Tải bản đầy đủ (.pdf) (234 trang)

Thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân khu vực miền Trung (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.67 MB, 234 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
--------  -------

ĐỖ TẤT THIÊN

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA NÔNG DÂN KHU VỰC MIỀN TRUNG
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số:
9310401

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM THÀNH NGHỊ

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu của ai khác.

Tác giả luận án

Đỗ Tất Thiên


LỜI CẢM ƠN



Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến GS.TS. Phạm Thành Nghị,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Khoa Tâm lý-Giáo dục - Học viện Khoa học Xã
hội - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; các nhà khoa học đã giúp đỡ và tạo
mọi điều kiện để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các Phòng ban của trường Đại
học Sư phạm TP.HCM, trường Đại học Quy Nhơn, Quý thầy cô, đồng nghiệp ở
Khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM và Khoa Tâm lý - Giáo dục &
Công tác xã hội trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình vừa công tác vừa học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án.
Xin gửi lời cảm ơn đến bà con nông dân huyện Tuy Phước, huyện Phù Mỹ
tỉnh Bình Định, huyện Sơn Tịnh, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi và các cán bộ
quản lý thuộc các Sở, ban, ngành, huyện, xã, thôn đã tham gia và giúp đỡ tôi trong
giai đoạn khảo sát lấy số liệu cho luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân - những
người luôn động viên, khuyến khích và giúp đỡ về mọi mặt để tôi có thể hoàn thành
công việc nghiên cứu của mình.
TP.HCM, ngày 16 tháng 05 năm 2018
NCS. Đỗ Tất Thiên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN .................... 8
1.1. Những nghiên cứu về thích ứng ....................................................................... 8
1.2. Những nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu của người nông dân ... 21

Tiểu kết chương 1................................................................................................... 31
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA NÔNG DÂN ................................................................................ 33
2.1. Lý luận về thích ứng ....................................................................................... 33
2.2. Lý luận về biến đổi khí hậu ............................................................................ 44
2.3. Khái niệm nông dân và một số đặc điểm tâm lý cơ bản của của nông
trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu ...................................................... 48
2.4. Lý luận về thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân ............................... 52
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 62
Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 63
3.1. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................................ 63
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 65
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 76
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NÔNG DÂN .......................................... 77
4.1. Thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân ............................... 77
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng với biến đổi khí hậu của
nông dân ....................................................................................................... 126
4.3. Mô tả một số chân dung tâm lý điển hình trong việc thích ứng với biến
đổi khí hậu .................................................................................................... 132
4.4. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí
hậu cho nông dân.......................................................................................... 143
Tiểu kết chương 4 .............................................................................................. 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 148
1. KẾT LUẬN...................................................................................................... 148
2. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 149


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

ADPC
BĐKH

COP
ĐH
ĐTB
HST
IPCC
SAD
TC
THCS
THPT
UNDP
UNEP
UNFCCC

Viết đầy đủ
Trung tâm Sẵn sàng Phòng chống Thiên tai Châu Á
Biến đổi khí hậu
Cao đẳng
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu
Đại học
Điểm trung bình
Hệ sinh thái
Tổ chức liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc
Chứng rối loạn lo âu xã hội
Trung cấp
Trung học sơ sở
Trung học phổ thông
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Đặc điểm của mẫu nghiên cứu .............................................................. 66

Bảng 3.2.

Độ tin cậy của bảng hỏi ......................................................................... 70

Bảng 4.1.

Đánh giá thích ứng chung với bão lũ bất thường của nông dân ............ 77

Bảng 4.2.

Kết quả thích ứng với bão lũ bất thường của người nông dân trên
phương diện nhận thức chung ............................................................... 81

Bảng 4.3.

Kết quả nhận thức của người nông dân về biểu hiện của bão lũ bất
thường .................................................................................................... 84

Bảng 4.4.

Kết quả nhận thức của người nông dân về hậu quả của bão lũ bất

thường .................................................................................................... 86

Bảng 4.5.

Kết quả tự nhận thức của người nông dân về khả năng chống đỡ với
bão lũ bất thường ................................................................................... 90

Bảng 4.6.

Kết quả nhận thức của người nông dân về việc đưa ra các cách thức
để chống đỡ với bão lũ bất thường ........................................................ 92

Bảng 4.7.

