Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Tác động của canh tranh tới sự ổn định tài chính của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 148 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LƯU TUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH TỚI SỰ ỔN ĐỊNH
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN LƯU TUYỀN

TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH TỚI SỰ ỔN ĐỊNH
TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng


Mã số: 62.34.02.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lâm Thị Hồng Hoa
TS. Lê Hồ An Châu

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018


TÓM TẮT
Nghiên cứu tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của ngân hàng
thương mại là trung tâm của những cuộc tranh luận về học thuật và chính sách trong
hơn hai thập kỷ qua, đặc biệt là từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Luận án
được thực hiện nhằm mục tiêu phân tích tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài
chính của các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong giai đoạn 2008 –
2016. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng gồm các bước phân tích như
sau:
(i) Đánh giá và đo lường mức độ cạnh tranh của hệ thống các NHTM Việt
Nam thông qua việc ước tính chỉ số cạnh tranh Lerner.
(ii) Đo lường mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam thông qua
việc tính toán chỉ số Z-score
(ii) Áp dụng phương pháp GMM cho dữ liệu bảng, phân tích tác động của
cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam thông qua kiểm định 2
giả thuyết: “cạnh tranh - ổn định” và “cạnh tranh – dễ vỡ”.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam
trong giai đoạn 2008 -2016 là khá khốc liệt so với các nước khu vực châu Á và thế
giới. Bên cạnh đó, cạnh tranh gia tăng sẽ giúp cho ngân hàng thương mại Việt Nam
ổn định hơn. Tuy nhiên mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định là phi tuyến có hình
chữ U ngược.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động của cạnh tranh đến sự ổn định
của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng. Cụ thể, trong
điều kiện khủng hoảng tài chính sự bất ổn cũng như nợ xấu của các ngân hàng

thương mại Việt Nam đều gia tăng. Đồng thời, trong điều kiện khủng hoảng, cạnh
tranh có thể gây ra sự bất ổn định cho ngân hàng thương mại Việt Nam.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào
trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Nghiên cứu sinh

NGUYỄN LƯU TUYỀN


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên, cán bộ phụ trách khoa
sau đại học – trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi
học tập và hoàn thành chương trình đào tạo.
Cảm ơn gia đình đã luôn động viên tinh thần cho tôi trong suốt những năm
học ở trường và trong thời gian nghiên cứu để viết Luận án này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn của tôi, TS. Lâm Thị Hồng Hoa và TS. Lê Hồ An Châu, người đã giúp
đỡ, hướng dẫn tôi từ khi chọn đề tài, bảo vệ đề cương và trong suốt quá trình nghiên
cứu bằng tinh thần khoa học nhiệt thành nhất.


MỤC LỤC
TÓM TẮT
LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU ................................ 1
1.1. Bối cảnh thực tiễn và lý do lựa chọn đề tài ..........................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4
1.4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................5
1.5. Đóng góp của luận án ...........................................................................................5
1.6. Cấu trúc luận án ...................................................................................................6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ
CẠNH TRANH NGÂN HÀNG, SỰ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA CẠNH TRANH ĐẾN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH .................................................8
2.1. Cơ sở lý thuyết. ....................................................................................................8
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh NHTM ............................................................... 8
2.1.1.1. Khái niệm .......................................................................................................8
2.1.1.2. Tính đặc thù trong cạnh tranh của các NHTM.............................................10
2.1.1.3. Phương pháp đo lường .................................................................................11
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về ổn định tài chính của các NHTM ......................................14
2.1.2.1. Khái niệm ổn định tài chính .........................................................................14
2.1.2.2. Ổn định tài chính và bất ổn tài chính của các NHTM .................................17
2.1.2.3. Phương pháp đo lường ổn định tài chính và bất ổn tài chính ......................19
2.1.2.4. Các nhân tố tác động đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM ..........24
2.1.3. Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa cạnh tranh và sự ổn định tài chính của
các NHTM .................................................................................................................28


2.2. Bằng chứng thực nghiệm. ..................................................................................29
2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về mức độ cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng

đến mức độ cạnh tranh của các NHTM ....................................................................29
2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về ổn định tài chính và các yếu tố ảnh hưởng
đến ổn định tài chính của các NHTM .......................................................................34
2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài
chính của các NHTM ................................................................................................ 41
2.3. Đánh giá các nghiên cứu trước và phát triển giả thuyết ....................................44
2.3.1. Đánh giá các nghiên cứu trước về cạnh tranh và các yếu tố tác động đến mức
độ cạnh tranh của các NHTM ...................................................................................44
2.3.2. Đánh giá các nghiên cứu trước về mức độ ổn định tài chính và các yếu tố tác
động đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM: ................................................46
2.3.3. Đánh giá các nghiên cứu trước về tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài
chính của các NHTM ................................................................................................ 48
Kết luận chương 2 .....................................................................................................49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU ...50
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................. 50
3.2. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................51
3.2.1. Đo lường và phân tích các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh của các
NHTM Việt Nam. .....................................................................................................51
3.2.1.1. Đo lường chỉ số cạnh tranh Lerner............................................................... 51
3.2.1.2. Các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh ................................................53
3.2.2. Đo lường và phân tích các yếu tố tác động đến mức độ ổn định tài chính của
các NHTM Việt Nam ................................................................................................ 55
3.2.2.1. Đo lường mức độ ổn định tài chính bằng Z-score và tỷ lệ nợ xấu...............55
3.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM .........56
3.2.3. Kiểm định tác động của cạnh tranh ngân hàng tới sự ổn định tài chính .........59
3.2. Phương pháp ước lượng .....................................................................................62
Kết luận chương 3 .....................................................................................................63


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM VỀ CẠNH TRANH NGÂN HÀNG,

SỤ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN ỔN
ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁC NHTM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2017 ..............64
4.1. Tổng quan mẫu nghiên cứu ................................................................................64
4.2. Đo lường và phân tích các yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh của các
NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2016 ....................................................................66
4.2.1. Đo lường mức độ cạnh trạnh của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 20082016 ........................................................................................................................... 66
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của các NHTM tại Việt Nam
giai đoạn 2008-2016 ..................................................................................................72
4.3. Đo lường và phân tích các yếu tố tác động đến mức độ ổn định tài chính của
các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2016 .............................................................. 78
4.3.1. Đo lường ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam ...................................78
4.3.2. Các yếu tố tác động đến sự ổn định tài chính của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2016 .....................................................................85
4.4. Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính trong hệ thống các NHTM
Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016 .....................................................................94
Kết luận chương 4 .....................................................................................................98
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................99
5.1. Kết quả và những đóng góp chính của nghiên cứu ............................................99
5.1.1. Kết quả nghiên cứu chính ...............................................................................99
5.1.2. Đóng góp chính của luận án ..........................................................................100
5.2. Hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sự ổn định tài chính
các NHTM Việt Nam ..............................................................................................102
5.2.1.Đối với các nhà quản trị NHTM Việt Nam....................................................102
5.2.2.Đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................................................104
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.....................105
Kết luận chương 5 ............................................................................................... 10698
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC 1: Danh sách 24 NHTMCP tác giả phân tích và đánh giá

PHỤ LỤC 2: Tính toán năng lực cạnh tranh và sự ổn định tài chính của ngân hàng
thương mại Việt Nam
PHỤ LỤC 3: Ma trận hệ số tương quan
PHỤ LỤC 4: Kết quả ước lượng mô hình


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

ABB

ACB

BID
CAR
CTG

GMM

HDB

KIENLB

MARIB

MBB

NAMAB

Cụm từ Tiếng Việt


Cụm từ Tiếng Anh

Ngân hàng Thương mại Cổ phần An
Bình
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á
Châu
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Hệ số an toàn vốn

Capital adequacy ratio

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Công Thương Việt Nam
Phương pháp ước lượng moment
tổng quát
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Phát triển thành phố Hồ Chí Minh
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Kiên Long
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Hàng Hải Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quân Đội
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Nam Á

