Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Đánh giá hiện trạng và định hướng quản lí, sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến:
- Thầy giáo, Tiến sỹ Nguyễn Minh Thanh, người đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ tôi suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn.
- Tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp đã truyền đạt cho
tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập.
- Cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cán bộ UBND và bà con nông dân
trong xã Chi Khê.
- Cảm ơn gia đình và những người thân đã động viên, tạo điều kiện cho
tôi hoàn thành khoá học.
Đây là một đề tài còn mới mẻ đối với bản thân, hơn nữa khả năng và
trình độ chuyên môn còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn, cho nên đề tài
không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng
góp ý của thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà nội, Ngày 15 tháng 05 năm 2017
Tác giả luận văn

Bùi Nhật Hùng

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh, kéo theo những đòi hỏi ngày càng
tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã


hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thảo mãn những nhu
cầu ngày càng tăng đó. Như vậy đất đai, đặc biệt là đất nông lâm nghiệp có hạn
về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và
sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự
suy giảm về diện tích đất nông lâm nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra


mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc
đánh giá hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền
vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học
trên thế giới quan tâm.
Chi Khê là một xã miền núi huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, đời sống
nhân dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông lâm
nghiệp, bên cạnh những hộ gia đình có các mô hình canh tác nông – lâm - nghiệp
đạt hiệu quả cao vẫn còn tồn tại những hộ gia đình sản xuất theo tập quán canh
tác cũ. Lâm nghiệp ở đây chủ yếu là rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ môi
trường, bảo vệ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do đó, việc tạo ra các
sản phẩm cây trồng nông lâm nghiệp đa dạng, năng suất cao, đáp ứng được nhu
cầu của thị trường vàcải thiện đời sống cho người dân địa phương, không còn sự
chệnh lệch về kinh tế trong các hộ gia đình đồng thời đảm bảo được vấn đề sử
dụng đất bền vững thì việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền
vững cho xã Chi Khê là vô cùng cần thiết.
Nhằm đánh giá đúng đắn những thay đổi trong công tác quản lý sử dụng
đất nông nghiệp trong thời gian gần đây tại xã Chi Khê làm cơ sở đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bànxã nhằm
nâng cao đời sống cho người dân địa phương, đề tài “Đánh giá hiện trạng
vàđịnh hướng quản lí, sử dụng bền vững đất nông nghiệp tại xã Chi Khê,
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. “đã được đề xuất thực hiện.
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT CANH TÁC
1.1.1. Khái quát về hiệu quả sử dụng đất canh tác
Theo Các Mác, hiệu quả là việc “Tiết kiệm và phân phối một cách hợp
lý”. Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời gian, biểu hiện
2



trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời
gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản
xuất. Mọi hoạt động của con người đều tuân theo quy luật đó, nó quyết định
động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh xã
hội và nâng cao đời sống của con người qua mọi thời đại .
Theo các nhà khoa học kinh tế Smuel - Norhuas: “ Hiệu quả không có
nghĩa là lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ hội. Hiệu
quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng hóa này
mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hóa khác” [8].
Trong sản xuất nông lâm nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho các
vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất
mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Trong đó đánh giá hiệu quả sử dụng đất là một
nội dung hết sức quan trọng.
Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay của hầu hết
các nước trên thế giới. Nó không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học,
các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh doanh nông nghiệp mà còn là mong
muốn của cả nhà nông - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất
nông nghiệp. Căn cứ vào nhu cầu thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật
nuôi trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm có ưu thế ở từng địa phương, từ đó nghiên
cứu áp dụng công nghệ mới nhằm làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh cao, là
một trong những điều tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất
khẩu có tính ổn định và bền vững [15].
Ngày nay các nhà nghiên cứu cho rằng: việc xác định đúng khái niệm,
bản chất của hiệu quả sử dụng đất phải xuất phát từ luận điểm triết học của Các
Mác và những lý luận của lý thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem
xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường [15,16].
a. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới
nền sản xuất hàng hoá, tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Hiệu

quả kinh tế là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng
quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con
3


người. Do những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng, vì vậy nâng
cao hiệu quả kinh tế là đòi hỏi khách quan của một nền sản xuất xã hội. Vì thế
hiệu quả kinh tế phải đáp ứng được 3 vấn đề: (i) mọi hoạt động của con người
đều tuân theo quy luật “tiết kiệm thời gian”. (ii) hiệu quả kinh tế phải được xem
xét trên quan điểm của lý luận hệ thống. (iii) hiệu quả kinh tế là một phạm trù
phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường các
nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người.
Hiệu quả kinh tế phải được tính bằng tổng giá trị trong một giai đoạn, phải
trên mức bình quân của vùng, hiệu quả vốn đầu tư phải lớn hơn lãi xuất tiền cho
vay vốn ngân hàng. Chất lượng sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong,
ngoài nước, hệ thống phải giảm mức thấp nhất thiệt hại (rủi ro) do thiên tai, sâu
bệnh...
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt
được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh
tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng
đó.
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả
kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt
được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật hay hiệu quả phân bổ mới có điều
kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ cho đạt hiệu quả kinh tế. Chỉ khi nào việc
sử dụng nguồn lực đạt cả chỉ tiêu hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ thì khi
đó mới đạt hiệu quả kinh tế.

Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử
dụng đất là với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải
vật chất nhiều nhất với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động tiết kiệm
nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội.
b. Hiệu quả xã hội

