Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011 2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016 2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.64 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

LÊ TRUNG DŨNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH BẢO VỆ,
PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2011-2015, LẬP KẾ HOẠCH BẢO
VỆ PHÁT TRIỂN RỪNG 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN TỚI NĂM 2030
HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN.

CHUYÊN NGÀNH:LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.02.01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Hữu Viên

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này là của riêng cá nhân tôi. Các số liệu thu

thập, kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn có thật.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả luận văn


Lê Trung Dũng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá học
2015 - 2017, được sự đồng ý của Phòng Đào tạo sau đại học, Trường Đại học
Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai
đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm
nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.” Sau một thời gian tiến
hành, đến nay đề tài đã được hoàn thành.Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Hữu Viên, người đã tận tình chỉ bảo,
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ở trường,
cũng như trong quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo đã tham
gia trực tiếp giảng dạy, các thầy cô giáo phòng Đào tạo sau đại học trường
Đại học lâm nghiệp Việt Nam.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các bạn bè đồng nghiệp và
những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành bản
luận văn.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bản luận văn chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quí báu của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học cùng bạn bè đồng
nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Lê Trung Dũng



iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan………………………………………………………………….i
Lời cảm ơn…………………………………………………………………....ii
Mục lục………………………………………………………………………iii
Danh mục các từ viết tắt………………………………………………..……..v
Danh mục các bảng………………………………………………………..…vi
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Nhận thức chung về quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng ................ 3
1.2. Trên thế giới ........................................................................................... 4
1.2.1.Quy hoạch vùng lãnh thổ ................................................................. 4
1.2.2. Quy hoạch Lâm nghiệp ................................................................... 7
1.3. Ở Việt Nam ............................................................................................ 9
1.3.1. Quy hoạch vùng chuyên canh ......................................................... 9
1.3.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội cấp huyện .............. 10
1.3.3. Quy hoạch lâm nghiệp .................................................................. 12
1.4. Thảo luận .............................................................................................. 19
Chƣơng 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 21
2.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 21
2.1.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 21
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 21
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 21
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................. 21
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 21
2.3.1.Cơ sở xây dựng quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng của huyện
Quỳ châu ................................................................................................. 21



iv
2.3.2. Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 và kết quả
thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2015........... 22
2.3.3. Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định
hướng tới năm 2030 ................................................................................ 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 22
2.4.1.Phương pháp điều tra thu thập số liệu .......................................... 22
2.4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu ....................... 24
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 25
3.1. Cơ sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
huyện Quỳ châu .......................................................................................... 25
3.1.1. Cơ sở pháp lý ................................................................................ 25
3.1.2. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu .................................... 30
3.2. Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 20112015...............................................................................................................40
3.2.1. Những nội dung nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch bảo vệ phát triển
rừng huyện Quỳ châu giai đoạn 2011-2020 .............................................40
3.2.2. Kết quả thực hiện giai đoạn 2011-2015, những thành tựu, hạn
chế, nguyên nhân , bài học kinh nghiệm. ................................................ 45
3.2.3. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới bảo vệ, phát triển rừng trong
giai đoạn tới ............................................................................................ 57
3.3. Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới
năm 2030 ..................................................................................................... 60
3.3.1. Quan điểm, định hướng phát triển ................................................ 60
3.3.2. Nội dungkế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020,
định hướng tới năm 2030 ........................................................................ 61
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ BIỂU



v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BV&PTR
BNN
BVR&PTR

Viết đầy đủ
Bảo vệ và phát triển rừng
Bộ nông nghiệp
Bảo vệ rừng và phát triển rừng

BVR
BNN&PTNT
BCĐ

Bảo vệ rừng
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ban chỉ đạo

BTC
BNN&PTNT
DVMTR

Bộ tài chính
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Dịch vụ môi trường rừng


ĐTQHR
ĐKTN

Điều tra quy hoạch rừng
Điều kiện tự nhiên

NQ/TW
NĐ-CP
OTC

Nghị quyết trung ương
Nghị định chính phủ
Ô tiêu chuẩn

PCCR
PTNT
PTR

Phòng chống cháy rừng
Phát triển nông thôn
Phát triển rừng

PRA
QLR
QH

đánh giá nông thôn có sự tham gia
Quản lý rừng
Quy hoạch


QHLN
KT-XH

Quy hoạch lâm nghiệp
Kinh tế xã hội

TCLN
UBND
SXLN

Tiêu chuẩn lâm nghiệp
Ủy ban nhân dân
Sản xuất lâm nghiệp

SNN&PTNT

Sỏ nông nghiệp và phát triển nông thôn


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp dân số , số hộ nhân khẩu của huyện ...................... 36
Bảng 3.2: Tổng hợp nhu cầu, cơ cấu, tiến độ vốn .......................................... 44
Bảng 3.3: Diện tích các loại rừng của huyện quỳ châu .................................. 45
Bảng 3.4: Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn
2030 ................................................................................................................. 61
Bảng 3.5: Tổng hợp nhu cầu, cơ cấu, tiến độ vốn thực hiện phương án bảo
vệ khoanh nuôi rừng giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn 2030 .......................... 68
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ danh giới hành chính huyện Quỳ Châu .............................. 31



