Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

BÁO CÁO TƯ VẤN CHÍNH SÁCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 67 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO TƯ VẤN CHÍNH SÁCH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH
ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP PHÁT TRIỂN VĂN HĨA,
KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ,
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Ở VIỆT NAM TRONG NỬA ĐẦU THẾ KỶ 21

Người thực hiện:

GS.TS. Phạm Hồng Tung

Hà Nội – 2017

1


MỤC LỤC
NHỮNG THƠNG ĐIỆP CHÍNH ................................................................................ 1
Phần I: MỘT SỐ PHÂN TÍCH DỰ BÁO VỀ VIỄN CẢNH CỦA THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM TRONG NHỮNG THẬP KỶ TIẾP THEO CỦA NỬA ĐẦU THẾ
KỶ 21 ............................................................................................................................. 9
1. Xu thế phát triển chủ đạo trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian từ nay cho
tới khoảng giữa thế kỷ 21 ........................................................................................... 9
2. Tình hình triển khai các nghị quyết của Đảng về văn hóa, giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ ............................................................................................. 29
3. Vấn đề phát triển trong cơ chế thị trường và đảm bảo định hướng XHCN của ba
lĩnh vực này .............................................................................................................. 32
4. Vai trò của các chủ thể, của cá nhân trong quá trình lao động sáng tạo như thế


nào? .......................................................................................................................... 35
5. Làm thế nào để văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và cơng nghệ thực sự trở
thành những nguồn xung lực trong sự nghiệp phát triển bền vững ở nước ta? ....... 37
Phần II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH ĐẶT RA ĐỐI VỚI SỰ
NGHIỆP PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG VIỄN CẢNH TỒN
CẦU HĨA VÀ CÁCH MẠNG 4.0 ............................................................................ 40
1. Vấn đề lãnh đạo và quản lý văn hóa .................................................................... 42
2. Vấn đề xây dựng và phát triển một nền văn hóa chính trị Việt Nam mới ........... 49
3. Vấn đề mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.................................................... 52
4. Vấn đề mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế, tiếp thu ảnh hưởng văn hóa của thế
giới và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống ............................ 56
5. Vấn đề tái cấu trúc của hệ giá trị và sự lây lan của một số xu hướng lối sống tiêu
cực trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong giới trẻ ............................................ 60
6. Vấn đề truyền thơng cơng nghệ cao và văn hóa truyền thông ............................. 62

2


NHỮNG THƠNG ĐIỆP CHÍNH
Bản báo cáo này gồm có hai phần chính. Trong Phần I chúng tơi cố gắng trình
bày và phân tích 5 vấn đề trọng yếu nhất đang đặt ra đối với sự nghiệp phát triển văn
hóa và con người, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay
và trong tầm nhìn đến giữa thế kỷ 21. Trong Phần II, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích
những vấn đề trọng yếu nhất đang đặt ra đối với từng lĩnh vực nói trên. Báo cáo tập
trung vào việc luận giải về tầm mức quan trọng, tính phức tạp, nguyên nhân và hệ quả
tác động của từng vấn đề, trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị những giải pháp cần được
triển khai trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý đối với các lĩnh vực nói trên.
Tài liệu này được xây dựng dựa trên cơ sở nhiều nghiên cứu chuyên sâu và dựa trên
kết quả khảo sát, đánh giá tổng kết hoạt động thực tiễn của nhiều bộ, ngành, cơ quan
và nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, để tiện cho việc tập trung theo dõi các vấn đề chính,

ngồi những chú thích, chỉ dẫn nguồn và dẫn chứng cần thiết, chúng tôi sẽ không quá
sa đà vào việc so sánh số liệu và lập luận.
Thơng điệp thứ nhất:
Văn hóa, KH&CN và GD&&DT có sứ mệnh dẫn đạo và tạo ra nguồn xung
lực phát triển để đưa đất nước ta thốt khỏi tình trạng tụt hậu, gia nhập vào hàng
ngũ các quốc gia phát triển trong nửa đầu thế kỷ 21, “sánh vai với các cường quốc
5 châu” như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.
Các nghiên cứu dự báo đều khẳng định rằng Tồn cầu hóa tăng tốc và Cách
mạng cơng nghiệp mới (4.0) sẽ là hai xu thế phát triển chủ đạo của thế giới trong
những thập kỷ tới. Hai quá trình này sẽ tác động rất mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc
hầu hết các lĩnh vực trong đời sống nhân loại ở tất cả các nước và các khu vực, đồng
thời chúng sẽ đưa lại cho các nước “đi sau” như Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi, tạo
điều kiện để những nước này có thể thực hiện thành công chiến lược phát triển rút
ngắn, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, gia nhập vào hàng ngũ những nước
phát triển nhất. Mặt khác, hai quá trình trên cũng đem đến nhiều khó khăn, thách thức
nan giải, khiến cho các nước chậm phát triển ngày càng bị tụt hậu xa hơn và bị lệ
thuộc nhiều hơn vào các nước phát triển về tất cả các phương diện.
Vì vậy, sự nghiệp phát triển văn hóa, con người, GD&ĐT, KH&CN có sứ
mệnh vơ cùng quan trọng: Tạo ra hào khí dân tộc mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, nỗ lực vượt qua tình trạng tụt hậu về trình độ phát triển; đào luyện nên
những thế hệ cơng dân Việt Nam mới có ý thức dân tộc và lịng u nước mãnh liệt, có
năng lực và phẩm chất của cơng dân tồn cầu, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế,
tiếp thu tinh hoa văn hóa, khoa học và cơng nghệ của thế giới, nỗ lực khởi nghiệp
thành công để dẫn dắt dân tộc nhanh chóng theo kịp các nước phát triển; đổi mới triệt
1


để hệ thống sáng tạo quốc gia, tạo bước phát triển bứt phá mạnh về KH&CN, kích
hoạt, phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam thành một lực lượng sản xuất trực tiếp, góp
phần thực hiện thành cơng chiến lược phát triển rút ngắn, đạt hiệu quả, nhanh và bền

vững.
Thông điệp thứ hai:
Cần phải triệt để khai thác và phát huy cao độ tính ưu việt của định hướng
XHCN và những mặt tích cực của cơ chế thị trường để tạo nên nguồn xung lực
mới cho sự phát triển văn hóa, KH&CN, GD&ĐT và của đất nước.
Đảng ta đã ban hành các nghị quyết số 20, 29 và 33 của BCHTW khóa XI về
việc đổi mới căn bản và tồn diện, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển KH&CN, GD&ĐT,
văn hóa và con người. Các văn kiện trên đây có thể coi là “cương lĩnh” của Đảng
trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, chủ động hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế tri thức và
Cách mạng 4.0, trong đó KH&CN, GD&ĐT được coi là “quốc sách hàng đầu” trong
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời văn hóa cũng được khẳng định là
“nền tảng tinh thần”, vừa là động lực, vừa là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp phát
triển bền vững đất nước. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đều đã xây dựng
những chương trình hành động để đưa tinh thần chỉ đạo của các nghị quyết nói trên
vào cuộc sống. Tuy nhiên, nhìn nhận tình hình thật nghiêm túc, có thể thấy rõ rằng
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vẫn chưa thực sự đi được vào cuộc
sống và chưa phát huy được hiệu quả tác động tích cực. Trong cả ba lĩnh vực, tình
hình chung là vẫn cịn rất lúng túng, trì trệ, “thiếu lửa” và chưa tạo ra được chuyển
biến lớn, có tính bứt phá nào.
Qua nghiên cứu và tổng kết thực tiễn, chúng tôi nhận thấy những “nút thắt” và
“rào cản” chủ yếu nằm trong nhận thức của toàn xã hội, nhất là của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản lý các cấp và nằm ngay trong đội ngũ các nhà khoa học, nhà giáo và các
nhà hoạt động văn hóa; trong cơ chế lãnh đạo, quản lý và trong việc triển khai các
chính sách cụ thể. Do hai nguyên nhân trên mà những lợi thế, ưu việt của chế độ chính
trị, của định hướng XHCN chưa được phát huy đầy đủ, đồng thời, những lợi thế và
yếu tố tích cực của cơ chế thị trường cũng chưa được khai thác, vận dụng triệt để và
hiệu quả nhằm giải phóng các tiềm năng, tạo ra những nguồn xung lực phát triển trong
từng lĩnh vực. Trong khi đó, những mặt trái và yếu tố tiêu cực của cơ chế thị trường
và tàn dư của tư duy và cơ chế bao cấp lại phát tác, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực
đáng kể, làm hao mòn nhiệt huyết, nguồn lực và khát vọng phát triển của đội ngũ các

nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ.
Để khắc phục tình trạng trên, giải pháp then chốt nhất là phải triệt để khai thác
các mặt, các yếu tố tích cực, lành mạnh và vận dụng hiệu quả cơ chế thị trường vào
ba lĩnh vực nói trên. Chỉ có cơ chế thị trường lành mạnh mới tạo ra cạnh tranh, thông
2


qua đó “vun cao”, “nhân rộng” được những cá nhân, tập thể ưu tú, những tổ chức hoạt
động hiệu quả, thải loại được những cá nhân, tổ chức yếu kém, dựa dẫm; nhờ đó mà
thúc đẩy sáng tạo khơng ngừng; KH&CN, GD&ĐT và sự nghiệp văn hóa mới thực sự
hướng tới phục vụ đắc lực đời sống, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và động lực
chính của phát triển; nhờ đó mà thu hút được thêm các nguồn lực khác nhau và sử
dụng hiệu quả hơn các nguồn lực đó; cũng chỉ có thơng qua cơ chế thị trường mới có
được sự hội nhập và hợp tác quốc tế lành mạnh, hiệu quả, tránh để nước ta trở thành
“bãi rác cơng nghệ”, “thuộc địa văn hóa” và “nền kinh tế vệ tinh” của các nước phát
triển.
Giải pháp then chốt thứ hai chính là hiểu đúng và phát huy đầy đủ lợi thế của
chế độ chính trị và tính ưu việt của định hướng XHCN. Điểm cốt lõi trong tính ưu việt
XHCN là ở tính nhân văn, nhân bản, pháp quyền, dân chủ, cơng bằng, văn minh. Đây
cũng chính là những định hướng có tính ngun tắc, đảm bảo tạo ra một môi trường
lành mạnh để các hoạt động của ba lĩnh vực trên đạt hiệu quả cao nhất, vì đó đều là
những hoạt động địi hỏi rất cao về quyền tự do sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Lợi thế lớn nhất của chế độ chính trị chính là vị thế cầm quyền của Đảng. Khi Đảng
đã đề ra chủ trương, chiến lược đúng đắn thì tồn hệ thống chính trị sẽ “vào cuộc” và
tạo ra sự đồng thuận chính trị rất cao – điều mà các thể chế chính trị khác khó mà đạt
được. Tính ưu việt của định hướng XHCN và lợi thế của chế độ chính trị cũng chính
là yếu tố đảm bảo quan trọng nhất cho việc ngăn ngừa những mặt trái và yếu tố tiêu
cực của cơ chế thị trường, khai thác và phát huy được các mặt hữu ích và yếu tố tích
cực của cơ chế đó.
Thơng điệp thứ ba:

