Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống thủy lực máy đào 350

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.18 MB, 97 trang )

Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐÀO.....................................................2
1.1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài....................................................................2
1.2. Tổng quan về máy đào................................................................................3
1.2.1. Giới thiệu chung về máy đào................................................................3
1.2.2. Giới thiệu chung về máy đào Komatsu PC350-6..................................8
1.2.2.1. Kết cấu chung máy xúc đào PC350-6.............................................8
1.2.2.2. Thông số kỹ thuật..........................................................................10
1.2.2.3. Đặc điểm kĩ thuật..........................................................................11
1.2.2.4. Sơ đồ hệ thống thủy lực máy đào PC350-6..................................15
1.3. Tổng quan về hệ thống di chuyển.............................................................20
1.3.1. Tổng quan chung về hệ thống di chuyển............................................20
1.3.2. Tổng quan hệ thống di chuyển máy xúc PC350-6..............................24
1.3.2.1. Sơ đồ thủy lực hệ thống di chuyển máy xúc đào PC350-6..........24
1.3.2.2. Kết cấu bộ di chuyển máy đào PC350-6.......................................25
CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THỦY LỰC DẪN
ĐỘNG BỘ DI CHUYỂN BÁNH XÍCH MÁY ĐÀO PC350-6...................32
2.1. Xác định, lựa chọn các thông số cơ bản của máy.....................................32
2.1.1. Cơ sở để chọn các thông số cơ bản.....................................................32
2.1.2. Xây dựng sơ đồ nguyên lý và chọn sơ bộ các thông số cơ bản của máy
thiết kế...........................................................................................................34
2.2. Tính toán các lực tác dụng lên bộ di chuyển.............................................36
2.2.1. Lực cản ma sát trong các bộ phận của cơ cấu di chuyển....................36
2.2.2. Lực cản lăn do biến dạng nền đất........................................................37
2.2.3. Lực cản do độ dốc của nền đất............................................................37
2.2.4. Lực cản do lực quay vòng máy đào....................................................37


2.2.5. Tổng lực cản di chuyển.......................................................................37
SV: Ngô Quang Toản

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

2.2.6. Xác định lực bám của máy..................................................................37
2.2.7. Xác định lực kéo của máy...................................................................38
2.3. Tính toán các phần tử thủy lực của máy đào PC350-6.............................38
2.3.1 .Tính chọn động cơ thủy lực đối với cơ cấu di chuyển........................38
2.3.2. Tính chọn bơm thủy lực......................................................................41
2.3.3. Tính chọn van phân phối.....................................................................42
2.3.4. Lựa chọn ống dẫn và cút nối...............................................................42
2.3.5. Tính toán chọn thùng chứa dầu thủy lực.............................................43
2.3.6. Tính chọn van áp suất........................................................................44
2.3.7. Chọn bầu lọc.......................................................................................45
2.3.8. Tổng kết các phần tử thủy lực tính toán đã chọn................................45
2.3.9. Sơ đồ thủy lực thể hiện các phần tử thủy lực đã chọn........................46
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN, CHẨN ĐOÁN BẢO
DƯỠNG KĨ THUẬT HỆ THỐNG THỦY LỰC DẪN ĐỘNG BỘ DI
CHUYỂN MÁY ĐÀO PC 350-6.......................................................................47
3.1. Phân tích hệ thống điều khiển hệ thống thủy lực dẫn động bộ di chuyển
máy đào PC 350-6............................................................................................47
3.1.1. Giới thiệu chung về hệ điều khiển hệ thống thủy lực.........................47
3.1.1.1. Hệ thống điều khiển bằng thủy lực...............................................47
3.1.1.2. Hệ thống điều khiển bằng điện.....................................................48

3.1.2. Các thành phần chính trong hệ thống điều khiển................................48
3.1.2.1. Van LS...........................................................................................48
3.1.2.2. Van LS- EPC................................................................................52
3.1.2.3. Van PPC........................................................................................55
3.1.2.4. Van hợp và chia lưu lượng............................................................58
3.1.2.5. Van giảm áp..................................................................................60
3.2. Chẩn đoán và bảo dưỡng hệ thống thủy lực dẫn động bộ di chuyển........64

