Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Hoàng văn nguyên thiết kế phân xưởng sản xuất tinh bột sắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.95 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 3
PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU............................................................5
1.1. Đặc điểm cây sắn...............................................................................................5
1.2. Tình hình trồng sắn..........................................................................................5
1.3. Phân loại, cấu tạo, thành phần hóa học của củ sắn........................................6
1.3.1. Phân loại.....................................................................................................6
1.3.2. Cấu tạo củ...................................................................................................6
1.3.3. Thành phần hóa học của củ sắn................................................................7
1.4. Ứng dụng của tinh bột sắn.............................................................................10
1.4.1. Ứng dụng của tinh bột sắn trong ngành sản xuất thực phẩm...............10
1.4.2. Ứng dụng tinh bột sắn trong một số ngành công nghiệp khác..............11
PHẦN II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT...............................................12
2.1. Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn...................................................12
2.2. Thuyết minh quy trình...................................................................................13
2.2.1. Ngâm.........................................................................................................13
2.2.2. Rửa và bóc vỏ...........................................................................................13
2.2.3. Cắt khúc....................................................................................................13
2.2.4. Nghiền.......................................................................................................13
2.2.5. Ly tâm tách dịch.......................................................................................13
2.2.6. Ly tâm tách bã..........................................................................................13
2.2.7. Rửa tinh bột..............................................................................................14
2.2.8. Tách tinh bột............................................................................................14
2.2.9. Sấy tinh bột...............................................................................................14
2.2.10. Làm nguội...............................................................................................14
3.1.1

Bao gói....................................................................................................14

PHẦN 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG........................................15


3.1. Các thông số ban đầu......................................................................................15
3.2. Tính toán cân bằng vật chất cho từng Công đoạn........................................16
3.2.1. Công đoạn sấy..........................................................................................16
3.2.2. Công đoạn tách tinh bột..........................................................................16
3.2.3. Công đoạn rửa tinh bột............................................................................17
3.2.4. Công đoạn tách dịch bào lần hai.............................................................18
3.2.5. Công đoạn tách bã....................................................................................19
1


3.2.6. Công đoạn tách dịch bào lần một............................................................20
3.2.7. Công đoạn nghiền.....................................................................................21
3.2.8. Lượng nguyên liệu ban đầu cần cho sản xuất........................................23
3.2.9. Lượng nước cần thiết để ngâm và rửa củ...............................................23
3.2.10. Hiệu quả thu hồi bột..............................................................................23
3.3. Tính và chọn thiết bị.......................................................................................25
3.3.1. Phễu nhập liệu..........................................................................................25
3.3.2. Băng tải để vận chuyển củ đến bể ngâm, đến máy cắt khúc, vận chuyển
bã, vận chuyển tinh bột ướt đến máy sấy.........................................................25
3.3.3. Máy bóc vỏ................................................................................................26
3.3.4. Máy rửa củ................................................................................................26
3.3.5. Máy cắt khúc............................................................................................27
3.3.6. Máy nghiền...............................................................................................28
3.3.7. Bồn chứa bán thành phẩm......................................................................28
3.3.8. Máy ly tâm tách dịch bào lần 1...............................................................29
3.3.9. Máy ly tâm tách bã...................................................................................30
3.3.10. Máy ly tâm tách dịch bào lần 2.............................................................31
3.3.11. Vít tải.......................................................................................................32
3.3.12. Bơm huyền phù tinh bột........................................................................32
3.3.13. Bơm sữa tinh bột....................................................................................33

3.3.14. Bơm nước................................................................................................33
3.3.15. Máy tách tinh bột...................................................................................34
3.3.16. Máy đóng bao.........................................................................................34
3.3.17. Hệ thống sấy...........................................................................................35
3.3.18. Mặt bằng phân xưởng sản xuất.............................................................35
PHẦN IV: KẾT LUẬN..............................................................................................37
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................38

2


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tỷ lệ % (theo khối lượng) của các thành phần có trong củ sắn......................6
Bảng 1.2: Thành phần một số acid amine có trong củ sắn.............................................8
Bảng 3.1: Tỷ lệ hao hụt chất khô ................................................................................15
Bảng 3.2: Tỷ lệ hao hụt tinh bột qua các công đoạn ...................................................15
Bảng 3.3: Bảng tóm tắt lượng bán thành phẩm qua từng quá trình .............................24
Bảng 3.4: Bảng tóm tắt lượng nước cần cho từng quá trình ........................................24
Bảng 3.5: Bảng tổng kết thiết bị .................................................................................36

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây sắn (sắn) .................................................................................................5
Hình 1.2. Cấu tạo mặt cắt ngang của củ sắn .................................................................6
Hình 1.3. Hình ảnh hạt tinh bột sắn .............................................................................8

3


LỜI NÓI ĐẦU


C

ây sắn (hay còn gọi là cây sắn) là một trong những loại cây lương thực
có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazone (Nam Mỹ). Ở nước ta cây sắn
được du nhập vào khoảng thế kỷ 18 và được trồng ở khắp nơi từ Bắc
đến Nam. Cùng với việc trồng từ lâu nhân dân ta đã biết chế biến củ sắn làm
lương thực cho người và làm thức ăn cho gia súc.
Trong các loại cây lương thực, sắn là cây trồng cho nguồn nguyên liệu có khả
năng chế biến sản phẩm vào loại phong phú nhất. Sản phẩm từ cây sắn được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống. Giá trị từ cây sắn chỉ thực sự gia
tăng khi được chế biến. Chính vì vậy trên thị trường giá sắn nguyên liệu mới
được tăng lên gần đây, kéo theo sự quan tâm trở lại của bà con nông dân sau
nhiều năm thăng trầm của việc phát triển cây sắn.
Tuy nhiên, trong điều kiện quỹ đất có hạn, sự cạnh tranh giữa các loại cây trồng
ngày càng gay gắt thì dù nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của cây sắn mà
đặc biệt là tinh bột sắn ngày càng tăng, giá ngày càng cao thì khả năng mở rộng
diện tích trồng sắn cũng không nhiều. Hướng phát triển của cây sắn chủ yếu để
đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước là thâm canh tăng năng suất
để đạt giá trị tổng sản lượng ngày càng tăng. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho công
đoạn chế biến để tăng giá trị sản phẩm cũng là công việc rất cần phải giải quyết.
Đây chính là lý do chính để em lập đồ án “Thiết kế phân xưởng sản xuất tinh
bột sắn năng xuất 10750 tấn sản phẩm/năm”

