Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Hỗ trợ của nhà nước đối với nông dân việt nam sau gia nhập WTO ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.89 KB, 174 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ THANH THỦY

HỖ TRỢ
A NHÀ NƯỚC
C
TR CỦA
N
ĐỐII VỚI
V I NÔNG DÂN VIỆT
VI T NAM
SAU GIA NHẬP
NH P WTO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ THANH THỦY

HỖ TRỢ
A NHÀ NƯỚC
C
TR CỦA
N
ĐỐII VỚI
V I NÔNG DÂN VIỆT


VI T NAM
SAU GIA NHẬP
NH P WTO
Chuyên ngành

: Kinh tế chính trị

Mã số

: 62 31 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1) GS, TS Nguyễn Đình Kháng

2) TS Mai Văn Bảo

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận
án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

HỒ THANH THỦY



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

AFTA

: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

BHNN

: Bảo hiểm nông nghiệp

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBSH

: Đồng bằng sông Hồng

ĐBSCL

: Đồng bằng sông Cửu Long

FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GAP

: Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt


GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

: Hợp tác xã

IPSARD

: Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn

KH - CN

: Khoa học - công nghệ

NDT

: Nhân dân tệ

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NN&PTNT


: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSNN

: Ngân sách nhà nước

USD

: Đô la Mỹ

VFA

: Hiệp hội Lương thực Việt Nam

WTO

: Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH

Tên bảng, hình

Trang

I. BẢNG
Bảng 2.1:

Các loại hình hỗ trợ nông nghiệp trong nước theo Hiệp định


24

Nông nghiệp của WTO
Bảng 3.1:

Hạn mức giao đất theo quy định của Luật Đất đai 2013

57

Bảng 3.2:

Dân số nông thôn và bình quân đất nông nghiệp trên đầu

62

người
Bảng 3.3:

Những khó khăn khi nông dân tiếp cận với các nguồn vốn

74

của các tổ chức tín dụng
Bảng 3.4:

Số xã, thôn có điện chia theo vùng

77


Bảng 3.5:

Giao thông nông thôn theo vùng

78

Bảng 3.6:

Nhà văn hóa, hệ thống loa truyền thanh ở nông thôn phân

80

theo vùng
Bảng 3.7

Vốn đầu tư trực tiếp ngoài trong nông nghiệp sau gia nhập

83

WTO
Bảng 3.8:

Danh sách các nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta từ

88

2006 - 2013
Bảng 3.9:

Tỷ trọng của giá trị nông sản xuất khẩu/tổng giá trị xuất khẩu


Bảng 3.10: Mức độ đáp ứng của một số chính sách hỗ trợ đối với nông dân

95
107

II. HÌNH
Hình 3.1:

Ý kiến của nông dân về nguyên nhân khiến chính sách thu

62

hồi đất không thỏa đáng
Hình 3.2:

Tỷ lệ xã có trường học phân theo vùng

79

Hình 3.3:

Đánh giá tác động của hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng đối

81

với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời
sống nông dân



Hình 3.4:

Cơ cấu FDI phân theo ngành, giai đoạn 2008 - 2012

83

Hình 3.5:

Giá trị của một số nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta

89

từ 2006 - 2013
Hình 3.6:

Tác động của chính sách phát triển KH - CN đối với sự

91

phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống
nông dân
Hình 3.7:

Tăng trưởng tổng giá trị nông sản xuất khẩu và giá trị xuất

96

khẩu chung
Hình 3.8:


Nhận xét của cán bộ các cấp về cơ chế, chính sách của Nhà

108

nước đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Hình 3.9:

Tỷ lệ cán bộ các cấp tự đánh giá mức độ hiểu biết về WTO

114


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HỖ

1
6

TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
1.1. Tình hình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài

6

1.2. Tình hình nghiên cứu của một số tác giả trong nước

7

1.3. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề


17

đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2. NHỮNG CĂN CỨ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ CỦA NHÀ

20

NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG
MẠI THẾ GIỚI
2.1. Hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân trong thực hiện các cam kết

gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
2.2. Căn cứ để Nhà nước thực hiện hỗ trợ đối với nông dân sau gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới
2.3. Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân và
bài học có ý nghĩa đối với Việt Nam
Chương 3. THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ĐỐI VỚI

20
35
46
56

NÔNG DÂN TRONG THỰC HIỆN CAM KẾT GIA NHẬP TỔ
CHƯC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
3.1. Tình hình thực hiện hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia

56


nhập Tổ chức Thương mại thế giới
3.2. Đánh giá chung về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới

104

Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỖ TRỢ CỦA NHÀ

117

NƯỚC ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM SAU GIA NHẬP TỔ CHỨC
THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
4.1. Quan điểm hoàn thiện hỗ trợ đối với nông dân Việt Nam sau gia nhập

117

Tổ chức Thương mại thế giới
4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân Việt Nam trong
thực hiện cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới

121

KẾT LUẬN

158

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

160


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

161


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn lịch sử Việt Nam đã cho thấy nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn
chiếm một vị trí trọng yếu trong quá trình xây dựng phát triển đất nước. Bởi vì, không
có sự ổn định của đất nước khi nông thôn còn bất ổn; không có sự sung túc của quốc
gia khi nông dân còn nghèo, đói; không có hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân khi nông
nghiệp còn lạc hậu, kém phát triển. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là những vấn
đề luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm trong suốt quá trình xây dựng, bảo
vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước. Điều đó
đã được khẳng định qua các kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc cũng như trong các Nghị
quyết của Đảng. Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7
(khóa X) ngày 5/8/2008 thể hiện quyết tâm chính trị cao nhất của Đảng và Nhà nước
về vai trò của nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đây cũng là Nghị quyết hợp với ý
Đảng, lòng dân, đã thực sự tạo ra những động lực mới cho khu vực này. Nhờ đó đã
khơi dậy tính tích cực, năng động, sáng tạo và sự nỗ lực phấn đấu vượt bậc của nông
dân, làm cho nông nghiệp nước ta đạt được những bước tiến quan trọng về nhiều
mặt, Việt Nam trở thành quốc gia có vị thế trên thị trường thế giới với một số mặt
hàng nông sản chủ lực như lúa gạo, thủy sản, cà phê, tiêu, cao su… Kim ngạch xuất
khẩu nông, lâm, thủy sản luôn xuất siêu và ngày càng tăng, kể cả trong những giai
đoạn khó khăn, góp phần cân đối cán cân thương mại của Việt Nam. Người nông
dân Việt Nam có thể tự hào vì đã và đang làm tốt vai trò của mình trong việc xây
dựng và phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, đảm bảo an ninh