SV: Ngô Quang Toản

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

3.2.1. Chẩn đoán kĩ thuật máy đào................................................................64
3.2.1.1. Khái niệm chung về chẩn đoán.....................................................64
3.2.1.2. Mục đích của chẩn đoán kỹ thuật.................................................64
3.2.1.3. Các thông số chuẩn đoán..............................................................64
3.2.1.4. Các phương pháp chẩn đoán.........................................................65
3.2.1.5. Tổ chức chẩn đoán........................................................................67
3.2.1.6. Chẩn đoán hệ thống thủy lực dẫn động bộ di chuyển máy xúc đào
PC350-6.....................................................................................................67
3.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật máy đào..............................................................69
3.2.2.1 Khái niệm chung về bảo dưỡng.....................................................69
3.2.2.2 Các tiêu chuẩn bảo dưỡng..............................................................71
3.2.2.3 Quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống thủy lực.........72
3.2.2.4. Bảo dưỡng động cơ di chuyển......................................................74

3.2.2.5. Bảo dưỡng bơm thủy lực..............................................................83
3.2.2.6. Bảo dưỡng ngăn kéo.....................................................................91
KẾT LUẬN........................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................95

SV: Ngô Quang Toản

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

LỜI NÓI ĐẦU
Sau thời gian gần 5 năm học tại trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải,
được sự dạy dỗ và chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo. Em đã tiếp thu được những
kiến thức cơ bản mà thầy, cô giao đã truyền đạt. Mỗi sinh viên khi ra trường cần phải
qua một đợt tìm hiểu thực tế và kiểm tra khả năng nắm bắt, sáng tạo của sinh viên. Do
đó quá trình thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp là công việc rất cần thiết nhằm
giúp cho sinh viên tổng hợp lại những kiến thức mà mình đã học, đồng thời nó là tiếng
nói của sinh viên trước khi ra trường.
Sau khi hoàn tất cả các môn học trong chương trình đào tạo, nay em được giao
nhiệm vụ là:“Tính toán thiết kế và chẩn đoán bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống thủy lực
bộ di chuyển của máy đào pc350-6”. Ở nước ta hiện nay, quá trình xây dựng các công
trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình giao thông, khai thác các loại khoáng sản:
than, đá, quặng. Đòi hỏi cần phải giải quyết những công việc như đào mà vận chuyển
đất đá với khối lượng lớn mà lao động phổ thông không đáp ứng được. Do đó máy xúc
một gầu Komatsu PC350-6 có hệ thống truyền động thuỷ lực nên có rất nhiều ưu điểm
về kết cấu và thao tác và có khả năng tự động hoá, do đó nâng cao được năng suất và

kinh tế trong quá trình sử dụng.
Trong quá trình làm đồ án do trình độ còn hạn chế, tài liệu tham khảo còn ít nên
chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được các thầy trong bộ môn giúp đỡ
để e có thể hoàn thành được tốt hơn.
Cuối cùng cho em được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô trong
nhà trường đã truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian qua. Em xin chân thành cám
ơn thầy giáo Bùi Văn Trầm đã tận tình hướng dẫn cho em thực hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Sinh viên thực hiện
Ngô Quang Toản

SV: Ngô Quang Toản

1

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MÁY ĐÀO
1.1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay các công trình xây dựng và đang
phát triển một cách nhanh chóng và toàn diện ở nước ta.
Chúng ta cần có những cơ sở hạ tầng rộng khắp, phục vụ đắc lực cho mọi hoạt
động kinh tế xã hội. Các công trình đó từ chỗ được thực hiện chủ yếu bằng tay chân,
đến nay đã tiến lên cơ giới hóa ở mức độ cao nhằn giảm sức lao động của con người

