Tải bản đầy đủ (.pdf) (265 trang)

Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Của Việt Nam – Hội Nhập Và Phát Triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 265 trang )


1


2


LỜI GIỚI THIỆU
Cùng với sự phát triển chung về kinh tế trong 10 năm qua, thương mại hàng hóa của
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với kim ngạch hai chiều tăng cao, xuất khẩu
tăng trưởng mạnh, nhập siêu giảm, tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng chế biến gia tăng, thị trường
xuất nhập khẩu mở rộng,… góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị,
thúc đẩy quá trình đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế theo định hướng mở rộng, đa phương
hóa, đa dạng hóa thị trường.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa là lĩnh vực quan trọng trong tiến trình hội nhập, để tận dụng
các cơ hội phát triển, hạn chế rủi ro đòi hỏi các nhà đàm phán, hoạch định chính sách, doanh
nghiệp và người dân cần nắm bắt thông tin về hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam
với các nước trên thế giới. Tổng cục Thống kê biên soạn ấn phẩm “Xuất nhập khẩu hàng hóa
của Việt Nam - Hội nhập và phát triển 2005-2015” đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối
tượng sử dụng trong phân tích, đánh giá về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam giai
đoạn 2005-2015. Nội dung ấn phẩm gồm những thông tin phản ánh sự phát triển của hoạt động
xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2005-2015 trên cơ sở hệ thống hóa số liệu
chính thức hàng năm và số liệu năm 2015 là số sơ bộ.
Nội dung cuốn sách gồm bốn phần:
Phần I: Trị giá xuất nhập khẩu gồm 7 biểu;
Phần II: Mặt hàng chủ yếu xuất nhập khẩu gồm 6 biểu;
Phần III: Xuất nhập khẩu với một số khối nước gồm 6 biểu;
Phần IV: Xuất nhập khẩu với một số nước bạn hàng gồm 50 biểu.
Mặc dù ấn phẩm được biên soạn trên cơ sở nắm bắt nhu cầu thông tin, song cũng khó
tránh khỏi những thiếu sót về mức độ chuyên sâu. Tổng cục Thống kê rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong và ngoài nước để rút kinh


nghiệm biên soạn các ấn phẩm sau có chất lượng tốt hơn.
Ý kiến góp ý xin gửi về: Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ - Tổng cục Thống kê
Địa chỉ email:
Nhân dịp này, Tổng cục Thống kê trân trọng cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của Tổng cục
Hải quan trong việc chuẩn bị và cung cấp nguồn số liệu ban đầu.
TỔNG CỤC THỐNG KÊ

3


FOREWORD
Alongside the overall economic development in the past 10 years, Vietnamese
merchandise trade had recorded significant achievements: increasing two-way trade, strong
export growth, decreased trade deficit, increasing export share of processed products and the
expansion of the export and import markets,… which contribute important role to economic
growth, political-social stabilization, promoting the process of international economic
integration negotiation in the direction of expanding, Multilateralisation, diversification of the
market.
International merchandise trade is an important area in the integration process, in order
to take advantage of development opportunities and limit the risks that negotiators,
policymakers, businesses and citizens need to capture information about the export and import
of goods of Vietnam with other countries in the world. The General Statistics Office (GSO) has
compiled the publication "Vietnam’s exports and imports of goods - International
integration and development 2005-2015 " to meet the information needs of the subjects used in
analyzing and evaluating the export and import activities of Vietnamese goods in period.
The contents of this publication include information reflecting the development of Vietnam's
export and import activities in the period of 2005-2015 based on annual official data system
and 2015 preliminary data.
The content of the book consists of four parts:
Part I: Trade value comprising 7 tables;

Part II: Trade in merchandise comprising 6 tables;
Part III. Trade with major country groups comprising 6 tables;
Part IV: Trade with major trading partners comprising 50 tables.
Although the publication is compiled on the basis of information needs, it is difficult to
avoid shortcomings and limitations in depth. The General Statistics Office welcomes to receive
comments from domestics, foreign organizations and statistical users to improve quality
publications in the future.
Comments should be sent to: Department of Trade and Service Statistics - General
Statistics Office
Email:
On this occasion, the General Statistics Office gratefully acknowledges contributions by
officials of the General Department of Customs for carrying out rough checks and providing
such a valuable primary source.
GENERAL STATISTICS OFFICE

4


MỤC LỤC - CONTENTS
STT
No

Nội dung
Content
Lời giới thiệu
Foreword
Xuất nhập khẩu thời kỳ 2006-2015 và những mục tiêu, định hướng
chiến lược năm 2020
Export, import in the period 2006-2015
and strategic goals and orientation to 2020

Phần I: TRỊ GIÁ XUẤT NHẬP KHẨU
Section I: TRADE VALUE

Trang
Page
3
4

9

21

Biểu 01 Tổng mức lưu chuyển ngoại thương, cân đối thương mại
Total merchandise trade, balance of merchandise trade

23

Biểu 02 Tăng trưởng so với năm trước và năm gốc 2005
Growth rate, in comparison with previous year and base year 2005

24

Biểu 03 Trị giá xuất/nhập khẩu phân theo cơ cấu ngành hàng của kế hoạch Nhà nước
Exports and imports by commodity composition of State plan

25

Biểu 04 Trị giá xuất/nhập khẩu theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương mã cấp 1 chữ số (Bản sửa đổi lần 3)
Exports & imports by SITC 1 section (Rev.3)


28

Biểu 05 Trị giá xuất khẩu phân theo chương DM Hệ thống điều hoà (HS 2012)
Exports by HS chapter

34

Biểu 06 Trị giá nhập khẩu phân theo chương DM Hệ thống điều hoà (HS 2012)
Imports by HS chapter

46

Biểu 07 Trị giá xuất/nhập khẩu phân theo nước và khối nước
Exports and imports by country and country groups

58

Phần II: MẶT HÀNG CHỦ YẾU XUẤT NHẬP KHẨU
Section II: TRADE IN MERCHANDISE

89

Biểu 08 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Major exports

91

Biểu 09 Trị giá mặt hàng xuất khẩu theo danh mục SITC mã cấp 3 chữ số
Exports value by SITC three-digit group


97

Biểu 10 Mặt hàng chủ yếu nhập khẩu
Major imports

109

Biểu 11 Trị giá mặt hàng nhập khẩu theo danh mục SITC mã cấp 3 chữ số
Imports value by SITC three-digit group

118

Biểu 12 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu phân theo một số nước
Major exports by country

130

Biểu 13 Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu phân theo một số nước
Major imports by country

135

Phần III: XUẤT NHẬP KHẨU VỚI MỘT SỐ KHỐI NƯỚC
Section III: TRADE WITH MAJOR COUNTRY GROUPS

Biểu 14 Xuất nhập khẩu với ASEAN theo danh mục SITC mã cấp 1 chữ số
Trade with ASEAN by SITC 1-digit commodity

5


239
241


STT
No

Nội dung
Content

Trang
Page

Biểu 15 Xuất nhập khẩu với APEC theo danh mục SITC mã cấp 1 chữ số
Trade with APEC by SITC 1-digit commodity