Nâng cao vai trò và hiệu quả kiến tạo của Nhà nước, xác định rõ vai trị,
phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ
thể.
Ở tất cả các quốc gia dựa trên nền kinh tế thị trường tự do – pháp trị thì vai trò
kiến tạo phát triển của Nhà nước là rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định nhất. Với
quyền lực chính trị trong tay, thơng qua các “địn bẩy” cơ chế, chính sách và điều tiết
vĩ mơ các nguồn lực phát triển, Nhà nước ta có sứ mệnh mở đường cho việc thực hiện
thành công chiến lược phát triển nhanh và bền vững, đưa đất nước vượt qua khoảng
cách tụt hậu. Trong thời gian tới, Nhà nước phải kiến tạo và sử dụng hiệu quả hơn đòn
bẩy cơ chế và chính sách để giải quyết thỏa đáng hơn mối quan hệ giữa kinh tế với
KH&CN, GD&ĐT và văn hóa: kinh tế (doanh nghiệp, tập thể và cá nhân) phải đầu tư
nhiều hơn, trực tiếp hơn vào KH&CN, GD&ĐT và vào sự nghiệp văn hóa theo hình
thức đặt hàng sản phẩm đầu ra. Trái lại, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và cung cấp
dịch vụ văn hóa cũng phải hướng trực tiếp đến phục vụ phát triển kinh tế và giải quyết
3


các vấn đề do thực tiễn phát triển của đất nước đặt ra, phải đồng hành và chịu trách
nhiệm đến cùng về việc chuyển giao, ứng dụng sản phẩm đầu ra của mình. Chỉ có như
vậy thì nền kinh tế mới thốt khỏi tình trạng “ăn xổi”, dựa vào tài ngun thiên nhiên,
nhân cơng giá rẻ, ưu đãi chính sách và công nghệ lạc hậu để đạt được tăng trưởng nhất
thời, nhưng về lâu dài thì sẽ thất bại hồn tồn. Chỉ có như vậy, KH&CN, GD&ĐT
cũng như sự nghiệp văn hóa mới thốt ra khỏi những “tháp ngà” giả tưởng, từ bỏ trạng
thái sống bình n nhưng thoi thóp trên “bầu sữa ngân sách nhà nước” để thực sự trở
thành một nguồn lực của phát triển và vì sự phát triển. Đây là mối quan hệ “nhân –
quả luân hồi” trong q trình phát triển bền vững.
Vai trị kiến tạo của Nhà nước cũng đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy và
tạo điều kiện để các lĩnh vực văn hóa, KH&CN, GD&ĐT chuyển nhanh và hiệu quả
sang vận hành và phát triển theo cơ chế thị trường lành mạnh. Theo đó, Nhà nước sẽ
hỗ trợ tối đa bằng cơ chế và đầu tư nguồn lực cho những bộ phận, những đối tượng

đặc thù của ba lĩnh vực này (chẳng hạn, trong KH&CN, đó là khoa học cơ bản,
KHX&NV; đội ngũ nhân tài khoa học trẻ; các nghiên cứu theo đặt hàng phục vụ chế
độ chính trị, quốc phịng, an ninh vv.. Trong GD&ĐT, đó là tạo điều kiện về cơ hội
giáo dục cho các vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn; đào tạo những ngành, nhóm
ngành khoa học cơ bản, khoa học chính trị, văn hóa, nghệ thuật vv… Trong sự nghiệp
văn hóa, đó là giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa truyền thống, văn hóa và truyền thống
cách mạng, phát triển đội ngũ nghệ nhân vv…). Các bộ phận còn lại bắt buộc phải
vận hành theo cơ chế thị trường lành mạnh thì mới thu hút được các nguồn lực từ xã
hội, thông qua cạnh tranh, chất lượng và giá trị ứng dụng của sản phẩm đầu ra mới
được nâng cao. Làm như vậy, sản phẩm KH&CN mới được ứng dụng; người đi học sẽ
chỉ học những cái mình và xã hội cần, khơng chỉ vì tấm bằng, và do đó trở thành
người giỏi, người hữu dụng; cơng nghiệp văn hóa mới có ngày càng nhiều sản phẩm
cạnh tranh được với sản phẩm ngoại lai, nhờ đó mà có thêm nguồn lực và góp phần
đẩy lùi “xâm thực văn hóa” của ngoại bang…
Vai trị kiến tạo quan trọng của Nhà nước ta cũng cần được thể hiện rõ ràng,
minh bạch và hiệu quả hơn trong việc xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng
loại, từng nhóm chủ thể, trên cơ sở đó ban hành những chính sách và cơ chế phù hợp
trong phát triển văn hóa, KH&CN, GD&ĐT.
Có thể nhận ra vai trị quan trọng của 4 chủ thể chính là: cá nhân, cộng đồng,
doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi loại chủ thể này có vị trí, đặc điểm
riêng, và cần có cơ chế, chính sách riêng để phát huy tối đa vai trị tích cực của họ.
Về cá nhân: yếu tố cốt lõi là tạo điều kiện để cá nhân các nhà khoa học, nhà
giáo, văn nghệ sĩ trí thức và bất kỳ cơng dân nào cũng có cơ hội để sáng tạo, có quyền
sáng tạo và chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình. Trên đường tìm tịi, khám phá,
4


họ cũng có thể mắc sai lầm. Họ phải được quyền phạm sai lầm (nhưng không được
phạm tội) và phải chịu trách nhiệm về sai lầm đó. Chúng ta đấu tanh chống chủ nghĩa
cá nhân, nhưng là chống chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, “lợi mình, hại người” chứ khơng

phải là chống mọi loại hình của chủ nghĩa cá nhân. Chúng ta đề cao tinh thần cộng
đồng, nhưng không được đề cao tinh thần “trung bình chủ nghĩa”, “hịa cả làng” và
“hội chứng đám đông” kỳ thị, triệt tiêu những gì là ưu trội, đổi mới, độc đáo.
Về cộng đồng: yếu tố cốt lõi là nâng cao năng lực tham gia (participation
capability) của cộng đồng vào các hoạt động văn hóa, KH&CN, GD&ĐT. Do tính đặc
thù của ba lĩnh vực này nên sự tham gia của cộng đồng cần phải được dựa trên những
năng lực nhất định thì mới có đóng góp tích cực và hiệu quả. Vì vậy, ưu tiên hàng đầu
phải được dành cho các chính sách và cơ chế hỗ trợ, nâng cao năng lực tham gia của
các cộng đồng. Năng lực này gồm có việc tiếp cận các cơ hội, tiếp nhận và xử lý
thông tin; năng lực tham gia trực tiếp vào các hoạt động văn hóa, KH&CN và
GD&ĐT; năng lực giám sát, kiểm tra. Người dân, cộng đồng cần được bảo đảm về
quyền tham gia, hỗ trợ về nguồn lực, phương tiện, được hướng dẫn để có thể tham gia.
Nhưng tuyệt đối khơng được mượn cớ “phát huy vai trò cộng đồng” để “đùn đẩy trách
nhiệm”, “khoán trắng” những hoạt động, những khâu đoạn quản lý và cả những khoản
đầu tư cho cộng đồng (như đã xảy ra ở nhiều nơi trong thời gian qua).
Về doanh nghiệp: trong nền kinh tế tri thức và Cách mạng 4.0, doanh nghiệp
đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống sáng tạo quốc gia. Đối với ba lĩnh vực này, sự
vào cuộc của doanh nghiệp vừa tạo ra lực đẩy, vừa tạo ra lực kéo cho sự phát triển
nhanh và bền vững. Vấn đề là: doanh nghiệp “vào cuộc” như thế nào? Câu trả lời là:
doanh nghiệp chỉ có thể “vào cuộc” bằng cơ chế thị trường – pháp trị lành mạnh và
minh bạch. Chính những sự thiếu minh bạch, thậm chí là tham nhũng (bao gồm cả
tham nhũng chính sách, tham nhũng cơ hội, nạn học phiệt và tâm lý nể nang vv..) đã
làm vẩn đục mơi trường, bóp méo cơ chế, tạo ra nhiều rào cản cho việc thực hiện các
nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước, làm nản lòng nhiều nhà khoa học, nhà
giáo, văn nghệ sĩ và khiến cho phần lớn các doanh nghiệp cịn dè dặt, khơng “vào
cuộc” hoặc nếu có “vào cuộc” thì nhiều doanh nghiệp cũng chủ yếu đặt mục tiêu lợi
nhuận lên trên tất cả.
Về các cơ quan quản lý nhà nước: đây là chủ thể rất quan trọng có vai trị kiến
tạo, điều phối, vận hành toàn bộ hệ thống sáng tạo quốc gia, trực tiếp quản lý các lĩnh
vực văn hóa, KH&CN và GD&&DT. Vấn đề cốt lõi đối với chủ thể này là phải xác