và mang tính hiệu quả kinh tế cao.
Trước những nhu cầu đó, đòi hỏi chúng ta phải có những lựa chọn hợp lý đối với
các phương tiện thi công cơ giới cần thiết. Trong đó máy xây dựng đóng vai trò hết sức
quan trọng có thể nói là không thể thiếu trong các công trình xây dựng.
Các thiết bị máy xây dựng có nhiều chủng loại và đa dạng, để tiện cho việc
nghiên cứu và phát triển có thể phân loại máy xây dựng theo công dụng, nguồn động
lực, phương pháp điều khiển hay hệ thống di chuyển. Theo công dụng có các loại máy
như: máy nâng vận chuyển, máy làm đất, máy thi công, máy sản xuất vật liệu xây
dựng, chủ yếu các máy dựa vào nguồn động lực là động cơ điện, động cơ đốt trong và
động cơ thủy lực, người ta chế tạo ra các loại máy đi bằng bánh lốp, bánh xích.
Trong đề tài này, chúng ta tìm hiểu về máy đào là máy nằm trong hệ thống máy
làm đất, tìm hiểu sâu hơn là hệ thống thủy lực hoạt động trên máy đào này.
Máy đào được sử dụng rộng rãi, bởi vì chúng dễ thích nghi với nhiều loại công
việc nhờ sử dụng các thiết bị công tác thay thế các loại truyền động và các bộ phận di
chuyển khác. Trong đó máy đào đạt năng suất hơn nhiều so với một số loại máy khác,
ngoài ra máy đào còn tăng mức độ cơ giới một cách đáng kể khi sử dụng vào các công
việc làm đất khác nhau.
Để đáp ứng cho những công trình trên, hàng loạt máy xây dựng hiện đại có tính
năng tiến được nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các nước: Nhật Bản, Đức, Mỹ, Liên Xô
cũ, ... Tùy theo yêu cầu công việc và khả năng đầu tư mà các doanh nghiệp có những
lựa chọn phù hợp cho mình. Máy đào Komatsu PC350 được điều khiển bằng hệ thống
thuỷ lực. Do đó vấn đề vận hành, chẩn đoán, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống truyền

SV: Ngô Quang Toản

2

LỚP: 64DCMX03



Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

động là một trong những vấn đề hết sức quan trọng trên máy đào. Hệ thống quan trọng
như truyền tải công suất và mô men từ trục khuỷu động cơ thành mô men và công suất
có ích cho máy đào, tạo ra lực kéo cần thiết để máy đào di chuyển và thực hiện các
chuyển động của bộ công tác khi đào đất đá.

1.2. Tổng quan về máy đào
1.2.1. Giới thiệu chung về máy đào
a, Khái niệm, công dụng
* Khái niệm
Máy đào là một loại máy móc cơ giới sử dụng đa năng, chủ yếu dùng trong xây
dựng, khai khoáng. Máy đào là tổ hợp các thiết bị máy móc, được bố trí lắp ráp để làm
thực hiện các thao tác đào, xúc, múc, đổ đất đá rời hay liền thô và các loại khoáng sản,
vật liệu xây dựng rời (có thể vận chuyển trong cự li ngắn và rất ngắn). Trong xây
dựng, máy đào là một loại máy xây dựng chính trong công tác đất, ngoài ra còn tham
gia vào các công tác giải phóng mặt bằng, phá dỡ công trình, bốc xếp vận chuyển vật
liệu. Máy đào là loại thiết bị nặng gồm có một cần và tay gầu, gầu đào và cabin gắp
trên mâm quay.
*Công dụng
Chúng ta thấy rằng, ngày nay, bất kì công trình xây dựng quy mô lớn nào cũng
không thể thiếu vai trò hỗ trợ của các thiết bị máy móc, công cụ lao động. Trong đó
máy đào thủy lược đóng vai trò quan trọng, hầu như không thể thiếu được trong việc
cơ giới hóa công tác đất. Cụ thể nó phục vụ các công việc sau:
- Trong xây dựng dân dụng và công nghiệp: đào hố móng, đào rảnh thoát nước,
đào rảnh để lắp đặt đường ống cấp thoát nước, đường điện ngầm, điện thoại, bốc xếp
vật liệu ở các bãi, kho chứ vật liệu. Ngoài ra có lúc làm việc thay cần trục khi lắp các
ống thoát nước hoạc thay các búa đóng cọc để thi công móng cọc, phục vụ thi công

cọc nhồi….
- Trong xây dựng thủy lợi: đào kênh, mương, nạo vét xông ngoài, bến cảng, ao,
hồ… khai thác đất để đắp đập, đắp đê….
- Trong xây dựng cầu đường: đào móng, khai thác đất, cát để đắp đường, nạo bạt
sườn đồi để tạo ta luy khi thi công đường sát sườn núi…