4


PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU

Hình 1.1. Cây sắn (sắn) [25]
1.1. Đặc điểm cây sắn

Cây sắn hay còn gọi là cây sắn là cây lương thực ưa ấm nên được trồng
nhiều ở những nước có khí hậu nhiệt đới, có tên khoa học là Manihot esculenta
Crantza.
1.2. Tình hình trồng sắn
Cây sắn được trồng trên 92 nước của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và là
nguồn lương thực của rất nhiều người.
Ở Việt Nam, sắn cùng với khoai là cây lương thực quan trọng thứ ba sau lúa
và ngô.
Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn trọng điểm sản xuất sắn hàng hóa với ưu thế
vốn có về khí hậu, đất đai, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, số dự án đầu tư vào
chế biến và tiêu thụ sắn của nước ngoài.
Diện tích trồng sắn của Việt Nam trong những năm tới dự kiến sẽ không
tăng nhiều. Tuy nhiên, sẽ gia tăng năng suất và sản lượng do việc áp dụng trồng
các giống sắn mới có năng suất củ tươi và năng suất bột cao, đồng thời với việc
đẩy mạnh các biện pháp thâm canh như bón phân cân đối, trồng xen canh, có hệ
thống canh tác thích hợp trên đất dốc và rải vụ thu hoạch.

5


1.3. Phân loại, cấu tạo, thành phần hóa học của củ sắn
1.3.1. Phân loại
Sắn có nhiều loại khác nhau về màu sắc, thân cây, lá, vỏ củ, thịt củ. Tuy
nhiên, trong công nghiệp sản xuất tinh bột người ta phân sắn thành hai loại sắn
đắng và sắn ngọt.
- Sắn đắng: cho năng suất cao, củ to, hàm lượng tinh bột trong củ cao, có
nhiều nhựa củ, hàm lượng cyanhydric cao, ăn tươi bị ngộ độc.
- Sắn ngọt: gồm tất cả các loại sắn có hàm lượng cyanhydric thấp, loại sắn
này có hàm lượng tinh bột thấp, ăn tươi không bị ngộ độc.
Hiện nay, loại sắn mà nông dân tỉnh Tây Ninh đang trồng chủ yếu là loại sắn

đắng và các giống sắn này cho năng suất và hàm lượng tinh bột tương đối cao.
1.3.2. Cấu tạo củ
Củ sắn thường thuôn dài ở hai đầu, tùy theo tính chất đất và điều kiện trồng
mà kích thước của củ dao động trong khoảng:
- Chiều dài từ 0,1 – 0,5m.
- Đường kính củ từ 2 - 8cm.
Củ thường có 4 phần chính gồm: vỏ gỗ, vỏ củ, thịt củ và lõi.

Hình 1.2. Cấu tạo mặt cắt ngang của củ sắn [26]
1.3.2.1. Vỏ gỗ
Chiếm 0,5 – 3% khối lượng củ. Gồm các tế bào có cấu tạo từ cellulose và
hemicellulose, hầu như không có tinh bột. Vỏ gỗ là lớp ngoài cùng, sần sùi, màu
nâu thẫm, chứa các sắc tố đặc trưng. Có tác dụng giữ cho củ rất bền, không bị
tác động cơ học bên ngoài.
1.3.2.2. Vỏ củ
Dày hơn vỏ gỗ, chiếm khoảng 8 – 20% trọng lượng củ. Gồm các tế bào được
cấu tạo bởi cellulose và tinh bột (5 – 8%). Giữa các lớp vỏ là mạng lưới ống dẫn
nhựa củ, trong mủ có nhiều tanin, enzyme và các sắc tố.

6


1.3.2.3. Thịt sắn (ruột củ)
Là thành phần chiếm chủ yếu của củ, bao gồm các tế bào có cấu tạo từ
cellulose và pentozan, bên trong là các hạt tinh bột và nguyên sinh chất. Hàm
lượng tinh bột trong ruột củ phân bố không đều. Kích thước hạt tinh bột koảng
15 - 80mm. Sắn càng để già thì càng có nhiều xơ.
1.3.2.4. Lõi sắn
Thường nằm ở trung tâm dọc theo thân củ, nối từ thân đến đuôi củ. Lõi
chiếm từ 0,3 - 1% khối lượng củ. Thành phần cấu tạo chủ yếu là cellulose và

hemicelluloses.
1.3.3. Thành phần hóa học của củ sắn
Thành phần hóa học của củ sắn dao động trong khoảng khá rộng tùy thuộc
vào: giống, tính chất đất, điều kiện phát triển của cây, thời gian thu hoạch (đây là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hàm lượng tinh bột có trong củ).
Bảng 1.1: Tỷ lệ % (theo khối lượng) của các thành phần có trong củ sắn [1]
ST
T
1
2
3
4
5
6
7

Thành phần
Nước
Tinh bột
Protid
Chất béo
Cellulose
Đường
Tro

Tỷ lệ %
70,25
21,45
1,12
0,4

1,11
5,13
0,54

1.3.3.1. Tinh bột
Tinh bột là thành phần quan trọng của củ sắn, bao gồm hai thành phần:
- Amylose: 15 - 25%.
- Amylopectin: 75 - 85%.
Hàm lượng tinh bột trong củ sắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện
khí hậu, giống, thời gian thu hoạch, bảo quản… nhưng quan trọng nhất là thời
gian thu hoạch. Chẳng hạn như: sắn 6 tháng thì thu hoạch khoảng từ tháng 10 11 là tốt nhất (thời gian thu hoạch phụ thuộc vào giống sắn) sẽ cho năng suất và
hàm lượng tinh bột cao nhất. Còn nếu thu hoạch sớm thì năng suất củ thấp,
lượng tinh bột ít, lượng chất hòa tan cao. Còn thu hoạch trễ quá thì hàm lượng
tinh bột sẽ giảm, thành phần xơ tăng, một phần tinh bột bị thủy phân thành
đường để nuôi mầm non.
Tinh bột trong sắn tồn tại dưới dạng các hạt tinh bột có kích thước 3 - 34m.
7


Tinh bột sắn có một số tính chất đặc trưng rất có lợi khi sử dụng chúng làm
nguyên liệu trong chế biến thực phẩm như:
- Tinh bột sắn không có mùi nên rất thuận tiện khi sử dụng chúng cùng với
các thành phần có mùi trong thực phẩm.
- Tinh bột sắn trong nước sau khi được gia nhiệt sẽ tạo thành sản phẩm có
dạng sệt trong suốt nên rất thuận tiện trong việc sử dụng chúng cùng với
các tác nhân tạo màu khác.
- Tỉ lệ amylopectin : amylose trong tinh bột sắn cao (80:20) nên gel tinh bột
có độ nhớt, độ kết dính cao và khả năng gel bị thoái hóa rất thấp.

