Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết và chúa đã tạo ra đàn bà của simone colette

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.38 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======

VŨ XUÂN HÒA

Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG
TIỂU THUYẾT VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA
ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
ThS. Nguyễn Thị Vân Anh

HÀ NỘI – 2014


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======

VŨ XUÂN HÒA

Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG
TIỂU THUYẾT VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA
ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học


HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.
Nguyễn Thị Vân Anh - ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi
hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong khoa Ngữ
văn, đặc biệt là thầy cô trong tổ Lí luận văn học và các bạn sinh viên đã giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2014
Sinh viên

Vũ Xuân Hòa


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của ThS.
Nguyễn Thị Vân Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi.
- Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu nào từng công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Vũ Xuân Hòa



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 4
7. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN
VÀ PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC.......................................... 5
1.1. Chủ nghĩa nữ quyền, nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển ............ 5
1.2. Phê bình nữ quyền trong văn học............................................................... 6
1.3. Văn học nữ quyền ...................................................................................... 9
1.4. Một số đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa nữ quyền trong văn học Pháp thế
kỉ XX ............................................................................................................... 10
CHƢƠNG 2: Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT VÀ CHÚA ĐÃ
TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE ................................................ 12
2.1. Ngƣời phụ nữ và khát vọng giải phóng ................................................... 12
2.1.1. Ngƣời phụ nữ với khát vọng dục tính ................................................... 13
2.1.2. Sự khẳng định cá tính mạnh mẽ và giá trị của bản thân ....................... 17
2.1.3. Ngƣời phụ nữ với khát vọng hòa hợp trong tình yêu............................ 23
2.1.4. Thách thức những quan niệm truyền thống trói buộc ngƣời phụ nữ .... 29


2.2. Chiêm nghiệm của ngƣời phụ nữ về thế giới đàn ông bất toàn ............... 34
2.2.1. Ngƣời đàn ông chỉ xem phụ nữ là một món hàng ................................ 34

2.2.2. Ngƣời đàn ông hèn nhát, ích kỉ ............................................................ 38
2.2.3. Ngƣời đàn ông nhân hậu nhƣng thiếu lí trí ........................................... 41
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC THỂ HIỆN Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG
TIỂU THUYẾT VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE
......................................................................................................................... 45
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình ................................................................. 45
3.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật .......................................................... 48
3.3. Gắn nhân vật vào những mảng không gian độc đáo ................................ 53
KẾT LUẬN .................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhà triết học nổi tiếng Aristote tuyên bố rằng: “Đàn bà là đàn bà bởi
một sự thiếu thốn nhất định về những phẩm chất”. Aristote đã xác quyết rằng
đàn bà tự bản chất đã thấp kém hơn đàn ông. Trong quá khứ, đa phần xã hội
đều quan niệm đàn bà vốn là chiếc xƣơng sƣờn thứ 7 của đàn ông, đàn bà là
sự thiếu hụt của đàn ông, đàn bà là sự bù đắp cho những thiếu hụt đấy… có
nghĩa, đàn bà sinh ra để thuộc về đàn ông. Đàn bà không có sự tự do: tự do
đến và đi, tự do chấp nhận và bỏ cuộc, đàn bà chỉ có một quyền năng là sự
phục vụ và tình yêu tận tụy.
Qua trƣờng kì lịch sử đến nay, quan niệm về ngƣời phụ nữ cũng nhƣ
vai trò của họ trong xã hội dù đã có những biến đổi nhất định song vẫn chƣa
tạo ra đƣợc một thế cân đối hài hòa giữa nam và nữ. Do đó, khát vọng bình
đẳng giới là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời có tƣ tƣởng tiến bộ trong xã hội quan
tâm, đặc biệt là các nghệ sĩ. Bằng nhiều phƣơng thức khác nhau, các nhà văn
đã đƣa vào tác phẩm của mình hình ảnh ngƣời phụ nữ và cuộc sống của chính
họ trong những mối quan hệ bộn bề, ngổn ngang với tất cả sự thấu hiểu, thông
cảm, sẻ chia và yêu thƣơng. Theo đây, giới không chỉ là một phạm vi đƣợc

phản ánh trong tác phẩm mà nó còn trở thành một hệ quy chiếu đƣợc định
hình trong ý thức của ngƣời cầm bút đồng thời là cơ sở của việc giải mã, tạo
nghĩa cho tác phẩm văn học. Nghiên cứu về giới không chỉ có ý nghĩa văn
học mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt quan
trọng trong cuộc sống xã hội hiện đại - khi cuộc đấu tranh đòi quyền bình
đẳng cho giới nữ đã và đang diễn ra mạnh mẽ, thu đƣợc nhiều kết quả khả
quan.
Khi nhắc đến cụm từ "ý thức nữ quyền trong sáng tác văn học" ngƣời ta
thƣờng nghĩ ngay tới trào lƣu "văn học nữ quyền" với những tác phẩm cất cao


tiếng nói nghệ thuật để đứng về nữ giới, bảo vệ nữ giới và thể hiện những đặc
tính riêng, những khát khao hạnh phúc của "phái yếu" và những ngƣời cầm
bút chính là những ngƣời phụ nữ.
Chủ nghĩa nữ quyền là một xu hƣớng tƣ tƣởng đang dần tạo dựng đƣợc
ảnh hƣởng đáng kể trong dòng chảy tƣ tƣởng phƣơng Tây đƣơng đại. Nói đến
chủ nghĩa nữ quyền, ngƣời ta thƣờng nhắc đến chủ nghĩa nữ quyền Pháp nhƣ
là một trong những nhánh phát triển mạnh mẽ nhất của nó. Mong muốn nắm
bắt đƣợc những đặc trƣng của chủ nghĩa nữ quyền Pháp nói riêng và chủ
nghĩa nữ quyền trong dòng chảy văn học nói chung, chúng tôi đã lựa chọn đề
tài nghiên cứu: "Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà
của Simone Colette".
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Và Chúa đã tạo ra đàn bà là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất
của văn học nữ quyền Pháp thế kỉ XX. Cuốn tiểu thuyết này đƣợc nhà văn
Simone Colette xây dựng lại dựa trên bộ phim Và Chúa đã tạo ra đàn bà (Et
dieu ...créa la femme) - một bộ phim Pháp của đạo diễn Roger Vadim và diễn
viên Brigitte Bardot. Bộ phim ra đời cũng là lúc điện ảnh Pháp đang chấn
hƣng với phong trào "Làn sóng Mới" (nouvelle vague), đua tranh với "Tân
Hiện thực" của Ý, trở thành những ngọn cờ đầu của điện ảnh châu Âu.