General Method of Moments



Từ viết tắt

NCB

Cụm từ Tiếng Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quốc Dân

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

OCB

OECD

PGB

SCB

SEAB

SGB

SHB


STB

TCB

Cụm từ Tiếng Anh

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Phương Đông
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh
tế
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Xăng Dầu Petrolimex
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Đông Nam Á
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn Công Thương
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn - Hà Nội
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài
Gòn Thương Tín
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ

Organization for Economic
Cooperation and
Development



Từ viết tắt

Cụm từ Tiếng Việt
Thương Việt Nam

TIENPB

VCB

VIB

VIETAB

VIETCAPB

VPB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Tiên Phong
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Quốc Tế Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Á
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bản Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Việt Nam Thịnh Vượng


Cụm từ Tiếng Anh


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các biến trong mô hình nghiên cứu..........................................................53
Bảng 3.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu..........................................................57
Bảng 3.3: Định nghĩa các biến và nguồn dữ liệu ......................................................60
Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình ...........................................64
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình ...........................66
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp SGMM ..............................72
Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả tính Zscore của các nghiên cứu trên thế giới ..............78
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp SGMM ..............................87
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng các mô hình................................................................94


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tác động của giá trị thanh khoản cao hơn tới sự ổn định của ngân hàng .25
Hình 2.2: Tác động của vốn cao hơn tới sự ổn định của ngân hàng .........................26
Hình 2.3: Tác động của kỳ hạn nợ dài hơn và mức độ giữ tiền mặt nhiều hơn tới sự
ổn định của ngân hàng...............................................................................................27
Hình 4.1: LERNER bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2016......67
Hình 4.2: LERNER của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016......68
Hình 4.3: LERNER của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 theo
hình thức sở hữu ........................................................................................................70
Hình 4.4: LERNER của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 theo
nhóm ngân hàng niêm yết .........................................................................................71
Hình 4.5: Z-score bình quân của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2016 .........80
Hình 4.6: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 .........81
Hình 4.7: Z-score của các NHTM Việt Nam bình quân giai đoạn 2008-2016 theo
hình thức sở hữu ........................................................................................................83



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Bối cảnh thực tiễn và lý do lựa chọn đề tài
Nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế, đồng thời đảm bảo sự
ổn định tài chính của hệ thống NHTM Việt Nam, là một trong những mục tiêu quan
trọng của ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016.
Trong những năm qua, việc mua bán, sáp nhập và cơ cấu lại hoạt động của các ngân
hàng đã diễn ra vô cùng sôi động, theo đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín
dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
01/03/2012, trong đó ưu tiên xử lý các TCTD yếu kém; triển khai sáp nhập, hợp
nhất, mua lại TCTD trên nguyên tắc tự nguyện; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của
các TCTD và từng bước tái cơ cấu hoạt động, quản trị, điều hành. Điều này dẫn đến
hệ quả giảm số lượng ngân hàng trong hệ thống khi các ngân hàng yếu kém đã buộc
phải sáp nhập. Việc mua bán, sáp nhập các NHTM cũng làm dấy lên mối lo ngại về
khả năng suy giảm mức độ cạnh tranh trong ngành ngân hàng, đồng thời tác động
đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào
năm 2015, hay việc ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng giữa
Việt Nam/ ASEAN với Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia & New Zealand,
Chi-lê, liên minh Á – Âu, thì xu hướng cũng như yêu cầu nâng cao năng lực cạnh
tranh của các NHTM Việt Nam đồng thời đảm bảo sự ổn định tài chính của các
NHTM là một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình này.
Xu hướng và yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo ổn định tài
chính của các NHTM đang ngày càng được quan tâm trên các thị trường khác nhau
và là đề tài của nhiều cuộc tranh luận. Trong những năm gần đây xuất hiện các cuộc
tranh luận trong lý thuyết ngân hàng có liên quan đến tác động của cạnh tranh tới sự
ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng (Beck, 2008; Carletti, 2008). Các cuộc

tranh luận về mối quan hệ này đã hình thành hai quan điểm trái ngược nhau là quan
điểm "cạnh tranh –dễ vỡ", và quan điểm "cạnh tranh - ổn định". Theo quan điểm
"cạnh tranh –dễ vỡ", cạnh tranh ngân hàng càng tăng sẽ làm giảm sức mạnh của thị


