kịch của ông. Người
khen có, kẻ chê cũng có, từng bước ông lầm lũi âm thầm khẳng định tài năng của
chính mình. Tuy nhiên những nghiên cứu kịch của ông trên phương diện tác
phẩm văn học chiếm tỉ lệ còn khiêm tốn, nhất là các tác phẩm viết dựa trên tích
truyện dân gian.
PGS. TS. Phan Trọng Thưởng cho rằng mối quan tâm lớn nhất trong kịch
của Lưu Quang Vũ là những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người.
Về nội dung xung đột kịch, phương thức biểu hiện các ý kiến đều cho rằng
Lưu Quang Vũ là một cây bút sắc sảo, nhạy cảm trước mọi vấn đề của đời sống
xã hội. TS. Lưu Khánh Thơ trong bài nghiên cứu về những kịch bản khai thác
mô típ dân gian, tác giả đã phân tích một số vở kịch tiêu biểu ở mảng tác phẩm
này, và rút ra kết luận: "Lưu Quang Vũ có sự vận dụng tài tình những di sản của
văn học dân gian, tìm kiếm trong những sự kiện, các nhân vật của quá khứ
những ý nghĩa mới, những bài học mới. Điều này đã tạo nên nét độc đáo trong

kịch Lưu Quang Vũ, vừa mang âm hưởng dân gian, vừa tràn đầy hơi thở của
cuộc sống hiện tại."
Các tác phẩm kịch của ông viết dựa trên tích truyện dân gian chưa được khai
thác, nhận định, đánh giá hết tầm quan trọng của chúng. Phần lớn các bài viết về
kịch của ông chủ yếu xuất phát từ tấm lòng mến yêu, cảm phục trước tài năng, con
người của một nhà viết kịch trẻ. "Di sản kịch của Lưu Quang Vũ đồ sộ về khối
lượng phong phú về nội dung, đa dạng về thể tài và phong cách còn chờ đợi được
nghiên cứu toàn diện... một số kịch phẩm vượt qua thử thách của thời gian và sẽ
có cuộc sống lâu dài trong văn học sân khấu nước nhà".[1,32]

3


Tổng hợp về các nhận định kịch Lưu Quang Vũ, Phan Trọng Thưởng đã viết
"Có những người từ góc độ xã hội cho rằng kịch của Lưu Quang Vũ hay bởi nó
đáp ứng yêu cầu thời sự, được cả xã hội quan tâm, được đưa lên sân khấu những
vấn đề quan thiết, nóng bỏng của thực tiễn đời sống... cũng có những người từ góc
độ sáng tạo mà cho rằng Lưu Quang Vũ đã gặp đất. Lại có không ít người từ một
phía chủ thể nghệ sĩ cho rằng đó là kết quả của tư chất thông minh của tinh thần
lao động nghiêm túc, cần mẫn của trách nhiệm người nghệ sĩ - công dân" [11,89]
Các tác giả có những đóng góp quý giá trong nghiên cứu những sáng tạo
trong kịch của Lưu Quang Vũ. Trên cơ sở kế thừa và học tập các ý kiến xác đáng
của các nhà nghiên cứu đi trước, khóa luận chủ yếu đi sâu vào tìm hiểu xung đột
trong kịch Lưu Quang Vũ qua một số kịch bản dựa trên tích truyện dân
gian. Trong quá trình thực hiện khóa luận tôi còn nhiều thiếu sót kính mong
nhận được sự góp ý của quý thầy, cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong khuôn khổ một khóa luận chúng tôi hướng tới làm nổi bật những đặc
sắc về xung đột kịch của Lưu Quang Vũ, và nghệ thuật tạo dựng xung đột qua
một số kịch bản dựa trên tích truyện dân gian của ông. Cụ thể qua 2 kịch bản

Hồn Trương Ba da hàng thịt và Ông vua hóa hổ. Từ đó khẳng định tài năng, vị
trí, sự đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với sự phát triển của thể loại kịch trong
nền văn học nước nhà.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Xung đột kịch trong một số kịch bản dựa trên tích truyện dân gian của Lưu
Quang Vũ.
- Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ khóa luận tốt nghiệp, khi triển khai đề tài chúng tôi tập
trung đi sâu khảo sát hai văn bản kịch lấy từ tích dân gian như: Hồn Trương Ba
da hàng thịt và Ông vua hóa hổ.
4


5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp loại hình.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận: khóa luận đóng góp những nhận xét về xung đột kịch của
Lưu Quang Vũ dựa trên tích truyện dân gian.
Về mặt thực tiễn: khóa luận đóng góp trong công việc giảng dạy xung đột
kịch ở trường THCS và THPT nói chung và kịch Lưu Quang Vũ nói riêng.
7. Bố cục khóa luận
- Chương 1: Quan niệm về xung đột kịch và hành trình sáng tác kịch của
Lưu Quang Vũ.
- Chương 2: Các loại hình xung đột trong một số kịch bản dựa trên tích
truyện dân gian của Lưu Quang Vũ.
- Chương 3: Phương thức giải quyết xung đột và nghệ thuật xây dựng xung

đột.

5


CHƯƠNG 1. QUAN NIỆM VỀ XUNG ĐỘT KỊCH VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC KỊCH CỦA LƯU QUANG VŨ
1.1. Khái niệm về kịch
Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
“Kịch được dùng theo hai cấp độ:
Ở cấp độ loại hình, kịch là một trong ba phương thức của văn học (kịch, tự
sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ
yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói
đến kịch là nói đến sự biểu diễn bằng hành động cử chỉ, điệu bộ và bằng lời nói
(riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời).
Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc
những xung đột muôn thuở mang tính toàn nhân loại như (thiện và ác, cao cả và
thấp hèn, ước mơ và hiện thực...). Những xung đột ấy được thể hiện bằng một
cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những
quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch
tính, là những căng thẳng do tình huống tạo ra với những nhân vật.
Phần lớn kịch được xây dựng trên hành động bên ngoài với những diễn
biến của chúng và theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân
vật. Tuy nhiên cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy
ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng.
Trong kịch, những lời phát biểu của các nhân vật (trong đối thoại hoặc độc
thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa
quyết định. Còn những lời trần thuật (câu chuyện kể của nhân vật về những điều
trần thuật đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác
giả trong kịch bản) chỉ đóng vai trò thứ yếu và nhiều khi không cần đến.

