Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom loài thông caribê (Pinus caribaea morelet) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 76 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Người cam đoan
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam
theo chương trình đào tạo thạc sỹ từ năm 2015 đến 2017. Trong quá trình
thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Ban Lãnh Viện
Nghiên cứu giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp – Trung tâm thực
nghiệm và chuyển giao giống cây rừng đã tận tình hướng dẫn tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc đến TS. Phí Đăng Sơn
– Bộ môn Đất Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, TS. Nguyễn Đức Kiên
Phó viện trưởng Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học lâm nghiệp đã
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới ThS. Cấn Thị Lan – giám đốc trung tâm
thực nghiệm và chuyển giao giống cây rừng và toàn bộ cán bộ công nhân


viên của trung tâm thực nghiệm và chuyển giao giống cây rừng đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi ủng hộ và giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu
Tôi xin gửi tới các thầy, cô và các cán bộ trường đại học Lâm nghiệp
Việt Nam lời cảm ơn chân thành và sâu sắc, những người đã giảng dạy kiến
thức, truyền đạt kinh nghiệm và dành những điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn gửi đến những người thân yêu trong gia đình, bạn
bè một tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn sâu sắc, những người luôn ở bên
tôi, chia sẻ động viên, ủng hộ và dành mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên
cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
HỌC VIÊN

Nguyễn Thị Thu Dung


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Nghĩa đầy đủ

Viết tắt

1

PCH

Thông caribê biến chủng hondurensis


2

PCB

Thông caribê biến chủng bahamensis

3

PCC

Thông caribê biến chủng caribaea

4

NAA

Chất điều hòa sinh trưởng (axit nethalen- axetic)

5

ABT

Chất điều hòa sinh trưởng (rooting powder)

6

IBA

Chất điều hòa sinh trưởng (axit indol- butyric)


7

ĐC

Đối chứng

8

CTTN

Công thức thí nghiệm

9

CT

Công thức


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
STT

Tên hình

Trang

2.1

Vườn vật liệu thông caribê


21

2.2

Hom thông caribê

21

2.3

Vườn giống thông caribê

21

2.4

Hom thông caribê từ cây trưởng thành

21

2.5

Sơ đồ bố trí thí nghiệm giâm hom

22

2.6

Chất điều hòa sinh trưởng dạng dung dịch


23

2.7

Xử lý hom giâm và giâm hom Thông caribê

23

2.8

Bố trí thí nghiệm giâm hom loại giá thể

24

2.9

Giá thể trong giâm hom loài thông caribê

25

2.10 Đếm số rễ và đo chiều dài rễ dài nhất

26

3.1

Hom Thông caribê sử lý chất điều hòa sinh trưởng khác
nhau


35

3.2

Cây hom Thông caribê từ loại hom khác nhau

38

3.3

Ảnh hưởng của giá thể đến chất lượng bộ rễ

43

3.4

Cây hom có cây mẹ là cây trưởng thành

57


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

1.1


Phân bố tự nhiên của Thông caribê

5

1.2

Rừng trồng Thông caribê ngoài vùng phân bố tự nhiên

6

1.3

Xuất sứ Thông caribê được công nhận giống

16

3.1

Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỷ lệ sống,
tỷ lệ ra rễ của hom Thông caribê

30

3.2

Chất lượng bộ rễ của Thông caribê sử lý chất điều hòa
sinh trưởng.

33


3.3

Tỷ lệ sống, ra rễ của hom Thông caribê

36

3.4

Chất lượng bộ rễ ở các CTTN lại hom Thông caribê

37

3.5

Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống, ra rễ của hom Thông
caribê

40

3.6

Chất lượng bộ rễ ở các CTTN giá thể.

41

3.7

Tuổi cây trưởng thành ảnh hưởng đến chất lượng hom
Thông caribê
Chỉ tiêu ra rễ của hom thông caribê lấy từ cây trưởng

thành

44

3.8

46


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu

Trang

3.1

Tỷ lệ hom sống của chất điều hòa sinh trưởng khác nhau

30

3.2

Tỷ lệ hom ra rễ của chất điều hòa sinh trưởng khác nhau

31

3.3


Ảnh hưởng loại chất điều hòa sinh trưởng đến chất lượng
bộ rễ

34

3.4

Tỷ lệ hom sống, ra rễ của các loại thông caribê

36

3.5

Chất lượng bộ rễ của hom thông caribê

37

3.6

So sánh ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống, tỷ lệ ra rễ
của hom thông caribê

40

3.7a Số rễ, chiều dài rễ dài nhất của hom ở CTTN loại giá thể

41

3.7b Chỉ số ra rễ của hom ở CTTN loại giá thể


42

3.8

So sánh tỷ lệ hom sống và tỷ lệ hom ra rễ của các tuổi cây
trưởng thành.

45

3.9a Số rễ TB / hom ở cây trưởng thành

47

3.9b Chiều dài rễ của hom ở cây trưởng thành

47

3.9c Chỉ số ra rễ ở độ tuổi khác nhau của cây trưởng thành

47


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông caribê (Pinus caribaea Morelet) là loài cây nguyên sản ở vùng
Trung Mỹ gồm các nước Bahamas, Cuba, Belize, Honduras, Guatemala và
Nicaragua. Đây là loài cây có giá trị kinh tế cao, sinh trưởng nhanh trên nhiều
vùng sinh thái, thân thẳng đẹp, cành nhánh nhỏ, có khả năng chống chịu gió
bão tốt. Gỗ Thông caribê có thớ thẳng mịn, độ bóng vừa phải, có thể sử dụng