2

trường, giảm lợi nhuận biên của ngân hàng và kết quả là làm giảm giá trị thương
hiệu của ngân hàng (Berger và cộng sự, 2009). Điều này khuyến khích các ngân
hàng chấp nhận nhiều rủi ro hơn để tìm kiếm lợi nhuận và do đó gây ra sự bất ổn
định của hệ thống ngân hàng (Marcus, 1984; Keeley, 1990; Carletti và Hartmann,
2003).
Ngược lại, quan điểm "cạnh tranh - ổn định" cho rằng có mối quan hệ tích
cực giữa cạnh tranh ngân hàng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Cạnh tranh
gia tăng sẽ dẫn đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng và ngược lại (Fu và cộng sự,
2014). Trong thị trường có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thấp thì có thể dẫn đến
nhiều rủi ro hơn khi các ngân hàng lớn thường được coi là quá lớn để thất bại và do
đó khi gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng này thường nhận
được các khoản hỗ trợ từ Chính phủ (Mishkin, 1999). Thêm vào đó, trong một thị
trường cạnh tranh thấp, các ngân hàng có sức mạnh thị trường lớn sẽ đưa ra các
mức lãi suất cho vay cao hơn, điều này gây ra khó khăn cho khách hàng vay vốn
trong việc trả nợ và gia tăng rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu (Fu và cộng sự,
2014). Ngược lại trong thị trường có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cao, mức lãi
suất cho vay thường thấp, vấn đề quá lớn để thất bại ít được quan tâm và do đó sẽ
có tác động tích cực đến sự ổn định của hệ thống ngân hàng (Boyd và De Nicoló,
2005; Beck, 2006; Schaeck, 2006; Turk-Ariss, 2010).
Các nghiên cứu ủng hộ hai quan điểm trên cho thấy tác động của cạnh tranh
đến ổn định của hệ thống ngân hàng không nhất quán giữa các quốc gia khác nhau.
Ngoài ra, rất ít nghiên cứu trước đã được lược khảo xem xét tác động của cạnh tranh
tới sự ổn định trước và sau giai đoạn khủng hoảng tài chính (Fu và cộng sự, 2014;

Boyd và De Nicoló, 2005; Beck, 2006; Schaeck, 2006; Turk-Ariss, 2010).
Riêng tại Việt Nam, các nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của cạnh tranh
đến ổn định tài chính của NHTM Việt Nam còn rất hạn chế. Phần lớn các nghiên
cứu chỉ xem xét các yếu tố tác động đến một trong hai khía cạnh này. Chẳng hạn,
các nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016), nghiên cứu của
Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015), nghiên cứu của Võ Xuân Vinh


3

& Trần Thị Phương Mai (2015), nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tùng & Bùi Thị Len
(2015) xem xét các yếu tố tác động đến sự ổn định tài chính của NHTM Việt Nam.
Trong khi, các nghiên cứu khác của Phan Thị Thơm và Thân Thị Thu Thủy (2015),
Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên (2017) lại xem xét các yếu tố tác động đến
năng lực canh tranh của NHTM Việt Nam.
Thêm vào đó, chưa có nghiên cứu cập nhật cho các NHTM Việt Nam tới thời
điểm mới nhất năm 2016. Các nghiên cứu trước cũng chưa đánh giá tác động trong
các điều kiện khác nhau như điều kiện bình thường và điều kiện có khủng hoảng.
Ngoài ra, phần lớn các nghiên cứu trước đánh giá các yếu tố nội tại của ngân hàng
đến một trong hai khía cạnh cạnh tranh hoặc ổn định tài chính mà chưa kết hợp với
việc đánh giá các yếu tố vĩ mô bên ngoài.
Do đó, luận án này mang tính cấp thiết, có ý nghĩa bổ sung các bằng chứng
thực nghiệm đồng thời củng cố thêm cơ sở lý thuyết về tác động của cạnh tranh tới
sự ổn định tài chính của các NHTM. Luận án đánh giá tác động của cạnh tranh tới
sự ổn định của ngân hàng thương mại tại Việt Nam cho giai đoạn cập nhật từ 2008 2016. Đồng thời, luận án cũng xem xét tác động này trong điều kiện khủng hoảng
tài chính 2008, 2009.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ là cơ sở để giúp cho những nhà hoạch định chính
sách cùng các bên liên quan có thể hiểu rõ hơn về tác động của cạnh tranh tới sự ổn
định tài chính của các ngân hàng, từ đó có những chiến lược và giải pháp để nâng
cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đảm bảo sự ổn định tài chính của các NHTM

