Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

TÀI LIỆU HỘI THẢO HOẠT ĐỘNG THAM VẤN NGƯỜI DÂN TẠI LÂM ĐỒNG Một chặng đường nhìn lại và đi tới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 43 trang )

TÀI LIỆU HỘI THẢO

HOẠT ĐỘNG THAM VẤN NGƯỜI DÂN TẠI LÂM ĐỒNG
Một chặng đường nhìn lại và đi tới

Chương trình UN-REDD Việt Nam
Đà lạt, ngày 3 0tháng 9 năm 2010

1


Mục lục
Báo cáo tóm tắt........................................................................................................................................... 4
Phần 1. Bối cảnh ........................................................................................................................................ 8
Phần 2. Mục tiêu hoạt động .................................................................................................................... 10
Phần 3. Hoạt động theo quy trình 8 bước ............................................................................................ 11
Phần 3.0 Bước Chuẩn bị ................................................................................................. 11
Phần 3.1 Bước Nâng cao nhận thức cấp huyện, xã, thôn ............................................... 16
Phần 3.2 Bước Tuyển chọn Tuyên truyền viên................................................................ 20
Phần 3.3 Bước Đào tạo Tuyên truyền viên ...................................................................... 22
Phần 3.4 Bước Chuẩn bị cuộc họp thôn .......................................................................... 24
Phần 3.5 Bước Tiến hành cuộc họp thôn ........................................................................ 27
Phần 3.6 Bước Ghi chép quyết định đồng thuận ............................................................. 36
Phần 3.7 Bước Tư liệu hóa và báo cáo UN-REDD VN ...................................................... 38
Phần 3.8 Bước Theo dõi và đánh giá quá trình FPIC ....................................................... 38
Phần 4. Tự đánh giá hoạt động FPIC ................................................................................................... 39
Phần 5. Phụ lục ........................................................................................................................................ 43

2



Bảng những chữ viết tắt
CEM

Central Commitee of Ethnic Minority

DARD

Department of Agriculture and Rural Development

DONRE

Department of Natural Resources and Environment

DPI

Department of Planning and Investment

FPIC

Principles of Free, Prior, Informed and Consent

Lam Dong TV

Lam Dong Television

MARD

Minisitry of Agriculture and Rural Development

PPC


Provincial People’s Committee

PS Consultant

Planning and Suppervision Consultant

Sub-CEM

Provincial Commitee of Ethnic Minority

TC Consultant

Trainer for Interlocutors and Communications Consultant

TV DL

Televion of Di Linh district

TV LH

Televion of of Lam Ha district

UNDP

United Nations Development Programme

UN-REDD Viet Nam
Programme


The United Nations Collaborative Programme on Reducing
Emissions from Deforestation and Forest Degradation in
Developing Countries in Viet Nam.

3


Báo cáo tóm tắt
Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính bằng các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng
của Liên hiệp quốc tại Việt Nam” thuộc Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính bằng các nỗ
lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển của Liên Hiệp Quốc” (gọi
tắt là Chương trình UN-REDD) được Chính phủ Na Uy và một số quốc gia khác tài trợ thông
qua Sáng kiến các hành động khởi động nhanh (Quick Start Actions Initiative).
Cơ quan chủ quản Chương trình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và Cục Lâm
nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình phối
hợp thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT.
Là chương trình quốc gia đầu tiên chuẩn bị và triển khai chính thức các hoạt động REDD trên
thực địa, Chương trình UN-REDD Việt Nam đi tiên phong trong quá trình tham vấn người dân
(FPIC) ở hai huyện thí điểm, là Lâm Hà và Di Linh. Việt Nam có 53 tộc người, thuộc 8 nhóm
ngôn ngữ, chiếm khoảng 16 triệu dân. Hầu hết các nhóm dân tộc ít người này sống ở các vùng
rừng núi cao. Ở hai huyện thí điểm tỉnh Lâm Đồng nơi dự định triển khai các hoạt động của
Chương trình UN-REDD Việt Nam có khoảng 30 dân tộc ít người, song trong đó chỉ có 6 tộc
người thực sự là các dân tộc bản địa, còn các dân tộc khác đến định cư trong mấy thập kỷ qua
từ các nơi khác trong nước.
Tham vấn người dân (FPIC - Free, Prior, Informed, Consent) là một nguyên tắc dựa vào các
quyền, diễn đạt cụ thể quyền tự quyết, các quyền liên quan đến đất đai, lãnh thổ và tài nguyên
thiên nhiên, quyền về văn hoá, cũng như quyền không bị phân biệt chủng tộc.
Bốn nguyên tắc đơn giản chỉ đạo quá trình thí điểm tham vấn người dân:
1. Cần tiến hành tham vấn người dân ở tất cả cộng đồng lâm nghiệp và những cộng đồng
sống ngoài rìa rừng;

2. Phải chủ động quảng bá tham vấn người dân ở các cộng đồng, chứ không chờ cộng
đồng mới triển khai;
3. Không thể giả định tính đồng nhất giữa các cộng đồng;
4. Những người được hưởng các quyền sẽ hướng dẫn chủ yếu các quy trình thủ tục tham
vấn phù hợp.
Trong số nguyên tắc chủ đạo của Chương trình UN-REDD là nguyên tắc tham vấn các dân tộc
bản địa cũng như các cộng đồng khác sống dựa vào rừng phải được tôn trọng triệt để, cũng
như có ý nghĩa cốt yếu đảm bảo có được sự tham gia đầy đủ và thiết thực trong các quá trình
hoạch định chính sách và ra quyết định trong các hoạt động của Chương trình UN-REDD.
Việt Nam là một trong 9 nước đầu tiên trên thế giới của chương trình UN-REDD tổ chức hoạt
động này. Các hoạt động đang triển khai ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của
không chỉ các chương trình khác trên thế giới mà còn của nhiều cơ quan, tổ chức trong nước
đặc biệt là các NGOs và các chương trình dự án khác. Kinh nghiệm thu được từ Việt Nam sẽ là
bài học rất tốt để các nước khác học hỏi.