4


Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ
mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất.
Hiệu quả xã hội trong sử dụng đất hiện nay là phải thu hút được nhiều lao
động, đảm bảo đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, nội lực
và nguồn lực của địa phương được phát huy; đáp ứng nhu cầu của hộ nông dân
về ăn, mặc, và nhu cầu sống khác. Sử dụng đất phù hợp với tập quán, nền văn
hoá của địa phương thì việc sử dụng đó bền vững hơn, ngược lại sẽ không được
người dân ủng hộ. Theo Nguyễn Duy Tính hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất
nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện
tích đất nông nghiệp[17].
c. Hiệu quả về môi trường
Hiệu quả môi trường được thể hiện ở chỗ: loại hình sử dụng đất phải bảo
vệ được độ mầu mỡ của đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường
sinh thái. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (>35%). Đa
dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài [8].
Trong thực tế tác động của môi trường diễn ra rất phức tạp và theo chiều
hướng khác nhau. Cây trồng được phát triển tốt khi phát triển phù hợp với đặc
tính, tính chất của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới tác động của các
hoạt động sản xuất, quản lý của con người hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những
ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường. Vì vậy, hiệu quả môi trường được

phân theo nguyên nhân gây nên gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả
vật lý môi trường và hiệu quả sinh học môi trường.
Trong sản xuất nông lâm nghiệp hiệu quả hoá học môi trường được đánh
giá thông qua mức độ hoá học hoá trong nông nghiệp. Đó là việc sử dụng phân
bón và thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất cho cây trồng sinh trưởng
tốt, cho năng suất cao mà không gây ô nhiễm môi trường đất.
Hiệu quả sinh học môi trường được thể hiện qua mối tác động qua lại giữa
cây trồng với đất, giữa cây trồng với các loại dịch hại trong các loại hình sử dụng
đất nhằm giảm thiểu việc sử dụng hoá chất trong nông nghiệp mà vẫn đạt được
mục tiêu đặt ra.

5


Hiệu quả vật lý môi trường được thể hiện thông qua việc lợi dụng tốt nhất
tài nguyên khí hậu như ánh sáng, nhiệt độ, nước mưa của các kiểu sử dụng đất
để đạt sản lượng cao và tiết kiệm chi phí đầu vào.
1.1.2. Đặc điểm việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác
Trong quá trình khai thác, sử dụng đất nông nghiệp con người luôn mong
muốn thu được nhiều sản phẩm nhất trên một đơn vị diện tích với chi phí thấp
nhất. Điều đó khẳng định khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước
hết phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể
thường là một ha, tính trên một đồng chi phí, một lao động đầu tư. Như vậy, một
trong những đặc điểm để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là hiệu quả
kinh tế.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp mang tính xã hội rất sâu sắc [4]. Chính vì
vậy khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải quan tâm đến những
tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội bao gồm giải quyết
việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn. Đây thực chất
là đề cập đến hiệu quả xã hội khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

Ngoài ra cũng theo tác giả thì phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp
được khi con người biết cách làm cho môi trường phát triển, điều này đồng nghĩa
với việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp phải quan tâm tới những ảnh
hưởng của sản xuất nông nghiệp tới môi trường xung quanh. Vì vậy, để đánh giá
một cách toàn diện hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần phải đề cập tới cả hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
1.1.3.Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác
Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm
nghiệp, đến môi trường sinh thái, đến môi trường sống của nông dân. Vì vậy,
đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng
vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về mặt kinh tế, xã hội và môi trường (FAO,
1994). Trên cơ sở đó, tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
có thể xem xét trên các mặt sau:
* Bền vững về kinh tế
Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hoá chi phí các yếu tố đầu vào theo
nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định và các
6


yếu tố đầu vào khác. Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp
nhận. Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình
quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm
chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ, quả...và tàn dư để lại). Một hệ bền
vững phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh
được trong cơ chế thị trường.
* Bền vững về mặt xã hội
Thu hút được lao động, đảm bảo đời sống và phát triển xã hội. Đáp ứng
nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích
lâu dài (bảo vệ đất, môi trường..). Sản phẩm thu được cần thoả mãn nhu cầu ăn,
mặc, và nhu cầu sống khác hàng ngày của người nông dân. Nội lực và nguồn lực

địa phương phải được phát huy. Về đất đai, hệ thống sử dụng đất phải được tổ
chức trên đất mà nông dân có quyền hưởng thụ lâu dài, đất đã được giao và rừng
đã được khoán với lợi ích các bên cụ thể. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp
với nền văn hoá dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được
cộng đồng ủng hộ.
* Bền vững về môi trường
Sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hoá đất
và bảo vệ môi trường sinh thái. Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất
mất hàng năm dưới mức cho phép. Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc
đối với quản lý sử dụng bền vững. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn
sinh thái (>35%). Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền
vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm ...).
1.1.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất canh tác
Theo Phạm Vân Đình và cộng sự cơ sở để lựa chọn hệ thống các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bao gồm: một là mục tiêu và phạm vi
nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp; hai là nhu cầu của địa
phương về phát triển hoặc thay đổi loại hình sử dụng đất nông nghiệp[3].
Về nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp bao gồm: một là hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn
diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau, phải
đảm bảo tính so sánh có thang bậc; hai là để đánh giá chính xác, toàn diện cần
7


phải xác định các chỉ tiêu cơ bản biểu hiện hiệu quả một cách khách quan, chân
thật và đúng đắn theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để
hiệu chỉnh chỉ tiêu cơ bản, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể
hơn; ba là các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông
nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại,
nhất là những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu; và cuối cùng là hệ

thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học và phải có tác dụng
kích thích sản xuất phát triển[14,15,16,17]. Vì vậy, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
đất canh tác cụ thể như sau:
* Các chỉ tiêu hiệu đánh giá hiệu quả kinh tế (tính trên 1 ha đất nông nghiệp):
- Thu nhập hỗn hợp = Tổng thu nhập - Tổng chi phí
- Hiệu quả 1 đồng chi phí = Thu nhập hỗn hợp/ Tổng chi phí.
Trong đó:

+ Tổng thu nhập / 1ha = Sản lượng/1ha x giá bán.
+ Tổng chi phí/ 1ha: Là toàn bộ chi phí vật chất quy ra tiền sử dụng

trực tiếp cho quá trình sử dụng đất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dụng
cụ,…)
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị tuyệt đối) bằng
tiền theo thời giá hiện hành, định tính (giá trị tương đối) được tính bằng mức độ
cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt được mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội:
+ Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội, khoa học, kỹ thuật: kết quả
của quá trình sử dụng đất phải đưa lại những lợi ích như nâng cao trình độ dân trí
và những hiểu biết xã hội. Kiến thức, kinh nghiệm của người nông dân có thể
được trau dồi thông qua các hoạt động như đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất hay sự nhạy bén đối với thị trường khi sản xuất hàng hoá phát
triển... Ngoài ra, khi đạt được hiệu quả kinh tế, người dân có điều kiện học tập
hay đầu tư kiến thức cho bản thân và con em mình.
+ Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân: sử
dụng đất đạt hiệu quả trước hết phải đảm bảo được những nhu cầu về lương
thực, thực phẩm cho người dân. Đối với sản xuất nông nghiệp ở các nước đang
phát triển, đảm bảo lương thực được đặt lên hàng đầu. Điều này có ý nghĩa quan