Có thể nói, tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà chứa đựng rất nhiều
yếu tố thể hiện ý thức nữ quyền. Tuy vậy, khi tìm hiểu tình hình nghiên cứu
tiểu thuyết này, chúng tôi nhận thấy các bài viết mới chỉ dừng lại ở việc giới
thiệu sách và khai thác thông tin bên lề tác phẩm, chứ chƣa có một công trình
nghiên cứu nào thực sự đi sâu phân tích giá trị nội dung tƣ tƣởng và giá trị
nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó, có thể thấy rằng, mặc dù văn học nữ quyền
đã đƣợc chú ý nhƣng những công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phƣơng
diện tổng quát, chƣa có những công trình chuyên sâu khi tiếp cận tác phẩm từ


góc nhìn giới, từ ảnh hƣởng của khoa học nghiên cứu về giới. Do vậy, chúng
tôi nhận thấy việc cần thiết phải nghiên cứu đề tài: "Ý thức nữ quyền trong
tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette" với hi vọng góp
thêm một cái nhìn, cách tiếp cận mới đối với tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra
đàn bà của Simone Colette nói riêng và dòng văn học nữ quyền hiện đại nói
chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Nắm vững kiến thức về lí thuyết phê bình nữ quyền.
- Vận dụng lí thuyết phê bình nữ quyền vào tìm hiểu tiểu thuyết Và
Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette nhằm làm nổi bật giá trị nội dung
tƣ tƣởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm ra đƣợc những phƣơng diện thể hiện ý thức nữ quyền trong tiểu
thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu sự biểu hiện của ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Và Chúa
đã tạo ra đàn bà của Simone Colette.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp xác định lịch sử phát sinh
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp


6. Đóng góp của khóa luận
Trên cơ sở những khái niệm đƣợc xác lập, khóa luận đi sâu tìm hiểu sự
biểu hiện ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Và chúa đã tạo ra đàn bà của
Simone Colette, từ đó chỉ ra giá trị của ý thức nữ quyền trong việc biểu đạt
quan niệm thẩm mĩ của nhà văn. Với đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần
làm rõ những nét độc đáo trong ý thức nữ quyền của Simone Colette nói riêng
đồng thời khẳng định sức mạnh và ƣu thế của dòng văn học nữ Pháp hiện đại
nói chung.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận đƣợc cấu trúc theo 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề chung về chủ nghĩa nữ quyền và phê bình nữ quyền
trong văn học.
Chƣơng 2: Ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của
Simone Colette.
Chƣơng 3: Phƣơng thức thể hiện ý thức nữ quyền trong tiểu thuyết Và Chúa
đã tạo ra đàn bà của Simone Colette.


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA NỮ QUYỀN VÀ
PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN TRONG VĂN HỌC


1.1. Chủ nghĩa nữ quyền, nguồn gốc phát sinh và quá trình phát triển
Chủ nghĩa nữ quyền (Feminism) vốn là một trào lƣu chính trị gắn liền
với phong trào cách mạng tƣ sản cận đại. Nó đƣợc khởi phát từ cuộc đấu
tranh đòi quyền bình đẳng của một nhóm phụ nữ Paris ngay sau khi Cách
mạng tƣ sản Pháp bùng nổ (1789). Làn sóng nữ quyền từ đây lan nhanh và
rộng khắp thế giới suốt hơn hai thế kỉ. Phụ nữ khắp nơi đấu tranh đòi tăng
lƣơng, giảm giờ làm, đòi phúc lợi xã hội về bảo hiểm, các chế độ thai sản và
đặc biệt là quyền đƣợc bầu cử... Những nỗ lực đấu tranh ấy cuối cùng cũng có
tác dụng buộc các thể chế chính trị phải thừa nhận quyền dân chủ của giới nữ.
Do vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu khắp các quốc gia trên thế
giới đều lần lƣợt công nhận nam nữ bình quyền trong Hiến pháp của mình.
Chủ nghĩa nữ quyền là một hiện tƣợng phức tạp, không dễ nắm bắt trọn
vẹn, bởi bản thân nó bao chứa nhiều xu hƣớng và giai đoạn đấu tranh khác
nhau. Theo các nhà nghiên cứu phong trào nữ quyền thì quá trình phát triển
của chủ nghĩa nữ quyền có thể đƣợc khái quát thành ba xu hƣớng tƣơng ứng
với ba làn sóng nữ quyền, đó là:
Làn sóng nữ quyền thứ nhất (The First Wave of feminism) diễn ra vào
cuối thế kỉ XIX. Ở giai đoạn này, phụ nữ đấu tranh chủ yếu đòi các quyền lợi
nhƣ: đòi trả lƣơng ngang bằng với nam giới, đòi tăng lƣơng và giảm giờ làm,
quyền đƣợc bầu cử, quyền đƣợc mở rộng ngành nghề đối với phụ nữ...


