Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DÒNG CHẢY TRẠM ĐỒNG TRĂNG, SÔNG CÁI NHA TRANG TỈNH KHÁNH HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
––––––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN DÒNG CHẢY TRẠM ĐỒNG TRĂNG, SÔNG CÁI NHA TRANG
TỈNH KHÁNH HOÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------------

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN DÒNG CHẢY TRẠM ĐỒNG TRĂNG, SÔNG CÁI NHA TRANG
TỈNH KHÁNH HOÀ
Chuyên ngành:

Thủy văn học

Mã số:

60440224



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN NGỌC ANH

Hà Nội – 2017


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ 6
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT .................................................... 7
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN........................................................................ 12
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................ 12
1.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 12
1.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................... 12
1.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng .......................................................................... 13
1.1.4. Thảm thực vật .................................................................................... 15
1.1.5. Khí hậu ............................................................................................... 16
1.1.6. Thủy văn – Hải văn ............................................................................ 17
1.1.7. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn trên lưu vực sông ...................... 21
1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội ........................................................................ 21
1.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................ 21
1.2.2. Đặc điểm xã hội ................................................................................. 23
1.3. Tổng quan về biến đổi khí hậu.............................................................. 23
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................... 23
1.3.2. Biểu hiện về BĐKH ........................................................................... 23

1.3.3. Kịch bản biến đổi khí hậu cho khu vực nghiên cứu .......................... 29
1.4. Một số nghiên cứu tƣơng tự và trên lƣu vực sông Cái Nha Trang tỉnh
Khánh Hoà ..................................................................................................... 30
CHƢƠNG 2 - GIỚI THIỆU MÔ HÌNH SWAT ........................................ 33
2.1. Xuất xứ của mô hình SWAT ................................................................. 33
2.2. Cấu trúc của mô hình ............................................................................ 34
2.2.1. Pha đất của chu trình thuỷ văn ........................................................... 34

1


2.2.2. Pha diễn toán của chu trình thuỷ văn ................................................. 35
2.3. Các quá trình thành phần trong mô hình SWAT ............................... 35
2.3.1. Quá trình hình thành dòng chảy mặt .................................................. 35
2.3.2. Quá trình hình thành dòng chảy ngầm ............................................... 48
2.3.3. Quá trình diễn toán dòng chảy trong sông ......................................... 50
2.4. Các số liệu đầu vào và kết quả của mô hình ........................................ 56
2.4.1. Các số liệu đầu vào của mô hình ....................................................... 56
2.4.2. Kết quả của mô hình .......................................................................... 57
2.5. Các thông số của mô hình...................................................................... 57
2.5.1. Các thông số tính quá trình hình thành dòng chảy mặt ..................... 57
2.5.2. Các thông số tính toán dòng chảy ngầm ............................................ 58
2.5.3. Các thông số diễn toán dòng chảy trong kênh ................................... 58
2.6. Đánh giá mô hình ................................................................................... 58
2.7. Tiến trình mô phỏng SWAT ................................................................. 59
CHƢƠNG 3 - ỨNG DỤNG MÔ HÌNH SWAT ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN DÒNG CHẢY LŨ TRẠM ĐỒNG
TRĂNG, SÔNG CÁI NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA.................... 61
3.1. Cơ sở dữ liệu ........................................................................................... 61
3.1.1. Số liệu mặt đệm.................................................................................. 61

3.1.2. Số liệu khí tượng thủy văn ................................................................. 61
3.2. Thiết lập mô hình SWAT ...................................................................... 62
3.3. Hiệu chỉnh, kiểm định mô hình............................................................. 69
3.3.1. Đánh giá mô hình ............................................................................... 70
3.3.2. Các thông số mô hình ........................................................................ 70
3.3.3. Kết quả hiệu chỉnh ............................................................................. 71
3.3.4. Kiểm định mô hình ............................................................................ 72

2


3.4. Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến dòng chảy mùa lũ trạm Đồng Trăng sông Cái Nha Trang ................ 74
3.5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến giá trị đỉnh lũ trạm Đồng
Trăng, sông Cái Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà............................................ 78
3.5.1. Hiệu chỉnh .......................................................................................... 83
3.5.2. Kiểm định ........................................................................................... 84
3.5.3. Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
giá trị đỉnh lũ trạm Đồng Trăng sông Cái Nha Trang.................................. 87
3.6. Thảo luận ................................................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 97

3


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ lưu vực sông Cái Nha Trang ................................................. 13
Hình 1.2. Đường mực nước trận lũ lịch sử năm 2009 .................................... 20