SV: Ngô Quang Toản

3

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

- Trong khai thác mỏ: bóc lớp đất tấm thực vật phía trên bề mặt đất, khai thác lộ
thiên (than, đất sét, cao lanh, đá sau nổ mìn…).
- Trong các lĩnh vực khác: nhào trộn vật liệu các nhà máy hóa chất (phân lân, cao
su,…). Khai thác đất cho các nhà máy gạch, sứ,…. Tiếp liệu cho các trạm trộn bê tông,
bê tông át phan… Bốc xếp vật liệu trong các ga tàu, bến cảng. Khai thác sỏi, cát ở lòng
sông…
Ngoài ra, máy cơ sở của máy đào 1 gầu có thể lắp các thiết bị công tác khác
ngoài thiết bị gầu đào như: cần trục, búa đóng cọc,…
b, Phân loại
* Phân loại theo kết cấu gầu
Máy xúc gầu thuận: Máy thường làm việc phía trên nền máy đứng, có gầu xúc
tích đất, đá vào theo hướng từ máy xúc đi ra phía trước dưới tác dụng của hai lực kết
hợp là cơ cấu nâng - hạ gầu và cơ cấu tay gầu.


Hình 1.1. Máy xúc gầu thuận

SV: Ngô Quang Toản

4

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

Máy xúc gầu nghịch: có gầu xúc tích đất, đá theo hướng từ ngoài vào trong dưới
tác dụng của hai lực kết hợp là cơ cấu nâng - hạ gầu và cơ cấu tay gầu. Máy làm việc
được cả phía trên và phía dưới nền máy đứng.

Hình 1.2. Máy xúc gầu nghịch
Máy xúc gầu ngoạm: quá trình bốc xúc đất đá được thực hiện bằng cách kéo
khép kín dần hai nửa thành gầu dưới tác dụng của cơ cấu kéo cáp và cơ cấu nâng. Cơ
cấu bốc xúc kiểu gầu ngoạm có thể thay thế bằng cơ cấu móc gọi là máy xúc cần cẩu.

Hình 1.3. Máy xúc gầu ngoạm

SV: Ngô Quang Toản

5

LỚP: 64DCMX03



Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

* Phân loại theo cơ cấu di chuyển
Máy xúc chạy bằng bánh xích: Có thể làm việc ở rất nhiều loại địa hình khác
nhau, đặc biệt máy làm việc ổn định trên nền địa chất yếu.

Hình 1.4. Máy xúc di chuyển bánh xích
Máy xúc chạy bằng bánh lốp: khi di chuyển máy không phá hỏng mặt đường, tốc
độ di chuyển nhanh.

Hình 1.5. Máy xúc di chuyển bánh lốp
SV: Ngô Quang Toản

6

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

* Phân loại theo hệ thống truyền động
Máy xúc truyền động bằng cơ khí (cáp): Ngày nay máy xúc dẫn động bằng cáp
không còn phổ biến như trước do năng suất làm việc thấp, nó chỉ được sử dụng trong
một số công việc nhất định.


Hình 1.6. Máy xúc truyền động bằng cáp
Máy xúc truyền động bằng thủy lực: Máy được sử dụng rộng rãi, do máy làm
việc ổn định, năng suất cao và dễ sử dụng.

Hình 1.7. Máy xúc truyền động thủy lực
SV: Ngô Quang Toản

7

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

Kết cấu của máy đào gồm có hai phần chính: Phần máy cơ sở và phần thiết bị
công tác (thiết bị làm việc). Bộ công tác có hai dạng dẫn động chính: dẫn động cơ khí
và truyền động thủy lực. Bộ công tác có nhiệm vụ chính là đào và đổ đất ngoài ra còn
được dùng để phá dỡ hoặc như cẩu hàng tùy theo công việc mà người ta lắp thêm đầu
cặp hay búa phá.
1.2.2. Giới thiệu chung về máy đào Komatsu PC350-6
1.2.2.1. Kết cấu chung máy xúc đào PC350-6
KOMATSU PC350-6 là máy đào gầu nghịch, một gầu, dẫn động thủy lực. Nó
được sử dụng để cơ giới hóa công tác đào, xúc, lấp đất, khai thác mỏ hoặc thay thế cho
máy nâng. Ngoài ra, nó còn có thể thực hiện nhiều chức năng khác như: Cần trục, búa
đóng cọc, nhổ gốc cây…