Kết quả về động cơ thúc đẩy hành động chống đỡ với bão lũ bất
thường của nông dân ............................................................................. 94

Bảng 4.8.

Kết quả mức độ thích ứng chung với bão lũ bất thường của nông
dân qua sự thay đổi phương thức hoạt động và hiệu quả của sự thay
đổi phương thức hoạt động .................................................................... 97

Bảng 4.9.

Kết quả mức độ thay đổi các phương thức hoạt động cụ thể để thích
ứng với bão lũ bất thường của nông dân ............................................... 99

Bảng 4.10. Kết quả mức độ thay đổi phương thức hoạt động trong trồng trọt để
thích ứng với bão lũ bất thường của nông dân .................................... 103

Bảng 4.11. Kết quả mức độ thay đổi phương thức hoạt động trong trồng trọt để
thích ứng với bão lũ bất thường của nông dân phân theo giới tính và
địa bàn sinh sống ................................................................................. 106
Bảng 4.12. Kết quả mức độ thay đổi phương thức hoạt động trong chăn nuôi để
thích ứng với bão lũ bất thường của nông dân .................................... 108


Bảng 4.13. Kết quả mức độ thay đổi phương thức hoạt động trong chăn nuôi
phân theo giới tính và địa bàn sinh sống ............................................. 111
Bảng 4.14. Kết quả mức độ thay đổi phương thức hoạt động để duy trì sinh
hoạt thích ứng với bão lũ bất thường của nông dân ............................ 113
Bảng 4.15. Kết quả mức độ thay đổi phương thức hoạt động để giữ an toàn cho
nhà cửa, tài sản thích ứng với bão lũ bất thường của nông dân .......... 115
Bảng 4.16. Kết quả mức độ thay đổi phương thức hoạt động để chuẩn bị chống
đỡ với bão lũ bất thường của người dân cho bản thân và gia đình ..... 117
Bảng 4.17. Hiệu quả của sự thay đổi phương thức hoạt động để thích ứng với
bão lũ bất thường của nông dân........................................................... 122
Bảng 4.18. Hiệu quả của sự thay đổi phương thức hoạt động để thích ứng với
bão lũ bất thường của nông dân phân theo giới tính và địa bàn sinh
sống...................................................................................................... 123
Bảng 4.19. Mối quan hệ giữa các mặt biểu hiện của thích ứng với bão lũ bất
thường của nông dân ........................................................................... 125
Bảng 4.20. Kết quả mức độ phối hợp với người xung quanh và tận dụng các
nguồn lực để chống đỡ với bão lũ bất thường của nông dân .............. 127
Bảng 4.21. Ảnh hưởng sự phối hợp với mọi người xung quanh và tận dụng các
nguồn lực để chống đỡ với bão lũ bất thường ..................................... 130
Bảng 4.22. Kết quả so sánh sự khác biệt về trình độ của nông dân ........................ 131
Bảng 4.23. Kết quả thích ứng chung với bão lũ bất thường của trường hợp 1 ....... 133
Bảng 4.24. Kết quả thích ứng của trường hợp 1 với bão lũ bất thường trên
phương diện nhận thức chung ............................................................. 133

Bảng 4.25. Kết quả thích ứng của trường hợp 1 với bão lũ bất thường trên
phương diện động cơ thúc đẩy sự thay đổi phương thức hành động .. 134
Bảng 4.26. Kết quả mức độ thích ứng chung với bão lũ bất thường của trương
hợp 1 qua sự thay đổi phương thức hoạt động và hiệu quả của sự
thay đổi phương thức hoạt động .......................................................... 135
Bảng 4.27. Kết quả thích ứng chung với bão lũ bất thường của trường hợp 2 ....... 138


Bảng 4.28. Kết quả thích ứng với bão lũ bất thường của trường hợp 2 trên
phương diện nhận thức chung ............................................................. 139
Bảng 4.29. Kết quả thích ứng của trường hợp 2 với bão lũ bất thường trên
phương diện động cơ thúc đẩy sự thay đổi phương thức hành động .. 140
Bảng 4.30. Kết quả thích ứng với bão lũ bất thường của trường hợp 2 qua sự
thay đổi phương thức hoạt động và hiệu quả của sự thay đổi
phương thức hoạt động ........................................................................ 141