Về mặt kết cấu, vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra sự
trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch, đồng thời làm cho cái
được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Qua các thế kỉ khác nhau
mối quan hệ giữa 3 yếu tố: thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch
6


không ngừng thay đổi tùy theo quan niệm của người sáng tạo, và quy mô, tầm
vóc của những sự kiện, biến cố được phản ánh.
Trên cấp độ loại hình, kịch gồm nhiều thể loại: bi kịch, hài kịch, chính kịch,
cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác.
Ở cấp độ thể loại, thuật ngữ kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch
cũng gọi là chính kịch (hoặc kịch đram). Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện
cuộc sống riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là
cười nhạo, chế giễu thói hư tật xấu, mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ
chứa đựng kịch tính đối với xã hội. Và cũng giống như bi kịch, kịch tái hiện
những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó không căng thẳng đến tột
độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn
thỏa. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường.
Kịch hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỉ thứ XVIII qua sáng tác
của các nhà Khai sáng ở Pháp và Đức như Đi-đơ-rô (1713 - 1784), Bô-mác-se
(1732 - 1799), G.E.Lect-xing (1729 - 1781),... Nó hướng về những lợi ích tinh
thần đạo đức, về lí tưởng của các lực lượng dân chủ tiến bộ đương thời. Trong
quá trình phát triển của kịch, tính kịch bên trong của nó ngày càng cô đọng, dồn
nén hơn. Nó cũng tiếp nhận những thủ pháp nghệ thuật, những phương tiện biểu
đạt của các thể loại văn học sân khấu khác như bi hài kịch, kịch hề,... để tăng
thêm sức hấp dẫn và tác động nghệ thuật của nó đối với công chúng.
Ở Việt Nam, kịch ra đời vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX, với những
sáng tác như: Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, Kim tiền của Vi Huyền
Đắc... Từ sau cách mạng tháng Tám, kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng

trong đời sống văn học - sân khấu và xã hội ở nước ta.”[3, 167-168].
Như vậy kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp có sự tham gia của nhiều
người, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, diễn ra trong một môi trường đầy xung
đột, va chạm cần được giải quyết.
7


1.2. Xung đột kịch
Nếu ta quan niệm xung đột như một hình thái trong khái niệm chung nhất
thì đó là một cấp độ của mâu thuẫn với những biểu hiện tăng dần, đến những
mâu thuẫn gay gắt mà hình thái của nó diễn ra trong cuộc chiến tranh thực sự.
Hơn thế trước khi đạt đến mức độ gọi là xung đột thì nó phải được tích tụ dần
qua những cấp độ khác nhau. Lúc đầu có vẻ giản đơn nhưng ngày càng phức tạp
gay gắt thêm đến mức không thể hòa hoãn được. Trong văn học, đặc biệt là trong
kịch những suy nghĩ đánh giá về nội dung nhân bản, nhân đạo là rất quan trọng,
sự khác nhau về giai tầng xã hội... phát triển thành xung đột. Aristotle nói đến
tính hành động nhưng cũng không bỏ qua một đặc trưng quan trọng của kịch đó
là tính xung đột. Ông coi thắt nút là phần kịch bao gồm từ đầu đến sự biến, nó
xuất phát từ xung đột ban đầu. Tức mỗi xung đột được tạo nên từ tình huống ban
đầu, tình huống xuất phát của kịch. Hê - ghen nói đến đối tượng xung đột kịch
ông còn gắn liền với đặc trưng hành động kịch. Trước hết ông cho rằng kịch là
tổng thể về nội dung và hình thức cần được xem xét ở mức độ cao nhất của thi ca
và nghệ thuật. Ông phân tích kịch như một nghệ thuật có chức năng diễn tả
những mâu thuẫn của hiện thực, ở mức độ căng thẳng cực độ.
Pha-đê-ép cho rằng: “xung đột là cơ sở của kịch” là biểu hiện tập trung
nhất, cơ sở cho mọi sáng tạo nghệ thuật. Xung đột kịch phản ánh những mâu
thuẫn trong xã hội và thời đại mang tính lịch sử cụ thể trong đời sống của con
người. Xung đột kịch là mấu chốt, chìa khóa để kịch phản ánh một cách cô đọng,
súc tích và điển hình nhất. Xung đột trong kịch bắt nguồn từ mâu thuẫn trong đời
sống, chỉ có những xung đột hoặc mâu thuẫn sắc nhọn, kịch liệt, đầy kịch tính

cộng thêm sự sáng tạo của nhà văn mới trở thành xung đột kịch khiến khán giả
cảm nhận được, nhìn thấy được mâu thuẫn của cuộc sống. Căn cứ vào lịch sử
phát triển của nghệ thuật sân khấu xung đột kịch được hiểu theo hai nghĩa rộng,
hẹp khác nhau. Hiểu theo nghĩa hẹp, xung đột trong tác phẩm kịch là sự phát
triển cao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều lực lượng tương đối độc lập thông
8


qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện trong mỗi màn
kịch, có thể có rất nhiều loại xung đột khác nhau. Có xung đột biểu hiện của sự
đè nén, giằng co giữa các lực lượng, có xung đột được biểu hiện qua sự đấu
tranh nội tâm của nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí lẽ để thuyết
phục đối phương giữa hai lực lượng. Do tính chất sân khấu quy định cho nên
trong khi phản ánh hiện thực tác giả kịch bản buộc phải bước vào những mâu
thuẫn trong cuộc sống đã phát triển đến chỗ xung đột đòi hỏi phải được giải
quyết bằng cách này hay cách khác. Hiểu theo nghĩa rộng, xung đột cần phản
ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nói cách khác luôn mang
tính lịch sử cụ thể, ở những thời đại khác nhau có những xung đột khác nhau. Ở
thời cổ đại đó là xung đột giữa thế giới quan thần linh, từ định mệnh với khát
vọng làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân của mỗi người như trong vở Ơđíp
làm vua (Xôphôclô), Prêmêtê bị xiềng (Ex - khin).... Trong xã hội nô lệ đó là
xung đột giữa những người nô lệ muốn đấu tranh giành lại tự do với bọn chủ
nô... Trong xã hội phong kiến đó là xung đột giữa một bên là uy quyền của vua
chúa, quan lại với dân thường bị áp bức đòi được giải phóng. Trong thời kì hiện
đại, những xung đột thường xoay quanh những vấn đề cách mạng - phản cách
mạng, cái thiện - cái ác, cái tốt - cái xấu... Xung đột do tính chất sân khấu quy
định, và làm cho kịch có tính sân khấu. Sức hấp dẫn của một vở kịch là ở chỗ
nhà văn phát hiện, nêu ra, và giải quyết xung đột lớn nhỏ trong vở kịch. Các yếu
tố khác của vở kịch phải góp phần tô đậm xung đột và dẫn đến một kết cục sâu
sắc, gần gũi với những vấn đề của cuộc sống. Chính bởi vậy khi nói tới kịch bỏ

qua yếu tố xung đột là một thiếu sót lớn.
Theo tác giả Phạm Vĩnh Cư trong kịch xung đột “chi phối trực tiếp đến cấu
trúc tác phẩm, đến nhịp độ dồn dập khác thường của cốt truyện, xung đột là
động lực thúc đẩy của hành động kịch nhằm xác lập lên những mối quan hệ giữa
các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu cuả tác phẩm kịch, thiếu xót xung
đột, tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng đầu tiên của thể loại, sẽ trở thành vô nghĩa
9


hay chỉ có thể là vở kịch tồi.”[10, 202]. Vì vậy người nghệ sĩ phải có sự nghiên
cứu công phu kĩ lưỡng, tìm tòi và phát hiện hiện thực. Đồng thời phải có một
cảm quan, một sự nhạy bén trong nắm bắt các hiện tượng đời sống để xây dựng
được những xung đột mang ý nghĩa điển hình.
Đối lập thường tạo ra mâu thuẫn nhưng không phải bất kì mặt đối lập nào
cũng tạo nên mâu thuẫn. Mâu thuẫn trong kịch nên hiểu: “là một khái niệm nghệ
thuật thuộc về con người, là nói tới những cuộc đấu tranh về chính trị, về lí
tưởng, về thẩm mỹ, về tư tưởng, về đạo đức, những xung khắc có ý nghĩa trọng
đại về mặt xã hội mâu thuẫn kịch đâu phải là sự tương phản của một vài cảm
xúc nhỏ nhặt, rải rác trong một câu chuyện êm dịu cuối chiều. Mâu thuẫn kịch
không phải là sự khác biệt.”[1, 87]. Mâu thuẫn trong kịch phải đảm bảo được
yêu cầu cơ bản về tính chân thực và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Giữa xung đột và
mâu thuẫn có mối quan hệ qua lại với nhau. Tuy nhiên chỉ đến một giai đoạn
nhất định, khi mâu thuẫn đạt đến một mức độ sâu sắc mới dẫn đến xung đột và
lúc đó chúng mới tới địa hạt chân chính của tính kịch.
Mỗi tác phẩm kịch thường được triển khai trên cơ sở một cốt truyện giàu
xung đột. Chính ở đây bộc lộ rõ nhất sự khác biệt, va chạm đối lập giữa các
khuynh hướng tư tưởng, các cảnh ngộ và các tính cách, là sự phản ánh cái mâu
thuẫn có tính chất xã hội và thời đại. Đồng thời là sự tái hiện, biểu hiện cuộc
sống trong hình thái mâu thuẫn. Xung đột được coi là hình thức phản ánh thực
tại khách quan thông qua các mâu thuẫn xã hội được khái quát hóa từ các cuộc

đấu tranh của nhân vật trong cuộc sống nhằm bộc lộ ý đồ, tư tưởng, dụng ý nghệ
thuật của tác giả. Xung đột còn là trung tâm nội dung của kịch có tác động làm
bùng nổ các hành động của các nhân vật tạo ra sự vận động của các sự kiện và
tính cách nhân vật. Mọi hành động kịch đều bắt nguồn từ cuộc đấu tranh chủ yếu
giữa các nhân vật trong kịch, phát triển và kết thúc theo xu thế chung của sự giải
quyết. Hình thức biểu hiện của xung đột kịch là hình thức xung đột tính cách của
những nhân vật có số phận, nội dung rõ rệt trước mọi vấn đề sự kiện nhất định.
10