Hình 1.3. Đường mực nước trận lũ lớn năm 1998 .......................................... 20
Hình 1.4. Đường mực nước trận lũ lớn năm 2010 .......................................... 21
Hình 1.5.Chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu thời kỳ 1850-2012 (so với
thời kỳ 1961-1990) .......................................................................................... 24
Hình 1.6. Chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu (oC) thời kỳ 1950-2015 ... 24
Hình 1.7. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1901-2012 .............. 25
Hình 1.8. Biến đổi của lượng mưa năm thời kỳ 1901-2010 và thời kỳ 19512010 ................................................................................................................. 26
Hình 1.9. Chuẩn sai nhiệt độ (oC) trung bình năm (a) và nhiều năm (b) trên quy
mô cả nước ....................................................................................................... 27
Hình 1.10. Chuẩn sai nhiệt độ trung bình năm (oC) đối với các trạm ven biển và
hải đảo.............................................................................................................. 28
Hình 1.11. Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) thời kỳ 1958-2014 .......... 28
Hình 1.12. Thay đổi lượng mưa năm (%) thời kỳ 1958-2014 ........................ 28
Hình 2.1. Sự khác nhau giữa phân phối độ ẩm theo chiều sâu mô phỏng theo
phương trình Green và Ampt và trong thực tế ................................................ 38
Hình 2.2. Hình dạng kênh chính hoặc kênh nhánh ........................................ 51
Hình 2.3. Mô phỏng đoạn sông theo phương pháp Muskingum .................... 54
Hình 2.4. Tiến trình mô phỏng của SWAT ..................................................... 60
Hình 3.1. Tiến trình chạy trong SWAT .......................................................... 62
Hình 3.2. Bản đồ DEM lưu vực sông Cái Nha Trang, trạm Đồng Trăng ....... 63
Hình 3.3. Phân chia tiểu lưu vực khu vực nghiên cứu .................................... 65
Hình 3.4. Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Cái Nha Trang ........................... 66
Hình 3.5. Bản đồ thảm phủ lưu vực sông Cái Nha Trang............................... 67
Hình 3.6. Hình ảnh kết quả mô phỏng dòng chảy mùa lũ .............................. 69
Hình 3.7. Dòng chảy bình quân ngày tính toán và thực đo trạm Đồng Trăng 71
Hình 3.8. Dòng chảy bình quân ngày tính toán và thực đo trạm Đồng Trăng 72
Hình 3.9. % Thay đổi lượng mưa theo mùa theo kịch bản RCP 4.5 .............. 75
Hình 3.10. % Thay đổi lượng mưa theo mùa theo kịch bản RCP 8.5 ............ 75
Hình 3.11. Thay đổi dòng chảy trung bình các tháng mùa lũ vào giữa thế kỷ,
cuối thế kỷ so với giai đoạn nền theo kịch bản RCP 4.5 ................................ 77

Hình 3.12. Thay đổi dòng chảy trung bình các tháng mùa lũ vào giữa thế kỷ,
cuối thế kỷ so với giai đoạn nền theo kịch bản RCP 8.5 ................................ 78
Hình 3.13. Dữ liệu mưa đầu vào thời đoạn tính toán ngắn hơn (theo giờ, phút,
giây) trong mô hình SWAT............................................................................. 79

4


Hình 3.14. Cài đặt bước thời gian tính toán thời đoạn ngắn hơn (theo giờ,
phút, giây) trong mô hình SWAT ................................................................... 80
Hình 3.15. File .cio được sửa file đọc kết quả ................................................ 81
Hình 3.16. File.cio được sửa theo mưa đầu vào thời đoạn ngắn hơn ............. 82
Hình 3.17. File .bsn được sửa để đọc kết quả theo thời đoạn ngắn hơn ......... 83
Hình 3.18. Đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Đồng
Trăng của trận lũ từ 1 - 4/XI năm 2009 ......................................................... 84
Hình 3.19. Đường quá trình lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Đồng
Trăng của trận lũ từ 11-14/XII/2016 ............................................................... 85
Hình 3.20. % Thay đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất theo các kịch bản .......... 87
Hình 3.21. So sánh mức độ phù hợp giữa đường tần suất lý luận và đường
thực nghiệm của lượng mưa 5 ngày lớn nhất giai đoạn 1986-2005 ............... 89
Hình 3.22. Thay đổi dòng chảy cực trị giữa thế kỷ và cuối thế kỷ so với thời
đoạn nền 1986-2005 theo kịch bản RCP 4.5................................................... 91
Hình 3.23. Thay đổi dòng chảy cực trị giữa thế kỷ và cuối thế kỷ so với thời
đoạn nền 1986-2005 theo kịch bản RCP 8.5................................................... 92

5


DANH MỤC BẢNG


Bảng 1.1. Diện tích các loại đất đai tỉnh Khánh Hòa ...................................... 14
Bảng 1.2. Cán cân nước các lưu vực[7] .......................................................... 18
Bảng 1.3. Các trạm đo KTTV trên lưu vực sông ........................................... 21
Bảng 1.4. Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) .............. 29
Bảng 1.5. % Thay đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất theo các kịch bản ............ 29
Bảng 1.6. % thay đổi lượng mưa mùa theo các kịch bản................................ 30
Bảng 3.1. Diện tích các tiểu lưu vực trên lưu vực sông Cái Nha Trang tính đến
trạm Đồng Trăng ............................................................................................. 63
Bảng 3.2. Phân loại đất lưu vực sông Cái Nha Trang..................................... 66
Bảng 3.3. Phân loại các loại thảm phủ lưu vực sông Cái Nha Trang ............. 67
Bảng 3.4. Số liệu mưa đầu vào mô hình SWAT ............................................. 68
Bảng 3.5. Mức độ mô phỏng tương ứng với chỉ số Nash ............................... 70
Bảng 3.6. Kết quả bộ thông số khi hiệu chỉnh mô hình SWAT ..................... 73
Bảng 3.7. % Thay đổi lượng mưa theo mùa theo các kịch bản ...................... 74
Bảng 3.8. Kết quả hiệu chỉnh bộ thông số cho lưu vực sông Cái Nha Trang. 85
Bảng 3.9. % Thay đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất theo các kịch bản ............ 87
Bảng 3.10. Bảng số liệu lượng mưa 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày lớn nhất ............ 89

6


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
A1B, A2
BĐKH
DEM
DHI
ESRI
GCM
HEC-HMS


SCS
SWAT

Các kịch bản phát thải khí nhà kính IPCC
Biến đổi khí hậu
Digital Elevation Model (Mô hình số độ cao)
Danish Hydraulic Institute (Viện nghiên cứu thủy lực
Đan Mạch)
Environmental Systems Research Institute (Viện nghiên
cứu hệ thống môi trường)
Global Climate Model (Mô hình khí hậu toàn cầu)
Hydrologic Engineering Center’s Hydrologic Modelling
System (Hệ thống mô hình hóa thủy văn trung tâm kỹ
thuật thủy văn)
Soil Conservation Service
Soil and Water Assessment Tool (Mô hình đánh giá môi
trường lưu vực sông)