định cho đúng đối tượng, phạm vi, phương thức lãnh đạo phù hợp. Trong các lĩnh vực
văn hóa, KH&CN, GD&ĐT có những thành tố và đối tượng chỉ có thể lãnh đạo bằng
phương thức gây ảnh hưởng (nêu gương, giáo dục, tuyên truyền vv…) nhưng có
những thành tố có thể và cần phải lãnh đạo và quản lý bằng các phương thức cưỡng
5


chế (luật pháp, hành chính, quy trình, quy ước cộng đồng vv…). Trong q trình đó,
việc quản lý và sử dụng tốt truyền thông đại chúng, truyền thông công nghệ cao và vai
trò nêu gương của cán bộ, của thầy cơ giáo và các nhà khoa học, nhà trí thức lớn là
hai yếu tố quyết định nhất.
Thông điệp thứ tư:
Trong lĩnh vực văn hóa, những vấn đề cốt lõi nhất là: xây dựng nhân cách
văn hóa của con người Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa; vấn đề giải quyết
thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữa gìn giữ bản sắc dân tộc và
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và vấn đề phát triển sức mạnh mềm quốc gia
thông qua phát triển công nghiệp văn hóa.
Việc giải quyết hiệu quả ba vấn đề trên đây sẽ mở đường để văn hóa thực sự
trở thành một nguồn xung lực trong phát triển bền vững, thực sự trở thành nền tảng
tinh thần của xã hội Việt Nam trong q trình phục hưng hào khí dân tộc, thốt khỏi
tình trạng tụt hậu, vươn lên sánh vai với các nước phát triển trên hoàn cầu.
Về vấn đề thứ nhất: xây dựng nhân cách văn hóa của con người Việt Nam
trong kỷ ngun tồn cầu hóa, tức là xây dựng nhân cách văn hóa của cơng dân tồn
cầu Việt Nam. Đây chính là mục tiêu cao nhất và cũng là nền tảng của sự nghiệp phát
triển văn hóa Việt Nam. Sứ mệnh cao cả, vẻ vang nhưng cũng vơ cùng khó khăn, nan
giải của các thế hệ người Việt Nam trong những thập kỷ tiếp theo của thế kỷ 21 chính
là nỗ lực hết mình đưa dân tộc Việt Nam thốt khỏi tình trạng tụt hậu, gia nhập vào
hàng ngũ những nước phát triển nhất. Nếu khơng hồn thành được sứ mệnh này thì
dân tộc ta sẽ vĩnh viễn bị lệ thuộc, bị chi phối bởi các nước phát triển về mọi phương
diện. Đó chính là nội dung mới của chủ nghĩa yêu nước, của tinh thần dân tộc Việt

Nam trong bối cảnh thế giới tồn cầu hóa và cách mạng 4.0. Để có đủ bản lĩnh và
năng lực hồn thành sứ mệnh nói trên, các thế hệ người Việt Nam cần phải có ý thức
dân tộc, có lòng yêu nước sâu sắc, đồng thời phải hội đủ 5 phẩm chất của cơng dân
tồn cầu đã được Ủy ban Thanh niên của Liên hợp quốc xác định năm 2016 là:
Competence (tài năng), Confidence (bản lĩnh, tự tin), Connection (kết nối, hợp tác)
Character (cá tính) và Caring (yêu thương, chu đáo).1
Trong chiến lược xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam, cần đặc
biệt chú trọng xây dựng nhân cách văn hóa của các thế hệ cán bộ lãnh đạo từ cấp xã
phường đến Trung ương. Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng “cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”; “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém.”; “Vì vậy, huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.”2 Trong bối cảnh hiện nay, người cán bộ

1
2

World Youth Report 2016: Youth Civic Engagement, Published by the United Nations, New York, 2016, tr. 18.
Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 309 và 313.

6


Đảng vừa phải có đủ năng lực, bản lĩnh đi tiên phong, dẫn dắt, lãnh đạo quần chúng,
nhưng đặc biệt phải có ý thức đầy đủ về vai trị nêu gương của mình, và mỗi cán bộ
phải thực sự là một tấm gương đạo đức cách mạng. Hiện tượng suy thối, tha hóa của
một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ có chức vụ - nặng
đầu óc quan lại, tham nhũng, biến chất, tha hóa về đạo đức và lối sống, ứng xử phản
cảm với nhân dân vv… đã và đang làm tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của chế độ,
tiền đồ của đất nước. Do đó, trọng điểm ưu tiên hàng đầu trong chiến lược con người
của Đảng ta chính là cơng tác giáo dục và đào luyện cán bộ, đảng viên.
Về vấn đề mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, phải quán triệt nguyên tắc

“bảo tồn để phát triển và phát triển để bảo tồn tốt hơn”. Nguyên tắc này cần được
triển khai trên cơ sở khoa học đầy đủ, tránh nóng vội, làm liều, thương mại hóa hoặc
“khốn trắng” cho cộng đồng. “Bảo tồn”: nếu không được hiểu và làm đúng thì sẽ trở
thành rào cản cho đổi mới và phát triển, thậm chí là bảo tồn cả những cái cũ nát, xấu
xa, hủ bại, lạc hậu vốn cần phải loại bỏ. “Phát triển”: nếu không được hiểu và làm
đúng thì sẽ biến thành phá hoại di sản, thậm chí phát triển cả những cái xấu xa, nguy
hiểm vốn cần được ngăn chặn và loại bỏ. Vì vậy, đối với mỗi di sản, cần phải nghiên
cứu thật cẩn trọng, phân tích, đánh giá từng bộ phận cấu thành, trên cơ sở đó xác định
những thành tố nào, những giá trị nào cần được bảo tồn toàn vẹn, nguyên bản, thành
tố nào, giá trị nào cần được bảo tồn theo nguyên tắc kế thừa hoặc phát triển.
Ở một bình diện khác, mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển cũng chính là mối
quan hệ giữa giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu ảnh
hưởng, tinh hoa văn hóa nhân loại. Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày
càng sâu rộng với thế giới tồn cầu hóa, vì vậy, mở rộng cửa giao lưu, đối thoại, trao
đổi và tiếp thu tinh hoa văn hóa từ bên ngồi là một u cầu khách quan, tất yếu. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là do buông lỏng lãnh đạo và quản lý
mà hiện nay nền văn hóa nước ta đang bị xâm thực rất nặng nề; ảnh hưởng văn hóa
ngoại lai được du nhập ào ạt, không phân biệt vàng, thau, tốt, xấu, khiến cho một bộ
phận không nhỏ thế hệ trẻ đang quay lưng lại với các giá trị truyền thống của dân tộc.
Vì vậy, cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, lập lại kỷ cương, đồng thời tích
cực, chủ động xây dựng hành trang hội nhập văn hóa cho dân tộc, nhất là cho giới trẻ
thông qua các biện pháp giáo dục, tuyên truyền trong gia đình, nhà trường và xã hội.
Vấn đề thứ ba là phát triển sức mạnh mềm quốc gia, nhất là thơng qua phát
triển cơng nghiệp văn hóa. Trong thế giới ngày nay, “sức mạnh mềm” (soft power)
ngày càng có vai trò quan trọng, như một bộ phận hợp thành trọng yếu của năng lực
cạnh tranh quốc gia. Trên cơ bản người ta đều nhất trí với nhau trong quan niệm về
sức mạnh mềm với 3 thành tố: văn hóa, giá trị chính trị và chính sách đối ngoại.
Trong đó, văn hóa có thể được xem như một bộ phận nền tảng, là “kênh dẫn” cho hai
7



thành tố kia. Nhiều quốc gia đã sớm chú trọng đến phát triển và sử dụng sức mạnh
mềm và đã trở thành những cường quốc văn hóa, nhờ đó mà có thêm những xung lực
trong cuộc cạnh tranh tồn cầu, tiêu biểu là Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Ấn Độ,
Pháp.
Việt Nam sở hữu những tài nguyên văn hóa to lớn và phong phú. Thơng qua phát
triển cơng nghiệp văn hóa, chắc chắn những tài nguyên này sẽ biến thành những
nguồn lực phát triển đáng kể, làm thay đổi hình ảnh, tăng cường uy tín của đất nước
và con người Việt Nam ở cả trong nước và trên thế giới. Ngày 8 tháng 9 năm 2016
Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Có thể xem đây là một bước tiến lớn
trong tư duy về lãnh đạo, quản lý văn hóa ở Việt Nam, hồn toàn phù hợp với xu thế
chung của thời đại, trực tiếp đáp ứng đúng nhu cầu của sự nghiệp phát triển văn hóa
Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa văn hóa. Tuy nhiên, để Chiến lược này thực sự
được triển khai có hiệu quả thì cịn nhiều việc phải làm, nhất là việc đưa cơ chế thị
trường lành mạnh vào việc quản lý, điều hành trong thực tiễn.

8


Phần I:
MỘT SỐ PHÂN TÍCH DỰ BÁO
VỀ VIỄN CẢNH CỦA THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
TRONG NHỮNG THẬP KỶ TIẾP THEO CỦA NỬA ĐẦU THẾ KỶ 21

1. Xu thế phát triển chủ đạo trên thế giới và ở Việt Nam trong thời gian từ nay
cho tới khoảng giữa thế kỷ 21
Hồ Chí Minh từng nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Muốn giúp cho văn
hóa hồn thành tốt được sứ mệnh “soi đường” đó, phải đặt văn hóa vào trong một tầm
nhìn xa rộng, thấu suốt từ quá khứ tới hiện tại và tương lai, trong phạm vi địa phương