4


Toàn bộ quá trình tham vấn được tiến hành theo quy trình 8 bước, chia ra làm 3 đợt. Đợt đầu
tiên là triển khai thử nghiệm ngay sau 2 ngày tập huấn cho TTV tại 2 xã và 2 thôn thuộc huyện
Lâm Hà, sau đó mở rộng ra 2 xã và thôn khác 13 thôn (Lâm Hà), 7 thôn (Di Linh). Đợt 2: 11 xã,
31 thôn. Đợt 3: 6 xã với 25 thôn.
Nếu như đợt tham vấn đầu tiên chưa đặt ra tiêu chí tỉ lệ người dân tham gia, nhưng thống kê
ban đầu cho thấy chỉ có khoảng 30% số thôn đạt trên 70% số hộ cử người tham gia, Di Linh đạt
56%, Lâm Hà đạt 43%, tính chung 2 huyện tỷ lệ tham gia khoảng trên 46%; việc nghiên cứu
điều chỉnh bổ sung quy trình, bằng những biện pháp tích cực tỷ lệ tham gia của người dân đã
được nâng lên rõ rệt, đợt 2 đạt 59,1%, tuy nhiên đợt 3 chịu ảnh hưởng của thời vụ, bà con
không thể tham gia nhiều do khi có mưa cần lên nương và làm cà phê nên tỷ lệ này có giảm chỉ
đạt 57%. Có thể thấy tỷ lệ 70% số hộ tham gia vẫn là thách thức lớn đòi hỏi có nhiều công sức
chuẩn bị hơn nữa.

Bảng 1: Tóm tắt kết quả qua 3 đợt FPIC

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Tổng cộng

10-17.4

17-23.5

6-11.6

21 ngày

935

1,295

523

2,753

42.7%

56.2%


63.9%

52.6%

454

1,014

1,642

3,110

56%

63.2%

55.1%

67.2%

1,389

2,309

2,165

5,863

46.3%


59.1%

57%

54.7%



7

7

6

20

Thôn

22

31

25

78

Lâm Hà

Di Linh


Tổng cộng

Có thể nói, Chương trình triển khai 3 đợt tham vấn kết hợp với nâng cao nhận thức trong
khoảng thời gian không dài, với tiếp cận tương đối phù hợp được sự tham gia hỗ trợ tích cực
của các cấp chính quyền địa phương, trong điều kiện: i) hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương
đặc biệt là cấp thôn/buôn còn hết sức hạn chế, ii) triển khai thí điểm khi kinh nghiệm về mô hình
tương tự chưa có, iii) những hạn chế về thể chế, chính sách giao đất, giao rừng, những nghiên
cứu về cơ chế trao đổi cácbon trong điều kiện Việt Nam còn sơ khai, iv) năng lực điều phối các
cấp, ngành trong chương trình đang dần được nâng cao, thì những kết quả thu được qua 3 đợt
tiến hành FPIC là tích cực, quy trình triển khai thực hiện đã bước đầu được điều chỉnh, bổ
sung. Nhận thức của các cấp chính quyền tại địa phương đã nâng lên đáng kể. Những cuộc hội
thảo nâng cao nhận thức cấp xã, tuyên truyền lưu động và họp thôn đã thu hút được đông đảo
người dân tham gia, trao đổi cởi mở về các nội dung khá mới mẻ với cán bộ, người dân, quan
5


trọng hơn qua đó, cán bộ, người dân đã thấy được 1 cách thức giúp họ tham gia bảo vệ rừng,
nâng cao đời sống một cách bền vững với trách nhiệm đầy đủ hơn.
Chương trình đã xây dựng được đội ngũ tuyên truyền viên cốt cán tại tỉnh và từng huyện gồm
24 người trong đó có 8 người là dân tộc thiểu số, 11 nữ, 12 người là giảng viên Đại học Đà Lạt,
cán bộ của VQG Bidoup và Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh của tỉnh. Qua 3 đợt,
các TTV đã chứng tỏ khả năng và năng lực triển khai tham vấn không chỉ trong khuôn khổ
chương trình.
Qua phân tích, đánh giá quá trình triển khai và kết quả thu nhận, tổng kết từ 3 đợt vừa qua đã
rút ra các bài học, có những vấn đề liên quan đến nhận thức, quy trình tổ chức thực hiện và
năng lực triển khai về phía chương trình UN-REDD gồm cả tư vấn, tuyên truyền viên, các cấp
chính quyền địa phương cần quan tâm cải thiện, tuy nhiên cũng có những nội dung thuộc về
thể chế, chính sách mà bản thân chương trình không thể tự giải quyết đòi hỏi có nghiên cứu
phối hợp giải quyết ở cấp cao hơn.
Cụ thể là:

- Hoạt động nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền từ cấp huyện, xã và đặc biệt các
trưởng thôn là hết sức quan trọng đảm bảo triển khai không chỉ tham vấn thành công mà
còn cho những bước sắp tới. Chương trình đã tiến hành 20 cuộc tập huấn nâng cao nhận
thức cấp xã gần 300 người tham gia thành phần gồm cán bộ xã, mặt trận, hội phụ nữ, đoàn
thanh niên;
- Việc không ngừng nghiên cứu, rút kinh nghiệm, cải tiến trong chuẩn bị và tổ chức cuộc họp
thôn sau từng đợt FPIC, xác định các yếu tố then chốt trước – trong - sau cuộc họp thôn,
tìm hiểu phản ứng của người dân về REDD – gợi ý về nội dung chuẩn bị cho cuộc họp thôn.
Do đó sẽ góp phần quan trọng đảm bảo nguyên tắc FPIC;
- Nếu coi cuộc họp thôn là điểm cần đạt đến, chương trình được hoàn thiện quy trình 1 cách
cơ bản hơn với xuất phát là các hoạt động nâng cao nhận thức cấp xã, truyền thông đại
chúng, tuyên truyền lưu động tạo tiền đề tốt kết hợp với tổ chức thảo luận nhóm, đố vui theo
chủ đề có thưởng, bỏ phiếu kín đã khích lệ người dân tích cực tham gia, thẳng thắn bày tỏ
chính kiến;
- Sự kết hợp tốt giữa các thành phần trong từng nhóm TTV đã góp phần rất lớn vào những
thành công bước đầu của hoạt động tham vấn cộng đồng (giữa các TTV người dân tộc và
người Kinh; giữa các giảng viên đại học với các sinh viên mới ra trường ở huyện; giữa các
TTV nam và nữ);
- Tỷ lệ đồng thuận đạt cao, nhưng còn có nhiều câu hỏi, ý kiến về đặc biệt là: các cam kết
của chương trình, khả năng bà con gia nhập hay rời khỏi hoạt động chương trình, những lợi
ích kinh tế trực tiếp và gián tiếp cho các cộng đồng sống gần rừng và xa rừng;
- Đặc biệt các vấn đề liên quan đến các tác nhân phá rừng, vai trò trách nhiệm các cấp chính
quyền, các đơn vị quản lý bảo vệ rừng, giao đất giao rừng, cơ chế chia sẻ lợi ích khả năng
đem lại các nguồn thu tốt hơn giúp bà con có sinh kế bền vững, cũng như tính thường
xuyên liên tục của các hoạt động nâng cao nhận thức như đã triển khai. Một số câu hỏi liên
quan đến tính bền vững của dự án do có một số dự án trước đây đã không triển khai được
như kế hoạch ban đầu;

6



-

Có 1 số thôn đạt tỷ lệ tham gia còn thấp do: trưởng thôn chưa hiểu, chưa tích cực, mời vào
thời gian bà con bận mùa màng, đặc điểm dân cư di chuyển nhiều;
Một nhóm đối tượng có thể là sẽ quan trọng trong triển khai hoạt động của UN-REDD sắp
tới là các Ban Quản lý rừng còn ít được quan tâm đến.

Để các hoạt động tham vấn sắp đạt kết quả cao hơn nữa trong thời gian tới đây, cần quan tâm
những vấn đề sau:
- Tăng cường hoạt động nâng cao nhận thức của các cộng đồng địa phương từ cấp tỉnh, sở,
ban ngành, huyện, xã, thôn;
- Nghiên cứu báo cáo đánh giá độc lập và ý kiến các bên liên quan để tiếp tục hoàn thiện quy
trình triển khai tham vấn đảm bảo nguyên tắc FPIC đặc biệt tổ chức truyền thông đại chúng,
đảm bảo tính cân đối về thông tin không chỉ riêng về lợi ích mà còn các thách thức, rủi ro
khi tham gia nhưng không tuân thủ các thỏa thuận, tăng tính đa dạng, hướng đến từng
nhóm đối tượng;
- Nghiên cứu chuyên sâu về các chủ đề liên quan đến thể chế, chính sách quyền sử dụng
đất, rừng, những phát sinh khi triển khai hoạt động của UN-REDD trên những địa bàn có
các chủ thể quản lý và sử dụng đất/rừng đa dạng; các tranh chấp và giải quyết;
- Đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cho Trưởng thôn về các vấn đề sẽ truyển tải trong
cuộc họp thôn. Tăng cường sự tham gia và phối hợp của trưởng thôn để mời đúng, đủ đại
diện các hộ tham gia. Sau các cuộc hội thảo nâng cao nhận thức cấp xã, các TTV cần đến
từng thôn để trao đổi, gặp gỡ với trưởng thôn để trao đổi cụ thể công tác chuẩn bị cho cuộc
họp tham vấn thôn;
- Xây dựng và thực hiện chiến lược truyền thông, cung cấp đủ số lượng không chỉ cho cuộc
họp tham vấn mà hỗ trợ xã, thôn duy trì các hoạt động nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp
xã, thôn, cộng đồng tại thôn, buôn;
- Duy trì hoạt động của các TTV có thể theo từng đợt theo chủ điểm khác nhau tại xã và thôn,
khuyến khích tạo dựng quan hệ với các cấp ở địa phương, thân thuộc với bà con để từ đó

vận động, thuyết phục bà con tự nguyện đạt được đồng thuận thay vì các tiếp cận hành
chính;
- Hỗ trợ huyện nâng cao năng lực điều phối trong chỉ đạo các xã thực hiện hoạt động chương
trình, đảm bảo tiến hành theo kế hoạch, không chỉ cho giai đoạn tham vấn mà còn các hoạt
động sau đó của chương trình;
- Tiếp tục duy trì và nâng cao năng lực cho đội ngũ TTV, trong điều kiện hoạt động chương
trình còn kéo dài 1 vài năm, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cộng tác viên tại từng thôn (có
thể là đội ngũ trưởng thôn, các giáo viên, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, kiểm
lâm địa bàn, cán bộ khuyến nông khuyến lâm....) là hết sức cần thiết;
- Chương trình cần xúc tiến triển khai sớm các hoạt động chuyên môn khác ngay sau khi
hoạt động tham vấn cộng đồng kết thúc tạo tính liên tục tăng hiệu quả tuyên truyền về các
hoạt động trong hợp phần 2 của UN-REDD tại 2 huyện thí điểm này;
- Chương trình cần có nghiên cứu thêm về các chương trình, dự án khác đã triển khai tại
huyện về những kết quả, hạn chế, những khả năng phối hợp để có cơ sở tiếp cận tốt hơn
cho chính chương trình trong giai đoạn tiếp theo và giúp các TTV có thể trao đổi hiệu quả
hơn với người dân.