Xung đột gay gắt càng lộ rõ nét tính quyết liệt của cuộc đấu tranh giữa những
khuynh hướng, lực lượng xã hội nhất định và bao giờ cũng chứa đựng một tư
tưởng, một lí tưởng thẩm mĩ cụ thể. Xung đột kịch vì thế phải có ý nghĩa xã hội
rộng lớn, có tính phổ biến và đặc biệt phải xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn
xã hội sâu sắc, chứa đựng những vấn đề nóng bỏng của thời đại thì mới có giá trị
nghệ thuật cao. Thông qua xu hướng hành động, đặc điểm tính cách, đời sống
nội tâm của nhân vật chúng ta thấy được xung đột kịch.
Những xung đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà
viết kịch đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhất. “Lí giải được những vấn
đề thuộc phạm trù xung đột thông qua hệ thống hành động bằng sức mạnh riêng
của ngôn ngữ nhân vật, có nghĩa là nhà viết kịch đã lí giải được vấn đề mang ý
nghĩ nhân bản luôn đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại, bằng tiếng nói nghệ
thuật của thể loại”. [2,61].
1.3. Hành trình sáng tác kịch của Lưu Quang Vũ
Người con của mảnh đất Hạ Hào, Vĩnh Phú nay là Phú Thọ, Lưu Quang Vũ
sớm bộc lộ tài năng ở nhiều mặt. Ông không chỉ trở thành hiện tượng “đặc biệt”
của sân khấu kịch những năm 80 của thế kỉ XX mà ông còn là một nhà soạn kịch
tài năng của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Cho đến nay chưa ai vượt
qua được tầm vóc của ông. Ngày 29 - 8 - 1988 trong một vụ tai nạn ô tô trên
quốc lộ 5 đã cướp đi sinh mạng của ông cùng người bạn đời - nhà thơ Xuân

Quỳnh và con trai Lưu Quỳnh Thơ. Ông ra đi khi đang ở đỉnh cao của nghệ thuật
trong lúc tài năng ở “độ chín”. Với 40 năm tuổi đời ngắn ngủi nhưng người nghệ
sĩ tài hoa Lưu Quang Vũ đã để lại cho đời một sự nghiệp văn học đồ sộ. Trước
khi trở thành nhà viết kịch, Lưu Quang Vũ đã là một nhà thơ có tiếng, được
nhiều người yêu thích, ngoài ra ông còn sáng tác truyện, vẽ tranh, là cộng tác
viên của báo... Giới phê bình khẳng định “Lưu Quang Vũ là một nhà thơ, một
cây bút trẻ nhiều triển vọng”. Các tập thơ như Cỏ tóc tiên, ...truyện ngắn như
Người kép đóng hổ,...được giới nghiên cứu đánh giá cao. Có thể nói thơ là khát
11


vọng, là động lực, là cơ sở, còn truyện là bắt đầu cho những vấn đề xã hội khả
năng khắc họa chân dung nhân vật để Lưu Quang Vũ tỏa sáng tài năng trong
kịch. Lưu Quang Vũ đã từng nói lên những suy nghĩ của mình trong lời tự bạch
trước khi mất “động lực xúi giục tôi viết kịch cũng là những động lực khiến tôi
làm thơ, đó là khát vọng muốn được bày tỏ muốn được thể hiện tâm hồn mình và
thế giới xung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống,
được trao gửi và dâng hiến.”[7, 316]. Lưu Quang Vũ để lại những dấu ấn đậm
nét nhất trong lòng độc giả là những vở kịch mà ông sáng tác. Có thể thấy đó là
cả một hành trình lao động nghệ thuật không ngừng nghỉ để khẳng định tài năng
và tên tuổi của mình.
Trường hợp nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đích thực là một “hiện tượng sân
khấu” Việt Nam. Nhà nghiên cứu Vũ Hà và Ngô Thảo nhận xét “sự phát lộ tài
năng ở Vũ không tuân theo quy luật của sự hội tụ mà lan tỏa trên một mặt bằng
rộng rãi.”[4, 62]. Kịch của ông thực sự là một “thương hiệu” tin cẩn đối với
khán giả lúc bấy giờ về mặt nội dung và nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Tất Thắng
nhận định về kịch Lưu Quang Vũ “đã thực sự được mọi người chú ý và đã thực
sự thu hút sự chú ý của mọi người”. [11]. Phạm Vĩnh Cư viết “sân khấu thủ đô
Hà Nội, sân khấu thành phố Hồ Chí Minh nhiều nơi chứng kiến sự chiếm lĩnh
hầu hết vở diễn của Lưu Quang Vũ trên sàn diễn”[10,383]. Trong thời kì hậu

chiến tàn dư của chiến tranh là lực cản kéo lùi lịch sử, sân khấu cách mạng rơi
vào tình trạng nghèo nàn đơn điệu. Năm 1979 ông mới bước vào sân khấu với
một thế sự rất thuận lợi cho sự nghiệp sáng tác của mình. Chính thời điểm đó
Lưu Quang Vũ trình làng với tác phẩm đầu tay Sống mãi tuổi 17 (1979) do nhà
hát tuổi trẻ dàn dựng. Vở kịch đạt huy chương vàng tại hội diễn sân khấu toàn
quốc năm 1980. Thành công rực rỡ bước đầu không hề làm thui chột tài năng,
mà trở thành sức mạnh, nghị lực, bệ phóng để ông vững bước vào nghề. Hiện
thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho nghệ sỹ khai thác và phản ánh. Vốn là
một người thông minh, trái tim đa cảm, một trí tuệ nhạy bén, khối óc sáng tạo,
12