làm gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ, ván dăm, ván ép, bột giấy sợi dài, gỗ đóng tàu
thuyền, gỗ bao bì, ván ốp trần, đồ nội thất… gỗ Thông đáp ứng được nhiều
mục tiêu vì thế Thông caribê là loài cây để trồng rừng công nghiệp, được rất
nhiều nước nhập giống gây trồng, chủ yếu là các nước thuộc vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới. Việt Nam là một nước nhiệt đới có các điều kiện địa lý khá
tương đồng với sự phân bố tự nhiên của Thông caribê.
Thông caribê được đưa vào trồng khảo nghiệm ở nước ta từ năm 1963
trên nhiều địa điểm khắp cả nước. Các kết quả khảo nghiệm đã cho thấy đây
là loài cây sinh trưởng nhanh và hình dạng thân đẹp hơn rõ rệt so với các loài
thông đã được gây trồng ở nước ta như Thông ba lá, Thông nhưa, Thông đuôi
ngựa. Thông caribê đồng thời có phạm vi thích ứng rộng từ các vùng cao đến
vùng ven biển trên nhiều dạng khí hậu và đất đai khác nhau, cây vẫn có sinh
trưởng tương đối tốt trên các lập địa thoái hóa, nghèo dinh dưỡng.
Chính vì những ưu điểm trên mà QĐ Số: 774/QĐ-BNN-TCLN, ngày
18 tháng 4 năm 2014 đã đưa cây Thông caribê vào trong danh mục cây trồng
rừng chủ yếu. Tuy nhiên Thông caribê chỉ có khả năng ra hạt hữu thụ ở một
số địa điểm nhất định ở Việt Nam vì vậy việc phát triển rộng rãi loài cây này
ở nước ta gặp nhiều hạn chế mặc dù đây là loài cây rất có tiềm năng cho trồng
rừng cung cấp gỗ lớn.
Để khắc phục hiện tượng bất thụ của Thông caribê và phát triển nhanh
giống Thông caribê vào sản xuất thì nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng (mô,


2

hom và phôi nhân tạo) là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên,
nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hoặc phôi nhân tạo đòi hỏi công
nghệ cao, điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, thời gian nghiên cứu dài. Vì vậy,
giải pháp nhân giống bằng hom có thể coi là thích hợp nhất, vừa nhanh chóng
đáp ứng được nhu cầu về giống trước mắt do có hệ số nhân giống khá cao,

nguồn đầu tư cho việc sản xuất cây con thấp, thời gian ngắn.
Chính vì những lý do trên việc triển khai thực hiện đề tài luận văn: “
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp giâm hom loài Thông
Caribê (Pinus Caribaea Morelet)”, là cần thiết.


3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
I. Tình hình nghiên cứu cải thiện giống Thông caribê trên thế giới
1.1 Đặc điểm hình thái, phân bố, tiềm năng và tình hình gây trồng Thông
caribê trên thế giới
Thông caribê (Pinus caribaea Morelet) là loài cây nhiệt đới, thuộc họ
thông (Pinaceae) và nằm trong bộ thông (Coniferales) ngành hạt trần
(Gynospermae), là loài cây gỗ lớn, ưa sáng và là một trong những loài cây lá
kim mọc nhanh trên thế giới. Thân thẳng, tán hình tháp, cành nghiêng sau xoè
rộng. Lá hình kim mọc cụm trên đầu cành ngắn, mỗi cụm 3 lá ít khi 4 hoặc 5
lá, sống lâu. Nón đực hình trụ, dài 1,3-3,2cm. Nón cái trên đầu cành non hình
viên chuỳ dài 5 – 10cm, đường kính 2,5 đến 3,8cm. Nón cái chín trong 2 năm,
lúc đầu màu tím hồng sau màu xanh, khi chín hoá gỗ màu nâu. Nón có cuống
ngắn thường vẹo và quặp về phía cành. Hạt hình trứng dài 6mm, đường kính
3mm. Vỏ hạt màu nâu có nhiều lấm chấm tròn. Hạt có cánh mỏng dài 2 –
2,5cm, thường 1kg hạt chứa 50.000-60.000hạt (Lê Mộng Chân, Lê Thị
Huyên, 2000) [1].
Thông caribê phân bố tự nhiên từ 120 13’ đến 270 25’ vĩ độ Bắc và 700
41’ đến 890 25’ kinh độ Tây gồm các nước và đảo quanh vùng vịnh Caribê
như: Mêhicô, Honduras, Guatemala và Cuba. Ở lập địa thích hợp, cây Thông
Caribê 15 tuổi tăng trưởng bình quân năm có thể đạt tới 1,5m chiều cao và
2,5cm đường kính (Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên, 2000) [1].

Thông caribê là loài Thông bản địa ở vùng Trung Mỹ. Dựa vào sự phân
bố tự nhiên của loài ở các vùng địa lý khác nhau, Thông caribê được chia
thành 3 biến chủng (Luckhof, 1964; Lamb, 1973) như sau:
- Pinus caribaea var hondurensis (PCH) phân bố dọc bờ biển Đại
Tây Dương vùng Trung Mỹ, từ Belize tới bắc Nicaragua, từ 12° đến 18° vĩ độ


4

Bắc, từ 83°30 tới 89°25 kinh độ Tây. PCH mọc tự nhiên ở Belize, Guatemala,
Honduras và Nicaragua ở độ cao dưới 1000m so vói mặt nước biển. Cây
trưởng thành có thể cao tới 35 - 40m, sinh khối đạt khoảng 10 - 40m3/ha/năm.
- Pinus caribaea var bahamensis (PCB) phân bố ở quần đảo Bahamas
và Caicos (24° - 27° vĩ độ Bắc, 71°40’ - 79° kinh độ Tây). Cây mọc ở độ cao
gần 12m so với mặt nước biển, cây trưởng thành cao khoảng 15 - 20m.
- Pinus carỉbaea var caribaea (PCC) phân bố ở phía tây Cuba và trên
đảo thông (22° - 23° vĩ độ Bắc, 82°20’ - 84° 15’ kinh độ Tây). Cây mọc tự
nhiên ờ độ cao dưới 280m so với mặt nước biển.
Vùng phân bố tự nhiên của PCH từ bờ biển vào sâu trong lục địa nên
sự biến động của các yếu tố khí hậu là khá lớn. Ví dụ nhiệt độ mùa đông ở nội
địa của Belize có thể xuống tới 5°c, trong khi mùa hè có thể nóng tới 37°c.
Tuy nhiên, nhiệt độ không bao giờ xuống tới mức đóng băng. Lượng mưa
phân bổ không đều giữa các vùng, biến động từ 1.500mm/năm ở núi Thông
(Belize) tới 3.900 mm/năm ở Bluefields (Nicaragua). Những lâm phần Thông
ở sâu trong lục địa có lượng mưa thấp hơn so với ven biển. Lượng mưa hàng
năm ở thung lũng sông Choluteca ở Hunduras có thể xuống tới 660mm với 6
tháng lượng mưa không vượt quá 40mm/tháng. Vì phân bố ở vùng Trung Mỹ,
PCH thích họp với nhiều loại đất, từ đất cát xốp, thoát nước tốt, đất phù sa
đọc bờ biển Đại Tây Dương tới các loại đất trong lục địa được hình thành từ
các loại đá mẹ phiến thạch, granite, schist và đá cát với độ PH từ 4 đến 5, tầng