lương thực.
Tuy vậy, những tiến bộ và kết quả đã đạt được chưa tương xứng với tiềm năng,
lợi thế của nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta. Qua thực tế sau gần 30 năm đổi
mới và 8 năm thực hiện cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cho thấy: sản
xuất nông nghiệp, đời sống nông dân, kinh tế nông thôn nước ta phát triển chưa bền
vững, tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp có xu hướng giảm dần, năng lực cạnh tranh
thấp, chưa phát huy tốt các nguồn lực. Khi phải tuân thủ các luật chơi chung của WTO


2

thì nông nghiệp nước ta ngày càng bộc lộ rõ những hạn chế, yếu kém. Mặt khác, nông
nghiệp Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức không nhỏ đến từ tác động tiêu
cực của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và những tác động bất lợi của sự biến đổi
thời tiết, khí hậu cùng những mặt trái của quá trình CNH, HĐH, đô thị hóa.
Các số liệu đã công bố cho thấy, sau gần 8 năm gia nhập WTO, GDP của
ngành nông nghiệp không ngừng tăng trong giai đoạn 2000-2012, song tốc độ có xu
hướng giảm đi. Giai đoạn 2000-2006 đạt 3,81%/năm nhưng giai đoạn 2007-2012 lại
có xu hướng giảm nhẹ với con số 3,26%/năm và chỉ còn 2,81% năm 2013. Về thương
mại ngành nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu giai đoạn 5 năm trước gia
nhập WTO đạt 18,4%/năm, cao hơn hẳn so với con số 15,6%/năm của 5 năm sau khi
gia nhập WTO. Trong đó, tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của lâm sản giảm
mạnh, nhất từ 36,8%/năm giai đoạn trước xuống còn 13,1%/năm giai đoạn sau. Giá trị
xuất khẩu thủy sản và nông sản giảm nhẹ hơn (thủy sản từ 13,1%/năm xuống
10,1%/năm và nông sản từ 17,3%/năm xuống 13,1%/năm) [12], [92].
Thực tế, sau gia nhập WTO đời sống nông dân có nhiều thay đổi nhưng nhiều
hộ còn nghèo hơn cả trước khi gia nhập WTO. Tốc độ tăng về thu nhập của nông dân
có xu hướng chững lại và không đều nhau giữa các khu vực, giảm dần so với các lĩnh
vực kinh tế khác, số tiền tiết kiệm được của hộ gia đình ở nông thôn đạt rất thấp, chỉ
vào khoảng 5 - 8 triệu đồng/hộ/năm, chiếm từ 10 - 15% tổng thu nhập của hộ. Đáng

nói là, trong giai đoạn 2010 - 2012, tỷ lệ hộ nghèo không giảm và số hộ tái nghèo lại
tăng lên [86]. Dường như một bộ phận không nhỏ người nông dân vẫn đang đứng
“bên lề” trong thụ hưởng thành quả của công cuộc đổi mới, sự hy sinh của họ chưa
được đền đáp xứng đáng.
Hơn thế nữa, trong tiến trình hội nhập WTO, nhiều ưu đãi trong lĩnh vực nông
nghiệp và các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nông sản không phù hợp WTO đã và đang
phải bãi bỏ. Trong khi chúng ta vừa phải thích ứng với các hệ thống mới đang hình
thành thì thách thức cạnh tranh lại đến ngay trên sân nhà. Các mặt hàng nông sản nước
ngoài đã và đang xâm nhập thị trường trong nước, vì vậy việc cạnh tranh với nông sản
nước ngoài ở thị trường trong nước cũng như cạnh tranh trong xuất khẩu sẽ ngày càng
khó khăn hơn. Hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thực hiện cam kết WTO của nền
nông nghiệp Việt Nam đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc, cần có sự phối hợp
đồng bộ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và kể
cả người nông dân thì mới đảm bảo thành công. Nhiều chuyên gia cho rằng: Thắng lợi


3

hay thất bại trong tiến trình hội nhập WTO phụ thuộc vào tầm nhìn, trước hết là tầm
nhìn của các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và sau đó nhân tố then chốt
là người nông dân. Sự phát triển của ngành nông nghiệp đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ
và nhịp nhàng giữa “các nhà”. Đã đến lúc, nền nông nghiệp và người nông dân nước
ta đang rất cần một cách nhìn, một tầm nhìn mới để không chỉ chống chọi được trước
những mặt trái của kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế mà còn mạnh dần lên, thích ứng
với những điều kiện, môi trường cạnh tranh mới.
Với những lý do trên đây, đề tài: “Hỗ trợ của Nhà nước đối với nông Việt
Nam sau gia nhập WTO” được nghiên cứu sinh lựa chọn để nghiên cứu viết luận án
tiến sĩ, chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu: Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ

trợ của Nhà nước đối với nông dân nói chung, nông dân Việt Nam nói riêng, đối chiếu
với thực trạng hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến
nay, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục hỗ trợ nông dân phù hợp với điều
kiện đất nước và tương thích với các cam kết của Việt Nam trong WTO.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân
sau khi gia nhập WTO.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân Việt
Nam sau gia nhập WTO đến nay.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp tiếp tục hỗ trợ của Nhà nước Việt Nam đối
với nông dân trong giai đoạn hiện nay, giúp nông dân tham gia vào chuỗi giá trị sản
xuất nông sản, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho
nông dân.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước
đối với nông dân sau gia nhập WTO trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ các nông sản
chủ yếu, phù hợp với điều kiện đất nước và đặc biệt là tương thích với các cam kết của
Việt Nam trong WTO.