KH KTTV& MT

Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường

WHO

World Health Organization

7


LỜI CÁM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học,
trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trong quá trình thực
hiện, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Khí tượng
Thủy văn và Hải dương học về sự hỗ trợ chuyên môn và kĩ thuật. Tác giả cũng xin
chân thành cám ơn TS. Nguyễn Xuân Hiển - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Khí
tượng Thủy văn biển - Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu,
cùng các anh chị em trong trung tâm đã tạo điều kiện và giúp đỡ. Đặc biệt, xin bày
tỏ sự cám ơn chân thành nhất đến thầy hướng dẫn: PGS.TS Trần Ngọc Anh đã
hướng dẫn tận tình và định hướng nghiên cứu để tác giả hoàn thành luận văn này.
Học viên
Nguyễn Thị Phƣơng

8


MỞ ĐẦU
Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) là sông lớn
nhất tỉnh Khánh Hòa có chiều dài khoảng 79km, tuy ngắn nhưng giữ vai trò vô cùng
quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa. Nhìn chung, dòng
chảy trên lưu vực sông Cái Nha Trang chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa lũ kéo dài 4 tháng, bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII. Lũ
các sông thuộc lưu vực sông Cái Nha Trang tương tự các sông khác ở khu vực miền
Trung, khi có nước tập trung nhanh, lên xuống đột ngột, đường quá trình có dạng
răng cưa. Nguyên nhân gây lũ như đã nêu chủ yếu do mưa có cường độ lớn, lũ do
các hình thế thời tiết đơn độc gây ra thường là lũ thời kỳ đầu và cuối mùa, đường
quá trình lũ có đỉnh nhọn (tháng IX, tháng XII); lũ do tổ hợp nhiều hình thế thời tiết
phức tạp thường là thời kỳ giữa mùa lũ (tháng X – XI), đường quá trình lũ kéo dài
và có nhiều ngọn kế tiếp nhau. Lượng dòng chảy 4 tháng mùa lũ chiếm từ 65% –
66% lượng dòng chảy cả năm. Tổng lượng dòng chảy (W) phụ thuộc vào độ sâu
dòng chảy (Y) và diện tích lưu vực F, có giá trị lớn nhất đối với sông Cái Nha

Trang 2319 triệu m3.
Mùa kiệt bắt đầu từ tháng I, kết thúc vào tháng VIII, kéo dài tới 8 tháng.
Dòng chảy cạn chủ yếu là phần nước còn lại của mùa lũ năm trước sau đó giảm
nhanh chóng theo đường nước rút và thường đạt trị số thấp nhất vào thời kỳ cuối
tháng III và tháng IV. Lượng dòng chảy tháng III, IV chỉ đạt 2,8% – 3% tổng lượng
dòng chảy năm. Sang tháng V, VI một số con lũ tiểu mãn xuất hiện làm lượng dòng
chảy mùa cạn đã tăng lên một ít, nhưng còn ở mức thấp. Tháng VII, VIII dòng chảy
trên các khu vực tiếp tục giảm chậm, nhiều năm dòng chảy nhỏ nhất năm xảy ra
trong thời kỳ này. Tính chung trong toàn tỉnh lượng dòng chảy 8 tháng mùa cạn chỉ
chiếm khoảng 34% – 35% tổng lượng dòng chảy năm, trong đó nhu cầu dùng nước
trong thời kỳ này lại rất lớn, nếu như không có biện pháp tích trữ và sử dụng nước
hợp lý sẽ bị thiếu nước nghiêm trọng.
Dòng chảy mùa lũ trên các sông tỉnh Khánh Hòa có xu hướng giảm trong
những năm gần đây, số trận lũ ngày càng ít, những năm xuất hiện ít lũ và mực nước

9


đỉnh lũ thấp ngày càng nhiều. Xen kẽ những năm có đỉnh lũ thấp lại có những năm
có đỉnh lũ cao, giữa năm 2002 và 2004 là hai năm có mực nước đỉnh lũ năm rất thấp
thì xen vào đó là năm 2003 có mực nước đỉnh lũ rất cao. Năm 2006 và 2012 là năm
có đỉnh lũ năm rất thấp thì năm 2009 lại xuất hiện lũ lịch sử. Như vậy dòng chảy lũ
càng về sau càng không ổn định, có những năm mực nước đỉnh lũ năm rất thấp, xen
kẽ vào đó có những năm xuất hiện mực nước đỉnh lũ năm rất cao, tần suất xuất hiện
sự bất ổn định dòng chảy lũ ngày càng nhiều. Đây có thể là một trong những biểu
hiện của tác động biến đổi khí hậu (BĐKH) đến dòng chảy lũ, những trận mưa lớn
tập trung trong thời gian ngắn xuất hiện càng nhiều nên trận lũ lớn xuất hiện nhiều
hơn, số trận lũ ngày càng ít đi, mùa lũ có xu hướng ngắn đi, trong đó đặc trưng của
BĐKH là tăng tính cực đoan của dòng chảy trong đó có dòng chảy lũ thể hiện ngày
càng rõ[7].

Hơn thế nữa, trong những năm gần đây, tác động của thiên tai lũ lụt và
BĐKH đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế và
xã hội của người dân trên lưu vực, đặc biệt là khu vực Thành phố Nha Trang phía
dưới hạ lưu. Để chỉ ra được sự tác động đó như thế nào thì cần phải hiểu được sự
biến đổi khí hậu tác động đến dòng chảy và các hiện tượng thủy văn theo mùa và
con lũ như thế nào. Kiến thức và các thông tin này là cần thiết cho việc quy hoạch
sử dụng đất để bảo vệ nguồn nước và quản lý hiệu quả lưu vực và cũng rất quan
trọng đối với môi trường sinh thái và hoạt động kinh tế xã hội của lưu vực.
Để khảo sát bài toán biến đổi dòng chảy trong tương lai ở lưu vực sông Cái
Nha Trang trong bối cảnh của biến đổi khí hậu, việc sử dụng các mô hình diễn toán
mưa – dòng chảy là phù hợp do các kịch bản BĐKH mới chỉ cung cấp các thông tin
về sự biến đổi của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, lượng mưa,... Một số mô hình
mưa - dòng chảy được ứng dụng nhiều như: SWAT, HEC-HMS, MIKE-SHE,
SAC-SMA, NASIM, HBV v.v… trong đó, mô hình SWAT (Arnold và cộng sự,
2002) đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả để đánh giá tài nguyên nước và
ô nhiễm với phạm vi lớn và các điều kiện môi trường trên toàn cầu. Đồng thời, mô
hình SWAT còn được xây dựng để đánh giá tác động của việc sử dụng đất, của xói
mòn và việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp trên một hệ thống lưu vực sông.

