A.
1.
ĐẶT VẤN ĐỀ
LỜI MỞ ĐẦU
Triển khai thực hiện chương trình rèn luyện đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí
Minh là một giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động Đội, nâng cao chất lượng giáo dục, giúp
cho đội viên rèn luyện phát triển toàn diện, trở thành người đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.
Đội viên trong các Trường Tiểu học chủ yếu là lứa tuổi 9 đến 11 tuổi, nên nội dung rèn luyện
tập trung chủ yếu là chương trình đội viên Thiếu niên Tiền phong Măng non (hay chương
trình đội viên sẵn sàng-hạng ba).
Mục tiêu Giáo dục Tiểu học là hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để học tiếp
Trung học cơ sở hoặc đi vào cuộc sống lao động, hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh nhằm thu hút, tập hợp thiếu niên nhi đồng để Giáo dục các em theo Điều Bác Hồ
dạy, phấn đấu rèn luyện trở thành đội viên tốt, giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui
chơi, thực hiện quyền và bổn phận theo Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Luật
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nội dung Giáo dục Tiểu học và nội dung hoạt động Đội Thiếu niên ở trường Tiểu
học đồng nhất về mục tiêu. Chính vì vậy, để thực hiện mục tiêu chung, Nhà trường – Đội thiếu
niên phải tiến hành nhiều hoạt động giáo dục theo nguyên lý "Học đi đôi với hành", "Nhà
trường gắn liền với xã hội", “Học mà chơi-chơi mà học”. ..Song song với hoạt động giáo dục
trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi thể dục thể thao...
Trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Đội Thiếu niên có một
vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ em. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp những tri thức, kỹ năng cơ bản đã được lĩnh hội có điều kiện để củng cố, mở rộng,
khơi sâu. Đồng thời các em được trực tiếp rèn luyện các hành vi ứng xử, các phẩm chất nhân
cách và là điều kiện tốt để các em hòa nhập cuộc sống. Việc tạo ra một sân chơi thu hút đông
đảo học sinh tham gia là một hoạt động thiết thực của tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh. Có thể nói hoạt động Đội là một trong những con đường giáo dục không thể thiếu
trong quá trình giáo dục nhân cách cho trẻ, giúp các em phát triển toàn diện.
Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng cùng lúc hướng tới
ba đích. Đó là, giáo dục ý thức (tri thức, niềm tin…), giáo dục thái độ, tình cảm (những rung
động, xúc cảm…) và giáo dục hành vi, kỹ năng cho học sinh. Có thể nói, việc tổ chức tốt hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp cùng lúc sẽ thực hiện tốt mục tiêu rèn luyện luyện đội viên
Măng non và mục tiêu Gáo dục Tiểu học là phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Cũng từ
đặc điểm hiếu động, thích hoạt động và tính hồn nhiên của học sinh tiểu học thì đây là cơ hội
tốt nhất để các em phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tham gia hoạt động.
Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua, tôi đã quan tâm tìm hiểu và tổng kết thực tiễn
quá trình tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp của mình về nội dung " Nâng cao hiệu quả
chương trình rèn luyện đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (chương trình
đội viên Măng non- hay chương trình đội viên sẵn sàng, hạng ba ) ở Liên đội Trường Tiểu
học Cẩm Vân 1 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” để làm đề tài sáng kiến
kinh nghiệm, nhằm góp phần tìm ra những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động của Đội
phù hợp với điều kiện của liên đội, từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả rèn luyện đội
viên, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. THỰC TIỄN TRIỂN KHAI “CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN” Ở LIÊN
ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC CẨM VÂN 1
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
1
2.a. Khái quát về Trường Tiểu học Cẩm Vân 1
Trường Tiểu học Cẩm Vân 1, là một trường có bề dày truyền thống dạy và
học. Đội ngũ cán bộ giáo viên giàu nhiệt tình, tâm huyết với nghề. Phần lớn học
sinh chăm ngoan, tích cực học tập và rèn luyện, được gia đình quan tâm, chăm
lo.
Trong nhiều năm qua, nhà trường và các tổ chức Công đoàn, Đội Thiếu
niên liên tục đạt các danh hiệu thi đua từ cấp tỉnh trở lên.
Được công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 năm 2002; được
công nhận danh hiệu “Cơ quan văn hóa” cấp huyên năm 2005.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thường xuyên trong
từng năm học vói nhiều hình thức phong phú đa dạng, như thi văn nghệ, thể dục
thể thao, thi báo tường, tổ chức giao lưu về Quyền và bổn phận trẻ em…
Năm học 2008 - 2009 toàn trường có 17 lớp với 382 học sinh. Trong đó có
145 đội viên với 6 chi đội. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ
chức tốt, không ngừng vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm tới
hình thức tổ chức dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng khối
lớp nhằm thu hút toàn thể mọi học sinh đều tham gia.