8



trọng cả về mặt thoả mãn nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cho sự tồn tại và cả
về mặt ổn định chính trị.
+ Đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng: mỗi
vùng có những điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, có vai trò khác nhau trong
sự nghiệp phát triển chung. Nền kinh tế muốn phát triển thì các ngành, các vùng
cần có những bước đi đúng đắn và phù hợp. Sử dụng đất nói chung và đất nông
nghiệp nói riêng nên tuân thủ theo những định hướng mang tính chiến lược.
+ Thu hút được nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông
dân: hệ thống nông nghiệp thu hút nhiều lao động, mang lại lợi ích cho người
lao động sẽ giải quyết được vấn đề việc làm, giảm nạn thất nghiệp, giảm các tiêu
cực trong xã hội góp phần ổn định và phát triển đất nước.
+ Góp phần định canh, định cư: thực tế cho thấy, hình thức du canh, du
cư không những làm cho cuộc sống thiếu ổn định mà còn gây nên tình trạng suy
thoái môi trường đất, nước... Sử dụng đất có hiệu quả là phải góp phần giúp
người dân định canh, định cư, yên tâm đầu tư sản xuất.
* Các chỉ tiêu hiệu quả môi trường:
Trong sử dụng đất luôn có xảy ra mâu thuẫn giữa những lợi ích vật chất,
cá nhân trước mắt với những lợi ích xã hội, lâu dài. Việc người dân khai thác từ
đất nhiều hơn, cung cấp cho đất lượng phân hữu cơ ít và tăng các dạng phân hoá
học, thuốc bảo vệ thực vật... đều là những nguyên nhân làm tổn hại môi trường.
Sử dụng đất thực sự đạt hiệu quả khi nó không có mâu thuẫn trên. Vì vậy, một số
tiêu chí được đưa ra khi đánh giá đến hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là:
+ Tăng độ phì nhiêu của đất;
+ Cải tạo, bảo tồn thiên nhiên;
+ Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất.
1.2. NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
Việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng
nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều

nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc
đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại
đất để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác
tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng.
9


Các viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới hàng năm cũng
đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới, các kỹ thuật
canh tác mới. Đặc biệt, Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) cũng đã đóng góp
nhiều thành tựu về giống lúa và hệ thống canh tác trên đất trồng lúa. Xu hướng
chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng
trên những vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống
canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích
trong một năm [10].
Ở châu Âu đã đưa chế độ luân canh 4 năm, 4 khu vực với hệ thống cây
trồng gồm: khoai tây, ngũ cốc mùa xuân, cây cỏ ba lá và ngũ cốc mùa đông vào
thay thế chế độ luân canh 3 năm, 3 khu với hệ thống cây trồng chủ yếu là: ngũ
cốc, bỏ hóa làm cho năng suất ngũ cốc tăng gấp 2 lần và sản lượng lương thực,
thực phẩm trên 1ha tăng gấp 4 lần [17].
Ở châu Á trong những năm đầu của thập kỷ 70 nhiều vùng đã đưa các cây
trồng cạn vào hệ thống cây trồng trên đất lúa làm tăng hiệu quả sử dụng đất [17].
Nông dân Ấn Độ thực hiện sự chuyển dịch từ cây trồng truyền thống kém hiệu
quả sang cây trồng có hiệu quả cao bằng cách trồng mía thay cho lúa gạo và lúa
mì, trồng đậu tương thay cho cao lương ở vùng đất đen, trồng cây lúa ở vùng có
mạch nước ngầm cao thay cho cây lấy hạt có dầu, bông và đậu đỗ (Nguyễn Văn
Luật, 2005).
Tại Nhật Bản, tạp chí “Farming Japan” hàng tháng đều giới thiệu các công
trình của các nước trên thế giới về các hình thức sử dụng đất đai, đặc biệt là của
Nhật. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống hoá tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng

đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác: đó là sự phối hợp giữa
cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, cường độ lao
động, vốn đầu tư, tổ chức sản xuất, sản phẩm làm ra, tính chất hàng hoá của sản
phẩm [17].
Các nước trong khu vực đều có những chính sách và nghiên cứu về sự
phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hàng hoá nói riêng. Trung
Quốc đã coi việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định để phát triển
kinh tế xã hội nông thôn. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách quản lý và
sử dụng đất đai ổn định, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách
nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Chính quyền các
10
10


địa phương của Trung Quốc thực hiện chủ trương “Ly nông bất ly hương” đã
thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển kinh tế nông thôn một
cách toàn diện. Thái Lan có chính sách cho thuê đất dài hạn hay cấm trồng các
loại cây không thích hợp trên từng loại đất đã thúc đẩy việc quản lý và sử dụng
đất có hiệu quả hơn.
Theo báo cáo của Tổ chức FAO, nhờ các phương pháp tạo giống hiện đại
như đột biến thực nghiệm, công nghệ sinh học bao gồm nuôi cấy bao phấn cứu
phôi, dung hợp tế bào trần, kỹ thuật gen… các nước trồng lúa trên thế giới đã
tạo ra nhiều giống đột biến, trong đó có các nước như Trung Quốc, Nhật, Ấn
Độ, Mỹ là những quốc gia đi đầu. Sử dụng kỹ thuật nuôi cấy bao phấn Trung
Quốc đã tạo ra nhiều giống lúa thuần khác nhau, bằng kỹ thuật gen cũng đã
chuyển được một số gen kháng bệnh virus, kháng đạo ôn bạc lá, sâu đục thân.
Một số nước đã ứng dụng công nghệ thông tin xác định hàm lượng dinh
dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ở
Israel, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật ..., kết hợp giữa bón phân vào đất, phun phân
qua lá, phân vi lượng, chất kích thích, điều hoà sinh trưởng đã mang lại hiệu quả

