Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

báo cáo thực tập nhập môn điện tử viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.47 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Công ty FPT – Software
GVHD:

PGS.TS Phạm Ngọc Nam
THS Vũ Song Tùng

Sinh viên:

Nguyễn Quang Huy

Lớp:

Điện tử 02 – K60

MSSV:

20151689

Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016.
Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 2


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................3
A. MỤC ĐÍCH THỰC TẬP................................................................................4


B. NỘI DUNG......................................................................................................5
I. Công ty FPT- Software..........................................................................................................5
II. Cảm nhận của cá nhân em về đợt thực tập tại công ty.....................................................15

Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 2


LỜI NÓI ĐẦU
Những buổi thí nghiệm, thực hành và đặc biệt là những đợt thực tập luôn là
những chủ đề hấp dẫn đối với mỗi sinh viên nói chung, và với sinh viên khoa điện
tử nói riêng. Đó là một cơ hội rất thiết thực và bổ ích để chúng em có thể cọ xát với
thực tế, làm quen với môi trường làm việc. Từ đó có những mục tiêu, kế hoạch rõ
ràng, động cơ học tập đúng đắn.
Trong thời gian vừa qua, sinh viên khoa ĐTVT K60 chúng em được sự quan tâm
của nhà trường, khoa ĐTVT đã tổ chức đi thực tập nhận thức ở công ty viễn thông,
công nghệ FPT Software, đây là một nội dung quan trọng trong học phần Nhập
môn kĩ thuật điện tử viễn thông, nó giúp các bạn sinh viên có các kiến thức cơ bản
về các nghành nghề, có những định hướng cho việc học tập tại trường.
Với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô khoa ĐTVTcũng như sự chỉ bảo tận
tình của các anh chị nhân viên trong công ty, chúng em đã thu được nhiều kinh
nghiệm quý giá, những hiểu biết về nghề nghiệp, công việc của mình sau khi ra
trường, cũng như những kĩ năng cần trang bị trong thời gian tích lũy kiến thức khi
còn ngồi trên ghế nhà trường.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn công ty FPT Software đã tạo điều kiện cho
chúng em có được buổi thực tập thành công, cám ơn ban lãnh đạo viện Điện tử Viễn thông đã tổ chức cho chúng em đợt thực tập bổ ích, cảm ơn thầy Phạm Ngọc
Nam và thầy Vũ Song Tùng đã giúp đỡ chúng em trong thời gian chúng em theo
học học phần và thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 18/01/2017.

Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 3


A. MỤC ĐÍCH THỰC TẬP
Thực tập nhận thức cho các sinh viên K60 là một thành phần của học phần
Nhập môn Kỹ thuật Điện tử Viễn thông (ET2000). Được sự hướng dẫn của các thầy
cô giáo bộ môn và các anh chị nhân viên công ty, vào ngày 13/01/2017, em đã có
thời gian thực tập bổ ích tại công ty FPT Software – làng phần mềm FPT Software
tại Hòa Lạc.

Mục đích của đợt thực tập nhận thức là giúp sinh viên tìm hiểu thực tế hoạt
động của các công ty trong lĩnh vực điện tử viễn thông, tìm hiểu các vị trí công việc
sẽ làm trong tương lai và các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng
mềm để có thể đáp ứng được các vị trí công việc đó. Qua đợt thực tập nhận thức,
sinh viên sẽ có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp, có động cơ học tập tốt hơn
và có đam mê trong học tập.

Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 4


B. NỘI DUNG
I. Công ty FPT- Software
1. Giới thiệu về công ty
Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software) là một thành viên thuộc Tập