đất từ dày tới mỏng. Đất sét chặt bí, thoát nước không tốt không thích họp với
Thông caribê [4].
Quần đảo Bahamas và Caicos, nơi PCB mọc tự nhiên có khí hậu ấm áp,
mùa đông khô và không có sương muối. Biến động về nhiệt độ không quá lớn
giữa các mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình dao động từ khoảng 22°c ở
tháng lạnh nhất tới 28°c ở tháng nóng nhất. Lượng mưa trung bình năm là


5

1.185mm và tập trung chủ yếu ở các tháng 9 và 10. Lượng mưa biến động từ
khoảng 177mm ở tháng có lượng mưa nhiều nhất tới 32mm ở tháng khô nhất.
Mùa khô từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. PCB nơi nguyên sản mọc tốt trên
đất phong hoá từ đá vôi san hô, thoát nước tốt. Loại đất này khá nông, nghèo
dinh dưỡng và chứa đựng nhiều ôxít sắt bị rửa trôi từ tầng đá vôi. Vì được
hình thành từ đá vôi nên có tính kiềm cao, độ PH = 8,4 hoặc có thể cao hơn.
Tuy nhiên, nấm cộng sinh ở rễ của PCB phát triển tốt ở đất có tính kiềm cao
và có thê sẽ là nguyên nhân chủng này không được gây trồng nhiều=goài nơi
phân bố tự nhiên của chúng.
PCC sinh trưởng ở điều kiện biến động lớn về nhiệt độ thì phát triển
kém. Nhiệt độ thấp nhất và cao nhất ở Cuba có thể là từ 12°c tới 34°c. Lượng
mưa biến động từ 1.060mm/năm ở bờ biển phía Nam tới 1.794mm/năm ở đảo
thông. Vùng phân bố của PCC cũng có một mùa đông khô và lượng mưa tập
trung vào một số tháng mùa hè. PCC nơi nguyên sản thích họp với đất phát
triển trên đá mẹ phiến thạch hoặc đá cát, thoát nước tốt, độ PH < 5. PCC
không sinh trưởng trên đất đá vôi mặc dù dạng đất này có rất nhiều ở Cuba
Bảng 1.1: Phân bố tự nhiên của Thông Caribê
Chủng

Vĩ độ (vĩ độ Bắc) Kinh độ (kinh độ Tây) Độ cao so với mực

nước biển (m)

Caribaea

210 30’ - 220

820 20’ - 840 15’

0 - 280

Bahamensis

710 40’ - 790

0 - 12

Hondurensis


0
210 40
30’ - 27
120 10’ - 180

830 30’ - 890

0 - 1000

Tổng hợp


120 10’ - 270

710 40’ - 890

0 - 1000

Nguồn: Anoruo and Berlyn, 1993


6

Bảng 1.2: Rừng trồng Thông caribê ngoài vùng phân bố tự nhiên
Tên nƣớc
Argentina
Australia
Brazil
Colombia
Congo
Dahomy & Togo
Fiji
French Guyana
Gambia
Ghana
Guyana
Hawaii Islands
India
Ivory Coast
Jamaica
Kenya
Madagascar

Malaysia
Malawi
St.Lucia & Domonica
Mozambique
Nigeria
Philippines
Puerto Rico
Sierra Leone
Solomon Islands
South Africa
Sri Lanka
Surinam
Tanzania
Trinidad & Tobago
Uganda
Venezuela
Zaire
Zambia
Zimbabwe

Vĩ độ
22 0- 550N
100 - 28030’N
40B - 330N
120 B - 400N
3030’B - 50N
60 - 120B
120 -170N
20 - 5040’B
130B

50 - 100B
10 - 90B
190 - 270B
80 - 330B
50 - 100B
17040’ - 18030’B
4030’B - 50N
120 - 250N
1030 - 6 050’B
9030’ - 170N
120 - 15030’B
100 - 270N
40 - 140B
5030’ - 180B
180 - 18030’B
70 - 10 0B
50 - 110N
220 - 350N
60 - 9050’B
20 - 60B
10 - 120N
100 - 110B
40 B - 10N
10 - 120B
50 - 130N
80 - 180N
15030’- 22031’N

Kinh độ
570 - 730 T

1370 30’ - 1530 Đ
350 - 740T
670 31 - 790 T
110 - 190 Đ
10 - 40 Đ
1770 - 1800 Đ
510 30’ - 540 40’ T
140 - 170 T
10 Đ - 50 T
560 - 610 T
1550 - 1580 T
670 - 970 31’ Đ
30 - 80 T
760 - 790 T
340 - 420 Đ
430 - 500 Đ
1000 - 1190 Đ
330 - 360 Đ
610 - 620 T
300 - 410 Đ
30 - 140 30’ Đ
1170 - 1270 Đ
650 30’ - 67 0T
100 - 130 T
1540 - 1630 Đ
160 - 330 Đ
790 40’ - 810 50’ Đ
540 - 580 T
300 - 400 Đ
610 T