Làn sóng nữ quyền thứ hai (The Second Wave of feminism) diễn ra từ
năm 1918 đến 1968. Ngƣời khởi xƣớng của làn sóng nữ quyền giai đoạn này
là nữ văn sĩ Pháp Simone de Beauvoir (1908 - 1986) cùng với tác phẩm nổi
tiếng Giới tính thứ hai (1949). Đây là công trình đặt nền móng cho việc
nghiên cứu phụ nữ từ góc nhìn giới (gender). Nó đƣa đến một phong trào đấu
tranh chống lại những áp chế phi lý của nền văn hóa phụ quyền bấy lâu đối
với phụ nữ. Theo Simone de Beauvoir, sự bất bình đẳng này không xuất phát

từ nét khác biệt sinh học giữa cơ thể nam và nữ mà chính là do những nguyên
tắc văn hóa - xã hội nam quyền buộc ngƣời phụ nữ rơi vào tình thế "tòng
thuộc".
Làn sóng nữ quyền thứ ba (The Third Wave of feminism) diễn ra từ
thập niên 1990 đến nay.
Nhƣ thế, chủ nghĩa nữ quyền thực chất là một phong trào chính trị tiến
bộ, góp phần quan trọng vào công cuộc cải biến tƣ tƣởng - xã hội lớn lao của
nhân loại.
1.2. Phê bình nữ quyền trong văn học
Phê bình nữ quyền bắt đầu thịnh hành từ cuối thập niên 1960 và đầu
thập niên 1970. Một mặt, nó nhƣ một nỗ lực lý thuyết hoá các phong trào
tranh đấu cho nữ quyền rầm rộ trong xã hội phƣơng Tây lúc bấy giờ. Mặt
khác, phê bình nữ quyền nhƣ một bƣớc phát triển mới những phát hiện táo
bạo của hai nhà văn nữ nổi tiếng khá lâu trƣớc đó: Virginia Woolf và đặc biệt,
Simone de Beauvoir. Trong tác phẩm Giới tính thứ hai (1949), Beauvoir phê
phán gay gắt nền văn hoá phụ hệ đã đẩy phụ nữ ra vị trí ngoài lề của xã hội
cũng nhƣ của văn học nghệ thuật. Trong văn hoá ấy, nam giới đồng nghĩa với
nhân loại, đồng nhất với lịch sử, còn phụ nữ thì bị nhìn nhƣ một “cái Khác”


(Other), lúc nào cũng ở vị thế phụ thuộc, phải dựa vào nam giới mới có thể tự
định nghĩa đƣợc chính mình.
Các nhà nữ quyền luận sau này xuất phát từ rất nhiều góc độ khác nhau,
với những phƣơng pháp luận có khi khác hẳn nhau, đều cùng chia sẻ một số
niềm tin chung: Một, tất cả những cái gọi là chủ thể tính, bản ngã và bản sắc,
bao gồm cả bản sắc của nữ giới - thƣờng đƣợc gọi là nữ tính - không phải là
những gì ổn định và bất biến, hay nói nhƣ Beauvoir, “ngƣời ta không sinh ra
là phụ nữ, ngƣời ta trở thành phụ nữ”. Hai, cơ chế tiêu biểu nhất trong việc
đàn áp phụ nữ chính là nền văn hoá phụ quyền, hay thỉnh thoảng, với một số
nhà nữ quyền, còn đƣợc gọi là nền văn hoá duy dƣơng vật (phallocentric

culture). Ba, nhiệm vụ của các cây bút nữ không phải chỉ là chống lại mọi
hình thức áp chế của nam giới mà còn phải cố gắng xác định một thứ mỹ học
riêng của nữ giới. Và cuối cùng, xây dựng những tiêu chí riêng trong việc
cảm thụ và đánh giá các hiện tƣợng văn học.
Nói đến những khác biệt giữa giới tính nam và nữ, ngƣời ta thƣờng căn
cứ trên năm yếu tố chính: sinh lý, kinh nghiệm, vô thức, các điều kiện kinh tế,
xã hội và diễn ngôn. Ngày xƣa (và hiện nay vẫn còn, ở một số nơi nào đó trên
thế giới), ngƣời ta căn cứ chủ yếu vào yếu tố sinh lý để chứng minh phụ nữ là
những "ngƣời đàn ông bất toàn" (imperfect men), là những kẻ không có gì cả,
trừ... tử cung. Sau đó, dƣới ảnh hƣởng của Freud, ngƣời ta xem phụ nữ là
những kẻ không lúc nào không bị day dứt bởi mặc cảm bị thiến (castration
complex). Một số nhà nữ quyền luận muốn chứng minh ngƣợc lại: chính nhờ
một số đặc điểm riêng biệt về sinh lý (nhƣ việc có kinh, có thai, có sữa và
sinh đẻ...) ngƣời phụ nữ có quan hệ gần gũi và mật thiết với thế giới vật lý và
với hiện thực nói chung hơn hẳn đàn ông. Những phân tích này dẫn một số
nhà nữ quyền luận đến với phân tâm học: trong khi nam giới, khi chớm có ý
thức, đã phải tách ra khỏi mẹ của mình để nhập vào thế giới phụ quyền của


bố, phụ nữ, ngƣợc lại, ở mãi với mẹ, xây dựng bản sắc của mình bên cạnh mẹ.
Những chọn lựa ban đầu này hằn trong vô thức của hai giới những dấu ấn
không dễ gì phai nhạt: nam giới hay nghĩ đến quyền, nữ giới hay nghĩ đến
trách nhiệm; nam giới thích những sự thay đổi, nữ giới thích sự ổn định; nam
giới thích thứ trật tự phân cấp, nữ giới thích sự hài hoà. Các nhà Mác-xít tìm
cách giải thích những khác biệt và nhất là cách biệt giữa nam và nữ ở các điều
kiện kinh tế và xã hội, từ hệ thống giáo dục đến cách phân công lao động và
cách tổ chức gia đình, vốn có truyền thống nằm trong tay nam giới và ƣu tiên
dành hẳn cho nam giới.
Năm 1968, trong cuốn Tình dục và giới tính: Trong phát triển nam tính
và nữ tính, Robert Stoller phân biệt hai khái niệm giống (sex) và giới tính