đoàn FPT, được thành lập ngày 13/1/1999 với 13 nhân viên. Luôn tìm hiểu, nghiên
cứu áp dụng các mô hình chất lượng và các quy trình bảo mật hệ thống thông tin
tiên tiến nhất (CMMI-5, ISO 27001:2005 (BS7799-2:2002), ISO 9001:2008), FPT
Software là một Công ty phần mềm có các quy trình chuẩn thế giới hàng đầu tại
Việt Nam. FPT Software là đối tác tin cậy của nhiều tập đoàn công nghệ trên thế
giới như IBM, HP, Sanyo, Hitachi, Panasonic…
FPT Software được đánh giá là doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ phần mềm
đầu tiên của Việt Nam cán mốc doanh thu 100 triệu USD, hơn 10.000 nhân viên,
hiện diện tại 11 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng bình
quân của công ty trong giai đoạn 2014-2016 là 30%-40%.
Đây cũng là doanh nghiệp tiên phong trong việc xây dựng trụ sở làm việc
theo mô hình campus tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam, để đáp ứng nhu cầu phát
triển không ngừng về quy mô trong dài hạn.
Năm 2013, tạp chí Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 50 công ty niêm
yết hàng đầu Việt Nam. Theo anh Lâm( Nguyên Tổng Giám Đốc Công ty FPT
Software), nếu so sánh về tốc độ tăng trưởng trung bình (CAGR) thì FPT Software
đứng trong Top 3, đồng thời cũng là một trong 3 công ty duy nhất luôn duy trì được
lợi nhuận cao trên 20%/năm và ổn định.
Một số thông tin về FPT Software
• Chủ tịch Hội đồng quản trị: Hoàng Nam Tiến
• Tổng Giám đốc: Hoàng Việt Anh
• Nhân sự: hơn 10.000 nhân viên (tính đến tháng 12/2016)
• Doanh thu: 200 triệu USD (năm 2016)
• Địa chỉ website công ty:
Cơ cấu tổ chức
Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 5



FSOFT được tổ chức theo mô hình 5 lớp Công ty - Chi nhánh - Trung tâm Phòng Sản xuất - Dự án theo nguyên tắc sau:
− Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh điều hành cao nhất:
Tổng Giám đốc.
− Chi nhánh là các Công ty con, thường có trụ sở riêng về địa lý. Chức danh:
Giám đốc.
− Trung tâm (Group): Các Trung tâm Kinh doanh. Chức danh: Giám đốc Trung
tâm.
− Phòng Sản xuất (Division): Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong mỗi Trung
tâm. Chức danh: Trưởng Phòng.
− Dự án: đơn vị sản xuất cơ bản. Chức danh: Giám đốc dự án, quản trị dự án.
Đầu năm 2006, FSOFT đã có 10 Trung tâm sản xuất, 6 tại Hà nội, 3 tại Tp.
Hồ Chí Minh và 1 tại Thành phố Đà Nẵng.
Tại Hà Nội:
− G1: Thị trường Châu Âu (Anh Quốc), Châu Á Thái Bình Dương, Nhật Bản
− G2: Thị trường Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương
− G7: Thị trường Nhật (NTT-IT, IBM-Japan)
− G8: Thị trường Nhật (HitachiSoft)
− G13: Thị trường Nhật
− G21: Thị trường Nhật
Tại Tp. Đà Nẵng:
− G5: Thị trường Nhật, Mỹ và Pháp
Tại Tp. Hồ Chí Minh:
− G3: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản
− G6: Thị trường Châu Á Thái Bình Dương
− G9: Thị trường Nhật Bản (Hitachi Joho, Sanyo, NRI)
Hỗ trợ cho các đơn vị sản xuất là các Ban Bảo đảm Kinh doanh (Business
Assurance) bao gồm các chức năng sau: Phát triển kinh doanh, Tài chính kế toán,

Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT


Page 6


Nhân sự đào tạo, Hành chính, Chất lượng, Quy trình, Truyền thông Nhật Bản, Mạng
và Công nghệ.
Hiện tại, FPT Software có 12 công ty thành viên tại Nhật Bản, Singapore,
Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Slovakia và
Australia và 4 chi nhánh tại Hà Nội, Tp. HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ ngoài ra còn
có các công ty thành viên.

Hình 1: Cơ cấu tổ chức công ty FPT Software
Sau 18 năm phát triển, FPT Software tự hào là doanh nghiệp của người Việt,
xuất phát từ Việt Nam, phát huy trí tuệ Việt Nam trên phạm vi toàn cầu và đóng góp
cho lĩnh vực mũi nhọn của đất nước là Công nghệ thông tin. FPT Software đã không
ngừng nỗ lực giữ vững vị trí là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu
dịch vụ phần mềm.
Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 7


Bộ máy mới của FPT Software sau khi tái cấu trúc
FPT Software sẽ có 6 đơn vị phần mềm chiến lược được tổ chức theo lĩnh
vực kinh doanh, theo thị trường hoặc theo khách hàng.
Trong đó, Đơn vị phần mềm chiến lược số 1 (FSU1) với “quân số” hơn 900
người, chuyên về thị trường các nước nói tiếng Anh, sẽ hoạt động dưới sự điều hành
của Giám đốc Hoàng Việt Anh. FSU1 có nhiệm vụ đảm bảo tốc độ tăng trưởng
40%/năm theo định hướng chung của công ty, giúp FPT Software xây dựng một số
năng lực kĩ thuật theo hướng chuyên môn hóa như chuyển đổi ứng dụng
(migration), điện toán đám mây (cloud)...