rất cao trong sản xuất như ở Mỹ, Israel, Trung Quốc, Đài Loan, Uc, Nhật Bản...
(Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, 2006). Bên cạnh đó, vấn đề khai thác
đất gò đồi đã đạt được những thành tựu đáng kể ở một số nước trên thế giới.
Hướng khai thác chủ yếu trên đất gò đồi là đa dạng hóa cây trồng, kết hợp trồng
cây hàng năm với cây lâu năm, trồng rừng với cây nông nghiệp trên cùng một
vạt đất dốc [17].
Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là
yếu tố quyết định để phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ
Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ
sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính
chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất (Đỗ Thị Tám, 2001).
Mặt khác, việc bảo quản nông sản sau thu hoạch đã được các nhà khoa
học trên thế giới nghiên cứu và đưa ra những tiến bộ kỹ thuật thiết thực nhằm
giảm thiểu hiện tượng “ mất mùa trong nhà”. Những thiết bị sau thu hoạch bao
gồm: công nghệ sấy khô nông sản, công nghệ làm lạnh nông sản, cấu trúc kho
tàng, công nghệ hoá học... Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo chất lượng sau thu
hoạch (Food chemistry, chất lượng thực phẩm, vi sinh vật thực phẩm...), quản lý
sau thu hoạch (quản lý trang trại, quản lý doanh nghiệp, kinh tế học), công nghệ
bao gói sau thu hoạch (công nghệ polyme, công nghệ in ấn...) cũng được nghiên
11
11


cứu và áp dụng thành công ở các nước Hà Lan, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Thái
Lan...[10].
Nhìn chung, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất luôn được các quốc gia
có nền nông nghiệp mạnh đầu tư phát triển. Chính vì vậy đã thu hút được nhiều
nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu; các nhà khoa học các nước đã rất chú trọng
đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, nghiên cứu những công nghệ sản
xuất và chế biến, nghiên cứu về chính sách, định hướng nhằm phát triển nền

nông nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT
Ở VIỆT NAM
Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng, Nhà nước
và sự chú trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông
nghiệp, đội ngũ khoa học của ngành đã nghiên cứu thành công trên nhiều lĩnh
vực như: giống cây trồng, vật nuôi, thú y, lâm nghiệp, thuỷ lợi, canh tác, bảo vệ
thực vật, đất, phân bón...Việc nghiên cứu và ứng dụng tập trung vào các vấn đề
như: lai tạo các giống cây trồng mới có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng
vật nuôi với từng loại đất, thực hiện thâm canh toàn diện, liên tục trên cơ sở ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng
khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận
là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa
năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm
qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao.
Trong thập kỉ 90 của thế kỉ thứ 20, đã có nhiều nhà khoa học đi sâu vào
nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất. Chương trình quy hoạch tổng thể đang được
tiến hành nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp, nội dung
quan trọng nhất là phát triển hệ thống cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp. Trong đó, công trình nghiên cứu hợp tác Việt – Pháp về mô phỏng
chiến lược phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng đã đề cập việc phát
triển hệ thống cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam.
Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước khác phải kể đến công trình
nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm
Dương Ưng [19]. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và
phát triển lâu bền của Trần An Phong [14]. Phân vùng sinh thái nông nghiệp
vùng đồng bằng sông Hồng của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị
Tú Ngà [8]. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát
12
12



triển lâu bền của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp [18]. Vũ Năng Dũng,
Lê Hồng Sơn, Lê Hùng Tuấn [2] với nghiên cứu “ứng dụng kết quả đánh giá đất
vào đa dạng hóa cây trồng đồng bằng sông Hồng” đã xác định và đề xuất các hệ
thống cây trồng trên quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền cho 100.000 ha đất
bãi ven sông vùng đồng bằng sông Hồng.
Nguyễn Minh Thanh, Trần Thị Nhâm (2015) đã đánh giá và lựa
chọn3loạihìnhsử dụngđấtchính với cáccâytrồng hàng năm, cây ăn quả và cây lâm
nghiệp, phân tích đánh giá hiệu quả tổng hợp cho từng loại cây trồng, làm cơ sở
đề xuất giải pháp quản lí sử dụng đất theo hướng sản xuất hàng hóa: mở rộng
diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế như Na dai,câyKeo tai tượng, xoan
ta tại xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Cạn [11].
Qua nhiều năm nghiên cứu, Thái Phiên và Nguyễn Tử Siêm đã đưa ra
nhiều kết quả nghiên cứu về các quá trình thoái hoá đất và các biện pháp để phục
hồi đất vùng đồi núi Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra rằng đối với vùng cao, dân cư
thưa, trình độ dân trí thấp, sản xuất còn ở mức thô sơ, cơ sở hạ tầng thấp, an toàn
lương thực là vấn đề cấp bách vì vậy các mô hình canh tác có triển vọng là trồng
cây đặc sản, cây ăn quả, cây dược liệu phối hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, cây
trồng dưới tán rừng lâu năm, hạn chế du canh, chuyển đổi du canh thành nương
định canh với các loài cây họ đậu cải tạo đất[15].
Nguyễn Văn Chinh đã tiến hành điều tra phân tích một số hệ thống trồng
trọt cây công nghiệp lâu năm trên đất đồi vùng Tây Nguyên và đã đưa ra được
các biện pháp để phát triển hệ thống cây công nghiệp lâu năm trên đất đồi, làm
cơ sở để khai thác hiệu quả đất trống đồi núi trọc, đó là việc áp dụng tổng hợp
các biện pháp: Biện pháp đầu tư, biện pháp sinh học, biện pháp kỹ thuật và các
biện pháp về cơ chế chính sách.
Nguyễn Minh Thanh (2016), đã nghiên cứu đánh giá và lựa chọn các mô
hình canh tác ở huyện Chư Pưh theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa: (i)
Nhóm 1 gồm cây công nghiệp ngắn ngày và sắn, bắp, đậu đỗ, cỏ chăn nuôi, hoa

màu và lúa nước; (ii) Nhóm 2 gồm cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày (cà phê,
hồ tiêu) và cây lương thực (cỏ chăn nuôi, đậu đỗ, hòa màu và lúa nước); (iii)
Nhóm 3 gồm cây công nghiệp dài ngày (cao su, hồ tiêu, cà phê)[10].
Công trình nghiên cứu luận cứ phát triển kinh tế - xã hội vùng xung yếu hồ
thủy điện Hòa Bình của Vương Văn Quỳnh đã chỉ ra được các chính sách kinh tế
xã hội đã được triển khai tại khu vực và tác động của chính sách đó đến đời sống
người dân và sự phát triển của khu vực. Nghiên cứu sự tác động của từng hệ canh
13
13