2.b. Thực tiễn triển khai thực hiện “Chương trình rèn luyện đội viên” ở Trường Tiểu
học Cẩm Vân 1.
Trong từng năm học Liên đội đã chú trọng:
- Triển khai nội dung tiêu chuẩn 13 chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên
măng non và tiêu chuẩn cháu ngoan Bác Hồ đến từng chi đội, đội viên.
- Nhà trường- Đội TN đã xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp
theo từng chủ điểm của tháng, trong đó lồng ghép nội dung rèn luyện từng
chuyên hiệu. Cụ thể:
Thời gian chủ điểm
Tháng
9-10/2008 Truyền thống
nhà trường
Tháng
11/2008
kính yêu thầy
cô
Tháng
12/2008
Yêu đất nước
Việt Nam
Tháng 01- Giữ gìn truyền
02/2009
thống văn hóa
Nội dung lồng ghép
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu “An
toàn giao thông”,
“Chăm học”,
“Nghi thức Đội”
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu
“Nghệ sĩ nhỏ tuổi”,
“Chăm học”
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu
“Nhà sử học nhỏ tuổi”,
“Chăm học”,
“Vận động viên nhỏ tuổi”
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu
“Chăm học”,
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
Hình thức tổ chức
“Hội vui học tập”
Hội thi “Tiếng ca
mừng thầy cô”
Hái hoa dân chủ
“Hội vui học tập”
2
dân tộc
“Nhà sử học nhỏ tuổi”,
“Thầy thuốc nhỏ tuổi”
Tháng
03/2009
Yêu quý mẹ và Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu “Hội vui học tập”
cô
“Nghệ sĩ nhỏ tuổi”,
“Chăm học”
Tháng
Hòa bình và Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu
Hái hoa dân chủ
04/2009
hữu nghị
“hữu nghị quốc tế”,
”thông tin liên lạc”
Tháng
Bác Hồ kính Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu
Hội
thi
05/2009
yêu
“Nhà sử học nhỏ tuổi”,
“Chúng em kể
“Nghệ sĩ nhỏ tuổi”,
chuyện Bác Hồ”
“Chăm học”
Tháng 6-7- Hoạt động hè
Phối hợp rèn luyện chuyên hiệu
Sinh hoạt theo các
8/2009
“kỹ năng trại” ,
câu lạc bộ
“Nghệ sĩ nhỏ tuổi”,
“Khéo tay hay làm”
Liên đội triển khai thực hiện đồng bộ 13 chuyên hiệu, trong đó tập trung vào nội dung 4
chuyên hiệu “Nghi thức Đội”, “Chăm học”, “Nhà sử học nhỏ tuổi” và “An toàn giao thông”.
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN ĐTNTP
1. Lựa chọn thời gian, hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với nội dung
rèn luyện từng chuyên hiệu:
chương trình rèn luyện đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là chương
trình giáo dục tổng hợp bao gồm những kiến thức về truyền thống lịch sử dân tộc, truyền
thống về Đoàn, Đội, kiến thức về môi trường, sức khỏe, thể dục thể thao, chăn nuôi, trồng trọt,
an toàn giao thông và những vấn đề quốc tế...
Các hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp rất đa dạng, phong phú. Mỗi hình
thức đều có tác dụng to lớn đối với việc rèn luyện từng chuyên hiệu rèn luyện đội viên. Khi tổ
chức rèn luyện từng chuyên hiệu cần lựa chọn hình thức thích hợp nhất. Ví dụ: Đối với chuyên
hiệu “Chăm học” có thể tổ chức các hình thức như “Hội vui học tập”, “Trò chơi ô chữ”…
hoặc đối với chuyên hiệu “Nghệ sĩ nhỏ tuổi” có thể tổ chức lồng ghép với chủ điểm “Kính
yêu thầy cô” vào tháng 11, (thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20.11) với các hình
thức thi giọng hát hay, điệu múa đẹp ca ngợi công lao của thầy cô giáo …
2.Kết hợp rèn luyện nhiều chuyên hiệu khi tổ chức một hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Tùy theo chủ điểm của từng tháng có thể bố trí lồng ghép nội dung rèn luyện từng
chuyên hiệu sao cho phù hợp vừa đảm bảo mục tiêu của tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp vừa
đảm bảo mục tiêu rèn luyện các chuyên hiệu. Ví dụ: với chủ điểm “Yêu đất nước Việt Nam”
vào tháng 12 có thể tập trung rèn luyện các chuyên hiệu “Nhà sử học nhỏ tuổi”; “Nghi thức
Đội”, “Chăm học”, “Vận động viên nhỏ tuổi”. Hoặc với chủ điểm “Hòa bình và hữu nghị”
có thể phối hợp rèn luyện các chuyên hiệu “hữu nghị quốc tế”,”thông tin liên lạc”, “Nhà
sinh học nhỏ tuổi”…
3. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp để rèn luyện các chuyên hiệu theo một quy
trình nhất định:
Việc tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp phối hợp chương trình rèn luyện đội viên cần
được phải chuẩn bị chu đáo theo quy trình nhất định, bao gồm:
- Xác định mục tiêu:
Trước hết là mục tiêu của tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp cần đạt cả về kiến thức, kỹ
năng và thái độ.