chỉ cần đọc một mẩu tin, một bài viết trên báo, hay thoáng nhìn thấy sự kiện nào
đó, nghe một câu chuyện người khác kể... ông có thể viết lên tác phẩm kịch
chuyển tải nội dung đó đến mọi người đạt được hiệu quả cao nhất. Những vở
kịch gây chấn động mạnh như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Sita, Lời thề thứ
chín, Khoảnh khắc và vô tận... Tên tuổi của ông ngày càng nổi bật, tô đậm hơn,
gần gũi hơn. Nhờ có kịch của ông người làm sân khấu đã chinh phục được khán
giả Hồ Chí Minh bằng sự lôi cuốn của loại hình kịch nói, khi người dân ở đây
bao năm vốn đã quen với cải lương. Điều này được coi là một kì tích lớn. Trong
hội diễn sân khấu năm 1985 được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh phải nhắc
đến thành công rực rỡ của Tôi và chúng ta (1984). Báo giới thành phố Hồ Chí
Minh đánh giá vở Tôi và chúng ta là vở có sức mạnh ghê gớm như “cỗ xe tăng
tiến vào giải phóng dinh độc lập". Vở Hồn Trương Ba da hàng thịt được đánh
giá là vở kịch hay nhất của ông. Theo Hồ Anh Thái nhà hát kịch Việt Nam khi
mang vở Hồn Trương Ba da hàng thịt diễn ở Seattle (miền tây nước Mỹ) “làm
cho dân Seattle một đêm mất ngủ”, “bán được 250 vé không tính giấy mời trong
một khán phòng 300 chỗ ngồi”[10, 349]. Như vậy có thể thấy tầm ảnh hưởng
của Lưu Quang Vũ không chỉ trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới xa xôi.
Tài năng của ông dồi dào, sức sáng tạo đi con đường của mình không giống bất

cứ ai. Thành công của ông được nhà nghiên cứu Ngô Thảo nhận định “là sự kết
hợp giữa một tài năng đang độ chín và một sức lao động nghệ thuật phải nói là
phi thường”. [4,251]
Ra nhập làng sân khấu chỉ gần 10 năm nhưng ông để lại một khối lượng
tác phẩm thật đáng nể hơn 50 kịch bản. Các kịch bản của ông được dàn dựng và
gặt hái được nhiều thành công rực rỡ, những giải thưởng cao quý như vở “Sống
mãi tuổi 17”(1979), “Cô gái đội mũ nồi xám”(1981),”Hồn Trương Ba da hàng
thịt”(1981), “Nàng Sita”(1982), “Tôi và chúng ta”(1984), “Ông vua hóa
hổ”(1985)...Trung bình một năm ông viết sáu vở kịch, chỉ tính riêng năm 1984

13


và 1988 ông sáng tác nhiều nhất gần chín vở một năm. Mỗi một tác phẩm được
viết ra như một câu chuyện kể. Căn cứ vào cốt truyện có thể chia như sau:
- Loại dựa vào một số tích cũ của dân gian viết lại như: Hồn Trương Ba da
hàng thịt, Ông vua hóa hổ, Lời nói dối cuối cùng, Nàng Sita, Linh hồn của đá,
Đam Săn...
- Loại dựa vào một cốt truyện văn học để chuyển thành kịch như: Hẹn ngày
trở lại, Đôi dòng sữa mẹ, Chết cho điều chưa có...
- Loại sáng tác về đề tài hiện đại: Mùa hạ cuối cùng, Cô gái đội mũ nồi
xám, Tôi và chúng ta, Nguồn sáng trong đời, Lời thề thứ chín...
Loại sáng tác về đề tài đổi mới là chủ yếu trong gia tài đồ sộ của ông được
đánh giá cao. Tuy nhiên loại viết dựa trên tích cũ, dân gian được đánh giá khá
cao mặc dù số lượng không nhiều trong gia sản kịch của ông. Cứ năm năm một
lần, sân khấu cả nước lại tụ họp đua tài đọ sức, các đoàn diễn ráo riết đi săn lùng
kịch bản, Lưu Quang Vũ là tác giả được đặt hàng nhiều nhất. Vì thế cái tên Lưu
Quang Vũ gây xôn xao dư luận qua hai kì hội diễn năm 1980 và 1985 để vinh dự
trở thành “hiện tượng lạ sân khấu". Kiêm nhường và lặng lẽ dưới ánh đèn sân
khấu đã đền đáp công sức của ông xứng đáng. Càng xem kịch của ông người ta

càng vững tin hơn ở sự thức tỉnh lương tri mỗi con người. Phan Ngọc viết
“người ta xem kịch là xem một cách lý giải mới về thân phận và diện mạo của
những nhân vật trong kịch qua đó để lý giải diện mạo và thân phận của
mình”[10, 265]. Bằng những chất liệu đời thường hầu như mỗi chúng ta đều
thấy ông đã viết lên một vở kịch thâm thúy. Nhà nghiên cứu Ngô Thảo nhận
định “khiêm nhường, không bị thế giới sân khấu ồn ào làm thay đổi, nếp sống
không chớp nhoáng trước những thành công, gần như bao giờ Vũ cũng an phận
làm một người lao động khổ sai. Tính cả nể không hiếu thắng Vũ cứ lặng lẽ
sống, lặng lẽ làm việc....”[4,251]. Ông xứng đáng là tác gia hàng đầu làm nên
diện mạo sân khấu kịch nước nhà trong thập kỉ 80 của thế kỉ XX, là cây đại thụ
của sân khấu kịch nói, cái bóng ấy đến ngày nay chưa một tác giả nào đi hết,
14


vượt qua được. Với những đóng góp của mình năm 2000 ông được trao tặng giải
thưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật sân khấu.
Đã mấy chục năm trôi qua, mỗi lần tiếp xúc với kịch Lưu Quang Vũ công
chúng vẫn cảm nhận được sự cấp bách và tươi mới mà ông hằng thao thức. Nó
vẫn có sức mạnh lay động hàng triệu trái tim con người. Bởi lẽ kịch của ông có
những giá trị thiết thực, nhìn vào xã hội thu nhỏ trong các vở kịch này dù ở thời
đại, hoàn cảnh nào chúng ta cũng nhận thấy sự tươi mới, những bài học đắt giá
để học hỏi và rút kinh nghiệm.