Việt Nam.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến sự
ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam thông qua kiểm định mối quan hệ "cạnh
tranh - ổn định" và "cạnh tranh – dễ vỡ". Từ kết quả nghiên cứu, luận án cũng sẽ
thảo luận những hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo
sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.


4

Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận án sẽ lần lượt giải quyết ba mục tiêu cụ
thể:
 Đo lường mức độ cạnh tranh và phân tích các yếu tố tác động đến mức độ
cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
 Đo lường mức độ ổn định tài chính và phân tích các yếu tố tác động đến
mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam.
 Kiểm định tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các
NHTM Việt Nam thông qua kiểm định 2 giả thuyết: “cạnh tranh - ổn định” và
“cạnh tranh – dễ vỡ”.
 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
 Mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2016
như thế nào?
 Các yếu tố nào tác động đến mức độ cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam?
 Mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 20082016 như thế nào?
 Các yếu tố nào tác động đến mức độ ổn định tài chính của các NHTM
Việt Nam?

 Tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các NHTM Việt
Nam ủng hộ giả thuyết: “cạnh tranh - ổn định” hay “cạnh tranh – dễ vỡ”?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của
cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của NHTM. Trong đó, mức độ cạnh tranh được
đại diện bằng chỉ số Lener và ổn định tài chính được đại diện bằng mức độ rủi ro
phá sản của ngân hàng thông qua chỉ số Z-score dựa trên cơ sở lý thuyết và các
nghiên cứu có liên quan.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu giới hạn ở 24 ngân hàng thương mại cổ
phần tại Việt Nam. Thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2008-2016. Theo thống kê


5

của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2016, số NHTM là 35 ngân hàng. Tuy
nhiên một số ngân hàng không có đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu nên để đảm
bảo cho dữ liệu bảng cân bằng, tác giả lựa chọn 24 NHTM có đầy đủ dữ liệu (phụ
lục 1). Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản
của 35 NHTM là 7.919.726 tỷ đồng. Trong khi, tổng tài sản của 24 NHTM được tác
giả sử dụng tại thời 31/12/2016 là 5.731.649 tỷ đồng, chiếm 72% tổng tài sản của
các NHTM. Như vậy, 24 NHTM được tác giả lựa chọn đảm bảo đại diện cho các
NHTM tại Việt Nam.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên số liệu Báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch của
các NHTM Việt Nam từ 2008 – 2016, tác giả xây dựng chỉ số cạnh tranh Lerner
được đo lường theo công thức của Abba Lerner (1934) để ước tính và so sánh mức
độ cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2016. Tiếp theo đó,
luận án kế thừa phương pháp tính toán Z-score cho các ngân hàng được sử dụng
trong các nghiên cứu của Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck (1988),
Boyd & ctg (1993) nhằm đo lường mức độ ổn định tài chính của các NHTM Việt