10


Bên cạnh đó, mô hình SWAT cũng đã được nhiều tác giả ứng dụng để khảo sát sự
biến đổi của dòng chảy dưới các kịch bản về khí hậu và mặt đệm khác nhau và đã
chứng tỏ được những ưu điểm. Chính vì vậy luận văn đã lựa chọn sử dụng mô hình
SWAT để thực hiện mục tiêu của đề tài, và do đó, “Đánh giá tác động của biến đổi
khí hậu đến dòng chảy trạm Đồng Trăng, sông Cái Nha Trang, Tỉnh Khánh
Hoà” là một đề tài có tính khoa học và thực tiễn, sẽ góp phần lớn đáp ứng yêu cầu
phòng chống lũ lụt cho người dân và chính quyền địa phương nhằm giảm thiểu đến
mức thấp nhất thiệt hại do lũ lụt gây ra. Việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu

đến dòng chảy trạm Đồng Trăng sông Cái Nha Trang tỉnh Khánh Hòa còn nhằm tạo
tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp giảm thiểu những tác hại do biến đổi khí
hậu, giúp nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách xác định chiến lược phát triển
kinh tế bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Luận văn có bố cục gồm 3 chương
cùng với phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Mô hình SWAT.
Chương 3: Ứng dụng mô hình SWAT để đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu đến dòng chảy lũ trạm Đồng Trăng, sông Cái Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Kết luận và kiến nghị

11


CHƢƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Sông Cái Nha Trang là con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa có vị trí địa lý
nằm trong khoảng 120°03' - 120°37' vĩ độ Bắc, 108°41' - 109°12' kinh độ Đông.
Sông bắt nguồn từ đỉnh núi phía Tây Bắc xã Khánh Thượng cao 1477.5m, chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Khi đến thôn Trang xã Khánh Thượng sông đổi
sang hướng Tây - Đông và nhập với sông Chò tại thôn 1 xã Diên Đồng. Sông tiếp
tục chảy theo hướng Tây - Đông và nhập với sông Suối Dầu tại Cầu Hà Dừa - thị
trấn Diên Khánh, sông đổ ra vịnh Nha Trang tại cầu Trần Phú. Diện tích lưu vực
2000km2, chiều dài sông chính 79km, độ rộng bình quân lưu vực là 25.3km với hệ
số uốn khúc 1.4, hệ số hình dạng là 0.3, độ dốc sông 3.70/00, mật độ lưới sông
0.8 km/km2.
Lưu vực sông Cái Nha Trang bao trùm toàn bộ Thành phố Nha Trang, huyện
Diên Khánh, Khánh Vĩnh và một phần diện tích của huyện Cam Lâm tỉnh Khánh
Hòa và MaĐrăk tỉnh ĐăkLăk. Phía bắc giáp lưu vực sông Dinh Ninh Hòa, phía

Nam giáp lưu vực sông Cái Phan Rang, phía Tây giáp lưu vực sông ĐăkRông, phía
Đông giáp Biển Đông.
1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình lưu vực sông Cái Nha Trang có xu hướng dốc dần từ Tây sang
Đông, đỉnh núi cao nhất ở phía tây là đỉnh Hòn Giao Bắc có độ cao 2038.2m, khu
vực trung du có độ cao phổ biến từ 10 đến 25m, khu vực đồng bằng có độ cao phổ
biến từ 2 đến 10m. Độ dốc trung bình vùng núi là 16%, độ dốc trung bình lưu vực
2,8%. Lưu vực sông Cái Nha Trang nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, địa
hình bị chia cắt nhiều bởi những ngọn núi, khu vực ven biển có những dãy núi đâm
ngang ra biển. Khu vực đồng bằng và trung du xen kẽ những đỉnh núi nhỏ có độ cao
từ 40 đến 50m, cá biệt có đỉnh núi Chín Khúc có độ cao 592.6m, các quả đồi nhỏ có
độ cao 20 đến 30m. Địa hình cao nhất và dốc nhất là khu vực phía Tây nam của lưu

12


vực, khu vực này là thượng nguồn của các nhánh sông đổ vào sông Thác Ngựa là
nhánh sông chính của sông Cái Nha Trang.

Hình 1.1. Sơ đồ lƣu vực sông Cái Nha Trang
1.1.3. Địa chất, thổ nhƣỡng
a. Địa chất
Địa chất Khánh Hòa cơ bản thuộc các nhóm: nhóm đá Macma phân bố phần
lớn phía Tây tỉnh; nhóm đá phiến phân bố chủ yếu ở Khánh Vĩnh; nhóm trầm tích
đệ tứ phân bố vùng ven sông, suối, sườn núi đến chân núi với thành phần bở rời.
b. Thổ nhƣỡng
Thổ nhưỡng Khánh Hòa gồm nhiều loại đất khác nhau, chủ yếu là:
- Nhóm đất đỏ vàng: chiếm tỷ lệ lớn và phân bố rộng, nhất là những vùng
đồi núi có Feralit xảy ra mạnh. Đất đỏ vàng phát triển trên đá mẹ phiến thạch ở
Khánh Vĩnh.