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu được xem là thách thức lớn đối với nhân loại. Biến đổi khí
hậu tác động đến mọi mặt của đời sống và hoạt động sản xuất của con người cũng
như môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Mực nước biển dâng gây ngập lụt,
nhiễm mặn, nhiệt độ tăng, các hiện tượng thiên tai bất thường... gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nông nghiệp, công nghiệp, các hệ thống kinh tế - xã hội. Vấn đề
biến đổi khí hậu làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh
toàn cầu như tài nguyên nước, lương thực, việc làm, kinh tế, văn hóa, xã hội,
thương mại, ngoại giao... và đặc biệt là đe dọa trực tiếp đến tính mạng cũng như sức
khỏe thể chất và tinh thần của con người.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề
bởi tác động của biến đổi khí hậu do bờ biển dài, phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp

và trình độ phát triển thấp của khu vực nông thôn. Trong những năm qua, dưới tác
động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng gia tăng, gây ra
nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội,
tác động xấu đến môi trường. Chỉ tính trong 15 năm trở lại đây, các hiện tượng
thiên tai cực đoan như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập
mặn... đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích hơn
10.711 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Theo
WHO từ năm 1989 đến năm 2011, trung bình mỗi năm ở Việt Nam, có 567 người
chết (kể cả mất tích) do thảm họa thiên nhiên, thiệt hại 1,9 tỷ USD tổng sản phẩm
quốc nội theo sức mua GDP [2, tr.5].
Nhận thức những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sự phát
triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto,
đồng thời chỉ đạo từng bước hoàn thiện các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý
cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

1


Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Nghị quyết Đại hội Đảng XI
đã khẳng định “Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện
môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”, đồng thời xác định mục tiêu,
định hướng đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, biến đổi khí
hậu và đánh giá tác động để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp
phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác quốc tế
để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế [2, tr.38-39].
Khu vực miền Trung được cho là một trong những vùng gánh chịu hậu quả
nặng nề của biến đổi khí hậu. Những thiệt hại về vật chất và tinh thần do biến đổi
khí hậu gây ra ở khu vực này là rất lớn, nhất là đối với nông dân - những người trực
tiếp sinh sống, lao động và phụ thuộc rất nhiều vào những biến động về thời tiết và

khí hậu. Những thiệt hại này sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu như người nông dân ở
đây không tích cực thực hiện quá trình thay đổi hoạt động sống của mình, không
thực hiện kịp thời những biện pháp thích ứng và áp dụng các kinh nghiệm bản địa
trong việc dự báo khả năng xảy ra nhằm phòng ngừa và giảm nhẹ các rủi ro của các
hiện tượng thời tiết cực bất thường, đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Do đó, việc
nghiên cứu về thực trạng thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân, từ đó đề xuất
các biện pháp phù hợp giúp người nông dân nâng cao khả năng thích ứng của mình
trước những biến đổi này là vô cùng cấp thiết.
Trên thực tế, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về thích ứng dưới góc độ Tâm lý
học như hướng nghiên cứu thích ứng với nghề nghiệp và lao động; thích ứng với
hoạt động học tập; thích ứng với môi trường văn hóa mới, thích ứng xã hội... Tuy
nhiên, nghiên cứu về thích ứng của người nông dân với biến đổi khí hậu nói chung
và của nông dân khu vực miền Trung nói riêng dưới góc độ Tâm lý học vẫn chưa
được các học giả quan tâm đúng mức. Đặc biệt, việc xem xét thích ứng tâm lý theo
quan điểm Tâm lý học hoạt động giúp phát hiện sự thích ứng tâm lý xảy ra ở cấp độ
hoạt động nhận thức, động lực thúc đẩy và thích ứng về hành vi (phương thức hoạt
động) với những thay đổi của điều kiện hoạt động xảy ra ở bên ngoài, mà những
phát hiện hay số liệu loại này còn thiếu hụt trong kết quả của hầu hết các nghiên