7


Phần 1. Bối cảnh
Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính bằng các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng
của Liên hiệp quốc tại Việt Nam” thuộc Chương trình “Giảm phát thải khí nhà kính bằng các nỗ
lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển của Liên Hiệp Quốc” (gọi
tắt là Chương trình UN-REDD) được Chính phủ Na Uy và một số quốc gia khác tài trợ thông
qua Sáng kiến các hành động khởi động nhanh (Quick Start Actions Initiative).
Cơ quan chủ quản Chương trình là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, và Cục Lâm
nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình phối
hợp thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT).
Là chương trình quốc gia đầu tiên tiếp tục việc chuẩn bị chính thức các hoạt động (thưởng)

REDD+ trên thực địa, Chương trình UN-REDD Việt Nam đi tiên phong trong quá trình tham vấn
người dân (tìm kiếm sự đồng thuận không ràng buộc thông báo trước - FPIC) ở hai huyện thí
điểm.
Tham vấn người dân (FPIC - Free, Prior, Informed, Consent) là một nguyên tắc dựa vào các
quyền, diễn đạt cụ thể quyền tự quyết, các quyền liên quan đến đất đai, lãnh thổ và tài nguyên
thiên nhiên, quyền về văn hoá, cũng như quyền không bị phân biệt chủng tộc. Tham vấn người
dân sẽ áp dụng cho các điểm chính trong quyết định hành động có thể có tác động đến đất đai,
lãnh thổ và tài nguyên mà những người hưởng các quyền đó dựa vào để duy trì đời sống văn
hoá, tinh thần và vật chất, sức khoẻ, hạnh phúc và sống còn. Cách tiếp cận tham vấn người
dân của Chương trình UN-REDD nhất quán với các văn kiện quốc tế về các quyền con người,
như Tuyên bố Liên hợp quốc (LHQ) về các quyền của các dân tộc bản địa và phản ánh nội
dung dự thảo của Nhóm công tác chuyên trách về hành động hợp tác dài hạn của Hội nghị các
Bên Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 15 (UNFCCC CoP-15 AWG-LCA), theo
đó thừa nhận nhu cầu cần có sự tham gia đầy đủ và thiết thực của các dân tộc bản địa và các
cộng đồng địa phương trong các hoạt động REDD +.
Trong số nguyên tắc chủ đạo của Chương trình UN-REDD là nguyên tắc tham vấn các dân tộc
bản địa cũng như các cộng đồng khác sống dựa vào rừng phải được tôn trọng triệt để, cũng
như có ý nghĩa cốt yếu đảm bảo có được sự tham gia đầy đủ và thiết thực trong các quá trình
hoạch định chính sách và ra quyết định trong các hoạt động của Chương trình UN-REDD.
Hướng dẫn tác nghiệp Chương trình UN-REDD cung cấp chi tiết những phạm trù ẩn dưới các
thuật ngữ “sự đồng thuận- consent”, “không ràng buộc - free”, “thông báo -informed”, “trước prior” trên cơ sở Báo cáo Hội thảo quốc tế về các phương pháp luận liên quan đến tham vấn
người dân đã được phiên họp lần thứ 4 của Diễn đàn thường xuyên LHQ về các vấn đề bản
địa thông qua năm 2005.
Là chương trình quốc gia đầu tiên tiếp tục việc chuẩn bị chính thức các hoạt động REDD trên
thực địa, Chương trình UN-REDD Việt Nam đi tiên phong trong quá trình tham vấn người dân
(FPIC) ở hai huyện thí điểm, là Lâm Hà và Di Linh. Việt Nam có 53 tộc người, thuộc 8 nhóm
ngôn ngữ, chiếm khoảng 16 triệu dân. Hầu hết các nhóm dân tộc ít người này sống ở các vùng
rừng núi cao. Ở hai huyện thí điểm tỉnh Lâm Đồng nơi dự định triển khai các hoạt động của

8



Chương trình UN-REDD Việt Nam có khoảng 30 dân tộc ít người, song trong đó chỉ có 6 tộc
người thực sự là các dân tộc bản địa, còn các dân tộc khác đến định cư trong mấy thập kỷ qua
từ các nơi khác trong nước.
Bốn nguyên tắc đơn giản chỉ đạo quá trình thí điểm tham vấn người dân:
1. Cần tiến hành tham vấn người dân ở tất cả cộng đồng lâm nghiệp và những cộng đồng
sống ngoài rìa rừng;
2. Phải chủ động quảng bá tham vấn người dân ở các cộng đồng, chứ không chờ cộng
đồng mới triển khai;
3. Không thể giả định tính đồng nhất giữa các cộng đồng;
4. Những người được hưởng các quyền sẽ hướng dẫn chủ yếu các quy trình thủ tục tham
vấn phù hợp.
Việt Nam là một trong 9 nước đầu tiên trên thế giới của chương trình UN-REDD tổ chức hoạt
động này. Các hoạt động đang triển khai ở Việt Nam đang thu hút sự quan tâm rộng rãi của
không chỉ các chương trình khác trên thế giới mà còn của nhiều cơ quan, tổ chức trong nước
đặc biệt là các NGOs và các chương trình dự án khác. Kinh nghiệm thu được từ Việt Nam sẽ là
bài học rất tốt để các nước khác học hỏi.
Toàn bộ quá trình tham vấn được tiến hành theo quy trình 8 bước, chia ra làm 3 đợt. Đợt đầu
tiên là triển khai thử nghiệm ngay sau 2 ngày tập huấn cho TTV tại 2 xã và 2 thôn thuộc huyện
Lâm Hà, sau đó mở rộng ra 2 xã và thôn khác 13 thôn (Lâm Hà), 7 thôn (Di Linh). Đợt 2: 11 xã,
31 thôn. Đợt 3: 6 xã với 25 thôn.
Hình 2: Kế hoạch triển khai các hoạt động FPIC
16/1

30/1 14/2 28/2 14/3 28/3 11/4 25/4

9/5 23/5 6/6

(Phân tích luật pháp; Thảo luận sơ bộ với Lâm Đồng; Tết; Hội thảo tỉnh Lâm Đồng; Tuyển chọn tuyên truyền viên; Tài liệu

truyền thông; Các hội thảo huyện; Tập huấn tuyên truyền viên; Hội thảo xã và vùng; Họp bản; Thu thập kết quả; Kiểm
chứng độc lập).