Hình 1.3. Hình ảnh hạt tinh bột sắn [27]

1.3.3.2. Đường
Đường trong sắn chủ yếu là glucoza và một ít maltoza, saccaroza. Sắn càng
già thì hàm lượng đường càng giảm. Trong chế biến, đường hoà tan trong nước
được thải ra trong nước dịch.
1.3.3.3. Protid
Protid là thành phần chưa được nghiên cứu kỹ, tuy nhiên vì hàm lượng thấp
nên ít ảnh hưởng tới quy trình công nghệ.
Trong củ sắn, hàm lượng acid amine không được cân đối: thừa arginine
nhưng lại thiếu các acid amine chứa lưu huỳnh.

8


Bảng 1.2: Thành phần một số acid amine có trong củ sắn [1]
Acid amine
Lysine
Methionine
Tryptophan
Phenylalanine
Threonine
Valine
Leucine
Isoleucine
Arginine
Histidine

Hàm lượng (mg/100g protid)
30
13
3

33
23
21
30
20
40
13

1.3.3.4. Nước
Lượng ẩm trong củ sắn tươi rất cao, chiếm khoảng 70% khối lượng toàn củ.
Lượng ẩm cao khiến cho việc bảo quản củ tươi rất khó khăn. Vì vậy ta phải đề
ra chế độ bảo vệ củ hợp lý tuỳ từng điều kiện cụ thể.
1.3.3.5. Độc tố trong củ sắn
Ngoài những chất dinh dưỡng trên, trong sắn còn có độc tố. Chất độc có
trong cây sắn ngày nay đã được nghiên cứu và xác định tương đối rõ. Đó chính
là HCN. Trong củ sắn, HCN tồn tại dưới dạng phazeolunatin gồm hai glucozit
linamarin và lotaustralin.
1.3.3.6. Hệ enzyme
Trong sắn, các chất polyphenol và hệ enzyme polyphenoloxydaza có ảnh
hưởng nhiều tới chất lượng trong bảo quản và chế biến.
Polyphenoloxydaza xúc tác quá trình oxy hoá polyphenol tạo thành
octoquinon sau đó trùng hợp các chất không có bản chất phenol như acid amine
để hình thành sản phẩm có màu. Trong nhóm polyphenoloxydaza có những
enzyme oxy hoá các monophenol mà điển hình là tirozinnaza xúc tác sự oxy hoá
acid amine tirozin tạo nên quinon tương ứng. Sau một số chuyển hoá các quinon
này sinh ra sắc tố màu xám đen gọi là melanin. Đây là một trong những nguyên
nhân làm cho thịt sắn có màu đen mà thường gọi là sắn chảy nhựa.Vì enzyme
tập trung trong mủ ở vỏ cùi cho nên các vết đen cũng xuất hiện trong thịt củ bắt
đầu từ lớp ngoại vi.
Ngoài tirozinaza các enzyme oxy hoá khử cũng hoạt động mạnh làm tổn thất

chất khô của củ. Hàm lượng tannin trong sắn ít nhưng sản phẩm oxy hoá tannin
là chất flobafen có màu sẫm đen khó tẩy. Khi chế biến, tannin còn có tác dụng
với sắt tạo thành sắt tannat cũng có màu xám đen. Cả hai chất này đều ảnh
9


huởng đến màu sắc của tinh bột nếu như trong chế biến không tách dịch bào
nhanh và triệt để.
1.3.3.7. Vitamin và khoáng
Củ sắn có chứa nhiều vitamin C và Canxi.
Ngoài ra trong củ sắn còn có vitamin B và nhiều loại khoáng khác.
Chất muối khoáng và vitamin trong 100g củ là 18,8 – 22,5mg Ca, 22,5 –
25,4mg P, 0,02mg B1, 0,02mg B2, 0,5mg PP.
1.4. Ứng dụng của tinh bột sắn
Tinh bột nói chung và tinh bột sắn nói riêng có rất nhiều ứng dụng trong các
ngành kinh tế khác nhau. Điểm đáng chú ý, tinh bột sắn được dùng rất phổ biến
và thông dụng trong nhiều loại bánh kẹo, phụ gia thực phẩm, mì ăn liền với các
công thức phối trộn phong phú và đa dạng.
1.4.1. Ứng dụng của tinh bột sắn trong ngành sản xuất thực phẩm
1.4.1.1. Các loại bánh
Tinh bột được sử dụng là một trong những nguồn nguyên liệu chính để sản
xuất các loại bánh. Ngoài việc giảm giá thành sản xuất, tinh bột còn có chức
năng làm đầy, làm láng và góp phần tạo nên một số tính chất công nghệ cho các
sản phẩm bánh.
Một số sản phẩm tiêu biểu: các sản phẩm bánh snack, bánh quy, bánh rán,…
Bún, miến, mì ống, mì sợi, bánh tráng là những sản phẩm thực phẩm rất
thông dụng ở quy mô làng xã được chế biến từ tinh bột sắn.
1.4.1.2. Tinh bột biến tính
Đặc trưng chủ yếu của tinh bột biến tính chính là nó có độ nhớt cao góp
phần tạo độ sệt, độ đặc trong một số sản phẩm như nước sốt, nước chấm, súp,…

Ngoài ra tinh bột biến tính còn tạo ra độ mờ đục cho một số sản phẩm như
nước sốt.
1.4.1.3. Sản xuất các sản phẩm thủy phân từ tinh bột
Bằng con đường thủy phân, tinh bột là nguyên liệu chính để sản xuất ra các
loại sản phẩm như: mạch nha, glucose, sorbitol, maltodextrin,…
Từ glucose bằng con đường lên men người ta có thể sản xuất rượu, cồn, mì
chính,…
Sorbitol là phụ gia tạo cấu trúc rất thông dụng trong các sản phẩm thực
phẩm.
1.4.1.4. Sản xuất đường glucose
Nguyên liệu: bột hoặc tinh bột các loại củ cũng như các loại hòa thảo. Ở các
nước khác chủ yếu dùng tinh bột ngô, tinh bột khoai tây; ở nước ta dùng tinh bột
sắn để sản xuất đường glucose.