245

Biểu 16 Xuất nhập khẩu với Đông Âu theo danh mục SITC mã cấp 1 chữ số
Trade with Eastern Europe by SITC 1-digit commodity

249

Biểu 17 Xuất nhập khẩu với EU theo danh mục SITC mã cấp 1 chữ số
Trade with EU by SITC 1-digit commodity

253

Biểu 18 Xuất nhập khẩu với Bắc Mỹ theo danh mục SITC mã cấp 1 chữ số
Trade with North America by SITC 1-digit commodity


257

Biểu 19 Xuất nhập khẩu với châu Phi theo danh mục SITC mã cấp 1 chữ số
Trade with Africa by SITC 1-digit commodity

261

Phần IV: XUẤT NHẬP KHẨU VỚI MỘT SỐ NƯỚC BẠN HÀNG
Section IV: TRADE WITH MAJOR TRADING PARTNERS

265

Biểu 20 Xuất nhập khẩu với Ai-len
Trade with Ireland

267

Biểu 21 Xuất nhập khẩu với Anh
Trade with United Kingdom

273

Biểu 22 Xuất nhập khẩu với Ấn Độ
Trade with India

282

Biểu 23 Xuất nhập khẩu với Áo
Trade with Austria


291

Biểu 24 Xuất nhập khẩu với Ba Lan
Trade with Poland

297

Biểu 25 Xuất nhập khẩu với Bỉ
Trade with Belgium

303

Biểu 26 Xuất nhập khẩu với Bồ-đào-nha
Trade with Portugal

309

Biểu 27 Xuất nhập khẩu với Bru-nây
Trade with Brunei Darussalam

315

Biểu 28 Xuất nhập khẩu với Bun-ga-ri
Trade with Bulgaria

318

Biểu 29 Xuất nhập khẩu với Cam-pu-chia
Trade with Cambodia


324

Biểu 30 Xuất nhập khẩu với Ca-na-đa
Trade with Canada

330

Biểu 31 Xuất nhập khẩu với Chi-lê
Trade with Chile

339

Biểu 32 Xuất nhập khẩu với Đài Loan
Trade with Taiwan

345

Biểu 33 Xuất nhập khẩu với Đan Mạch
Trade with Denmark

354

Biểu 34 Xuất nhập khẩu với Đức
Trade with Germany

360

Biểu 35 Xuất nhập khẩu với Es-to-ni-a
Trade with Estonia


369

6


STT
No

Nội dung
Content

Trang
Page

Biểu 36 Xuất nhập khẩu với Hà Lan
Trade with Netherlands

372

Biểu 37 Xuất nhập khẩu với Hàn Quốc
Trade with Korea, Republic of

381

Biểu 38 Xuất nhập khẩu với Hồng Kông (Trung Quốc)
Trade with Hong Kong (China)

390


Biểu 39 Xuất nhập khẩu với Hun-ga-ri
Trade with Hungari

399

Biểu 40 Xuất nhập khẩu với Hy Lạp
Trade with Greece

405

Biểu 41 Xuất nhập khẩu với In-đô-nê-xi-a
Trade with Indonesia

411

Biểu 42 Xuất nhập khẩu với I-ta-li-a
Trade with Italy

420

Biểu 43 Xuất nhập khẩu với Lat-vi-a
Trade with Latvia

426

Biểu 44 Xuất nhập khẩu với Lào
Trade with Laos

432


Biểu 45 Xuất nhập khẩu với Liên Bang Nga
Trade with Russia

438

Biểu 46 Xuất nhập khẩu với Lit-va
Trade with Lithuania

444

Biểu 47 Xuất nhập khẩu với Lúc-xăm-bua
Trade with Luxembourg

450

Biểu 48 Xuất nhập khẩu với Ma-lai-xi-a
Trade with Malaysia

453

Biểu 49 Xuất nhập khẩu với Man-ta
Trade with Malta

462

Biểu 50 Xuất nhập khẩu với Mê-hi-cô
Trade with Mexico

465


Biểu 51 Xuất nhập khẩu với Mi-an-ma
Trade with Myanmar

471

Biểu 52 Xuất nhập khẩu với Mỹ
Trade with United States of America

477

Biểu 53 Xuất nhập khẩu với Nhật Bản
Trade with Japan

486

Biểu 54 Xuất nhập khẩu với Niu-zi-lân
Trade with New Zealand

495

Biểu 55 Xuất nhập khẩu với Ôxtrâylia
Trade with Australia

501

Biểu 56 Xuất nhập khẩu với Pê-ru
Trade with Peru

510


Biểu 57 Xuất nhập khẩu với Pháp
Trade with France

513

7


STT
No

Nội dung
Content

Trang
Page

Biểu 58 Xuất nhập khẩu với Phần Lan
Trade with Finland

522

Biểu 59 Xuất nhập khẩu với Phi-lip-pin
Trade with Philippines

528

Biểu 60 Xuất nhập khẩu với Ru-ma-ni
Trade with Romania


534

Biểu 61 Xuất nhập khẩu với Séc
Trade with Czech pepublic

540

Biểu 62 Xuất nhập khẩu với Síp
Trade with Cyprus

546

Biểu 63 Xuất nhập khẩu với Slô-va-ki-a
Trade with Slovakia

549

Biểu 64 Xuất nhập khẩu với Slô-ven-nhi-a
Trade with Slovenia

555

Biểu 65 Xuất nhập khẩu với Tây Ban Nha
Trade with Spain

561

Biểu 66 Xuất nhập khẩu với Thái Lan
Trade with Thailand


570

Biểu 67 Xuất nhập khẩu với Thụy Điển
Trade with Sweden

579

Biểu 68 Xuất nhập khẩu với Trung Quốc
Trade with China

585

Biểu 69 Xuất nhập khẩu với Xinh-ga-po
Trade with Singapore

594

Giải thích số liệu thống kê xuất, nhập khẩu
Explanatory notes

603

I. Giới thiệu
Introduction

603

II. Định nghĩa, khái niệm chung
Concepts and Definitions


603

III. Phạm vi thống kê
Specific coverage

604

A. Hàng hóa được tính trong thống kê
Goods to be included

604

B. Hàng hóa không tính trong thống kê
Goods to excluded

605

IV. Phương pháp tính
Methods of collection & compilation

605

Phụ lục A - Appendix A
Các nhóm nước chủ yếu - Major country groups

607

Phụ lục B - Appendix B
Ký hiệu và viết tắt - Abbreviations and Symbols


610

8


Xuất nhập khẩu thời kỳ 2006-2015 và những mục
tiêu, định hướng chiến lược năm 2020

Export, import in the period 2006-2015
and strategic goals and orientation to 2020

Sau thời kỳ phát triển mạnh trước năm 2000, kinh
tế và thương mại toàn cầu mười năm qua bước vào
giai đoạn tăng trưởng chậm với nhiều biến động khó
lường đã tác động không nhỏ đến kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa có thể coi là điểm sáng trong bức tranh hội
nhập và phát triển kinh tế - xã hội của nước ta thời
kỳ 2006-2015.