Đối với mục tiêu rèn luyện các chuyên hiệu cụ thể thì căn cứ vào tiêu chuẩn các
chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên (Hạng 3).
- Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị về nội dung: Nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp dựa vào từng chủ điểm
và nội dung các chuyên hiệu cần rèn luyện để chuẩn bị nội dung. Song cần phải dựa trên cơ sở
các kiến thức đã học ở các môn học và tập trung vào những kiến thức cỏ bản, cần thiết, thiết
thực cho những mục đích cụ thể.
+ Chuẩn bị về phần tổ chức:
Ban giám khảo: Mời các thầy cô giáo đại diện cho BGH, Chi đoàn Thanh niên
Dẫn chương trình: Liên đội trưởng và liên đội phó
- Tiến hành hoạt động:
4. Tổng kết, rút kinh nghiệm cho các hoạt động sau
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
4
Đây là việc làm cần thiết và thường xuyên sau mỗi tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp để
đánh giá lại những kết quả đã đạt được từ đó để phát huy những ưu điểm và có biện pháp kịp
thời khắc phục những hạn chế cho các tiết tiếp theo.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN MĂNG NON
Tiến hành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp gồm nhiều con đường khác nhau như
sinh hoạt dưới cờ (vào tiết chào cờ đầu tuần), hoạt động giúp đỡ ủng hộ, sinh hoạt lớp…Trong
phạm vi đề tài này tôi chỉ đề cập đến biện pháp thực hiện chương trình rèn luyện đội viên
măng non thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ điểm từng tháng.
1. Hình thức tổ chức rèn luyện các chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên
măng non :
a. “Trò chơi ô chữ”
Đây là hình thức tôi tâm đắc nhất. ở hình thức này các em học sinh tham gia tìm hiểu
những ô chữ kỳ diệu theo từng chủ điểm nhằm giúp các em lĩnh hội, bổ sung thêm nhiều kiến
thức, rèn luyện cho các em khả năng tư duy, óc phán đoán khi tìm tiếng, từ.
Cách thức tổ chức:
a.
Đoán từ hàng ngang ra từ hàng dọc.
b.
Đoán từ hàng ngang tìm từ chìa khoá.
Với mỗi câu trả lời đúng từ hàng ngang, các em có thể sẽ được tính điểm (khi tổ chức
thi) hoặc được nhận phần thưởng là 1 quyển vở, (thước kẻ, bút chì…) (khi tổ chức hái hoa dân
chủ) tìm ra chìa khoá (hay từ hàng dọc) cũng sẽ được tính điểm hoặc nhận phần thưởng là 2
quyển vở.
b. .“Trò chơi câu đố sử”
Với hình thức này tôi đã sưu tầm và sử dụng những câu đố dân gian, bởi lẽ, câu đố dân
gian có tự ngàn xưa, do tác giả dân gian sáng tác và lưu truyền rộng rãi từ đời này qua đời
khác. câu đố là những bài thơ dân gian giàu trí tuệ. Thể lục bát trong câu đố dân gian đã giúp
cho việc lưu truyền được dễ dàng, thuận tiện vì nó mang hơi thở của lời ăn tiếng nói hàng
ngày của nhân dân.
Những “bài học lịch sử” bằng câu đố dân gian không rườm rà, dài dòng nên các em dễ
ghi nhớ và khắc sâu vào lòng người nghe, người đọc.
Cách thức tổ chức:
Có thể sử dụng linh hoạt. Người dẫn chương trình nêu câu đố, sau đó người tham gia sẽ
xung phong trả lời trực tiếp hoặc ghi kết quả trả lời đúng.
c. “Tiểu phẩm vui”
Học sinh cần có sự chuẩn bị trước. Do vậy để các em có thể xây dựng tiểu phẩm, tổ chức
sắm vai…thì phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu tháng với các yêu cầu về nội dung, hình
thức…
d. “Trò chơi Ghép hình”
Luật chơi: các đội cùng chơi một lúc, mỗi đội có 16 mảnh ghép, trong thời gian 3 phút phải
ghép thành hình một bức tranh.
