Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại huyện cẩm thủy, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 100 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chƣa
hề đƣợc sử dụng, đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Các thông tin tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Ngƣời làm cam đoan

Từ Thị Hồng


ii

LỜI CẢM ƠN
Đề tài luận văn “Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản
địa trồng tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” đƣợc hoàn thành theo
chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ tại trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận đƣợc sự
quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban giám hiệu Trƣờng
Đại học Lâm nghiệp; phòng đào tạo sau đại học; Các thầy giáo, cô giáo
Trƣờng Đại học Lâm nghiệp; Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban
nhân dân huyện Cẩm Thủy, BQL các dự án Lâm nghiệp, BQL dự án KfW4
Trung ƣơng, BQL dự án KfW4 huyện Cẩm Thủy, phòng Nông nghiệp huyện
Cẩm Thủy, Các cán bộ UBND, các hộ dân tham gia dự án KfW4 xã Cẩm
Long, Cẩm Ngọc và Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy; Các anh, chị, em, bạn bè
đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bản thân tôi trong quá trình
thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc


trƣớc sự quan tâm và giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Phạm
Minh Toại, ngƣời thầy đã hƣớng dẫn nhiệt tình, truyền đạt kinh nghiệm quý
báu, những ý tƣởng trong nghiên cứu khoa học và giúp tác giả hoàn thành
luận văn.
Mặc dù đã hết sức cố gắng và nỗ lực, nhƣng kinh nghiệm nghiên cứu
chƣa nhiều, đặc biệt là hạn chế về mặt thời gian trong quá trình nghiên cứu
nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả
rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để
cho luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Từ Thị Hồng


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT ......................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ....................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3
1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 3
1.1.1. Các nghiên cứu về trồng rừng ................................................................ 3

1.1.2. Nghiên cứu về trồng rừng bằng cây bản địa .......................................... 6
1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 8
1.2.1. Các nghiên cứu về trồng rừng bằng cây bản địa.................................... 8
1.2.2. Một số vấn đề trong gây trồng cây bản địa .......................................... 14
1.2.3. Những thách thức khi trồng cây bản địa đối với dự án KfW ................ 16
1.2.4. Một số đặc điểm sinh thái của các loài cây bản địa nghiên cứu .......... 18
1.3. Lƣợc sử rừng đối tƣợng nghiên cứu ......................................................... 20
1.4. Nhận xét chung ........................................................................................ 22
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 23
2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................. 23
2.2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................... 23
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 23
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
2.3.1. Điều tra sinh trưởng và chất lượng rừng trồng cây bản địa; ............... 23


iv

2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm điều kiện đất và ảnh hưởng của chúng đến sinh
trưởng của cây trồng; ..................................................................................... 23
2.3.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm chọn biện pháp gây
trồng và thúc đẩy sinh trưởng một số loài cây bản địa nghiên cứu. .............. 24
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................... 24
2.4.1. Phương pháp luận ................................................................................. 24
2.4.2 Ngoại nghiệp .......................................................................................... 24
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu từng nội dung cụ thể ................................... 26
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 29
Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC

NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 32
3.1. Điều điểm tự nhiên huyện Cẩm Thuỷ ...................................................... 32
3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 32
3.1.2. Khí hậu - thuỷ văn ................................................................................ 33
3.1.3. Tài nguyên đất ....................................................................................... 34
3.1.4. Tài nguyên khoảng sản.......................................................................... 35
3.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Cẩm Thuỷ ............................................ 35
3.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 37
Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 39
4.1. Đặc điểm sinh trƣởng của các loài cây nghiên cứu ................................. 39
4.1.1. Tỷ lệ sống và phẩm chất cây trồng ....................................................... 39
4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng của các loài cây ............................................... 47
4.2. Đặc điểm đất khu vực nghiên cứu và ảnh hƣởng của chúng đến sinh trƣởng
của cây trồng....................................................................................................55
4.2.1. Đặc điểm địa hình địa mạo, điều kiện đất trồng rừng 3 loài cây bản địa
khu vực nghiên cứu..........................................................................................55
4.2.2. Đặc điểm đất khu vực nghiên cứu ...................................................... 567


v

4.2.3. Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của cây trồng .............................. 63
4.3. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng trồng cây bản địa
tại khu vực nghiên cứu ................................................................................... 67
4.3.1. Biện pháp kỹ thuật đã và đang áp dụng cho 3 loài cây bản địa……...67
4.3.2. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh…………………………..74
4.3.2.1. Tỉa cành, tỉa thưa cho cây bản địa..................................................... 74
4.3.2.2. Chăm sóc, bón phân ........................................................................... 75
4.3.2.3. Trồng mới các loài cây bản địa khác ................................................ 75
Phần 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ...................................... 777

5.1. Kết luận .................................................................................................. 777
5.2. Tồn tại…………………………………………………………………..77
5.3. Khuyến nghị ............................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Giải nghĩa

D1.3

Đƣờng kính ngang ngực thân cây (vị trí 1.3m)

Dt

Đƣờng kính tán lá cây

Hvn

Chiều cao thân cây vút ngọn

Hdc

Chiều cao thân cây dƣới cành

N


Dung lƣợng mẫu

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

KfW

Ngân hàng tái thiết Đức

r

Hệ số tƣơng quan

S2

Phƣơng sai mẫu
Trung bình mẫu

V%

Hệ số biến động

n /Hvn


Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn

n/D1.3

Phân bố số cây theo đƣờng kính ngang ngực

ΔD

Tăng trƣởng bình quân hằng năm về đƣờng kính

ΔH

Tăng trƣởng bình quân hằng năm về chiều cao

CHLB

Cộng hoà liên bang

FAO

Tổ chức Nông - Lƣơng Liên Hiệp Quốc

CAF

Viện Hàn lâm Lâm nghiệp Trung Quốc

STRAP

Dự án tăng cƣờng chƣơng trình trồng rừng ở Việt Nam


JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GFA

Đoàn nghiên cứu

QLDATW

Quản lý dự án Trung ƣơng

QLDA

Quản lý dự án


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Biểu 2.1. Điều tra sinh trƣởng cây bản địa ..................................................... 27
Biểu 2.2. Biểu mô tả phẫu diện đất ................................................................. 28
Bảng 4.1 Tỷ lệ sống và phẩm chất của loài Lát hoa ....................................... 39
Bảng 4.2. Tỷ lệ sống và phẩm chất của loài Lim xanh ................................... 42
Bảng 4.3. Tỷ lệ sống và phẩm chất của loài Sao đen...................................... 44