- Đất mùn vàng trên núi cao 900-1000m.
- Đất thung lũng có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình và đất phù sa
phân bố dọc các sông suối trong tỉnh.

13


- Đất pha cát thành phần cơ giới nhẹ và thô, kết cấu rời rạc, phân bố phần
lớn vùng ven biển phía đông..
Bảng 1.1. Diện tích các loại đất đai tỉnh Khánh Hòa
Đơn vị: 1000ha
Tên đất

Ký hiệu

Diện tích

I. Nhóm đất cát, cồn cát và cát biển

C

18,350.0

1. Đất cát biển

C

18,350.0

II. Nhóm đất mặn


M

8,239.0

1. Đất mặn sú vẹt đước

Mm

1,549.0

2. Đất mặn nhiều

Mn

674.0

3. Đất mặn ít và trung bình

M

6,016.0

III. Nhóm đất phèn

S

920.0

1. Đất phèn tiềm tàng


Sp2M

920.0

IV. Nhóm đất phù sa

P

33,056.0

1. Đất phù sa được bồi chua

Pbc

541.0

2. Đất phù sa không được bồi chua

Pc

9,243.0

3. Đất phù sa Glei

Pg

15,540.0

4. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng


Pf

2,481.0

5. Đất phù sa ngòi suối

Py

5,251.0

V. Nhóm đất xám và bạc màu

X;B

25,332.0

1. Đất xám trên phù sa cổ

X;B

3,838.0

2. Đất xám trên đá Macma acid và đá cát

Xa

21,494.0

VI. Nhóm đất đỏ vàng


F

300,850.0

1. Đất đỏ vàng trên đá biến chất

Fs

50,516.0

2. Đất đỏ vàng trên đá Macma acid

Fa

239,264.0

3. Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

1,833.0

4. Đất đỏ vàng trên phù sa cổ

Fp

5,395.0

5. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa


Fl

3,842.0

VII.Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi

H

57,743.0

14


1. Đất mùn vàng đỏ trên đá Macma acid

Ha

57,743.0

VIII. Nhóm đất thung

D

2,881.0

1. Đất thung do sản phẩm dốc tụ

d


2,881.0

IX. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá

E

14,141.0

Cộng (Trừ Trƣờng Sa và sông suối, mặt nƣớc)

61,512.0

(Nguồn: Phân viện QH và TKNN Miền Trung)
1.1.4. Thảm thực vật
Vùng thượng lưu sông Cái Nha Trang chủ yếu là rừng nguyên sinh lá rộng,
xen kẽ là rừng hỗn giao tre nứa và trảng cỏ cây bụi. Tùy theo độ cao của địa hình có
sự phân hóa về thảm phủ thực vật như sau:
- Khu vực đỉnh núi ở độ cao trên dưới 2000m: Thảm thực vật thân gỗ chỉ cao
khoảng 7 - 10m, tán xen kẽ. Sự phân tầng của thảm thực vật không thật sự rõ rệt. Ở
đây chủ yếu là sự góp mặt của các loài thực vật có nhiều thân trên một gốc. Trên
thân cây phủ lớp rêu mỏng. Một số loài thực vật bì sinh phát triển trên cành, nhánh
cây. Điểm đáng lưu ý là các sườn của đỉnh núi rất dốc, nhưng vẫn được bao phủ bởi
thảm thực vật rừng khá dày với sức sống tốt. Dưới tán rừng, lớp lá rụng 3 - 4cm với
quá trình phân giải chậm. Cây có độ cao đạt tới 10m, đường kính 50 - 100cm, tán
đan xen. Cây có sự phân cành sớm, ở độ cao khoảng 2 - 3m.
- Khu vực đỉnh - sườn núi ở độ cao 1400 - 1700m: Rừng á nhiệt đới thường
xanh cây lá rộng và cây lá rộng, lá kim núi trung bình. Rừng có diện tích lớn với
cây đa trội và cấu trúc thảm phức tạp. Rừng phân ra nhiều tầng nhưng có 2 tầng chủ
đạo, các tầng trung gian không liên tục, xen kẽ nhau. Ngoài ra ở độ cao này còn có
rừng lá kim núi trung bình (rừng thông 3 lá tự nhiên).

- Khu vực có độ cao dưới 1400m: Rừng chủ yếu là rừng trồng, loại cây lá
rộng thường là cây keo, cao su, cà phê, hồ tiêu, ca cao và cây lá kim là cây thông.
- Khu vực trung du có độ cao dưới 100m thường là các trảng cây cỏ bụi, các
cây lá rộng với tán cây có đường kính từ 2 đến 4m, thân cây có đường kính từ 10
đến 30cm, độ cao từ 2 đến 5m. Các cây được trồng chủ yếu là mía và cây keo từ 2
đến 5 năm tuổi.

15


Theo niên giám thống kê tỉnh Khánh Hòa, khu vực trung du và đồng bằng
lưu vực sông Cái Nha Trang là đất nông nghiệp với diện tích 1262.2km2, đất phi
nông nghiệp với diện tích 131.1km2, đất chưa sử dụng 363.9km2.
1.1.5. Khí hậu
Nhìn chung lưu vực sông Cái Nha Trang tỉnh Khánh Hòa chịu sự chi phối
chung của khí hậu nội chí tuyến nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng khí hậu đại
dương. So với các vùng phía Bắc thì mùa đông ít lạnh hơn, mùa khô nóng kéo dài
hơn; so với các vùng phía Nam thì mùa mưa muộn hơn. Mùa khô bắt đầu từ tháng I
và kết thúc vào tháng VIII, trong mùa khô xuất hiện thời kỳ mưa tiểu mãn vào
khoảng trung tuần tháng V đến hạ tuần tháng VI; mùa mưa, bắt đầu từ tháng IX và
kết thúc vào trung tuần tháng XII.
a. Mƣa
Do địa hình phức tạp nên lượng mưa giữa các khu vực có sự chênh lệch nhau
khá lớn. Lượng mưa trung bình năm trên lưu vực sông Cái Nha Trang thì lớn hơn
khoảng từ 1300 - 1931mm. Tổng lượng mưa mùa mưa khoảng 900 - 1059mm,
chiếm khoảng 67 - 75% lượng mưa năm; tổng lượng mưa mùa khô khoảng 300 450mm. Những trận mưa, lũ lớn chủ yếu tập trung vào tháng X và XI.
b. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng và ven biển dao động từ 26,3°C
đến 26,9°C, lên đến độ cao 400m nhiệt độ giảm xuống khoảng 23,0 -24,0°C. Nhìn
chung trong năm ít xảy ra các đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày gây ảnh hưởng lớn