Yêu cầu:
Ghép hoàn chỉnh theo đúng chủ đề của đáp án.
đặt tên cho bức tranh hay, ấn tượng,.
Có thể cho điểm từng phần, sau đó tính tổng điểm
e. Vẽ tranh:
- Tùy từng chủ điểm có thể đua ra các yêu cầu cụ thể về nội dung, đề tài bài vẽ.
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
5
f. Sưu tầm tranh ảnh, thơ:
- Cần phải xây dựng kế hoạch để có thòi gian cho các em tìm kiếm, sưu tầm được theo đúng
chủ đề đặt ra.
g. Kể chuyện:
- Có thể thể các câu chuyện đã nghe, đã học hoặc kể theo một chủ đề nào đó. Hoặc kể chuyện
về Bác Hồ vào các tiết sinh hoạt dưới cờ…
…………….
Nói tóm lại, hình thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp vô cùng đa dạng, phong phú.
Do vậy khi thiết kế hoạt động cần dựa vào mục tiêu, nội dung tiết sinh hoạt và các tiêu chuẩn
cần rèn luyện của từng chuyên hiệu. Đặc biệt là phải dựa vào điều kiện thực tế về đặc điểm
tâm lý, vốn hiểu biết và kỹ năng sống của đội viên-học sinh thì mới thu hút được các em tham
gia một cách tích cực. Nếu đề ra yêu cầu quá cao, câu hỏi quá khó thì dễ dẫn đến tình trạng
chán nản ở các em.
2. MINH HỌA CỤ THỂ:
a.Buổi sinh hoạt Ngoài giờ lên lớp
chủ điểm “Truyền thống nhà trường”
Thời gian: Thứ sáu ngày 31 tháng 10 năm 2008
Địa điểm: Sân trường
A.
Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học. Rèn luyện các tiêu chuẩn của chương trình đội
về các nội dung:
+ tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng.
+ Chăm học, chăm làm.
+ Giũ gìn vệ sinh.
+ Tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ.
- Tạo hứng thú, phấn khởi trong học tập trong toàn liên đội.
- Phát huy tinh thần làm việc hợp tác. Hình thành và phát triển các kỹ năng hoạt động
tập thể, kỹ năng giao tiếp.
B.
Chuẩn bị:
- Đặt tên chủ đề: “Hội vui học tập”
- Hình thức: sân khấu hóa hội thi
Mỗi chi đội lựa chọn 5 đội viên tham gia 4 phần thi
- Ban giám khảo:
+ Cô Phó hiệu trưởng
+ Thầy giáo Bí thư chi đoàn Thanh niên
+ Cô giáo tổ trưởng chuyên môn khối 4,5
- Thư ký:
+ Cô giáo tổ trưởng chuyên môn khối 1,2,3
- Dẫn chương trình:
Liên đội trưởng và liên đội phó
C. Tiến hành buổi sinh hoạt
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
6
gồm 4 phần chính:
1. Phần thi: Chào hỏi
*Nội dungthi: Các đội tự giới thiệu về bản thân, về lớp, về đội chơi của mình.
Yêu cầu: Tự nhiên, dí dỏm, ấn tượng.
Cách tính điểm: Điểm tối đa của phần thi này là 20 điểm
Điểm của từng đội do Ban giám khảo thống nhất và tính điểm sau khi các đội đã trình bày
xong.
2. Phần thi: Em là trò giỏi
*Nội dung thi: Trả lời 12 câu hỏi về lĩnh vực các môn học theo hình thức trắc nghiệm.
- Người dẫn chương trình sẽ đưa ra lần lượt từng câu hỏi cùng các phương án trả lời.
Trong thời gian 15 giây các đội cùng đưa ra đáp án của mình ( theo hình thức lựa chọn và ghi
bảng A ; B ; C;D)
- Mỗi câu trả lời đúng được tính 10 điểm.
- Tổng điểm tối đa của phần thi này là 120 điểm
Nội dung câu hỏi:
1/. Loài cây nào tượng trưng cho những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt
Nam, dân tộc Việt Nam ?
A, Cây Đa
B, Cây Xương Rồng
C, Cây tre
2/.Trật tự có nghĩa là:
A, Trạng thái bình yên, không có chiến tranh
B, Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào
C, Tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật
3/. Đồng bằng lớn nhất nước ta là:
A, Đồng bằng Bắc Bộ
B, Đồng bằng Nam Bộ
C, Đồng bằng duyên hải Miền Trung
4/. Con người tăng trưởng chiều cao cân nặng nhiều nhất vào giai đoạn nào?
