Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Bài giảng và đề cương ôn thi hệ thống nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.25 MB, 60 trang )

BÀI GIẢNG
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
TS. Trần Bình Đà
Bộ môn Khuyến nông & PTNT
Trường Đại học Lâm nghiệp

CHƯƠNG 1
LÝ THUYẾT HỆ THỐNG
NỘI DUNG CHỦ YẾU
1.1. Khái niệm

1.2. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu

1.3. Thông tin và điều khiển hệ thống

CHƯƠNG 1
1.1. KHÁI NIỆM

Theo triết học duy vật, mỗi sự vật/hiện tượng có
đặc điểm:
 Quan hệ hữu cơ với các sự vật/hiện tượng khác trong
môi trường chung của chúng
 Mọi hiện tượng, sự vật đều luôn nằm trong trạng thái
vận động và phát triển.

   Vì vậy, nền tảng của phương pháp luận
là lý thuyết hệ thống.

1



CHƯƠNG 1

1.1.1. Các khái niệm cơ bản


Phần tử

Phần tử là tế bào nhỏ nhất tạo nên hệ thống, nó có tính độc
lập tương đối và thực hiện một chức năng khá hoàn chỉnh.


Với cùng một đối tượng nghiên cứu, phần tử có
thể là khác nhau tuỳ thuộc vào giác độ nghiên cứu
khác nhau.

CHƯƠNG 1



Hệ thống

Hệ thống là tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một
chỉnh thể thống nhất và vận động, nhờ đó xuất hiện những thuộc tính
mới - thuộc tính mới đó được gọi là “tính trồi”.

S = E.R.P

Trong đó :

S: hệ thống

E: tập hợp các phần tử
R: tập hợp các mối liên hệ
P: tập hợp các tính trồi

CHƯƠNG 1



Hệ thống

Hệ thống không phải là phép cộng đơn giản giữa các phần tử mà
điều quan trọng là xem xét một tập hợp các phần tử có tạo nên hệ
thống hay không là có xuất hiện tính trồi hay không.

Trong trường hợp đặc biệt, mỗi phần tử trong hệ thống cũng có
thể là một hệ thống khác nhỏ hơn, được gọi là hệ thống con.

2


CHƯƠNG 1

Ví dụ:
Hệ thống máy tính
Phần cứng
Vai trò?

Phần mềm

• Phần cứng?

• Phần mềm?

Phần tử
Màn hình

• Màn hình?
• Bàn phím, chuột?

Bàn phím +

Mối quan hệ?

Chuột

Tính trồi?

CHƯƠNG 1



Môi trường

Môi trường là tập hợp các phần tử không nằm trong hệ thống nhưng
lại có tác động qua lại trong hệ thống.
Một hệ thống chỉ có thể tồn tại và phát triển lành mạnh khi có mối
quan hệ chặt chẽ với môi trường, tức là môi trường phải đồng nhất
với hệ thống.
Ví dụ: Cây là một hệ thống thì môi trường của hệ thống Cây là các
điều kiện tự nhiên


CHƯƠNG 1



Đầu vào và đầu ra của hệ thống


Đầu vào là tác động của môi trường lên hệ thống.



Đầu ra của hệ thống là tác động trở lại của hệ thống đối với
môi trường.

Sự tác động qua lại của một hệ thống với môi trường có thể biểu
hiện qua sơ đồ sau:

X

S

Y

Trong đó
S: Hệ thống
X: Đầu vào
Y: Đầu ra

3



CHƯƠNG 1



Phép biến đổi của hệ thống

Phép biến đổi của hệ thống là khả năng thực tế khách quan của hệ
thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra.
Phép biến đổi của hệ thống thường đặc trưng bằng hệ số biến đổi (T):
Y = T.X
Mỗi hệ thống khác nhau sẽ có T khác nhau dù có thể có đầu vào (X)
giống nhau, tức là kết quả đầu ra sẽ khác nhau.

CHƯƠNG 1



Trạng thái của hệ thống

Trạng thái của hệ thống là một khả năng kết hợp giữa các đầu ra và
các đầu vào của một hệ thống ở một thời điểm nhất định.