Nam. Sau đó, nghiên cứu sử dụng các mô hình được đề xuất bởi Raúl Osvaldo
Fernández et al (2015) nhằm kiểm định mối quan hệ giữa cạnh tranh và ổn định tài
chính của các NHTM Việt Nam . Để khắc phục hiện tượng nội sinh tiềm ẩn trong
mô hình, tác giả sử dụng kỹ thuật biến công cụ với ước lượng DGMM, nhằm tìm
kiếm bằng chứng về tác động của cạnh tranh đến sự ổn định tài chính của ngân hàng
thương mại Việt Nam trong điều kiện bình thường và trong điều kiện khủng hoảng
1.5. Đóng góp của luận án
Những đóng góp chính của luận án bao gồm:
Đóng góp về mặt khoa học: Luận án sẽ bổ sung các bằng chứng thực
nghiệm về mức độ cạnh tranh và sự ổn định tài chính của các NHTM tại Việt Nam
trong giai đoạn 2008 – 2016, đồng thời đánh giá và kiểm định mối quan hệ “cạnh
tranh - ổn định” và “cạnh tranh – dễ vỡ” cho hệ thống các NHTM Việt Nam. Đây là
nghiên cứu mới tại Việt Nam khi đa số các đề tài hiện nay chủ yếu tập trung nghiên


6

cứu và đánh giá riêng lẻ về năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam hoặc mức
độ ổn định tài chính của NHTM Việt Nam. Trong khi các nghiên cứu sâu và cụ thể,
mang tính định lượng về tác động của cạnh tranh đến sự ổn định tài chính của các
NHTM Việt Nam còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, mặc dù một số nghiên cứu hiện có
trên thế giới đã đánh giá tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính, nhưng
phần lớn là các nghiên cứu cho các nước phát triển như Châu Âu và Châu Mỹ. Luận
án là công trình nghiên cứu mới, cập nhật cho hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn
2008 – 2016, một đại diện cho quốc gia đang phát triển hoặc là thị trường cận biên
(frontier market) trong đó hệ thống tài chính phát triển chủ yếu dựa trên hệ thống
ngân hàng.
Đóng góp về mặt thực tiễn: kết quả phân tích sẽ giúp các NHTM Việt Nam
hiểu rõ hơn về hiện trạng mức độ cạnh tranh, mức độ ổn định, các nhân tố tác động,
chiều hướng và mức độ tác động của cạnh tranh tới sự ổn định tài chính của các

NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2016, từ đó có những chiến lược và giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự ổn định tài chính.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp các cơ quan quản lý đánh giá rõ
hơn về mức độ cạnh tranh, sự ổn định tài chính và tác động của cạnh tranh tới sự ổn
định tài chính trong điều kiện bình thường và trong điều kiện có khủng hoảng, từ đó
có những chính sách điều hành phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các
NHTM Việt Nam và góp phần đảm bảo sự ổn định về tài chính của các NHTM tại
Việt Nam.
1.6. Cấu trúc luận án
Kết cấu của luận án gồm có 5 chương
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu
Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm bối cảnh thực hiện và lý
do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của luận án và kết cấu của luận án.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm về cạnh tranh ngân
hàng, sự ổn đinh tài chính và tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính


7

Đưa ra các lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu liên quan đã được thực
hiện để hình thành mô hình nghiên cứu và phát triển các giả thiết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu và mô tả dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích thực nghiệm về cạnh tranh ngân hàng, sự ổn đinh tài
chính và tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam
giai đoạn 2008 – 2016
Trình bày kết quả nghiên cứu về cạnh tranh ngân hàng, sự ổn đinh tài chính
và tác động của cạnh tranh đến ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam giai
đoạn 2008 – 2016

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Trình bày kết luận chính của luận án và đưa ra các hàm ý chính sách.


8

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC
NGHIỆM VỀ CẠNH TRANH NGÂN HÀNG, SỰ ỔN ĐỊNH
TÀI CHÍNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐẾN ỔN
ĐỊNH TÀI CHÍNH
2.1. Cơ sở lý thuyết.
2.1.1. Cơ sở lý thuyết về cạnh tranh NHTM
2.1.1.1. Khái niệm
Từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện thì đã có cạnh tranh và cạnh tranh đã
đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa theo thời gian. Rất nhiều nhà
kinh tế đã nghiên cứu về cạnh tranh và cũng có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh.
Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng
hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi
phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường
có lợi nhất.
Theo Porter (1998), cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh
là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà
doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận
trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi
(1980).
Samuelson và Nordhaus (1985) cho rằng cạnh tranh là sự kình địch giữa các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường
Theo Smith (1776), lợi thế cạnh tranh dựa trên lợi thế tuyệt đối về năng suất
lao động. Năng suất lao động cao có nghĩa là chi phí sản xuất giảm.
Theo Porter (1980), lợi thế cạnh tranh trước hết dựa vào khả năng duy trì một