290 - 350 Đ
600 - 730 T
120 - 310Đ
220 - 330 Đ
250 - 330 Đ

Nguồn: Anoruo and Berlyn, 1993

Độ cao (m)
762
820
150 - 700

490
1128
914
>820
1150 - 2438
900
0 - 120

1220
300

0 - 1500

600
1070 - 1830
250 - 1800
900 - 1200

900 - 1830


7

Thông caribê đã được dẫn nhập gây trồng ở trên 65 nước trên thế giới
(Baylis và Barnes, 1989) [16].
Giới hạn vĩ độ vùng trồng của Thông caribê được mở rộng đáng kể so
với nơi nguyên sản, từ vĩ độ 55° Nam ở Argentina tới 33° vĩ độ Bắc ở Ấn Độ.
Giới hạn kinh độ cũng được mở rộng từ 180° kinh độ Đông ở Fiji tới 158°
kinh độ Tây ở Hawaii. Độ cao vùng trồng biến động từ mặt nước biển tới
1200m ở Zaire, 1220m ở Nigeria, trên 1820m ở Uganda và 2400m ở Kenya.
Như vậy, Thông caribê đã được gây trồng trên tất cả các dạng khí hậu của các
nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vùng trồng của loài này đã được mở rộng cả
về độ vĩ và độ kinh, cả từ vùng có khí hậu miền núi tới khí hậu cận miền núi
và vùng ven biển.
Do được gây trồng ở nhiều vị trí địa lý và khí hậu khác nhau, đất trồng
Thông caribê ngoài nơi nguyên sản của chúng cũng rất đa dạng. Nhìn chung,
Thông caribê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Các tính chất
vật lý của đất là độ sâu tầng đất, khả năng thoát nước, độ dốc, độ kết dính của
tầng đất mặt và kết cấu của đất sẽ quyết định sự thành công của rừng trồng
Thông caribê ngoài nơi nguyên sản của nó. Keat, 1981), Kok (1974) cũng xác
định rằng đất phù sa châu thổ, tầng dày, thoát nước tốt sẽ là điều kiện lý tưởng
cho rừng trồng Thông caribê. Ở Guyana thuộc Pháp một khảo nghiệm Thông
caribê ở 10 tuổi (1960 – 1970) cây có chiều cao bình quân 19m, cá biệt có cây
cao tới 25m (Nikles et al, 1978) [ 23 ]. Ở Côngô – Brazaville, sau 4 năm
trồng, các xuất xứ của Hondurensis đạt được chiều cao 5,97m (1,3m/năm) và
đường kính là 8,3cm (2,08cm/năm); biến chủng Bahamensis đạt 4,34m về
chiều cao (1,08m/năm) và 5,6cm về đường kính (1,4cm/năm) (Nikles et al,
1978) [23].

Ở Malaysia, Thông caribê được trồng trên diện tích lớn và cho sinh
khối bình quân khoảng 17m3 /ha/năm. Ở đặc khu miền bắc Australia, các xuất


8

xứ tốt nhất của Hondurensis ở tuổi 10 cho sinh khối bình quân 22m3 /ha/năm.
Ở Bang Queensland (cũng thuộc Australia), ở 9,5 tuổi các xuất xứ của biến
chủng caribeae đạt 16-18m3 /ha/năm và các xuất xứ của biến chủng
Bahamensis đạt 14,8m3 /ha/năm (Nikles et al, 1978) [ 23 ].
1.2 Tình hình nghiên cứu chọn giống Thông caribê trên thế giới
- Vào năm 1958, tại Koraput, Ấn Độ cũng đã xây dựng một khảo
nghiệm xuất xứ Thông caribê gồm các xuất xứ của PCH là Guatemala,
Nicaragua, Honduras, Belize và Queensland (Australia) cũng xuất xứ Andros
của PCB và 1 xuất xứ Cuba của PCC. Khảo nghiệm được bố trí ở các điểm
khác nhau ở độ cao 700-1000 m. Kết quả cho thấy các xuất xứ thuộc PCH có
sinh trưởng tốt nhất trên các điểm khảo nghiệm. Sau 10 năm trồng xuất xứ có
sinh trưởng tốt nhất là Limone (Ht = 11,4 m; Dbh = 16 cm), Guanaja (Ht =
9,2 m; Dbh = 14,8 cm), Rico Coco (Ht = 10 m; Dbh = 13,8 cm), Alamicamba
(Ht = 9,8 m; Dbh = 13,7 cm) (Nikles et al.,1978) [23].
- Từ năm 1970, Viện lâm nghiệp Oxford đã tiến hành thu hái hạt trên
những vùng rộng lớn đại diện cho tất cả các vùng phân bố của cả 3 biến
chủng (khoảng 50 xuất xứ) và đã xây dựng một hệ thống gồm hơn 180 khảo
nghiệm trên 53 nước. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu cho thấy PCH có sinh
trưởng nhanh nhất, tiếp theo là PCB và PCC có sinh trưởng kém nhất trên hầu
khắp các khảo nghiệm (Dvorak et al., 1993[18].; Greaves, 1980)[19]. Sự sai
khác về sinh trưởng cũng như các tính trạng khác chỉ được ghi nhận ở PCH
mà không thể hiện ở hai biến chủng còn lại mà nguyên nhân được giải thích
có thể là do phạm vi phân bố hẹp của hai biến chủng này (Greaves, 1981)[20].
Với PCH, nhìn chung các xuất xứ từ vùng ven biển phía nam Nicaragua và

Honduras có sinh trưởng nhanh và khả năng chống chịu gió tốt hơn so với các
xuất xứ ở vùng cao hoặc vùng khô hạn sâu trong đất liền khi khảo nghiệm ở
vùng nhiệt đới ẩm gần xích đạo.


9

- Các xuất xứ từ vùng cao hoặc vùng khô trong đất liền của PCH
thường có sinh trưởng chậm, ra hoa sớm và hay bị bệnh khô ngọn (Greaves,
1981)[20]. Một số xuất xứ thuộc PCH có sinh trưởng nhanh trên nhiều khảo
nghiệm có thể kể đến là Karawala, Alamicamba, Poptun và Brus Lagoon, các
xuất xứ Byfield, Santa Clara và Culmi cũng là những xuất xứ có triển vọng
(Greaves, 1980)[19]. Theo chiều ngược lại bốn xuất xứ có sinh trưởng kém
trên nhiều lập địa có thể kể đến là Santos, Melinda, Kuakuil và Briones
(Greaves, 1980)[19]. Kết quả khảo nghiệm trên độ cao 1000 m cho thấy các
xuất xứ thuộc PCB có sinh trưởng tốt hơn các biến chủng khác. PCC có sinh
trưởng kém nhất nhưng có độ thẳng thân và dạng cành tốt nhất (Greaves,
1981)[20].
- Trên các khảo nghiệm thứ tự xếp hạng của các xuất xứ cũng có sự
biến động mạnh theo tuổi. Trên các khảo nghiệm xuất xứ tại Queensland, ở
giai đoạn 5,5 tuổi ghi nhận sự sai khác không đáng kể. Sự sai khác chỉ thể
hiện rõ hơn ở tuổi 8-10, đồng thời có sự thay đổi về thứ tự xếp hạng giữa tuổi
8 và 10, cụ thể ở tuổi 8 xuất xứ Byfield có sinh trưởng nhanh nhất nhưng ở
tuổi 10 thì xuất xứ Guanaja có sinh trưởng tốt hơn mặc dù chất lượng thân cây
không bằng xuất xứ Byfield. Từ các kết quả đánh giá trên, Eismann et al.
(1983) kết luận rằng không thể có những đánh giá sớm trước tuổi 8-10 đối với
Thông caribê đồng thời “không có một xuất xứ nào có thể kết hợp được tất cả
các tính trạng có giá trị và để chọn lọc được xuất xứ tốt thì phải dựa trên
nhiều khảo nghiệm trên nhiều vùng sinh thái khác nhau.
- Tóm lại, Thông caribê đã được khảo nghiệm ở rất nhiều nước trên thế