CHƯƠNG 1



Độ đa dạng của hệ thống

Độ đa dạng của hệ thống là mức độ khác nhau giữa các trạng thái

hoặc giữa các phần tử của hệ thống. Nếu hệ thống có n phần tử hoặc
trạng thái thì độ đa dạng được tính theo công thức:
V = log2n (bit)

4


CHƯƠNG 1



Mục tiêu của hệ thống

Mục tiêu của hệ thống là trạng thái hệ thống mong muốn và
cần đạt tới


Hành vi của hệ thống

Hành vi của hệ thống là tập hợp các đầu ra (Y) của hệ thống.
Trong quản lý hệ thống người ta quan tâm tới việc duy trì các
hành vi mong muốn và loại trừ các hành vi không mong muốn.

CHƯƠNG 1



Chức năng của hệ thống

Chức năng của hệ thống là khả năng được qui định cho hệ thống làm

cho hệ thống có thể thay đổi trạng thái từng bước đạt đến mục tiêu
đã định. Một hệ thống chỉ tồn tại và có ý nghĩa khi nó thực hiện một
chức năng riêng biệt.

CHƯƠNG 1



Cấu trúc của hệ thống

Cấu trúc của hệ thống là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống,
bao gồm sự sắp xếp vị trí giữa các phần tử cùng các mối quan hệ
chung.
Nhờ có cấu trúc mà hệ thống có sự ổn định. Khi mối quan hệ giữa
các phần tử thay đổi hoặc số phần tử thay đổi thì các hệ thống
chuyển sang một cấu trúc khác.
Cấu trúc có vai trò quan trọng trong nghiên cứu hệ thống. Tuỳ thuộc
vào việc nắm bắt hệ thống đến đâu mà có thể sử dụng các phương
pháp khác nhau để nghiên cứu hệ thống.

5


CHƯƠNG 1



Cơ chế của hệ thống

Cơ chế của hệ thống là phương thức hoạt động hợp với quy luật

hoạt động khách quan vốn có của hệ thống. Quy chế tồn tại đồng
thời và song song với cơ cấu của hệ thống, nó là điều kiện để cơ cấu
của hệ thống phát huy tác dụng.

CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống
Hệ thống được phân loại dựa trên các dấu hiệu khác nhau:
◙ Phân loại theo sự hình thành hệ thống: Các hệ thống được
chia thành hệ tự nhiên và hệ nhân tạo.


Hệ thống nhân tạo là hệ thống được tạo nên nhờ sự xây dựng
và sắp đặt của con người.



Hệ thống tự nhiên là hệ thống được hình thành trong tự nhiên,
không chịu sự điều khiển của con người.

Tuy nhiên, trong thực tế có những hệ thống bắt nguồn từ tự
nhiên, nhưng sau đó được con người sắp xếp, bố trí, xây dựng
thêm hoặc thay đổi có thể được gọi là hệ thống bán tự nhiên.

CHƯƠNG 1

VÍ DỤ

Hệ tự nhiên


Hệ nhân tạo

Hệ mặt trời, hệ sinh thái
rừng tự nhiên,...

Hệ VAC, máy tính...

6


CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống
◙ Phân loại theo quan hệ với môi trường: Hệ thống được chia
thành hệ thống mở (nếu có quan hệ với môi trường) và hệ
thống đóng (nếu không có mối quan hệ với môi trường).
VÍ DỤ:
Hệ thống mở

Hệ thống đóng

Hệ sinh thái rừng tự nhiên,
Hệ VAC...

Mạng điện...

CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống
◙ Phân loại theo tính đa dạng: Các hệ thống được chia thành

hệ thống đơn giản và hệ thống phức tạp.
VÍ DỤ:
Hệ thống đơn giản

Hệ thống phức tạp

Hệ thống ròng rọc

Hệ thần kinh của con người

CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống
◙ Phân loại theo sự phụ thuộc vào yếu tố thời gian của các
quan hệ và trạng thái của hệ thống: Các hệ thống được
chia thành hệ thống động (phụ thuộc vào thời gian) và hệ
thống tĩnh (không phụ thuộc vào thời gian).
VÍ DỤ:
Hệ thống động

Hệ thống tĩnh

Hệ sinh thái rừng tự nhiên,
Hệ VAC...

Hệ mặt trời

7



CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống
◙ Phân loại theo tính chất thay đổi trạng thái của hệ thống:
Các hệ thống được chia thành hệ ngẫu nhiên và hệ tái định.