After fast-growing period prior to the year 2000, for
the last 10 years, the global economy and trade has
been encountering slow growth with many
unpredictable changes that have great impact on Viet
Nam economy. In the context, international
merchandise trade can be considered as a lighting
point in the picture of integration and socio-economic
development of Viet Nam in the period 2006-2015.

Tiếp nối những thành công của thời kỳ trước, mười

năm qua ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong hội
nhập kinh tế quốc tế khi chính thức trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm
2007. Tính đến nay Việt Nam đã ký kết 12 Hiệp định
Thương mại Tự do (FTA) trong đó có 6 Hiệp định mang
tính khu vực gồm các Hiệp định: Hiệp định thương mại
tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do
ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), Hiệp định Thương mại
Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), Hiệp định Thương
mại Tự do ASEAN - Nhật Bản (AJFTA), Khu vực Mậu
dịch Tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA), Khu vực thương
mại tự do giữa các nước ASEAN, Australia và New
Zealand (AANZFTA), ba hiệp định thương mại song
phương với Hàn Quốc, Nhật Bản, Chi Lê; Hiệp định Việt
Nam - EU, Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu. Đây là
những yếu tố quan trọng đã và đang góp phần thúc đẩy
hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong
mười năm qua cũng như thời kỳ tiếp theo.

Proceeding with the previous victories, in the last
10 years Viet Nam has made great efforts in the
international economic integration process when it
officially became member of the World Trade
Organization in 2007. So far, Viet Nam has signed 12
Free Trade Agreements (FTA), of which there are
regional agreements, including: ASEAN-FTA, ASEANChina, ASEAN-Korea, ASEAN-Japan, ASEAN-India,
ASEAN-Australia-New Zealand, 3 bilateral trade
agreements with Korea, Japan and Chile, Viet Nam EU, Viet Nam and Asia-Europe economic coalition.
These significant factors have been making
contributions to foster merchandise import, export

activity of Viet Nam in the last 10 years and the
coming period.

Thực hiện đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn
2006-2010 đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP
bình quân giai đoạn này đạt 6,3%/năm, tổng mức lưu
chuyển ngoại thương đạt 623,7 tỷ USD, tăng
17,8%/năm trong đó xuất khẩu đạt 280,4 tỷ USD, tăng
17,4%/năm và nhập khẩu đạt 343,2 tỷ USD, tăng
18,2%/năm. Mức nhập siêu giai đoạn này khá cao với
62,8 tỷ USD, tương đương 22,4% tổng kim ngạch
xuất khẩu.

The implementation of the Theme “Export
development in 2006-2010” contributed to enhance
GDP growth rate on average reaching at 6.3% per
year. Total international trade gained 623.7 billion
USD, increasing by 17.8% per year, of which export
gained 280.4 billion USD, increasing by 17.4% per
year and import achieved 343.2 billion USD, raising by
18.2% per year. In this period, the trade gap was quite
high with 62.8 billion USD, equivalent to 22.4% total
export turnover.

Bước vào giai đoạn 2011-2015, kinh tế và thương
mại thế giới nói chung đối mặt với những khó khăn do
khủng hoảng kinh tế ở châu Âu và một số nước. Tình
hình sản xuất kinh doanh trong nước cũng gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt vào những năm 2011-2012. Tuy
nhiên, môi trường chính trị ổn định vững chắc, sự điều

hành sát sao, hiệu quả, chính sách phù hợp của Nhà
nước trong những giai đoạn khó khăn đã đưa hoạt
động ngoại thương của đất nước đạt được những
thành tựu đáng kể, đặc biệt đối với xuất khẩu hàng

Entering the period 2011-2015, the world economy
and trade in general faced difficulties due to economic
crisis in Europe and some countries. The domestic
business production also encountered many
difficulties, especially in 2011-2012. However, stable
political environment along with the closely effective
direction and appropriate policies of the State in such
difficult periods has promoted our international trade
activity to attain notable achievements, especially
merchandise export in the context of global economic

9


hóa trong bối cảnh thương mại toàn cầu suy giảm.
Nhằm đạt các mục tiêu đề ra của Đảng và Nhà nước,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2471/QĐTTg ngày 28/12/2011 phê duyệt “Chiến lược xuất
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng
đến năm 2030” với mục tiêu tổng quát là “Tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp
trên 3 lần năm 2010, bình quân đầu người đạt trên
2.000 USD, cán cân thương mại cân bằng”. Các mục
tiêu cụ thể gồm:

downturn. In order to reach the proposal goals by the

Party and State, Prime Minister signed Decision No
2471/QĐ-TTg dated 28/12/2011 ratifying “Strategy of
International merchandise trade in the period 20112020 and vision to 2030” with overall goal of “Total
merchandise export turnover to 2020 over triples
2010, reaching over 2,000 USD per capita, and trade
balance”. The specific objectives consist of:

Một là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
hàng hóa bình quân 11-12%/năm trong thời kỳ 20112020, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng bình
quân 12%/năm; giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình
quân 11%/năm. Duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng
10% thời kỳ 2021-2030;

First, it strives to gain merchandise export growth
rate on average of 11-12%/year in the period 20112020, of which, the period 2011-2015 grows by
12%/year; the period 2016-2020 reaches 11%/year
and keeps the rate of around 10% in the period 20212030;

Hai là, phấn đấu tốc độ tăng trưởng nhập khẩu
thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng
nhập khẩu hàng hóa bình quân 10-11%/năm trong
thời kỳ 2011-2020, trong đó giai đoạn 2011-2015 tăng
trưởng bình quân dưới 11%/năm; giai đoạn 20162020 tăng trưởng bình quân dưới 10%/năm;

Second, it strives to gain merchandise import
growth rate lower than export growth rate; on average
reaching 10-11%/year in the period 2011-2020, of
which the rate of the period 2011-2015 is less than
11%/year; and the rate of under 10%/year is for the
period 2016-2020;


Ba là, phấn đấu giảm dần thâm hụt thương mại,
kiểm soát nhập siêu ở mức dưới 10% kim ngạch xuất
khẩu vào năm 2015 và tiến tới cân bằng cán cân
thương mại vào năm 2020 và thặng dư thương mại
thời kỳ 2021-2030.

Third, it strives to gradually reduce trade deficit,
trade gap is in control of less than 10% of export
turnover in 2015 and moves forward to trade balance
in 2020 and trade surplus in the period 2021-2030.

Hướng tới các mục tiêu và định hướng chiến lược
phát triển ngành hàng, thị trường, hoạt động xuất
nhập khẩu 10 năm qua đạt được những kết quả sau:

It looks forward to reaching strategic goals and
orientation for commodity development, market, and
international trade activity for 10 years with the
following results:

1. Số lượng doanh nghiệp có hoạt động xuất,
nhập khẩu hàng hóa tăng nhanh

1. A quick increase in the number of
enterprises with international merchandise trade
activity

Tại thời điểm 31/12/2005 cả nước có 113 nghìn
doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh

trong đó có 27,7 nghìn doanh nghiệp sản xuất hàng
hóa (thuộc các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, khai
khoáng và chế biến chế tạo). Năm 2010 số doanh
nghiệp tăng lên 279 nghìn trong đó 50 nghìn doanh
nghiệp sản xuất hàng hóa, năm 2014 các con số này
là 402,3 nghìn và 69,7 nghìn, tăng trưởng bình quân
hàng năm thời kỳ 2006-2014 là 15,2% và 10,8%.