9


Phần 2. Mục tiêu hoạt động
Hoạt động tham vấn cộng đồng nhằm đóng góp vào đạt mục tiêu chung của chương trình là:
Để đảm bảo mục tiêu chung này, hoạt động được thiết kế theo quy trình 8 bước nhằm đạt mục
tiêu cụ thể:
-

-

Nâng cao nhận thức về Biến đổi khí hậu, mất rừng và suy thoái rừng, giới thiệu về
hoạt động chương trình UN-REDD và tăng cường hợp tác giúp đỡ triển khai tham
vấn cộng đồng của chương trình UN-REDD cấp huyện, xã, thôn;
Tuyển dụng và đào tạo kỹ năng cho đội ngũ tuyên truyền viên;
Thực hiện tham vấn cộng đồng tại 78 thôn thuộc 20 xã được chọn để rút ra kinh
nghiệm và bài học cần thiết cho các đợt tiếp theo;
Tạo tiền đề cho các hoạt động tiếp theo của REDD nói chung và UN-REDD nói
riêng.

10


Phần 3. Hoạt động theo quy trình 8 bước
Hình 3: Nguyên tắc FPIC qua quy trình 8 bước

Phần 3.0 Bước Chuẩn bị

Hoạt động chính:
Chương trình đã nghiên cứu những cơ sở pháp lý cho việc triển khai hoạt động tham
vấn thôn:
-

Phân tích cơ sở pháp lý của kế hoạch sử dụng đất liên quan đến các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam

-

Những cơ sở pháp lý liên quan đến sự tham gia của cộng đồng, người dân ở
cấp cơ sở.

11


Ở nội dung thứ nhất, có Báo cáo do PGS,TS. Vương Xuân Tình Phó Viện trưởng Viện Dân tộc
học thực hiện, báo cáo đã phân tích các quy định chung thể hiện trong: Luật đất đai sửa đổi
năm 2003 và Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị quyết Số 57/ 2006/ QH 11 về Kế
hoạch sử dụng đất 5 năm 2006- 2011, và các quyết định Quyết định Số 134/2004/ QĐ- TTg về
Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số
nghèo, đời sống khó khăn, Quyết định Số 304/ 2005/ QĐ- TTg về Thí điểm giao rừng, khoán
bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ
ở các tỉnh Tây Nguyên. Quyết định Số 07/ 2006/ QĐ- TTg về Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010 liên
quan hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc
thiếu số. Báo cáo cũng kết luận: “Kế hoạch sử dụng đất là nội dung rất quan trọng của chính
sách đất đai ở Việt Nam. Kế hoạch này được thể hiện trong luật đất đai, trong các Nghị quyết
của Quốc hội; Nghị quyết, Quyết định, Nghị định của Chính phủ và của cấp bộ hay liên bộ.
Những văn bản pháp lý nêu trên có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới kế hoạch sử dụng đất
của các dân tộc thiểu số”.

Báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế: “Hệ thống pháp lý về kế hoạch sử dụng đất của Việt Nam
có nhiều điểm liên quan đến các dân tộc thiểu số, song chủ yếu là liên quan gián tiếp” và “Trong
hệ thống văn bản pháp lý về kế hoạch sử dụng đất, có những điểm chưa phù hợp với điều kiện
của các dân tộc thiểu số”.
“Quyền được mua bán, chuyển nhượng trong sử dụng đất được giao, của hộ gia đình, cá nhân
có tác dụng tốt trong phát huy tiềm năng đất đai ở nhiều vùng, song lại có một số ảnh hưởng
tiêu cực ở những vùng dân tộc thiểu số chưa phát triển kinh tế thị trường như Tây Nguyên” và
“Việc chồng chéo trong lịch sử sử dụng đất cũng là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp đất đai khi
thực hiện giao đất, giao rừng. Tại Tây Nguyên, đã trải qua nhiều giai đoạn sử dụng đất, với các
chủ thể khác nhau, như buôn làng, nông lâm trường, hộ gia đình. Thực hiện giao đất, giao rừng
theo nguyên canh - tức theo hiện trạng đang canh tác, mà không quan tâm tới lịch sử sử dụng
đất đã dẫn tới tranh chấp giữa các cộng đồng dân tộc thiểu số, giữa cộng đồng dân tộc thiểu số
với nông lâm trường, giữa các hộ gia đình và giữa hộ gia đình với nông lâm trường hoặc với tổ
chức xã hội khác..”.
Báo cáo tóm tắt hạn chế cơ bản của văn bản pháp lý và việc triển khai kế hoạch sử dụng đất
liên quan đến các dân tộc thiểu số: “có điểm chưa đáp ứng nhu cầu đất đai của các hộ thiếu đất
hay hộ nghèo; chưa tăng cường trách nhiệm của các nông, lâm trường với các dân tộc thiểu
số; và có điểm chưa phù hợp với bối cảnh lịch sử và tập quán sử dụng đất của một số tộc
người”.
Ở nội dung thứ hai, chương trình đã rà soát và tiếp nhận các văn bản pháp lý của nhà nước
Việt Nam và các tuyên bố của Liên hợp quốc mà Việt Nam là thành viên tham gia. Đó là:


Pháp lệnh dân chủ cấp cơ sở do UB Thường vụ Quốc hội ban hành, hiệu lực từ
1/7/2007;



Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của Người bản địa (UNDRIP), được Đại hội đồng
Liên hợp quốc phê chuẩn vào tháng 9 năm 2007;


12




Các đối tác của Chương trình UN‐REDD, UNDP, UNEP, và FAO đưa ra cam kết các
hoạt động với người bản địa dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc;



Theo đó Tự nguyện, được Tham vấn, được Cung cấp đầy đủ thông tin và Đồng thuận
(FPIC) của người dân bản địa và những cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng cần được
tuân thủ và là Nguyên tắc chủ đạo và yêu cầu thiết yếu để đảm bảo họ sẽ được tham
gia đầy đủ và hiệu quả vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định trong quá
trình triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình UN‐REDD.