A, Tuổi vị thành niên
B, Tuổi già
C, Tuổi trưởng thành
5/. Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây có chứa cặp từ trái nghĩa:
A, Dở khóc dở cời
B, Năng nhặt chặt bị
C, Buồn ngủ gặp chiếu manh
6/. Cơ thể con người bị suy dinh dưỡng
khi thiếu chất gì ?
A, Chất béo
B, Chất đạm
C, Can xi
7/. ếch thường đẻ trứng vào mùa nào ?
A, Mùa xuân
B, Mùa hạ
C, Mùa thu
9/. Quặng sắt được sử dụng để làm gì ?
A, Làm chấn song sắt
B, Làm đường sắt
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
7
C, Sản xuất ra gang thép
8/.
“Thị thơm thì dấu người thơm
Chăm làm thì đợc áo cơm cửa nhà”
Gợi cho em nhớ đến truyện cổ nào ?
A. Truyện Tấm Cám
B. Câu chuyện quả thị
C. Truyện Quan Tả ngậm hạt thị
9/. Loại kí sinh trùng gây ra bệnh sốt xuất huyết là:
A.Muỗi dại
B. Muỗi A-nô-phen
C. Muỗi vằn
10/. Ghi lại từ miêu tả chiều sâu trong những từ sau:
A. bao la
B. mênh mông
C. bát ngát
D. hun hút
Câu 11: Số tiếp theo của dãy 0, 3, 6, 9, …là số nào ?
A. 10
B, 12
C. 15
Câu 12 . Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày tháng năm nào ?
A. 3/2/1930
B. 2/9/1945
C. 30/4/1975
D. 30/4/1945
3. Phần thi : Biển báo giao thông
*Nội dung thi: Ghép nội dung báo hiệu ứng với từng biển báo giao thông
- Mỗi đội thi sẽ bắt thăm để chọn 1 bộ gồm 5 biển báo giao thông (mỗi bộ được đánh số theo
thứ tự từ 1 đến 6). Trong thời gian 50 giây từng đội sẽ tìm nội dung của biển báo (được ban tổ
chức chuẩn bị trước) và dùng nam châm gắn ứng với biển báo đó lên bảng lớn.
- Người dẫn chương trình sẽ tính điểm trực tiếp.Mỗi biển báo đúng được tính 10 điểm, biển
báo gắn sai nội dung tính 0 điểm. tổng điểm tối đa của phần thi này là 50 điểm.
4. Phần thi Tiểu phẩm
Nội dung thi: Từng đội sẽ lần lượt trình bày tiểu phẩm về nội dung “Quyền và bổn phận trẻ
em”
Ban giám khảo sẽ nhận xét và cho điểm sau khi tất cả các đội đã trình bày xong.
Thời gian trình bày cho mỗi đội tối đa là 7 phút
*Cách tính điểm:
+ Nội dung tuyên truyền giáo dục cao. Các tình tiết logic, thuyết phục: tối đa 10 điểm
+ Hình thức thể hiện: Trình bày tự nhiên, các vai diễn thể hiện được cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
phù hợp với tâm trạng nhân vật: tối đa 10 điểm
+ Trang phục phù hợp: tối đa 10 điểm
- Điểm của từng đội ở phần thi này do Ban giám khảo thống nhất. Điểm tối đa phần thi này là
30 điểm.
BGK tính điểm cho từng đội, sau khi nhận xét về phần trình bày tiểu phẩm của đội đó.
Điểm của mỗi đội là tổng số điểm đạt được qua các phần thi
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
8
Tổng kết, nhận xét buổi sinh hoạt và trao giải thưởng
Nhận xét:
- Qua tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp với kịch bản trên đây học sinh rất hào hứng
không những các em trực tiếp tham gia mà kể cả những em là cổ động viên cùng tham gia thảo
luận, đánh giá về phần trả lời của các đội chơi một cách sôi nổi.
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
9
b. Buổi sinh hoạt Ngoài giờ lên lớp
chủ điểm “Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc”
Tháng 02 năm 2009
1.
2.
3.
Thời gian: 14 giờ ngày 27 tháng 2 năm 2009
Địa điểm: Sân trường
Thành phần tham gia: Toàn thể liên đội
A.
Mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học. Rèn luyện các tiêu chuẩn của chương trình đội về
các nội dung:
+ tự hào về Tổ quốc Việt Nam anh hùng.
+ Chăm học, chăm làm.
-Tạo hứng thú, phấn khởi trong học tập trong toàn liên đội.
- Phát huy tinh thần làm việc hợp tác. Hình thành và phát triển các kỹ năng hoạt động tập thể,
kỹ năng giao tiếp.
B.