10


Chất lượng tinh bột ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu suất thu
hồi. Chất lượng tinh bột thấp quá trình đường hóa kéo dài, phản ứng không triệt
để, sản phẩm có màu xấu khó khăn cho quá trình xử lý, hiệu suất thu hồi thấp.
Quá trình sản xuất gồm 3 giai đoạn chủ yếu: đường hóa dịch bột thành dịch,
xử lý dịch đường hóa, kết tinh tinh thể từ mật và chế biến thành sản phẩm.
1.4.1.5. Sản xuất mì chính
Mì chính là muối mononatri của acid glutamic (C 5H8NO4Na). Có 2 dạng: bột
và tinh thể, là chất điều vị có giá trị trong công nghiệp thực phẩm, trong nấu
nướng thức ăn hằng ngày.
Tinh bột được dùng trong sản suất mì chính bằng phương pháp lên men sử
dụng những chủng vi sinh vật có khả năng tổng hợp các acid amine từ các nguồn
glucid và đạm vô cơ sau đó tách lấy acid glutamic để sản xuất mì chính. Phương
pháp này có nhiều ưu điểm: không cần sử dụng nguyên liệu protid, không cần sử

dụng nhiều hóa chất và thiết bị chịu ăn mòn, hiệu suất cao giá thành hạ.
1.4.2. Ứng dụng tinh bột sắn trong một số ngành công nghiệp khác
1.4.2.1. Keo dán hoặc chất kết dính
Do tinh bột có thể tạo nên dung dịch có độ nhớt rất cao sau khi hồ hóa, do đó
nó được ứng dụng trong sản xuất các loại hồ, keo dán.
1.4.2.2. Thức ăn gia súc
Thông thường thức ăn gia súc được sản xuất từ nguyên liêu củ có chứa nhiều
tinh bột như bắp, khoai, sắn.
Ngoài ra tinh bột còn thường được sử dụng như chất độn bổ sung trong quá
trình sản xuất thức ăn gia súc.
1.4.2.3. Dược phẩm
Tinh bột được sử dụng trong ngành dược phẩm chủ yếu là làm tá dược (chất
độn), chất kết dính hoặc được sử dụng làm màng bọc viên thuốc.
1.4.2.4. Dệt nhuộm
Tinh bột là chất lý tưởng để bổ sung vào trong quá trình dệt. Đó là lý do tại
sao tinh bột được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất sợi, chỉ, vải cotton, và sợi
polyester. Tinh bột giữ vai trò quan trọng trong ba giai đoạn dệt, đó là: hồ vải, in
và hoàn thiện.
Giai đoạn in: tinh bột được sử dụng nhằm ngăn cản các tác nhân gây ô
nhiễm trong khi in.
Giai đoạn hoàn thiện: tinh bột thường sử dụng là tinh bột sắn, được cung cấp
với những tỷ lệ khác nhau để vải bóng và bền, ví dụ vải cotton là 12%, vải tổng
hợp là 18%, tơ nhân tạo là 8%,...
1.4.2.5. Sản xuất giấy
Tinh bột được dùng trong sản xuất giấy để làm khô bề mặt và bao phủ bề
mặt của giấy.
11


PHẦN II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

2.1. Quy trình công nghệ sản xuất tinh bột sắn
Nguyên liệu
Nước

Ngâm

SO2

Xử lí

Vỏ, đất,…

Rửa

Nước thải

Cắt
khúc
Nghiền

Dịch sữa

Dịch sữa

Chất đốt

Dịch sữa

Ly tâm
tách dịch

lần 1

Ép

Ly tâm
tách bã



Ly tâm
tách dịch
lần 2
Rửa tinh
bột

Phơi
khô

Thức ăn gia súc

Nước rửa

Tách tinh
bột
Sấy
Làm nguội
Bao gói

Sản phẩm
12



2.2. Thuyết minh quy trình
2.2.1. Ngâm
Quá trình ngâm nhằm mục đích tách bớt một lượng chất hòa tan trong
nguyên liệu, làm bở đất cát để nâng cao hiệu suất quá trình rửa sau này.
2.2.2. Rửa và bóc vỏ
Nguyên liệu sau khi ngâm thì được đem đi rửa và bóc vỏ. Mục đích của quá
trình rửa và bóc vỏ là làm sạch nguyên liệu và tách bỏ phần vỏ gỗ của củ vì nếu
rửa không sạch thì đất cát bám trên củ sẽ làm mòn răng máy nghiền và làm giảm
hiệu suất nghiền.
Mặt khác, nếu tạp chất lẫn vào tinh bột sẽ làm tăng độ tro, độ màu thành
phẩm, tinh bột sẽ không có chất lượng cao.
2.2.3. Cắt khúc
Nguyên liệu sau khi được rửa sạch và bóc vỏ thì được đưa vào thiết bị cắt
khúc. Mục đích của quá trình cắt khúc là cắt nhỏ nguyên liệu để quá trình
nghiền tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
2.2.4. Nghiền
Mục đích của quá trình nghiền là giải phóng tinh bột khỏi tế bào bằng cách
phá vỡ màng tế bào sắn.
Đây là Công đoạn quan trọng nhất trong việc quyết định hiệu suất thu hồi
tinh bột. Sự phá vỡ màng tế bào càng triệt để thì hiệu suất tách tinh bột càng cao.
2.2.5. Ly tâm tách dịch
Quá trình ly tâm tách dịch bào nhằm mục đích loại phần dịch bào có chứa
polyphenol và enzyme polyphenoloxydase và các hợp chất hòa tan khác để hạn
chế quá trình oxy hóa làm chuyển màu tinh bột và các phản ứng hóa học, hóa
sinh khác ảnh hưởng đến chất lượng của tinh bột thành phẩm.
Sau khi ly tâm tách dịch lần 1 ta sẽ thu được dịch sữa, lượng dịch sữa này
còn lẫn nhiều tạp chất nên sẽ cho tiếp tục đi ly tâm tách bã.
Sau khi ly tâm tách dịch lần 2 thì dịch sữa thu được lúc này sẽ tinh khiết hơn ta