4

Ở góc độ nghiên cứu của luận án, các hỗ trợ được đề cập chủ yếu là hỗ trợ phát
triển kinh tế, còn hỗ trợ xã hội như y tế, giáo dục... sẽ không đề cập đến hoặc rất ít. Do
đó, đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các hỗ trợ của Nhà nước đối với nông
dân sau gia nhập WTO trong sản xuất và tiêu thụ các nông sản chủ yếu, phù hợp với
điều kiện đất nước và đặc biệt là tương thích với các cam kết của Việt Nam trong WTO,
góp phần tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất cũng như đời sống cho nông dân.
Một điều cần lưu ý đó là nông dân là nhóm xã hội có địa bàn sinh sống ở nông

thôn và hoạt động kinh tế chủ yếu của họ là sản xuất nông nghiệp nên tác động hỗ trợ
của Nhà nước đối phát triển nông nghiệp, nông thôn có thể được coi là những hỗ trợ
gián tiếp đối với nông dân bởi vì nông dân chính là đối tượng được thụ hưởng các hỗ
trợ đó.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu những biện pháp hỗ trợ của
Nhà nước đối với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở các vùng sản xuất
nông nghiệp trọng điểm như đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
+ Về thời gian: khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO
(11/1/2007).
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề nông dân.
- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp: trừu tượng
hóa, phân tích - tổng hợp, lôgic kết hợp với lịch sử, thống kê, phân tích định lượng,
phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, đồng thời tiếp thu có chọn lọc một số kết
quả của các công trình khoa học đã công bố trong quá trình nghiên cứu luận án.
5. Đóng góp về khoa học của luận án
- Đưa ra khái niệm về hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia nhập WTO.
Từ khái niệm hỗ trợ, luận án đã làm rõ nội dung, hình thức, nguyên tắc thực hiện hỗ
trợ của Nhà nước đối với nông dân sau gia nhập WTO cũng như các tiêu chí đánh giá
kết quả thực hiện các hỗ trợ đó.
- Trên cơ nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có điều kiện tương đồng
trong thực hiện hỗ trợ đối với nông dân, luận án đã rút ra một số bài học bổ ích có giá


5

trị tham khảo nhằm thực hiện có hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân
trong điều kiện mới.

- Phân tích, đánh giá thực trạng hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau khi
Việt Nam gia nhập WTO, thông qua đó làm rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
- Đề xuất quan điểm chủ yếu định hướng cho các giải pháp nhằm hoàn thiện sự
hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở đó
đưa ra một hệ thống giải pháp đồng bộ có căn cứ khoa học và có tính khả thi nhằm hỗ
trợ nông dân trong điều kiện phải tuân thủ các cam kết về nông nghiệp của Việt Nam
sau khi gia nhập WTO.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung
của luận án được kết cấu gồm 4 chương.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Nông nghiệp là ngành ra đời sớm nhất trong các ngành kinh tế. Đồng thời là
ngành rất nhạy cảm, còn nhiều bất đồng trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước
công nghiệp và các nước đang phát triển. Vì lẽ đó, nghiên cứu về nông nghiệp, trong đó
có nghiên cứu về phát triển nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế được nhiều tổ
chức và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI

David Colman và Trevor Youg trong tác phẩm “Nguyên lý kinh tế nông nghiệp - thị
trường và giá cả trong các nước đang phát triển” [16] đã phân tích nhiều nội dung liên
quan đến phát triển nông nghiệp hàng hoá gắn với phúc lợi của nông dân ở các nước đang
phát triển. Điểm nổi bật của tác phẩm là xem xét sự liên hệ, tác động tương quan giữa các
chính sách đến thương mại nông sản trong điều kiện nền nông nghiệp hàng hoá. Cuốn

sách đã nêu cách thức lượng hoá để xác định sự ảnh hưởng của các chính sách, phương
pháp quản lý đến phát triển nông nghiệp và thương mại nông sản. Nội dung của cuốn
sách đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho việc nghiên cứu giải quyết những vấn đề phát
triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân của các nước đang phát triển.
Frank Elliss trong “Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển” [34]
đã khảo cứu công phu về chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển được
tổng kết thông qua thực tiễn phát triển nông nghiệp của nhiều quốc gia. Tác giả đã đề
cập đến những vấn đề thời sự trong quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam
như chính sách tác động đến đầu vào (như thuỷ lợi, phân bón, cơ giới hoá), tác động
đến đầu ra (như chế biến, thương mại), tác động đến thương mại nông sản biên giới,...
Harry T.O Shima trong tác phẩm “Tăng trưởng kinh tế châu Á gió mùa” [60] đã
luận giải có sức thuyết phục về vai trò của nền nông nghiệp lúa nước và “văn minh


7

cầm đũa” của các nước châu Á trong quá trình công nghiệp hoá, con đường phát triển
nông nghiệp và nông thôn, các chính sách mà các quốc gia châu Á áp dụng có nhiều
gợi mở về mặt lý luận và thực tiễn mà người nghiên cứu đề tài này quan tâm.
Hafiz A.Pasha và T.Palanivel trong “Chính sách và tăng trưởng vì người nghèo:
Kinh nghiệm châu Á [56] cho rằng cần tăng chi tiêu công cho kinh tế nông thôn, nông
dân để đa dạng hóa sản phẩm, cải cách chế độ thương mại và tiếp thị trong nước giúp
cho việc giá cả trong nước được cải thiện. Theo các tác giả, chính sách thúc đẩy phát
triển nông nghiệp cần phải tập trung vào những điểm chủ yếu: Thứ nhất, đa dạng hóa
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp sử dụng nhiều lao động và có
giá trị cao; thứ hai, phát triển các doanh nghiệp nông thôn vừa và nhỏ về chế biến nông
sản và cung cấp đầu vào cho nông nghiệp, mở rộng tiếp cận tín dụng nông thôn cho cả
hoạt động nông nghiệp vầ phi nông nghiệp; thứ ba, đặt ưu tiên cao hơn về phân bổ
nguồn lực công cho phát triển nông thôn, đầu tư vào đường, thủy lợi, điện khí hóa,
nghiên cứu phát triển nông nghiệp và khuyến nông; thứ tư, phân bổ lại tài sản cho người

nghèo thôn qua chính sách ruộng đất và các chương trình tín dụng vi mô nông thôn.
Tuy những công trình nghiên cứu ở nước ngoài có nhiều gợi mở tốt, nhưng việc
vận dụng nó không dễ dàng bởi đặc thù của Việt Nam, đặt ra trong tiến trình phát triển
nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu
thấu đáo và vận dụng phù hợp.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