Chuẩn bị:
- Đặt tên chủ đề: “Hội vui học tập”
- Hình thức: sân khấu hóa hội thi
Mỗi chi đội chọn 20 đội viên tham gia (Xếp ngồi theo hàng ngang từng chi đội)
- Ban giám khảo:
+ Cô Phó hiệu trưởng
+ Thầy giáo Bí thư chi đoàn Thanh niên
+ Cô giáo tổ trưởng chuyên môn khối 4,5
- Thư ký:
+ Cô giáo tổ trưởng chuyên môn khối 1,2,3
- Dẫn chương trình:
Liên đội trưởng và liên đội phó
C. Tiến hành buổi sinh hoạt
Phần 1. Trò chơi ô chữ
*Phần ô chữ: - có 12 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc.
* Cách tiến hành:
- Mỗi chi đội lần lượt được thảo luận chọn thứ tự từ hàng ngang, sau đó dẫn chương
trình sẽ đưa ra gợi ý về từ cần tìm. Nếu trả lời đúng được tính 20 điểm
- Trong thời gian 30 giây nếu không trả lời được thì đội khác được quyền trả lời thay và
được 10 điểm.
- Sau lượt trả lời lần thứ nhất các đội được quyền tìm từ hàng dọc. Nếu trả lời đúng
được tính 50 điểm, nếu sai mất quyền trả lời các câu tiếp theo.
* Nội dung phần ô chữ:
1.
2.
C
Â
M
L
E
V
A
N
L
Ư
Ơ
N
G
T
A
M
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
10
3.
P
H
U
Đ
Ô
N
G
4.
Đ
I
N
H
B
A
N
G
5.
N
H
A
R
Ô
N
G
6.
V
O
T
H
I
S
A
U
K
I
M
Đ
Ô
N
G
R
I
Ê
U
C
U
C
H
I
C
A
7.
8.
B
A
T
9.
10.
11.
12.
T
Q
U
A
N
G
T
R
U
N
G
R
Â
N
Q
U
Ô
C
T
O
A
N
T
I
Q
U
Â
N
Câu hỏi gợi ý:
1.
Người anh hùng thiếu niên miền Nam được gọi là ngọn đuốc sống, đã tẩm
xăng vào người để đốt kho xăng của giặc.
2.
Là một xã của huyện Cẩm Thủy, nơi đây có suối cá Thần nổi tiếng.
3.
Địa danh làng Gióng, quê hương của người anh hùng trong truyền thuyết, 3
tuổi đã cưỡi ngựa sắt diệt giặc Ân.
4.
Địa danh ở Bắc Ninh, nơi có đội du kích thiếu niên nổi tiếng trong cuộc kháng
chiến chống Pháp.
5.
Đây là bến cảng nơi Bác Hồ xuống tàu đi tìm đường cứu nước năm 1911.
6.
Người nữ anh hùng miền Đất Đỏ bị giặc bắn tại Côn Đảo ở tuổi 16.
7.
Bí danh của Nông Văn Dền. Người đội viên Thiếu niên Tiền phong đầu tiên, hi
sinh tại Pắc pó Cao Bằng.
8.
Người nữ anh hùng dân tộc, quê ở Thanh Hóa . Người đã từng “Tôi muốn
cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ chém cá kình ở biển Đông chứ chẳng thèm
khom lưng làm tỳ thiếp người.
9.
Địa đạo nổi tiếng thời chống Mỹ ở thành phố Hồ Chí Minh.
10. Người anh hùng áo vải, chỉ huy đánh thắng 20 vạn quân Thanh xâm lược.
11. Người thiếu niên anh hùng chống quân xâm lược Nguyên Mông thời Trần.
Tước hiệu Hoài Văn Hầu.
12. Đây là bài hát được chọn dùng làm Quốc ca của nước ta.
Gợi ý từ hàng dọc:
- Đây là một phong trào lớn của Đội xuất hiện từ năm 1961 ở Tam Sơn tỉnh Bắc Ninh.
- Ngày 18.4.2008 HĐĐ Trung ương đã phát động phong trào này trong giai đoạn mới
trong đội viên thiếu nhi cả nước.
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
11
Phần 2; “Trò chơi câu đố sử”
- Có 12 câu đố về 12 nhân vật lịch sử
Cách thức tổ chức:
Người dẫn chương trình lần lượt nêu câu đố, sau đó tất cả các thành viên của các đội
chơi sẽ trả lời bằng cách ghi kết quả đúng vào bảng con (mỗi người chuẩn bị phấn và 01 bảng
con)
- Mỗi người trả lời đúng được tính 1 điểm. Điểm của đội chơi sẽ là tổng số điểm của tất
cả các thành viên qua từng câu hỏi.
- Ban giám khảo chấm điểm, tổng hợp và công bố sau từng câu hỏi.