(gender): trong khi giống gắn liền với đặc điểm sinh lý, giới tính là yếu tố do
văn hoá quy định, gồm toàn bộ những phản hồi đƣợc điều kiện hoá đối với
cách nhìn của xã hội về tính cách của nam và nữ. Ðây là một trong những nền
tảng tƣ tƣởng của các nhà nữ quyền luận thuộc thế hệ thứ hai: trong khi
những khác biệt về sinh lý là những điều không thể tránh khỏi, họ tập trung
vào những sự bất bình đẳng xuất phát từ văn hoá, gắn liền với những phạm
trù giới tính nhƣ "nam tính" (masculinity) và "nữ tính" (femininity).
Trong lãnh vực văn học, Annis Pratt cho rằng phê bình nữ quyền nhắm
đến bốn mục tiêu chính: Một, cố gắng phát hiện và tái phát hiện các tác phẩm
văn học của phụ nữ. Hai, phân tích và đánh giá các khía cạnh hình thức văn
bản của các tác phẩm ấy. Ba, tìm hiểu xem những tác phẩm ấy đã phản ánh
quan hệ nam nữ ra sao. Và bốn, mô tả những sự phát triển của các yếu tố liên
quan đến huyền thoại và tâm lý liên quan đến ngƣời phụ nữ trong văn học.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với những mục tiêu này. Lillian S.
Robinson lý luận bốn mục tiêu ấy xác lập trên cơ sở bốn cách tiếp cận quen
thuộc dựa trên: thƣ mục, văn bản, xã hội học và phê bình theo khuynh hƣớng


cổ mẫu (archetypal criticism), và cả bốn đều là sản phẩm của nam giới. Bởi
vậy, nhiệm vụ của các nhà phê bình nữ quyền là phải xa lánh thay vì đi theo
các cách tiếp cận ấy. Elaine Showalter cổ xuý cho sự ra đời của cái bà gọi là
"nữ phê bình gia" (gynocritics), bên cạnh loại phê bình nữ quyền (feminist
critique) đã có, ở đó, phụ nữ chỉ tham dự với tƣ cách ngƣời đọc. "Nữ phê bình
gia" có nhiệm vụ xác lập cái khung lý thuyết và mỹ học riêng để phân tích các
tác phẩm văn học của phụ nữ, để phát triển những mô hình phê bình dựa trên
kinh nghiệm riêng của phụ nữ hơn là chỉ tiếp nhận những mô hình và lý
thuyết do nam giới dựng nên. Trên thực tế, tham vọng thoát ra ngoài các lý
thuyết đƣợc xem là mang dấu ấn phụ quyền đã có không phải là điều dễ. Bản
thân cách tiếp cận dựa trên văn bản của Showalter cũng chỉ là một sự thừa kế
muộn màng của Phê Bình Mới vốn thịnh hành mấy thập niên trƣớc đó. Hầu

hết, các nhà phê bình nữ quyền khác đều nằm trong những cái khung quen
thuộc khác: hoặc phân tâm học hoặc hậu cấu trúc luận hoặc Mác-xít (còn
đƣợc gọi là chủ nghĩa nữ quyền duy vật). Một lý thuyết và một phƣơng pháp
luận thực sự riêng biệt dành cho nữ giới hình nhƣ vẫn còn là một hoài bão.
1.3. Văn học nữ quyền
Văn chƣơng là địa hạt nhạy cảm bậc nhất với mọi vấn đề của đời sống.
Do vậy, chủ nghĩa nữ quyền với tƣ cách là một cuộc cách mạng tƣ tƣởng quan
trọng trên thế giới, hẳn nhiên phải có sự tác động theo những chiều hƣớng
khác nhau đến văn học. Cuộc tranh đấu đòi quyền bình đẳng của phụ nữ trong
nhiều thế kỉ qua đã in dấu ấn đậm nét trong sáng tác văn chƣơng của hầu hết
các nƣớc trên thế giới. Chính điều này đã đƣa đến sự hình thành và sự phát
triển mạnh mẽ của dòng văn học nữ quyền. Văn học nữ quyền là gì? Câu hỏi
này đã đƣợc đặt ra và đƣợc trả lời theo nhiều cách khác nhau. Có ngƣời hiểu
đó là văn học do các nhà văn nữ sáng tạo ra. Nhiều ngƣời khác lại cho rằng,
văn học nữ quyền là những tác phẩm viết về ngƣời phụ nữ, đấu tranh cho


quyền bình đẳng của phụ nữ. Ở góc nhìn hẹp hơn, một số khác hiểu văn học
nữ quyền chỉ đơn giản là những tác phẩm của nhà văn nữ viết về sex... Trên
cơ sở tham chiếu các quan niệm kể trên, đồng thời xuất phát từ chính thực
tiễn sáng tác của bộ phận văn học này, chúng tôi hiểu: Văn học nữ quyền là
các tác phẩm văn học có thể do tác giả nam hoặc tác giả nữ sáng tạo ra nhằm
bộc lộ tƣ tƣởng đấu tranh vì sự tự do, bình đẳng và quyền lợi của phụ nữ trên
tất cả mọi lĩnh vực đời sống của xã hội. Văn học nữ quyền đứng về phía giới
nữ, thể hiện những nghĩ suy, khát vọng bình quyền của phụ nữ đồng thời đó
còn là cái nhìn "giải thiết trị" đối với nền văn hóa phụ quyền đã trói buộc và
biến ngƣời phụ nữ thành kẻ lệ thuộc, thậm chí thành nô lệ trong suốt trƣờng
kì lịch sử nhân loại.
1.4. Một số đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa nữ quyền trong văn học Pháp
thế kỉ XX

Nói đến chủ nghĩa nữ quyền hiện đại, ngƣời ta thƣờng nhắc đến chủ
nghĩa nữ quyền Pháp nhƣ là một trong những nhánh phát triển mạnh mẽ nhất
của nó. Chủ nghĩa nữ quyền Pháp có một số đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, chủ nghĩa nữ quyền Pháp tích hợp nhiều phƣơng pháp luận
nghiên cứu khác nhau để giải quyết các vấn đề phụ nữ và nữ quyền nhƣ hiện
tƣợng học, phân tâm học, ngôn ngữ học, lý thuyết giải cấu trúc… Văn chƣơng
là phƣơng tiện chủ yếu đƣợc các nhà nữ quyền Pháp dùng để chuyển tải tƣ
tƣởng của mình.
Thứ hai, trên bình diện tƣ tƣởng, giống nhƣ các trào lƣu triết học
phƣơng Tây hiện đại khác (chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực dụng, phân
tâm học…) chủ nghĩa nữ quyền Pháp không thuần nhất về quan điểm. Đây là
hệ quả của sự đan xen, tích hợp của nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau trong chủ
nghĩa nữ quyền Pháp.