As of 31/12/2005, there were 113 thousand
enterprises with business production activity on the
whole country, of which 27.7 thousand enterprises
involved in commodity production (under agriculture,
forestry, and fishery, mining and manufacturing industry).
In 2010, the number of enterprises increased by 279
thousand, of which 50 thousand enterprises engaged in
commodity production, meanwhile in 2014, the figures
were 402.3 thousand and 69.7 thousand respectively.
Their annual growth rates in the period 2006-2014 were
15.2% and 10.8% respectively.

10


Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp có hoạt động
xuất, nhập khẩu và tốc độ tăng bình quân hàng năm
thời kỳ 2006-2015

Table 1. Number of enterprises with international
trade activity and average growth rate
in the period 2006-2015


ĐV tính: Nghìn DN

DN có hoạt động xuất
và/hoặc nhập khẩu

2006

2010

2015

% tăng
BQ năm

25,5

39,3

54,9

9,4

Unit: Thousand enterprises
2006
Enterprises with export and/or
import activity

Trong đó:


2010

2015

% annual
growth rate

25.5

39.3

54.9

9.4

- Enterprises with export
activity

11.0

14.9

20.7

7.8

- Enterprises with import
activity

21.5


33.7

47.7

9.7

7.0

9.3

13.5

8.0

Of which:

- DN có xuất khẩu

11,0

14,9

20,7

7,8

- DN có nhập khẩu

21,5


33,7

47,7

9,7

7,0

9,3

13,5

8,0

- DN có xuất và nhập khẩu

Nguồn: Tổng cục Hải quan

- Enterprises with export and
import activity

Source: General Department of Custom

Bảng 1 cho thấy số lượng doanh nghiệp có hoạt
động xuất, nhập khẩu năm 2015 là 54,9 nghìn doanh
nghiệp, gấp 2,4 lần so với năm 2005, tốc độ tăng bình
quân hàng năm thời kỳ 2006-2015 là 9,4% trong đó
số doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu gấp 2,1
lần, tăng bình quân 7,8%, doanh nghiệp có hoạt

động nhập khẩu tăng cao hơn với 9,7% bình quân
hàng năm.

Table 1 shows that the number of enterprises with
export, import activity in 2015 was 54.9 thousand, 2.4
times higher than the number of 2005; the average
growth rate in 2006-2015 was 9.4%. The number of
export enterprises increased by 2.1 times and their
average growth rate was 7.8% meanwhile the number
of import enterprises increased higher with growth rate
of 9.7% on average.

2. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng cao và
ổn định, xuất khẩu tăng trưởng vượt mục
tiêu chiến lược

2. Two-way trade turnover increases stably and
highly, export growth excesses strategic goals

Bảng 2. Xuất, nhập khẩu và cân đối thương mại bình quân
thời kỳ 2006-2015

Table 2. Export, import and average trade balance
in 2006 -2015

ĐV tính: Tỷ USD
2006-2015

(*)


2006-2010

Unit: Bill. USD

2011-2015

2006-2015

Tăng Trị giá Tăng Trị giá Tăng
Trị giá
trưởng BQ trưởng BQ trưởng
BQ năm
BQ (%) năm BQ (%) năm BQ (%)
1. Kim ngạch hai
chiều
Xuất khẩu
Nhập khẩu
2. Cân đối TM
3. XKBQ đầu người
(USD)

194,6
93,6
101,0
-7,4
1.057

(*)

2006-2010


2011-2015

Average
Average
Average
Annual
Annual
Annual
growth
growth
growth
value
value
value
(%)
(%)
(%)

16,8 124,7

17,8 264,3

15,8

1. Two-way
trade

17,4


17,4 131,1

17,5

Export

93.6

17.4

56.1

17.4

131.1

17.5

14,3

Import

101,0

16.2

68.6

18.2


133.2

14.3

16,2

56,1
68,6

18,2 133,2

-12,6

-10,3

2. Trade
balance

1.457

3. Export per
capita (USD)

657

(*) Số liệu sơ bộ

194.6

16.8


124.7

17.8

264.3

-7.4

-12.6

-10,3

1.057

657

1.457

15.8

(*) Preliminary data

So với thời kỳ 1996-2005, qui mô thương mại
hàng hóa bình quân năm của thời kỳ 2006-2015 đạt
194,6 tỷ USD trong đó xuất khẩu 93,6 tỷ USD, nhập
khẩu 101 tỷ USD, gấp 5,5 lần so với mức 35,4 tỷ USD
của 10 năm trước trong đó xuất khẩu 16,3 tỷ USD,
nhập khẩu 19,1 tỷ USD. Tỷ lệ xuất khẩu so với GDP


In comparison with the period 1996 - 2005, the
average international merchandise trade in 2006-2015
gained 194.6 billion USD, of which export was 93.6
billion USD, import was 101 billion USD, 5.5 times
higher than the rate of 35.4 billion USD of the 10
previous years with export was 16.3 billion USD and

11


bình quân năm ngày càng tăng, giai đoạn 2006-2010
khoảng 62%, giai đoạn 2011-2015 đã lên tới 78% thể
hiện độ mở rất cao của nền kinh tế.

import was 19.1 billion USD. Export share of average
GDP increases more and more, particularly in the
period 2006-2010 it accounted for 62% and it was
78% in the period 2011-2015 that shows high
expansion of the economy.

Xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng khá
nhanh từ 657 USD/người/năm giai đoạn 2006-2010
lên 1.457 USD/người/năm vào giai đoạn 2011-2015
trong đó năm 2015 đạt mức 1.767 USD. Như vậy,
trong vòng 10 năm xuất khẩu bình quân đầu người
tăng gần 4 lần, từ 478 USD năm 2006 lên 1.767 USD
năm 2015.

Export per capita also increased quite fast from
657 USD/person/year in 2006-2010 to 1.457

USD/person/year in 2011-2015, of which in 2015 was
1.767 USD. So that, in 10 years, export per capita
increased by nearly 4 times, from 478 USD in 2006 to
1.767 USD in 2015.

Với qui mô thương mại ngày càng lớn, tăng
trưởng bình quân hàng năm thời kỳ
2006-2015 vẫn duy trì ở mức cao bất chấp suy thoái
kinh tế thế giới và sự suy giảm của thương mại toàn
cầu những năm 2008-2009 và 2011-2012. Kim ngạch
xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 131,1 tỷ
USD/năm, gấp 2,3 lần so với mức 56,1 tỷ USD/năm
của giai đoạn 2006-2010.

With increasing trade size, annual growth in the
period 2006-2015 still remained at high rate
regardless of world economic downturn and global
trade depreciation in 2008-2009 and 2011-2012. The
average export turnover in 2011-2015 achieved 131,1
billion USD per year, increasing by 2.3 times
compared with 56.1 billion USD per year in the period
2006-2010.