giới, tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong ba biến chủng
được đưa vào khảo nghiệm thì PCH có sinh trưởng tốt nhất trên tất cả các
khảo nghiệm. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới thì các xuất xứ vùng ven biển
thuộc Belize, Nicaragua, Guatemala có sinh trưởng vượt trội so với các xuất


10

xứ ở vùng lục địa. Các xuất xứ của PCC có sinh trưởng kém nhất nhưng có
dạng thân đẹp nhất trong khi các xuất xứ của PCB có sinh trưởng tốt trên
những lập địa đất khô cằn, tầng đất nông hoặc trên lập địa vùng cao. Việc
đánh giá các xuất xứ cần được tiến hành trên nhiều khảo nghiệm ở nhiều lập
địa khác nhau và cần có thời gian đủ dài để đánh giá khả năng sinh trưởng của
từng xuất xứ.
Moura và Dvorak (2001) đánh giá hệ số di truyền theo nghĩa của các tính
trạng sinh trưởng, hình dạng thân, kích thước cành, đuôi chồn trên 7 khảo
nghiệm của hệ thống CAMCORE ở Brazil, Columbia và Venezuela với 172
gia đình thuộc 8 xuất xứ từ Honduras và Guatemala ở giai đoạn 12 tuổi cho
thấy hệ số di truyền của các tính trạng sinh trưởng (0,28 – 0,34) > kích thước
cành (0,26) > độ thẳng thân (0 – 0,16). Hệ số di truyền theo gia đình (h2f) cho
tính trạng đuôi chồn (fox tailing) là 0,63 và độ duy trì trục là 0,36. Hệ số di
truyền của thể tích thân cây có sự thay đổi rõ rệt giữa các địa điểm khảo
nghiệm từ 0,17 đến 0,40, địa điểm cây sinh trưởng chậm có hệ số di truyền
thấp hơn so với nơi cây sinh trưởng nhanh chứng tỏ sự phân hóa rõ rệt giữa
các gia đình thể hiện rõ hơn ở nơi có điều kiện đất đai tốt. Các tác giả cũng
nhận định rằng không có xuất xứ nào thực sự xuất sắc trên tất cả các lập địa.
Một phát hiện quan trọng nữa trong nghiên cứu này là “hơn 90% số cây PCH
có tối thiểu 1 trong số các vấn đề về đuôi chồn, cong thân, gãy ngọn”, các tác
giả cũng đề xuất rằng “tránh chọn lọc cường độ quá cao cho các tính trạng
chất lượng thân cây” nhằm đảm bảo tăng thu về thể tích thân cây.

Tóm lại, kết quả các khảo nghiệm hậu thế đã cho thấy các gia đình có sự
sai khác rõ rệt về sinh trưởng cũng như các chỉ tiêu khác. Hệ số di truyền của
các chỉ tiêu sinh trưởng ở mức trung bình khá và tăng dần theo tuổi. Các kết
quả này rất hữu ích cho các nhà chọn giống nhằm xây dựng chiến lược chọn
giống phù hợp cho Thông caribê.


11

* Nghiên cứu lai giống và sử dụng giống lai
Thông caribê thuộc nhóm (section) Trifoliae, nhóm phụ (sub-section)
Australes gồm một số loài P. elliotii, P. cubensis, P. occidentalis, P.
oocarpa…Điều này có thể giải thích khả năng lai giống và tạo ra hạt lai hữu
thụ giữa các loài này. Hiện nay nhiều chương trình cải thiện giống Thông
caribê trên thế giới bao gồm cả lai giống giữa các loài cây này tạo ra giống lai
có ưu thế lai về sinh trưởng hoặc để mở rộng vùng trồng (Nikles, 1996;
Dieter, 2000; Cappa et al., 2012). Viện nghiên cứu lâm nghiệp Queensland
trước đây đã thành công trong việc tạo ra các giống lai ưu việt của Thông
caribê với Thông elliotii. Chương trình cải thiện giống chính thức đối với loài
này đã được bắt đầu tại Queensland từ đầu những năm 40 và liên tục được
triển khai trong suốt hơn 60 năm qua. Trong giai đoạn 1960 – 1980, một loạt
các hệ thống vườn giống vô tính Thông caribê được xây dựng tại Byfield
(miền Trung Queensland) và Cardwell, đây cũng là xuất xứ được đưa vào
khảo nghiệm tại Việt Nam có sinh trưởng rất tốt trên nhiều vùng sinh thái.
Giống lai giữa PEE x PCH được tạo ra đầu tiên năm 1955, các dòng
Thông lai ưu việt được khảo nghiệm và nhân giống hàng loạt bằng các công
nghệ nhân giống tiên tiến năm 1980. Các khảo nghiệm dòng Thông lai được
xây dựng thành công năm 1995 trên các lập địa thoát nước kém và ngèo dinh
dưỡng tại miền Đông và Trung Queensland. Đến năm 2004, tổng diện tích
rừng trồng giống lai PEE x PCH là 44.000 ha, trong tương lai các lâm phần

rừng trồng PCH và PEE sẽ được thay thế bằng các dòng Thông lai ưu việt,
giúp tăng năng suất rừng trồng Thông lên 25%. Từ năm 1990 trở lại đây, Viện
nghiên cứu lâm nghiệp Queensland đã tiếp tục lai tạo thành công giống lai
giữa Thông caribê (PCH) với Thông oocarpa (POW) và Thông teccuniamii
(P. teccuniamii) có sinh trưởng nhanh vượt trội so với các giống đối chứng bố