Bảng 4.4. Tỷ lệ sống và phẩm chất của các loài cây ...................................... 46
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra sự thuần nhất về sinh trƣởng D1.3 và Hvn ......... 47
Bảng 4.6. Sinh trƣởng đƣờng kính các loài cây .............................................. 47
Bảng 4.7 Kết quả nắn phân bố n/D1.3 ............................................................ 50
Bảng 4.8. Sinh trƣởng chiều cao các loài cây ................................................. 51
Bảng 4.9. Kết quả nắn phân bố n/Hvn ............................................................ 53
Bảng 4.10. Đặc điểm đất trồng tại khu vực nghiên cứu.................................. 58
Bảng 4.11. Tính chất lý tính của đất trồng các loài cây nghiên cứu ............... 59
Bảng 4.12. Tính chất hóa tính của đất trồng các loài cây ............................... 61
Bảng 4.13. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng và thành phần chính của đất............. 64


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 4.1a. Biểu đồ phẩm chất loài Lát hoa..................................................... 41
Hình 4.1b. Hình ảnh cây Lát hoa trồng năm 2006 .......................................... 41
Hình 4.2a. Biểu đồ phẩm chất loài Lim xanh ................................................. 43
Hình 4.2b. Hình ảnh cây Lim xanh trồng năm 2006 ...................................... 43
Hình 4.3a. Biểu đồ phẩm chất loài Sao đen .................................................... 45
Hình 4.3b. Hình ảnh cây Sao đen trồng năm 2006 ......................................... 45
Hình 4.4. Tỷ lệ sống và phẩm chất các loài cây ............................................. 46
Hình 4.5. Loài cây ........................................................................................... 49
Hình 4.6. Phân bố lý nghiệm n/D1.3 Lát hoa ................................................. 50
Hình 4.7. Phân bố lý nghiệm n/D1.3 Sao đen ................................................. 50
Hình 4.8. Phân lý nghiệm n/D1.3 Lim xanh ................................................... 51
Hình 4.9. Sinh cao các loài cây ....................................................................... 53
Hình 4.10. Phân bố lý nghiệm n/Hvn Lát hoa ................................................ 54
Hình 4.11. Phân bố lý nghiệm n/Hvn Lim xanh ............................................. 54

Hình 4.12. Phân bố lý nghiệm n/Hvn Sao đen ................................................ 54
Hình 4.13. Hình ảnh phẫu diện đất khu vực nghiên cứu ................................ 59


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự phát triển của xã hội loài ngƣời, rừng đƣợc coi là một nguồn
tài nguyên có vai trò vô cùng quan trọng bởi những ảnh hƣởng mang tính toàn
cầu của nó. Rừng không chỉ cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ mà còn có nhiều
ý nghĩa lớn hơn trong nhiều lĩnh vực nhƣ: Bảo vệ môi trƣờng sinh thái, du
lịch cảnh quan, nghiên cứu khoa học, các giá trị nhân văn...Tuy nhiên, sự tàn
phá rừng trong những năm gần đây đã ảnh hƣởng sâu sắc tới đời sống con
ngƣời, mất rừng gây nên sự biến đổi theo hƣớng tiêu cực của khí hậu toàn
cầu, đất đai bị rửa trôi xói mòn nặng nề, các lòng sông lòng hồ bị bồi lấp, an
ninh lƣơng thực bị đe doạ, các sản phẩm từ rừng đang dần bị cạn kiệt trong
khi nhu cầu của xã hội luôn tăng theo thời gian...
Trong chiến lƣợc phát triển Lâm nghiệp đến năm 2020, ngành Lâm
nghiệp đã chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa vốn
đang ngày càng bị thu hẹp lại về cả diện tích cũng nhƣ số lƣợng loài.
Định hƣớng gây trồng và đa dạng hóa các loài cây bản địa trong cơ cấu
cây trồng lâm nghiệp là một định hƣớng đúng đắn, quan trọng và cần thiết
nhằm nâng cao chức năng của rừng về hiệu quả kinh tế - xã hội và sinh thái
môi trƣờng liên quan tới chiến lƣợc phát triển bền vững, ổn định và lâu dài
của đất nƣớc. Từ năm 1995 đến nay trong khuôn khổ hợp tác tài chính giữa
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ CHLB Đức thông qua Ngân hàng tái thiết
Đức (KfW) đã tài trợ cho Việt Nam nhiều chƣơng trình, dự án phục hồi rừng
hƣớng tới quản lý và phát triển rừng bền vững ở các vùng nông thôn nghèo
của Việt Nam với các dự án KfW1, KfW2, KfW3, KfW4, KfW6, KfW7,
KfW8, KfW10. Trong đó Dự án“Trồng rừng tại các tỉnh Thanh Hoá và Nghệ

An“ gọi tắt là dự án KfW4, là dự án tiên phong đầu tƣ trên quy mô rộng của
Nhà tài trợ KfW trồng trên 60% diện tích cây bản địa lá rộng trên tổng số
19.000 ha đất trống, đồi trọc đang bị đe doạ về sinh thái ở 53 xã thuộc 10


2

huyện của 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An. Mục tiêu lâu dài của dự án là cải
thiện và ngăn chặn suy thoái môi trƣờng thông qua thiết lập những lâm phần
rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh bền vững nhằm phát triển kinh tế - xã
hội và môi trƣờng của các địa phƣơng. Kết quả dự án KfW4 từ năm 2002 cho
đến năm 2012 đã thiết lập đƣợc trên 20.000 ha rừng cho hơn 14.000 hộ gia
đình với hàng chục loài cây bản địa lá rộng, cây mọc nhanh và hàng chục mô
hình trồng rừng đã đƣợc thiết lập. Bƣớc đầu khẳng định dự án KfW4 đã tiếp
cận đúng và giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản về môi trƣờng sinh thái,
kinh tế, xã hội của địa phƣơng.
Tuy nhiên, việc trồng rừng bằng cây bản địa cũng gặp nhiều khó khăn,
từ khi trồng đến khi thành rừng. Những khó khăn thƣờng hay gặp phải trong
quá trình trồng rừng cây bản địa thƣờng là chọn loài cây trồng, lựa chọn điều
kiện lập địa, thời điểm trồng cây bản địa và các kỹ thuật xử lý lâm sinh. Do
đó, để gây trồng và phát triển các loài cây bản địa ở khu vực không còn hoàn
cảnh rừng nhƣ trƣớc thì việc đánh giá khả năng sinh trƣởng của các loài cây
bản địa với môi trƣờng hoàn cảnh đã bị tác động là rất cần thiết. Để đánh giá
kết quả trồng rừng bằng cây bản địa trong khuôn khổ dự án KfW4 thì việc
triển khai “Nghiên cứu sinh trưởng của một số loài cây gỗ bản địa trồng tại
huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa” là rất cần thiết, góp phần vào việc xây
dựng cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn loài cây trồng theo định hƣớng đa
dạng hóa các loài cây bản địa trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp nhằm thúc
đẩy cây rừng phát triển theo hƣớng ổn định.