đến sản xuất và đời sống.
c. Độ ẩm tƣơng đối
Độ ẩm khá thấp, trung bình năm vào khoảng 80% tại Nha Trang. Hàng năm
chỉ có 2 - 3 tháng đầu mùa đông (tháng X, XI, XII) là khá ẩm với độ ẩm trung bình
85%. Còn trong nửa cuối mùa đông độ ẩm giảm xuống 80 - 83%. Tháng ẩm nhất là
tháng XI có độ ẩm khoảng 85 - 87%.
d. Bốc hơi

16


Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm dao động từ 1000 - 1100mm/năm
tức là bằng 2/3 lượng mưa. Trong 3 tháng (từ tháng VI - VIII), mỗi tháng lượng bốc
hơi đạt tới 120 - 150mm, vượt quá lượng mưa các tháng này. Thời kỳ bốc hơi ít
nhất là các tháng mùa mưa, từ tháng X - XII, lượng bốc hơi chỉ khoảng 60 - 80mm.
f. Gió và bão
Hướng gió thịnh hành mùa đông là hướng Đông Bắc hoặc Bắc; mùa hè,
hướng gió thịnh hành là hướng Tây và Tây Nam.
1.1.6. Thủy văn – Hải văn
Thủy triều
Thuỷ triều ở Nha Trang là chế độ nhật triều không đều, trong một tháng có
khoảng 20 ngày là chế độ nhật triều. Trong thời kỳ triều cường, nước triều lớn nhất
từ 1,8 - 2,3m (tính theo 0 Hải đồ), mực nước triều nhỏ nhất từ 0,4 - 0,8m. Trong
năm, các tháng XI, XII, I, II luôn luôn xuất hiện thời kỳ triều cường có mực nước
đỉnh triều cao nhất năm và các tháng VI, VII, VIII luôn xuất hiện thời kỳ triều
cường có mực nước đỉnh triều thấp nhất năm. Nguyên nhân là do về các tháng mùa
đông xuất hiện trường gió Đông Bắc tạo nước dềnh phía Tây Biển Đông. Một
nguyên nhân nữa là do ảnh hưởng của ATNĐ và bão đã tạo nên nước dâng ở vùng
bờ biển.
Khi xét ảnh hưởng của lũ và triều ta thấy khi gặp triều lên mực nước có thể

dâng cao hơn trường hợp không có triều từ 20 - 30cm, khi triều xuống mực nước có
thể chênh lệch so với mực nước không ảnh hưởng triều từ 9 - 10cm.
Dòng chảy năm
Dòng chảy trên các sông chủ yếu do mưa cung cấp, nên sự phân bố của dòng
chảy tương tự sự phân bố của mưa. Độ sâu dòng chảy trên lưu vực sông Cái Nha
Trang là 1159mm.

17


Bảng 1.2. Cán cân nƣớc các lƣu vực[7]
Tổng

Tên lƣu vực
STT

Sông Cái Nha

Diện tích

Trang

F(km2)

Mƣa
Xo
(mm)

Dòng chảy


Bốc hơi

Yo(mm)

Zo(mm)

Hệ số

lƣợng

dòng

dòng

chảy

chảy
(km3)

1

Trong tỉnh

1840

1808

1129

679


0.62

2078

2

Ngoài tỉnh

160

2248

1496

752

0.66

239

3

Toàn bộ

2000

1931

1159


772

0.60

2319

Lượng dòng chảy 4 tháng mùa lũ chiếm từ 65% - 66% lượng dòng chảy cả
năm, lượng dòng chảy 8 tháng mùa cạn chỉ chiếm từ 34% - 35% lượng dòng chảy
cả năm. Tổng lượng dòng chảy (W) sông Cái Nha Trang 2319km3.
Dòng chảy lũ giai đoạn những năm gần đây
a) Chế độ dòng chảy mùa lũ
Mùa lũ trên các sông suối tỉnh Khánh Hòa bắt đầu từ tháng IX đến tháng XII.
Nguyên nhân chủ yếu do vùng thấp, áp thấp, bão hoặc cũng có thể do không khí
lạnh kết hợp với vùng thấp. Hàng năm trên các sông suối tỉnh Khánh Hòa xuất hiện
từ 1 đến 4 trận lũ, trung bình có 2,3 trận lũ trong năm, cá biệt một số năm không
xuất hiện lũ. Số lượng các trận lũ ở tỉnh Khánh Hòa không nhiều so với các tỉnh
khác ở khu vực Nam Trung Bộ do đặc điểm khí hậu ở đây ôn hòa hơn, không khắc
nghiệt như các vùng khác thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Các trận lũ lớn chủ yếu
xảy ra từ tháng X đến tháng XI, đó là thời kỳ hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới,
bão ảnh hưởng mạnh nhất đối với khu vực Nam Trung Bộ, mặt khác đây cũng là
thời kỳ rãnh thấp xích đạo đi qua khu vực tỉnh Khánh Hòa.
Tốc độ dòng chảy lớn nhất trên sông Cái Nha Trang đạt 2.96m/s xuất hiện vào
năm 1999. Nhìn chung, tốc độ dòng chảy của các sông tỉnh Khánh Hòa không lớn lắm.
Tốc độ dòng chảy chịu ảnh hưởng bởi khả năng tập trung nước sườn dốc lưu vực, độ
dốc và mặt cắt ngang sông. Trong những năm gần đây diện tích rừng bị thu hẹp nhiều
và mức độ che phủ rừng giảm do chặt phá rừng đầu nguồn làm mức độ tập trung dòng
chảy sườn dốc nhanh. Độ dốc địa hình và lòng sông giảm trong những năm gần đây do