VÍ DỤ
Hệ thống ngẫu nhiên

Hệ thống tái định

Hệ sinh thái biển, ao/hồ tự
nhiên, ...

Hệ sinh thái bể cá cảnh

CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống
◙ Phân loại theo mức độ biểu hiện cơ cấu: Các hệ thống
được chia thành hệ thống có cơ cấu mờ và hệ thống có cơ
cấu hiện; hệ một cơ cấu và hệ đa cơ cấu.

VÍ DỤ

VÍ DỤ
Hệ thống mờ

Hệ thống hiện


Hệ thống 1 cơ
cấu

Hệ thống tư
tưởng nhân văn

Xe đạp

Xe đạp

Hệ thống đa
cơ cấu
VAC

CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống
◙ Phân loại theo sự ổn định: Hệ thống ổn định là hệ mà trạng
thái kể từ một thời gian nào đó trở đi luôn luôn nằm trong
một miền giá trị nhất định.

VÍ DỤ
Hệ thống ổn định

Hệ thống không ổn định

Hệ sinh thái rừng tự nhiên

Hệ sinh thái đồng ruộng


8


CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống
◙ Phân loại theo chế độ phân cấp: Các hệ thống được chia
thành hệ phân cấp và hệ không phân cấp.
Hệ phân cấp là các hệ thống được đem phân loại theo cấp số
với một hệ thống cho trước. Phân cấp là sự không bình đẳng
về quyền, có hệ thống cấp trên, có hệ thống cấp dưới. Có hai
dạng phân cấp phổ biến là phân cấp hình quạt và phân cấp
hình thoi.
Ngược lại với hệ thống phân cấp là hệ thống không phân cấp.

CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống


Phân loại theo chế độ phân cấp:
I

I

B

A
A


B

...x

Phân cấp hình quạt

III
Phân cấp hình thoi

VD: Hệ thống quản lý
nhà nước

VD: Hệ thống quản lý
công nhân nhà máy

CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống


Phân loại theo khả năng điều khiển: Các hệ thống được chia
thành hệ điều khiển được và hệ không điều khiển được. Hệ điều
khiển được là hệ mà các trạng thái của nó có thể được hướng đi
theo một quỹ đạo cho trước. Ngược lại là hệ thống không điều
khiển được.
VÍ DỤ

Hệ thống điều khiển được

Hệ thống không điều khiển được


VAC

Hệ mặt trời

9


CHƯƠNG 1

1.1.2. Phân loại hệ thống


Phân loại theo khả năng điều chỉnh: Gồm hệ tự điều chỉnh và hệ
không tự điều chỉnh. Hệ tự điều chỉnh là hệ có khả năng thích
nghi với sự biến đổi của môi trường để giữ cho trạng thái của nó
luôn nằm trong miền ổn định. Ngược lại là hệ không tự điều
chỉnh.
VÍ DỤ
Hệ thống tự điều chỉnh

Hệ thống không tự điều chỉnh

Hệ sinh thái rừng tự nhiên

Hệ thống chăn nuôi gà công
nghiệp

CHƯƠNG 1


1.2. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
► Quan điểm tiếp cận hệ thống
► Quan điểm vĩ mô (Macro) và quan điểm vi mô (Micro)
► Phương pháp mô hình hoá
► Phương pháp hộp đen (Black-box)
► Các phương pháp tổ chức hệ thống

CHƯƠNG 1

► Quan điểm tiếp cận hệ thống
Trên quan điểm tiếp cận hệ thống, khi nghiên cứu một sự vật/hiện
tượng hay một đối tượng thực tế thì phải đặt đối tượng đó trong một
hệ thống nhất định.

10


CHƯƠNG 1

► Quan điểm tiếp cận hệ thống

NGHIÊN
CỨU

ĐỐI
TƯỢNG

CHƯƠNG 1

► Quan điểm tiếp cận hệ thống

Nội dung của quan điểm này là (6 nội dung):

• Trong một hệ thống, ngoài việc nghiên cứu riêng rẽ các phần tử thì
cần nghiên cứu trong mối quan hệ với các phần tử khác và đặc biệt
chú ý đến các thuộc tính mới xuất hiện.

• Khi nghiên cứu một hệ thống phải đặt trong môi trường của nó.
Xem xét sự tương tác giữa hệ thống và môi trường mới có thể xác
định rõ hơn hành vi và mục tiêu hoạt động của hệ thống cũng như
các ràng buộc mà ngoại cảnh áp đặt lên hệ thống.