Hình 1.8. Máy xúc đào komatsu PC350-6

Kết cấu của máy gồm 2 phần chính: Phần máy cơ sở (máy kéo xích) và phần
thiết bị công tác (thiết bị làm việc).
Phần máy cơ sở: Cơ cấu di chuyển chủ yếu dùng để di chuyển máy trong công
trường. Nếu cần di chuyển máy với cự ly lớn phải có thiết bị vận chuyển chuyên dùng.
SV: Ngô Quang Toản

8

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

Cơ cấu quay dùng để thay đổi vị trí của gầu trong mặt phẳng ngang trong quá trình đào
và đổ đất. Trên bàn quay người ta bố trí động cơ, các bộ truyền động, cơ cấu điều
khiển… Cabin là nơi tập trung cơ cấu điều khiển toàn bộ quá trình hoạt động của máy.
Phần thiết bị công tác: Cần một đầu được lắp khớp trụ với bàn quay còn đầu kia
được lắp với tay cần. Cần được nâng lên hạ xuống nhờ xy lanh cần. Gầu thường được
lắp them các răng để làm việc ở nền đất cứng.

Hình 1.9. Các bộ phận của máy PC350-6
1. Xy lanh thủy lực gầu;
5. Ống dẫn;

6. Gầu;

thủy lực cơ cấu quay;
13. Vòng ổ quay;

thủy lực;

2. Tay gầu;

3. Cần;

7. Xy lanh thủy lực cần;
10. Động cơ Điezen;

14. Cơ cấu di chuyển;

17. Đối trọng;

SV: Ngô Quang Toản

18. Ca bô;

4 – Xy lanh thủy lực tay gầu;
8. Cabin điều khiển;
11. Bánh xích;

9. Mô tơ

12. Bàn quay;

15. Khối phân phối thủy lực; 16. Bơm
19. Bình nhiên liệu.

9


LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

1.2.2.2. Thông số kỹ thuật

Hình 1.10. Thông số của máy PC350-6
Bảng 1.1. Bảng thông số máy đào PC350-6
A
B
C
D

Thông số
Chiều dài tổng thể
Chiều rộng tổng thể
Chiều cao tổng thể
Chiều dài từ tâm bánh dẫn

E

hướng đến tâm bánh sao
Khoảng sáng gầm máy

SV: Ngô Quang Toản

10


Đơn vị
mm
mm
mm
mm

PC350-6
11020
3190
3280
Từ 3700

mm

đến 4030
500

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT
F

GVHD: Bùi Văn Trầm

Khoảng cách giữa tâm hai bánh

mm


2590

xích
G

Chiều cao cabin

mm

3130

H

Chiều dài từ tâm quay đến đuôi

mm

3300

đối trọng
I

Chiều cao tầm với đào

mm

10210

J


Chiều cao đổ đất lớn nhất

mm

7110

K

Chiều dài tầm với xa nhất

mm

10920

M

Độ sâu tầm với lớn nhất

mm

7380

L

Độ sâu làm việc lớn nhất

mm

6480


N

Chiều rộng bản xích

mm

600

O

Chiều cao bàn quay

mm

1185

1.2.2.3. Đặc điểm kĩ thuật

Phạm vị làm việc

Hiệu suất

Bảng 1.2. Bảng thông số kĩ thuật máy đào PC350-6
Dung tích gầu

m3

1,4

Khối lượng vận hành


kg

30800

Độ sâu đào tối đa

mm

7380

Độ sâu đào thẳng đứng tối đa

mm

6480

Tầm đào tối đa

mm

11100

Tầm đào tối đa tại mặt đất

mm

10920

mm

kN(kg)

10210
211,9{21,600}

Tốc độ quay

rpm

10

Góc xoay dốc lớn nhất

deg.