– quốc gia – khu vực và thế giới, tức là dựa trên những dự báo khoa học về những xu
hướng vận động chủ đạo của nhân loại và đất nước. Khoa học dự báo (Futurology), vì
vậy, đã và đang đóng vai trị tối quan trọng đối với tất cả các khâu đoạn của quá trình
hoạch định và thực thi chiến lược và chính sách ở cả tầm vĩ mơ và vi mô.
1.1. Xu hướng vận động chủ đạo của thế giới trong kỷ ngun văn minh trí tuệ,
tồn cầu hóa và Cách mạng 4.0
Câu hỏi thứ nhất đặt ra là: những quá trình và yếu tố nào sẽ định hình tương lai
của nhân loại trong khoảng ba thập kỷ tới? Trả lời được câu hỏi này, chúng ta sẽ
mường tượng được rõ hơn bối cảnh của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam nói chung và phát triển văn hóa Việt Nam nói riêng trong tương lai gần.
Q trình tồn cầu hóa vốn được khởi phát từ cuối thế kỷ 20, tiếp tục phát triển
mạnh mẽ trong hai thập kỷ đầu thế kỷ 21 và chắc chắn sẽ cịn là một q trình góp
phần quyết định nhất vào việc định hình diện mạo và chi phối đời sống nhân loại
trong những thập kỷ tiếp theo.
Nền văn minh nhân loại được sản sinh và nuôi dưỡng trên bề mặt trái đất vốn là
một chỉnh thể thống nhất của vô vàn sự khác biệt. Ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện
những nỗ lực kết nối các vùng, miền, các trung tâm văn minh nhân loại với nhau: các
cuộc chiến tranh, di dân, các hoạt động truyền giáo và hoạt động thương mại đã trở
thành những phương thức kết nối chủ yếu. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một số
đồng tiền xu của Roma ở di chỉ khảo cổ Óc Eo (Đồng Tháp) – một minh chứng cho
thấy từ rất sớm một phần của Việt Nam ngày nay đã được đặt trong hệ thống thương
mại quốc tế kết nối trực tiếp hay gián tiếp với cả những trung tâm văn minh xa xơi.
Dẫu vậy, tình trạng chia cắt, tách biệt, cơ lập và khép kín vẫn là đặc điểm bao trùm
của văn minh nhân loại. Phải đến cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, các cuộc Phát kiến địa
lý vĩ đại mới tạo ra bước ngoặt quyết định trong lịch sử kết nối toàn cầu. Sau các cuộc
9


du hành – phát kiến này là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn của chủ nghĩa tư bản
ở phương Tây, và chẳng bao lâu sau đó, cơn lốc tư bản – thực dân đã tràn ngập khắp

địa cầu, cuốn vào quỹ đạo của nó hầu hết các nền văn minh, các quốc gia, dân tộc, bộ
lạc, các nền văn hóa và các tơn giáo. Tính kết nối của nền văn minh nhân lại đã được
nâng lên một tầm cao mới với hai yếu tố định hình cơ bản nhất: quy luật cạnh tranh –
điều tiết của kinh tế thị trường và sự phát triển không ngừng của các phương tiện giao
thông – vận tải và thông tin liên lạc hiện đại.3
Q trình kết nối trên phạm vi tồn cầu của nền văn minh nhân loại cho đến trước
năm 1991 cũng gặp phải muôn vàn rào cản to lớn. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch; các
liên minh chính trị và kinh tế với những quy tắc cấm vận nhằm làm suy yếu hoặc triệt
hạ các đối thủ cạnh tranh; xung đột lợi ích, xung đột tơn giáo và xung đột ý thức hệ đã
đã đến sự bùng nổ của hàng nghìn cuộc chiến tranh đẫm máu và hàng trăm cuộc đấu
tranh xã hội khốc liệt, bao gồm cả hàng chục cuộc cách mạng lớn, nhỏ, diễn ra trong
nhiều hình thức, sắc thái khác nhau. Sau Thế chiến II, cục diện Chiến tranh Lạnh
chính là một thế đối đầu – chia cắt gay gắt, kéo dài và sâu sắc nhất – là rào cản lớn
nhất của quá trình kết nối toàn cầu của nền văn minh nhân loại. Bức tường Berlin
chính là biểu tượng cụ thể và tiêu biểu nhất cho thế đối đầu này.
Những rào cản về kinh tế, chính trị, qn sự, tơn giáo và xã hội chính là mảnh đất
màu mỡ sản sinh ra muôn vàn định kiến, sự phân biệt và kỳ thị văn hóa. Đây chính là
những sản phẩm phi nhân bản nhất mà nền văn minh nhân loại sản sinh ra trong quá
trình kết nối toàn cầu cho đến trước khi cuộc Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Chiến tranh Lạnh kết thúc (1991) đúng vào lúc công nghệ thông tin, công nghệ vũ
trụ và công nghệ truyền thông bắt đầu bước vào thời kỳ phát triển có tính bùng nổ. Sự
ra đời của internet và truyền thông kỹ thuật số đã làm cho các khoảng cách về không
gian và thời gian ngày càng bị thu hẹp và thế giới đã trở nên một “thế giới phẳng”.
Mọi rào cản hữu hình và vơ hình vốn chia cắt thế giới từ hàng nghìn năm đã bị nhanh
chóng xóa bỏ.
Chỉ xin nêu một số ví dụ. Trước khi các phương tiện giao thông hiện đại được du
nhập vào Việt Nam, việc truyền tin bằng ngựa trạm từ Kinh thành Huế đến Hà Nội
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Marx và Engels viết: “Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và
làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô cùng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã
man nhất và trào lưu văn minh. Giá rẻ của những sản phẩm của giai cấp ấy là trọng pháo bắn thủng tất cả những

vạn lý trường thành và buộc những người dã man bài ngoại một cách ngoan cường nhất cũng phải hàng phục.
Nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt; nó buộc tất cả
các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản. Nói tóm lại, nó tạo ra cho nó một
thế giới theo hình dạng của nó (…) Cũng như nó đã bắt nơng thơn phải phụ thuộc vào thành thị, bắt những nước
dã man hay nửa dã man phải phụ thuộc vào các nước văn minh, nó đã bắt những dân tộc nơng dân phải phụ
thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây.” Xem: K.Marx và F. Engels,
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Chương I, />tuyen/phan_01.htm.
3

10


hoặc Gia Định nhanh nhất cũng phải mất bảy ngày đêm. Đến khi có đường bộ, đường
sắt thì việc chuyển thư, báo mất khoảng 2 – 3 ngày. Và từ khi có điện thoại, điện tín,
fax, điện thoại di động, email và nhất là có video conferencing thì tốc độ liên lạc từ
Thủ đô Hà Nội đến tất cả mọi tỉnh thành và các vùng miền gần như chỉ còn tính bằng
đơn vị phút hoặc giây! Tương tự, trước kia, việc liên lạc thư tín từ Châu Âu sang Châu
Mỹ bằng đường tàu biển phải mất từ 10 ngày đến một tháng; bằng đường hàng khơng
cũng phải mất ít nhất một ngày. Giờ đây qua internet, mọi liên lạc dường như diễn ra
ngay tức khắc. Việc phủ sóng tồn cầu của internet cũng giúp cho việc lan truyền
thông tin, và kèm theo đó là các giá trị văn hóa, khơng chỉ bằng ký tự và các con số
khô khan và chết cứng mà kèm theo cả hình ảnh, âm thanh sống động, trực tiếp nhờ
các hình thức truyền thơng tương tác, đa phương tiện công nghệ cao. Những tiến bộ
công nghệ này đã khiến cho các khoảng cách của không gian và cảm xúc cũng gần
như bị xóa bỏ hồn tồn. Vì vậy, chỉ số sử dụng internet được xem như một tiêu chí
quan trọng nhất để đánh giá mức độ kết nối tồn cầu.
Bảng 1. Tình hình sử dụng internet trên thế giới (2016)
Đơn vị: phần trăm dân số
Khu vực


2005

2010

2016

Châu Phi

2%

10%

25%

Các nước Ả rập

8%

26%

42%

Châu Á - Thái Bình Dương

9%

23%

42%


Khối các nước CH độc lập (thuộc Liên Xô cũ)

10%

34%

67%

Châu Âu

46%

67%

79%

Châu Mỹ

36%

49%

65%

Nguồn: International Telecommunication Union, 2017.

Đặc biệt là với thế hệ trẻ, những người được mệnh danh là thế hệ “Y” hoặc thế hệ
“thiên niên kỷ” (Generation of Millennials) thì kết nối toàn cầu được xem như một
trong những đặc điểm chính.4 Điều này càng thể hiện rõ thơng qua số liệu thống kê về
tỉ lệ kết nối online của thanh niên (trong độ tuổi từ 15 đến 24) trên toàn thế giới. Biểu

đồ dưới đây cho thấy mức độ kết nối toàn cầu của thanh niên ở một số khu vực trên
thế giới.
Biểu đồ 1: Tỉ lệ thanh niên sử dụng internet so với dân cư từng khu vực

Báo cáo về thanh niên của Liên hợp quốc công bố năm 2016 đã đưa ra 5 đặc trưng của công dân toàn cầu là:
Competence, Confidence, Connection, Character, Caring. Xem: World Youth Report 2016: Youth Civic
Engagement, Published by the United Nations, New York, 2016, tr. 18.
4

11


1000
800
600
400
200
0



th
Châu Âu

CIS

Châu Mỹ Châu Á

A rập


Châu Phi

Nguồn: ICT facts and figures 2017. International Telecommunication
TBD Union, 2017

Tuy nhiên, sau gần 3 thập kỷ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, người ta ngày
càng nhận rõ hơn một thực tế là: “thế giới không hề phẳng”. Ngay sau khi trật tự “thế
giới hai cực” vừa bị xóa bỏ, trong vịng 3 thập kỷ đã có hàng chục cuộc chiến tranh
đẫm máu nổ ra, điển hình là các cuộc chiến tranh ở Liên bang Nam Tư cũ, chiến tranh
ở Afghanistan, ở Iraq, ở dải Gaza và gần đây là ở Syria và một số nước Bắc Phi và
Trung Đông. Đặc biệt, chủ nghĩa khủng bố ngày càng phát triển, áp dụng từ các hình
thức và phương tiện chiến tranh man rợ thời Trung cổ cho tới các phương tiện công
nghệ cao để tiến hành hàng trăm cuộc tấn công khốc liệt trên khắp hồn cầu, trong đó,
cuộc tấn cơng khủ bố nhằm vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, có thể nói, đã
tạo nên một cơn địa chấn tồn cầu. Chiến tranh, xung đột và sự bùng phát của chủ
nghĩa khủng bố quốc tế chứng tỏ rằng trong thế giới tồn cầu hóa đang ẩn chứa q
nhiều mâu thuẫn, sự khác biệt và cách biệt cũng như những sự hận thù độc ác, phi
nhân tính đã và đang được sản sinh ra, tích tụ và bùng nổ trong chính quá trình kết nối
và hợp tác tồn cầu.
Càng tham gia, hội nhập sâu vào thế giới tồn cầu hóa các dân tộc càng lo lắng bị
q trình tồn cầu hóa “nuốt chửng”, tức là lợi ích, chủ quyền quốc gia bị xâm hại, bị
chi phối bởi các cường quốc kinh tế và cơng nghệ. Cùng với đó là việc bản sắc và
truyền thống văn hóa dân tộc bị suy thối, dân tộc bị “hịa tan” trong q trình hội
nhập. Một mặt, khoảng cách phát triển giữa nhóm nước tiên tiến nhất với các nhóm
quốc gia lạc hậu, giữa các nhóm cơng dân giàu nhất và các nhóm cơng dân nghèo nhất
càng lớn hơn, đến mức hầu như không thể thu hẹp. Mặt khác, khoảng cách giàu –
nghèo trong từng quốc gia – dân tộc cũng càng ngày càng trở nên lớn hơn. Đây cũng
chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến làn sóng phản đối tồn cầu hóa đã và
đang thịnh phát, lan rộng và ngày càng có tính bạo lực nhằm vào các quốc gia phát
triển nhất ở phương Tây.