18



bào mòn bề mặt lưu vực mạnh, lòng sông độ dốc giảm do xói mòn đáy sông vùng
thượng lưu vì vùng núi là khu vực có dòng chảy rối và dòng chảy xiết. Hiện tượng khai
thác cát cũng làm tăng đáng kể diện tích mặt cắt ngang sông. Do giảm độ dốc bề mặt,
lòng sông và mở rộng mặt cắt ngang đã là nguyên nhân tốc độ dòng chảy trong sông
những năm gần đây giảm so với những năm trước. Ngoài ra, tốc độ dòng chảy trong
sông còn phụ thuộc chế độ mưa, những biến đổi lượng mưa là nguyên nhân chính thay
đổi chế độ dòng chảy sông ngòi trong đó có vận tốc dòng chảy trong sông.
Biên độ lũ trung bình tại trạm Đồng Trăng là 6.2m, lớn nhất là 9.11m trong
trận lũ tháng XI năm 2009. Cường suất lũ trung bình tại trạm Đồng Trăng là 0.75m/h,
lớn nhất là 2.01m/h xuất hiện trong trận lũ tháng XI năm 1978. Biên độ và cường
suất lũ tại trạm thủy văn phụ thuộc vào đặc điểm mưa của từng đợt mưa trên các lưu
vực sông. Đối với tỉnh Khánh Hòa, các lưu vực sông thuộc loại vừa và nhỏ, trong khi
đó các trận mưa lũ lớn xảy ra trên diện rộng do các hình thế thời tiết lớn gây ra nên
đặc điểm mưa của các trận mưa lớn trên các lưu vực sông có sự khác nhau là do tác
động của địa hình. Ngoài ra, địa hình, thảm phủ thực vật, đặc điểm hình dạng sông
cũng tác động đáng kể đến biên độ và cường suất lũ. Nhìn chung, cường suất và biên
độ lũ vùng thượng lưu lớn hơn vùng hạ lưu, lưu vực sông hình dạng cành cây như
sông Cái Nha Trang có biên độ và cường suất lũ cao.
b) Một số trận lũ điển hình
Theo số liệu thống kê, trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà
xuất hiện 1 số trận lũ lịch sử, gây thiệt hại lớn về người và của.
Trận lũ lịch sử năm 2009 với mực nước đỉnh lũ đạt 13.42m xuất hiện vào lúc
21h ngày 03 tháng XI, cường suất lũ đạt 0.98m/h, biên độ lũ đạt 9.11m. Lưu lượng
đỉnh lũ đạt 2730m3/s, thời gian xuất hiện lũ từ ngày 01 đến ngày 29 tháng XI. Đây
là trận lũ có cường suất lũ lên nhanh.

19



1550

cm

1350

1150

950

750

giờ

550

350
1

6

11

16

21

26


31

36

41

46

51

56

61

66

71

76

81

86

91

96

101 106 111 116


Hình 1.2. Đƣờng mực nƣớc trận lũ lịch sử năm 2009
Trận lũ lớn năm 1998 với mực nước đỉnh lũ đạt 13.12m vào hồi 18h ngày 11
tháng XII, cường suất lũ lên cao nhất đạt 0.50m/h, biên độ lũ đạt 7.37m. Lưu lượng
đỉnh lũ đạt 2,037m3/s, thời gian xuất hiện từ ngày 9 đến ngày 12 tháng XII. Đường
quá trình lũ lên từ từ nhưng xuống nhanh.
1350

cm
1250
1150
1050
950
850
750
650
550
1

5

9

giờ

13 17 21 25 29 33 37 41 45 49 53 57 61 65 69 73 77 81 85 89 93 97 101 105

Hình 1.3. Đƣờng mực nƣớc trận lũ lớn năm 1998
Trận lũ lớn năm 2010 với mực nước đỉnh lũ đạt 12.66m xuất hiện vào lúc
15h ngày 05 tháng XI, cường suất lũ lớn nhất đạt 0.79m/h, biên độ lũ đạt 8,14m.
Lưu lượng đỉnh lũ đạt 1,890m3/s, thời gian của trận lũ kéo dài từ ngày 29 tháng X

đến ngày 13 tháng XI. Trận lũ này có đường quá trình diễn biến rất phức tạp với lũ
kép 3 đỉnh (Hình 1.4).
Nhận xét chung:

20


Qua số liệu thống kê ở trên có thể thấy rằng các trận lũ lớn thừờng xảy ra vào
tháng XI kéo dài 4-5 ngày. Càng về sau, lũ xuất hiện càng phức tạp hơn gây bất lợi
nghiêm trọng cho người dân phía dưới hạ lưu.
1350

cm

1150

950

750

giờ

550

350
1

6

11


16

21

26

31

36

41

46

51

56

61

66

71

76

81

86


91

96 101 106 111 116 121 126 131 136 141 146 151

Hình 1.4. Đƣờng mực nƣớc trận lũ lớn năm 2010
1.1.7. Mạng lƣới trạm khí tƣợng thủy văn trên lƣu vực sông
Hiện trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà, có tất cả 4 trạm đo cơ bản (Hình 1.1)
Trong đó, có 1 trạm khí tượng Nha Trang, 1 trạm mưa Khánh Vĩnh, 2 trạm thuỷ văn
là Diên An đo mực nước và Đồng Trăng đo lưu lượng, mực nước, mưa.
Bảng 1.3. Các trạm đo KTTV trên lƣu vực sông
Yếu tố