chi phí sản xuất thấp và sau đó là dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm so với đối thủ
cạnh tranh.
Christensen (2010) cho rằng lợi thế cạnh tranh là bất cứ giá trị nào mà một
doanh nghiệp cung cấp nhằm thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của


9

họ hơn là sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh và tạo rào cản đối với đối thủ
tiềm năng và hiện tại
Lợi thế cạnh tranh có thể được định nghĩa là lợi thế mà một doanh nghiệp có
được trong khi các doanh nghiệp khác không có được, lợi thế cạnh tranh này có thể
nằm ngay bên trong doanh nghiệp hoặc bên ngoài doanh nghiệp.
Trong những thập niên gần đây, khái niệm năng lực cạnh tranh đã được đề
cập đến và được xem xét ở nhiều cấp độ khác nhau ví dụ như: năng lực cạnh tranh
giữa các quốc gia, năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh
giữa các sản phẩm dịch vụ...
Theo diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
được hiểu là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp
trong môi trường cạnh tranh (trong nước và ngoài nước). Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận và thị
phần của doanh nghiệp có được.
Kazarenkova (2006) định nghĩa năng lực cạnh tranh ngân hàng là khả năng
thực tế cũng như tiềm năng của một tổ chức tín dụng để tạo ra và phát triển những
sản phẩm dịch vụ mang tính cạnh tranh cao trên thị trường nhằm xây dựng hình ảnh
tích cực của một ngân hàng hiện đại đáng tin cậy trong việc đáp ứng các nhu cầu từ
phía khách hàng.
Theo Nguyễn Thị Quy (2008), năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả
năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở
rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên

tục tăng, đồng thời đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ
và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.
Nguyễn Thanh Phong (2010) định nghĩa năng lực cạnh tranh của NHTM là
khả năng do chính ngân hàng tạo ra trên cơ sở duy trì và phát triển những lợi thế
vốn có, nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi nhuận và có khả năng
chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.


10

Gorditsa (2012) cho rằng năng lực cạnh tranh của các NHTM trong điều kiện
hiện đại được xác định bởi mức độ đáp ứng của nó đối với các nhu cầu của khách
hàng và tỷ lệ gia tăng khách hàng của ngân hàng.
Tóm lại, năng lực cạnh tranh của NHTM là khả năng ngân hàng đó tạo ra,
duy trì và phát triển những lợi thế nhằm củng cố và mở rộng thị phần; gia tăng lợi
nhuận và có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi
trường kinh doanh.
2.1.1.2. Tính đặc thù trong cạnh tranh của các NHTM
Nhìn chung, cạnh tranh giữa các NHTM có những điểm tương đồng với sự
cạnh tranh của các tổ chức kinh tế khác trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cạnh tranh
trong lĩnh vực ngân hàng có những điểm khác biệt với cạnh tranh trong các lĩnh vực
khác do tính chất đặc thù trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của các NHTM.
Thứ nhất, cạnh tranh ngân hàng dựa trên uy tín thương hiệu và sự cảm nhận.
Có rất ít sự khác biệt về sản phẩm cốt lõi giữa các ngân hàng do sản phẩm mà các
NHTM cung cấp cho khách hàng là dạng dịch vụ, vô hình, đồng nhất, dễ bị sao
chép. Chính sách lãi suất thường chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân Hàng Nhà
Nước, do đó cạnh tranh về giá (lãi suất và phí) hầu như bị kiểm soát rất chặt. Vì
vậy, cạnh tranh giữa các ngân hàng chủ yếu dựa vào uy tín, thương hiệu, cảm nhận
của khách hàng hơn là sự khác biệt về sản phẩm hay cạnh tranh về giá (Hồ Thiên
Thanh và Nguyễn Chí Đức, 2012).