Đơn vị phần mềm chiến lược số 3 (FSU3) được thành lập từ Công ty TNHH
Giải pháp Phần mềm Doanh nghiệp (FPTSS) do ông Hoàng Thanh Sơn làm Giám
đốc sẽ tập trung phục vụ khách hàng doanh nghiệp.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 11 (FSU11) được thành lập từ Công ty
TNHH Nghiên cứu và Phát triển Phần mềm FPT (FRD), Giám đốc là ông Trần
Đăng Hòa.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 13 (FSU13) được thành lập từ Công ty
TNHH Giải pháp Phần mềm Kinh doanh Trực tuyến FPT (FDM) và Trung tâm
FDN.DMC, Giám đốc là ông Nguyễn Hoài Nam.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 15 (FSU15) được thành lập từ Công ty FPT
Medical Information System (FMIS) và Trung tâm phần mềm FSE.BU3. Tổng
Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 8


Giám đốc FPT Software Nguyễn Thành Lâm sẽ kiêm nhiệm chức Giám đốc FSU15,
đưa FSU này gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực y tế.
Đơn vị phần mềm chiến lược số 17 (FSU17) được thành lập từ Công ty
TNHH Công nghệ Phần mềm FPT (FSE), các trung tâm sản xuất phần mềm của
FPT Software chi nhánh Đà Nẵng và 2 bộ phận thuộc FMIS. Giám đốc của FSU17
là ông Lê Vĩnh Thành. FSU 17 có nhiệm vụ tập trung phát triển khách hàng chiến
lược của FPT Software là Tập đoàn Hitachi.

 Một số tiêu chí làm việc của công ty
 Làm khách hàng hài lòng: Tận tụy với khách hàng và luôn phấn đấu để đáp
ứng tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mong đợi của họ.
 Con người là cốt lõi: Tôn trọng con người, tạo điều kiện cho các thành viên
phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho tổ chức và được đãi ngộ xứng đáng cả
về vật chất và tinh thần.

 Chất lượng tốt nhất: Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi
việc làm.
 Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của Công ty, có
nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và thân
thiện với đồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng và xã hội.
 Nhân lực
Hiện tại công ty có hơn 10.000 nhân viên. Trung bình mỗi tháng công ty
tuyển 100-120 người. Việc tuyển dụng này được tập trung vào các nhân lực chất
lượng cao nhằm đào tạo và chuẩn bị kỹ năng tốt nhất cho các dự án lớn mà FPT
Software đầu tư. Dự kiến đến năm 2020, FPT Software sẽ có 30.000 cán bộ nhân
Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 9


viên làm việc trên toàn cầu. FPT Software sẽ tiếp tục đầu tư hơn nữa cho nguồn
nhân lực, một trong những yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của công ty. Dự
kiến, công ty sẽ xây dựng một hệ thống đào tạo mới trên cơ sở E-Learning với các
chương trình, chính sách nhằm đẩy mạnh văn hóa tự học trong toàn công ty. Công
ty cũng sẽ hợp tác với các trường đại học hàng đầu Việt Nam và quốc tế trong mảng
đào tạo và nghiên cứu. Ngân sách dành cho đào tạo sẽ chiếm khoảng 3~5% tổng
doanh thu hàng năm. Bên cạnh đó, FPT Software sẽ tăng cường tuyển dụng nhân
viên nước ngoài và thành lập thêm các trung tâm phát triển phần mềm tại nước
ngoài để mở rộng nguồn nhân lực quốc tế.
FPT Software đã đạt mục tiêu đề ra với doanh thu 200 triệu USD và 10.000
nhân viên trong năm 2016.

2. Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty
Công ty Cổ phần Phần mềm FPT là công ty chuyên về lĩnh vực gia công phần
mềm, chính vì thế nên công ty cung cấp tất cả dịch vụ liên quan như:



Xuất khẩu phần mềm



Giải pháp phần mềm



Phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin



Tích hợp hệ thống



Cung cấp các giải pháp ,dịch vụ viễn thông và internet



Triển khai và Tư vấn dịch vụ ERP



Phát triển hệ thống nhúng




Các dịch vụ khác

Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 10


Lĩnh vực văn hóa
Công ty đã tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội. Công ty còn
tổ chức được các câu lạc bộ sở thích: võ thuật, cuộc thi ảnh chào mừng ngày sinh
nhật công ty. Để tạo môi trường dân chủ và cởi mở công ty còn lập trang
chodua.com để các thành viên trong và ngoài công ty tự do góp ý giúp công ty ngày
càng phát triển.
3. Các vị trí công việc sinh viên có thể đảm nhận
Trong Fsoft có rất nhiều vị trí mà sau khi ra trường sinh viên có thể đảm
nhận. Các vị trí cần tuyển của Fsoft chia làm 2 loại chính đó là: công việc thường
xuyên và công việc tạm thời, trong đó công việc tạm thời là công việc ngắn hạn để
phục vụ nhu cầu đột xuất của công ty. Sau khi ra trường sinh viên có thể tham gia
vào các dự án của công ty hoặc các vị trí công việc phù hợp với trình độ cũng như
ngành học liên quan. Đặc biệt công ty ưu tiên tuyển dụng vào các vị trí sau:


Quản lí dự án ( Project Manager )



Đội trưởng ( Team leader )




Kĩ sư Lập trình ( Developer )

Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 11




Kĩ sư test ( Tester )



Chuyên viên kiểm soát chất lượng ( SQA)

Đội trưởng(Team leader)
Yêu cầu:
-

Đại học hoặc thạc sĩ Bách khoa công nghệ phần mềm.

-

4-5 năm kinh nghiệm ở vị trí kỹ sư phần mềm.

-

Có kinh nghiệm về quản lý con người.

-


Khả năng phân tích vấn đề và thiết kế các giải pháp.

-

Tốt phương pháp tiếp cận có cấu trúc và tổng hợp.

-

Luôn mong muốn học hỏi và tiến bộ.

-

Khả năng để giao tiếp trong cả hai cách kỹ thuật và phi kỹ thuật với đồng

nghiệp và khách hàng.

Kĩ sư lập trình(Deverloper)
Yêu cầu:
-

Bằng cử nhân Khoa học Máy tính, CNTT hoặc các chuyên ngành liên quan.
Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm lập trình trong công nghệ Java/J2EE.
Có kinh nghiệm tốt trong Java/J2EE, Struts hoặc SpringMVC, khuôn khổ mùa

xuân, Hibernate.
OOAD kỹ năng tốt.
Am hiểu các dịch vụ Web (SOAP và Restful).
Thành thạo tiếng Anh, có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng thông qua cuộc
gọi hội nghị, email.

Sẵn sàng đi tại chỗ (US) khi có yêu cầu.
Kinh nghiệm trong việc xử lý XML (JAXB, SAX, ...).
Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 12


-

Kiến thức trong việc sử dụng EJB3.
Biết cơ bản UNIX (hoặc muốn tìm hiểu cơ bản UNIX trong một số giờ).
Đơn vị thi bằng cách sử dụng JUnit, JMock ...
Có kinh nghiệm về JBoss 4.2.2.
Kinh nghiệm với JMS.
Kinh nghiệm với bộ nhớ đệm.
Có kinh nghiệm về hội nhập liên tục, có kinh nghiệm với các công cụ xây

dựng (Ant, Maven, ...).

Kĩ sư test (Tester)
Yêu cầu:
-

Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành công nghệ thông tin hoặc chuyên ngành liên

quan.
-

Nắm vững và hiểu biết sâu sắc về các Quy trình Test, các kỹ thuật Testing.


-

Có kiến thức sâu về phương pháp kiểm thử phần mềm.

-

Có các chứng chỉ Testing như ISTQB, CSTE,… là một lợi thế.

-

Tiếng Anh nghe, nói, đọc, viết tốt.

-

Kỹ năng quản lý nhóm, lập kế hoạch, lãnh đạo nhóm, tổng hợp và báo cáo tốt.

-

Có khả năng truyền đạt và xử lý vấn đề kỹ thuật tốt.

-

Năng động, sáng tạo, nhiệt tình, có thể làm việc độc lập và theo nhóm.

-

Kỹ năng sử dụng tin học văn phòng tốt.

-


Chịu được áp lực cao trong công việc.