2


cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu ở nước ta. Xuất phát từ những lý do nêu trên,
vấn đề “Thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân khu vực miền Trung” được
lựa chọn để thực hiện trong luận án này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của
nông dân khu vực miền Trung, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng thích ứng tâm lý
với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tác động tới hiệu quả

thích ứng tâm lý nhằm nâng cao khả năng thích ứng nói chung với biến đổi khí hậu
cho nông dân tại khu vực này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về thích ứng tâm lý và thích ứng tâm lý với
biến đổi khí hậu của nông dân.
- Xây dựng cơ sở lý luận về thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của nông dân.
- Phân tích thực trạng thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của nông dân
khu vực miền Trung và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.
- Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng thích ứng tâm
lý với biến đổi khí hậu cho nông dân khu vực miền Trung.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ và biểu hiện thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của nông dân.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Biến đổi khí hậu diễn biến rất phức tạp và có nhiều biểu hiện như: mực nước
biển dâng cao; nhiệt độ trung bình tăng; các hiện tượng thời tiết cực đoan... Nhưng
trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu ở mặt biểu hiện các
hiện tượng thời tiết cực đoan của BĐKH là: bão, lũ bất thường.
Thích ứng tâm lý với bão lũ bất thường của nông dân được nghiên cứu trên cơ
sở chủ thể nhận thức được vấn đề; có động cơ thúc đẩy sự thay đổi phương thức

3


hành động; tiến hành thực hiện phương thức hành động mới, đánh giá kết quả và
vòng hoạt động lại lặp lại.
Đề tài chỉ nghiên cứu một số yếu tố thuộc về cá nhân chi phối khả năng thích
ứng tâm lý với bão lũ bất thường của nông dân khu vực miền Trung như trình độ
học vấn của chủ thể và mức độ phối hợp với mọi người xung và tận dụng các nguồn

lực để chống đỡ với bão lũ bất thường.
3.2.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính của đề tài: 381 nông dân.
- Khách thể nghiên cứu bổ trợ: Cán bộ quản lý làm công tác phòng ngừa và
giảm nhẹ rủi ro của thiên tai thuộc các Sở, Ban ngành các tỉnh, huyện, xã.
3.2.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu tại một số xã ven biển thuộc 4 huyện của 2 tỉnh Quảng
Ngãi và Bình Định - những vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão, lũ bất thường.
3.2.4. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2014 đến năm 2017
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu
4.1.1. Tiếp cận hoạt động
Xem thích ứng như một cấu thành tâm lý được hình thành, phát triển và biểu
hiện trong hoạt động. Thích ứng tâm lý được xem như quá trình thay đổi hoạt động
sống để đáp ứng yêu cầu của điều kiện sống mới. Nghiên cứu thích ứng tâm lý với
BĐKH của nông dân khu vực miền Trung phải nghiên cứu thông qua thực tiễn của
các hoạt động sinh sống và lao động sản xuất... trong điều kiện bão lũ bất thường do
BĐKH gây ra. Bên cạnh đó, luận án còn lấy khung lý thuyết của trường phái Tâm
lý học Hoạt động là cơ sở lý luận và phương pháp luận chủ đạo trong tiến trình
nghiên cứu.
4.1.2. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Xem xét đối tượng nghiên cứu (thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của
nông dân) với tư cách là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các mặt biểu hiện: nhận
thức được vấn đề; có động cơ thúc đẩy sự thay đổi phương thức hành động; tiến

4


hành thực hiện phương thức hành động mới, đánh giá kết quả và vòng hoạt động lại
lặp lại có liên quan với nhau, quy định lẫn nhau. Đồng thời, nghiên cứu sự thích ứng

của nông dân với BĐKH trong mối quan hệ tương hỗ với các yếu ảnh hưởng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra, luận án sử dụng phối hợp các
phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý điển hình.
- Phương pháp xử lý, phân tích thống kê.
Mục đích và cách thức sử dụng các phương pháp được trình bày cụ thể ở Chương 3
5. Đóng góp mới của luận án
5.1. Đóng góp về mặt lý luận
Luận án đã xác định hệ thống khái niệm công cụ, nhất là khái niệm thích ứng
với BĐKH của nông dân. Đặc biệt, việc xem xét thích ứng tâm lý với BĐKH theo
hướng tiếp cận của Tâm lý học hoạt động giúp luận án phát hiện sự thích ứng tâm lý
xảy ra ở cấp độ nhận thức (hoạt động nhận thức, trong đó có đánh giá phương thức
hoạt động cũ và tìm hiểu phương thức hoạt động mới), với hệ thống động cơ (mục
tiêu, nhu cầu, xúc cảm...), hệ thống hành động thay đổi phương thức hoạt động và
đánh giá kết quả của sự thay đổi phương thức hoạt động với những thay đổi của
điều kiện hoạt động xảy ra ở bên ngoài, mà những phát hiện hay số liệu loại này còn
thiếu hụt trong kết quả của hầu hết các nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu
ở nước ta. Bên cạnh đó, luận án đã xây dựng cơ sở lý luận về các biểu hiện cụ thể
của từng cấu thành trong thích ứng tâm lý. Đây cũng chính là cơ sở để thiết kế
thang đo sử dụng trong khảo sát. Những nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ hơn
lý luận Tâm lý học hoạt động nói riêng và Tâm lý học nói chung về thích ứng và
thích ứng tâm lý với BĐKH của nông dân.