Tham khảo ý kiến của các cơ quan có liên quan ở tỉnh / huyện về việc triển khai FPIC: hội
thảo khởi động tháng 11/2009, hội thảo lập kế
hoạch vào ngày 18, 19/3/2010, hội thảo tổ chức
ngày 1, 2/4/2010 tại UBND huyện Lâm Hà và Di
Linh với chủ đề “nâng cao nhận thức cho cán
bộ cấp huyện, xã và các thôn dự định tiến hành
FPIC” – đáng lưu ý là tại phần 2 của hội thảo
Tư vấn chương trình giới thiệu đề xuất kế
hoạch triển khai tham vấn cộng đồng cấp thôn
và xin ý kiến đóng góp.
Hình 4: Tham khảo ý kiến cơ quan có liên quan
về triển khai hoạt động FPIC


13


Tuy nhiên căn cứ vào kết quả của hoạt động này, để nâng cao hơn nữa nhận thức và mức độ
tham gia của cán bộ cấp xã, thôn vào hoạt động tham vấn, Chương trình đã có điều chỉnh đưa
vào hoạt động “Hội thảo nâng cao nhận thức cấp xã” ở bước sau.
Chuẩn bị tài liệu truyền thông: Tờ rơi, áp phích, video...
Những tài liêu truyền thông được chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm truyền tải thông điệp quan trọng một
cách chính xác, hiệu quả và đơn giản cho người dân. Chương trình đã tổ chức lấy ý kiến rộng
rãi thông qua các cuộc họp với lãnh đạo chương trình, Cục Lâm nghiệp, Hội thảo nâng cao
nhận thức, Khóa tập huấn TTV và đợt tham vấn 1 và 2.
Những điều chỉnh qua các đợt: sản phẩm truyền thông đã được chỉnh sửa qua nhiều phiên bản
khác nhau. Môt số được kế thừa từ sản phẩm của REDD quốc tế và dịch thuật, điều chỉnh cho
phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng chủ yếu là sản phẩm do Chương trình nghiên cứu, phát
triển, đáng kể là:
-

Tờ rơi, áp phích, băng rôn…

-

1 số băng hình.

Kết quả: đã tạo ra được bộ sản phẩm truyền thông phục vụ hoạt động nâng cao nhận thức,
tham vấn cộng đồng. Bộ tài liệu này được cán bộ xã, thôn đề nghị tiếp nhận và sử dụng cho
tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con.

Hình 5: Chuẩn bị các sản phẩm truyền thông

14



15


Phần 3.1 Bước Nâng cao nhận thức cấp huyện, xã, thôn
Hoạt động chính:
-

Tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện gồm cả cán bộ cấp xã,
trưởng thôn. Tuy nhiên còn nhiều cán bộ xã, trưởng thôn trong diện chương trình
chưa được mời tham dự.

-

Tổ chức hội thảo nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp xã và có mời các trưởng thôn
nơi sẽ tổ chức tham vấn FPIC.

-

Tuyên truyền lưu động: được tổ chức từ đợt 2 trước khi thực hiện tham vấn cấp
thôn khoảng 1 tuần.

Hình 6: Hội thảo nâng cao nhận thức cấp huyện, xã, thôn

Những điều chỉnh qua các đợt:
-

Chương trình xác định việc nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp đóng vai trò
quan trọng trong không chỉ hỗ trợ tổ chức tiến hành FPIC tại thôn mà là yếu tố đảm

bảo tính bền vững của hoạt động chương trình tại địa phương trong dài hạn.

-

Do đó, rút kinh nghiệm đợt 1, từ đợt 2, đợt 3 đã có những điều chỉnh cơ bản về nội
dung cụ thể trình bày tại hội thảo, đối tượng hội thảo, phương pháp tổ chức tiến
hành hội thảo.

Hội thảo cấp huyện tổ chức ngày 1, 2/4/2010 tại UBND huyện Lâm Hà và Di Linh với chủ đề
“nâng cao nhận thức cho cán bộ cấp huyện, xã và các thôn dự định tiến hành FPIC” – đáng lưu
ý là tại phần 2 của hội thảo Tư vấn chương trình giới thiệu đề xuất kế hoạch triển khai tham vấn
cộng đồng cấp thôn và xin ý kiến đóng góp.
Trong hội thảo cấp xã đã:
-

Tiếp cận với chủ tịch xã để lấy các thông tin chung về xã; chia sẻ thông tin tới toàn
thể nhóm tư vấn tham dự tập huấn;

16


-

Sử dụng tài liệu trực quan;

-

Thảo luận, ghi ý kiến và lên thuyết trình theo nhóm;

-


Giúp trưởng thôn hình dung các công việc phải tiến hành tại cuộc họp thôn sắp đến;

-

Phát phiếu đánh giá, thống kê kết quả;

-

Giao lưu.

Kết quả cụ thể tóm tắt tại bảng sau:
Bảng 7 : Tóm tắt những hội thảo nâng cao nhận thức cấp huyện, xã, thôn qua 3 đợt

Đợt 1

Đợt 2

Đợt 3

Hội thảo cấp huyện

2 cuộc vào ngày 1, Không
2/4/2010

Hội thảo cấp xã

2 cuộc tại 2 xã thí
điểm thuộc huyện
Lâm Hà


7 xã (Đinh Trang
Thượng, Sơn Điền,
Tam Bố - thuộc Huyện
Di Linh; Đạ Đờn, Phú
Sơn, Phi Tô, Đông Thah
– thuộc Huyện Lâm Hà)

3 xã (Hòa Bắc và Hòa
Nam – thuộc huyện Di
Linh; Gia Lâm – thuộc
Huyện Lâm Hà)