tiến hành đi rửa tinh bột.
2.2.6. Ly tâm tách bã
Hỗn hợp thu được sau khi nghiền không chỉ chứa tinh bột mà còn lẫn các tạp
chất khác như vỏ tế bào, dịch bào thoát ra do quá trình nghiền, tế bào còn
nguyên, nước… Do đó, quá trình tách bã nhằm mục đích tách phần lớn lượng bã
thô ra khỏi hỗn hợp.
Bã sau khi tách vẫn còn một lượng tinh bột tự do bám lại. Vì vậy, để tăng
hiệu quả của quá trình tách, người ta thu hồi lượng bã rồi tiến hành quá trình ép
để tách lượng tinh bột còn sót lại. Tuy nhiên trong bã vẫn còn lại một lượng nào
đó không thể tách hết được. Ngoài tinh bột ra còn một lượng dextrin, đường,
13


chất pectin, chất khô của bã. Vì vậy, bã thô sẽ được đem đi phơi khô để tận dụng
làm thức ăn gia súc hoặc dùng để làm chất đốt phục vụ lại cho quá trình sấy.
Phần dịch sữa thu được còn lại trong bã vẫn còn lẫn tạp chất nên sẽ tiếp tục
được đưa đến công đoạn ly tâm tách dịch và đi tiếp đến các công đoạn tiếp theo
trong quy trình.
2.2.7. Rửa tinh bột
Phần tinh bột thu được sau khi ly tâm lần thứ hai trong đó có thể vẫn còn lẫn
tạp chất mịn có kích thước lớn hơn kích thước của hạt tinh bột nên sau khi ly
tâm, dịch tinh bột được pha loãng bởi nước rồi được khuấy trộn để tách các bã
mịn ra khỏi các hạt tinh bột. Mục đích của quá trình tách bã mịn là nhằm tách
triệt để tạp chất mịn ra khỏi tinh bột, làm tăng độ tinh khiết của sản phẩm sau
này.
Quá trình rửa tinh bột sẽ tạo ra một lượng nước khá sạch nên người ta sẽ tận
thu lượng nước này để phục vụ lại cho quá trình ly tâm tách dịch lần một.
2.2.8. Tách tinh bột
Mục đích của quá trình tách tinh bột là tách bớt nước ra khỏi tinh bột, đưa
khối tinh bột về độ ẩm thích hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sấy tiếp

theo hoặc dễ dàng đưa vào làm nguyên liệu trong các ngành sản xuất khác.
2.2.9. Sấy tinh bột
Quá trình sấy tinh bột nhằm mục đích tách một lượng lớn nước ra khỏi khối
tinh bột ướt vừa được tinh sạch, đưa khối tinh bột ướt về trạng thái bột khô. Ở
trạng thái đó, tinh bột bảo quản được trong thời gian lâu hơn, dễ dàng đóng gói
và vận chuyển đi xa để phục vụ cho nhiều ngành sản xuất khác.
2.2.10. Làm nguội
Mục đích của quá trình làm nguội làm để thuận tiện cho công đoạn bao gói,
tránh cho tinh bột thành phẩm nếu ở nhiệt độ cao sẽ hút ẩm trở lại làm hư hỏng
sản phẩm.
3.1.1 Bao gói
Mục đích của quá trình bao gói là nhằm bảo vệ sản phẩm tinh bột sau khi đã
sấy khô và làm nguội khỏi các tác động không tốt của môi trường xung quanh
như: độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng, vi sinh vật,… nhằm kéo dài thời gian bảo quản
sản phẩm.
Ngoài ra, việc bao gói còn nhằm mục đích thuận tiện cho vận chuyển và
phân phối tới người tiêu dùng.

14


PHẦN 3. TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ PHÂN XƯỞNG
3.1. Các thông số ban đầu
Bảng 3.1: Tỷ lệ hao hụt chất khô
ST
T
1
2
3
4

5

Nơi mất chất khô

Tỷ lệ % hao hụt chất khô

Chất khô mất đi khi tách dịch bào lần 1
Chất khô trong bã
Chất khô mất đi khi tách dịch bào lần 2
Chất khô thoát vào trong nước khi rửa
tinh bột
Chất khô thoát vào nước thải sau khi tách
tinh bột

2%
40%
2%
2%
1,5%

Bảng 3.2: Tỷ lệ hao hụt tinh bột qua các công đoạn
ST
T
1
2
3
4
5
6
7

8

Công đoạn
Ngâm, rửa, cắt khúc
Nghiền
Tách dịch bào lần 1
Tách bã
Tách dịch bào lần 2
Rửa tinh bột
Tách tinh bột
Sấy

% Hao hụt
6% nguyên liệu trước khi nghiền
2% theo tạp chất
0,3% lượng dịch bào thải ra
3% lượng bã thải ra
0,2% lượng dịch bào thải ra
0,2% lượng nước rửa thải ra
0,26% lượng nước tách
0,1% lượng tinh bột ra khỏi thiết bị sấy

15


3.2. Tính toán cân bằng vật chất cho từng Công đoạn
Với năng suất là 36 tấn tinh bột thành phẩm/ngày, làm việc một ngày 3 ca,
mỗi ca làm việc 8 tiếng, một năm làm việc 300 ngày.
Ta sẽ tính cân bằng vật chất theo mỗi giờ sản xuất.
3.2.1. Công đoạn sấy

Q1, W1

Sấy

QC, WC

QW

Ta giả sử rằng các chất khô không phải là tinh bột trước khi sấy là không
đáng kể nghĩa là hàm lượng chất khô của bột ướt cũng chính là hàm lượng tinh
bột có trong bột ướt.
Lượng tinh bột ra khỏi thiết bị sấy:
QC = = 1,500 (tấn/h)
Độ ẩm cân bằng của tinh bột ra khỏi thiết bị sấy là: WC = 12% - 14%
Độ ẩm của bột ướt trước khi vào thiết bị sấy: W1 = 38% - 55%
Thất thoát tinh bột theo khí thải:
Thất thoáttheo khí thải = 0,1%.QC = 0,1% x 1,5 = 0,0015 (tấn/h)
Ta có phương trình cân bằng vật chất:
Q1(100 – W1) = QC(100 – WC) + 0,1%QC
Q1 =
Ta chọn WC = 12%, W1 = 40% thì năng suất của bột ướt vào thiết bị sấy là:
Q1 = ≈ 2,203 (tấn/h)
Lượng ẩm tách ra:
QW = Q1 – QC = 2,200 – 1,500 = 0,703 (tấn/h)
3.2.2. Công đoạn tách tinh bột
Q2, X2