5



5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Luận án xem xét thích ứng như một năng lực trí tuệ - một cấu thành tâm lý
mới được hình thành trong quá trình chủ thể thay đổi hoạt động sống để ứng phó
với những thay đổi của điều kiện môi trường. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện được
rằng mức độ thích ứng với BĐKH của nông dân chưa cao. Trong các thành phần
của cấu thành tâm lý mới này, nổi trội nhất là thành tố động cơ thúc đẩy sự thay đổi
phương thức hoạt động, kế đó là cấu thành nhận thức những vấn đề có liên quan đến
bão lũ bất thường hai thành tố này đều thể hiện ở mức Khá. Thành tố về phương
thức hoạt động mới có mức thể hiện thấp nhất trong các thành tố của cấu thành tâm
lý mới tạo nên mức độ thích ứng. Bên cạnh đó, luận án cũng đã chỉ ra các yếu tố
như: phối hợp với mọi người xung quanh và tận dụng các nguồn lực để thích ứng và
trình độ học vấn là có ảnh hưởng đến mức độ thích ứng và khả năng dự báo mức độ
ảnh hưởng đến thực trạng. Luận án đã xây dựng một số chân dung tâm lý điển hình
của người nông dân trong quá trình thích ứng với bão lũ bất thường. Đồng thời, luận
án đề xuất các biện pháp phù hợp để nâng cao khả năng thích ứng với BĐKH của
người nông dân: biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về những vấn đề có liên quan
đến bão lũ bất thường; biện pháp nâng cao mức độ thay đổi phương thức hành động
để thích ứng với bão lũ bất thường cho người nông dân và biện pháp nâng cao mức
độ phối hợp với mọi người xung quanh và tận dụng các nguồn lực để thích ứng.
Những kết quả nghiên cứu mới từ thực tiễn sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các
cơ quan đoàn thể và người nông dân khu vực miền Trung.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu lý luận của luận án góp phần bổ
sung và làm phong phú lý luận của Tâm lý học hoạt động nói riêng và Tâm lý học
nói chung về thích ứng tâm lý và thích ứng tâm lý với BĐKH của nông dân. Đây là
dạng thích ứng trong hoạt động tâm lý, thể hiện trong nhận thức bối cảnh, động cơ
hoạt động; tiến hành thực hiện phương thức hoạt động mới, đánh giá kết quả của sự
thay đổi phương thức hoạt động.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu thực tiễn của luận án đã làm rõ


6


thực trạng thích ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của nông dân và một số yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng. Luận án đã xem xét thích ứng như một năng lực trí tuệ - một
cấu thành tâm lý mới cần hình thành cho chủ thể. Qua đó, muốn tăng khả năng thích
ứng tâm lý với biến đổi khí hậu của nông dân phải thay đổi các cấu thành tâm lý của
thích ứng như: nâng cao nhận thức, động cơ thúc đẩy hoạt động, đặc biệt là phải
giúp người dân thay đổi phương thức hoạt động và đánh giá kết quả của sự thay đổi
phương thức hoạt động. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở để người nông dân và các
cơ quan ban ngành có liên quan tham khảo trong quá trình xây dựng nội dung
chương trình tập huấn, lập kế hoạch hành động cụ thể và hoàn thiện chính sách
nhằm góp phần giúp người nông dân thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu; kết luận và kiến nghị; danh mục công trình đã công bố
của tác giả; tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thích ứng với biến đổi khí hậu
của nông dân
- Chương 2: Cơ sở lý luận về thích ứng với biến đổi khí hậu của nông dân
- Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về thích ứng với biến đổi khí hậu
của nông dân