CHƯƠNG 1

► Quan điểm tiếp cận hệ thống
Nội dung của quan điểm này là (tiếp):

• Các hệ thống thực tế thường là các hệ thống có cấu trúc phân cấp,
do đó phải xác định rõ mức cấu trúc.

• Các hệ thống thực tế thường là các hệ thống hữu đích tức là sự
hoạt động của hệ thống có thể điều khiển được nhằm đạt được
những mục tiêu đã định. Từ đó nảy sinh vấn đề phải cần kết hợp
các mục tiêu.

11


CHƯƠNG 1

► Quan điểm tiếp cận hệ thống

Nội dung của quan điểm này là (tiếp):

• Với mỗi hệ thống điều quan tâm chủ yếu là hành vi của nó, song
hành vi lại phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống một cách tái định
hoặc ngẫu nhiên, do đó phải kết hợp cấu trúc với hành vi.

• Các hệ thống thực tế thường là đa cấu trúc, vì vậy phải nghiên cứu
theo nhiều giác độ rồi kết hợp lại. Người ta thường nghiên cứu bắt
đầu từ cấu trúc hiện sau đó nghiên cứu các cấu trúc mờ.

CHƯƠNG 1
► Quan điểm vĩ mô (Macro) và quan điểm vi mô (Micro)
 Quan điểm vĩ mô (Macro)
Trên quan điểm vĩ mô, hệ thống được để nguyên hoặc chia hệ đó thành
một vài phân hệ cùng với các mối quan hệ chính của nó để nghiên cứu.
 Tức là, người ta nghiên cứu hệ thống đó một cách đại thể ở những vấn
để tổng quát nhất, và những mối quan hệ chủ yếu nhất.
Mục tiêu chính của việc nghiên cứu hệ thống trên quan điểm vĩ mô là
hướng vào hành vi của hệ thống.
 Như vậy, khi nghiên cứu trên quan điểm này người ta không đi sâu
nghiên cứu cấu trúc bên trong của hệ thống , không chú ý đến các kết cục
trung gian mà chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng của quá trình.

CHƯƠNG 1

► Quan điểm vĩ mô (Macro) và quan điểm vi mô (Micro)
 Quan điểm vĩ mô (Macro)
Nội dung của nghiên cứu vĩ mô là phải trả lời các câu hỏi:
o


Chức năng, mục tiêu của hệ thống là gì?

o

Môi trường của hệ thống là gì?

o

Đầu vào, đầu ra của hệ thống là gì?

12


CHƯƠNG 1

► Quan điểm vĩ mô (Macro) và quan điểm vi mô (Micro)
 Quan điểm vi mô (Micro)
Quan điểm vi mô trong nghiên cứu hệ thống là phân chia hệ thống
thành nhiều phân hệ, phần tử rồi đi sâu nghiên cứu tỉ mỉ hành vi của
từng phần tử và những mối liên hệ giữa các phần tử đó, tuy nhiên
mục tiêu cuối cùng vẫn là để hiểu hành vi của cả hệ thống.
Với quan điểm này, người ta nghiên cứu sâu cấu trúc bên trong của
hệ thống, quan tâm tới từng kết cục trung gian của quá trình.

CHƯƠNG 1

► Quan điểm vĩ mô (Macro) và quan điểm vi mô (Micro)
 Quan điểm vi mô (Micro)
Nội dung của nghiên cứu vi mô là trả lời câu hỏi sau:
o


Hệ thống có bao nhiêu phần tử? Các phần tử đó là gì?

o

Mối quan hệ giữa các phần tử như thế nào?

o

Cấu trúc của hệ thống như thế nào?

CHƯƠNG 1

► Quan điểm vĩ mô (Macro) và quan điểm vi mô (Micro)
Hai quan điểm vĩ mô và vi mô trên bổ sung lẫn nhau. Thông thường
để hiểu kỹ hệ thống, người ta thường nghiên cứu, tìm hiểu từ ngoài
vào trong, từ đại thể đến chi tiết. Sau khi đã có các thông tin chi tiết
về hệ thống người ta trở lại để khái quát và tổng hợp về hệ thống.