Thứ ba, vấn đề trung tâm của chủ nghĩa nữ quyền Pháp là vấn đề quan
hệ giữa giới và giới tính, với tƣ cách là một biểu hiện của mối quan hệ giữa
sinh học (giới tính) và của văn hóa (giới). Mặc dù, đi theo nhiều hƣớng kiến
giải khác nhau về vấn đề này nhƣng các nhà nữ quyền Pháp đều đứng chung
một trận tuyến, nhằm chống lại sự thống trị phi lý của quan điểm nam quyền
trong nền văn hóa phƣơng Tây, từ đó biện luận cho quyền bình đẳng giới của
phụ nữ.
Thứ tƣ, so với chủ nghĩa nữ quyền Anh - Mĩ thì nét đặc sắc của chủ
nghĩa nữ quyền Pháp thể hiện trong cách tiếp cận mang đậm chất lý thuyết
của họ. Những trang viết của các nhà nữ quyền Pháp đậm màu tính dục, đam
mê và cảm xúc thể xác, giàu tính ẩn dụ và ít liên quan đến các vấn đề chính
trị.


Chương 2

Ý THỨC NỮ QUYỀN TRONG TIỂU THUYẾT
VÀ CHÚA ĐÃ TẠO RA ĐÀN BÀ CỦA SIMONE COLETTE
2.1. Ngƣời phụ nữ và khát vọng giải phóng
Văn hào vĩ đại ngƣời Nga - M.Gorki từng khẳng định: "Văn học là
nhân học". Điều này cũng đồng nghĩa với việc coi văn học là nghệ thuật miêu
tả và biểu hiện con ngƣời. Ở mỗi thời kì khác nhau, văn học lại có những cách
lí giải và thể hiện đời sống con ngƣời khác nhau. Nhìn lại tiến trình lịch sử
văn học, chúng ta có thể thấy hình tƣợng ngƣời phụ nữ đã đƣợc xây dựng, đã
đƣợc đƣa vào vị trí trung tâm trong cảm hứng sáng tác của các tác giả ở nhiều
thời kì. Thế nhƣng, chỉ đến những năm 60 - 70 của thế kỉ XX - những năm
tinh thần nữ quyền bùng nổ dữ dội ở phƣơng Tây thì hình tƣợng ngƣời phụ nữ
mới đƣợc đặt ở vị trí trọng tâm, mới có cơ hội bộc lộ những yếu tố bên trong
vốn thuộc "phái mình", và mới xuất hiện với mật độ dày đặc trong văn học.
Ngƣời phụ nữ từ chỗ bị trói buộc nay đƣợc giải phóng và mang lại nhiều sắc
vẻ mới cho văn chƣơng. Bằng các trang viết, các nhà văn nữ thể hiện sự quan
tâm sâu sắc đến số phận, hạnh phúc và quyền bình đẳng của giới mình.
Nhƣ một hệ quả tất yếu, văn học nữ quyền xuất hiện và tạo thành một
dòng chảy. Ở trong dòng chảy chung đó, các nhà văn nữ đƣợc tự do cất tiếng
nói cá nhân của chính mình với những giọng điệu riêng, cách thức riêng. Họ
mạnh dạn thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân, khát vọng cá nhân ở tầng sâu
bản thể và khẳng định giá trị sống của mình. Hơn nữa, khi nhà văn nữ viết về
phụ nữ thì cũng có nghĩa họ đang hƣớng ngòi bút viết về chính mình. Điều
này khiến các nhà văn nữ viết về giới của chính họ thƣờng có cái nhìn sâu sắc
hơn, triệt để và thấu đáo hơn. Cũng giống nhƣ các nhà văn khác, Simone
Colette trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà đã thông qua việc xây


dựng hình tƣợng nhân vật Juliette Hardy, cất tiếng nói bênh vực cho giới của
mình, đồng thời, thể hiện khát vọng vƣợt thoát ra khỏi những khuôn phép, lề
lối trói buộc ngƣời phụ nữ. Khi tìm hiểu về tiểu thuyết này, chúng tôi nhận

thấy ý thức khẳng định bản thể giới và khát vọng giải phóng ngƣời phụ nữ
đƣợc tác giả bộc lộ qua những phƣơng diện cơ bản sau:
2.1.1. Người phụ nữ với khát vọng dục tính
Trong tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà, nhà văn đã tập trung khai
thác ý thức nữ quyền thông qua sự bộc lộ khát khao tình dục mạnh mẽ ở cô
gái mồ côi vừa bƣớc vào tuổi mƣời tám – Juliette Hardy. Nàng đƣợc nhà văn
xây dựng trở thành một đối tƣợng tình dục, ẩn bên dƣới là lời kêu gọi cho sự
giải phóng phản kháng lại giáo điều cũng nhƣ cái nhìn nhục cảm về tình dục.
Để chuyển tải ý thức nữ quyền một cách sâu sắc nhất, Simone Colette đã tập
trung xây dựng các hành động tình dục diễn ra lần lƣợt giữa Juliette với Eric
Carradine, Michel và Antoine. Mỗi hành động tình dục đƣợc quan niệm nhƣ
là một bản mật mã - nơi nhà văn gửi gắm vào đó những tƣ tƣởng sâu xa, nhân
bản nhất về ngƣời phụ nữ.
Eric Carradine là một nhà doanh nhân thành đạt. Khi Eric làm bất cứ
việc gì thì việc đó phải đem lại lợi nhuận cho ông. Ngay cả khi chỉ mang cho
Juliette một chiếc ô tô đồ chơi nhỏ thôi nhƣng ông ta cũng không quên
“chiêm ngƣỡng những đƣờng cong dài mềm mại của thân thể nàng” [3, Tr.12]
và “lƣớt một ngón tay dọc đôi môi đầy mọng của nàng” [3, Tr.13]. Juliette là
ngƣời phụ nữ nhạy cảm. Nàng từ chối những cử chỉ mơn trớn của Eric và theo
đuổi Antoine – ngƣời đàn ông nàng đặt trọn vẹn niềm tin tƣởng. Vô tình biết
đƣợc bộ mặt thật của Antoine, hắn chỉ xem tình cảm của nàng là đùa giỡn,
Juliette cảm thấy bị xúc phạm. Là một ngƣời phụ nữ mạnh mẽ, nàng trả thù
Antoine theo cách riêng của bản thân. Thay vì lời hẹn với Antoine ở xƣởng
thuyền, Juliette đã đến chiếc Angelique theo lời mời gọi của Eric Carradine.