Hiện nay trong nước chưa có nhiều công trình nghiên cứu độc lập về hỗ trợ của
Nhà nước đối với nông dân Việt Nam trong điều kiện thực hiện các cam kết của WTO
mặc dù xung quanh đề tài này có khá nhiều công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ
và nhiều tác giả được xuất bản, đăng tải trên tạp chí và các phương tiện khác nhau.
1.2.1. Những nghiên cứu liên quan đến chính sách của Nhà nước đối với nông
nghiệp, nông dân trong hội nhập kinh tế quốc tế
* Sách tham khảo và chuyên khảo
TS. Đặng Kim Sơn trong cuốn sách “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - 20 năm
đổi mới và phát triển” [61] cho rằng, qua 20 mươi năm đổi mới, thắng lợi rõ rệt nhất


8

của nông nghiệp Việt Nam là tạo ra và duy trì được một quá trình tăng trưởng sản xuất
với tốc độ nhanh, trong thời gian dài; đã đảm bảo an ninh lương thực; hình thành các
vùng sản xuất hàng hoá tập trung, tăng nhanh xuất khẩu. Tuy vậy, quá trình đổi mới
nông nghiệp, nông thôn vẫn còn một số yếu kém, tồn tại như: chuyển dịch cơ cấu chậm,
sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, tăng trưởng theo chiều rộng, chất lượng hiệu quả,
khả năng cạnh tranh nhiều loại nông sản còn thấp... Để tiếp tục đưa công cuộc đổi mới
nông nghiệp, nông thôn nước ta tiến những bước vững chắc, cần quan tâm giải quyết
một số vấn đề đặt ra: xác định mối quan hệ nông nghiệp - công nghiệp trong quá trình
công nghiệp hóa, đầu tư thích đáng cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển
phải phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường chủ trương chính sách phải xuất phát từ

thực tiễn, phải đổi mới căn bản quản lý nhà nước.
TS Trịnh Thị Ái Hoa trong cuốn “Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam - Lý luận
và thực tiễn” [41] đã đi vào phân tích những chính sách xuất khẩu nông sản của Việt
Nam từ năm 1989, thực trạng tác động của các chính sách đồng thời cũng đã đưa ra
những đánh giá chung về chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Qua đó, tác giả
đưa ra những quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong chính
sách xuất khẩu nông sản hiện hành, trong đó có tính đến những cam kết gia nhập WTO.
TS Đặng Kim Sơn trong “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam - Hôm nay
và mai sau” [62] đã khẳng định, trong gần 30 năm đổi mới ở Việt Nam, nông nghiệp,
nông dân, nông thôn có vai trò rất quan trọng, đã đi trước mở đường trong quá trình
đổi mới, tạo điều kiện để đất nước vươn lên. Song đó cũng lại là đối tượng chậm phát
triển nhất trong nền kinh tế. Sản xuất nông nghiệp vẫn là sản xuất nhỏ, manh mún.
Thu nhập của người nông dân tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn khoảng cách khá
xa so với khu vực thành thị. Người nông dân không có nhiều cơ hội tiếp cận với các
thành tựu của sự phát triển, các dịch vụ xã hội. Hệ thống hạ tầng nông thôn còn lạc
hậu. Từ đó, tác giả kiến nghị những chính sách với nông dân, nông nghiệp, nông thôn
như hỗ trợ đất đai, vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực chất
lượng cao, giúp nông dân quy hoạch sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác và có thể
phát triển kinh tế trang trại hoặc nông hộ lớn.
GS, TS Vũ Dũng trong cuốn“Cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân yếu thế trong
quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường” [22] đã chỉ ra các nhóm nông dân yếu


9

thế do hạn chế về năng lực sản xuất như thiếu vốn, thiếu đất, thiếu sức lao động, thiếu
kiến thức sản xuất… là những nhóm rất khó khăn trong việc thích ứng với cơ chế thị
trường hiện nay. Sự thích ứng này là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu
giúp họ phát triển sản xuất và tổ chức cuộc sống gia đình, giúp vượt qua những trở
ngại, khó khăn để hòa nhập và tồn tại một cách có hiệu quả. Các nhóm này rất cần

được sự giúp đỡ, quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách.
Cuốn sách cũng đã đề cập tới hiểu biết của nông dân về các chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn; tác động của các chính sách
đến nông dân yếu thế; những khó khăn trở ngại của việc thực hiện các chính sách hỗ
trợ nông dân yếu thế. Từ đó đề ra các giải pháp xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hỗ
trợ nông dân yếu thế trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở khu vực nông
thôn giai đoạn 2011-2020.
* Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành và báo điện tử
Bài báo “Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình đẩy mạnh
CNH, HĐH và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” của GS, TS Hoàng Ngọc Hòa [38].
Bài báo đã nêu lên sự cần thiết khách quan và những căn cứ xuất phát của việc hỗ trợ
nông nghiệp, nông dân, nông thôn đồng thời đã đưa ra một số giải pháp thực hiện hỗ
trợ cho “tam nông” mang tính khả thi.
Bài báo “Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất - thị trường” của
GS, TS Võ Tòng Xuân [90]. Sau 25 năm đổi mới nông nghiệp đã đạt được nhiều
thành tựu, song đời sống người nông dân - những người trực tiếp làm ra hạt thóc vẫn
còn nhiều điều trăn trở. Tác giả cũng đã chỉ ra nguyên nhân khó khăn, vướng mắc của
người nông dân sản xuất lúa hiện nay, làm thế nào để người trồng lúa có lãi, nâng cao
thu nhập, ổn định được cuộc sống, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực. Từ đó, dưới
góc nhìn từ sản xuất - thị trường, tác giả bài báo đề xuất một số giải pháp để ngành
nông nghiệp phải đổi mới nhằm tăng trưởng nhanh và hiện đại hơn các nước trong
khu vực, người nông dân cũng cần đổi mới ra sao để tăng tính cạnh tranh.
Chu Thanh Vân trong “Tạo cơ chế thu hút các thành phần kinh tế đầu tư cho “tam
nông” phát triển bền vững” [85] cho rằng, để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, việc phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phải được
triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành, từng vùng và từng địa phương;