13


CHƯƠNG 1

► Phương pháp mô hình hoá
Phương pháp mô hình hoá là nghiên cứu hệ thống bằng cách xây
dựng các mô hình trên cơ sở tái tạo, mô phỏng lại các đặc trưng cơ
bản của hệ thống bằng kinh nghiệm, nhận thức và các công cụ khoa
học.
Dựa vào các mô hình này để đưa ra các kết luận về hệ thống,

có thể lượng hoá các thông tin đó dưới dạng mô hình.

CHƯƠNG 1

► Phương pháp hộp đen (Black-box)
Hộp đen là một hệ thống bất kỳ mà người nghiên cứu không biêt gì về
cấu trúc bên trong của nó cũng như những biến đổi diễn ra của hệ
thống.

CHƯƠNG 1
► Phương pháp hộp đen (Black-box)
Phương pháp hộp đen được áp dụng trong nghiên cứu hệ thống khi
biết chi tiết đầu vào và đầu ra mà không có các thông tin về cáu trúc
của hệ thống.
Vì vậy, khi sử dụng phương pháp này người ta không cần nghiên cứu
cấu trúc bên trong của hệ thống mà chỉ xác định qui luật thay đổi
hành vi của hệ thống. Trên cơ sở kích thích nên hộp đen thông qua
việc chủ động cung cấp đầu vào, sau đó quan sát đầu ra và ghi nhận
các phản ứng của nó.
 Từ những thông tin quan sát và ghi nhận được kết hợp với kinh
nghiệm, người ta thiết lập nên qui luật tương ứng giữa đầu vào và
đầu ra.

14


CHƯƠNG 1

► Phương pháp hộp đen (Black-box)
Theo quan điểm “hộp đen” thì các hệ thống có đầu vào và đầu ra

giống nhau cũng như có phản ứng giống nhau đối với tác động bên
ngoài thì có cấu trúc giống nhau.
Phương pháp “hộp đen” có thể áp dụng hiệu quả trong thực tế đối
với các hệ thống có cấu trúc mờ, hoặc rất phức tạp, vì nếu đi sâu
nghiên cứu cấu trúc sẽ rất tốn kém, khó đạt được mục tiêu mong
muốn.

CHƯƠNG 1
► Các phương pháp tổ chức hệ thống
► Sắp xếp các phần tử của hệ thống
Ghép nối tiếp: là cách ghép mà đầu ra của phần tử đứng trước là một
phần hoặc toàn bộ đầu vào của phần tử đứng sau.

T1

T2
y1

e1

x1

x2

P1

Tn
y2

e2


xn

P2

yn
en

Pn

CHƯƠNG 1

► Sắp xếp các phần tử của hệ thống
Ghép song song: Các phần tử gọi là ghép song song với nhau nếu
chúng có chung một phần hoặc toàn bộ đầu vào và đầu ra.
x1

T1
e1

y1

P1
X

x2

T2
e2


y2

Y

P2
xn

Tn
en

yn

Pn

15


CHƯƠNG 1

► Sắp xếp các phần tử của hệ thống
Ghép phản hồi: Hai phần tử được gọi là ghép phản hồi với nhau nếu
đầu ra của phần tử này (một phần hoặc toàn bộ) đồng thời là đầu vào
của phần tử kia và ngược lại.

X

T1

Y


e1

T2
e2

CHƯƠNG 1
► Hiệu quả của phương thức tổ chức hệ thống
Cách ghép phản hồi chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống quản lý.
Trong tổ chức các hệ thống sản xuất và kỹ thuật chủ yếu gặp các hệ
thống có cách ghép nối tiếp và song song.
Để đánh giá hiệu quả của 2 cách ghép nối tiếp và song song người ta
thường dùng các tiêu chuẩn như năng suất biến đổi về độ tin cậy.

Ngoài tầm
n/c

CHƯƠNG 1
1.3. THÔNG TIN VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG
1.3.1. Thông tin trong hệ thống
 Khái niệm
Thông tin là nội dung của các tín hiệu mà một hệ thống nhận
được từ bên ngoài và sử dụng với mục đích điều khiển hoạt
động của mình.
Như vậy, thông tin có ý nghĩa khi được sử dụng với mục đích
điều khiển.