Trong những thập kỷ vừa qua, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô
nhiễm môi trường đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng nhất trên phạm vi
toàn cầu. Vấn đề này càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn do tác động của biến đổi
12


khí hậu, và chính bản thân nó cũng lại là một trong những nguyên nhân làm gia cường
thêm quá trình biến đổi khí hậu. Đây là vịng xốy sinh thái đang đe dọa không chỉ
tương lai, vận mệnh của từng doanh nghiệp hay từng cộng đồng dân cư mà là đang
quyết định sự tồn vong của từng dân tộc và của tồn nhân loại. Do vậy, những giải
pháp ứng phó đòi hỏi phải được xây dựng và triển khai trên tầm tư duy toàn cầu, với
sự hợp tác toàn cầu, nhưng lại thơng qua chính sách, hành vi quyết liệt và hữu thức
cao của từng quốc gia và của mỗi cá nhân với tính cách một cơng dân tồn cầu –
“think globally, act locally” đã trở thành một triết lý, một khẩu hiệu lan tỏa trên toàn
thế giới.
Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn, lợi ích vị kỷ của các tập đoàn doanh nghiệp và của
các quốc gia đã trở thành rào cản chính đối với các nỗ lực tồn cầu nhằm ứng phó với
biến đổi khí hậu. Sự gay go căng thẳng của các vòng đàm phán về các hiệp định ứng
phó biến đổi khí hậu, sự rút lui mới đây nhất của nước Mỹ khỏi các cam kết tại Paris
2014 ngay sau khi Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền và các thảm họa môi
trường, các tai biến thiên nhiên khốc liệt xảy ra trên khắp bề mặt hành tinh cho thấy rõ
mặt phản diện đối với xu hướng hợp tác tồn cầu vì sự phát triển bền vững.
Sự hoành hành của chủ nghĩa khủng bố dưới những hình thức tàn bạo, vơ nhân
tính nhất và “cuộc khủng hoảng di cư” diễn ra trong những năm gần đây chính là
những q trình bộc lộ rõ nhất những hậu quả thảm khốc và những mặt trái ghê rợn
nhất của q trình tồn cầu hóa đang diễn ra manh mẽ trên khắp thế giới.
Cần phải nhớ rằng trong hàng ngũ hàng trăm ngàn phần tử khủng bố quốc tế dưới
bóng cờ của IS (Islamic State) khơng chỉ có những người Hồi giáo cực đoan mà cịn
có hàng chục nghìn thanh niên được sinh ra và lớn lên, được giáo dục trong những
nước phát triển nhất, như Mỹ, Đức, Anh, Áo, Pháp, Bỉ, Úc vv… Như vậy, phải đặt

vấn đề, rằng tự bản thân Hồi giáo hay bất kỳ tôn giáo nào khác không phải là cha đẻ
của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Trái lại, chủ nghĩa khủng bố quốc tế là một sản phẩm
của thời đại, nảy sinh ra từ chính những mâu thuẫn, những xung đột và kỳ thị vốn âm
thầm phát triển và tích tụ trong tất cả các xã hội trên thế giới.
Nhiều nghiên cứu liên ngành mới nhất đã chỉ ra những đứt gãy liên cá nhân
(interpersonal gaps) điển hình và phổ biến trong xã hội hiện đại. Thế giới ngày càng
đạt tới độ kết nối cao hơn nhờ các phương tiện khoa học và cơng nghệ hiện đại thì
ngày càng trở nên phi nhân bản bấy nhiêu, và con người trong thế giới đó càng bị tách
biệt, trở nên cô độc hơn bấy nhiêu. Trong các xã hội truyền thống, các dạng thức giao
tiếp trực tiếp, mặt đối mặt (face to face) đã khiến cho các cá nhân xích lại gần nhau
hơn, và con người thường gắn bó chặt chẽ hơn với vơ vàn dạng thức cộng đồng lớn
nhỏ trên khắp bề mặt hành tinh. Trong thời kỳ cận đại, khi các phương tiện giao thơng
và truyền thơng mới ngày càng phát triển thì các “không gian cá nhân” (prevate
13


spaces) càng trở nên tách biệt hơn. Đến kỷ nguyên tồn cầu hóa, một mặt thì internet
và mạng xã hội đã mở ra khả năng kết nối vô hạn cho các cá nhân và cộng đồng. Nhờ
đó người ta có thể trò chuyện chia sẻ, tương tác với bất kỳ ai và cùng lúc với rất nhiều
người trên khắp bề mặt hành tinh, dưới rất nhiều hình thức nhờ sự hỗ trợ của truyền
thông công nghệ cao, như viết thư (email), trò chuyện (chat) và phát trực tiếp (live
stream), mạng xã hội (social networks) kể cả chơi và thi đấu trực tuyến (game online)
vv… Tuy nhiên, đáng tiếc, đó chỉ là những hình thức kết nối ảo (virtual connections),
khơng phải là các tương tác thật (real interractions). Con người, nhất là giới trẻ càng
ngày càng bị chìm sâu vào thế giới ảo, thoát ly thế giới thực. Các tương tác của con
người trong thế giới thực ngày càng bị giảm thiểu.5 Và đến khi họ buộc phải quay lại,
đối diện thế giới thực thì khơng tránh khỏi những cuộc khủng hoảng, thất vọng về xã
hội và về chính bản thân họ. Hàng nghìn loại hình tội ác đã xảy ra ở thế giới thực,
nhưng có nguồn gốc từ việc con người bị tha hóa trong thế giới ảo, gọi là “offline
criminals”. Đó chính là một trong những ngun nhân chủ yếu và trực tiếp của hiện

tượng bạo lực xã hội bùng phát ở tất cả các xã hội trong thời gian qua, kể cả ở Việt
Nam.6
Q trình tồn cầu hóa và sự phát triển bùng nổ của khoa học và công nghệ trong
thời gian qua đã đưa lại cơ hội tăng trưởng bứt phá, vượt qua khoảng cách tụt hậu của
nhiều nước đi sau. Điển hình là các trường hợp Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc,
Singapore, Thái Lan và ở mức độ nhất định là Malaysia, Brazil, Ấn Độ vv… Đồng
thời, chính q trình nói trên cũng lại nới rộng khoảng cách về trình độ phát triển giữa
nhóm các nước phát triển nhất với nhóm cách nước lạc hậu nhất. Một số nước sau khi
đã đạt tới được một trình độ phát triển nhất định thì lại rơi vào “bẫy thu nhập trung
bình”. Cả hai nhóm nước trên đều khơng tránh khỏi việc trước sau đều bị lệ thuộc vào
nhóm nước phát triển nhất: vừa trở thành “bãi rác công nghệ”, vừa trở thành “nền kinh
tế vệ tinh” của các siêu cường kinh tế và khoa học công nghệ. Một thứ chủ nghĩa thực
dân mới đã thực sự ra đời trong thập kỷ đầu thế kỷ 21.
Một hệ quả trực tiếp của q trình tồn cầu hóa chính là sự gia tăng đột biến của
những nguy cơ an ninh phi truyền thống, trong đó nghiêm trọng nhất là: vấn nạn ô
nhiễm môi trường xuyên biên giới và ô nhiễm toàn cầu; sự lây lan nhanh chóng của
nhiều loại bệnh dịch tồn thế giới; tội phạm cơng nghệ cao bùng phát nghiêm trọng,
thậm chí nhiều nhóm hackers đã can thiệp được vào cả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ,
Các nghiên cứu của Pew Research Center về thế hệ Y ở Mỹ và các cuộc điều tra quốc gia SAVY I và SAVY 2
ở Việt Nam đều cho thấy rõ các thế hệ thanh thiếu niên trong kỷ ngun tồn cầu hóa ngày càng có ít thời gian
trị chuyện với cha mẹ, gia đình và người thân, bởi phần lớn thời gian họ đã dành cho các tương tác trong thế
giới ảo.
6
Đã có nhiều nghiên cứu về tác động tiêu cực của thế giới ảo, nhất là game online đối với giới trẻ. Ở Việt Nam,
có thể tham khảo thêm cơng trình của chúng tôi: Phạm Hồng Tung (2011), Thanh niên và lối sống của thanh
niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5