Chính vì chỉ lấy cuộc gặp giữa mình và Carradine để trả thù Antoine, nên
trƣớc những hành động vuốt ve, mơn trớn của nhà triệu phú này, Juliette
không cảm thấy hứng thú và không có bất kì một hành động đáp trả (ăn khớp)
với ông ta. “Juliette ngã sấp xuống giƣờng, duỗi ngƣời thẳng ra hết cỡ. Nàng

nghe sức nặng của mình tì lên giƣờng, và tay ông ve vuốt tóc nàng, hai bên
hông nàng. Môi Eric nhè nhẹ ấn vào gáy nàng và nàng nghe cổ họng khô
khốc” [3, Tr.66].
Trong tiểu thuyết này, Simone Colette đã khéo léo dựng lên mối quan
hệ giữa cái đẹp và hạnh phúc. Xƣa nay, ngƣời ta vẫn luôn tin rằng ngƣời phụ
nữ đẹp là ngƣời phụ nữ sẽ đƣợc hƣởng hạnh phúc. Juliette Hardy là ngƣời phụ
nữ đẹp nhƣng trớ trêu thay cô không phải là ngƣời phụ nữ hạnh phúc. Những
ngƣời đàn ông tìm đến cô chỉ vì lóa mắt và choáng váng bởi những đƣờng nét
trên cơ thể của cô chứ không phải con ngƣời thật của cô. Khi nhà Morin quyết
định gửi cô về lại viện mồ côi, giam cầm tuổi trẻ của cô ở đó. Eric và Antoine
biết cách có thể giữ cô ở lại St.Tropez nhƣng họ không làm vì không muốn
chịu trách nhiệm với cô và họ cũng sợ mang tiếng vì cô. Cuộc đời Juliette
giống nhƣ chiếc thuyền vô định lênh đênh trên đại dƣơng không một bến đỗ,
không một chỗ neo đậu. Cuối cùng vì muốn đƣợc ở lại St.Tropez, nàng miễn
cƣỡng chấp nhận lời cầu hôn của Michel – em trai Antoine – một anh chàng
nhân hậu nhƣng thiếu lí trí. Chứng kiến cảnh Michel dám đánh lại gã trai to
khỏe Rene vì không muốn cô bị sỉ nhục và coi thƣờng, Juliette vô cùng cảm
kích, lần đầu tiên cô đƣợc một ngƣời đàn ông che chở và bảo vệ. Không phủ
nhận hay mâu thuẫn với cá tính của mình, ngƣời phụ nữ này, một mặt luôn
đấu tranh cho quyền lợi của bản thân, mặt khác vẫn khao khát một nơi nƣơng
tựa, chở che cho cuộc đời mình. Cô quyết định trao bản thân mình cho Michel
mà không phải Eric hay Antoine. Vƣợt qua tất cả những dè dặt, rào cản kiểm
duyệt và dám đối mặt với tiêu chuẩn đạo đức xã hội đƣơng thời, Simone


Colette đã đƣa tất cả những “bí mật phòng the” vào tác phẩm. Cuộc giao hoan
giữa Michel và Juliette đƣợc nhà văn miêu tả thật cụ thể nhƣ đang là ngƣời
trong cuộc: “Từ đâu đó rất sâu bên dƣới một cơn sóng dồi vĩ đại dâng lên,
nâng nàng lên càng lúc càng cao, quăng nàng về phía Michel. Nàng mở mắt
thấy khuôn mặt Michel kề sát bên mặt nàng, ngời sáng, mỉm cƣời, bầm giập.

Trong một khoảnh khắc nàng đẩy anh ra, một cơn hốt hoảng bất thần chiếm
lĩnh nàng… Anh rụt ngƣời lại, ánh sáng phai đi khỏi mặt anh, và nàng không
chịu nổi điều ấy. Nàng kéo mặt anh về phía mặt nàng và giúp anh. Cùng nhau
họ cƣỡi trên ngọn sóng rồi thì rơi hẫng xuống, mệt nhoài” [3, Tr.116]. Chính
giọng kể thản nhiên không một chút mặc cảm phận nữ của nhà văn đã tạo nên
sắc thái nữ quyền rõ rệt. Rõ ràng khi đọc những lời văn miêu tả này, ngƣời
đọc có thể cảm thấy rõ thế chủ động trong tình dục của ngƣời phụ nữ. Michel
– chồng Juliette hoàn toàn không có khả năng chinh phục con ngƣời bản năng
ở nàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc khát vọng hòa hợp trong tình dục
của Juliette không đạt đƣợc.
Lúc nào, Antoine cũng coi Juliette “nhƣ con điếm” và mỗi khi nói về
nàng đều bằng thái độ rẻ rúng nhƣng chính con ngƣời bên trong hắn ta lại
luôn khao khát chiếm đoạt đƣợc thể xác nàng. Juliette cảm nhận đƣợc điều đó
và nàng đã dùng hoạt động tình dục tiếp theo diễn ra giữa mình và Michel để
đả phá vào con ngƣời giả tạo của Antoine. Khi nghe “những âm thanh mềm
mại ở phòng bên, những tiếng cƣời khúc khích ngắn và trong của Juliette” [3,
Tr.149], Antoine tỏ ra bực tức và không tập trung khi chơi bài với ngƣời em
út Christian. Con ngƣời giả tạo của hắn nhọc công che giấu bấy lâu nay nhanh
chóng bị Christian lật tẩy và hắn toan đánh cậu để che đi cảm xúc thật của
mình.
Chỉ khi đứng giữa sự sống và cái chết thì con ngƣời thật bên trong của
họ mới thật sự đƣợc biểu lộ. Đó là lúc Juliette và Antoine bị sóng biển hất