16


CHƯƠNG 1


 Khái niệm
Mặt khác, thông tin liên quan chặt chẽ với các tín hiệu là môi
trường vật chất đóng vai trò vật mang thông tin và chỉ tồn tại
trong sự tác động qua lại giữa hai hệ thống là nguồn phát và
nguồn thu thông tin.

CHƯƠNG 1

 Các đặc trưng của thông tin
Thông tin có thể được truyền trên các vật mang tin khác nhau:
âm thanh, tín hiệu radio, sách báo, hình vẽ, ánh áng, cử chỉ,
ánh mắt... Tập hợp những vật mang tin được gọi là thông báo.
Người ta thường xét các thông báo theo 2 khía cạnh:
Dung lượng thông tin: thông báo có dung lượng thông tin lớn nếu nó
phản ánh nhiều về hệ đang nghiên cứu.
Chất lượng thông tin: thông báo có chất lượng thông tin cao nếu nó phản
ánh được những mặt vật chất, những quy luật vận động và phát triển của
hệ thống.

CHƯƠNG 1

 Các đặc trưng của thông tin
Đối với người nhận tin hoặc người nghiên cứu thì thông báo
được xét theo 2 mặt:
Số lượng thông tin: thông báo có nhiều thông tin cao nếu có thoả
mãn nhiều nhu cầu nghiên cứu của người nhận tin.
Giá trị thông tin: Thông báo có giá trị thông tin cao nếu có thoả
mãn nhiều nhu cầu nghiên cứu của người nhận tin.


17


CHƯƠNG 1

 Các đặc trưng của thông tin
Điều kiện để dung lượng thông tin chuyển thành số lượng
thông tin là:
Độ cảm thụ của người nhận tiếp nhận được vật mang.
Người nhận phải hiểu được thông báo.
Thông báo phải phản ánh cái mới đối với người nhận.

CHƯƠNG 1

 Đo số lượng thông tin
Độ bất định:
Độ bất định của hệ thống là mức độ khó xác định, khó dự đoán
xem hệ thống rơi vào trạng thái nào. Độ bất định được đo bằng
Entropi của hệ thống đó.

pass

CHƯƠNG 1

 Đo số lượng thông tin
Đo số lượng thông tin:
Entropi phản ánh mức độ tổ chức một hệ thống. Theo định luật thứ
hai của nhiệt động học thì một hệ thống có quan hệ với ngoại cảnh
(hệ đóng) sẽ dần dần tiến đến trạng thái vô tổ chức lớn nhất tức là
Entropi đạt cực đại. Trong những hệ này Entropi luôn luôn có xu

hướng tăng lên. Để chống lại xu hướng này cần có tác động từ bên
ngoài. Tác động điều khiển dưới dạng thông tin trong một tác động
điều khiển có thể đo bằng mức độ giảm đi của Entropi sau khi có tác
động đó.

pass

18


CHƯƠNG 1

3.1.2. Điều khiển hệ thống
Điều khiển hệ thống là sự tác động liên tục lên hệ thống đó để
đảm bảo cho hành vi của hệ thống luôn đi đúng quỹ đạo để đạt
đến mục tiêu đã định trong điều kiện môi trường luôn luôn
biến động.
Sự biến động của hành vi hệ thống có thể sinh ra do tác động
nhiễu là những tác động xấu có xu hướng đẩy hệ thống đi
chệch khỏi quỹ đạo mong muốn.

CHƯƠNG 1

 Các chức năng cơ bản của điều khiển hệ thống kinh tế
Vạch kế hoạch
Tổ chức
Bố trí cán bộ
Chỉ huy
Kiểm soát


CHƯƠNG 1

 Các chức năng cơ bản của điều khiển hệ thống kinh tế
Vạch kế hoạch: là việc dự kiến và lên chương trình cho hoạt động
tương lai của hệ thống theo mục tiêu đã định.
Nội dung của vạch kế hoạch bao gồm:
Xác định mục tiêu
Vạch các chính sách
Lập kế hoạch, chương trình và ngân sách

19


CHƯƠNG 1

 Các chức năng cơ bản của điều khiển hệ thống kinh tế
Tổ chức: là tập hợp các phương tiện để thực hiện các chức năng
của hệ thống. Đó là việc thiêt lập các cấu trúc hình thức và phi hình
thức trong hệ thống và giữa hệ thống với môi trường.
Bố trí cán bộ: hiệu quả điều khiển của hệ thống đựoc quyết định
bởi hệ thống cán bộ. Việc bố trí cán bộ gồm: chọn lựa cán bộ, đào
tạo cán bộ và đánh giá cán bộ.