Như vậy, so với mục tiêu đề ra cho từng giai đoạn,
tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân năm đều
đạt và vượt mục tiêu: thời kỳ 2006-2010 là 17,4% so
với mục tiêu 17,5%. Thời kỳ 2011-2015 đạt 17,5% cao hơn 5,5 điểm phần trăm so với mục tiêu 12%.

Thus, in comparison with proposal objectives for
each period, annual average exports turnover growth

rate increases and excesses the objectives: the period
2006-2010 was 17.4% over objective 17.5%. The
period 2011-2015 was 17.5%, getting 5.5 percentage
points higher than the objective 12%.

3. Thâm hụt thương mại giảm dần, tỷ lệ nhập siêu
được kiểm soát ở mức thấp giai đoạn 2011-2015

3. Trade deficit decreases, trade gap rate is in
control at low rate in 2011-2015

Sau khi trở thành thành viên chính thức của WTO,
nhu cầu đầu tư trong nước lớn, luồng vốn FDI vào

After becoming an official member of the WTO, the
need of domestic investment increased, FDI flow into

12


Việt Nam tăng mạnh, nhiều dòng thuế nhập khẩu về
0% đến 5% khiến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam
tăng cao, nhập siêu năm 2008 lên đến 18 tỷ USD
tương đương 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, mức
cao nhất kể từ năm 1996 (53%) là năm Việt Nam bắt
đầu quá trình Hội nhập mạnh hơn với nền kinh tế thế
giới. Từ năm 2009 mức nhập siêu đã được kiểm soát
dần và giai đoạn 2011-2015 ghi nhận xu hướng nhập
siêu giảm liên tục qua các năm trong đó năm 2012 và
2014 cán cân thương mại ở tình trạng xuất siêu do

kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong khi nhu cầu
nhập khẩu giảm. Biến động về cân đối thương mại
trong các năm qua thể hiện rõ tác động của hội nhập
kinh tế quốc tế tới Việt Nam.

Viet Nam grew rapidly, many import tax flows were
from 0% to 5% that made Viet Nam import turnover
increase highly. Trade gap in 2008 went up to 18
billion USD, equivalent to 29% total export turnover. It
has been the highest rate since 1996 (53%) when Viet
Nam started integrating into the world economy. Since
2009, the trade gap has been in control progressively
and in 2011-2015 it acknowledged a consecutive
decrease trend in trade gap, of which in 2012 and
2014 trade balance was trade surplus due to rapid
increase in export turnover meanwhile import needs
reduced. The changes in trade balance in the last
years showed clearly the impact of international
economic integration to Viet Nam.

So với những năm trước, mức nhập siêu đã
được kiểm soát tốt hơn và liên tục giảm. Nếu so với
trị giá xuất khẩu bình quân thời kỳ 2001-2005, mức
nhập siêu bằng 17,2%, tăng mạnh lên 22,4% giai đoạn
2006-2010 nhưng đã giảm sâu xuống 1,6% trong 5 năm
2011-2015 vừa qua, thấp hơn nhiều so với mục tiêu
đề ra là dưới 10%.

Compared with the previous years, trade gap is in
better control and decreases consecutively.

Compared with average export value in the period
2001-2005, the trade gap rate was 17.2%, increased
rapidly up to 22.4% in 2006-2010 but reduced deeply
to 1.6% in 2011-2015, much lower than the proposal
rate, less than 10%.

4. Tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến hay đã tinh
chế tăng, hàng nhiên liệu, khoáng sản và nông,
lâm, thủy sản giảm

4. Export proportion of the processed or
refined goods increased, goods of fuel, mineral
and agriculture, forestry and fishery decreased

Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng gia
tăng sản phẩm chế biến hay đã tinh chế, giảm tỷ trọng
hàng thô hay mới sơ chế: năm 2005 tỷ trọng hàng thô
hay mới sơ chế chiếm 49,6% thì đến năm 2015 với sự
phát triển mạnh của các mặt hàng gia công, lắp ráp, tỷ
trọng hàng thô hay mới sơ chế giảm xuống mức
18,6% trong khi hàng chế biến hay đã tinh chế chiếm
tới 81,4 %.

Structure of exported goods changed toward to an
increase in processed or refined goods and a
decrease in raw or preliminary processing goods: in
2005 the share of the raw or preliminary processing
goods accounted for 49.6%, but in 2015 with the
development of the processing and assembly goods,
this rate decreased by 18.6% while the rate of

processed or refined goods accounted for 81.4%.

13


Thời kỳ 2006-2015 ghi nhận sự thay đổi cơ cấu
ngành hàng xuất khẩu. Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011-2020 định hướng phát triển
ngành hàng theo đó giảm dần tỷ trọng nhóm hàng
nhiên liệu, khoáng sản là nhóm hàng có lợi thế về tài
nguyên nhưng bị hạn chế về nguồn cung, ảnh hưởng
nhiều đến môi trường, nhóm hàng nông, lâm, thủy sản
có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạn nhưng giá trị
gia tăng thấp, tăng tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp
chế tạo và chế biến là nhóm có tiềm năng phát triển
và thị trường thế giới có nhu cầu.

The period 2006-2015 witnessed the changes in
structure of exported goods. Strategy of imports, exports
of goods in the period 2011-2020 determines
development orientation for goods. Accordingly, it
decreases progressively the share of fuel goods, mineral
goods as they have advantages in resources but
limitations in supply, effects on environment; decreases
agricultural, forestry and fishery goods due to their
advantages and long term competitiveness but low value
added; increases proportion of manufacturing and
processing goods due to their development potentiality
and the needs of world market.


Bảng 3. Tỷ trọng nhóm hàng xuất khẩu 2006-2015
và định hướng 2020 (%)

Table 3. The share of exported goods in 2006-2015
and orientation to 2020 (%)

Hàng nhiên Hàng công Hàng Hàng công
liệu,
nghiệp nông, lâm, nghiệp
khoáng sản chế tạo
thủy sản chế biến
2006

24,8

11,4

22,6

41,2

2010

11,5

19,5

22,8

46,1


2011

12,0

23,8

22,5

41,6

2012

10,7

31,4

20,0

37,8

2013

8,2

36,7

17,2

37,8


2014

7,0

37.0

16,6

39,3

2015 (*)

3,6

41,6

14,5

40,2

Định hướng 2020

4,4

62,9

13,5

19,2


Fuel, Manufactu Agriculture, Processing
mineral
-ring
forestry and
goods
goods
goods
fishery goods
2006

24.8

11.4

22.6

41.2

2010

11.5

19.5

22.8

46.1

2011


12.0

23.8

22.5

41.6

2012

10.7

31.4

20.0

37.8

2013

8.2

36.7

17.2

37.8

2014


7.0

37.0

16.6

39.3

3.6

41.6

14.5

40.2

4.4

62.9

13.5

19.2

2015

(*)

Orientation to

2020

(*) Số liệu sơ bộ

(*)Preliminary data

Bảng 3 cho thấy tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu,
khoáng sản đã giảm từ 24,8% năm 2006 xuống 11,5%
năm 2010 và 3,6% năm 2015, thấp hơn mục tiêu đề
ra cho năm 2020 là 4,4%. Nguyên nhân là do sự sụt