10


Nhà nước hỗ trợ một phần và có cơ chế đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực xã
hội để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt đối với Chương
trình xây dựng nông thôn mới, cần xây dựng khung cơ chế, chính sách hỗ trợ để tạo
điều kiện thu hút các thành phần kinh tế, đa dạng hóa nguồn lực, huy động nội lực trong
dân tập trung xây dựng nông thôn mới.
GS, TS Nguyễn Đình Kháng, trong bài “Cơ sở lý luận và thực tiễn của chế độ sở
hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam” [45] đã luận giải từ lý luận của chủ nghĩa Mác đến
thực tiễn cũng như khái quát lịch sử chế độ sở hữu đất đai ở Việt Nam để khẳng định
tính tất yếu của sở hữu toàn dân về đất đai. Điều quan trọng cần giải quyết là làm thế
nào trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, vẫn thực hiện được quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng đất cho các chủ thể liên quan - trong đó có người nông dân có lợi ích
một cách hài hòa.
1.2.2. Những công trình nghiên cứu về sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nông
nghiệp, nông dân trong thực hiện cam kết gia nhập WTO
* Các sách chuyên khảo và tham khảo
Cuốn sách “WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam” [5] trình bày tóm tắt những
quy định và luật định liên quan của WTO, gồm các nội dung của Hiệp định Nông
nghiệp, Hiệp định SPS và một số Hiệp định khác của WTO, nghiên cứu điển hình về
bảo hộ nông nghiệp của một số nước và cơ chế tranh chấp trong WTO. Ngoài những
nội dung đó, cuốn sách đánh giá chính sách nông nghiệp của Việt Nam và những hạn
chế đối với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế trên những nội dung: thuế đối với nông
sản, các biện pháp phi thuế, hỗ trợ trong nước, trợ cấp xuất khẩu…
Lê Bộ Lĩnh trong cuốn “Vòng đàm phán Doha nội dung, tiến triển và những vấn
đề đặt ra cho các nước đang phát triển” [46] đã phân tích 3 nội dung chính: bối cảnh
ra đời, mục tiêu của vòng đàm phán, nội dung và tiến triển của vòng Doha trong phạm
vi thời gian từ Hội nghị Doha đến kết thúc Hội nghị Giơnevơ. Trong đó, đề cập đến
những tiến triển trong đàm phán của hàng nông sản, những kết quả và vấn đề của Hội
nghị Bộ trưởng WTO ở Hồng Kông (12/2005). Đưa ra phán đoán và thách thức của
Vòng Doha và kiến nghị những điều chỉnh chính sách cần thiết để hội nhập thành
công đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.



11

TS Nguyễn Từ trong cuốn sách “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với
phát triển nông nghiệp Việt Nam” [82] đã trình bày khái quát về hội nhập kinh tế quốc
tế, các hiệp định thương mại khu vực và Hiệp định WTO về nông nghiệp; những ảnh
hưởng của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển nông nghiệp Việt Nam trong những
năm qua. Đồng thời đã có sự đánh giá tác động của gia nhập WTO đến nông nghiệp
Việt Nam sau hơn 1 năm Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này. Từ đó, tác
giả đã đề ra những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nông nghiệp Việt
Nam trong những năm tới.
GS, TS Hoàng Ngọc Hòa trong cuốn sách “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta” [39] đã làm rõ những căn cứ lý luận và thực
tiễn về CNH, HĐH đất nước phải bắt đầu từ sự phát triển của nông nghiệp, nông dân,
nông thôn. Do đó, phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp,
giữa công nhân với nông dân, giữa thành thị với nông thôn trong quá trình CNH,
HĐH đất nước. Tác giả đã chỉ ra trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà
nước ta đã giải quyết mối quan hệ đó như thế nào, đã đạt được những thành tựu như
thế nào và còn những hạn chế, yếu kém ra sao. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn
nước ta đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi cũng như đang phải đối mặt với
những khó khăn, thách thức, nguy cơ do những hạn chế, yếu kém chủ quan và những
tác động khách quan về điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và những tác động tiêu cực của
CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, thực hiện các cam kết gia nhập
WTO nói riêng. Từ đó đã đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm giúp nông
nghiệp, nông dân, nông thôn phát huy những tiềm năng, lợi thế, vượt qua những khó
khăn, thách thức để phát triển bền vững trong quá trình CNH, HĐH và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế.
PGS, TS Vũ Văn Phúc và PGS, TS Trần Thị Minh Châu trong “Chính sách hỗ trợ
của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO” [57] đã đi vào phân

tích hệ thống các chính sách đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được Nhà
nước ban hành kể từ khi đổi mới, đánh giá những tác dụng tích cực cũng như những
hạn chế của của các chính sách. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đưa ra một hệ thống các
giải pháp đổi mới để giúp nông sân Việt Nam vững bước tiến vào thị trường thế giới.