14



xâm nhập và kiểm soát các giao dịch ngân hàng và hệ điều hành của một số sân bay
quốc tế; nạn buôn người, buôn ma túy dựa trên các mạng lưới và tổ chức tội phạm
toàn cầu ngày càng trở nên khó kiểm sốt vv… Tất cả vấn nạn trên không thể giải
quyết được nếu thiếu sự chung tay, hợp tác toàn cầu. Một lần nữa, những vấn đề trên
cho thấy tư duy và tầm nhìn tồn cầu và ý thức cơng dân tồn cầu đã thực sự trở
thành một giá trị cốt lõi, nền tảng của văn hóa nhân loại trong nửa đầu thế kỷ 21.
Tất cả những quá trình và yếu tố được phân tích ở trên cho thấy nhân loại đang
bước nhanh vào một kỷ nguyên văn minh mới:7 kỷ nguyên văn minh trí tuệ và kinh
tế tri thức mà chặng đường tiếp theo chính là cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ
mới hay cịn gọi là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).
Trong kỷ nguyên này nguồn lực trí tuệ sẽ là yếu tố cốt lõi, quyết định năng lực
cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của từng quốc gia. Hàm lượng chất xám kết tinh
trong giá trị sản phẩm sẽ quyết định sức cạnh tranh của từng sản phẩm đó. Vì vậy,
khoa học và công nghệ trở thành yếu tố cốt lõi, năng động nhất của nguồn lực trí tuệ
và của tồn bộ nền kinh tế. Trong khoa học, tốc độ đổi mới tri thức chứ khơng chỉ
chính bản thân tri thức mới là thước đo giá trị và sức mạnh của khoa học; tương tự,
trong cơng nghệ thì tốc độ rút ngắn vịng đời cơng nghệ chính là yếu tố cốt lõi nhất.
Đương nhiên, khả năng ứng dụng, trực tiếp trở thành lực lượng sản xuất chính là mục
tiêu quan trọng nhất của khoa học và công nghệ. Để đáp ứng yêu cầu của thời đại mới,
khoa học và công nghệ phải đủ sức tiếp cận và giải quyết hiệu quả các vấn đề có tính
liên ngành và độ phức hợp cao ở quy mơ và tầm mức tồn cầu, dựa trên triết lý nền
tảng của phát triển bền vững, hướng tới sự tăng trưởng nhanh, thân thiện với môi
trường tự nhiên, văn hóa và xã hội.
Chặng đường Cách mạng 4.0 chính là sự tiếp nối của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ đang diễn ra trong kỷ nguyên văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức. Cốt lõi
của Cách mạng 4.0 là sự ra đời và phát triển của nền sản xuất thông minh dựa trên
nền tảng của sự phát triển của của trí tuệ nhân tạo và sự phát triển của hệ thống thực
- ảo (cyber-physical system), công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu,
internet vạn vật, và hệ dữ liệu lớn, tích hợp.8 Đây chắc chắn sẽ là q trình có tác

Dưới góc nhìn lịch sử văn minh, có thể khái qt rằng nhân loại đã trải qua ba kỷ nguyên văn minh lớn: Kỷ
nguyên văn minh nguyên thủy bắt đầu bằng việc con người biết chế tạo ra những công cụ lao động đầu tiên, kết
thúc với sự ra đời của nhà nước sơ kỳ (khoảng thế kỷ 7 TCN). Tiếp đó là Kỷ nguyên văn minh nông nghiệp kéo
dài đến khi xuất hiện máy hơi nước (1765) và sự bùng nổ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (thế kỷ
18), được tiếp nối với các cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (cuối thế kỷ 19) và Cách mạng công nghiệp
lần thứ ba (nửa sau thế kỷ 20). Kỷ nguyên văn minh công nghiệp kéo dài đến cuối thế kỷ 20 và từ đầu thế kỷ 21
nhân loại bước vào Kỷ nguyên văn minh trí tuệ.
8
Klaus Schwab giải thích giản dị như sau về Cách mạng 4.0: “Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng
lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản
xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ,
cuộc Cách mạng Cơng nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các cơng nghệ lại với
nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". />
15


động quyết định đối với các xu hướng phát triển chủ đạo của văn minh nhân loại trong
những thập kỷ tiếp theo.
Hình 1: Đặc trưng và sự khác biệt của các cuộc cách mạng công nghiệp

Nguồn: />
Đặc trưng quan trọng nhất của cuộc Cách mạng 4.0 là nó hướng thẳng vào việc tái
tạo nền sản xuất thông qua việc áp dụng những thành tựu tích hợp mới nhất của các
cơng nghệ cao. Đây chính là địn bẩy làm biến đổi và tái định hình tồn bộ thế giới: từ
khoa học cơ bản cho đến các công nghệ mũi nhọn đã tìm được kênh dẫn để trực tiếp
trở thành lực lượng sản xuất, tạo nên xung lực cho toàn bộ nền sản xuất và thực sự trở
thành yếu tố cốt lõi của năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và của tồn bộ
quốc gia. Do địi hỏi của nền sản xuất thơng minh, tính kết nối của thế giới sẽ được
đẩy cao hơn bao giờ hết dựa trên công nghệ dữ liệu tích hợp và cơng nghệ số. Các
cơng nghệ mũi nhọn khác, như công nghệ số, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu

vv… sẽ trở thành nền tảng và nguồn lực của nền sản xuất thông minh nên chắc chắn
sẽ đạt tới những bước phát triển nhảy vọt.
Vấn đề đặt ra là: ngay ở tại thời điểm Cách mạng 4.0 vừa khởi phát ở Đức và một
số nước phát triển nhất, chúng ta có thể tiên liệu những gì về tác động của nó, theo cả
chiều hướng tích cực và tiêu cực?
Chắc chắn cuộc Cách mạng 4.0 sẽ đưa lại cơ hội cho nhiều quốc gia đạt được
những bước phát triển nhảy vọt, đặc biệt là một số quốc gia đang phát triển có thể tận
dụng thời cơ và “lợi thế đi sau” để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách tụt hậu và gia
nhập vào hàng ngũ những quốc gia phát triển nhất. Những nước này có thể thực hiện
gi-post750267.html. Xem thêm: Hồ Tú Bảo “Hiểu về Cách mạng công nghiệp lân thứ 4”.
/>
16


thành công chiến lược phát triển rút ngắn, “đi tắt đón đầu”, bỏ qua những giai đoạn
q độ về cơng nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng mới và tạo điều kiện phát triển ngay nền
sản xuất thông minh.
Để hiện thực hóa được chiến lược phát triển này cần có ít nhất bốn điều kiện tiên
quyết: một nền giáo dục hiện đại đủ năng lực đào tạo và phát triển được nguồn nhân
lực có đầy đủ các phẩm chất của cơng dân tồn cầu; nguồn tài chính tương đối dồi dào
và có thể đầu tư tập trung cho một số lĩnh vực ưu tiên; một nhà nước pháp quyền –
kiến tạo mạnh, liêm chính và cởi mở; và một nền văn hóa khai phóng (liberal) và đậm
tính nhân văn (humanitarian) và cởi mở cho kết nối toàn và đối thoại toàn cầu.
Nếu các quốc gia đi sau và cả các quốc gia phát triển thất bại trong việc tham gia
và làm chủ cuộc cách mạng 4.0 thì khoảng cách giữa các nhóm nước này với các nước
phát triển nhất sẽ ngày càng được nới rộng. Hệ quả không tránh khỏi là những nước
lạc hậu hơn sẽ phải lệ thuộc vào các nước tiên tiến và bị các nước tiên tiến chi phối về
mọi phương diện.
Quá trình này, tương tự như quá trình bành trướng và xâm thực của chủ nghĩa đế
quốc – thực dân phương Tây hồi thế kỷ 19, sẽ đưa đến những ách áp bức dân tộc và áp

bức xã hội mới. Điều khác biệt lớn nhất là: các cường quốc phát triển sẽ không xâm
lược và áp bức các dân tộc lạc hậu bằng vũ lực (tàu đồng, súng thép) mà bằng sức
mạnh khoa học và công nghệ, sức mạnh kinh tế và sức mạnh văn hóa – tức là bằng
các dạng thức của “quyền lực mềm” (soft powers). Và vì thế, sự thống trị, chi phối của
các cường quốc sẽ bền vững, toàn diện và hiệu quả hơn, trong khi đó thì các nỗ lực
của các dân tộc bị lệ thuộc nhằm “tự cường, cứu quốc” sẽ trở nên vô cùng gian nan,
phức tạp và lâu dài.
Như vậy, có thể nói trong kỷ nguyên của Cách mạng 4.0, nội hàm của các khái
niệm “chủ nghĩa yêu nước” và “chủ nghĩa dân tộc” sẽ phải được định nghĩa lại.
Do tác động của q trình tồn cầu hóa, đặc biệt là của cuộc Cách mạng 4.0, tất
cả các xã hội cũng sẽ trải qua những biến đổi mạnh mẽ, nhanh chóng và sâu sắc.
Thứ nhất, cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi vơ cùng nhanh chóng và mạnh mẽ. Có
nghiên cứu dự báo rằng chỉ trong vịng hai thập kỷ nữa có tới 70% nghề nghiệp hiện
nay sẽ biến mất, thay vào đó là hàng loạt nghề nghiệp mới sẽ ra đời. Như vậy, cơ cấu
ngành nghề trong nền sản xuất sẽ thay đổi, và tương ứng, trong xã hội sẽ xuất hiện
nhiều nhóm xã hội – nghề nghiệp mới, trong khi nhiều nhóm xã hội – nghề nghiệp cũ
sẽ tiêu vong. Khơng chỉ có vậy, phương thức lao động của con người cũng sẽ thay đổi
theo xu hướng giảm dần các cơng việc giản đơn có tính quy trình, gia tăng các cơng
việc có hàm lượng chất xám với đòi hỏi sáng tạo cao hơn và các loại cơng việc mang
tính nhân bản đặc trưng. Trong khi đó, robot sẽ thay thế cho con người trong rất nhiều
17


cơng việc, kể cả các việc giản đơn có tính quy trình cho tới những việc vơ cùng phức
tạp, cần độ chính xác cực cao. Trong bối cảnh đó, thất nghiệp sẽ trở thành một nguy
cơ xã hội trầm trọng, không chỉ đe dọa thường trực đối với những người lao động
trình độ thấp mà thậm chí cả những lao động có trình độ rất cao. Vấn đề là ai sẽ là
những người “bơi” kịp theo các tiến bộ khoa học và cơng nghệ, thậm chí dẫn dắt q
trình đó. Những kẻ “đuối sức” trong cuộc chơi này sẽ bị loại bỏ.
Thứ hai, Cách mạng 4.0 sẽ tiếp tục xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực lao động