Tách tinh bột

Q1, X1


T1, t1, t2

Phần trăm hàm lượng tinh bột có trong bột ướt:
X1 = 100 – W1 = 100 – 40 = 60%
Nồng độ sữa bột vào thiết bị tách tinh bột ta chọn là X2 = 37%.
Lượng sữa bột vào thiết bị tách tinh bột Q2 (tấn/h).
Lượng nước được tách T1 (tấn/h).
Nồng độ chất khô thoát vào nước thải ta chọn khoảng t 1 = 1,5% lượng nước tách
được.
16


Nồng độ tinh bột tự do thoát vào nước thải ta chọn khoảng t 2 = 0,26% lượng
nước tách được.
Phương trình cân bằng vật chất:
Q2X2 = Q1X1 + T1t1
Q2 = Q1 + T1 T1 = Q2 - Q1
Q2X2 = Q1X1 + (Q2 - Q1)t1
Q2 = Q1 = x 2,203 = 3,507 (tấn/h)
Lượng nước dịch tách được:
T1 = Q2 – Q1 = 3,507 – 2,203 = 1,304 (tấn/h)
Hàm lượng chất khô có trong nước thải:
C1 = T1t1 = 1,303 x 1,5% = 0,020 (tấn/h)
Hàm lượng tinh bột tự do có trong nước thải:
S1 = T1t2 = 1,303 x 0,26% = 0,003 (tấn/h)
3.2.3. Công đoạn rửa tinh bột
H1

Q3, X3


Rửa (X3’)

Q2, X2

T2, t1, t2

Nồng độ chất khô trong sữa bột vào thiết bị rửa ta chọn X3 = 28%.
Lượng sữa bột đưa vào thiết bị rửa Q3 (tấn/h)
Nồng độ chất khô trong thiết bị rửa sau khi đưa nước vào pha loãng ta chọn
X3’= 20%
Lượng nước đưa vào để pha loãng H1 (tấn/h)
Lượng nước rửa thải ra T2 (tấn/h)
Hàm lượng chất khô trong nước rửa ta chọn t1 = 2% lượng nước sau khi rửa.
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào nước sau khi rửa ta chọn khoảng t 2 = 0,2%
lượng nước sau khi rửa được.
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:
Q3 + H1 = Q2 + T2
Q3X3 = (Q3 + H1)X3’ = (Q2 + T2)X3’
Q3X3 = Q2X2 + T2t1
Q3X3 = (Q2 + T2)X3’ = Q2X2 + T2t1
Từ đó ta có:
Q2(X2 – X3’) = T2(X3’– t1)
17


T2 = = = 3,312 (tấn/h)
Như vậy lượng nước rửa thải ra T2 = 3,312 (tấn/h)
Lượng sữa bột đưa vào thiết bị rửa sẽ là:
Q3 = = = 4,871 (tấn/h)

Lượng nước đưa vào để pha loãng:
H1 = Q2 + T2 - Q3 = 3,507 + 3,312 – 4,871 = 1,948 (tấn/h)
Hàm lượng chất khô có trong nước sau khi rửa:
C2 = T2t1 = 3,312 x 2% = 0,066 (tấn/h)
Hàm lượng tinh bột tự do có trong nước sau khi rửa:
S2 = T2t2 = 3,312 x 0,2% = 0,007 (tấn/h)
3.2.4. Công đoạn tách dịch bào lần hai
H2

Q4, X4

Tách dịch
lần 2 (X4’)

Q3, X3

T3, t3, t4

Lượng sữa bột thô đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 2 Q4 (tấn/h)
Nồng độ chất khô trong sữa bột thô vào thiết bị tách dịch bào lần 2 ta chọn X 4 =
19%.
Nồng độ chất khô trong thiết bị tách dịch sau khi đưa nước vào pha loãng ta
chọn X4’ = 14%.
Lượng nước đưa vào để pha loãng H2 (tấn/h)
Lượng dịch bào thải ra T3 (tấn/h)
Hàm lượng chất khô trong dịch bào thải ra ta chọn t3 = 2% lượng dịch bào thải
ra.
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào trong dịch bào ta chọn khoảng t 4 = 0,2% lượng
dịch bào thải ra.
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:

Q4 + H2 = Q3 + T3
Q4X4 = (Q4 + H2)X4’ = (Q3 + T3)X4’
Q4X4 = Q3X3 + T3t3
Q4X4 = (Q3 + T3)X4’ = Q3X3 + T3t3
Từ đó ta có:
Q3(X3 – X4’) = T3(X4’ – t3)
T3 = = = 5,683 (tấn/h)
Như vậy lượng nước dịch thải ra T3 = 5,683 (tấn/h)
Lượng sữa bột thô đưa vào thiết bị tách dịch sẽ là:
18


Q4 = = = 7,776 (tấn/h)
Lượng nước đưa vào để pha loãng:
H2 = Q3 + T3 – Q4 = 4,871 + 5,683 – 7,776 = 2,777 (tấn/h)
Hàm lượng chất khô có trong nước dịch sau khi tách dịch bào lần 2:
C3 = T3t3 = 5,683 x 2% = 0,114 (tấn/h)
Hàm lượng tinh bột tự do có trong dịch sau khi tách dịch bào lần 2:
S3 = T3t4 = 5,683 x 0,2% = 0,011 (tấn/h)
3.2.5. Công đoạn tách bã
HS1, e

Q5, X5

Tách bã
(X5’)

Q4, X4

B, b, b’