7


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN

1.1. Những nghiên cứu về thích ứng tâm lý
1.1.1. Những nghiên cứu về thích ứng tâm lý ở nước ngoài
Vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX, thích ứng trong tâm lý được nhiều
nhà Tâm lý học trên thế giới quan tâm nghiên cứu như: Mỹ, Đức, Anh... đặc biệt là
các nhà Tâm lý học Liên Xô. Những nghiên cứu này có thể được chia thành ba
hướng nghiên cứu chính: hướng nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập hướng
nghiên cứu thích ứng với nghề nghiệp và lao động hướng nghiên cứu thích ứng với
môi trường văn hóa, xã hội.
a) Hướng nghiên cứu thích ứng tâm lý với hoạt động học tập
Nghiên cứu về thích ứng với hoạt động học tập, các tác giả chủ yếu tập trung
làm rõ lý luận, thực trạng của việc thích ứng, các yếu ảnh hưởng đến việc thích ứng
và đề xuất một số biện pháp nhằm giúp người học thích ứng tốt hơn với hoạt động
học tập.
Hướng nghiên cứu nhằm chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thích ứng
với hoạt động học tập thường tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa, của
gia đình, mối quan hệ bạn bè, tình cảm, trí tuệ, hoạt động giảng dạy của giáo
viên... Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu theo hướng này như: “Sự thích
ứng của sinh viên với hoạt động học tập trong nhà trường sư phạm: những khó
khăn, các vấn đề và con đường giải quyết chúng” của tác giả Volgina T.Iu (2007).
Nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thích ứng là: Nguồn gốc
xuất thân, lứa tuổi và giới tính [135, tr.151-161]. Tác giả A. . Piskun (2011 , khi
nghiên cứu về: “Ảnh hưởng của những đặc điểm trí tuệ đến sự thích ứng với hoạt
động học của sinh viên trường đại học kỹ thuật” trên sinh viên năm thứ nhất các
trường đại học kỹ thuật đã cho rằng, khó khăn trong quá trình thích ứng của sinh
viên với hoạt động học tập không chỉ liên quan đến xúc cảm, tình cảm hay môi
trường giao tiếp mà nó còn liên quan đến những hạn chế trong sự phát triển trí tuệ,
đặc biệt liên quan đến tư duy lôgic, không gian và kỹ thuật 124, tr.73-81]. Nghiên

8



cứu của Yao-Ming WU (Đại học Quốc gia Đài Loan năm 2000 trên học sinh tiểu
học khu vực Pingtung về ảnh hưởng của việc quản lý lớp học tới sự thích ứng học
tập của người học cho kết quả: Có mối quan hệ tích cực giữa việc quản lý lớp học
của giáo viên với sự thích ứng học tập của học sinh; có sự trái ngược về cách quản
lý lớp học của giáo viên dạy nhóm học sinh điểm kém và nhóm học sinh điểm cao
[140, tr.114-144]. Các nghiên cứu theo hướng này đã chỉ ra khá nhiều yếu tố ảnh
hưởng đến thích ứng với hoạt động học tập của người học. Mỗi nghiên cứu đều tập
trung phân tích một vài yếu tố ảnh hưởng cùng với sự phân tích sâu sắc những ảnh
hưởng của các yếu tố đó trên những trường hợp cụ thể. Đây là cơ sở quan trọng để
tác động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, mỗi tác giả chỉ đề cập
một đến hai yếu tố, chưa có công trình nào nghiên cứu một tổ hợp gồm nhiều yếu tố
để chỉ ra thứ bậc ảnh hưởng để từ đó có biện pháp tác động dài hạn, hệ thống.
Hướng nghiên cứu thực trạng thích ứng với hoạt động học tập và đưa ra các
biện pháp tác động nhằm giúp người học thích ứng tốt hơn với việc học có thể kể
đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: nghiên cứu thực trạng kĩ năng học
tập của SV của Trường Đại học Tomsk (Liên Xô, 1970). Các tác giả đã tiến hành
giảng dạy sáu chuyên đề (2tiết/chuyên đề) cho SV biết: cách nghe và nghe bài giảng
trên lớp, cách sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo, cách chuẩn bị một đề cương
xêmina… Việc tổ chức dạy học cho SV theo các chuyên đề kết hợp giảng bài, thảo
luận tập thể và tham gia rèn luyện kỹ năng thực hành có hướng dẫn của GV đã đem
lại kết quả tốt, trong một thời gian ngắn SV đã thay đổi phương pháp học và đạt kết
quả cao hơn. Một công trình khác của trường ĐHSP BaCu (Adecbaidan - Liên Xô)
nghiên cứu thực trạng kĩ năng làm việc ở thư viện của SV năm thứ hai. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra: để giúp SV thích ứng được với kỹ năng làm việc ở thư viện, các
nhà nghiên cứu đã hướng dẫn cho họ nắm vững cấu trúc thư mục, cách lựa chọn
sách để đọc và cách tìm sách tại thư viện [Dẫn theo 50, tr.10-11]. Dựa vào kết quả
nghiên cứu thực trạng để đưa ra những biện pháp tác nhằm giúp người học thích
ứng tốt hơn với hoạt động học tập là hướng nghiên cứu hay. Tuy nhiên, những biện
pháp do các nhà nghiên cứu đưa ra còn thiếu tính hệ thống và chưa dựa trên các yếu