12

mẹ trên nhiều địa điểm ở miền trung và đông nam Queensland (Brawner et
al., 2005).
1.3 Nhân giống sinh dưỡng và trồng rừng dòng vô tính
- Nhân giống hom Thông caribê đã được tiến hành rất sớm từ những
năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 tại Queensland ở Australia. Hiện nay tại cơ
sở nhân giống hom ở Gympie hàng năm đã đến 3 triệu cây hom để gây trồng
rừng Thông caribê [23]
- Theo Henrique và cộng sự (2006) trong công trình nghiên cứu công
bố của mình, sử dụng hom với độ dài 4- 6 cm ở nồng độ 4000mg/l IBA với
100mg/l paclobutrazon, sau 60 ngày giâm cho tỷ lệ ra rễ của hom cao nhất
(95,31%), các loài thông khác cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
nhân giống bằng hom từ sớm như: Stromquist và Hansen (1980) [27], Silva
(1985) [25], … đã công bố kết quả giâm hom trên loài cây Thông mình
nghiên cứu với hiệu quả cao. Tất cả các nghiên cứu về nhân giống Thông đã
tạo ra cơ sở quan trọng cho việc nhân giống Thông caribê với số lượng lớn,
chất lượng cao phục vụ trồng rừng sản xuất đang có nhu cầu rất lớn.
- Thông caribê có khả năng nhân giống sinh dưỡng bằng hom tương đối
dễ dàng tuy nhiên tỷ lệ ra rễ và khả năng sinh trưởng của cây hom phụ thuộc
rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy hom và chế độ chăm sóc vườn vật liệu (Nikles,
1996)[23]. Các gia đình Thông caribê và các tổ hợp lai có sinh trưởng tốt
được gieo ươm ở vườn vật liệu và nhân giống để phát triển vào sản xuất là kỹ

thuật đã được áp dụng để

nhân giống các giống tốt vào sản xuất ở

Queensland. Hạt giống của các gia đình hoặc tổ hợp lai được gieo ươm và
trồng trong vườn vật liệu và được quản lý trong 3 năm để nhân giống với tỷ lệ
ra rễ đạt trên 90% với hơn 200 hom được tạo ra từ một cây mẹ mỗi năm hoặc
hơn 6 triệu hom/ha vườn vật liệu (Dieter et al., 2006).


13

- Nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi cây mẹ đến tỷ lệ ra rễ, chất lượng
hom ở PCH và giống lai PCH x PEE đã được công bố. Mitchell et al. (2004)
cho thấy cho dù được bón phân thường xuyên nhưng ở vườn vật liệu PCH x
PEE được cắt hom liên tục thì đến năm thứ 3 đã xuất hiện hiện tượng thiếu
dinh dưỡng làm giảm chất lượng chồi cũng như tỷ lệ ra rễ và chất lượng hom.
Tương tự, Haines và Nikles (1991) cũng cho thấy tỷ lệ ra rễ ở PCH x PEE
giảm rõ rệt ở vườn vật liệu được cắt hom sau tuổi 3. Dvorak (2000) cũng cho
rằng vườn vật liệu PCH chỉ nên duy trì đến 4 năm tuổi để đạt tỷ lệ ra rễ cao
(90%) và chất lượng hom tốt.
- Bên cạnh đó, hạt giống các gia đình hoặc tổ hợp lai được lựa chọn còn
có thể được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hoặc phôi sinh
dưỡng, cây giống tạo ra bằng phương pháp này có sinh trưởng và dạng thân
đẹp hơn so với cây hom (Dieter personal communication).
- Trong thời gian gần đây, nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô từ
đỉnh sinh trưởng của cây mẹ Thông caribê và Thông lai PEE x PCH (Feria et
al., 2009; Li & Huang, 2012; Zong et al., 2011). Feria et al. (2009) sử dụng
môi trường Gelrite cho thấy hệ số nhân cao hơn so với môi trường Agar và sử
dụng 6-BAP cho hệ số nhân chồi và chiều dài chồi tốt nhất cho PCC. Nghiên

cứu nhân giống nuôi cấy mô từ đỉnh sinh trưởng lấy từ cây trội Thông lai PEE
x PCH cho thấy môi trường DCR bổ sung 2,5 mg/L 6-BA và 0,2 mg/L NAA
là phù hợp nhất Nhìn chung các nghiên cứu về nuôi cấy mô đỉnh sinh trưởng
ở Thông caribaea và Thông lai PEE xPCH cho hệ số nhân chồi cao nhưng tỷ
lệ ra rễ chỉ đạt từ 45 đến 55%.
Qua các kết quả nghiên cứu về loài Thông nói chung và loài Thông
caribê nói riêng được đưa ra ở trên trong quá trình giâm hom thường sử dụng
IBA. Loài Thông caribê đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước từ rất
sớm và đến nay đã có thành cồng nhất định nhiều nước trên thế giới, hiện nay


14

các nhà khoa học đã và đang tiếp tục nghiên cứu đưa công nghệ tạo giống,
nhân nhanh giống áp dụng vào sản xuất.
II. Tình hình nghiên cứu cải thiện giống Thông caribê ở Việt Nam
2.1. Tiềm năng và tình hình gây trồng Thông caribê ở Việt Nam
Ở Việt Nam Thông caribê được dẫn nhập đầu tiên vào nước ta năm
1963 để trồng thử nghiệm tại Lang Hanh và Mang Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng
(Lê Đình Khả, 1999) [11] và tiếp tục được khảo nghiệm khá hoàn chỉnh theo
dự án Sida ở Phú Thọ trong giai đoạn 1978 - 1984 (Stanhl P, 1984) .
Từ năm 1980 trở lại đây, Trung tâm nghiên cứu Giống cây rừng thuộc
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam , Trung tâm nghiên cứu cây nguyên liệu
giấy Phù Ninh phối hợp với nhiều cơ quan đã trồng khảo nghiệm Thông
caribê ở nhiều vùng sinh thái trong cả nước như Đại Lải (Vĩnh Phúc ), Ba Vì
(Hà Nộ i), Yên Thế (Bắc Giang), Yên Lập (Quảng Ninh), Đại Huệ (Nghệ An),
Đông Hà (Quảng Trị), Tiền Giang (Thừa Thiên Huế), Sông Mây (Đồng Nai),
Hàm Thuận Nam (Bình Thuận)... Các kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy
Thông caribê sinh trưởng khá tốt trên các vùng đất trống, đồi trọc nghèo dinh
dưỡng, một bộ phận đất đai rất lớn ở nước ta (Phí Quang Điện, 1981 - 1989) [3].