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù trong nền kinh tế
Quốc dân, ngoài việc đóng góp giá trị kinh tế cho nền kinh tế Quốc dân thì
Lâm nghiệp còn có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo
tồn đa dạng sinh học, xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi,
góp phần ổn định xã hội và an ninh quốc phòng tại địa phương. Đối tượng sản
xuất kinh doanh của lâm nghiệp là tài nguyên rừng, bao gồm rừng, đất rừng
và các sản phẩm khác từ rừng.
Trên thực tế, Rừng nước ta phân bố không đồng đều trên các vùng miền;
điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nhu cầu của các địa phương, các ngành
kinh tế đối với lâm nghiệp cũng không giống nhau. Do đó cần thiết phải tiến
hành quy hoạch lâm nghiệp nhằm bố cục hợp lý về mặt không gian tài nguyên
rừng và bố trí cân đối các hạng mục sản xuất kinh doanh theo cấp quản lý
lãnh thổ và quản lý sản xuất khác nhau, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, định
hướng cho sản xuất kinh doanh lâm nghiệp để đáp ứng nhu cầu lâm sản cho
địa phương, cho nền kinh tế quốc dân và cho xuất khẩu.
Quỳ châu là huyện miền núi của tỉnh Nghệ an với lợi thế về tiềm năng
đất đai, có tổng diện tích tự nhiên 97743.9 ha, trong đó diện tích đất lâm
nghiệp là 94866.1 ha. Đây là nguồn tài nguyên phong phú và quý giá của địa
phương, chính vì vậy Quy hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2020
của huyện đã được xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện. Trong những
năm qua công tác Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn đã được các cấp, các
ngành địa phương quan tâm chỉ đạo và đã đạt được những kết quả tích cực.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện công tác bảo vệ và phát triển
rừng cũng như trong quản lý sử dụng rừng còn nhiều tồn tại đó là: Rừng và
đất lâm nghiệp đã được giao, khoán ổn định lâu dài theo quy định của Nhà
nước nhưng sử dụng còn kém hiệu quả; năng suất, chất lượng rừng không



2
cao; tình trạng chặt phá và khai thác rừng trái phép vẫn còn diễn ra; sâu bệnh
hại rừng chưa được ngăn chặn triệt để; việc sử dụng rừng chưa đúng mục
đích, không theo quy hoạch, hiện tượng lấn chiếm, mua bán, chuyển nhượng
đất rừng trái phép còn xảy ra. Những tồn tại và bất cập này làm cho công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng gặp nhiều khó khăn, giá trị đích thực của
rừng chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả. Cho đến nay Quỳ châu vẫn là
huyện thuộc một trong những huyện nghèo của chương trình giảm nghèo
nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQQ-CP của Chính phủ.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu đề xuất quy hoạch Bảo vệ và
phát triển rừng hợp lý, có cơ sở khoa học sẽ giúp cho công tác quản lý tài
nguyên rừng bền vững, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nhân
dân các dân tộc làm nghề rừng trên địa bàn huyện, thực hiện xoá đói, giảm
nghèo và góp phần đưa kinh tế - xã hội của huyện phát triển hoà nhập với tiến
trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh là hết sức cần thiết. Đây cũng
là lý do tôi chọn đề tài: “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát
triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 20162020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.” trong
khuôn khổ một Luận văn tốt nghiệp cao học tại Trường Đại học Lâm nghiệp.


3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức chung về quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng
Quy hoạch nói chung, quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng - quy hoạch
lâm nghiệp nói riêng là một hoạt động định hướng nhằm sắp xếp, bố trí tổ
chức các hoạt động không gian và thời gian một cách hợp lý vào thời điểm
hiện tại và phù hợp với mục tiêu trong tương lai.

Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các
hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hoá và dịch vụ từ rừng như các hoạt
động bảo vệ, gây trồng, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lâm sản và
các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng; đồng thời ngành lâm nghiệp có
vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học,
xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt cho người dân miền núi, góp phần ổn định xã
hội và an ninh quốc phòng.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một hoạt động vừa mang tính
khoa học vừa mang tính pháp lý của hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế,
xã hội.Thực chất đó là quá trình ra quyết định sử dụng rừng và đất rừng như
một tư liệu sản xuất đặc biệt, nhằm mục tiêu sử dụng rừng và đất rừng một cách
hiệu quả.Công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng luôn được chú trọng và
được coi là nhiệm vụ chiến lược trong quản lý rừng và đất rừng.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một bộ phận cấu thành của quy
hoạch tổng thể phát triển nông thôn. Do đó công tác quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn nhằm tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành. Thực
chất của công tác quy hoạch là tổ chức không gian và thời gian phát triển cho
một ngành hoặc một lĩnh vực sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể.Mỗi ngành
kinh tế muốn tồn tại và phát triển thì nhất thiết phải thực hiện quy hoạch, sắp


4
xếp một cách hợp lý mà trong đó công tác điều tra cơ bản phục vụ cho quy
hoạch phát triển phải đi trước một bước. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành lâm nghiệp nói riêng và sự phát triển
kinh tế xã hội nói chung. Nếu công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
được chú ý quan tâm đúng mức thì sự phát triển của ngành lâm nghiệp sẽ
mang lại tính bền vững, hiệu quả; trong điều kiện ngược lại sẽ gặp những trở
ngại, khó khăn. Ngày nay khi nhu cầu của xã hội về lâm sản để đáp ứng cho

xây dựng, gia dụng, nguyên liệu, củi… ngày càng cao, tạo áp lực ngày càng
lớn vào tài nguyên rừng và đất rừng thì vấn đề quy hoạch bảo vệ và phát triển
rừng một cách bền vững càng trở lên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết,
và đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu trong chiến lược phát triển lâm
nghiệp của mỗi quốc gia nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
1.2. Trên thế giới
1.2.1.Quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng lãnh thổ là thuộc loại hình quy hoạch tổng thể, đa ngành
ở tầm vĩ mô nhằm khai thác một cách toàn diện và hiệu quả các nguồn tài
nguyên sẵn có trong một vùng lãnh thổ, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên nhân văn và các công trình văn hóa, xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật để
phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Tuy nhiên, do
đặc thù và trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng và mỗi quốc gia mà
nội dung đề cập trong công tác quy hoạch vùng cũng có những điểm khác nhau.
Ở Liên Xô trước đây, công tác quy hoạch vùng hay còn gọi là quy hoạch
vùng sản xuất nông nghiệp lấy việc nghiên cứu tổng hợp tất cả các đặc điểm tự
nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng làm nguyên tắc chủ đạo để phân bố lực
lượng sản xuất. Vì vậy, nghiên cứu các đặc điểm đặc trưng cho sự phân bố lực
lượng sản xuất ở mỗi vùng trong quá khứ và hiện tại là tiền đề để xác định khả
năng tiềm tàng và tương lai phát triển của vùng đó. Từ đánh giá sức lao động và
nguồn tài nguyên thiên nhiên đã đi tới nhận định: Phân bố lực lượng sản xuất


5
hợp lý là một trong các điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất lao động tích luỹ
nhiều của cải vật chất cho xã hội, không ngừng phát triển sản xuất và văn hoá
của đất nước. Sự phân bố lực lượng sản xuất được xác định theo các nguyên
tắc sau:
Phân bố lực lượng sản xuất có kế hoạch trên toàn lãnh thổ của đất nước,
tỉnh, huyện, nhằm thu hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của tất

cả các vùng trong quá trình tái sản xuất mở rộng.
Kết hợp tốt lợi ích của Nhà nước và nhu cầu phát triển kinh tế của từng
tỉnh và từng huyện.Đưa các xí nghiệp công nghiệp đến gần nguồn nguyên liệu
để hạn chế chi phí vận chuyển.
Kết hợp chặt chẽ các ngành kinh tế quốc dân ở từng vùng, từng huyện
nhằm nâng cao năng suất lao động và sử dụng hợp lý tiềm năng thiên nhiên.
Tăng cường toàn diện tiềm lực kinh tế và quốc phòng bằng cách phân bổ hợp lý
và phát triển đồng đều lực lượng sản xuất ở các vùng, huyện.
Tại Bungari, công tác quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm mục đích sử dụng
một cách hiệu quả nhất lãnh thổ của đất nước và bố trí hợp lý các hoạt động của
con người nhằm đảm bảo tái sản xuất mở rộng, xây dựng đồng bộ môi
trường sống.
Trên cơ sở quy hoạch vùng lãnh thổ cả nước, tiến hành quy hoạch lãnh
thổ cho các địa phương. Đồ án quy hoạch lãnh thổ địa phương là thể hiện quy
hoạch chi tiết các liên hiệp trong công nghiệp, liên hiệp công nông nghiệp và
giải quyết các vấn đề sau:
- Cụ thể hoá, chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
- Phối hợp giữa sản xuất công nghiệp - nông nghiệp - công nghiệp với
mục đích liên kết theo ngành dọc.
- Xây dựng các mạng lưới công trình phục vụ lợi ích công cộng và
sản xuất.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×