Tuyên truyền lưu động

không

Có, đến tất cả các xã,
thôn sẽ triển khai FPIC

Có, đến tất cả các xã,
thôn sẽ triển khai FPIC

17

Không


Số cán bộ huyện tham
dự


70

3

0

Số cán bộ xã tham dự

60

178

39

Số cán bộ thôn tham dự

55

30

20

Nội dung trình bày

Rừng và biến đổi
khí hậu, UNREDD, Tham vấn
cộng đồng

Rừng và biến đổi khí

hậu, UN-REDD, Tham
vấn cộng đồng

Rừng và biến đổi khí
hậu, UN-REDD, Tham
vấn cộng đồng

Phương pháp trình bày

Áp phích kết hợp
bài trình bày bằng
máy chiếu

Áp phích kết hợp bài
trình bày bằng máy
chiếu

Áp phích kết hợp bài
trình bày và phim về
UN-REDD bằng máy
chiếu

Phương pháp thảo luận

Toàn thể

Nhóm, trình bày của đại
biểu tham dự

Nhóm, trình bày của

đại biểu tham dự

-

Thông qua bước hoạt động này đã tạo sự chuyển biến về nhận thức, thúc đẩy hành
động ở cấp cơ sở, tạo điều kiện tổ chức tham vấn FPIC cấp thôn;

-

Cung cấp thông tin cơ sở, thiết lập và tăng cường quan hệ để chuẩn bị tốt cho tổ
chức tham vấn FPIC cấp thôn;

-

Phát hiện, xây dựng mạng lưới các cán bộ xã, trưởng thôn tích cực đóng góp vào
hoạt động chương trình.
BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TẬP HUẤN NCNT CẤP XÃ

1. Cách tiếp cận với chính quyền địa phương
 Công văn của Chương trình gửi cho UBND Huyện là khởi đầu quan trọng vì từ đó,
UBND Huyện thông báo và chỉ đạo cho các UBND Xã có liên quan thực hiện các công
tác chuẩn bị cần thiết (mời họp, bố trí công việc, chuẩn bị địa điểm và phương tiện cho
tập huấn);
 Việc cử cán bộ tiếp cận với chủ tịch xã để lấy các thông tin chung về xã (dân số, diện
tích lãnh thổ, cơ cấu tổ chức dân cư, tình trạng rừng, sinh kế, số điện thoại của cán bộ
xã và thôn); chia xẻ thông tin tới toàn thể nhóm chuyên gia tham dự tập huấn là cách
thức hiệu quả để thiết lập kênh liên lạc không chỉ cho hoạt động tập huấn NCNT cấp xã
mà còn rất cần thiết cho hoạt động họp thôn và triển khai các bước tiếp theo của
Chương trình;
 Việc giải thích về mục đích và nội dung tập huấn, nêu rõ các yêu cầu cần phải đạt được

sau tập huấn đã thu hút được sự quan tâm, chú ý và sự tham gia tích cực, chủ động
của các đại biểu tham dự;
2. Cách thức mở đầu
 Đoàn chuyên gia chủ động khai mạc hội thảo: Giới thiệu tổng quát về Biến đổi khí hậu
và nguyên nhân, giới thiệu về chương trình UN-REDD, giới thiệu chuyên gia và nội
18


dung tập huấn. Đã có bài khai mạc phù hợp giúp các đại biểu hình dung ngay được
những vấn đề chính của tập huấn.
3. Cách sử dụng tài liệu





Các poster được treo và dán trong phòng tập huấn;
Các slide được in, đóng thành tập và phát cho các đại biểu;
Các tờ rơi với ngôn ngữ phù hợp được phát cho các đại biểu;
Từng nội dung hội thảo (Rừng và Biến đổi khí hậu, REDD và các hoạt động, Công tác
tham vấn cộng đồng) được chuẩn bị dưới dạng các bài trình bày riêng do các chuyên
gia được phân công trước trình bày;
 Phương tiện trình chiếu phát huy tác dụng tốt;
 Phim về REDD đã thực sự cung cấp những thông tin cốt lõi cho người nghe.
4. Cách hướng dẫn thảo luận
 Song song với cách thảo luận thông thường (gợi mở để người tham dự phát biểu ý
kiến) đã có sáng kiến nêu câu hỏi, phát giấy và bút để các đại biểu thảo luận, ghi ý kiến
và lên thuyết trình theo nhóm. Quà tặng dành cho những ý kiến hay tỏ ra có tác dụng
kết nối tốt và động viên đại biểu tham dự tập huấn tích cực hơn;
 Thông tin từ sự trình bày của các đại biểu giúp nhóm chuyên gia đánh giá được mức

hiểu của người nghe, điều chỉnh, đính chính những thông tin chưa đúng, cải tiến cách
trình bày sau này và thu nhận thêm thông tin về địa phương.
5. Giao lưu với địa phương trong và sau tập huấn
 Hoạt động giao lưu được tiến hành trong lúc giải lao giúp cả hai phía có thêm thông tin
về nhau, giúp tạo sự gần gũi với cán bộ ở địa phương và thiết lập được kênh liên lạc
cho hoạt động tham vấn cấp thông về sau;
 Trong phần giao lưu với các trưởng thôn, đoàn chuyên gia đã tiến hành công tác chuẩn
bị cho các cuộc họp thôn sau này, giúp trưởng thôn hình dung các công việc phải tiến
hành, hỗ trợ trưởng thôn các thức truyền thông tới người dân khi mời họ họp thôn, giúp
trưởng thôn đề đạt các yêu cầu chính đáng với lãnh đạo xã liên quan tới buổi tham vấn
cấp thôn;
 Phát quà tặng cho các đại biểu tham dự và chụp ảnh lưu niệm trước khi chia tay tạo
được cảm xúc tốt đối với người tham dự.
6. Phản hồi của người nghe
 Người nghe đã được phát phiếu đánh giá và hướng dẫn cách thức đánh giá;
 Các thông tin trong phiếu giá đã được thống kê và tập hợp lại;
 Nhìn chung, các đại biểu tỏ ra thích thú và hài lòng với thông tin và năng lực trình bày
của nhóm chuyên gia; khuyến nghị sử dụng hình ảnh của địa phương trong khi thuyết
trình; khuyến nghị về ngôn ngữ trình bày;
 Người tham dự đã hiểu được rằng Chương trình UN-REDD có thể đem lại nhiều lợi ích
cho người dân, giúp bảo vệ rừng một cách bền vững, giúp xóa đói giảm nghèo và bảo
vệ môi trường;
 Người tham dự thực sự mong muốn REDD sớm đến được với cộng đồng của họ.