Lượng cháo đưa vào thiết bị tách bã Q5 (tấn/h)
Nồng độ chất khô trong cháo đưa vào thiết bị tách bã ta chọn X5 = 30%.
Nồng độ chất khô trong thiết bị tách bã sau khi đưa nước có chứa SO 2 vào ta
chọn X5’ = 24%.
Tỷ lệ % SO2 trong dung dịch hấp thu: e = 0,05%.
Lượng dung dịch hấp thụ SO2 đưa vào thiết bị tách bã HS1 (tấn/h)
Lượng bã thải ra B (tấn/h)
Hàm lượng chất khô trong bã ta chọn b = 40% lượng bã thải ra.
Nồng độ tinh bột tự do có trong bã ta chọn khoảng b’= 3% lượng bã thải ra.
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:
Q5 + HS1 = Q4 + B
eHS1 + Q5X5 = (HS1 + Q5)X5’ = (Q4 + B)X5’
eHS1 + Q5X5 = Bb + Q4X4
(Q4 + B)X5’ = Bb + Q4X4
Từ đó ta có:
B(b-X5’) = Q4(X5’ – X4)
B = = = 2,430 (tấn/h)
Như vậy lượng bã thải ra B = 2,430 (tấn/h)
Ta cũng có:
eHS1 + Q5X5 = (HS1 + Q5)X5’ = HS1X5’ + Q5X5’
HS1( X5’ – e) = Q5(X5 – X5’)
(Q4 + B – Q5)( X5’ – e) = Q5(X5 – X5’)
(Q4 + B)( X5’ – e) = Q5(X5 – e)
19


Q5 = = = 8,162 (tấn/h)
Như vậy lượng cháo đưa vào thiết bị tách bã là Q5 = 8,162 (tấn/h)
Lượng dung dịch hấp thụ SO2 đưa vào thiết bị tách bã là:

HS1 = B + Q4 – Q5 = 2,430 + 7,776 – 8,162 = 2,045 (tấn/h)
Lượng SO2 hấp thụ vào trong dung dịch HS1 là:
= eHS1 = 2,045 x 0,05% = 0,001 (tấn/h)
Lượng chất khô trong bã là:
C4 = Bb = 2,430 x 40% = 0,972 (tấn/h)
Lượng tinh bột có trong bã là:
S4 = Bb’ = 2,430 x 3% = 0,073 (tấn/h)
3.2.6. Công đoạn tách dịch bào lần một
3.2.6.1. Công đoạn pha loãng sau khi tách dịch bào lần 1
H3

Q6, X6

Pha loãng

Q5, X5

Lượng cháo sau khi tách dịch bào lần 1 là Q6 (tấn/h)
Nồng độ chất khô của cháo sau khi tách dịch bào lần 1 được ta chọn là X 6 =
45%.
Lượng nước pha loãng sau khi tách dịch bào lần 1 là H3 (tấn/h)
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:
Q6 + H3 = Q5
Q6X6 = Q5X5
Q6 = = = 5,441 (tấn/h)
Như vậy lượng cháo sau khi tách dịch bào lần 1 là 5,441 (tấn/h)
Lượng nước pha loãng sau khi tách dịch bào lần 1 là:
H3 = Q5 – Q6 = 8,162 – 5,441 = 2,721 (tấn/h)
3.2.6.2. Công đoạn tách dịch
Q7, X7


Tách dịch
lần 1

Q6, X6

T4, t5, t6

Lượng cháo đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 1 là Q7 (tấn/h)
20


Nồng độ chất khô của cháo đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 1 được ta chọn là
X7 = 20%.
Lượng dịch bào thải ra T4 (tấn/h)
Nồng độ chất khô trong dịch bào thải ra ta chọn t5 = 2% lượng dịch bào thải ra.
Nồng độ tinh bột tự do thoát vào trong dịch bào ta chọn khoảng t 6 = 0,3% lượng
dịch bào thải ra.
Ta có các phương trình cân bằng vật chất:
Q7 = Q6 + T4
Q7X7 = Q6X6 + T4t5
Q7X7 = Q6X6 + (Q7 – Q6)t5 = Q6X6 + Q7t5 – Q6t5
Q7(X7 – t5) = Q6(X6 – t5)
Q7 = = = 12,998 (tấn/h)
Như vậy lượng cháo đưa vào thiết bị tách dịch bào lần 1 là Q7 = 12,998 (tấn/h)
Lượng dịch bào thải ra là:
T4 = Q7 – Q6 = 12,998 – 5,441 = 7,557 (tấn/h)
Hàm lượng chất khô có trong nước dịch sau khi tách dịch bào lần 1:
C5 = T4t5 = 7,557 x 2% = 0,151 (tấn/h)
Hàm lượng tinh bột tự do có trong nước dịch sau khi tách dịch bào lần 1:

S5 = T4t6 = 7,557 x 0,3% = 0,023 (tấn/h)
3.2.7. Công đoạn nghiền
3.2.7.1. Công đoạn pha loãng cháo sau khi nghiền
T2, t1

Q8, X8

Pha loãng

Q7, X7

Lượng cháo sau khi nghiền là Q8 (tấn/h)
Nồng độ chất khô của cháo sau khi nghiền là X8 .
Lượng nước thải ra từ Công đoạn rửa tinh bột T2 = 3,312 (tấn/h)
Nồng độ chất khô có trong nước thải sau khi rửa tinh bột t1 = 2%.
Theo phương trình cân bằng vật chất thì lượng cháo sau khi nghiền là:
Q8 = Q7 – T2 = 12,998 – 3,312 = 9,686 (tấn/h)
Nồng độ chất khô của cháo sau khi nghiền là:
Q8X8 + T2t1 = Q7X7
X8 = = ≈ 26,20%
3.2.7.2. Lượng nguyên liệu cho máy nghiền
Lượng tinh bột tự do có trong cháo sau khi nghiền:
21


S = (1 – WC)QC + Thất thoáttheo khí thải + S1 + S3 + S4 + S5
= (1 – 12%) x 1,5 + 0,0015 + 0,003 + 0,011 + 0,073 + 0,023
= 1,432 (tấn/h)
Tỷ lệ giải phóng tinh bột tự do khi nghiền từ K = 85% - 95% lượng nguyên liệu
ta chọn K = 90%

Hàm lượng tinh bột tự do có trong củ ta chọn khoảng C = 25% lượng nguyên
liệu.
Hao hụt tinh bột theo tạp chất ta chọn khoảng t = 2%.
Lượng nguyên liệu đưa vào nghiền là:
QS = = = 6,491 (tấn/h)
3.2.7.3. Lượng nước đưa vào máy nghiền
H4