Table 3 shows that the proportion of the fuel,
mineral goods decreased from 24.8% in 2006 to
11.5% in 2010 and 3.6% in 2015 that was lower than
the proposal rate of 4.4% for 2020. The decrease was

14


giảm mạnh về kim ngạch xuất khẩu than đá do chủ
trương đảm bảo an ninh năng lượng của Chính phủ
trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng than đá trong nước
đang tăng mạnh. Một nguyên nhân quan trọng nữa là
do sự sụt giảm giá dầu thô trên thị trường thế giới, do
dư cung toàn cầu đã khiến giá dầu thô lao dốc từ giữa
năm 2014. Năm 2015, giá dầu thô thế giới giảm hơn
30% và chỉ riêng đầu năm 2016 đã mất 20%. Kim
ngạch dầu thô giảm bình quân 6,6%/năm thời kỳ
2006-2015 trong đó giai đoạn 2006-2010 giảm
7,4%/năm, 2011-2015 giảm 5,9%/năm. Tỷ trọng kim

ngạch xuất khẩu dầu thô trong tổng xuất khẩu giảm từ
22,7% năm 2005 xuống 7% năm 2010 và chỉ còn
2,3% năm 2015.

caused by depreciation of coal export turnover due to
the policy of assuring energy security by the
Government in the context of rapid increase in the
domestic coal consumption. Another reason was
depreciation of the crude oil price in the world market
due to global supply redundancy that made crude
oil price reduce since the middle of 2014. In 2015,
the world crude oil price decreased over 30% and in
early 2016 lost 20% more. Crude oil turnover reduced
on average by 6.6% per year in the period 2006-2015,
of which the period 2006-2010 was 7.4%, the period
2011-2015 reduced by 5.9%. The proportion of crude
oil export turnover on total export reduced from 22.7%
in 2005 to 7% in 2010 and gained only 2.3% in 2015.

Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản cũng giảm tỷ trọng
kim ngạch từ 23,1% năm 2006 xuống 20% năm 2011
và chỉ còn 13,5% năm 2015. Kim ngạch tăng bình
quân 22,8% năm giai đoạn 2006-2010 và 17,4% năm
2011-2015.

The turnover proportion of the agriculture, forestry
and fishery goods also decreased from 23.1% in 2006
to 20% in 2011 and only achieved 13.5% in 2015. On
average, their turnover only increased by 22.8% in the
period 2006-2010 and 17.4% in 2011-2015.


Nhóm hàng công nghiệp chế tạo có tốc độ tăng
kim ngạch bình quân hàng năm cao nhất thời kỳ
2006-2015 với 35,6% trong đó giai đoạn 2006-2010 là
34,4%, thời kỳ tiếp theo là 36,8%. Góp phần lớn nhất
vào tăng trưởng nhóm hàng này là các sản phẩm điện
thoại, điện tử và linh kiện.

The average turnover of the manufacturing goods
achieved the highest growth rate in the period 20062015 with 35.6%, of which the period 2006-2010 was
34.4% and the following period was 36.8%.
Telephones, electronics and spare parts goods made
the biggest contribution to this growth.

Kết quả xuất khẩu cũng thể hiện rõ định hướng
chiến lược: tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghệ
cao và trung bình như điện thoại, máy tính, hàng điện
tử và linh kiện, xe cộ, máy móc thiết bị… do một số
tập đoàn, công ty lớn của nước ngoài đầu tư và mở
rộng sản xuất tại Việt Nam như Samsung, IBM từ năm

The results of exports also reveal clearly the
strategic orientation: increasing the export share of hitech and medium technology goods such as
telephone, computer, electronic products and spare
parts, vehicles, machines and equipments, etc,
because some big FDI corporations and companies

15



2009 đến nay, tạo thêm nhiều việc làm cho lực lượng
lao động, nâng mức độ tham gia của Việt Nam vào
chuỗi giá trị toàn cầu. Năm 2006 tỷ trọng nhóm hàng
này là 12%, năm 2010 đạt 18% và tăng mạnh lên 37%
năm 2015.

have invested and expanded their production in Viet
Nam such as Samsung, IBM since 2009 that created
more jobs for labor force and upgraded Viet Nam’s
participation in global value chain. The share of this
commodity group accounted for 12% in 2006, 18% in
2010 and went up rapidly to 37% in 2015.

5. Tăng trưởng mạnh của nhóm hàng điện
thoại, máy tính, hàng điện tử và linh kiện dẫn đến
sự thay đổi vị trí các nhóm/mặt hàng xuất khẩu
của Việt Nam

5. A rapid increase in group of telephone,
computer, electronic and spare parts goods leads
to the change in the position of exported
groups/commodities of Viet Nam

Về mặt hàng, nếu như năm 2005 chỉ có 7 mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm
68,2% tổng kim ngạch thì năm 2015 có tới 25 mặt
hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm
87,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó các mặt
hàng đạt trên 10 tỷ USD như: Điện thoại và các linh
kiện, hàng dệt may, máy vi tính, sản phẩm điện tử và

linh kiện, giày dép. Sự tăng trưởng mạnh của các
nhóm hàng này dẫn đến sự thay đổi đáng kể vị trí các
mặt hàng xuất khẩu:

Regarding commodity items, in 2005 there were 7
items having export turnover of over 1 billion USD,
accounting for 68.2%, in 2015 there were 25 items
having export turnover of over 1 billion USD, accounting
for 87.8%, of which commodity items with export
turnover of over 10 billion USD included: telephone and
spare parts, textiles, computer, electronics and spare
parts, and footwear. The rapid growth of these
commodity items results in remarkable changes in the
position of export commodities:

Giai đoạn 2006-2010 vị trí số một thuộc về hàng
dệt may, bình quân đạt 8,6 tỷ USD/năm, chiếm 15,3%
tổng kim ngạch, vị trí thứ hai là dầu thô đạt 7,7 tỷ
USD/năm, chiếm 10,7% tổng kim ngạch và vị trí thứ
ba thuộc về hàng thủy sản đạt 4,2 tỷ USD, chiếm
7,5% tổng kim ngạch.

In the period 2006-2010, the textile items ranked
the first with average rate of 8.6 billion USD per year,
accounting for 15.3% total turnover, the second was
crude oil, reaching 7.7 billion USD per year, accounting
for 10.7% total turnover and the third belonged to
fishery items, reaching 4.2 billion USD, accounting for
7.5% total turnover.