CHƯƠNG 1

 Các chức năng cơ bản của điều khiển hệ thống kinh tế
Chỉ huy: là việc động viên các nhân tố, phần tử của hệ thống hoạt
động có hiệu quả. Chỉ huy bao gồm 2 nội dung: động viên và gián
tiếp.
Kiểm soát: là sự đảm bảo hoạt động của hệ thống phù hợp với

mục tiêu, bao gồm: xây dựng chuẩn mực, đo lường việc thực hiện,
đánh giá kết quả, và điều chỉnh các sai lệch.

CHƯƠNG 1

 Mô hình cơ chế điều khiển
Bản chất của quá trình điều khiển một hệ thống là các quá trình
thu nhận, xử lý và truyền các thông tin từ bộ phận này đến bộ
phận khác bao gồm các thông tin điều khiển (tác động điều
khiển) và thông tin về kết quả hoạt động của các bộ phận dưới
ảnh hưởng của các tác động đó.

20


CHƯƠNG 1

 Mô hình cơ chế điều khiển
Cơ chế điều khiển của một hệ thống dưới dạng sơ đồ thông tin
có thể biểu diễn như sau:
Nhiễu M

Đầu ra Y

Đầu vào X

Đối tương điều
khiển

X

Bộ phận
thực hiện

Y
U
P

Bộ phận lập
chương trình

Z

Chủ thể
điều khiền

Bộ phận đo
lường

CHƯƠNG 1
 Mô hình cơ chế điều khiển
Nhiễu M

Đầu ra Y

Đầu vào X

Đối tượng điều
khiển

X

Bộ phận
thực hiện

Y

U
Z

P

Bộ phận lập
chương trình

Chủ thể điều
khiển

Bộ phận đo
lường

CHƯƠNG 1

 Mô hình cơ chế điều khiển
Tuy nhiên, có hệ
thống điều khiển được
và hệ thống không
điều khiển được

Nhiễu M

Đầu ra Y


Đầu vào X

Đối tương điều
khiển

X
Bộ phận
thực hiện

Y
U

Bộ phận lập
chương trình

P

Chủ thể
điều khiền

Z

Bộ phận đo
lường

21


BÀI GIẢNG

HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
TS. Trần Bình Đà
Bộ môn Khuyến nông & PTNT
Trường Đại học Lâm nghiệp

CHƯƠNG 2
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP
Nội dung cơ bản:
► Khái niệm Nông nghiệp
► Khái niệm Hệ thống nông nghiệp

► Các hệ thống nông nghiệp

1


2.1 Khái niệm nông nghiệp
Định nghĩa
Nông nghiệp là một loại hoạt động có mục
đích của con người được tiến hành trước hết là
để sản xuất ra lương thực, sợi, củi đốt, cũng
như các vật liệu khác bằng sự cân nhắc kỹ
lưỡng và sử dụng có điều khiển cây trồng, vật
nuôi (Spedding, 1979).

2.1 Khái niệm nông nghiệp
Nói cách khác
Nông nghiệp là hoạt động có mục đích của con
người vào các cảnh quan dùng để canh tác
thông qua các hoạt động đặc thù là trồng trọt và

chăn nuôi nhằm tạo ra ngày một nhiều hơn các
sản phẩm nông nghiệp để thoả mãn nhu cầu của
con người.

2


2.1 Khái niệm nông nghiệp

Trồng trọt
Lương thực

Sản
phẩm

Sợi
Củi
...

Chăn nuôi
CẢNH
QUAN

ĐẤT
ĐAI

2.1 Khái niệm nông nghiệp




Sự khác nhau giữa hoạt động
nông nghiệp với hoạt động sinh
học đơn thuần như thế nào?

3


2.1 Khái niệm nông nghiệp

Hệ thống thuần SH

Hệ thống NN

Gà trưởng

Gà trưởng

thành

thành

Gà con

Trứng

Gà ấp

Gà con

Trứng


Máy ấp

2.1 Khái niệm nông nghiệp
Vai trò và ảnh hưởng của nông nghiệp đến cộng đồng


Duy trì sự sống của con người



Kinh tế



Văn hoá, nhân văn



Chính trị, xã hội



Môi trường

4


×