QS, XS

Nghiền

Q8, X8

Theo phương trình cân bằng vật chất ta có:
QS + H4 = Q8
Lượng nước đưa vào máy nghiền là:
H4 = Q8 – QS = 9,686 – 6,491 = 3,195 (tấn/h)
QSXS = Q8X8
Nồng độ nguyên liệu đưa vào nghiền là:
XS = = ≈ 39,00%

3.2.8. Lượng nguyên liệu ban đầu cần cho sản xuất
Giả sử hao hụt trong giai đoạn bóc vỏ, rửa và cắt khúc khoảng 6% khối lượng
nguyên liệu trước khi nghiền thì lượng nguyên liệu ban đầu sau khi đã xử lý cần
thiết cho sản xuất là:
Q0 = QS + 6%QS = 6,491 + 6% x 6,491 = 6,880 (tấn/h)
Lượng nguyên liệu ban đầu đã xử lý cần cho sản xuất trong 1 ngày là:
QNL = 24Q0 = 24 x 6,880 = 165,130 (tấn/ngày)
3.2.9. Lượng nước cần thiết để ngâm và rửa củ

Theo tác giả Nguyễn Xuân Phương và Nguyễn Văn Thoa ([2]) cho rằng: tùy
theo độ bẩn mà lượng nước ngâm, bóc vỏ và rửa dao động trong khoảng từ
200% - 400% so với khối lượng nguyên liệu.
Ở đây ta chọn khoảng 2,5 lần so với lượng nguyên liệu.
22


Lượng nước để ngâm và rửa củ là:
H5 = 2,5Q0 = 2,5 x 6,880 = 17,201 (tấn/ngày)
3.2.10. Hiệu quả thu hồi bột
Lượng tinh bột thu được sau khi sấy là:
TBthu được = QC – 12%QC = 1,5 – 1,5 x 12% = 1,320 (tấn/h)
Lượng tinh bột có trong nguyên liệu trước giai đoạn nghiền là:
TBnguyên liệu = S + 2%S = 1,432 + 1,432 x 2% = 1,460 (tấn/h)
Hiệu suất thu hồi bột của toàn bộ các quá trình là:
H = 100% = 90,382%

Bảng 3.3: Bảng tóm tắt lượng bán thành phẩm qua từng quá trình
Quá trình
Ngâm, rửa,
cắt khúc
Nghiền
Tách dịch
bào lần 1
Tách bã

Bước thực hiện

Giá trị (tấn/h)


Lượng nguyên liệu trước khi ngâm rửa

6,880

Lượng nguyên liệu trước khi nghiền
Lượng nước đưa vào máy nghiền
Lượng cháo sau khi nghiền
Lượng cháo đưa vào thiết bị tách dịch bào lần
1
Lượng cháo sau khi tách dịch bào lần 1
Lượng cháo đưa vào thiết bị tách bã
Lượng SO2 hấp thụ vào trong dung dịch

6,491
3,195
9,686
12,998
5,441
8,162
0,001
23


Tách dịch
bào lần 2
Rửa tinh
bột
Tách tinh
bột
Sấy


Lượng sữa bột thô đưa vào thiết bị tách dịch
bào lần 2

7,776

Lượng sữa bột đưa vào thiết bị rửa

4,871

Lượng sữa bột bào thiết bị tách tinh bột

3,507

Lượng tinh bột ướt đưa vào máy sấy

2,203

Bảng 3.4: Bảng tóm tắt lượng nước cần cho từng quá trình
Quá trình
Ngâm – Rửa – Cắt khúc
Nghiền
Tách dịch bào lần 1
Tách bã
Tách dịch bào lần 2
Rửa tinh bột

Mục đích sử dụng
Làm sạch củ
Giảm ma sát

Tách dịch bào
Dùng để hòa tan SO2
Tách dịch bào
Loại các tạp chất

Giá trị (tấn/giờ)
17,201
3,195
2,721
2,045
2,777
1,948

3.3. Tính và chọn thiết bị
3.3.1. Phễu nhập liệu [8]
Với năng suất nhập liệu mỗi giờ là 6,880 tấn và khối lượng riêng của củ sắn tươi
là 950kg/m3 thì thể tích phễu nhập liệu cần thiết là:
V = ≈ 7,243 m3 ≈ 8 m3
Ta chọn: chiều dài và chiều rộng miệng phễu là 3,2m, chiều dài và chiều rộng
đáy phễu là 0,6m.
Lúc đó chiều cao của phễu theo tính toán là:
h = = ≈ 1,917m
Từ đó ta chọn chiều cao của phễu là 2m.
Đặc điểm
Công suất động cơ
Thể tích phễu nhập liệu

Thông số
4 HP
8 m3

24


Chiều cao phễu
Chiều rộng miệng phễu
Chiều dài miệng phễu
Chiều rộng đáy phễu
Chiều dài đáy phễu
Vật liệu
Nước sản xuất
Số lượng

2m
3,2 m
3,2 m
0,6 m
0,6 m
Inox 304
Việt Nam
1

3.3.2. Băng tải để vận chuyển củ đến bể ngâm, đến máy cắt khúc, vận
chuyển bã, vận chuyển tinh bột ướt đến máy sấy [9]
Đặc điểm
Chiều dài băng tải
Chiều rộng băng tải
Vật liệu
Công suất môtơ giảm tốc
Vận tốc
Nơi sản xuất

Số lượng

Thông số
5m
1m
Khung Inox 304, mặt băng tải bằng cao su có
khe thoát nước
8 HP
0 – 0,25m/s
Công ty TNHH Kỹ Thuật Thiên Long
4

3.3.3. Máy bóc vỏ [10]
Đặc điểm
Chiều dài
Đường kính
Vật liệu
Công suất môtơ giảm tốc
Nơi sản xuất
Số lượng

Thông số
5m
2m
Trong: lưới kim loại, ngoài: khung sắt
12kW ~ 16 HP
Công ty CP cơ điện Cường Thịnh
1

Thể tích làm việc của máy bóc vỏ là:

V = πR2h = 3,14 x 12 x 5 = 15,700 > 8m3
Như vậy với thiết bị bóc vỏ này thì đảm bảo rửa được 8m3 củ sắn trong một giờ.
3.3.4. Máy rửa củ [11]
Đặc điểm
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao

Thông số
6m
1,2 m
1,2 m
25


×