21

Tốc độ di chuyển

km/h

Lo: 3,2 (Mi: 4,5)

Chiều cao đào tối đa
Lực cản đào tối đa

(sư dụng tối đa công suất, chức năng)

Hi: 5.5
Khả năng leo dốc


deg.

35

Áp lực lên mặt đất

kPa(kg/cm2)

62,72{0.64}

(Độ rộng của bánh xe)

[mm]

[600]

SV: Ngô Quang Toản

11

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

mm


10935

Chiều rộng tổng thể

mm

3190

Chiều rộng bánh xích

mm

3190

Chiều cao tổng thể

mm

3255

Chiều cao cổng thể của cabin

mm

3130

Độ cao gầm xe

mm


1186

Khoảng sáng gầm máy

mm

498

Bán kính đuôi quay

mm

3300

Góc xoay nhỏ nhất

mm

4310

Chiều cao tối thiểu của bộ công tác

mm

8440

Chiều dài dải xích tiếp xúc vs mặt đất

mm


3700

Khoảng cánh của dải xích

mm

2590

Chiều cao máy cơ sở

mm

2580

Kích thước

Chiều dài tổng thế

Bảng 1.3. Bảng thông số các bộ phận chính của máy đào PC350-6

Động cơ

Loại máy
Số sê ri
Mẫu

PC350-6
33001 and up
SAA6D108-2


Kiểu

4 kỳ, nước làm mát, trong
dòng, phun trực tiếp, với
bộ sác tubin

Thông số xy lanh – đường

mm

6 - 108 x 130

l{cc}
kW/rpm{HP/rpm}

7,145(7145)
172,8/2050{231,7/2050}

Nm/rpm{kgm/rpm}

897,2/1500{91,5/1500}

rpm

2300
24V, 7,5kW

kính x mã lực
Hiệu suất


Dịch chuyển piston
Áp xuất danh nghĩa
Momen tối đa
Chạy ở chế độ cao
Mô tơ khởi động
Máy phát

24V, 33A

Ắc quy

12V, 170 Ah x 2

SV: Ngô Quang Toản

12

LỚP: 64DCMX03


CWX-4
2 trục mỗi bên
7 con lăn mỗi bên
Kiểu 3 ray, 45 khớp ở mỗi

Con lăn bánh xích
Bánh xích

ray


Loại x số lượng

HPV160+160, dịch
chuyển biến số loại piston

Loại x số lượng

x2
Kiểu 6 ống + 1 loại ống +

Phương pháp vận

1 van cung cấp x 1

hành
Mô tơ duy chuyển

Thủy lực
HMV160ADT-2,kiểu
piston(với van hãm,

thủy lực
Xy lanh thủy lực

Hệ thống thủy lực

GVHD: Bùi Văn Trầm

Loại lõi tản nhiệt
Trục lăn bánh xe


khiển
Mô tơ Van điều
lực Bơm thủy

Bộ bánh xe

Trường ĐH Công nghệ GTVT

Loại

phanh tay):x2
Tay
gầu

cần

Đường kính trong

mm

Đường kính cán

mm

piston
Hành trình

mm


Khoản cánh lớn

mm

nhất giữa 2 chốt

mm

Khoảng cánh nhỏ
nhất giữa 2 chốt
Thùng chứa

Piston

gầu
Piston

Piston

tác

tác

tác

động

động

động


kép
140

kép
160

kép
140

100

110

100

1480

1685

1285

3610

4080

3275

2130


2395

1990

Kiểu thùng kín

Bộ lọc

Trở lại thùng chứa

Làm mát thủy lực

Làm mát bằng không khí

SV: Ngô Quang Toản

13

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

1.2.2.4. Sơ đồ hệ thống thủy lực máy đào PC350-6

SV: Ngô Quang Toản

14


LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

Hình 1.11. Sơ đồ hệ thống thủy lực máy đàoPC350-6
a. Bơm thủy lực

SV: Ngô Quang Toản

15

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

- Kết cấu bơm thủy lực:

Hình 1.12. Kết cấu bơm thủy lực
1-Bơm trước.

PLS1R- Áp lực phía sau van LS

2-Bơm sau.