Nội dung câu đố:
1.
Trung thần cứu chúa giải vây
Tấm gương kim cổ xưa nay ai người.
(Là ai ? )
2.
“Ai người trên Bạch Đằng Giang/
Dựng muôn cọc nhọn, dọc ngang sáng ngời/
Phá quân Nam Hán tơi bời/
Gươm thần độc lập giữa trời vung lên?”.
(Là ai ? )
3.
“Nam quan bái biệt cha già/
Trở về nợ nước, thù nhà lo toan/
Lam Sơn góp lưỡi gươm vàng/
“Bình Ngô đại cáo” giang sơn thu về?”.
(Là ai ? )
4.
“Một lòng giữ đúng chiếu vua
Tiền muôn bạc triệu cũng thua gan vàng
Giữ tròn trung chính, trung can
Phò vua giúp nước, chiêu an trong ngoài?”.
(Là ai ? )
5.
“Cuộc đời như đám phù vân
Biết bao vinh nhục cũng ngần ấy thôi
Thăng thăng, giáng giáng mấy hồi
Mấy vùng Sơn Hải đôi lời thi ca?”.
(Là ai ? )
6.
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
12
“Tháng giêng, Kỷ Dậu, mùng năm
Trận nào lũ giặc xâm lăng tơi bời
Một vùng khói lửa ngút trời
Quân ta đại thắng muôn người mừng vui?”
(Là ai ? )
7.
“Dâng vua những bản điều trần
Mong cho nước mạnh, muôn dân được giàu
Triều đình thủ cựu hay đâu
Làm cho điêu đứng, thảm sầu nước non?”.
(Là ai ? )
8.
Tướng nhà trời tuổi lên ba
Một người một ngựa xông pha chiến trường
Địch quân trốn chạy không đường
Nội ngày giặc cướp tìm đường đào vong.
(Là ai ? )
9.
Thù nhà, nợ nước lời nguyền
“Phất cờ nương tử thay quyền tướng quan”
Gương hồ Tây mảnh hồng quần
Ba thu dựng cõi trần mấy ai.
(Là ai ? )
10.
Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Làm cho giới nữ vẻ vang oai hùng
Quần thoa mà giỏi kiếm cung
Đạp cùng sóng dữ theo cùng bào huynh.
(Là ai ? )
11.
Vua nào thủa bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền.
(Là ai ? )
12.
Ai người tuổi trẻ tài cao
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công.
(Là ai ? )
Đáp án cho các câu đố:
1. Lê Lai
2. Ngô Quyền
3. Nguyễn Trãi
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
13
4. Tô Hiến Thành
5. Nguyễn Công Trứ
6. Quang Trung
7. Nguyễn Trường Tộ
8. Phù Đổng Thiên Vương
9. Hai Bà Trưng
10. Bà Triệu
11. Đinh Bộ Lĩnh
12. Trần Quốc Toản
Phần 3. “Vẽ tranh”
Mỗi đội chơi chọn 3 bạn phối hợp dùng màu vẽ một bức tranh.
Yêu cầu:
- Trong 5 phút vẽ xong bức tranh về chủ đề: tác hại của ma túy và các chất gây nghiện.
- Sau khi (hết thời gian) tất cả các đội vẽ xong, 1 đại diện trình bày về ý tưởng bức
tranh.
Tính điểm:
- Vẽ đúng chủ đề. Bố cục rõ ràng, cân đối. Màu sắc tự nhiên, trình bày đẹp được tính 30
điểm.
- Trình bày ý tưởng phù hợp với nội dung thể hiện của bức tranh. Diễn đạt tự nhiên, chặt
chẽ được tính 20 điểm
*Điểm của phần thi do ban giám khảo thống nhất và tính cho từng đội thi.
Điểm của mỗi đội là tổng số điểm đạt được qua các phần thi
Tổng kết, nhận xét buổi sinh hoạt và trao giải thưởng
Nhận xét:
Với hình thức này có thể tổ chức được số lượng học sinh tham gia nhiều,
tạo được không khí thi đua giữa các chi đội. Nếu tổ chức thường xuyên thì đây là
động lực khuyến khích thi đua học tập, rèn luyện tìm tòi và củng cố kiến thức có
hiệu quả. Song đòi hỏi phần chuẩn bị phải chu đáo cẩn thận hơn, đặc biệt là khâu
chấm điểm.