tác đến các yếu tố chính của môi trường vật lý và kinh tế - xã hội cho thấy mô
hình canh tác ruộng nước, nông lâm kết hợp, rừng trồng có hiệu quả tác động
dương đến môi trường vật lý. Mô hình nương rẫy có biểu hiện tiêu cực đến môi
trường nhưng ở mức độ thấp. Những phương thức canh tác vườn, canh tác màu,
canh tác rừng trồng có hiệu quả tổng hợp chưa cao nên cần được cải tạo phát triển
theo hướng chuyển dần thành canh tác nông lâm kết hợp[16].
Trong một nghiên cứu khác, Võ Đại Hải và cộng sự cho thấy việc cải tiến các
hệ thống canh tác nương rẫy, theo hướng sử dụng đất bền vững chính là việc thiết lập
các hệ thống nông lâm kết hợp và hiệu quả do nó mang lại là cơ cấu thu nhập của
người dân thay đổi, thời hạn sử dụng đất kéo dài, năng suất cây trồng ổn định[4] .
Đặng Thịnh Triều và cộng sự nghiên cứu một số hệ thống canh tác ở miền
núi và vùng cao tại Việt Nam cho thấy, hiện nay ở nước ta đang tồn tại các hệ
thống canh tác sau: nương rẫy du canh du cư, lúa nước, hoa màu định canh định
cư, cây lâu năm tập trung, chăn nuôi đại gia súc, nông lâm kết hợp[12] .
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất
đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam quan tâm, thực hiện trên nhiều khía cạnh
khác nhau. Chú trọng đến việc nghiên cứu các cây con giống mới, bố trí cơ cấu
cây trồng phù hợp cho từng vùng sinh thái, định hướng nhằm phát triển nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.


14
14


PHẦN 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giáđược hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp làm cơ sở
đề xuất định hướng quản lý, sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Chi Khê,
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
2.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, đất đai, các loại hình sử dụng đất của xã Chi Khê,
huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
- Các điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường có liên quan đến việc sử dụng
đất nông nghiệp của xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung đánh giá về hiện trạng sử dụng đất, hiệu quả một số mô
hình sử dụng đất phổ biến trên địa bàn xã Chi Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ
An.
Số liệu thu thập từ 2011 - 2016, đơn giá vật tư, giá nông sản năm 2016.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đểgiải quyết được những mục tiêu đề ra, khóa luậnthực hiện một số nội
dung chính như sau:
- Đánh giá hiện trạng quản lý, sử dụng đất và lựa chọn mô hình phổ biến tại
địa bàn nghiên cứu;
- Phân tích những điều kiện thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý sử
dụng đất trên địa bàn;

- Đánh giá, so sánh hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình đã lựa chọn
trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất một số định hướng phát triển các mô hình theo hướng hiệu quả và
bền vững trên địa bàn nghiên cứu.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Quan điểm phương pháp luận
Trong hệ thống sử dụng đất, con người dựa vào những đặc điểm của đất
đai để khai thác tiềm năng của nó phục vụ cho con người. Vì vậy, đất đai được
15
15


coi là một bộ phận cơ bản của hệ thống, tất cả các tác động của con người đều được
thực hiện trên nó.
Quan điểm phương pháp luận khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông lâm
nghiệp dựa trên một số quan điểm như sau:
- Một số đặc trưng của hệ thống quản lý sử dụng đất bền vững;
- Những nguyên tắc cơ bản hệ thống quản lý sử dụng đất bền vững;
- Các biện pháp quản lý, sử dụng đất bền vững;
- Cách tiếp cận các hệ thống quản lý và sử dụng đất.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
Ứng với từng nội dung nghiên cứu, nghiên cứu áp dụng một số phương
pháp cụ thể sau:
2.4.2.1. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và lựa chọn một số mô hình sử dụng đất
phổ biến
*Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp
Điều tra trực tiếp thông qua kế thừa hệ thống số liệu, hồ sơ, tài liệu đã
được công bố:
- Thu thập dữ liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội.
- Tài liệu, báo cáo, bản đồ liên quan: chính sách đất đai, tình hình sử dụng

đất, hiện trạng cũng như biến động sử dụng đất từ 2014 - 2016.
*Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Thực hiện các phương pháp phỏng vấn nông hộ, các đối tượng liên quan
theo bảng câu hỏi định trước.
- Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ lát cắt. Lựa chọn hướng đi qua tất
cả cả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn xã.
- Trên cơ sở lát cắt, xác định các mô hình sử dụng đất, kết cấu các mô hình
tại địa phương.
- Thảo luận theo nhóm cũng các hộ gia đình, các cán bộ quản lí ở địa
phương để xác định các mô hình có tính phổ biến ở địa phương.
2.4.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng đất của một số mô hình sử dụng đất
* Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ
Phương pháp này sử dụng bộ câu hỏi để điều tra nông hộ, phỏng vấn bán
cấu trúc với các câu hỏi mở. Bộ câu hỏi điều tra bao gồm các thông tin về tình
16
16


hình cơ bản của hộ nông dân, qui mô, cơ cấu đất đai, thu nhập kinh tế, các hoạt
động sản xuất nông lâm nghiệp, những khó khăn, kiến nghị….Các thông tin thể
hiện bằng những câu hỏi ngắn gọn, dễ trả lời, phù hợp với trình độ chung của
nông dân (chi tiết ở phân phụ lục). Số hộ phỏng vấn là 30 (10 hộ/thôn x 3
thôn/xã). Các hộ phỏng vấnở cả 3 loại: giàu, trung bình, nghèo.
* Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất
(i) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất
+ Phương pháp tĩnh: Coi các yếu tố chi phí và kết quả là độc lập tương đối và
không chịu tác động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị đồng
tiền. Phương pháp này áp dụng tính toán cho các mô hình canh tác cây dưới 12
tháng:


P = TN - CP[2.1]
Trong đó: P: Lợi nhuận; TN: Thu nhập; CP: Chi phí

Đối với phương pháp này, nếu giá trị tính toán P > 0 thì mô hình canh tác đó
có hiệu quả kinh tế và ngược lại
+ Phương pháp động: Xem xét chi phí và thu nhập trong mối quan hệ với
mục tiêu đầu tư, thời gian, giá trị đồng tiền. Phương pháp này được áp dụng tính
toán cho các mô hình canh tác cây trên 12 tháng. Bao gồm các chỉ tiêu:
* Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng NPV: Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và
chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu
để quy về thời điểm hiện tại.
NPV =

n

Bt − Ct

∑ (1 + r )
r =0

t

[ 2.2]

Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng)
B t : Giá trị thu nhập ở năm t (đồng); r : Tỉ lệ chiết khấu hay lãi suất
(%).T: Là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các
phương thức canh tác. NPV > 0 : Sản xuất có lãi, NPV < 0 : Sản xuất bị lỗ, NPV
= 0 : Sản xuất hòa vốn. NPV càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

*Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu
tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. IRR chính là tỷ lệ chiết
khấu, tỷ lệ này làm cho NPV = 0 tức là khi:
n

Bt − Ct

∑ (1 + r )
t =0

t

= 0
17
17

[ 2.3]


IRR = 0 thì r = IRR. Khi IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu
hồi vốn càng sớm. IRR > r có lãi; IRR < r hòa vốn.
* Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR: Là hệ số sinh lãi thực tế phản ánh
chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
n

BCR =

t =1
n



t =1

Trong đó:

Bt

∑ (1 + r )

t

Ct
(1 + r ) t

=

BPV
CPV

[ 2.4]

BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng).
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng).
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng).

Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào đó BCR > 1 thì có hiệu quả
kinh tế.BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao, ngược lại BCR < 1 thì kinh
doanh không có hiệu quả. Theo thực tế, BCR




1,5 thì phương án chắc chắn sẽ an

toàn.
(ii) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội.
Các tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội được thảo luận cùng người dân và cho
điểm dựa trên các tiêu chí và cho điểm: thang cho điểm cao nhất là 10 và thấp
nhất là 0 điểm. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả xã hội được sử dụng như sau:
- Khả năng lan rộng và phát triển hàng hóa của mô hình;
- Mức độ thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm.;
- Đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm;
- Mức độ đầu tư và yêu cầu về kỹ thuật canh tác;
- Mức độ thu nhập kinh tế, phù hợp với thị trường tiêu thụ.
(iii) Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường.
Đánh giá hiệu quả môi trường là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, tiến hành chỉ đánh giá hiệu quả của môi trường với 1 số
các tiêu chí:
- Khả năng bảo vệ đất chống xói mòn,
- Mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Sự ổn định của năng suất cây trồng qua các năm.
Các tiêu chí đánh giá này được thảo luận cùng người dân và cho điểm.

18
18


Nhận thức của người dânđượcđánh giá thông qua sử hiểu biết của họ có (1
điểm) hay không (0 điểm); tăng (1 điểm) hay giảm (-1 điểm) hoặc không thay
đổi (0 điểm).
(iv) Đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình sử dụng đất.

Hiệu quả tổng hợp của các phương tức canh tác có nghĩa là một phương
thức canh tác phải có hiệu quả kinh tế nhất, mức độ chấp nhận của xã hội cao
nhất (hiệu quả xã hội) và góp phần gìn giữ bảo vệ môi trường sinh thái (hiệu quả
sinh thái). Áp dụng phương pháp tính chỉ số hiệu quả tổng hợp các phương thức
canh tác (Ect) của W. Rola (1994):
 f1
f
Ect = 
or min
 f
f1
 max


 fn
f

or min
 + ... + 
 f
fn

 max


1

 * n



[ 2.5]

Trong đó: Ect là chỉ số hiệu quả tổng hợp. Nếu Ect = 1 thì phương thức
canh tác có hiệu quả tổng hợp cao nhất. Phương thức nào có Ect càng gần 1 thì
hiệu quả tổng hợp càng cao.
F: Các đại lượng tham gia vào tính toán (NPV, CPV, IRR …)
N: Số đại lượng tham gia vào tính toán.
Việc phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và hiệu quả
tổng hợp hệ thống sử dụng đất là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn, đề xuất
phương án sử dụng đất bền vững.
2.4.2.3. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng đất nông lâm nghiệp theo hướng
hiệu quả và bền vững
- Trên cơ sở kết quả phát hiện các vấn đề trong các mô hình sử dụng đất
phổ biến, tiến hành tổng hợp các vấn đề nhỏ để xác định vấn đề chính còn tồn tại
trong thực tế sử dụng đất tại địa phương. Phân tích vấn đề chính bằng cách triển
khai một sơ đồ nhánh trình bày các vấn đề thông qua phân tích nguyên nhân và
hậu quả.
- Từ kết quả phân tích hệ thống nguyên nhân của vấn đề, tiến hành xây dựng sơ
đồ cây mục tiêu để phân tích hệ thống các giải pháp cho vấn đề chính, các giải
pháp hướng đến giải quyết vấn đề chính cho sử dụng đất ở địa phương

19
19


PHẦN 3
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ XÃ HỘI
3.1.1. Vị trí địa lý

Chi Khê là một xã miền núi thuộc huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, cách
trung tâm huyện 5,5 km về phía Tây, cách thành phố Vinh 135 km theo quốc lộ
7A.

Toạ độ địa lý:
- Từ 18°46’30’’ đến 19°19’42’’ vĩ độ Bắc
- Từ 104°31’57’’ đến 105°03’08’’ kinh độ Đông

Giới cận: + Phía Đông: giáp thị trấn Con Cuông.
+ Phía Tây: giáp xã Châu Khê.
+ Phía Nam: giáp xã Yên Khê, Châu Khê.
+ Phía Bắc: giáp xã Cam Lâm, Đôn Phục.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1. Địa hình, địa mạo
Chi Khê là xã có địa hình tương đối phức tạp, phía hữu ngạn sông Lam
địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ thống khe suối và các hệ dông núi như khe Lội,
khe Cồn cành, khe Chai, phía tả ngạn sông lam địa hình bị chia cắt nhiều bởi hệ
thống khe suối và các hệ dông núi như khe Căm, khe Ông Đàn, khe Thắng; Độ
cao bình quân 300m, độ dốc bình quân 18°, địa hình được phân lập rõ ở hai bên
tả ngạn và hữu ngạn sông Lam. Có nhiều đồi núi dốc lớn, địa hình bị chia cắt bởi
hệ thống khe suối, địa hình cao dần về phía Tây Nam, thấp dần về phía Đông
Bắc, đây là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã.
3.1.2.2. Khí hậu
Xã Chi Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng
đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung Bộ và miền núi Tây Nam Nghệ An, khí
hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa đông lạnh
từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9,
thángnóng nhất là tháng 7. Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau:
+ Nhiệt độ bình quân năm: 23,3°C