15


CHƯƠNG 2. CÁC LOẠI HÌNH XUNG ĐỘT TRONG KỊCH BẢN DỰA
TRÊN TÍCH TRUYỆN DÂN GIAN CỦA LƯU QUANG VŨ
Cha ông ta có câu “Có tích mới dịch nên tuồng”. “Tích” ở đây có thể hiểu
là cốt truyện, phải có cốt truyện mới tạo dựng thành tác phẩm, sân khấu mới có

kịch để diễn. Kịch của Lưu Quang Vũ thường được xây dựng trên một cốt truyện
chắc chắn chủ yếu tập trung vào các vấn đề, các sự kiện quan trọng trong đời
sống. Việc khai thác các mô típ dân gian dựa vào đó để viết kịch bản mang đậm
dấu ấn cá nhân, phong cách của mình đã tạo cho kịch của ông một chiều sâu lí
tưởng. Trong số hơn 50 vở kịch của ông, số lượng tác phẩm khai thác từ cốt
truyện dân gian không nhiều nhưng hầu hết những vở kịch đó đều đạt đến hiệu
quả nghệ thuật tương đối cao.
Trước hết, Lưu Quang Vũ có khả năng tạo tình thế kịch đặc sắc. Tức là
ông tạo ra các mâu thuẫn xung đột ở cấp độ khác nhau, phù hợp với hoàn cảnh
tính cách nhân vật, đẩy kịch lên một tầng cao mới. Xung đột là những tình huống
bất ngờ, không thể lường trước được, có khi là những tình huống sinh hoạt hàng
ngày, những tình huống xa xưa được lưu truyền trong dân gian, nhưng vẫn đầy
sức hấp dẫn riêng của nó. Nó khiến cho người đọc, người xem cuốn hút theo mọi
tình tiết trong kịch bản không hề rời mắt, một sự hấp dẫn đến kì lạ, một ma lực
lớn kéo người ta vào trong đó khó có thể thoát ra được. Lưu Quang Vũ thực sự
rất có tài trong lĩnh vực này. Vì vậy các vở kịch của ông luôn được đông đảo
khán giả đón nhận. Từ mâu thuẫn xung đột cá nhân, ông đã nâng lên thành tính
khái quát trong các vở kịch mang vấn đề xã hội nhức nhối lúc bấy giờ, có tác
dụng đến ngày nay. Xung đột trong các vở kịch nói chung và các vở viết dựa
trên tích dân gian nói riêng tuy có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có sự khác
biệt. Các tác phẩm kịch dựa trên tích truyện dân gian chủ yếu là mâu thuẫn xung
đột giữa thiện và ác, xung đột giữa sống và chết, xung đột nội tâm... Cũng từ các
văn bản kịch chúng ta thấy được triết lý cuộc sống tác giả gửi gắm.

16


Khảo sát 2 vở kịch dựa trên tích truyện dân gian là Hồn Trương Ba da hàng
thịt và Ông vua hóa hổ chúng tôi nhận thấy những loại xung đột này được thể
hiện một cách rõ rệt.

2.1. Xung đột giữa thiện và ác
Hiện thực những năm 80 của thế kỉ XX là một bức tranh sáng tối màu sắc
hỗn độn. Cái xấu, cái ác nảy sinh như một hệ quả tất yếu trong guồng quay vội
vàng ấy. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác vốn đã tồn tại từ xa xưa, ngay từ trong
sử thi, câu chuyện cổ tích... đã xuất hiện. Sự tồn tại hai thái cực thiện - ác đấu
tranh với nhau nhằm duy trì sự cân bằng cuộc sống, xã hội. Theo chiều dài lịch
sử cuộc đấu tranh ấy không hề dừng lại, và ngày càng nhức nhối hơn đòi hỏi giải
quyết một cách triệt để hơn bao giờ hết. Xung đột kịch thường có đặc điểm rất
gay gắt cần được giải quyết. Ngoài ra những xung đột trong kịch thường bất ngờ
lôi cuốn khán giả, bất ngờ trong tình huống, trong nhân vật, trong cách giải
quyết. Mong ước cuộc sống tốt đẹp, niềm tin, hi vọng vào sự chiến thắng của cái
thiện, Lưu Quang Vũ không những thể hiện ước mơ của bản thân mà còn nói lên
ước mơ của nhân dân qua hai vở Hồn Trương Ba da hàng thịt và Ông vua hóa
hổ. Cuộc sống vốn nó đã rất phức tạp, ở đó cái xấu, cái tốt, cái thiện, cái ác đan
cài nhau khó phân biệt trong xã hội đương thời. Phạm Vĩnh Cư nhận định “Lưu
Quang Vũ đã để lại cho chúng ta một bi hài kịch đặc sắc được công chúng trong
và ngoài nước tán thưởng”. [10, 272]
Xung đột giữa thiện và ác trong Hồn Trương Ba da hàng thịt được thể hiện
sâu sắc qua nhân vật Trương Ba được đặt trong các mối quan hệ với những nhân
vật khác. Đặt trong mối quan hệ gia đình Trương Ba là một con người chất phác,
hơn 50 tuổi, làm nghề trồng vườn, thích những cái bình dị như: nước chè xanh,
đánh cờ, là một người sống ôn hòa, tình nghĩa, yêu thương vợ con. Sống nhờ
thân xác anh hàng thịt Trương Ba thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Một bữa ông
ăn tám chín bát cơm, thích uống rượu, thích những món tiết canh, cổ hũ, khấu
đuôi... Từ đó bắt đầu những mâu thuẫn nảy sinh giữa Hồn Trương Ba với người
17


thân trong gia đình. Vợ Trương Ba buồn chán trước sự thay đổi của chồng, giữa
hai vợ chồng thường xảy ra cãi vã nhau. "Ông đâu còn là ông Trương Ba làm