19


Phần 3.2 Bước Tuyển chọn Tuyên truyền viên
Hoạt động chính:
-


Xác định tiêu chí lựa chọn

-

Phỏng vấn và tuyển chọn

Tiêu chí lựa chọn:
1. Có kiến thức về Lâm nghiệp, môi trường
2. Có kinh nghiệm giảng bài, làm việc trực tiếp với cộng đồng
3. Biết tiếng dân tộc và am hiểu phong tục tập quán
4. Thái độ biết lắng nghe và tiếp thu
5. Khả năng diễn đạt
6. Phong cách, thái độ thân thiện, cởi mở.
Tuyển chọn TTV đã được tổ chức vào ngày 21, 22/3/2010 tại Tp Đà Lạt với Thành viên Ban
Giám khảo là những người đã tham gia trong thiết kế và triển khai hoạt động.
Hình 8: Tuyển chọn tuyên truyền viên

20


Phỏng vấn được thực hiện theo quy trình 3 bước:
Bước 1: ứng viên làm quen với các áp phích
Bước 2: ứng viên giới thiệu về kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm của bản thân
Bước 3: ứng viên trình
bày về các áp phích và trả
lời 1 số câu hỏi của ban
Giám khảo


Kết quả:
24 tuyên truyền viên đã được tuyển chọn trong số 35 ứng viên dự phỏng vấn
Thành phần: 30%: là người dân tộc thiểu số - 39%: phụ nữ - 33%: đang thực hiện công việc tại
địa phương – 50%: giảng viên đại học, 17%: làm việc tại khu bảo tồn thiên nhiên.

21


Hình 9: Đội ngũ tuyên truyền viên trong khóa tập huấn

Phần 3.3 Bước Đào tạo Tuyên truyền viên
Hoạt động chính:
-

Đào tạo cơ bản, thực hành tiến hành tham vấn tại 2 thôn: Lâm Bô xã Phúc Thọ, Đạ
Sa xã Liên Hà, huyện Lâm Hà ngày 10, 11/4/2010;

-

Đào tạo nâng cao trước đợt 2, ngày 16/5/2010;

-

Liên tục rút kinh nghiệm, phổ biến, trao đổi các bài học sau mỗi ngày, mỗi đợt hoạt
động.

Đào tạo cơ bản: thông qua các mô đun đào tạo:
(1) Truyền thông trực tiếp;
(2) Kỹ năng trình bày trực quan;
(3) Kỹ năng điều hành hoạt động nhóm có

sự cùng tham gia;
(4) Cách sử dụng bộ Poster của Chương
trình và các tài liệu cần sử dụng trong
hoạt động tham vấn.

Phương pháp đào tạo: cùng tham gia và đóng vai trước khi bắt đầu thực hiện công việc đầy
thách thức tại hiện trường, củng cố kỹ năng liên tục.
22


Kết quả: xây dựng đội ngũ TTV mạnh và bền vững, đặc biệt là đã hình thành các nhóm có
khả năng làm việc độc lập có hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần với sự đóng góp hiệu quả của các
thành viên người thiểu số. Đủ khả năng chuẩn bị các nội dung và trình bày cho Hội thảo nâng
cao nhận thức tại cấp xã, thôn. Chương trình đang hướng đến xây dựng đội ngũ TTV đủ sức
hoạt động hiệu quả khi có yêu cầu của Chương trình, dự án tại địa phương.

Kết quả

Hình 10: Tuyên truyền viên say mê học tập để làm tốt
hoạt động FPIC đầy thách thức sắp tới

23


Phần 3.4 Bước Chuẩn bị cuộc họp thôn
Công tác chuẩn bị cho cuộc họp thôn đã ngày càng được quan tâm sau khi kết thúc đợt 1.
Chương trình đã quyết định dành nhiều công sức, thời gian hơn cho chuẩn bị cuộc họp thôn.
Ở cấp xã, hội thảo nâng cao nhận thức đã góp phần tạo sự hậu thuẫn cho tổ chức FPIC ở thôn
khi cán bộ xã, trưởng thôn được nâng cao nhận thức, nắm được các yêu cầu cơ bản của tổ
chức FPIC tại thôn và mong muốn được tham gia hoạt động này. Thêm nữa, mối quan hệ giữa

TTV, cán bộ xã, trưởng thôn đã hình thành và phát triển, tạo thuận lợi cho công tác chuẩn bị và
thực hiện.
Theo kịch bản đã được đề xuất và hoàn chỉnh, các nhóm TTV đã thực hiện những Hoạt động
chính:
-

Xác định cán bộ địa phương, người ‘có vị thế’ trong cộng đồng và xác lập vai trò của
họ đối với cuộc họp thôn;

-

Thảo luận với trưởng thôn để chọn địa điểm, sắp xếp nơi họp, ngày, giờ họp và
chuẩn bị thông báo về cuộc họp;

-

Đặc biệt sau đợt 1, chương trình tổ chức hoạt động tuyên truyền lưu động trước họp
thôn khoảng 1 tuần.

1. Xác định cán bộ địa phương, người ‘có vị thế’ trong cộng đồng và xác lập vai trò của
họ đối với cuộc họp thôn;

24


2. Thảo luận với trưởng thôn để chọn địa điểm, sắp xếp nơi họp, ngày, giờ họp và
chuẩn bị thông báo về cuộc họp;

3. Tuyên truyền lưu động trước họp thôn khoảng 1 tuần


25


×