Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

chuyen de 1dung 7 7 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.07 KB, 38 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THPT
GIAI ĐOẠN II

TẬP HUẤN
CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN THPT
VỀ GIÁO DỤC KỈ LUẬT TÍCH CỰC
Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội


CHUYÊN ĐỀ 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
GIÁO DỤC KỶ LUẬT TÍCH CỰC


MỤC TIÊU
Sau chuyên đề này, học viên cần:

1. Hiểu khái niệm về giáo dục KLTC
2. Phân tích được sự cần thiết phải sử dụng phương pháp
giáo dục KLTC trong các trường THPT.
3. Trình bày được các yêu cầu đối với GV và những định
hướng cơ bản trong việc thực hiện PP giáo dục KLTC ở
trường THPT.
4. Thay đổi quan niệm về kỷ luật đối với HS, tích cực sử dụng
các biện pháp KLTC trong quá trình dạy học/giáo dục.


NỘI DUNG BÀI HỌC
I.


Khái niệm giáo dục kỉ luật tích cực

II. Sự cần thiết phải sử dụng phương pháp giáo dục
kỉ luật tích cực trong trường THPT
III. Các yêu cầu đối với giáo viên trong việc thực
hiện giáo dục KLTC
IV. Một số định hướng cơ bản trong việc áp dụng
các biện pháp giáo dục KLTC.


I. KHÁI NIỆM GIÁO DỤC KLTC
Hoạt động 1.
Thảo luận cả lớp: giáo dục kỉ luật tích cực là gì?


I. KHÁI NIỆM GIÁO DỤC KLTC
Giáo dục kỷ luật tích cực là cách giáo dục dựa trên nguyên tắc:


Vì lợi ích tốt nhất của HS;



Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS;



Có sự thỏa thuận giữa GV- HS




Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS.



Phát huy tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo
đức ở thời điểm trước mắt cũng như về lâu dài.




Mục tiêu của giáo dục KLTC là dạy HS tự hiểu hành
vi của mình, có trách nhiệm đối với sự lựa chọn của
mình, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
Nói cách khác giúp HS phát triển tư duy và có các
hành vi tích cực có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả
cuộc đời sau này.


II. Sự CầN THIếT PHảI Sử DụNG
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DụC KLTC
TRONG TRƯờNG THPT
1. Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh THPT
Hoạt động 2.
Thảo luận nhóm:
 Phân tích đặc điểm tâm sinh lí của HS THPT?
 Nêu kinh nghiệm của thầy/cô trong việc hỗ trợ các em
phát triển phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí HS THPT.



1. Đặc điểm tâm – sinh lý học sinh THPT
1.1. Về phát triển thể chất
Cơ thể của các em đã đạt tới mức phát triển của người
trưởng thành, nhưng chưa hoàn thiện so với người lớn. Tư
duy ngôn ngữ và những phẩm chất ý chí có điều kiện phát
triển mạnh. Ở tuổi này, các em dễ bị kích động, thích thể
hiện là người lớn.


1.2. Về phát triển trí tuệ
- Hệ thần kinh phát triển mạnh . Khả năng quan sát phát triển,
tuy nhiên sự quan sát thường phân tán, chưa tập trung cao .
- Hoạt động tư duy phát triển mạnh. Năng lực tư duy phát
triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính
hoài nghi khoa học.
- Thích những vấn đề mang tính triết lý. Các em có khả năng
phán đoán và giải quyết vấn đề một cách nhạy bén. Tuy nhiên
đôi khi kết luận còn vội vàng theo cảm tính.


1.3. Về phát triển nhân cách
 Sự tự ý thức
Là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của HS

THPT. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá
những đặc điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân mình một
cách độc lập mang tính chủ quan. Ý thức làm người lớn khiến các em
thích khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của mình một cách độc
đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình…

Chúng ta cần lắng nghe ý kiến, giúp các em nhìn nhận khách
quan về nhân cách của mình, tự nhận thức và xác định được giá trị,
xác định được điểm mạnh, điểm yếu để tự điều chỉnh hoàn thiện bản
thân, tránh những suy nghĩ lệch lạc, phiến diện hoặc là quá ảo
tưởng hoặc quá tự ty dẫn đến các biểu hiện hành vi không tích cực .


 Sự hình thành thế giới quan
 Các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá về tự nhiên, xã hội, về các
nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá trị về con người.
 Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức, cái xấu, cái
đẹp, cái thiện, cái ác, quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa cống hiến
với hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ trách nhiệm…
 Tuy nhiên nhiều HS ở độ tuổi này có tư tưởng không lành mạnh như:
coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân tay, ý thức tổ chức kỉ luật
kém, thích hưởng thụ hoặc thụ động, dựa dẫm vào người khác…
Những học sinh này dễ trở thành học sinh “cá biệt” trong lớp.
GV phải khéo léo, tế nhị khi phê phán những biểu hiện tư tưởng
qua thái độ hành vi chưa đúng đắn của HS giúp các em thay đổi
nhận thức, điều chỉnh thái độ hành vi của mình. GV cần tìm hiểu
hoàn cảnh, tâm tư tình cảm, suy nghĩ của HS, nguyên nhân của
những hành vi không tích cực để giúp các em phát triển đúng
hướng.