12

PGS, TS Nguyễn Cúc - TS Hoàng Văn Hoan trong “Chính sách của Nhà nước đối
với nông dân trong điều kiện thực hiện các cam kết của WTO” [17] đã trình bày những
luận cứ khoa học về chính sách của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện thực hiện
cam kết của WTO. Các tác giả đã tập trung phân tích thực trạng chính sách của Nà nước
đối với nông dân Việt Nam từ đổi mới đến nay và đã có những đánh giá về các chính sách
hiện hành. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách của nhà nước đối với
nông dân trong điều kiện Việt Nam thực hiện các cam kết WTO giai đoạn 2007 - 2020.
TS Đoàn Xuân Thủy khi nghiên cứu “Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam hiện nay” [69] đã phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các chính sách hỗ
trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua so với yêu cầu của thông lệ quốc tế,
đặc biệt là các quy định của WTO, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục
hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo hướng vừa phù hợp với
các cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tạo cơ sở bền
vững cho giải quyết vấn đề nông dân, nông thôn trong thời gian tới, đặc biệt là đến
năm 2018 khi Việt Nam trở thành một quốc gia có nền kinh tế thị trường đầy đủ.
* Các báo cáo, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ
Báo cáo “Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các qui
định trong hiệp định khu vực và đa phương” [4] tăng cường sự hiểu biết về các chính
sách nông nghiệp Việt Nam, từ đó xác định cụ thể những chính sách nào có thể tạo ra
mâu thuẫn với qui định trong các hiệp định thương mại khu vực và đa phương. Mục tiêu
tổng quát của báo cáo là đề xuất những sửa đổi về mặt chính sách, pháp luật phù hợp với
những nghĩa vụ mà Việt Nam sẽ phải thực hiện với các đối tác thương mại của mình và

đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp của đất nước.
Báo cáo “Gia nhập WTO: Liệu Việt Nam có giành được điều kiện có lợi cho phát
triển?” [54] cho rằng, Việt Nam không những có thể sử dụng các hình thức và định
mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo quy tắc de minimis là các nước đang phát triển
được phép sử dụng tới 10% giá trị sản xuất cho trợ cấp (trừ phần thanh toán theo “hộp
xanh” theo định mức trần và những trợ cấp cho nông dân nghèo thu nhập thấp và thiếu
nguồn lực, không nằm trong cam kết cắt giảm), mà còn có thể sử dụng những hình
thức hỗ trợ nội địa khác có lợi cho nông dân thu nhập thấp và thiếu nguồn lực mà
không có tác động làm biến dạng thương mại.


13

Báo cáo của Oxfam“Vun trồng một tương lai no đủ” [55] đi sâu phân tích tình
hình an ninh lương thực của Việt Nam, những vấn đề thực trạng nóng bỏng và đưa ra
những đề xuất thay đổi chính sách nhằm cải thiện quyền, tiếng nói và lựa chọn cho
người nông dân sản xuất quy mô nhỏ tại Việt Nam. Báo cáo đã phác họa một cách đầy
đủ và sinh động cả thành công và khiếm khuyết trong công cuộc phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam. Vai trò của người nông dân cần phải được nhìn nhận hơn. Với gần 8
triệu nông hộ nhỏ - chiếm hơn 80% tổng số nông hộ trên cả nước - đang sở hữu không
đến nửa héc-ta đất, nông dân quy mô nhỏ và lĩnh vực nông nghiệp phải được coi là
thành phần quan trọng trong quá trình phát triển nông nghiệp của đất nước. Nếu Việt
Nam muốn giải quyết được ba thách thức bao gồm sản xuất bền vững, công bằng và
khả năng phục hồi thì đầu tư vào những mô hình sản xuất nhỏ bền vững chính là chìa
khóa thành công. Để vun trồng một tương lai no đủ, Oxfam đã đưa ra năm đề xuất
thay đổi chính sách: chấm dứt đói nghèo, suy dinh dưỡng và giải quyết căn bản các
nguyên nhân gây mất an ninh lương thực; chấm dứt mọi hình thức loại trừ, gạt bỏ;
tăng đầu tư của Nhà nước và tư nhân cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ; đảm bảo
quyền về đất đai của nông dân quy mô nhỏ; hỗ trợ các sáng kiến, tổ nhóm hợp tác và
tiếng nói của người dân.

Đề tài “Gia nhập WTO và điều chỉnh chính sách trong ngành nông nghiệp Việt
Nam”, [21] đã phân tích một cách chi tiết các quy định của WTO về thuế quan và trợ
cấp trong ngành nông nghiệp cũng như một số vấn đề thương lượng đang đặt ra trong
vòng đàm phán Doha cũng như phân tích quá trình điều chỉnh chính sách nông nghiệp
của Việt Nam (chính sách thuế quan và trợ cấp) trong quá trình gia nhập WTO. Trên
cơ sở phân tích thực trạng, các yêu cầu và mục tiêu phát triển chính sách nông nghiệp
của Việt Nam, đề tài đã đưa ra một số phương hướng và một số khuyến nghị để hoàn
thiện chính sách nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu
rộng trong những năm tới đây.
- Đề tài “Chính sách đất đai ở Việt Nam sau khi gia nhập WTO”, [59] trên cơ sở
phân tích những thành công cũng như chỉ ra những hạn chế trong thực thi chính sách
đất đai ở Việt Nam, đã kiến nghị chính sách đất đai nên tiếp tục thay đổi theo hướng
sau: 1. Đổi mới chính sách đất đai phải phù hợp với thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế,
được thể hiện trên các mặt: lợi ích kinh tế của người dân, của doanh nghiệp và quản lý


14

hiệu quả của Nhà nước; 2. Đảm bảo tính nhất quán của quan điểm sở hữu toàn dân về
đất đai, đồng thời mở rộng quyền và nghĩa vụ của chủ thể sử dụng đất trên cơ sở hài
hòa lợi ích quốc gia với lợi ích của từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; 3. Chính sách,
pháp luật về đất đai phải mang tính chiến lược thể hiện tầm vóc của một chính sách lớn;
4. Chính sách đất đai phải xuất phát từ quy luật hình thành và phân phối địa tô của đất
đai; 5. Quan hệ ruộng đất trong nông thôn nước ta hiện nay phải đảm bảo các yêu cầu:
nông dân yên tâm bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất và tạo điều kiện tập trung ruộng đất
và ruộng đất thực sự trở thành một yếu tố kinh tế quan trọng vận động theo xu hướng
kinh doanh sản xuất hàng hóa.
Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp, chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong
nước phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của WTO” [39] đã xác định cơ sở
khoa học của việc đề xuất các chính sách và giải pháp bảo hộ sản xuất trong nước trên