tung ra khỏi chiếc thuyền thì Antoine mới dám sống thực với con ngƣời của
chính mình. Anh lo lắng cho Juliette và cố hết sức giúp Juliette bơi vào bờ khi
nàng hoàn toàn kiệt sức. Dƣờng nhƣ trong cuộc chiến đấu kéo dài của họ
chống lại biển cả, suốt chuyến bơi dài vô tận tìm vào bờ, vật lộn với bão dữ
để sống còn, Antoine và Juliette là một. Khi cả hai đã vào đến bờ biển an toàn
cũng là lúc mà cơn dục vọng trong lòng Antoine và Juliette bùng cháy mãnh

liệt nhất. Họ thoát khỏi sự kiểm soát của lí trí và sống thật với bản năng của
mình: “Không nói một lời, anh nhảy bổ lên trên nàng nhƣ con bò mộng.
Những làn sóng triều dục vọng cuộn trào lên ập qua nàng. Juliette không
cƣỡng lại nổi nữa, liền đáp lại sự bạo liệt của anh bằng bạo liệt của chính
nàng, đòi kéo dài từng khoảnh khắc lạc thú một, chuồi ra khỏi anh chỉ để tự
xé toang váy áo mình ra” [3, Tr.186]. Tất cả những xung năng tính dục dồn
nén bấy lâu nay trong bản thân Juliette là căn nguyên lí giải vì sao nàng “đáp
lại sự bạo liệt của anh bằng bạo liệt của chính nàng” [3, Tr.186]. Điều này cho
thấy chỉ có ở bên cạnh Antoine, những khao khát tình dục bản năng trong con
ngƣời Juliette mới đƣợc đáp ứng đầy đủ nhất: “Anh đƣa nàng đến tột đỉnh
đam mê cho đến khi nàng thấy mình sắp nổ bùng tới nơi rồi sau đó họ cùng
nhau lao tuột xuống một triền dốc dài dằng dặc, tiếng vọng sự làm tình của họ
dềnh lên hạ xuống chậm rãi, âm vang trong từng thớ cơ của thể xác nàng…
Nàng nhắm mắt lại với cảm giác biết ơn, trong một nỗi kiệt sức và khoan
khoái mênh mông” [3, Tr.187].
Nếu nhƣ mọi việc đều diễn ra bình thƣờng, đều thuận theo ý của con
ngƣời thì cái đó không thể gọi là cuộc sống. Những tƣởng sau khi đối mặt với
cái chết, Antoine sẽ trân trọng Juliette nhƣng ngay khi cơn dục vọng trong
lòng Antoine đƣợc thỏa mãn, hắn liền bỏ mặc nàng. Juliette phải một mình
đối mặt với cái nhìn khinh rẻ của mọi ngƣời để rồi cuối cùng bao nhiêu uất
ức, đau khổ, cuồng vọng của bản thân, nàng dồn tất cả vào điệu Mambo ma


quái. Theo dõi suốt chiều dài cuốn tiểu thuyết, chúng ta có thể dễ dàng nhận
ra cuộc giao hoan giữa Antoine và Juliette là hành động tình dục mãnh liệt và
cuồng bạo nhất trong tác phẩm. Đồng thời, nó cũng chính là hành động tình
dục thể hiện ý thức nữ quyền rõ nhất. Nó đả phá và lột trần bản chất giả tạo
của ngƣời đàn ông chạy theo bản năng.
Tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà của Simone Colette giống nhƣ
một liều thuốc độc ngọt ngào dành cho độc giả hậu chiến. Nhà văn không cần

nhọc công tìm cách biện giải cho vấn đề đạo đức mà chỉ cần trƣng ra một cô
gái đẹp làm sững sờ tất thảy - vốn chẳng xa lạ gì trong kho tàng nghệ thuật
nƣớc Pháp, nhƣng khác với Victor Hugo cho Esmeralda bị tử hình trong câu
chuyện thời Trung cổ thì Juliette Hardy đã đƣợc tôn vinh ngầm qua những chi
tiết miêu tả đầy khoái cảm của Simone Colette. Bằng việc sử dụng hành động
tình dục giống nhƣ là một biểu tƣợng về nữ quyền, nhà văn đã vạch trần bộ
mặt đạo đức giả của những ngƣời đàn ông bất toàn chạy theo bản năng. Qua
đây, Simone Colette cũng bộc lộ quan niệm nhân văn về ngƣời phụ nữ: Đàn
bà cũng là con ngƣời, họ cũng có đủ mọi nhu cầu và khát vọng chính đáng về
tình yêu và tình dục. Ngƣời đàn ông hãy yêu và trân trọng họ nhƣ chính con
ngƣời họ chứ không phải chỉ ở vẻ đẹp nhục cảm bề ngoài của thể xác họ.
2.1.2. Sự khẳng định cá tính mạnh mẽ và giá trị của bản thân
Trong văn học, nói đến ý thức nữ quyền là nói đến sự vƣơn lên của chủ
thể nữ trong sáng tác cùng những đặc điểm riêng biệt của văn học nữ tính so
với văn học nam, trong đó tiêu biểu là sự thay đổi về cách nhìn nhận hình
tƣợng ngƣời phụ nữ. Trƣớc đây, dƣới những định kiến của xã hội, nam giới
luôn áp đảo phái nữ trong sáng tác. Ngày nay, điều kiện lịch sử - xã hội thay
đổi, ngƣời phụ nữ đã dần dần giành lại đƣợc vị thế của họ. Trong các tác
phẩm đƣợc viết bởi giới mình, ngƣời phụ nữ đã cất tiếng nói khẳng định giá
trị của bản thân, khẳng định cá tính mạnh mẽ của mình, đôi lúc thách thức cả