vườn ngày xưa...". Người cháu gái khi xưa yêu quý ông bao nhiều thì giờ đây
căm ghét ông bấy nhiêu. Cái Gái chỉ đứng từ xa "lén lút" nhìn ông... Tâm hồn
Trương Ba vật lộn với những dằn vặt tâm can trước những đau đớn người thân
ông chịu đựng, để đi đến quyết định từ bỏ cuộc sống "nhờ" mong muốn níu giữ
lại hình tượng tốt đẹp trong lòng người thân. Nếu trong tuồng Trương Đồ Nhục
và trong truyện dân gian chỉ dừng lại ở việc Trương Ba nhập vào xác anh hàng
thịt và trở về sống bên cạnh vợ con thì trong kịch Lưu Quang Vũ đã phát triển
lên một tầng cao mới. Ông đặt ra những vấn đề cấp bách mang tính nhân sinh
cao cả. "Một cốt truyện dân gian quen thuộc chẳng mấy ai tranh luận về ý nghĩa
của truyện vậy mà khi Lưu Quang Vũ đưa lên sân khấu, vở kịch không chỉ dừng
lại ở những giá trị ban đầu, nó đặt ra nhiều gía trị mới mẻ”[8, 280].
Xung đột giữa cái thiện và cái ác, được thể hiện cụ thể qua các tính huống
khác nhau. Đầu tiên là tình huống Nam Tào, Bắc Đẩu làm ăn vô trách nhiệm dẫn
đến Trương Ba bị chết oan. Trong vở kịch này Lưu Quang Vũ lên án mạnh mẽ
thói làm ăn tắc trách của quan lại, những kẻ cầm cân nảy mực, là ngọn nguồn
của mọi xung đột. Trong mối quan hệ với quan nhà trời, Nam Tào, Bắc Đẩu thì
Trương Ba cũng chỉ là người dân bình thường vô tội. Cung cách làm ăn "đánh
trống bỏ dùi" của họ vô tình tiếp tay cho cái ác, Trương Ba bị chết oan đáng lẽ ra
người như ông phải được sống "thêm 20 năm nữa". Làm sai biết nhận ra cái sai
và sửa là điều đáng quý trong mỗi con người, tuy nhiên phải sửa như thế nào cho
đúng mới là vấn đề được chú ý. Sửa cái sai của Nam Tào, Bắc Đẩu, Đế Thích đã
cho Hồn Trương Ba nhập vào xác anh hàng thịt mới mất, kéo theo một tấn bi hài
kịch của nhân vật này. Cái bên ngoài một đằng bên trong một nẻo là miếng mồi
béo bở cho những kẻ đục khoét sâu mọt trong bộ máy quan quyền dưới trần gian
đại diện là Lý Trưởng. Một cái xã hội “phải biết dựa vào nhau mà sống”. “Ăn ở
cho biết điều là thông đồng bén giọt cả". Thể hiện xung đột giữa hồn Trương Ba
18


với quan lại tác giả đã nói lên xung đột giữa tốt - xấu trong con người, bóc trần

bộ mặt ghê gớm của xã hội đương thời.
Xung đột giữa cái thiện và cái ác, phát triển đến đỉnh điểm là xung đột giữa
hồn và xác. Xác anh hàng thịt đại diện cho con người thô lỗ, bản chất con buôn,
tục tữu của con người trần gian. Sống trong một thân thể khác không dễ chịu chút
nào, Trương Ba bị những cám dỗ, ham muốn của anh đồ tể chi phối dần đánh mất
mình. Trước những lập luận sắc bén, bằng chứng xác thực hồn Trương Ba bị đuối
lý, bị dồn vào “chân tường”. Vì linh hồn là cái thanh cao, lại không có hình thù
riêng, thể xác là cái bình, cái vỏ bọc để chứa đựng nó, nhưng hoàn cảnh sống, môi
trường sống chính là cái vỏ bên ngoài lại làm tha hóa cái tốt đẹp bên trong.
"Xác hàng thịt:... Khi ông ở bên nhà tôi... Khi ông đứng bên cạnh vợ tôi,
tay chân run rẩy, hơi thở nóng nực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...
Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chứ, chân tay mày, hơi thở của mày...
Xác hàng thịt: thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với thân thể mình nhỉ! Tôi
chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của... Này, nhưng ta nên
thành thật với nhau một chút: Chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Ha ha cái
món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông
lâng lâng cảm xúc sao? Để thỏa mãn tôi chẳng lẽ ông không tham dự chút đỉnh
gì?..."
Cái linh hồn tự tôn của Trương Ba sống không được ấm cúng trong gia
đình. Nó cô đơn ngay trong chính gia đình của mình. Nó là đối tượng thương xót
của vợ, con dâu, là trướng ngại vật cản trở con trai “hiện đại”và thực dụng, là cái
gai giả danh ông nội trong mắt cháu gái. Không thể tỏa sáng trong gia đình,
ngoài xã hội càng không còn trí hướng để tỏa sáng, chỉ mong được bảo toàn
trong dòng đời vẩn đục. Cảnh Lý trưởng kiểm tra như phủ nhận sạch trơn sự tồn
tại của linh hồn, đánh đồng nó với thể xác. Linh hồn đã trở thành không cần
thiết, thậm chí là trở ngại đáng ghét, nên chỉ cần một cái cớ bề ngoài người ta
phủ nhận sạch sẽ sự tồn tại của nó. Hồn Trương Ba phải nhân nhượng hết lần
19