- Mặc dù có sinh trưởng nhanh trên nhiều vùng sinh thái nhưng Thông
caribê chỉ có khả năng ra hạt hữu thụ ở một số địa điểm nhất định ở Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số các điểm khảo nghiệm chỉ có
Đông Hà và Đại Lải là có hạt hữu thụ với tỷ lệ 28 hạt chắc/quả (Lê Đình Khả,
1999)[8]. Các điểm khác như Ba Vì ít hơn (11 hạt/quả) hoặc không có hạt như
ở Sông Mây, Lang Hanh hay Pleiku. Nguyễn Đức Kiên và Almqvist (2002)
so sánh điều kiện khí hậu ở các vùng có sản lượng hạt cao ở Australia và một
số nơi khác kết hợp với đánh giá thực tế nhận định rằng vùng kết hạt tốt nhất
của Thông caribê là từ phía nam đèo Hải Vân đến Phú Yên và các rừng giống
và vườn giống nên xây dựng ở khu vực này.


15

Nhằm nghiên cứu mở rộng rừng trồng Thông Caribê trên một số dạng
lập địa vùng Đông Bắc, từ năm 2000 - 2004, Nguyễn Ngọc Đích và Lương
Thế Dũng đã xây dựng 25 ha mô hình Thông Caribê trên 5 tỉnh vùng Đông
Bắc, gồm Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang và Vĩnh Phúc và
đưa ra kết luận là rừng trồng ở cả 5 địa điểm trên 5 tỉnh khác nhau đều sinh
trưởng khá tốt ,
2.2. Tình hình nghiên cứu chọn giống Thông caribê ở Việt Nam
Kết quả khảo nghiệm loài Thông caribê tại Đà Lạt năm 1963, bước đầu
cho thấy biến chủng Hondurensis của Thông caribê có sinh trưởng nhanh,
hình dáng thân đẹp, thân cao, thon đều, tán lá nhỏ, cành mọc ngang có tốc độ
sinh trưởng nhanh hơn Thông ba lá. Ở tuổi 12, cây cao bình quân 14,3m và
đường kính ngang ngực bình quân đạt 16,3cm. Lượng tăng trưởng bình quân
về đường kính 1,35cm và chiều cao là 1,19m. Ở tuổi 16, đường kính ngang
ngực trung bình 27,9 cm, cây cao bình quân 19,9m. Tăng trưởng chiều cao
bình quân hàng năm là 1,24m và về đường kính là 1,65cm (Lê Đình Khả, Hồ
Viết Sắc,1990) [9].

Khảo nghiệm tại Mang Linh - Lâm Đồng cho thấy biến chủng
Hondurensis trồng ở chân đồi đến giữa sườn đồi , trên đất Feralit vàng đỏ phát
triển trên đá mẹ Granit có tầng đất sâu , ẩm có lớp mùn khá dày có sinh trưởng
nhanh hơn Thông ba lá. Ở tuổi 16, cây có chiều cao bình quân là 17m và
đường kính là 16,6cm, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm về chiều cao là
1,21 - 1,22m/năm và đường kính là 1,76 - 1,80cm/năm (Lê Đình Khả, Hồ
Viết Sắc, 1990) [9].
Trong giai đoạn 1981 - 1985 và 1988 - 1999, Phí Quang Điện tiếp tục
ghiên cứu và đánh giá các khảo nghiệm loài và xuất xứ Thông caribê khi đạt 9
tuổi trồng khảo nghiệm Thông caribê tại Đại Lải (Vĩnh Phúc), Đông Hà
(Quảng Trị), Sông Mây (Đồng Nai),… cho thấy tăng trưởng chiều cao bình


16

quân của các xuất xứ Thông Caribê từ 1,2 m - 1,6 m/năm, tăng trưởng về
đường kính từ 1,1 cm - 1,4 cm/năm. Đây là những kết quả bước đầu cho thấy
loài cây có triển vọng về sinh trưởng nhanh, trong đó biến chủng P. caribaea
var hondurensis được đánh giá là biến chủng có sinh trưởng tốt hơn hai biến
chủng còn lại. Trong các biến chủng của hondurensis thì xuất xứ Poptun 3,
Alamicamba, Guanaja và Cardwell tỏ ra có triển vọng về năng suất cao.
Từ những kết quả nghiên cứu và chọn giống của các nhà khoa học năm
2001 Bộ NN & PTNT đã ban hành QĐ số 3614/QĐ-BNN –KHCN ngày 8
tháng 8 năm 2001 về danh mục giống cây lâm nghiệp được công nhận cụ thể
bảng 1.3
Bảng 1.3: Xuất xứ Thông caribê được công nhận giống
TT
1

2


3

4

5

Loài: Thông caribe
(P.caribaea var. ho
ndurensis) Xuất xứ:
Carwell
Loài: Thông caribe
(P.caribaea var. ho
ndurensis)Xuất
xứ: Byfield
Loài: Thông caribe
(P.caribaea var. ho
ndurensis)Xuất
xứ:Poptun2

Khả năng
Tên đơn vị tạo giống
cung cấp
giống
Viện NCG và CNSH 3614/QĐ-BNN – Hạt giống,
Lâm nghiệp và Trung KHCN ngày 8 cây con
tâm Nghiên cứu cây tháng 8 năm 2001
nguyên liệu giấy
Viện NCG và CNSH 3614/QĐ-BNN – Hạt giống,
Lâm nghiệp và Trung KHCN ngày 8 cây con

tâm Nghiên cứu cây tháng 8 năm 2001
nguyên liệu giấy
Viện NCG và CNSH 3614/QĐ-BNN – Hạt giống,
Lâm nghiệp và Trung KHCN ngày 8 cây con
tâm Nghiên cứu cây tháng 8 năm 2001
nguyên liệu giấy

Loài: Thông caribe
(P.caribaea var. ho
ndurensis)Xuất
xứ:Alamicamba
Loài: Thông caribe
(P.caribaea var. ho
ndurensis)Xuất
xứ:Poptun3

Viện NCG và CNSH
Lâm nghiệp và Trung
tâm Nghiên cứu cây
nguyên liệu giấy
Viện NCG và CNSH
Lâm nghiệp và Trung
tâm Nghiên cứu cây
nguyên liệu giấy