PLS1F-Áp lực phía trước van LS.

3-Van điều chỉnh mômen (TVC), van cảm nhận tải trọng (LS) của bơm sau.
4-Van điều chỉnh mômen (TVC), van cảm nhận tải trọng (LS) của bơm trước.
PS- cổ hút.
Pd1F- Bơm thoát nước.
PAF- Cung cấp phía trước.
Psig- Van LS điều khiển áp lực.
PAR- Cung cấp phía sau.
PP2F- Áp lực bơm phía trước cung cấp.
PP2R- Áp lực bơm phía sau cung cấp.
Bơm là bộ phận của truyền động thủy lực. Nó biến đổi cơ năng chính (động cơ
diezel) thành năng lượng của dòng chất lỏng công tác. Chất lỏng công tác chảy theo
ống đến động cơ thủy lực. Động cơ thủy lực biến đổi năng lượng của chất lỏng thành
cơ năng của khâu bị động cơ thủy lực để làm chạy cơ cấu chấp hành.
Bơm thủy lực là một phần tử hết sức quan trọng, được ví như trái tim trong hệ
thống thủy lực, dùng phổ biến trong các máy công trình hiện nay.
SV: Ngô Quang Toản

16

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

Hình 1.13. Cấu tạo bơm chính

1. Trục bơm trước;

2. Giá đỡ đĩa nghiêng;

4. Đĩa nghiêng;

5. Đế piston;

8. Đĩa phân lượng (chia dầu);
10. Trục bơm sau;

3. Vỏ bơm trước;

6. Piston;

7. Xilanh;

9. Mặt bích nối giữa hai bơm;

11. Vỏ bơm sau;

12. Piston tự động

- Nguyên lý hoạt động của bơm:

Hình 1.14. Hoạt động của bơm
Xylanh 7 quay được nối với trục 1 nhờ then hoa. Trục 1 được dẫn động bởi động
cơ. Khi trục 1 quay làm xy lanh 7 và piston 6 quay theo. Đế piston 5 trượt trên mặt

SV: Ngô Quang Toản


17

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

phẳng A của đĩa cam 4. Mặt A nghiêng so với trục 1 góc α. Các piston chuyển động
tịnh tiến lên xuống trong xylanh do sự chênh lệch thể tích giữa vùng hút (F) và vùng
đẩy (E), piston thực hiện quá trình hút và đẩy chất lỏng. Hành trình hút tương ứng với
hành trình piston đi lên và ngược quá trình đẩy.
Lưu lượng và áp suất của bơm phụ thuộc vào góc α của đĩa cam 4. Góc nghiêng
càng lớn thì lưu lượng bơm càng lớn. Khi α=0 không có dầu ra khỏi bơm.
b. Van phân phối

Hình 1.15. Van phân phối
Van điều khiển này bao gồm 7 đường dầu và 3 van dịch vụ. Có chức năng chia và
hợp nhất lưu lượng, mỗi đường ống được kết nối với từng bộ phận công tác. Van này
thiết kế để hỗ trợ bơm, van với dòng chảy lớn, có cấu trúc đơn giản.

SV: Ngô Quang Toản

18

LỚP: 64DCMX03



Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

Hình 1.16. Mặt cắt A-A van phân phối
1- van tải lên
2- van phân phối( hạ gầu)
3- van phân phối (di chuyển )
4- van phân phối (quay trái)
5- van phân phối ( nâng cần)
6-van phân phối (di chuyển )
7-van phân phối ( nâng tay gầu)
8-van phân phối ( dịch vụ)

SV: Ngô Quang Toản

9-van phân phối ( dịch vụ)
10-van phân phối ( hạ tay cần)
11-van phân phối ( di chuyển trái )
12-van phân phối (hạ cần)
13-van phân phối ( quay phải)
14-van phân phối(di chuyển phải )
15-van phân phối ( nâng gầu)
16-van cứu trợ chính

19

LỚP: 64DCMX03



Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

Hình 1.17. Mặt cắt B – B van phân phối
1- Điều khiển tay gầu
2- Di chuyển bên phải
3- Quay
4- Điều khiển cần
5- Di chuyển bên trái