3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Các nghiên cứu về trồng rừng
Từ nhiều năm về trƣớc, con ngƣời đã tiến hành các hoạt động đầu tiên
của việc trồng rừng bằng cách đƣa các loài cây có giá trị kinh tế ra gây trồng
rộng rãi bên ngoài vùng phân bố tự nhiên của chúng. Cho đến những năm đầu
tiên của thế kỷ 20, con ngƣời vẫn chƣa chú trọng nhiều đến việc trồng rừng
công nghiệp bởi lẽ mật độ dân số không cao và nguồn tài nguyên khai thác từ
rừng tự nhiên vẫn còn rất đa dạng, phong phú, điều này đã không làm cho các
quốc gia quan tâm đến việc trồng rừng kinh tế. Tuy nhiên, một vài quốc gia
đã sớm nhận ra khả răng thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn dĩ là vô
hạn. Do vậy trong nửa đầu thế kỷ 20 việc trồng rừng đã sớm đƣợc tiến hành
tại các quốc gia ở Tây Âu, Mỹ, Úc, Nam Phi và một số các quốc gia đang
phát triển nhƣ Ấn Độ, Chi Lê, Braxin. Không lâu sau đó, trong thập niên 50,
các quốc gia nhƣ Nhật Bản, Hàn quốc, Trung Quốc đã khởi động những
chƣơng trình trồng rừng trên quy mô quốc gia.
Đến thập niên 60 của thế kỷ XX đã diễn ra sự khởi động những chƣơng
trình trồng rừng tập trung quy mô rộng lớn tại nhiều quốc gia vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới., từ giữa những năm 1965 đến những năm 1980 diện tích
trồng rừng tại các nƣớc vùng nhiệt đới tăng gấp 3 lần. Trong giai đoạn này tổ
chức Nông - Lƣơng Liên Hiệp Quốc (FAO) đã đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp những hỗ trợ về thông tin, kỹ thuật và thúc đẩy những chƣơng
trình về trồng rừng. Trong giai đoạn này hầu hết các chƣơng trình trồng rừng
đƣợc thực hiện bởi sự trợ giúp tài chính từ các nhà tài trợ nƣớc ngoài hay vốn
vay tín dụng ƣu đãi, nhƣng những lợi ích từ việc trồng rừng thƣờng không
đƣợc coi trọng, các chƣơng trình trồng rừng thƣờng đƣợc quản lý và thực hiện



4

bởi các cơ quan nhà nƣớc. Sự nghèo nàn về quảng bá sản phẩm và những sai
lầm trong việc thiết lập mối liên hệ tƣơng tác giữa các doanh nghiệp trồng
rừng và các công ty có khả năng tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu đã dẫn đến
việc dự án trồng rừng kết thúc sớm khi nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài chấm
dứt. Mặc dù vậy, diện tích trồng rừng vẫn tăng mạnh. Theo số liệu về “Đánh
giá tài nguyên rừng toàn cầu năm 2002” (FAO,1987) [40], diện tích rừng toàn
cầu đã tăng từ 17,8 triệu ha vào năm 1980 lên 43,6 triệu ha vào năm 1990 và
đạt tới 187 triệu ha vào năm 2000. Ngày nay, 1/3 diện tích rừng trồng tập
trung tại vùng nhiệt đới, 2/3 diện tích rừng còn lại tập trung ở vùng ôn đới và
phía Bắc bán cầu. 5 quốc gia hàng đầu trong việc trồng rừng công nghiệp là
Trung Quốc, Mỹ, Liên Bang Nga, Ấn Độ, Nhật Bản chiếm tới 65% tổng diện
tích rừng trồng của thế giới nhƣng rất ít diện tích trong số đó dành cho các
loài cây mọc nhanh.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về trồng rừng và thâm canh rừng trồng đã
có rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, điển hình:
Những nghiên cứu đầu tiên về năng suất của rừng trồng đã đƣợc tiến
hành rất sớm vào đầu thế kỷ XX bởi Weidemann (FAO, 2006) [41] đối với
loài cây Sồi tại vùng Sắc xông (Đức) và một số quốc gia Châu Âu, những
nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài cây Sồi phát triển trong luân kỳ 2 và 3 ở vùng
Hạ Sắc xông đã phát triển rất chậm và có những biểu hiện về bệnh lý. Kết quả
nghiên cứu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc mở đƣờng cho các
nghiên cứu khác về rừng trồng nhƣ: nghiên cứu bệnh rụng lá, ô nhiễm không
khí, ảnh hƣởng của phƣơng pháp độc canh và các phƣơng pháp thâm canh
rừng trồng.
Tại Úc, những nghiên cứu đầu tiên về rừng trồng đƣợc thiết lập trên các
khu vực trồng các loài Thông (Pinus radiata, Pinus elliottii) tại miền nam

nƣớc Úc, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phƣơng thức làm đất chuẩn bị trồng


5

rừng theo kiểu khai thác trắng, dọn sạch cỏ rác là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến phá vỡ kết cấu đất và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xâm thực nhanh
chóng của các loài cỏ dại ngay sau đó, làm suy giảm dinh dƣỡng trong đất,
điều này làm cho sinh trƣởng của rừng trồng kém đi và làm giảm sản lƣợng
rừng. Các thí nghiệm cũng đã chỉ ra rằng việc bảo vệ lớp đất mặt cùng với
việc làm tăng độ phì đất, kiểm soát hợp lý sự phát triển của cỏ dại đã cải thiện
đáng kể năng suất và đƣa sản lƣợng rừng trồng tăng đáng kể ở chu kỳ 2. Đây
là tiền đề cho các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tổng hợp cho việc tăng năng
suất rừng trồng công nghiệp ngày nay [44].
Tại Trung Quốc, ngay từ những năm 1960 những diện tích rừng trồng
công nghiệp rộng lớn đầu tiên đối với những loài cây Sa mu (Cunninghamia
lanceolata) đã đƣợc thiết lập tại vùng á nhiệt đới. Hầu hết là các lâm phần
rừng trồng thuần loài, có luân kỳ ngắn để sản xuất ra cột chống, gỗ trụ mỏ,
các bộ phận khác của cây nhƣ cành, nhánh, lá cũng đƣợc sử dụng bằng nhiều
cách khác nhau. Theo những nghiên cứu của Li và Chen (1992), Ding Và
Chen (1995) về các phƣơng pháp luân canh rừng, lập địa, ảnh hƣởng của các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhƣ làm đất, tỉa thƣa, nghiên cứu về lƣợng xói
mòn sau khi khai thác đã chỉ ra rằng phƣơng pháp trồng rừng đơn giản, thuần
loài và khai thác trắng đã làm mất đi lớp đất mặt ngay sau khi khai thác, làm
cơ sở cho sự xâm thực cỏ dại và tre nứa. Điều này đã làm suy giảm đáng kể
trữ lƣợng rừng trồng. Ngay sau đó những nghiên cứu về suy giảm đáng kể về
sản lƣợng rừng trồng tại Trung Quốc đã đƣợc tiến hành trên cơ sở hợp tác
giữa Cơ quan Hỗ trợ Phát triển Hải Ngoại (Anh) và Học viện Hàn lâm Lâm
nghiệp Trung Quốc [45].
Tại vùng rừng Usutu, Swetziland, những nghiên cứu về trồng rừng và