Tên giống đƣợc
công nhận

Quyết định công
nhận giống


3614/QĐ-BNN – Hạt giống,
KHCN ngày 8 cây con
tháng 8 năm 2001
3614/QĐ-BNN – Hạt giống,
KHCN ngày 8 cây con
tháng 8 năm 2001


17

2.3. Tình hình nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng Thông caribê
Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng bằng hom cho Thông caribê là một
hướng đi đã được chú trọng nghiên cứu ở Việt Nam. Trong các năm 1995 1997, Trung tâm Nghiên cứu giống cây rừng đã có thí nghiệm giâm hom cho
Thông caribê, song chưa khử trùng tốt, chưa khống chế tốt độ ẩm và chưa
chọn hom tốt nên tỉ lệ ra rễ chưa cao. Năm 1999, Trung tâm đã tiến hành các
nghiên cứu cần thiết về khử trùng và chọn hom thích hợp nên đã đạt tỉ lệ ra rễ
đến 93,3 % (Lê Đình Khả, 1999)[11]. Cây được dùng làm thí nghiệm giâm
hom là cây 2 tuổi, được cắt tạo tán ở vườn ươm. Thí nghiệm khử trùng cho
các biến chủng PCH, PCB và giống lai PEE x PCH bằng thuốc Benlat C ở các
nồng độ khác nhau cho thấy xử lý hom bằng Benlat C 0,3% sau 3 tháng hom
có tỉ lệ hom sống 90 - 100% trong lúc ở các công thức đối chứng (không xử
lý Benlat C) tỷ lệ sống chỉ đạt 23,3 - 56,7%. Sau khi xử lí khử trùng bằng
Benlat C 0,3% hom được xử lí bằng thuốc bột TTG1 (tức IBA) ở các nồng độ
khác nhau (mỗi công thức 30 hom) đã thấy rằng ở công thức đối chứng có thể
đạt tỉ lệ ra rễ 60 %, các công thức xử lí TTG1 đều có tỉ lệ ra rễ cao hơn công
thức đối chứng. Trong đó 2 công thức TTG 1 0.75% và TTG1 1% có tỉ lệ ra rễ
đến 93,3 %. Thí nghiệm cũng cho thấy không có sự sai khác đáng kể về số
lượng rễ và chiều dài rễ giữa các công thức xử lí thuốc TTG1 và công thức đối
chứng (Lê Đình Khả, 1999)[11].

- Trong giai đoạn 2006-2008, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng
phối hợp với Viện nghiên cứu lâm nghiệp Queensland đã thực hiện dự án ”
Các giống lai ưu việt của Queensland và công nghệ nhân giống tiên tiến để
phát triển các rừng trồng Thông caribê có giá trị cao ở Việt Nam”. Trong đó
chú trọng vào quản lý vườn vật liệu để sản xuất cây hom, dự án đã xây dựng 2
vườn vật liệu tại Ba Vì, Hà Tây và Đà Lạt, Lâm Đồng với các lô hạt PCB thu
tại Ba Vì, PCH tại Đại Lải và Queensland và lô hạt F1 của giống lai PEE x


18

PCH. Kết quả đánh giá vườn vật liệu cho thấy tại Đà Lạt có tỷ lệ ra chồi nhiều
hơn rõ rệt so với tại Ba Vì. Tại Ba Vì, cây vườn vật liệu 1 năm tuổi sau khi
cắt hom bị chết rất nhiều bao gồm cả PCH và giống lai, tuy nhiên PCB lại duy
trì tỷ lệ sống cao hơn rõ rệt (Dieter et al., 2006). Cùng với khả năng sinh
trưởng tốt trên hiện trường, khả năng nhân giống tốt và tỷ lệ cây mẹ sống
trong vườn vật liệu cao của PCB chứng tỏ đây là biến chủng có nhiều triển
vọng cho trồng rừng ở miền Bắc.
- Kiều Phương Nam và cộng sự (2009)[6], cũng đã bước đầu nghiên
cứu nhân giống Thông caribê bằng nuôi cấy mô đỉnh sinh trưởng. Trong đó
mẫu được khử trung bằng acid benzoic, citric acid sẽ gia tăng hiệu quả khử
trùng (93,33%), chồi non có mang các búp chồi ngủ là vật liệu phù hợp cho
quá trình khởi đầu quy trình nhân giống. Ở điều kiện in vitro có thể tạo ra vật
liệu này trên môi trường SH bổ sung 30g/l glucose + 10% nước dừa +2mg/l
BA + 0,5mg/l IBA. Phương pháp shock hoomone có tác dụng gia tăng tỉ lệ
chồi ra rễ (80%).
- Tóm lại: Thông caribê đã được chọn là loài cây trồng chủ yếu trong
nghề rừng ở nước ta do khả năng sinh trưởng nhanh hơn các loài Thông khác
như Thông ba lá, Thông nhựa… tính chất gỗ Thông caribê khá tốt, thích nghi
trên nhiều dạng lập địa khác nhau, có khả năng chống chịu gió bão tốt. Tuy

vậy những nghiên cứu mới chỉ đi sâu về khảo nghiệm, đánh giá rừng trồng và
nhân giống bằng hạt mà hạt chủ yếu nhập từ nước ngoài như: Australia và các
nước Đông Nam Á là chủ yếu.
Những nghiên cứu về nhân giống bằng công nghệ cao thì kết quả đạt
được còn khiêm tốn (tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 45%) và chưa được ứng dụng rộng dãi.
Các công trình nghiên cứu nhân giống bằng hom còn hạn chế. Các
nghiên cứu chủ yếu ở Astralia, ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về nhân


19

giống bằng hom Thông được Trung tâm giống cây rừng thực hiện từ năm
1995 – 1999 đã đạt được kết quả nhưng tác giả mới chỉ sử dụng thuốc bột
TTG1 ở các nồng độ mà chưa sử dụng các loại chất điều hòa sinh trưởng dạng
dung dịch. Những kết quả nghiên cứu này làm cơ sở cho những nghiên cứu
tiếp theo.
Tóm lại các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài đã giải
quyết nhiều vấn đề liên quan tới giâm hom thông caribê nhưng ít có tác giả
nào đề cập tới vấn đề nhân giống bằng hom từ cây trưởng thành, các loại chất
điều hòa sinh trưởng dạng dung dịch…


×