tố ảnh hưởng để đề xuất cũng là điểm yếu của những nghiên cứu này.
Hướng nghiên cứu thích ứng với hoạt động học tập về mặt lý luận có thể kể

9


đến một số nghiên cứu tiêu biểu như: Harold W.Bernard trong tác phẩm “Tâm lý
học về học tập và giảng dạy” (1954) đã đưa ra những chỉ dẫn cơ bản dành cho giáo
viên khi gặp phải những người học gặp khó khăn về thích ứng học tập như: 1.
Thường xuyên khen; 2. Cụ thể hoá bài học 3. Thường xuyên luyện tập và lặp lại
thông tin; 4. Nhấn mạnh vào những điểm: đúng giờ giấc, sạch sẽ, sức khoẻ để người
học ứng dụng vào thực tiễn; 5. Kiên nhẫn; 6. Ra những chỉ thị và mệnh lệnh rõ
ràng; 7. Học đọc và học toán phải nhấn mạnh vài tình huống hằng ngày. Thí dụ phải
giản dị và rõ ràng; 8. Cố gắng tận dụng khả năng của người học ở các lĩnh vực khác
nhau; 9. Xếp loại học tập cần căn cứ vào sự phát triển cá nhân hơn là thành tích học
tập; 10. Ứng dụng việc học vào công việc đơn giản trong cuộc sống thực [88, tr. 2355]. Hay, ABE Arkoff trong tác phẩm “Thích ứng và sức khỏe tinh thần” đã chỉ ra
sự thích ứng nói chung bao gồm các chỉ số sau: Hạnh phúc, sự hài lòng, lòng tự
trọng, sự phát triển cá nhân, sự trưởng thành cá nhân, sự hội nhập cá nhân, khả năng
tiếp xúc với môi trường, sự độc lập với môi trường [85, tr. 11-67]. Điều đáng tiếc ở
những nghiên cứu này là chỉ mới dừng lại ở việc chỉ báo về mặt lý luận, chưa có
con số thống kê cụ thể. Trong khi trên thực tế, nghiên cứu lý luận và thống kê thực
trạng trên cơ sở lý luận phải có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nếu những kết quả
nghiên cứu với sự kiểm định của thống kê sẽ có giá trị khoa học và là minh chứng
thuyết phục hơn.
b) Hướng nghiên cứu thích ứng tâm lý với nghề nghiệp và lao động
Thích ứng nghề nghiệp là quá trình thay đổi của cá nhân để đáp ứng yêu cầu
về nhận thức, thái độ và kỹ năng nghề nghiệp. Các tác giả nghiên cứu về thích ứng
với hoạt động nghề nghiệp trên thế giới và trong nước thường tập trung vào đối
tượng người học trong quá trình thích ứng nghề tại trường học và của người lao
động tại các cơ quan, đơn vị sản xuất, kinh doanh.