thâm canh rừng trồng đã đƣợc chính phủ Úc hỗ trợ thực hiện ngay từ những
năm 1968, đối tƣợng nghiên cứu là những loài Thông nhƣ Pinus radiata,


6

Pinus patula, mạng lƣới ô tiêu chuẩn định vị hệ thống cũng đƣợc thiết lập trên
khắp lâm phần rừng. Những nghiên cứu về lập địa cho thấy những nơi rừng
đƣợc trồng trên dạng đất phát triển trên hỗn hợp đá mẹ Granit và Gley đều
sinh trƣởng và phát triển tốt ở luân kỳ đầu và luân kỳ hai. Tuy nhiên các lâm
phần trồng rừng trên đá khoáng lại sinh trƣởng và phát triển tốt ở luân kỳ ba.
Trong khi đó khoảng 13% diện tích rừng trồng trên các loại đất phát triển trên
nền đá mẹ là khoáng Gabbro lại sinh trƣởng và phát triển rất kém ngay từ luân
kỳ một và hai (Evans 1996). Những kết quả nghiên cứu này đã chứng minh
một điều rất quan trọng rằng không cần thiết phải tiến hành các biện pháp cải
thiện nguồn gen hay bón phân ở giai đoạn cuối của luân kỳ một sang đầu luân
kỳ tiếp theo [45].
1.1.2. Nghiên cứu về trồng rừng bằng cây bản địa
Những năm gần đây, rất nhiều nơi trên thế giới đã và đang nghiên cứu,
thí nhiệm và trồng rừng thành công bằng những loài cây bản địa. Trong nhiều
loài cây trồng, các cây thuộc chi Paulownia đang đƣợc sự quan tâm của nhiều
nƣớc trên thế giới. Từ những năm 1960 cùng với phong trào lục hóa đất nƣớc
và đang xây dựng các đai rừng phòng hộ bảo vệ ruộng đồng, chi Paulownia
tiếp tục đƣợc nghiên cứu và phát triển ở Trung Quốc, viện Hàn lâm Lâm
nghiệp Trung Quốc (CAF) đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống từ
phân loại, đặc tính sinh thái, phân bố kỹ thuật gây trồng và sử dụng các loài
cây gỗ thuộc chi Paulownia.
Tại Nhật Bản, Trung tâm kỹ thuật lâm nghiệp Kasama đã thiết lập các
mô hình rừng nhiều tầng tán bao gồm nhiều loài cây và ở nhiều cấp tuổi,
trồng ở nhiều mật độ khác nhau ở vùng Tsucuba (có độ cao 876m so với mặt

nƣớc biển) cho các cây Tuyết tùng và đã đƣa ra sự ảnh hƣởng lẫn nhau giữa
các loài cây khi trồng hỗn giao với nhau và tạo ảnh hƣởng môi trƣờng đến
từng cây.


7

Đài Loan và một số nƣớc Châu Á đã đƣa cây bản địa trồng ở những
vùng đất trống đồi núi trọc sau khi đã phủ xanh bằng cây lá kim kết quả là tạo
ra những mô hình rừng hỗn giao bền vững, đạt năng suất cao, có tác dụng tốt
trong việc bảo vệ, chống xói mòn đất.
Tại Úc, ngƣời ta cũng đã quan tâm trồng rừng trên đất trống bằng các
loài cây bản địa có giá trị, sau khi khai thác họ đã nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh phù hợp để phụ hồi lại rừng. Tuy nhiên, chƣa có nhiều
hƣỡng dẫn về thiết kế các rừng trồng đảm bảo lợi ích thiết thực hoặc tìm
những loài thích hợp đảm bảo rừng trồng có năng suất cao.
Ở Queensland - Úc đã có nhiều nghiên cứu về cây bản địa rừng mƣa
vùng Nhiệt đới, nhất là kể từ khi Chính phủ cấm khai thác rừng tự nhiên năm
1988 nhƣ chƣơng trình trồng rừng trang trại cây bản địa, các thí nhiệm trồng
rừng hỗn giao ở bắc Australia; các thí nghiệm chọn loài cây và cự ly trồng ở
Mt Mê, Đông Nam Queensland và ở Lismor thuộc New South Wale cũng nhƣ
một số nơi khác ở Đông Nam Á của Agestam.E, 1985 [47].
Nghiên cứu sinh trƣởng từ một số thí nghiệm đã cho thấy việc lựa chọn
loài cây có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của trồng rừng sản xuất.
Những điều tra của Shilling (1925) và Buse (1931) [42, 43, 45], ở Trung Âu
đã chỉ ra rằng sản lƣợng thể tích của các quần thụ Vân sam và Thông Scots
vƣợt sản lƣợng của chúng trong các quần thụ loài. Jonsson (1962) [39] đã
thấy rằng trên các điểm trung gian, rừng hỗ giao của Vân sam (Abies) và
Thông Scots (Pinus, sylvestris) sinh trƣởng tốt hơn, cho sản lƣợng nhiều hơn
khi trồng riêng biệt. Kennel (1965) cũng cho thấy ở Bayern - Đức, Vân sam

trong hỗn giao với Sồi có sản lƣợng cao hơn trong thuần loài, nhƣng mặt khác
Sồi lại mọc tốt hơn trong các quần thụ loài. Hỗn giao của các loài Bạch đàn
dƣơng (Bulô) và Vân sam nâng cao sản lƣợng lên 135 – 160 %. Linh sam
Douglas (Pseudotsuga menziesii subsp. menziesii) trong quần thụ hỗn giao


8

với Tuyết tùng đỏ (Cryptomeria Japonica) đạt tới 217 m3/ha so với các quần
thụ loài Linh sam Douglas (Pseudotsuga menziesii subsp. menziesii) 203 m3