+ Nhiệt độ bình quân cao nhất: 28°C, cao nhất tuyệt đối: 42,2°C
46


+ Nhiệt độ bình quân thấp nhất: 17°C, thấp nhất tuyệt đối +4°C
+ Số giờ nắng trung bình năm 1.637 giờ.
- Chế độ mưa: Lượng mưa hàng năm tương đối lớn, bình quân 1.760 ml.
Bình quân cao nhất 2.287 ml, bình quân thấp nhất 1.190 ml. Bình quân 1ha đất
tự nhiên hơn 1300m³/năm song phân bố không đều, trên 70% lượng mưa tập
trung vào các tháng 7-8-9 và tiết tiểu mãn tháng năm nên thường gây lũ lụt. Các
tháng còn lại chỉ có 30% lượng mưa dễ gây nên hạn hán.
+ Độ ẩm không khí: Bình quân hàng năm: 86%
+ Bình quân cao nhất: 90%; hấp nhất: 60%
+ Lượng bốc hơi nước bình quân: 700ml; thấp nhất: 332 ml; Cao nhất:
1.110 ml.
- Chế độ gió: có hai hướng gió chính.
+ Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió thường đi
kèm theo giá rét nên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống.
+ Gió phơn Tây Nam (gió Lào) thổi từ tháng 4 đến tháng 9 thường gây
nắng nóng, khô hạn.
- Độ ẩm không khí bình quân năm 85%, cao nhất trong năm trên 90%,
thấp nhất trong năm 70%. Lượng bốc hơi bình quân năm 943mm, lượng bốc hơi
trung bình của các tháng nóng là 140mm (từ tháng 5 đến tháng 9), của những
tháng mưa là 61 mm (từ tháng 9 đến tháng 11).
- Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm lớn, mùa mưa tập trung trùng
với mùa mưa bão, mùa nắng nóng có gió Phơn Tây Nam khô nóng, mùa lạnh có
gió mùa Đông Bắc hanh giá mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Với đặc điểm khí hậu thời tiết nêu trên, cần bố trí tập đoàn cây trồng, cơ cấu thời
vụ thích hợp, né tránh các yếu tố bất thuận, tăng cường bảo vệ đất kết hợp với sử
dụng nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

3.1.2.3. Thuỷ văn
Nguồn nước trong vùng đáp ứng thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân, nguồn nước mặt chủ yếu là sông Lam và một số khe suối lớn như:
Khe Lội, Khe Căm, Khe Thắng có lượng nước lớn, thuận lợi cho việc vận
chuyển lâm sản ngoài ra địa bàn xã còn một số hồ đập được xây dựng từ nguồn
vốn các dự án để phục vụ sinh hoạt và tưới tiêu.
46


Nhìn chung khí hậu thời tiết xã Chi Khê tương đối thuận lợi cho việc
trồng trọt và chăn nuôi. Do thời tiết biến động hàng năm theo chu kỳ, theo quy
luật, theo mùa nên chúng ta có thể bố trí thời vụ gieo trồng phù hợp để né tránh
được những tác động khắc nghiệt về thời tiết (rét, hạn hán, lũ lụt) để đảm bảo
sản xuất cây trồng vật nuôi hiệu quả.
Ngoài nguồn tài nguyên nước ngầm, xã Nam Sơn còn có nguồn nước mặt
của các hồ như hồ Hàm Lợn, hồ Kẻo Cà, hồ Hoa Sơn.
3.1.2.4. Tài nguyên đất
* Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã: 7.384,69 ha. Gồm các loại đất sau:
Nhóm đất Feralit mùn trên núi cao (độ cao > 300 m): 1.875,4 ha (chiếm
25,4%) đây là quỹ đất lâm nghiệp quy hoạch rừng đặc dụng và rừng phòng hộ
đầu nguồn.
Nhóm đất Feralit màu vàng trên núi (độ cao t ừ 50- 300 m): 3.848,4 ha
(chiếm 53,5%) là quỹ đất chủ yếu quy hoạch cho rừng sản xuất, phân bố đều trên
13 bản của xã. Loại đất này có đặc điểm độ dày tầng đất sâu, tầng thảm mục
tương đối dày, thành phần hoá học đất tốt, độ dốc tương đối lớn chỉ phù hợp với
việc trồng mét và phát triển rừng nguyên liệu giấy.
Nhóm đất Feranit nâu vàng vùng thung chọ và chân đồi (độ cao từ 30 – 50
m): 596,83 ha (chiếm 8,1%). Nhóm này có tầng đất dày khá, đất tốt. Là quỹ đất
chủ yếu đang phát triển cây hàng năm và cây lâu năm.

Nhóm đất dốc tụ: 608,07 ha, chiếm 8,30% đây là quỹ đất chủ yếu để trồng
cây lương thực, cây hoa màu. Là quỹ đất có độ phì tự nhiên khá, chất đất tốt rất
phù hợp với việc phát triển cây lúa nước và trồng rau màu hàng năm.
Đất phù sa: 35,0 ha (chiếm 0,35%) chiếm tỷ lệ rất ít, chủ yếu phân bố ở
các bản ven sông, ven khe suối, có tầng đất dày, tương đối màu mỡ, có thể quy
hoạch trồng các loại rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Đất phi nông nghiệp: 309,41 ha (chiếm 4,2%) chủ yếu quy hoạch cho đất
ở và đất xây dựng các công trình công cộng.
* Tài nguyên rừng
- Diện tích rừng tự nhiên: 3.144,54 ha.
- Diện tích rừng trồng tập trung: 675,0 ha.
- Diện tích đất trồng chưa có rừng: 1.184,26 ha.
Nhờ thực hiện tốt việc khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng cho nên
diện tích rừng ở xã Chi Khê đã tăng nhanh trong những năm gần đây; tính đến
46