Chuyên viên kiểm soát chất lượng ( SQA)
Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 13


Yêu cầu:
-

Bằng cử nhân trong lĩnh vực CNTT, Khoa học Máy tính hoặc tương đương.

-

Có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong đảm bảo Trình độ chuyên môn phần mềm.

-

Trách nhiệm cao, làm việc cẩn thận.

-

Kỹ năng kỹ thuật tốt, tự học.

-

Tư duy logic và khả năng phân tích, làm việc nhóm tốt.
Ngoài ra công ty còn có những công việc dành cho sinh viên thực tập, mục


đích của việc này là giúp tuyển chọn những sinh viên giỏi đồng thời cho sinh viên
có thêm kinh nghiệm khi bắt đầu công việc .
Ngoài các kĩ năng cứng, những kiến thức chuyên môn cần nắm vững , khi
tham gia tuyển dụng vào các vị trí của công ty , sinh viên cần trang bị những kĩ
năng mềm khác như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng sáng
tạo, học hỏi … Trang bị ít nhất một ngoại ngữ, khuyến khích biết tiếng Nhật, có thể
làm việc lâu dài tại nước ngoài .
Qua những điều đã viết trên chúng ta có thể thấy rằng những công việc trong
Fsoft rất đa dạng và phong phú nhưng cũng như đã giới thiệu ở trên Fsoft là công ty
về giải pháp phần mềm – một ngành đòi hỏi yêu cầu khá cao chính vì thế nên công
ty cũng có những yêu cầu đòi hỏi dành cho những vị trí trong công ty. Trước hết
công ty đòi hỏi người xin việc có kĩ năng chuyên môn đạt yêu cầu qua những đợt thi
tuyển do công ty tổ chức, sau đó là những kĩ năng khác như ngoại ngữ, kĩ năng
mềm, đặc biệt là kĩ năng làm việc theo nhóm và đặc biệt là sự đam mê trong công
việc.

Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 14


II. Cảm nhận của cá nhân em về đợt thực tập tại công ty
Đợt thực tập đã giúp em biết được phần nào công việc của mình sau khi ra
trường và giúp em định hướng được những kĩ năng cần thiết trong công việc, em
nhận thấy rằng đây là một môi trường tốt cho những sinh viên ra trường cũng như
sinh viên muốn đi làm thêm để lấy kinh nghiệm với một môi trường làm việc khoa
học, chuyên nghiệp, hợp lí giúp phát triển tốt năng lực của mỗi thành viên. Qua đợt
thực tập em thấy FPT Software là một công ty phần mềm chuyên nghiệp và cũng rất
quy mô, môi trường làm việc sôi nổi tích cực và giàu tính cạnh tranh, xứng đáng là
doanh nghiệp đi đầu cả nước trong lĩnh vực gia công phần mềm.

Qua đó em cũng đã tiếp thu thêm được nhiều điều bổ ích, đó về nghành nghề
và việc làm sau khi tốt nghiệp, định hướng học tập cho bản thân trong tương lai, quy
cách làm việc chuyên nghiệp ở công ty, tác phong làm việc công nghiệp. Chúng ta
có thể chọn cho mình có những định hướng nghề nghiệp, phù hợp nhất với khả năng
và nguyện vọng và những kiến thức cần học hỏi trong tương lai. Để bắt kịp với
những thay đổi công nghệ mà khách hàng yêu cầu, cũng như nhu cầu thăng tiến,
các nhân viên làm việc cũng sẽ thường xuyên được phát triển bản thân, đào tạo kỹ
năng mới. Trong quá trình làm việc, đóng góp cho Công ty, nhân viên có những
quyền lợi tương xứng, bao gồm thu nhập và khen thưởng.

Với yêu cầu ngày càng cao của các nhà tuyển dụng khiến bản thân phải luôn
nỗ lực không ngừng tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ, học tập không những lý
thuyết mà còn thực hành, không chỉ học về kĩ thuật mà còn phải bồi dưỡng cả
những kiến thức về tiếng anh, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, thuyết trình, làm
việc theo nhóm, tác phong, nề nếp…

Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 15


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, ban giám hiệu nhà trường,
ban chủ nhiệm viện ĐTVT và các thầy cô trong đợt thực tập đã tạo điều kiện cho
chúng em tham gia đợt thực tập bổ ích này.

Báo cáo thực tập nhận thức Nhập môn kĩ thuật ĐT-VT

Page 16




×