/ha và loài Tuyết tùng đỏ (Cryptomeria Japonica) chỉ 175 m3/ha. Jense

(1983) thông qua nghiên cứu sinh trƣởng ở Đan mạch thấy rằng Vâm sam
(Abies) trong hỗn giao với Linh sam bạc (Abies alba) có sản lƣợng cao hơn
chính nó trồng thuần loài. Tƣơng tự, Bulô hỗn giao với Thông mọc tốt hơn
Bulô thuần loài. Hỗn giao 25 – 50% giữa Betula pendula với Vân sam (Abies)
đã làm tăng sản lƣợng của Vân sam ở tất cả các tuổi [46].
Qua những nghiên cứu nêu trên có thể thấy việc gây trồng cây bản địa
đƣợc rất nhiều các nhà khoa học quan tâm. Hay việc nghiên cứu đánh giá sinh
trƣởng của cây bản địa tại các vùng hay các điều kiện khí hậu khác nhau phục
vụ việc nhân rộng mô hình trong thực tế là việc hết sức cần thiết.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Các nghiên cứu về trồng rừng bằng cây bản địa
Các khảo nghiệm thăm dò về các loài cây lá rộng bản địa ở Việt Nam
đã đƣợc ngƣời Pháp tiến hành từ những năm đầu của của thế kỷ 20 ở miền
Nam Việt Nam. Các trạm thực nghiệm Trảng Bom, Lang Hanh, Ekmat, Măng
Linh, Tân Tạo…lần lƣợt ra đời từ 1905 đến 1959 để tiến hành trồng khảo
nghiệm nhiều loài cây khác nhau. Từ 1935, Maurand P. đã thử nghiệm trồng
cây Sao dầu (cây mục đích) với cây Muồng đen (cây bạn) có sử dụng cây Đậu

tràm làm cây phù trợ để khôi phụ rừng lá rộng hỗn loài khi bị khai thác kiệt ở
Trảng Bom (Đồng Nai). Đây là mô hình trồng cây lá rộng hoàn chỉnh và
thành công đầu tiên đã đƣợc đƣa vào giáo trình lâm học của trƣờng đại học
Lâm nghiệp.
Ở miền Bắc, các trạm nghiên cứu Lâm nghiệp Cầu Hai (Phú Thọ), Hữu
Lũng (Lạng Sơn) thuộc Viện Lâm nghiệp cũng đã lần lƣợt ra đời và tiến hành
một số nghiên cứu khảo nghiệm cải tạo rừng nghèo kiệt bằng các cây lá rộng


9

bản địa nhƣ Cầu Hai, Hữu Lũng cũng đã đƣợc thành lập và tiến hành thử
nghiệm trồng các loài nhƣ Lim xanh (Erythphroloeum fordii), Ràng ràng
(Ormosia sumata), Vạng (Endospermum chiesnse), Giẻ đỏ (Lithocarpus
ducampii), Trám (Canarium sp.), Lát hoa (Chukrasia tabularis).
Năm 1988, tại Lâm trƣờng Trạm Lập - huyện Kbang - Gia Lai đã trồng
Re gừng (Cinnamomum zeylanicum) trong rạch. Trên rạch trồng phát sạch
dây leo, bụi rậm. Trồng bằng cây con có bầu 15 tháng tuổi, có chiều cao 3050 cm, cự ly cây cách cây 2m. Năm 1993 đo đếm sinh trƣởng của Re gừng
cho thấy: Tỷ lệ sống 85%, đƣờng kính trung bình là 3,86cm, chiều cao bình
quân bằng 4,38m. Cây trong băng chừa có hiện tƣợng che cớm Re gừng. Sự
phân hóa đƣờng kính và chiều cao chƣa rõ. Đến năm 2000 điều tra lại thì tỷ lệ
sống chỉ còn 65%, cây phân hóa mạnh, 30% cây có đƣờng kính bình quân
12cm, cao 9m. Cây lớn nhất có D1.3 = 17cm, chiều cao 14,3m. Số cây còn lại
bị băng chừa lấn át. Nhƣ vậy vấn đề đặt ra là tác động các biện pháp kỹ thuật
lâm sinh nhƣ thế nào để điều chỉnh chế đồ tàn che hợp lý cho cây Re gừng
sinh trƣởng và phát triển tốt.
Từ năm 1992, Trung tâm Lâm nghiệp nhiệt đới đã tiến hành khảo
nghiệm các loài Trám hồng, Cà te, Sao đen, Muồng đen, Vên vên, Long não,
Dầu trà beng…; Liên hiệp Kon Hà Nừng và Viện khoa học Lâm nghiệp cũng
đã tiến hành thí nghiệm các phƣơng thức làm giàu rừng bằng các loài nhƣ

Giổi xanh, Dầu rái, Gội, Xoan mộc, Trám… tại Kon Hà Nừng.
Nghiên cứu về cơ sở khoa học chọn loài cây bản địa trồng rừng phòng
hộ đầu nguồn điển hình là công trình của Trần Xuân Tiệp (1997). Theo tác giả
có hai phƣơng pháp để chọn loài cây bản địa phục vụ cho công tác trồng rừng.
Thứ nhất: Bố trí thực nghiệm và thử nghiệm rồi đƣa ra trồng rừng. Thứ hai:
Tổng kết kinh nghiệm gây trồng trong nhân dân để trồng thử nghiệm hoặc
đƣa ra thành quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997) [24],


10

lại đƣa ra nghịch lý của cây bản địa đó là: thiếu sự hiểu biết về đặc điểm của
từng loài cây bản địa cụ thể: nhu cầu về khí hậu, đất đai, ánh sáng ở các giai
đoạn khác nhau, mối liên hệ giữa các quần thể đa loài, khả năng tái sinh tự
nhiên…do đó khó phát triển cây bản địa trên diện rộng. Một nghịch lý nữa là
cây bản địa quen sống trong môi trƣờng sống hoàn chỉnh, ít biến động nên có
yêu cầu cao về đất và các yếu tố khác. Không thể đƣa trồng cây bản địa ngay
trên đất trống, đồi núi trọc khô cằn, trồng tràn lan trên diện rộng. Do vậy,
muốn gây trồng thành công cây bản địa cần tạo đƣợc những hoàn cảnh tƣơng
đối thích hợp với từng loài cây bản địa. Hoàng Hòe (1994) đã nhấn mạnh
rằng: Trồng rừng bằng nhiều loài cây bản địa thích hợp với đất đai của từng
địa phương là phương hướng lâu dài của chúng ta [14].
Trong nghiên cứu phục hồi rừng tự nhiên, Trần Xuân Thiệp (1997), cho
rằng trồng cây bản địa là một quá trình rút ngắn chu trình phát triển rừng mà
theo nhà sinh thái ngƣời Đức Lalle (1980) nếu để tự nhiên có khi đến hàng
ngàn năm. Nếu rừng bị phá nhƣng còn một độ tàn che nào đó, đem trồng các
cây gỗ bản địa dƣới tán rừng và làm nhƣ vậy đã vƣợt qua đƣợc rất nhiều các
giai đoạn diễn thế mà để tự nhiên phải mất 50 - 70 thậm chí cả 100 năm.
Năm 1994, trong hội thảo về: “Tăng cƣờng các chƣơng trình trồng rừng
ở Việt Nam với sự phối hợp giữa Bộ Lâm nghiệp, dự án tăng cƣờng chƣơng