cơ sở tổng quan các chính sách và biện pháp bảo hộ sản xuất nông nghiệp một số
nước trên thế giới và rút ra bài học áp dụng cho Việt Nam. Các tác giả cũng đi vào
phân tích, đánh giá các chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước thời gian
qua, những mặt làm được, chưa làm được và khả năng áp dụng các chính sách, biện
pháp bảo hộ sản xuất nông nghiệp ở nước ta phù hợp với các cam kết quốc tế và các
quy định của WTO. Từ đó, đã đề xuất các chính sách, biện pháp bảo hộ sản xuất nông
nghiệp trong nước phù với các cam kết quốc tế, quy định của WTO và đưa ra các giải
pháp thực hiện.
Luận án “Chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam
kết với Tổ chức thương mại thế giới” [43] đã xây dựng khung lý thuyết về chính sách
tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO. Sự can thiệp của Nhà
nước nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên thị trường nội địa cũng như xuất khẩu, đưa
nông sản thâm nhập vào thị trường toàn cầu, tăng khả năng cạnh tranh của nông sản,
của doanh nghiệp kinh doanh và tăng vị thế của đất nước. Luận án phân tích thực trạng
tiêu thụ nông sản và đánh giá chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trước và sau gia
nhập WTO, chỉ ra thành tựu và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Hầu hết các chính
sách Nhà nước đưa ra tác động đến thị trường nông sản là hợp lý và sát với những biến


15

động của thị trường, dựa trên bảo vệ lợi ích của đất nước, của các chủ thể kinh tế Việt
Nam nhưng cũng đảm bảo các cam kết với WTO, không vi phạm các quy định của tổ
chức này. Tuy nhiên, các chính sách còn chưa đồng bộ, chưa theo kịp với những biến
động của thị trường,... Từ đó, luận án phân tích những xu hướng mới của thị trường nông
sản thế giới để từ đó đưa ra một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chính
sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết với WTO.
* Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành và báo điện tử
TS. Phan Minh Ngọc trong bài báo “Gia nhập WTO tác động thế nào đến nông
dân?” [51] để giảm bớt khó khăn cho người nông dân thời kỳ hậu WTO, một số giải pháp

chính sách hỗ trợ khác mà Nhà nước có thể thực hiện là: cải thiện chất lượng giáo dục,
đào tạo nghề, chăm sóc y tế, sức khỏe cho dân cư nông thôn để giúp giảm được rủi ro đói
nghèo và giúp họ hòa nhập được vào lực lượng lao động công nghiệp (thành thị), nâng
cao năng suất lao động, kể cả khi họ ở lại với nông thôn; cải thiện cơ sở hạ tầng nông
thôn để tăng liên kết nông thôn - thành thị, thu hút đầu tư công nghiệp về nông thôn; tăng
cường công tác nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp, khuyến nông, sản xuất và marketing
sản phẩm mới để tăng thu nhập cho hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt từ các
hoạt động sản xuất hướng xuất khẩu; trợ cấp cho những hộ nghèo các phương tiện để
tham gia vào sản xuất, trong một thời gian ngắn. Những trợ cấp này được phép của WTO
với điều kiện không vượt quá 10% tổng trị giá sản phẩm làm ra; cải thiện công tác tài
chính nông thôn, cắt giảm thuế và các nghĩa vụ tài chính trả từ nông dân.
Nguyễn Huyền trong bài “Giúp nông dân hội nhập WTO” [44], cho rằng để giúp
nông dân sản xuất hàng nông sản đáp ứng thị trường xuất khẩu trong thời hội nhập,
cách tốt nhất là hỗ trợ cho nông dân thông tin thị trường cần thiết, đó là cách tốt nhất
giúp cho nông dân trong thời hội nhập. Hiện nay, nông dân rất thiếu thông tin thị
trường, không nắm được thông tin. Vậy họ cần sản xuất loại trái cây gì, nông sản gì,
bán ở đâu, nước nào và lúc nào, loại gì và bán với giá nào? Những nông dân lên mạng
truy cập thông tin làm kinh tế chỉ đếm được trên đầu ngón tay?
Nguyễn Thiện trong bài báo “Làm gì để bảo vệ nhà nông khi gia nhập WTO?”
[68], để giải quyết vấn đề ổn định chất lượng và số lượng hàng nông sản xuất khẩu và


16

thế mạnh của thương mại nông sản, Việt Nam cần giải quyết được những vấn đề gốc là
đất đai và di dân. Quá trình dồn điền đổi thửa tại Việt Nam đang là một chiều hướng tốt;
Tuy nhiên không phải là giải pháp duy nhất. Trong khuôn khổ những biện pháp xúc tiến
thương mại hợp pháp, các chuyên gia khuyến cáo Việt Nam nên tăng cường việc hỗ trợ
xúc tiến thương mại thông qua các hiệp hội hàng hoá.
Theo Đỗ Hồng Quân - tác giả bài báo “Đổi mới chính sách hỗ trợ nông dân sản

xuất nông nghiệp”, [58] sau 4 năm gia nhập WTO, Nhà nước đã có nhiều chính sách
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cả khoa học kỹ thuật và tài chính nhằm nâng cao đời
sống cho người nông dân,... nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn tăng giảm thất thường.
Tác giả đã đặt ra câu hỏi, phải chăng chính sách của chúng ta chưa đủ, hay còn nhiều
bất cập, chưa tạo động lực cho phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, đồng thời đề
xuất một số giải pháp để các chính sách phát huy được hiệu quả.
Bài báo “Chính sách hỗ trợ tài chính phát triển “tam nông” ở Việt Nam: Thành
tựu và thách thức” [47] đề cập đến những thành tựu của chính sách tài chính đã được
thực hiện đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn; chỉ ra những thách thức, tồn tại
cũng như đề ra một số giải pháp tài chính hỗ trợ “tam nông” sau khi Việt Nam gia
nhập WTO.
Bài báo “5 năm gia nhập WTO: Nông nghiệp “nhận” được quá ít” [36] đã trích
dẫn nhận định của ông Lưu Đức Khải - Trưởng ban Chính sách Nông nghiệp thuộc
CIEM, ngành nông nghiệp vẫn nhận quá ít từ những chính sách do WTO đem lại,
thậm chí gặp nhiều khó khăn do sức ép cạnh tranh. Còn theo ông Trương Đình Tuyển
- nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại, để tránh những “cú sốc” cho ngành nông nghiệp,
Việt Nam cần sớm đưa ra các biện pháp phòng ngừa khi phải cắt giảm thuế nhập khẩu
nông sản xuống thấp theo cam kết. Người nông dân phải được hỗ trợ để ngoài kiến
thức nông học còn phải biết hợp tác, liên kết sản xuất, phối hợp với các tổ chức kinh
doanh nông sản để cùng sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm khép kín.
Bài “Nông nghiệp Việt Nam hội nhập: Người nông dân “đứng mũi chịu sào” [63]
cho thấy, trong cuộc chơi WTO, người nông dân Việt Nam đã giành được thắng lợi
bước đầu nhưng phải trả giá rất đắt: thu nhập không cao, môi trường suy thoái nghiêm