Bước sang thời kỳ 2011-2015, hàng dệt may tụt
xuống vị trí thứ hai với kim ngạch bình quân năm đạt
17,7 tỷ USD/năm, chiếm 13,5% tổng xuất khẩu trong
khi vị trí số một đã thuộc về nhóm Điện thoại các loại

In the period 2011-2015, the textile items went
down to rank the second with average export turnover
of 17.7 billion USD per year, accounting for 13.5%
total turnover while the first position was spent for group

16


và linh kiện, bình quân đạt 18,8 tỷ USD/năm, chiếm
14,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vị trí thứ ba thuộc
về hàng Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 10 tỷ
USD/năm, chiếm 7,7% tổng kim ngạch. Dầu thô đứng
thứ hai giai đoạn 2006-2010 đã tụt xuống thứ năm.
Hàng thủy sản từ vị trí thứ ba của giai đoạn trước
xuống vị trí thứ sáu, tỷ trọng giảm qua các năm (8,4%
năm 2006 xuống 4,1% năm 2015) do sự tăng trưởng
mạnh hơn của các nhóm hàng khác.

of telephone of all kinds and spare parts, reaching 18.8
billion USD per year on average, accounting for 14.4%
total export turnover. The third position was group of
electronics, computer and spare parts, reaching 10
billion USD per year, accounting for 7.7% total
turnover. Crude oil ranked the second in the period
2006-2010 but downgraded to the fifth in this period. The

fishery commodities downgraded from the third in the
previous period to the sixth in this period with the share
decreasing by years (from 8.4% in 2006 to 4.1% in 2015)
because other commodity groups increased faster.

Bên cạnh những mục tiêu và kết quả đạt được,
hoạt động xuất nhập khẩu 10 năm qua cũng không
đạt một số mục tiêu chiến lược đề ra và bộc lộ những
hạn chế:

Besides achieved objectives and achievements,
export and import activities have not gained some
proposal strategic goals and revealed some
shortcomings:

Một là, mức tăng trưởng nhập khẩu cao hơn
mục tiêu đề ra

Firstly, import growth was higher than proposal
goals

Tốc độ tăng nhập khẩu thời kỳ 2011-2015 được
định hướng trong chiến lược là dưới 11%, tuy nhiên
biểu đồ 6 cho thấy, trừ năm 2012 do tác động của
khủng hoảng kinh tế thế giới, sản xuất trong nước và
xuất khẩu suy giảm, tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn
mục tiêu, các năm còn lại mức tăng đều cao hơn mục
tiêu. Bình quân cả giai đoạn 2011-2015 kim ngạch
nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 14,3% cao hơn
3,3 điểm phần trăm so với mục tiêu chiến lược là dưới

11%/năm.

The import growth rate in the period 2011-2015
was oriented in the strategy with fewer than 11%.
However, Figure 6 shows that, excepting for 2012 due
to the impact of world economic crisis, depreciation in
domestic production and export, import growth was
lower than proposal goals, the other years gained
higher increase. On average in the period 2011-2015,
import turnover increased 14.3% per year, reaching
3.3 percentage points higher than the strategic goals
of 11% per year.

Nhập khẩu bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt
133,2 tỷ USD/năm, tăng 94,1% so với giai đoạn trước
(68,6 tỷ USD/năm). Sau khi trở thành thành viên chính
thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào
năm 2007 đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng hoạt
động xuất, nhập khẩu hàng hóa nhưng cũng làm cho
nhập siêu tăng mạnh trong các năm từ 2007 đến
2011. Nhập siêu giai đoạn 2006-2010 khá cao với

On average in the period 2011-2015 import
achieved 133.2 billion USD per year, increased by
94.1% compared with the previous period (68.6 billion
USD per year). Becoming an official member of the
WTO in 2007 made contribution to promote
international merchandise trade growth but forced
trade gap to increase rapidly in the period 2007-2011.
Trade gap in the period 2006-2010 was quite high with


17


mức nhập siêu bình quân lên tới 12,6 tỷ USD/năm.
Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng xuất
khẩu luôn cao hơn nhập khẩu (trừ năm 2013 và 2015)
và cán cân thương mại thặng dư nhẹ trong hai năm
2012 (0,7 tỷ USD) và năm 2014 (2,4 tỷ USD) đã góp
phần giảm mức nhập siêu của giai đoạn này về mức
bình quân 2,1 tỷ USD/năm. Mặc dù nhập siêu của
năm 2011 khá cao với 9,8 tỷ USD và năm 2015 là 3,5
tỷ USD tương đương 2,2% xuất khẩu, thấp hơn khá
nhiều so với mục tiêu chiến lược là kiểm soát nhập
siêu dưới 10% kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015.

average rate of 12.6 billion USD per year. However, in
the period 2011-2015 export growth was always
higher than import growth (excepting for 2013 and
2015) and trade balance was slightly surplus in 2
years 2012 (0.7 billion USD) and 2014 (2.4 billion
USD) that contributed to decrease trade gap rate of
this period to 2.1 billion USD per year on average.
Trade gap was quite high with the rate of 9.8 billion
USD in 2011 and 3.5 billion USD in 2015, equivalent
to 2.2% of export, much lower than strategic goal
which is to control trade gap with the rate of less than
10% export turnover in 2015.

Hai là, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong

nước giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng yếu hơn so
với các doanh nghiệp FDI

Secondly, export from domestic enterprises in
2011-2015 revealed weaker growth than export
from FDI enterprises

Tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp trong
nước bình quân giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt
7,6%/năm, giảm tới 11,3 điểm phần trăm so với giai
đoạn 2006-2010 (18,9%). Trong khi, xuất khẩu của
vực FDI (kể cả Dầu thô) luôn đạt mức tăng trưởng
cao, bình quân năm giai đoạn 2011-2015 đạt
23,9%/năm, tăng 7,8 điểm phần trăm so với giai đoạn
2006-2010 (16,1%), trong khi xuất khẩu bình quân
chung chỉ tăng nhẹ với 0,1 điểm phần trăm. Ngoài ra,
tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp khu vực FDI giai
đoạn 2011-2015 cũng ngày càng gia tăng so với tổng
số, bình quân năm chiếm tới 65,7%, tăng 10,5 điểm
phần trăm so với giai đoạn 2006-2010 (chiếm 55,2%).
Tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI luôn cao hơn
khu vực trong nước kéo theo xuất siêu của khối
doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng và nhập siêu
của các doanh nghiệp trong nước vẫn ở mức cao làm
cho cán cân thương mại chung của giai đoạn này vẫn
nhập siêu.

Export growth of the domestic enterprises only
gained 7.6% in the period 2011-2015 on average,
decreased by 11.3 percentage points in comparison

with the period 2006-2010 (18.9%). Meanwhile, export
from FDI sector (including crude oil) always achieved
higher growth rate with 23.9% per year on average in
the period 2011-2015, increased 7.8 percentage
points over the period 2006-2010 (16.1%); average
export only went up slightly with 0.1 percentage point.
In addition, the export share of FDI enterprises in
2011-2015 grew increasingly over the total, on
average accounted for 65.7%, raised 10.5 percentage
points compared with the period 2006-2010
(accounting for 55.2%). Export growth of the FDI
sector was always higher than that of domestic sector
that led to the increase in trade surplus of FDI
enterprises and high rate of trade gap of domestic
enterprises, therefore the overall trade balance of this
period was excess of imports over exports.