trình trồng rừng ở Việt Nam (STRAP) và cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(JICA)” đã đƣa ra khuyến nghị quan trọng là cần có nhiều thông tin hơn về
loài cây bản địa để giúp cho các địa phƣơng tham khảo và chọn loài cây phục
vụ cho trồng rừng. Nhằm đáp ứng đƣợc phần nào yêu cầu trên, dự án STRAP
đã cùng với Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam thực hiện dự án “Xác định
các loài cây bản địa chất lƣợng cao để trồng rừng ở Việt Nam”. Kết quả đã
đƣa ra những thông tin có hệ thống và tổng hợp về 210 loài cây cho gỗ chất
lƣợng cao dùng để làm nhà ở và đồ mộc cao cấp. Qua đó cũng cho thấy tiềm


11

năng của cây bản địa ở từng vùng cũng nhƣ trong cả nƣớc rất phong phú
nhƣng số loài cây bản địa có kỹ thuật, có mô hình, có khả năng trồng rừng
còn ít quá. Do vậy cần phải đẩy mạnh nghiên cứu thử nghiệm những loài cây
còn lại mới có thể biến tiềm năng thành hiện thực.
Kể từ những năm 1970 đến nay nƣớc ta đã có gần 50 năm nghiên cứu
và sử dụng cây bản địa để trồng rừng và phát triển Lâm nghiệp trong cả nƣớc.
Theo kết quả điều tra về mức độ và quy mô về trồng rừng cây bản địa ở địa
phƣơng của (Lê Minh Cƣờng, 2008) đến năm 2007 cả nƣớc đã trồng đƣợc
2.323.529 ha rừng với các loài cây bản địa khác nhau.
Trong những năm gần đây nhiều mô hình thử nghiệm trồng rừng hỗn
loài đã thu đƣợc những thành công nhất định. Điển hình là mô hình rừng ẩm
hỗn loài bằng các loài cây bản địa: Gội, Sấu, Trám, Lim xẹt…trên đất nƣơng
rẫy trống trọc tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà - Hải Phòng của Trần Nguyên Giảng
(1994 - 1998). Công trình nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài
bằng các loài cây lá rộng bản địa (Lim xanh, Re gừng, Trám trắng, Vạng
trứng, Sồi phảng và Giổi xanh) trên đất thoái hóa ở các tỉnh phía Bắc (Hoàng
Văn Thắng và cộng sự, 2000 - 2004). Lê Anh Tuấn (1999) đã nghiên cứu đề tài:
“Tìm hiểu kỹ thuật gây trồng và sinh trƣởng của một số loài cây bản địa trồng

thử nghiệm tại Vƣờn thực vật - Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng”. Kết quả tìm ra
một số loài có sinh trƣởng nhanh nhƣ Tai Chua, Chò đãi, Trầm hƣơng [28].
Nguyễn Xuân Quát, Vũ Văn Mễ và Đoàn Bổng (1983 -1985) đã nghiên
cứu đề tài “Bước đầu xác định cây trồng cho các vùng kinh tế lâm nghiệp”.
Kết quả đề tài đã tổng hợp cơ cấu cây trồng cho 9 vùng kinh tế lâm nghiệp,
trong đó có một số loài cây bản địa [26]. Nguyễn Minh Đức (1998) nghiên
cứu sinh trƣởng loài Lim xanh tại vƣờn quốc gia Bến En – Thanh Hóa đã
nhận xét: sự thay đổi cƣờng độ ánh sáng dẫn tới sự thay đổi nhiệt độ từ đó
làm thay đổi ẩm độ dƣới tán rừng và điều này có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng


12

của cây rừng đặc biệt là cây tái sinh [9]. Trong báo cáo chuyên đề về cây
Huỷnh (Tarrietia javannica Blume), Bùi Đoàn có nhận xét: “Huỷnh được coi
là một trong những cây bản địa chủ yếu trong công tác trồng rừng ở Trung
Trung bộ, đặc biệt là ở Quảng Bình” [7].
Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất khi nghiên cứu đề tài “Xác định cơ
cấu cây trồng và xây dựng hưỡng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây chủ yếu
phục vụ chương trình 327”, trong 2 năm 1997 - 1998 đã chọn đƣợc tập đoàn
cây trồng gồm 70 loài và xây dựng đƣợc quy trình, hƣỡng dẫn kỹ thuật cho 20
loài nhƣ: Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss), Muồng đen (Cassia siamea),
Trám trắng (Canarium album), Tếch (Tecktona grandis), Dầu rái
(Dipterocapus alatus) [32].
Chƣơng trình 327 với định hƣớng trồng rừng phòng hộ theo hƣớng hỗn
loài 500 cây bản địa + 1.100 cây phù trợ. Khi thực thi, có hơn 60 tỉnh, thành
phố có dự án trồng rất nhiều mô hình rừng trồng hỗn loài khác nhau với hơn
70 loài cây.
Lâm Phúc Cố (1995) khi nghiên cứu một số loài cây bản địa đƣợc chọn
trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Đà ở Púng Luông, Mù Cang Chải đã

chọn đƣợc 4 loài cây bản địa là: Pơ mu (Fokieniahodginsic Henry et thomas),
Tô Hạp Hƣơng (Altingia takhtadjanii), Giổi (Tahauma Gioi A. Chev) và cây
Song Mật (Calamus ealusetris) có thể trồng làm giàu rừng theo phƣơng thức
trồng xen dƣới tán hay làm giàu rừng theo băng [5].
Trần Nguyên Giảng (1998) đã nghiên cứu trồng 10 loài cây bản dƣới
tán rừng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) và Keo tai tƣợng (Acacia
mangium) tại Vƣờn quốc gia Cát Bà. Kết quả thấy rằng sau một năm trồng
các loài cây bản địa bƣớc đầu sinh trƣởng tƣơng đối tốt, nhƣng sang năm thứ
2 thì cây trồng dƣới tán rừng Keo lá tràm có tỷ lệ sống cao, sinh trƣởng tốt
hơn trồng dƣới tán rừng Keo tai tƣợng [10].