Thứ hai, mối quan hệ giữa các NHTM không chỉ là mối quan hệ cạnh tranh
mà còn là hợp tác và chia sẻ rủi ro với nhau. Hoạt động kinh doanh của các NHTM
liên quan đến hầu hết các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội và đến từng cá nhân
thông qua nghiệp vụ huy động vốn và tín dụng. Đồng thời, trong quá trình hoạt
động, các NHTM cũng mở tài khoản cho nhau để phục vụ cho các khách hàng
chung, bên cạnh đó, trong quá trình tác nghiệp các ngân hàng cũng phải hợp tác với
nhau để thực thi các chức năng có tính hệ thống như thanh toán bù trừ, liên minh
thanh toán thẻ, cho vay hợp vốn, đồng bảo lãnh. Ngoài ra, các NHTM còn chia sẻ
thông tin khách hàng để giảm thiểu rủi ro khách hàng gian lận, ngăn chặn tác động


11

dây chuyền làm sụp đổ hệ thống. Việc một ngân hàng gặp khó khăn trong kinh
doanh sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác, và đến cả các tổ chức tài chính phi
ngân hàng, dẫn đến phản ứng Domino mang tính dây chuyền, hậu quả là sự đổ vỡ
của cả thị trường tài chính – tiền tệ làm suy sụp toàn bộ nền kinh tế. Vì thế, trong
quá trình hoạt động các NHTM một mặt phải cạnh tranh với nhau để mở rộng thị
phần nhưng mặt khác phải luôn hợp tác với nhau để đảm bảo sự lành mạnh của cả
hệ thống để tránh xảy ra rủi ro hệ thống (Nguyễn Trọng Tài, 2008). Một điểm quan
trọng nữa đó là các NHTM phải cạnh tranh lành mạnh, tránh các hình thức cạnh
tranh bằng mọi giá, sử dụng mọi thủ đoạn để làm sụp đổ hay thôn tính lẫn nhau, bởi
vì hậu quả của nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế.
Thứ ba, cạnh tranh ngân hàng chịu sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà
nước và các cơ quan chức năng nhằm đảm bảo sự an toàn, ổn định, ngăn ngừa và
giảm thiểu rủi ro hệ thống. Chính vì tầm ảnh hưởng quan trọng của hệ thống NHTM
đối với nền kinh tế mà các tổ chức này phải chịu sự chi phối rất chặt chẽ bởi môi
trường pháp lý để tránh xảy ra sự suy sụp của nền kinh tế do sự đổ vỡ của một ngân
hàng.
Thứ tư, hội nhập quốc tế có vai trò quan trọng tác động đến cạnh tranh ngân

hàng. Ngày nay, hoạt động kinh doanh ngân hàng đã vượt ra khỏi phạm vi trong
một nước nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh tế đối ngoại. Cùng với quá trình hội
nhập, từng bước tự do hóa dòng vốn, các NHTM trong nước cần phải liên kết với
các NHTM nước ngoài để thực hiện đầy đủ và hiệu quả các dịch vụ của mình. Do
vậy, cạnh tranh trong ngân hàng chịu sự chi phối không chỉ bởi luật pháp của quốc
gia mà còn phải chịu sự chi phối của nhiều quy định, thông lệ quốc tế. Điều đó cũng
có nghĩa là sự cạnh tranh giữa các NHTM là một loại hình cạnh tranh bậc cao, đòi
hỏi các chuẩn mực khắt khe hơn hơn bất cứ loại hình kinh doanh nào khác trong
nền kinh tế (Nguyễn Trọng Tài, 2008).
2.1.1.3. Phương pháp đo lường
Các nghiên cứu trên thế giới đo lường cạnh tranh ngân hàng bằng nhiều
phương pháp khác nhau, có thể kể đến như phương pháp cấu trúc thị trường dựa


×