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
14
3. Những kết quả đạt được qua các buổi sinh hoạt ngoài giờ lên lớp:
Với những nội dung trên đây, Năm học 2008-2009 Liên đội Trường Tiểu
học Cẩm Vân 1 đã phối hợp tổ chức 6 chủ điểm. Qua thực tiễn tổ chức hoạt động
ở từng chủ điểm lồng ghép rèn luyện các chuyên hiệu của chương trình rèn luyện
đội viên đã thu hút được phần lớn đội viên, học sinh tích cực tham gia, tạo được
hứng thú và không khí thi đua sôi nổi trong học tập, rèn luyện ở từng chi đội,
từng lớp. Khích lệ các em tìm hiểu, sưu tầm, mở rộng kiến thức. kết quả là:
- Khẳng định được vai trò của Đội thiếu niên trong nhà trường đối với hoạt
động giáo dục nói chung, giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng.
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã đi vào nề nếp. Hiệu quả rèn
luyện các chuyên hiệu của chương trình rèn luyện đội viên được nâng lên rõ rệt.
- Tao được không khí thi đua học tập sôi nổi giữa các lớp, các khối .
- Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đã khẳng định vai trò là một trong
những con đường cơ bản góp phần giáo dục toàn diện nhân cách học sinh.
Nói tóm lại là, thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp đã giúp các em có
điều kiện để củng cố các kiến thức đã học ở trên lớp đồng thời đây là dịp để các
em được khẳng định mình trước tập thể. Qua đó đã tạo cho các em niềm khích lệ
to lớn, xây dựng được đông cơ học tập đúng đắn, từng bước góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động của tổ chức Đội Thiếu niên và nâng cao hiệu quả giáo dục
của nhà trường.
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
15
C/. PHẦN KẾT LUẬN
Kết luận chung
Từ thực tiễn tổ chức các hoạt động của Đội Thiếu niên ở Trường Tiểu học
Cẩm Vân 1 trong những năm vừa qua, cụ thể là việc triển khai thực hiện chương
trình rèn luyện đội viên, chúng ta đã có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1/. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học là một hoạt
động không thể thiếu được. Chỉ có thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp mới giúp các em phát huy hết khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng.Đây là một
trong những biện pháp quan trọng để góp phần thực hiện có hiệu quả chương
trình rèn luyện đội viên.
2/. Lứa tuổi học sinh tiểu học có đầy đủ khả năng để tổ chức và tham gia
các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhất là hình thức hội thi với nội dung
đa dạng phong phú. Khi tham gia các hoạt động các em có điều kiện được khẳng
định chính khả năng của mình.
3/. Để tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo từng chủ điểm
đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo , xây dựng kế hoachtừng tháng, từng học kỳ
và trong suốt năm học. Đồng thời phải thiết kế chi tiết cho từng hoạt động như
lập kế hoạch dạy học trên lớp. Trong đó tổng phụ trách đội giữ vai trò thiết kế
định hướng, giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp và ban chỉ huy liên đội là người
thực hiện kế hoạch.
4/. Để thực hiện chương trình rèn luyện đội viên có hiệu quả cao, trước hết
không những phải cuốn hút được mọi học sinh mà còn phải có sự quan tâm của
Bam giáo hiệu nhà trường, tranh thủ được sự quan tâm của các lực lượng giáo
dục khác như Đoàn thanh niên, Hội phụ huynh, hội khuyến học…và đặc biệt là
sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Giữa hoạt động dạy học các môn học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và việc
thực hiện các nội dung của chương trình rèn luyện đội viên có mối liên hệ mật thiết với nhau,
tác động bổ xung lẫn nhau, tạo cho quá trình giáo dục trẻ em đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Khi hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức thực sự với các hình thức hoạt động cụ
thể, đa dạng, hấp dẫn sẽ tạo nhiều khả năng thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân
cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của thời đại.
Cẩm Vân, tháng 3 năm 2009
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng Đội Trung ương. Hướng dẫn thực hiện chương trình rèn luyện đội
viên.NXB thanh niên.2007.
2. Hội đồng Đội Trung ương. Sổ tay phụ trách Đội.NXB Kim Đồng.2008.
3. Bộ GD-ĐT.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV Tiểu học chu kỳ 3(20032007). tập 2.NXB Giáo dục.2005.
4. Trần Quang Đức Đức. Phương pháp thiết kế các mô hình hoạt động Đội TNTP
Hồ Chí Minh. NXB thanh niên.2006.
5. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Nguyễn Hữu Hợp. Giáo dục Tiểu học 2. NXB Đại
học Sư phạm.
6. Dự án phát triển giáo viên tiểu học. Thực hành các hoạt động giáo dục Ngoài
giờ lên lớp.NXB Giáo dục
7. Tạp chí Giáo dục số 188
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
17
Kinh nghiÖm n©ng cao hiÖu qu¶ ch¬ng tr×nh rÌn luyÖn ®éi viªn §TNTP Hå ChÝ Minh
18