13

Vi Hồng Khanh (2003) khi đánh giá sinh trƣởng của một số loài cây
bản địa phục vụ công tác bảo tồn và phát triển rừng ở Cần Hai - Phú Thọ đã
kết luận: Hầu hết các xuất xứ nhƣ Lim xanh (Erythrophloeum fordii) đều có
tỷ lệ sống cao và sinh trƣởng tốt, đồng thời trong 34 loài cây bản địa nơi
nghiên cứu đã chọn đƣợc các loài: Lim xanh (E. fordii), Re gừng
(C.zeylanicum), Xoan đào (Pyzeum arboreum), Sồi phảng (Castanopsis
cerebrina), Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) là những loài cây mọc
nhanh, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh có khả năng nhân rộng và phát triển cho
các điều kiện lập địa tƣơng tự [18].
Phùng Ngọc Lan (1994), nghiên cứu một số đặc tính sinh thái của loài
Lim xanh (Erythrophlooeum fordii Oliv) đã xác nhận: Vùng phân bố của loài
Lim xanh rất rộng và có mặt ở hầu hết các tỉnh phía bắc nƣớc ta (từ đèo Hải
Vân trở ra) với độ cao phân bố từ 900m trở suống ở phía nam và 500m trở
suống ở phía bắc. Sinh trƣởng thích hợp ở đồi bát úp, độ dốc nhỏ hơn 20o
hoặc ở chân đồi, chân núi nơi dốc tụ [21].
Trong khuôn khổ của của dự án Dự án “Khôi phục rừng và quản lý

rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên Dự án KfW6”. Mô hình thử nghiệm trồng tại khu vực Đá Giăng và Đèo Cù
Mông, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đƣợc tiến hành xây dựng và triển khai
từ tháng 9 năm 2006 [17]. Dự án có các mô hình trồng cây bản địa nhƣ:
Trồng hỗn giao 3 loài: Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea
odorata), Thanh thất (Ailanthus malabarica); diện tích 20 ha. Trồng hỗn giao
09 loài cây: Dầu rái (Dipterocarpus alatus), Sao đen (Hopea odorata), Lim
xanh (Erythrophloeum fordii), Muồng đen (Cassia siamea), Gõ đỏ (Pahudia
Cochinchinensic), Thanh

thất (Grevillea

robusta), Ngân

hoa (Grevillea

robusta), Huỷnh (Tarrietia javanica), Giổi lông (Michelia balansae); diện
tích 01 ha. Trồng thuần 5 loài cây theo khối bao gồm các loài cây: Dầu


14

rái (Dipterocarpus

alatus),

Sao

đen

(Hopea


odorata),

Lim

xanh

(Erythrophloeum fordii), Muồng đen (Cassia siamea), Gõ đỏ (Pahudia
Cochinchinensic), diện tích là 15 ha. Theo báo cáo của dự án KfW6 (2015),
các loài cây bản địa của dự án hiện sinh trƣởng và phát triển tốt và rất có triển
vọng đƣợc nhân rộng trong tƣơng lai.
Nhƣ vậy có thể thấy rất rõ rằng việc gây trồng cây bản địa đã có tiềm
năng lớn và có thể thực hiện đƣợc song không phải loài cây nào và nơi nào
cũng thành công. Xác định loài cây thích hợp, chọn hoàn cảnh gây trồng phù
hợp (đất đai và khí hậu), tạo hoàn cảnh trồng và chọn phƣơng thức trồng
cũng nhƣ xác định rõ nguồn giống phù hợp sẽ là những điều kiện cơ bản của
thành công.
Tóm lại việc nghiên cứu sinh trƣởng của cây bản địa làm cơ sở để chọn
loài cây bản địa và phƣơng thức trồng rừng là một hƣớng đi đúng đắn và có
cơ sở khoa học, khả năng áp dụng vào thực tiễn cao. Dự án KfW4 đã trồng rất
nhiều loài cây bản địa khác nhau nhƣ: Lát hoa, Giẻ, Dó trầm, Lim xanh, Lim
xẹt, Sao đen, … hiện tại phát triển tốt. Tuy nhiên dự án chƣa có những nghiên
cứu cụ thể đề cập đến biện pháp kỹ thuật tác động vào tầng cây cao, biện pháp
chăm sóc và nuôi dƣỡng cây bản địa. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sinh
trƣởng của các loài cây bản địa là việc làm cần thiết cho việc phát triển trồng
rừng cây bản địa cho dự án ở các giai đoạn tiếp theo nói riêng và góp phần
nhỏ trong việc gây trồng cây bản địa tại Việt Nam nói chung.
1.2.2. Một số vấn đề trong gây trồng cây bản địa
Rừng tự nhiên nhiệt đới phong phú và đa dạng của nƣớc ta nói riêng và
khu vực nói chung đã và đang tiếp tục bị suy thoái nghiêm trọng, đất trống

đồi núi trọc ngày một tăng, những loài cây rừng vốn có rất quý của đất nƣớc
gần nhƣ vắng mặt chƣa đƣợc quan tâm sử dụng hoặc quan tâm này còn chƣa
đúng mức trong hệ thống cây trồng để phục hồi và phát triển rừng mặc dù đã,


15

đang và sẽ là đối tƣợng của các chƣơng trình nghiên cứu trong nƣớc cũng nhƣ
các chƣơng trình hợp tác quôc tế. Đặc biệt là những cây đặc hữu và quý hiếm
không chỉ có giá trị kinh tế cao không có gì thay thế đƣợc mà còn có ý nghiã
lớn về bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn gen.
Những năm gần đây, nhiều chƣơng trình, dự án quốc gia và quốc tế nhƣ
chƣơng trình sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển và mặt
nƣớc (QĐ 327/CT), bảo tồn gen, các dự án về xây dựng rừng phòng hộ đầu
nguồn và rừng đặc dụng (QĐ 194/CT) về chƣơng trình phát triển nông thôn
miền núi (hợp tác Việt Nam – Thụy Điển thông qua tổ chức SIDA), dự án
661, các dự án trồng rừng do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức tài trợ
thông qua ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), chƣơng trình giống quốc gia… đã
rất coi trọng và bắt đầu chú ý đến gây trồng và phát triển cây bản địa. Tuy
nhiên các kết quả đạt đƣợc còn khá khiêm nhƣờng. Bên cạnh những khó khăn
dễ gặp phải nhƣ về kỹ thuật gây trồng chƣa hoàn chỉnh, cơ cấu loài nghèo nàn,
nguồn giống có chất lƣợng chƣa đảm bảo đặc biệt là các loài bản địa lá rộng
chƣa hoàn hảo, còn có một khó khăn lớn trong quá trình thực hiện đó là vấn đề
tâm lý, tƣ tƣởng sợ trồng cây bản địa khả năng thất bại gặp phải là khá lớn.
Định hƣớng gây trồng và đa dạng hoá các loài cây bản địa trong cơ cấu
cây trồng lâm nghiệp là một định hƣớng đúng đắn, quan trọng và cần thiết
nhằm nâng cao chức năng của rừng về hiệu quả kinh tế - xã hội và sinh thái
môi trƣờng liên quan đến chiến lƣợc phát triển ổn định và lâu bền của đất
nƣớc. Tuy vậy, đây cũng không phải là một vấn đề đơn giản, đành rằng cũng
đừng quan trọng hoá quá mức nhƣng cũng không thể sốt ruột và áp đặt theo