Thời gian

đo

đo

Tên trạm

Vị trí

1

Nha Trang

TP. Nha Trang

X,…


1976- nay

Trạm cơ bản

2

Diên An

Thị trấn Diên Khánh

H

1976-1985

Trạm cơ bản

3

Đồng Trăng

Diên Lâm, Diên Khánh

H,Q,X

1976- nay

Trạm cơ bản

4


Khánh Vĩnh

Thị trấn Khánh Vĩnh

X

1976- nay

Trạm cơ bản

STT

Ghi chú

1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
1.2.1. Tình hình kinh tế
* Sản xuất kinh doanh
Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2009 trên lưu vực sông Cái Nha Trang đạt
khoảng 36 tỷ đồng, công nghiệp đạt 8343 tỷ đồng, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt

21


38279 tấn. Trên lưu vực có 15 doanh nghiệp nhà nước (chiếm 78,9% so với toàn
tỉnh), 488 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 75,9%), 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài (chiếm 39,3%). Có 2551 cơ sở sản xuất, chiếm 39,3% và 7586 công
nhân, chiếm 37,9%. Doanh nghiệp thương mại là 20 (chiếm 100%), doanh nghiệp
vận tải là 3 (chiếm 75%). Trọng điểm của sản xuất kinh doanh thuộc địa phận thành
phố Nha Trang, trong đó có ngành du lịch rất phát triển.

* Một số khu công nghiệp và vùng kinh tế trọng điểm
Trên lưu vực sông Cái Nha Trang bao gồm huyện Khánh Vĩnh, huyện Diên
Khánh và Thành phố Nha Trang. Trong đó về kinh tế TP. Nha Trang là trung tâm
chính trị, văn hóa, kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Sự phát triển của Nha Trang luôn
được đánh giá là có tính chất đầu tàu, làm động lực phát triển chung cho cả tỉnh.
Hiện nay, cơ cấu kinh tế của TP. Nha Trang đã hình thành khá rõ nét theo hướng
dịch vụ, du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Hướng tới, TP. Nha Trang sẽ tiếp tục
đầu tư phát triển mạnh lĩnh vực dịch vụ, du lịch nhằm xây dựng TP. Nha Trang
thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
- Khu công nghiệp Suối Dầu: đã có 21 doanh nghiệp trong và ngoài nước
đang hoạt động; khu công nghiệp Ninh Thủy đang xây dựng; ngoài ra các khu công
nghiệp Nam và Bắc như: Cam Ranh, Vạn Ninh chuẩn bị xây dựng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư.
- Cụm công nghiệp Bình Tân (Nha Trang): bao gồm các ngành sản xuất
chính là chế biến thủy sản, dệt, nhuộm, thuốc lá, song mây. Trong cụm có nhà máy
Dệt Tân Tiến, nhà máy thuốc lá Khánh Hòa, xí nghiệp chế biến song mây xuất khẩu
Nha Trang, công ty sản xuất hàng thủ công xuất khẩu Nha Trang.
- Cụm công nghiệp Suối Hiệp (Diên Khánh): bao gồm các ngành sản xuất
chính là đường Diên Khánh, nhà máy bia Rồng Vàng, phân xưởng sản xuất cồn
công nghiệp, phân xưởng sản xuất giấy Hoa Hồng, nước ngọt Suối Tiên và cụm khu
công nghiệp Suối Dầu.
- Cụm công nghiệp Hòn Khô (Nha Trang): bao gồm các ngành khai thác và
chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

22


1.2.2. Đặc điểm xã hội
* Dân số
Theo số liệu niên giám thống kê tỉnh Khánh Hoà năm 2009 dân số trên lưu

vực sông Cái Nha Trang là 552060 người (trong đó nam là 271602 người chiếm
49,2%, nữ là 280458 người chiếm 50,8%). Dân số ở thành thị là 317496 người
chiếm 57,5%, nông thôn là 234564 người chiếm 42,5%; nơi có mật độ dân số cao
nhất là Thành phố Nha Trang với 1540 người/km2.
* Giáo dục
Trên lưu vực sông Cái Nha Trang có 82 trường tiểu học, chiếm 25,6% so
với toàn tỉnh; 37 trường trung học cơ sở, chiếm 37%; 14 trường trung học phổ
thông, chiếm 50%. Giáo viên tiểu học là 2010, chiếm 42,4% so với toàn tỉnh; 1756
giáo viên trung học cơ sở, chiếm 41,8%; 873 giáo viên trung học phổ thông, chiếm
47,9%. Trên lưu vực có 5 trường đại học, 3 trường cao đẳng, tập trung ở thành phố
Nha Trang.
* Y tế
Tổng số giường bệnh các huyện, thành phố trên lưu vực sông Cái Nha Trang
là 1941, chiếm 64,5% so với toàn tỉnh, có 410 bác sĩ (chiếm 68,8%), 399 y sĩ
(chiếm 60,1%), 600 y tá (chiếm 64,2%), 20 dược sĩ cao cấp (chiếm 76,9%), 124
dược sĩ trung cấp (chiếm 76%), 39 dược tá (chiếm 52%) [3].
1.3. Tổng quan về biến đổi khí hậu
1.3.1. Khái niệm
Biến đổi khí hậu, theo cách sử dụng của IPCC, chỉ sự biến đổi trong trạng
thái khí hậu nhận biết được thông qua những thay đổi về giá trị trung bình hoặc tính
chất của nó diễn ra trong một thời đoạn dài hàng thập kỷ hoặc hơn thế. Nó chỉ ra bất
cứ thay đổi nào của khí hậu theo thời gian cho dù là do biến đổi tự nhiên hay do tác
động của con người [1].
1.3.2. Biểu hiện về BĐKH
a) Quy mô toàn cầu
Nhiệt độ

23



×