31/12/2009 diện tích đất có rừng đạt 3.939,54 ha trên 5.823,8 ha đất lâm nghiệp;
độ che phủ bình quân trên toàn xã đạt 73%.
* Tài nguyên nước
Với lợi thế xã ven sông Lam có chiều dài dọc sông chiếm 6,8 km đường
sông hơn nữa địa hình lại có nhiều khe suối; Mực nước ngần trung bình 5 – 7,
nhìn chung khá phong phú. Độ ẩm của đất lớn đảm bảo nhu cầu cho cây cối phát
triển.Chất lượng nước ngầm tốt đảm bảo cho sinh hoạt và khai thác để phục vụ
nguồn nước tưới, tiêu cho cây trồng vật nuôi quanh năm.
3.2. Hiện trạng dân số, lao động
Tổng dân số toàn xã tính đến ngày 30 tháng 10 năm 2016 là: 1.412 hộ với
6.254 nhân khẩu, 2.792 lao động được phân bổ thành 13 thôn bản, bản có số hộ
cao nhất là 178 hộ (Lam Khê), 162 hộ (Thuỷ Khê), bản có số hộ thấp nhất là 34
hộ (Khe Tát).

Trong đó: Hộ nông nghiệp: 1.211 hộ với 5.627 nhân khẩu, hộ phi nông
nghiệp: 167 hộ với 498 nhân khẩu.
Thành phần dân tộc bao gồm: Dân tộc thái chiếm 76,5%, dân tộc kinh
chiếm 23,0%; dân tộc khác chiếm 0,5%.
Tỷ lệ tăng dân số chung của xã là 0,7%
Tỷ lệ tăng cơ học: 1,2%
Phân bố dân cư theo 13 thôn, bản.
3.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Toàn xã hiện có 76,154 km đường giao thông các loại, trong
đó có 12,5 km đường liên xã và 5,5 km đường liên thôn và đường giao thông nội
đồng là đường đất, lầy lội và mùa mưa nên khó cho việc lưu thông đi lại và phục
vụ sản xuất nông nghiệp.
- Thủy lợi: Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp lấy từ hai nguồn
chính ( Khe Chai và Khe Nằn), đây là nguồn tưới chính của xã.Hai khe này tưới
cho khoảng 2/3 diện tích lúa nước của xã. Nhìn chung hệ thống tưới tiêu thuỷ lợi
trên địa bàn xã tương đối ổn định, mạng lưới kênh mương được bố trí hợp lý,
đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, riêng cây trồng cạn cần
được bố trí một số trạm bơm ở các khu vực sản xuất rau màu như: Tiến Thành,
Quyết Tiến, Bãi Văn…….
46


- Điện: Xã có 5 trạm biến áp hạ thế từ mạng lưới điện Quốc gia, tổng công
suất 820 KVA xây dựng từ năm 1991 đến nay nhiều trạm, tuyến đường dây đã
xuống cấp cần phải cải tạo nâng cấp để đảm bảo an toàn và phục vụ tốt nhu cầu
sinh hoạt và phát triển kinh tế của nhân dân.
- Trường học: Đội ngũ giáo viên được quan tâm chuẩn hóa và nâng cao
trình độ chuyên môn.
- Y tế: trạm y tế được xây dựng tại khu vực trung tâm xã (Bản Thuỷ Khê)
trên khuôn viên có diện tích 1.000m², nhà cấp IV, tuy nhiên do xây dựng đã lâu

nên hiện đã xuống cấp. Trạm có 4 giường bệnh (đạt tỷ lệ 1,32 giường/1000 dân),
1 bác sỹ và 5 y sỹ phục vụ khám, cấp thuốc, có vườn thuốc nam diện tích 180m².
Năm 2005 được công nhận là xã đạt tiêu chuẩn Quốc gia về y tế .
3.3. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU
Thuận lợi:
- Chi Khê là một xã nông nghiệpvới vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao
lưu phát triển kinh tế , văn hóa, xã hội với các địa bàn trọng điểm trong huyện và
tỉnh, đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế xã hội.
- Nằm trong vùng có điều kiện khi hậu phù hợp với sinh trưởng và phát
triển nhiều loại cây trồng.
- Diện tích đất chưa sử dụng còn ít.
- Nhân dân lao động cần cù có nhiều kinh nghiệm trồng trọt và chăn nuôi.
- Cơ sở vật chất hạ tầng được từng bước củng cố và phát triển, tạo điều
kiên thuận lợi cho lưu thông vận chuyển hàng hóa.
Khó khăn:
- Tài nguyên khoáng sản của xã rất ít, kinh tế chủ yếu vẫn đang dựa vào
nông nghiệp; hệ thống đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng còn quá
yếu kém, hạn chế rất nhiều đến phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân;
Lực lượng lao động của xã khá dồi dào, tuy nhiên phần lớn chưa được qua đào
tạo, đã cản trở và ảnh hưởng trực tiếp đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
- Sản xuất hàng hoá chưa phát triển; Thu nhập trên đơn vị diện tích còn
thấp. Hạ tầng giao thông còn gặp nhiều khó khăn.
- Tiểu thủ công nghiệp nghành nghề dịch vụ phát triển chậm, mô hình
kinh tế Nông lâm kết hợp chưa được nhân rộng, nghê truyền thống chưa được
phát huy và chưa khai thác hết lợi thế tiềm năng của địa phương.Người nông dân
chưa chú ý đến vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp.
46



- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng khu dân cư nông thôn chưa đồng bộ,
chất lượng còn thấp (về thủy lợi, thoát nước…) gây sức ép rất lớn trong việc
giành quỹ đất để mở rộng, nâng cấp, cải tạo các công trình trên.
- Giá nông sản tăng cao trong khi diện tích đất có khả năng trồng cây công
nghiệp lâu năm tại xã là rất ít.
- Để khắc phục các hạn chế và khai thác lợi thế trong quá trình sử dụng
đất, cần tiến hành đánh giá thực trạng sử dụng đất, cũng như nghiên cứu sâu khi
xây dựng phương án quy hoạch, từ đó đề xuất các giải pháp hợp lý, bảo đảm vừa
giải quyết đươc nhu cầu đất đai, vừa bảo vệ được diện tích đất đang khai thác sử
dụng đem lại hiệu quả cao, tránh tối đa việc chuyển mục đích không hợp lý gây
lãng phí sử dụng không hiệu quả.

46


×