và sản xuất. Khác biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay sẽ ngày bị thu hẹp;
các lĩnh vực kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ vv… sẽ
ngày càng trở nên ít sự khác biệt do việc áp dụng ngày càng phổ biến với mức độ ngày
càng sâu sắc các công nghệ mới. Khoảng cách giữa nơng thơn và thành thị sẽ nhanh
chóng bị thu hẹp do kết quả của q trình đơ thị hóa kiểu mới.
Thứ ba, nhiều mơ hình và phương thức phân hóa, phân tầng, phân nhóm xã hội
mới sẽ xuất hiện. Một mặt, khác biệt giữa nhóm xã hội giàu nhất với nhóm nghèo
nhất, giữa nhóm “elite” và các nhóm cịn lại sẽ tiếp tục nới rộng. Nhưng mặt khác, sự
khác biệt xã hội nhìn chung lại bị thu hẹp do cơ cấu phân tầng sẽ phức hợp hơn,
phong phú hơn, đặc biệt là sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các nhóm xã hội
trung lưu. Ở một phương diện khác, tính chất của các sự khác biệt xã hội cũng sẽ thay
đổi sâu sắc: sự khác biệt có tính tương phản (contrast) hoặc đối kháng (contradiction)
theo kiểu giàu – nghèo hay thống trị - bị trị sẽ tiếp tục tồn tại nhưng sẽ ngày càng trở
nên tương đối (relative) và ít quan trọng hơn. Tóm lại, khuynh hướng nổi bật của tất
cả các xã hội trong ba đến năm thập kỷ tới là xã hội sẽ ngày càng trở nên mở (opened)
đa dạng hơn (diversified societies) và trở thành các xã hội đa lựa chọn (multi-choice
societies).
Tuy nhiên, có thể thấy trước rằng Cách mạng 4.0 cũng không thể hoặc chưa thể
loại trừ bền vững các mặt trái, tiêu cực của q trình tồn cầu hóa như vừa chỉ ra ở
trên. Trái lại, nó có thể sản sinh ra một số quá trình, hiện tượng tiêu cực mới, khơi
sâu thêm một số xung đột hiện có và làm trầm trọng hóa một số vấn đề mà nhân loại
đang phải đương đầu.
Thứ nhất, có thể nhìn thấy trước là cuộc Cách mạng 4.0 sẽ không đưa lại cơ hội
và thách thức ngang bằng nhau cho tất cả các quốc gia - dân tộc và tất cả các nhóm
xã hội khác nhau. Những cường quốc về kinh tế và khoa học công nghệ hiện nay chắc
chắn sẽ có nhiều cơ hội hơn, trong khi thách thức sẽ là nghiêm trọng nhất đối với các
nước nghèo và lạc hậu. Cơ hội bứt phá, “đi tắt, đón đầu” là có thật nhưng chỉ được
hiện thực hóa trong những điều kiện xác định (như đã chỉ ra ở trên). Có thể thấy trước
phần lớn các nước chậm phát triển đều khơng có đủ các điều kiện này. Do vậy,
khoảng cách phát triển giữa các nước, các khu vực sẽ ngày càng nới rộng và vĩnh viễn

18


khơng thể được xóa bỏ. Tương tự, trong phần lớn các xã hội, cơ hội vươn lên chiếm
lĩnh các lợi thế của Cách mạng 4.0 sẽ không phải dành cho số đơng, nhất là ở các
nước chậm phát triển. Có thể trong tương lai gần, đói nghèo tuyệt đối sẽ được giảm
thiểu và bị loại trừ, song bất bình đẳng và khác biệt xã hội – hay nói khác đi là nạn đói
nghèo tương đối, nhất là đói nghèo văn hóa – văn minh, lại sẽ trở nên phổ biến.
Thứ hai, chỉ số kết nối của thế giới càng cao, nhân loại càng bị nhấn sâu hơn vào
thế giới ảo, bị lệ thuộc vào thế giới ảo và càng bị tha hóa nặng nề. Tính nhân văn,
nhân bản trong đời sống xã hội ngày càng suy giảm. Do đó, lối sống, thói quen, các
tương tác xã hội, hệ giá trị và tồn bộ nền văn hóa nhân loại sẽ bị đảo lộn và trải qua
những cuộc khủng hoảng với những mức độ trầm trọng, quy mô và hậu quả khác
nhau.
Thứ ba, cuộc Cách mạng 4.0 có thể đưa lại những cơ hội và phương tiện để giảm
thiểu và có thể giải quyết dứt điểm một số vấn nạn toàn cầu, như các tai biến thiên
nhiên, ô nhiễm và tai biến mơi trường, tăng sức chống chịu và ứng phó tốt hơn với
biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này tự bản thân nó khơng giúp gì nhiều
đối với việc giảm thiểu các khác biệt, xung đột về lợi ích hoặc xuất phát từ các định
kiến văn hóa, chính trị và tôn giáo. Thế giới ngày càng trở nên khác biệt (diversified)
thì càng khó tìm kiếm sự đồng thuận chung (general consensus). Vì vậy, những xung
đột đã và đang chia rẽ nhân loại hiện nay sẽ chưa giảm thiểu đáng kể trong một vài
thập kỷ tới, thậm chí có thể đưa tới những thảm họa tồn cầu chỉ vì một sai sót kỹ
thuật, một lỗi cơng nghệ hoặc một “tai biến nhân cách” của cá nhân hay nhóm cầm
quyền nào đó.
Thứ tư, Cách mạng 4.0 chắc chắn sẽ đưa lại nhiều thành tựu khoa học công nghệ vĩ
đại, hữu ích cho đời sống nhân loại. Song, cũng có thể thấy trước rằng khơng ít những
tiến bộ to lớn về khoa học và công nghệ sẽ rơi vào tay các nhóm tội phạm quốc tế và
tội phạm cơng nghệ cao kết hợp với chủ nghĩa khủng bố quốc tế sẽ trở nên vô cùng
nguy hiểm, trở thành nguy cơ đe dọa thường trực đối với sự tồn vong của nhân loại.

Từ những phân tích như trên, có thể thấy xu hướng vận động của thế giới trong
một vài thập kỷ tới một mặt sẽ là sự tiếp nối và gia cường (strengthening) của những
xu hướng chủ đạo đã được định hình trong kỷ ngun văn minh trí tuệ và tồn cầu hóa
hiện nay. Mặt khác, sẽ xuất hiện những xu hướng chủ đạo mới chi phối toàn bộ đời
sống nhân loại trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và tâm
linh ở tất cả các tầm mức cá nhân, cộng đồng và xã hội.
Những xu hướng chủ đạo đó đều sẽ gắn với sự khởi phát và lan tỏa toàn cầu của
Cuộc cách mạng 4.0. Cho dù còn những ý kiến khác nhau, nhưng tồn cầu hóa tăng
tốc và Cách mạng 4.0 là xu hướng vận động không thể đảo ngược của nền văn minh
nhân loại. Cuộc cách mạng này sẽ đưa đến cho nhân loại và Việt Nam nhiều chuyển
19


biến và tác động tích cực và tiêu cực, nhiều cơ hội to lớn và thách thức gay gắt. Liệu
dân tộc Việt Nam có tranh thủ được cơ hội, vượt qua được thách thức, thực hiện thành
công chiến lược phát triển rút ngắn hay không? Điều này chủ yếu phụ thuộc vào mức
độ sẵn sàng và động thái văn hóa của toàn thể dân tộc Việt Nam, đặc biệt là thế hệ
thanh niên Việt Nam hiện nay trước những đòi hỏi của thời đại.
1.2. Việt Nam trong bối cảnh của tồn cầu hóa và đổi mới và hội nhập quốc tế
Năm 2016, một báo cáo quốc gia được công bố dưới tiêu đề “Việt Nam 2035 –
hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”.9 Báo cáo này do Ngân hàng
Thế giới và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức xây dựng với sự tham gia nghiên cứu và
chắp bút của khoảng hơn 100 chuyên gia, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức
Đam và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh; ơng Axel van
Trotsenburg, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới; bà Victoria Kwakwa - Giám đốc
Quốc gia và ông Sudhir Shetty - Chuyên gia Kinh tế trưởng khu vực châu Á - Thái
Bình Dương. Có lẽ đây là nghiên cứu dự báo công phu, nghiêm túc và bài bản theo
mơ hình của một futurological study đầu tiên từng xuất hiện ở Việt Nam.
Trên cơ sở phân tích – dự báo tình hình, khát vọng và yêu cầu khách quan của sự
nghiệp phát triển của Việt Nam hiện nay và trong tầm nhìn đến năm 2035, “Báo cáo

khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện sáu chuyển đổi quan trọng để trở thành một nền
kinh tế thu nhập trung bình cao. Trước hết là hiện đại hóa nền kinh tế đồng thời với
nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân. Hai là phát triển năng lực
đổi mới sáng tạo, lấy khu vực kinh tế tư nhân làm trung tâm. Ba là nâng cao hiệu quả
của quá trình đơ thị hóa, tăng cường kết nối giữa các thành phố và vùng phụ cận. Bốn
là phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí
hậu. Năm là đảm bảo cơng bằng và hịa nhập xã hội cho các nhóm yếu thế cùng với sự
phát triển của xã hội trung lưu. Sáu là xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại
với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập và xã hội dân chủ phát triển ở trình độ cao.
Chương trình cải cách gắn với sáu chuyển đổi này được thể hiện theo ba trụ cột chính:
thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; cơng bằng và hịa nhập xã
hội; năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước.”10
Có thể khẳng định chắc chắn, rằng các phân tích, lập luận và đề xuất của Báo cáo
này đều được đưa ra trên cơ sở những luận cứ khoa học và thực tiễn đầy đủ và có độ
tin cậy cao. Vì vậy, từ sau khi công bố, Báo cáo này nhận được sự hoan nghênh của
đông đảo giới khoa học và các nhà hoạch định chính sách.
Xem: Ngân hàng Thế giới – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Việt Nam 2035 – hướng tới thịnh vượng, sáng tạo,
công bằng và dân chủ, Vụ xuất bản, Ngân hàng Thế giới, 1818 H Street NW, Washington, DC 20433,
USA.
10
Ngân hàng Thế giới – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Việt Nam 2035, Báo cáo tổng quan, sđd, tr. xi – xii.
Chúng tôi nhấn mạnh những chỗ in nghiêng.
9