những giá trị quan đang tồn tại. Bằng cảm quan của ngƣời phụ nữ viết về giới
mình, Simone Colette đã thổi vào cuốn tiểu thuyết Và Chúa đã tạo ra đàn bà
tinh thần giới thông qua việc xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ có tên là
Juliette Hardy - một cái tôi độc lập, tự chủ và luôn có ý thức về giá trị của bản
thân.
Ngay từ khi mở đầu tác phẩm, Simone Colette đã để cho Juliette xuất
hiện không một mảnh vải trên cơ thể, tắm nắng theo kiểu "au naturel" (hoàn
toàn tự nhiên). Hình ảnh này không chỉ thể hiện sự táo bạo trong cách xây

dựng nhân vật của tác giả mà còn tạo ra hiệu ứng đặc biệt thể hiện tính cách
táo bạo của Juliette. Nó khiến cho bản thân mỗi ngƣời đọc không khỏi bất ngờ
và cảm nhận đƣợc sự nóng bỏng toát ra từ cô gái này. Nàng đã tự mình phô ra
cơ thể của bản thân trƣớc mắt ngƣời đọc, không một chút che đậy, không một
chút giấu giếm hay e ngại. Ngƣợc lại, nàng làm điều này với một tâm thế
hoàn toàn tự tin. Juliette đẹp và có sức hút đến mức mới chỉ nhìn thấy đôi
chân trần của nàng, Eric Carradine cũng cảm thấy sung sƣớng, muốn khoảnh
khắc chiêm ngƣỡng nó kéo dài mãi: "Một đôi chân trần, gót hƣớng lên trời,
đung đƣa uể oải từ sau ra trƣớc dƣới ánh nắng. Đôi chân rám nắng có ánh
vàng, với những ngón chân nhỏ xíu nhƣ chân trẻ con" [3, Tr.9]. Eric
Carradine không kìm chế đƣợc bản thân nên đã lao mình đi theo sức hút đó.
Ông ta len lỏi qua mớ quần áo đang phơi cho đến khi chỉ còn một sợi dây
phơi ngăn cách ông với cô gái. Eric Carradine đã phải thốt lên: "Em có đôi
chân của một nữ thần" [3, Tr.10]. Phát hiện ra có ngƣời nhìn trộm mình,
Juliette liền tự giấu biến đôi chân mình vào sau mớ đồ phơi. Không chấp nhận
hành vi mơn trớn, rình mò lén lút, Juliette đã thẳng thắn nói với Carradie
không một chút e ngại: "Em chẳng mong ông rình mò đến sau lƣng em vậy
đâu" [3, Tr.10]. Nàng ý thức rất rõ về vẻ đẹp của mình. Chính vì ý thức đƣợc
giá trị của bản thân nên nàng rất tự tin khi "khoe" cơ thể của mình và tự tin


nói chuyện với Eric qua một khoảng cách vô cùng ngắn, đó là tấm chăn ga.
Vẻ đẹp cơ thể của nàng đƣợc tác giả phô ra một cách táo bạo nhất. Nó xuất
hiện ở trạng thái đẹp nhất, viên mãn và trọn vẹn nhất: "Tắm đẫm trong nắng
đẹp tựa vàng mƣời" [3, Tr.12]. Với quan điểm tiến bộ, Simone Colette đã để
cho ngƣời phụ nữ khẳng định giá trị của bản thân bằng chính năng lực của
mình. Phụ nữ hiện đại không còn thụ động trong việc trông chờ ngƣời khác
phán xét về bản thân mình. Vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ đến từ chính sự độc lập,
tự chủ trong con ngƣời họ.
Trong tiểu thuyết này, Simone Colette đã đặt ra vấn đề liên quan đến

cái nhìn của xã hội về hình ảnh của ngƣời phụ nữ. Phụ nữ từ xa xƣa đến nay
vẫn đƣợc coi là phái đẹp nhƣng quan niệm về cái đẹp ấy có phải do ngƣời phụ
nữ lựa chọn không? Thực tế cho thấy trong xã hội phụ quyền, ngay cả việc
tạo lập một mĩ học về bản thân giới nữ thì ngƣời phụ nữ cũng không có quyền
quyết định. Đa phần những ngƣời phụ nữ đều mải phấn đấu theo những mong
ƣớc, chuẩn mực của xã hội mà quên mất rằng trong quá trình đó, bản thân
mình có thực sự hạnh phúc hay không. Từ lâu, những giá trị quan tồn tại trong
xã hội đã chi phối quá nhiều đến đời sống mỗi cá nhân. Các thiết chế ràng
buộc đã khiến ngƣời phụ nữ dần đánh mất đi cái tôi của chính mình và bị lệ
thuộc vào sự sắp đặt của xã hội. Nhƣng xã hội đã đổi thay, ngƣời phụ nữ cần
phải có nhận thức mới vƣợt qua đƣợc những rào cản hạn hẹp. Ý thức đƣợc
điều này, Simone Colette đã xây dựng lên trong tác phẩm của mình ngƣời phụ
nữ với cá tính nổi bật đại diện cho thế hệ những ngƣời phụ nữ trong xã hội
hiện đại. Bằng cá tính mạnh mẽ cũng nhƣ ý thức sâu sắc về giá trị của bản
thân, Juliette luôn sống thật nhất với "con ngƣời thật" của mình. Nàng không
quan tâm đến những lời giảng giải về chuẩn mực đạo đức lỗi thời, lạc hậu của
bà Morin - mẹ nuôi của nàng. Nàng làm những điều mà nàng cảm thấy thoải
mái nhất, không vì cách suy nghĩ của ngƣời khác về mình mà phải thay đổi


×