này đến lần khác. Đội lốt đồ tể thực hiện chức năng xã hội giao phó trước công
chúng. Cái thân xác “âm u đui mù” với những nhu cầu tập tính của nó ngày càng
lấn chiếm chi phối, sai khiến, ăn mòn dần linh hồn cao đẹp. Cuộc đối thoại giữa
Hồn Trương Ba và xác hàng thịt như hai thực thể đối lập nhưng không thể tồn tại
riêng rẽ tách rời. Có cái này phải có cái kia vấn đề là cái nào dành được quyền
chỉ huy cái nào. Trong trận chiến ấy rõ ràng xác hàng thịt đã thắng thế. Nó thắng
không phải xác mạnh hơn, mà vì trong trường hợp cụ thể này, cái xác đó đã từng
hợp tác với một linh hồn khác chịu ảnh hưởng sâu sắc của nó, trở thành linh hồn
ấy. Lưu Quang Vũ cho chúng ta thấy cuộc vật lộn giữa Hồn Trương Ba và Xác
hàng thịt thực chất là cuộc giao tranh giữa hai linh hồn trong cùng một thể xác.
Một linh hồn thanh cao và một linh hồn phàm phu tục tử đang đấu tranh trong
một con người. Nó giống như hai thái cực âm - dương cùng tồn tại trong cùng
một thỏi bin cuộc sống. Bị phủ nhận tàn nhẫn từ bên ngoài và bị lấn át từ bên
trong linh Hồn Trương Ba cuối cùng cũng chọn một con đường tưởng chừng như
tiêu cực nhưng lại rất đúng đắn là rời bỏ cõi đời, trả lại thân xác cho anh hàng
thịt. Trước khi để Hồn Trương Ba chết hẳn thì nó trải qua cuộc thử thách cuối
cùng nhập vào xác cu Tỵ. Với bản tính lương thiện, chất phác của mình, đồng
thời ông cũng hình dung thấy được những rắc rối nảy sinh, vì thế ông quyết định
để cu Tỵ được sống, giữ lại trong kí ức những người thân yêu kỉ niệm tốt đẹp về
mình. Nhiều người trên cõi đời này sống đều không là chính mình, ngay cả Ngọc
Hoàng ở vị trí tối cao. “Có những cái không thể sửa được, chắp vá gượng ép chỉ
làm sai thêm”. “Không thể sống với bất cứ giá nào. Có những giá đắt, không thể
trả được”. Với những kết luận chát đắng như vậy, Hồn Trương Ba tự nguyện rút
vào cõi hư vô chứ không phải là bất tử. Nhân vật Hồn Trương Ba da hàng thịt
trối từ sự bất tử, vì nó nhận ra cuộc sống bất tử tồi tệ hơn cuộc sống hữu hạn.
Cùng với Hồn Trương Ba, Đế Thích cũng chối bỏ thiên đường tự nguyện nhận
lấy thân phận con người phải chết và xem ra ông ta có lý. Đối với tiên bất tử như
ông, và cuộc sống thiên đình đầy rẫy những tội lỗi không khác gì con người hạ
20



giới - thì bất tử chính là hình phạt còn nặng nề hơn cả cái chết. Không còn cõi
vĩnh hằng loài người thường mơ ước, không còn sự giải cứu cho những linh hồn
tội lỗi, và sự đền thưởng cho những linh hồn chân thiện. Lưu Quang Vũ đã đổ
rượu mới vào bình cũ, kể lại câu chuyện hài cổ như một bi hài kịch hết sức triết
lí thời nay. Có rất nhiều triết lí được thể hiện khéo léo trong lời thoại của các
nhân vật. “Vở kịch không chỉ nói đến sự hòa hợp và ý thức đạo lí về phần hồn và
phần xác con người mà còn đề cao cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách
con người... Vở kịch không chỉ đề cập đến chuyện một thời mà còn đề cập đến
chuyện muôn đời.”[8, 280]. Tác giả đề cập đến vấn đề mang tầm khái quát, sự
tha hóa của con người tốt trong môi trường xấu, con người đang tự làm hỏng
cuộc sống của chính mình, ngược lại cuộc sống đang từng ngày hủy diệt những
phần tốt đẹp những “viên ngọc tâm hồn” trong mỗi người. Giáo sư Phan Ngọc
nhận xét: “không ai đuổi kịp Lưu Quang Vũ trong phê phán cái xấu, nhưng
không có thành kiến, không có ác ý, dụng tâm xấu nên những lời phê phán được
chấp nhận..."[10, 266]. Trong khi phê phán những cái xấu, cái ác ông không
quên chắt chiu tìm kiếm những mảng sáng, cái đẹp trong tâm hồn, lòng tốt, tình
yêu thương chân thành. Tâm hồn ông dường như được an ủi trước sự chiến
thắng của cái thiện, cái đẹp, của lòng tốt, sự cao thượng của con người.
Trong vở kịch Ông vua hóa hổ xung đột thiện và ác bộc lộ rõ nét nhất qua
xung đột giữa hai phe đối lập. Một phe là tình yêu thương đại diện cho cái thiện
tiêu biểu là: Nguyễn Minh Không, Thảo, tướng quân Lê Dũng, Giáp, bà cụ hàng
nước. Phe đối lập quyền lực, cái ác ngự trị, cái xấu những toan tính thống trị con
người của một con cọp thành tinh Bạch hổ tức Hoàng Địch (tể tướng), thái sư
Trang Ty, Đạo Hạnh.
Ban đầu Từ Đạo Hạnh là người chính trực, thương dân, căm ghét bọn quan
lại hạch sách dân chúng làm đời sống dân chúng cơ cực, ông đã mưu đồ khởi
nghĩa. Hoàn cảnh sống thay đổi, ông lên ngôi vua nhưng cũng chính từ đây cái
ác ẩn sâu bên trong con người ông lộ rõ, ăn mòn đức tính tốt đẹp bên trong. Tác
21



×