20


Tuy vậy, xem xét kỹ thì có thể nhận ra những hạn chế không hề nhỏ của Báo cáo
Việt Nam 2035.
Thứ nhất, mặc dù là Báo cáo có tính dự báo (foresight) nhưng nhóm tác giả đã

khơng phân tích để chỉ ra những cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức nào đang chờ
đợi nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong khoảng thời gian cho tới
năm 2035. Viễn cảnh tồn cầu hóa và cuộc Cách mạng 4.0 cùng các yếu tố tác động
khác đã dường như khơng được đặt trong bất kỳ hệ phân tích – dự báo nào của nhóm
tác giả.
Thứ hai, trong “ba trụ cột” và “sáu chuyển đổi quan trọng” mà Báo cáo đề xuất
hồn tồn khơng có chỗ cho văn hóa. Đây thực sự là một thiếu sót rất lớn, làm suy
giảm đáng kể giá trị và độ tin cậy của Báo cáo. Cần nhấn mạnh rằng bản Báo cáo này
được công bố hai năm sau khi Nghị quyết số 33-NQ/TW của Đảng về xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước
được ban hành.
Báo cáo cũng đưa ra ba thơng điệp chính, rằng để đạt tới thịnh vượng, sáng tạo,
cơng bằng và dân chủ vào năm 2035 thì Việt Nam phải triển khai các chiến lược phát
triển dựa trên ba phương châm / nguyên tắc chủ đạo: 1) Thịnh vượng về kinh tế đi đôi
với bền vững về môi trường; 2) Thúc đẩy cơng bằng và hịa nhập xã hội; và 3) Tăng
cường năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước.11 Những thơng điệp nói trên
hồn tồn đúng, nhưng chỉ tiếc là vẫn hồn tồn khơng đề cập đến văn hóa và vai trị
của các nhóm chủ thể của phát triển bền vững và của văn hóa Việt Nam, tức là các
nhóm và các cộng đồng cư dân Việt Nam.
Trên cơ sở tham khảo Báo cáo Việt Nam 2035 và nhiều nghiên cứu khác thuộc các
lĩnh vực chun mơn khác nhau, có thể dự báo những nét chính của Việt Nam trong
viễn cảnh từ nay đến giữa thế kỷ 21 như sau:
Một là, trong những thập kỷ tiếp theo chắc chắn Việt Nam sẽ hội nhập ngày
càng sâu rộng và toàn diện hơn vào thế giới toàn cầu hóa với các đặc điểm, cơ hội
và thách thức như đã phân tích ở trên. Hội nhập quốc tế chẳng những là xu thế khơng
thể đảo ngược mà cịn càng ngày càng tác động mạnh mẽ và toàn diện hơn đến mọi
lĩnh vực trong đời sống cộng đồng dân tộc Việt Nam. Việc Việt Nam có hội nhập
thành cơng hay khơng, thậm chí, sẽ là yếu tố quyết định đến toàn bộ tương lai, vận
mệnh của quốc gia – dân tộc.
Hội nhập quốc tế thành công tức là Việt Nam tranh thủ được những lợi thế do tồn

cầu hóa và cuộc Cách mạng 4.0 mang lại, thực hiện thành công chiến lược phát triển
Ngân hàng Thế giới – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Việt Nam 2035,Báo cáo tổng quan, sđd, tr. xviii –
xxxiv.
11

21


rút ngắn và trở thành một trong những nước phát triển nhất. Đồng thời, về phương
diện văn hóa và chính trị, Việt Nam hội nhập nhưng khơng “hịa tan”, giữ vững và
củng cố chế độ chính trị, bảo vệ thành cơng chủ quyền và lợi ích quốc gia và bản sắc
văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nếu khơng đạt được những kết quả như trên thì càng
hội nhập, Việt Nam càng tụt hậu xa hơn, càng bị lệ thuộc nhiều hơn vào các nước phát
triển. Như thế, chẳng những chủ quyền, lợi ích quốc gia khơng được đảm bảo mà cả
bản sắc, truyền thống văn hóa cũng bị xói mòn và chế độ XHCN cũng sẽ bị đe dọa
hoặc biến đổi theo chiều hướng xấu.
Có nhiều yếu tố quyết định đến sự thành bại của quá trình hội nhập quốc tế của
Việt Nam trong thời gian tới, trong đó hành trang văn hóa và tri thức, tâm thế của dân
tộc, nhất là của các thế hệ lãnh đạo đất nước và của đội ngũ thanh niên Việt Nam
chính là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, việc chuẩn bị hành trang văn hóa và tri thức
của dân tộc sẵn sàng cho công cuộc hội nhập ngày càng sâu rộng và tồn diện một
cách tích cực, chủ động và khơn ngoan (smart) chính là một nội dung chính trong sứ
mệnh của lĩnh vực văn hóa, khoa học và giáo dục của nước ta hiện nay và trong thời
gian tới.
Hai là, trong thời gian tiếp theo kinh tế thị trường vẫn sẽ tiếp tục là đặc trưng cơ
bản nhất của nền kinh tế nước ta và nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế thị
trường đó lại là nền kinh tế tri thức – một trong những sản phẩm chính của cuộc Cách
mạng 4.0. Tác động lớn nhất của nền kinh tế này là cơ chế vận hành và quy luật của
kinh tế thị trường sẽ vượt khỏi phạm vi của lĩnh vực kinh tế và ảnh hưởng, thậm chí
chi phối tất cả các lĩnh vực khác của đời sống dân tộc, bao gồm cả những lĩnh vực

tưởng chừng như “miễn nhiễm” với cơ chế thị trường, như y tế, giáo dục, văn hóa,
chính trị, tơn giáo vv…. Điều này đã và đang xảy ra và sẽ tiếp tục gia tăng trong các
thập kỷ tiếp theo, ở Việt Nam và trên toàn thế giới, với cả những tác động tích cực và
tiêu cực.
Trước hết, nói về những tác động tích cực. Nền kinh tế thị trường và cơ chế thị
trường ngày càng giúp cho người Việt Nam thoát khỏi lối tư duy điển hình của cơ chế
kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp (kiểu tư duy và thái độ thụ động trông chờ
cấp trên, triệt tiêu nhiệt tình, sáng tạo, nhất là sáng tạo cá nhân) và giảm thiểu dần lối
tư duy và ứng phó điển hình của nền kinh tế tiểu nơng làng xã (cảm tính, tùy tiện,
thiển cận, thủ tiêu cạnh tranh, đố kị với những gì ưu trội), thay vào đó là lối tư duy
duy lý (rational), giàu tính phê phán – phản biện (critical), thực tế (practical), năng
động, giàu tính cạnh tranh, sáng tạo và khát vọng. Đây chính là những yếu tố sẽ tạo
nên nền tảng cho việc hình thành hệ giá trị văn hóa mới của người Việt Nam.
Nền kinh tế thị trường và cơ chế thị trường cũng chính là yếu tố quyết định nhất
khai mở, giải phóng các tiềm năng, các nguồn lực, biến chúng thành những nguồn
22


xung lực phát triển của đất nước trong kỷ nguyên tồn cầu hóa và Cách mạng 4.0.
Trong đó, tài ngun văn hóa là một nguồn tài nguyên – nguồn lực đặc biệt mà chỉ có
trong cơ chế thị trường lành mạnh thì nguồn lực này mới được phát huy đầy đủ để
thực sự trở thành một lực lượng sản xuất, thành “sức mạnh mềm” – nguồn xung lực
đặc biệt trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững của nhiều nước.
Tương tự như vậy, chỉ có trong cơ chế thị trường thì tiềm năng trí tuệ và nguồn lực
trí tuệ mới chuyển mạnh từ trạng thái “tĩnh” sang trạng thái “động”, phát huy được ưu
thế của nó trong kỷ nguyên văn minh trí tuệ để trở thành lực lượng sản xuất quan
trọng nhất và thực sự đóng vai tị cốt lõi của năng lực cạnh tranh của quốc gia và của
doanh nghiệp.12
Cũng chỉ trong cơ chế thị trường, tất cả các nguồn vốn (capital), nhất là nguồn vốn
xã hội (social capital) mới trở thành nguồn lực phát triển và phát huy được đầy đủ vai

trò và hiệu quả của chúng.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường và cơ chế thị trường cũng có những tác động tiêu
cực mà người ta thường gọi là “mặt trái” của cơ chế này. Điều này khơng có gì lạ, đã
được K. Marx và F. Engels chỉ ra từ giữa thế kỷ 19. Những gì các ơng nói về “giai cấp
tư sản” thực chất là nói về những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường của nền kinh
tế tư bản chủ nghĩa:
“Tất cả những mối quan hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người
phong kiến với "những bề trên tự nhiên" của mình, đều bị giai cấp tư sản thẳng tay
phá vỡ, không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngồi lợi ích
trần trụi và lối "tiền trao cháo múc" khơng tình khơng nghĩa. Giai cấp tư sản đã dìm
những xúc động thiêng liêng của lịng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sĩ, của tính đa
cảm tiểu tư sản xuống dịng nước giá lạnh của sự tính tốn ích kỷ. Nó đã biến phẩm
giá của con người thành giá trị trao đổi; nó đã đem tự do buôn bán duy nhất và vô sỉ
thay cho biết bao quyền tự do đã được ban cho và đã giành được một cách chính
đáng. Tóm lại, giai cấp tư sản đã đem lại sự bóc lột cơng nhiên, vơ sỉ, trực tiếp, tàn
nhẫn thay cho sự bóc lột được che đậy bằng những ảo tưởng tôn giáo và chính trị.
Giai cấp tư sản tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay
vẫn được trọng vọng và tôn sùng. Bác sĩ, luật gia, tu sĩ, bác học đều bị giai cấp tư
sản biến thành những người làm thuê được trả lương của nó. Giai cấp tư sản đã xé
toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ
ấy chỉ còn là quan hệ tiền nong đơn thuần.”13
Về trạng thái “tĩnh” và trạng thái “động” của nguồn lực trí tuệ, xem: Phạm Hồng Tung và Trịnh Ngọc Thạch,
“Trí tuệ: nguồn gốc, bản chất, cấu trúc và đặc điểm”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3, 2009,
tr. 166-176.
13
K.Marx và F. Engels, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Chương I, />12

23



×