ý chỉ chủ quan của bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào. Nhiều bài học thực
tế về chạy đua cơn sốt đều dẫn đến thất bại, không đáp ứng đƣợc các chức
năng cơ bản của rừng về cung cấp cũng nhƣ phòng hộ và yêu cầu đa dạng
hoá sản phẩm.


16

1.2.3. Những thách thức khi trồng cây bản địa đối với dự án KfW
Các dự án trồng rừng KfW do Chính phủ CHLB Đức tài trợ đã, đang
thực hiện tại 19 tỉnh của Việt Nam từ năm 1999 cho đến nay các dự án này đã
góp phần tăng độ che phủ rừng ở các vùng dự án, góp phần giảm thiểu sự đe
doạ hệ sinh thái. Trên cơ sở các mục tiêu cần đạt đƣợc của dự án, các loài cây
bản địa đã đƣợc chú trọng gây trồng.
Các mục tiêu trồng rừng của dự án KfW thực hiện cho đến nay là bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên. Các dự án tập trung vào trồng và quản lý rừng bền
vững “rừng sản xuất có chức năng phòng hộ”. Điều này có nghĩa là chỉ có
những khu trồng rừng nào phù hợp với khái niệm trên và có biểu hiện hoặc
nguy cơ bị xói mòn và ở những nơi có nhu cầu trồng rừng để bảo vệ đất nông
nghiệp hay bảo vệ các hồ chứa nƣớc phục vụ cho các công trình thuỷ lợi.
Hoạt động phù hợp với mục tiêu thì việc gây trồng cây bản địa phù hợp với
các dạng lập địa, sinh thái…vùng dự án là một điều hiển nhiên phải thực hiện.
Tuy vậy, vấn đề gây trồng cây bản địa luôn gặp phải những khó khăn, đó là:
- Về phương diện đầu tư: Đòi hỏi phải có sự đầu tƣ thích đáng hay nói
cách khác cần phải có đủ đáp ứng thoả đáng về kỹ thuật cũng nhƣ các yêu cầu
khác và đối với ngành lâm nghiệp Việt Nam không phải lúc nào cũng giải
quyết đƣợc khi mà kinh phí dành cho lâm nghiệp không lớn.
- Về phương diện xã hội: Không những các hộ dân và cả các đơn vị
quốc doanh cũng nhƣ các thành phần kinh tế khác đều muốn lựa chọn các loài
cây phù hợp với mục đích kinh tế, nhanh cho sản phẩm tung ra thị trƣờng, thu

nhập cao mà không hoặc ít quan tâm tới mục đích sinh thái và phát triển bền
vững. Chính vì vậy đã dẫn đến việc tập đoàn cây trồng hết sức đơn giản, dựa
vào một số loài cây chủ yếu nhƣ các loài Bạch đàn, Keo…Các loài cây bản
địa có giá trị kinh tế cao và truyền thống nhƣ Lim xanh, Lát hoa, Cẩm lai, Gụ
mât, Dáng hƣơng…bị khai thác lạm dụng đến mức quá báo động khẩn cấp


17

không đƣợc chú ý tới. Một số loài có giá trị kinh tế nhƣ Lõi thọ, Kháo vàng,
Dẻ đỏ… cũng ít đƣợc quan tâm.
- Về phương diện kỹ thuật: Việc gây trồng cây bản địa nói riêng ở nƣớc
ta thực chất chỉ mới quan tâm phát triển trong vòng hai mƣơi năm nay, các kỹ
thuật xử lý lâm sinh, kinh nghiệm gây trồng còn hết sức hạn chế. Các cơ sở
khoa học cho các giải pháp lâm sinh cũng chƣa đầy đủ.
Các mô hình trồng cây bản địa nhằm định hƣớng cho sự phát triển nhất
là các mô hình trên diện tích lớn hầu nhƣ không có. Các mô hình trồng thử
nghiệm rút ra các cơ sở khoa học cho kỹ thuật gây trồng đối với các loài cây bản
địa là không có hoặc không đƣợc theo dõi lâu dài.
Chính vì vậy kiến thức về gây trồng cây bản địa ở phạm vi toàn quốc
nói chung và trong vùng của dự án KfW nói riêng đã thiếu lại càng thiếu.
Các vùng quy hoạch giống chuẩn quốc gia hầu nhƣ chƣa đƣợc xác
định rõ dẫn tới cung cấp giống không đƣợc kiểm soát và chất lƣợng kém.
Các vùng đất đƣợc lựa chọn cho lâm nghiệp nói chung và cho KfW
nói riêng thƣờng rất xấu, ngoại trừ các diện tích có khả năng khoanh nuôi
tái sinh còn lại là đất trống trọc và nghèo dinh dƣỡng.
Tóm lại về phƣơng diện kỹ thuật cho gây trồng bản địa còn nhiều tồn
tại dẫn tới nhiều khó khăn khi thực thi, trong khi đó các dự án đầu tƣ tài chính
không đƣợc phép chờ kết quả nghiên cứu rồi mới thực hiện.
- Về phương diện quản lý: Cũng còn khá nhiều bất cập, nhất là tâm lý

sợ thất bại khi trồng cây bản địa trên diện rộng cũng đã ảnh hƣởng rất lớn đến
định hƣớng trên. Tâm lý này dễ xảy ra đối với tất cả các cấp trong hệ thống
quản lý ngành cũng nhƣ quản lý dự án. Loài cây trồng thƣờng đƣợc chọn là
loài có nguồn gốc dễ kiếm, kỹ thuật gây trồng đơn giản. Chính vì lý do này rất
dễ dấn đến sự quản lý và tổ chức thực hiện thiếu định hƣớng theo mục tiêu đã
xác định.


×