6- Điều khiển gầu
7- Công tác
8- Dỡ
9- Van an toàn
10- Quay ngược lại

1.3. Tổng quan về hệ thống di chuyển
1.3.1. Tổng quan chung về hệ thống di chuyển
Hệ thống di chuyển làm thay đổi vị trí của máy công tác từ vị trí này sang vị trí
khác trong quá trình làm việc hoặc di chuyển máy. Ngoài ra nó còn có tác dụng truyền
tải trọng của máy xuống nền. Một số loại máy hệ thống di chuyển cũng chính là hệ
thống công tác.
Hệ thống di chuyển có các dạng như sau :
- Bộ di chuyển bánh lốp.
- Bộ di chuyển bánh xích.
1.3.1.1 Sơ đồ truyền động hệ thống di chuyển bánh lốp
a. Truyền động cơ học :
SV: Ngô Quang Toản


20

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

1- Li hợp
2- Truyền lực trung gian
3- Hộp số
4- Bộ truyền lực chính
5- Bộ vi sai
6- Bộ truyền lực cuối
7- Bán trục

Hình 1.18. Truyền động cơ học

Nguyên lý làm việc :
Động cơ truyền chuyển động qua bánh đà, li hợp hộp số đến bộ truyền lực chính,
qua bộ truyền lực cuối đến bánh xe.
Khi muốn di chuyển nhanh chậm, lùi, thay đổi ở hộp số.
b. Truyền động thủy lực:
* Bộ truyền thủy lực mạch hở :
1-bơm thủy lực
2-động cơ thủy lực hai
chiều
3- hộp số
4- bộ truyền lực chính

5- bánh xe

Hinh 1.19. Truyền động thuỷ lực

Nguyên lý làm việc :
Khi bơm thuỷ lực làm việc nó sẽ tạo ra một dòng dầu có áp suất cao dẫn động
cho động thuỷ lực làm việc, động cơ thuỷ lực truyền mô men qua hộp số qua trục cắc
đăng đến bộ vi sai và truyền đến bánh di chuyển. Khi muốn đi nhanh chậm, lùi người
ta điều khiển tại hộp số.
* Bộ truyền thuỷ lực mạch kín thông thường:

SV: Ngô Quang Toản

21

LỚP: 64DCMX03


Trường ĐH Công nghệ GTVT

GVHD: Bùi Văn Trầm

1- Bơm thủy lực hai
chiều có điều chỉnh
2- Động cơ thủy lực
hai chiều
3- Bánh xe
Hình 1.20. Bộ truyền thuỷ lực mạch kín thông
thường
Nguyên lý làm việc :

Khi bơm thuỷ lực làm việc sẽ tạo ra dòng dầu có áp suất cao đi đến các động cơ
thuỷ lực được đặt tại các bánh di chuyển sẽ làm cho máy di chuyển. Khi muốn cho
máy di chuyển nhanh hay chậm điều khiển cho bơm thuỷ lực tạo ra dòng dầu có áp
suất cao hay thấp. Còn khi muốn đi lùi điều khiển thay đổi dòng dầu có áp suất cao đi
vào động cơ thuỷ lực.
1.3.1.2. Sơ đồ truyền động hệ thống di chuyển bánh xích
a. Truyền động cơ khí
1- bộ li hợp
2- truyền lực trung gian
3- hộp số
4- bộ truyền lực chính
5- li hợp bìa
6- bộ truyền lực cuối
7- bánh sao chủ động
8- thân cầu sau
Nguyên lý làm việc :

Hình 1.21. Truyền động cơ khí

Động cơ truyền (mô men) chuyển động qua li hợp, qua hộp số, qua bộ truyền lực
chính đến li hợp bìa 5 :
Khi đi thẳng cả 2 li hợp bìa 5 đóng sẽ truyền mô men qua bộ truyền lực cuối đến
bánh sao chủ động làm cho xích chuyển động.
Khi muốn di chuyển lợn vòng sang phải hoặc sang trái người ta cắt li hợp bên
phải hoặc trái và phanh đai cùng hãm.
Khi muốn di chuyển lùi ngời ta đổi chiều quay tại hộp số.
SV: Ngô Quang Toản

22


LỚP: 64DCMX03


×