Bảng 4. Xuất, nhập khẩu phân theo khu vực kinh tế

Table 4. Export, import by economic sectors

2006-2010

2011-2015

Trị giá Tăng trưởng Trị giá
(Tỷ
bq (%)
(Tỷ
USD)

USD)
Xuất khẩu
Khu vực kinh tế
trong nước
Khu vực FDI (Kể cả
Dầu thô)
Nhập khẩu
Khu vực kinh tế
trong nước
Khu vực FDI
Cân đối
Khu vực kinh tế
trong nước
Khu vực FDI (Kể cả
Dầu thô)

(*)

Tăng
trưởng
bq (%)

280,4

17,4

655,8

17,5


125,5

18,9

224,8

7,6

154,8
343,2

16,1
18,2

431,0
666,1

23,9
14,3

214,0
129,1
-62,8

15,7
22,1

301,4
364,7
-10,3


-88,5

-76,6

25,7

66,3

2006-2010

2011-2015 (*)

Value Average Value
(Bill.
growth (Bill.
USD)
(%)
USD)

7,4
21,3

18

Average
growth
(%)

Export


280.4

17.4

655.8

17.5

Domestic economic sector

125.5

18.9

224.8

7.6

FDI sector
(including crude oil)

154.8

16.1

431.0

23.9


Import

343.2

18.2

666.1

14.3

Domestic economic sector

214.0

15.7

301.4

7.4

FDI sector

129.1

22.1

364.7

21.3


Balance

-62.8

-10.3

Domestic economic sector

-88.5

-76.6

FDI sector (including crude
oil)

25.7

66.3


Ba là, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc
chưa được cải thiện mà vẫn tiếp tục tăng mạnh

Thirdly, excess of imports over exports from
China market has not improved and continued
increasing rapidly

Nhập siêu trong 10 năm qua có xu hướng giảm và
3 năm gần đây cán cân thương mại đã ở trạng thái
cân bằng và xuất siêu trong năm 2014 với mức xuất

siêu đạt 2,4 tỷ USD, tuy nhiên nhập siêu đã quay trở
lại trong năm 2015 với ước tính khoảng 3,55 tỷ USD
tương đương 2,2% kim ngạch xuất khẩu.

In the last 10 years, trade gap has had a declining
trend. In the latest 3 years trade balance has been
balanced and gained excess of exports over imports
in 2014 with the rate of 2.4 billion USD. However,
trade gap returned in 2015 with estimation of 3.55
billion USD, equivalent to 2.2% of export turnover.

Mức nhập siêu giai đoạn 2006-2010 khá cao với
62,8 tỷ USD, tương đương 22,4% kim ngạch xuất
khẩu, tuy nhiên nhập siêu giai đoạn 2011-2015 đã
giảm mạnh chỉ còn 10,3 tỷ USD, tương đương 1,6%
kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù, nhập siêu chung có xu
hướng giảm song nhập siêu từ khối APEC, Trung
Quốc và Hàn Quốc lại có xu hướng gia tăng, đặc biệt
là từ thị trường Trung Quốc tăng khá mạnh, mức nhập
siêu giai đoạn 2011-2015 lên tới 114,3 tỷ USD, tăng
144% so với giai đoạn 2006-2010 (46,8 tỷ USD).
Nhập siêu từ thị trường Trung Quốc bình quân hàng
năm giai đoạn 2006-2010 là 9,3 tỷ USD thì giai đoạn
2011-2015 tăng mạnh lên 22,8 tỷ USD, gấp 2,4 lần.

The rate of trade gap in the period 2006-2010 was
quite high with 62.8 billion USD, equivalent to 22.4%
export turnover but trade gap in the period 2011-2015
decreased rapidly by 10.3 billion USD, equivalent to
1.6% export turnover. Although overall trade gap

tended to decline, excess of imports over export from
APEC, China and Korea tended to rise, especially
import from China market increased quite fast with the
trade gap rate of 114.3 billion USD in the period 20112015, raising by 144% compared with the period
2006-2010 (46.8 billion USD). Excess of imports over
exports from China market was 9.3 billion USD on
average in the period 2006-2010 and the figure of the
period 2011-2015 increased by 22.8 billion USD,
equivalent to 2.4 times.

Như vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong
những năm gần đây có xu hướng giảm nhập siêu và
thặng dư trong năm 2012 với 0,7 tỷ USD và năm 2014
là 2,4 tỷ USD và năm 2015 nhập siêu đã quay trở lại
với 3,5 tỷ USD tương đương 2,2% kim ngạch xuất
khẩu. Nhập khẩu lớn từ các thị trường Trung Quốc,
Hàn Quốc và khối APEC trong suốt 10 năm qua là
nguyên nhân chính gây ra nhập siêu nói chung mà
đặc biệt trong giai đoạn 2011-2015 nói riêng.

In short, merchandise trade balance in the recent
year has had a decrease trend in trade gap and trade
surplus in 2012 with 0.7 billion USD and 2.4 billion
USD in 2014 and the return of trade gap in 2015 with
3.5 billion USD, equivalent to 2.2 export turnover.
Great imports from China, Korea and APEC market in
the last 10 years was key reason causing excess of
imports over exports in general and in the period
2011-2015 in particular.


19


20


Phần I
TRỊ GIÁ XUẤT NHẬP KHẨU
Section I
TRADE VALUE

21


22


1

Tổng mức lưu chuyển ngoại thương, cân đối thương mại
Total merchandise trade, balance of merchandise trade
ĐVT: Triệu USD - Unit: Mill. USD

(*)

Tổng mức LCNT
Total trade

Xuất khẩu
Exports


Nhập khẩu
Imports

Cân đối TM
Balance of trade

2005

69208,2

32447,1

36761,1

-4314,0

2006

84717,0

39826,0

44891,0

-5065,0

2007

111326,0


48561,0

62765,0

-14204,0

2008

143399,0

62685,1

80713,8

-18028,7

2009

127045,1

57096,3

69948,8

-12852,5

2010

157075,2


72236,7

84838,6

-12601,9

2011

203655,5

96905,6

106749,9

-9844,3

2012

228309,6

114529,2

113780,4

748,8

2013

264065,4


132032,9

132032,6

0,3

2014

298066,0

150217,0

147849,0

2368,0

2015 (*)

327587,2

162016,7

165570,4

-3553,7

Số sơ bộ - Preliminary

23



2

Tăng trưởng so với năm trước và năm gốc 2005
Growth rate, in comparison with previous year and base year 2005
ĐVT - Unit: %
Tổng mức LCNT - Total trade

Xuất khẩu - Exports

Nhập khẩu - Imports

Năm trước - Prev. Năm gốc - Base Năm trước - Prev. Năm gốc - Base Năm trước - Prev. Năm gốc - Base

2005

18,4

-

22,5

-

15,0

-

2006


22,4

22,4

22,7

22,7

22,1

22,1

2007

31,4

60,9

21,9

49,7

39,8

70,7

2008

28,8


107,2

29,1

93,2

28,6

119,6

2009

-11,4

83,6

-8,9

76,0

-13,3

90,3

2010

23,6

127,0


26,5

122,6

21,3

130,8

2011

29,7

194,3

34,2

198,7

25,8

190,4

2012

12,1

229,9

18,2


253,0

6,6

209,5

2013

15,7

281,6

15,3

306,9

16,0

259,2

2014

12,9

330,7

13,8

363,0


12,0

302,2

2015 (*)

9,9

373,3

7,9

399,3

12,0

350,4

Bình quân năm
Annual average

16,8

(*)

17,4

Số sơ bộ - Preliminary


24

16,2


×