 Hoạt động giao tiếp
 Nhu cầu sống tự lập, có nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong
tập thể. Thích được giao lưu, thích tham gia các hoạt động tập thể.
 Tình bạn đối với các em ở tuổi này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
 Tình yêu nam nữ bắt đầu nảy nở. Tuy nhiên tình cảm này chưa được

phân định rõ giữa tình yêu và tình bạn. Do vậy, cảm xúc của các em
trong giai đoạn này rất phức tạp “thoáng vui”, “thoắt buồn” nên rất dễ
ảnh hưởng đến học tập, nhiều em không làm chủ được bản thân dẫn đến
học hành sa sút. Tình yêu ở lứa tuổi này nhìn chung là lành mạnh, trong
sáng nhưng cũng là một vấn đề rất phức tạp ảnh hưởng đến việc học tập
của HS.
GV cần hết sức bình tĩnh coi đây là sự phát triển bình thường và tất
yếu trong sự phát triển của con người, tế nhị, khéo léo không nên can
thiệp một cách thô bạo làm tổn thương đến tình cảm và lòng tự trọng
của các em.


2. Thực trạng các biện pháp trừng phạt thân thể và xúc
phạm tinh thần của học sinh trong các trường THPT –
nguyên nhân và hậu quả
Hoạt động 3.

Làm việc nhóm:
Bước 1. Mỗi người trong nhóm hãy kể lại 1 trường hợp TPTTTE
trong thực tiễn mà mình đã trải qua hoặc đã đọc, đã nghe hay
đã chứng kiến
Bước 2. Mỗi nhóm chọn 1 trường hợp điển hình nhất để chia sẻ
trước lớp.
+Việc đó xảy ra ở đâu?
+ Xảy ra như thế nào?
+ Việc đó đã để lại những hậu quả như thế nào đối
với trẻ em? (về sức khoẻ, tính mạng, tâm lý, học tập, cuộc sống
tương lai của trẻ)



 Trừng phạt thân thể trẻ em là các hành vi, thái độ, lời
nói do người lớn hoặc người có quyền gây ra nhằm giáo
dục trẻ nhưng làm tổn thương các em về thể xác hoặc
tinh thần.
 Ở Việt Nam từ trước đến nay, việc sử dụng các biện
pháp trừng phạt thân thể và xúc phạm tinh thần khi HS
mắc lỗi vẫn diễn ra khá phổ biến với nhiều mức độ
và hình thức khác nhau .


Nguyên nhân của việc sử dụng các các biện pháp TPTT
và xúc phạm tinh thần khi học sinh mắc lỗi
Hoạt động 4. Thảo luận nhóm:

Nêu các nguyên nhân của việc trừng phạt
thân thể trẻ em ở Việt Nam.


Nguyên nhân của việc sử dụng các các biện pháp TPTT
và xúc phạm tinh thần khi học sinh mắc lỗi
 Quan niệm sai lầm về giáo dục kỉ luật HS: Một bộ phận
không nhỏ các thành viên trong xã hội còn chịu ảnh hưởng
của tư tưởng phong kiến.
 Nhận thức hạn chế của người lớn (thiếu hiểu biết về tâm sinh
lí lứa tuổi).
 Thiếu sự quan tâm, tình yêu thương đối với trẻ


GV thiếu phương pháp giáo dục trẻ phù hợp, thiếu kinh
nghiệm trong giáo dục




GV vi phạm đạo đức nghề nghiệp



HS có khó khăn về học tập, khó khăn về điều kiện sống…..


Hậu quả của việc TPTT và xúc phạm tinh thần HS
Hoạt động 5:

Trái tim bị tổn thương
Chuyện của Hằng

-

Phát cho mỗi nhóm một hình trái tim

-

Đọc chuyện

-

Phát giấy A4


Hậu quả của việc TPTT và xúc phạm tinh thần HS

Dù trái tim đã được dán lại, bề mặt trái tim vẫn còn
những vết nứt. Mỗi khi ai đó bị tổn thương, dù là
nhỏ nhất, thì người đó vẫn còn những vết hằn
không thể nào xóa bỏ được. Do đó, cần hạn chế tối
thiểu việc gây tổn thương cho người khác, đặc biệt
đổi với trẻ em.


Video câu chuyện về những vết đinh


Hậu quả của việc TPTT và xúc phạm tinh thần HS:
TPTT và xúc phạm tinh thần HS gây ảnh hưởng không tốt
tới:


Sự phát triển thể chất và tinh thần của HS



Chất lượng giáo dục (Trẻ chán học, học tập sút kém,
thậm chí bỏ học)



Mối quan hệ giữa người lớn với trẻ em (Trẻ hận người
lớn, mất lòng tin với người lớn, xa lánh người lớn, ảnh
hưởng tới mối quan hệ thầy trò…)




Trật tự, an toàn xã hội (Trẻ bỏ nhà đi bụi, gia tăng
TNXH, phạm pháp,…)


Hậu quả đối với người khác:
- Cảm xúc của giáo viên
- Đối với công việc của người giáo viên
- Đối với gia đình, cộng đồng và xã hội


Trừng phạt thân thể HS là hành vi vi phạm đạo đức
nghề nghiệp của người GV, vi phạm luật pháp
Quốc gia và Quốc tế


•Luật pháp Việt Nam và Quốc tế đã đưa ra những điều
khoản trong đó nghiêm cấm việc trừng phạt thân thể đối
với trẻ em.
•Trừng phạt thân thể là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị
xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi, danh dự và nhân phẩm của
trẻ em.


MỘT SỐ VĂN BẢN LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN QUY ĐỊNH VỀ
TRỪNG PHẠT THÂN THỂ TRẺ EM:

+ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục TE
+ Luật giáo dục
+ Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN

+ Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em
+ Chuẩn NNGV
+ vv…


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×