17

trọng, hàng loạt rủi ro xuất hiện… Để phát huy được “sức mạnh Việt Nam”, điều cốt
yếu là phải tập trung đầu tư đúng mức cho nông nghiệp nói chung.
Bài báo “Một chính sách nông nghiệp vì nông dân” [101] cho rằng, nguyên nhân

làm người nông dân bỏ ruộng đồng thì có nhiều nhưng có lẽ điều dễ thấy nhất là vì thu
nhập từ đồng đất không đủ nuôi sống bản thân họ. Đã đến lúc phải ngồi lại để xem xét
một cách nghiêm túc rằng chúng ta đã làm gì để người nông dân được thể hiện rõ vai
trò của mình trong hành trình đưa đất nước tiến lên CNH, HĐH. Thực tế này cho thấy,
không thể ứng xử với nông dân bằng suy nghĩ chủ quan của những người làm chính
sách. Một khi “chính sách nông nghiệp vì nông dân” được triển khai có hiệu quả sẽ
giúp nông dân nâng cao tri thức, kỹ năng để nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống
nông dân, giữ dân ở lại với đất.
Nguyễn Thái Nguyên trong bài viết “Chính sách và trách nhiệm với nông dân và
nông thôn” [52], đã đến lúc chúng ta phải đánh giá lại một cách thật khoa học và thực
tiễn những gì thuộc truyền thống của nền “văn minh lúa nước” phải phát huy và những
gì cần phải thay đổi một cách căn bản, triệt để nền nông nghiệp của chúng ta. Tác giả
cũng cho rằng việc Chính phủ giao cho Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) “điều
hành xuất khẩu gạo” thì có nghĩa Bộ Nông nghiệp và Chính phủ đã khẳng định cơ chế
độc quyền trong xuất khẩu gạo như thời chưa đổi mới. Không thể đặt trách nhiệm bảo
đảm an ninh lương thực cho cả quốc gia này lên cái vai gầy của người nông dân được.
Nếu biết vấn đề an ninh lương thực cho quốc gia là một vấn đề có tầm chiến lược thì
trách nhiệm và chính sách đối với người nông dân và nông thôn phải rất khác.
1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan
đến hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân
Trên cơ sở tổng quan nội dung của các công trình nghiên cứu có liên quan đến
vấn đề hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân, bước đầu luận án rút ra một số kết
luận sau:


18


Thứ nhất, công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài có nhiều gợi mở tốt,
nhưng việc vận dụng nó không dễ dàng bởi đặc thù của Việt Nam, đặt ra trong tiến
trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam, đòi hỏi phải có thời
gian nghiên cứu thấu đáo và vận dụng phù hợp.
Thứ hai, những công trình nghiên cứu trong nước nêu trên đã đề cập nhiều nội
dung liên quan đến quá trình đổi mới và phát triển của ngành nông nghiệp cũng như
những đóng góp của nông dân vào sự phát triển đó; chỉ ra thành công, hạn chế và
nguyên nhân cũng như những giải pháp phát triển trong thời gian tới. Các tác giả đã
tập trung đánh giá tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến nông nghiệp và nông dân,
đặc biệt nhấn mạnh sự yếu thế của người nông dân trong sân chơi toàn cầu, đòi hỏi phải
có sự hỗ trợ của Nhà nước để nông nghiệp, nông dân thực sự đứng vững được.
Thứ ba, những vấn đề liên quan đến hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân trong điều
kiện thực hiện các cam kết gia nhập WTO đã được nhiều công trình nghiên cứu, giải
quyết ở nhiều phương diện và mức độ khác nhau. Những công trình nghiên cứu kể
trên, ở các góc nhìn khác nhau đã đánh giá toàn diện hay từng mặt, về cơ bản đã cung
cấp nhiều tư liệu quý cho việc nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên, nhiều tài liệu nghiên
cứu chủ yếu dừng lại ở thời điểm Việt Nam chưa gia nhập WTO hoặc trong hội nhập
quốc tế nói chung, do đó chưa gắn với việc thực hiện các cam kết của WTO cũng như
việc thực thi các hỗ trợ như thế nào khi các cam kết này được thực hiện đầy đủ.
Thứ tư, đã có một số công trình được khảo cứu đã đề cập đến các chính sách hỗ trợ
của Nhà nước đối với nông dân trong điều kiện thực hiện cam kết gia nhập WTO như
“Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO”
của các tác giả Vũ Văn Phúc - Trần Thị Minh Châu và “Chính sách của nhà nước đối
với nông dân trong điều kiện thực hiện các cam kết của WTO” của các tác giả Nguyễn
Cúc - Hoàng Văn Hoan. Các tác giả đã nghiên cứu tương đối đồng bộ các chính sách
của Nhà nước đối với nông dân. Tuy nhiên, cả hai công trình cũng chỉ mới nghiên cứu
các chính sách được ban hành từ khi đổi mới đến khi Việt Nam gia nhập WTO (1989 2007). Thời điểm xuất bản các công trình nói trên là khi Việt Nam mới tham gia WTO
được một thời gian ngắn, do đó chưa có thời gian để kiểm nghiệm những tác động cũng
như tính hợp lý của các chính sách hỗ trợ. Hơn nữa, các chính sách được ban hành sau



×