Hướng nghiên cứu thích ứng với hoạt động nghề nghiệp của người học trong
quá trình thích ứng nghề tại trường học có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như:
nghiên cứu “Đặc điểm của sự thích ứng xã hội và nghề nghiệp của người sinh viên
tốt nghiệp trường sư phạm” ở Liên Xô (cũ (1969), tác giả E.A. Ermolaeva đã đưa
ra bốn chỉ số khách quan (Chất lượng công việc Trình độ tay nghề; Uy tín của cá
nhân trong tập thể; Sự tuân thủ kỷ luật lao động) và ba chỉ số chủ quan (Thái độ hài
lòng với công việc Điều kiện làm việc; Mối quan hệ với người khác trong tập thể)
10


của sự thích ứng nghề nghiệp [Dẫn theo 55, tr.12]. Hay nghiên cứu “thích ứng nghề
nghiệp của sinh viên Đại học Kim loại - Mỏ” (1973) của tác giả N.I. Ivanov và A.V.
Cleremov. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định: “thích ứng nghề nghiệp là một quá
trình phức tạp và nhiều mặt. Thích ứng nhanh hay chậm đối với việc học tập và
thực hành nghề nghiệp ở trường Đại học có tương quan rất lớn với kết quả học tập”
[Dẫn theo 55, tr.9]. Ở một khía cạnh khác, các tác giả Peter Creed, Tracy Fallon và
Michelle Hood thuộc trường Đại học Griffith Australia đã có công trình nghiên cứu
về “Mối quan hệ giữa thích ứng nghề và mối quan tâm về nghề trong giới trẻ”
(2009). Họ đã tiến hành nghiên cứu 245 sinh viên năm thứ nhất về các mối quan
tâm về nghề nghiệp, sự thích ứng nghề, xu hướng về nghề, Kết quả nghiên cứu đã
chỉ ra rằng: Thích ứng nghề có mối quan hệ bên trong và có thể bị ảnh hưởng bởi
những nhân tố đầu tiên (kê hoạch xây dựng nghề, khám phá nghề, xu hướng nghề,
sự quyết định nghề,… . Những nhân tố thích ứng nghề có mối quan hệ nội hàm và
bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác,… [121, tr.35-43]. Nhìn chung, những nghiên
cứu về thích ứng nghề của người học trong quá trình thích ứng nghề tại trường học
đã được các nhà nghiên cứu phân tích dưới nhiều góc độ từ lý luận, thực trạng, yếu
tố ảnh hưởng đến biện pháp tác động nhằm giúp người học thích ứng nghề tốt hơn
tại trường học. Tuy nhiên, thích ứng nghề là cả một quá trình lâu dài từ khi tìm hiểu,
chọn nghề, học nghề, thực hành nghề… Do vậy, nếu có những nghiên cứu tiếp sau
để chỉ ra mối tương quan giữa việc thích ứng nghề tại trường học và khi đã tham gia

lao động thực tế thì sẽ đưa ra nhìn nhận xuyên suốt, đa chiều và thuyết phục hơn.
Hướng nghiên cứu thích ứng với hoạt động nghề nghiệp tại các cơ quan, đơn
vị sản xuất, kinh doanh có thể kể đến các nghiên cứu tiêu biểu như: Tác giả
Pankova Tachiana Anna Tonnepna với đề tài: “Thích ứng tâm lý nghề nghiệp của
các chuyên gia trẻ” đã nghiên cứu trí tuệ xã hội như là yếu tố thích ứng tâm lý xã
hội của một chuyên gia trẻ. Hiệu quả thích ứng tâm lý xã hội của chuyên gia trẻ
theo các tiêu chí bên trong có liên quan chặt chẽ với trình độ trí tuệ xúc cảm bên
trong và trình độ trí tuệ xúc cảm liên nhân cách (ứng xử, quan hệ . Dẫn theo 25,
tr.12]. Năm 1979, Serbacov A.I. và Mudric A.V. nghiên cứu “Sự thích ứng nghề
nghiệp của người thầy giáo”. Các tác giả có quan điểm về thích ứng gần với
rmolaeva .A., nhưng nhấn mạnh bản thân sự làm quen với điều kiện và đặc điểm

11


của hoạt động (lao động cũng được xem như là quá trình thích ứng, “Thích ứng
nghề nghiệp của người thầy giáo là quá trình thích nghi với những điều kiện thực tế
của hoạt động sư phạm thể hiện ở nhà giáo dục trẻ khi mới vào công tác ở trường
phổ thông”. Cũng trong qua trình nghiên cứu về thích ứng nghề nghiệp của người
giáo viên, Serbacov A.I. và Mudric A.V. đã đi sâu phân tích yếu tố chủ quan và
khách quan có ảnh hưởng đến hiệu quả thích ứng nghề nghiệp [Dẫn theo 55, tr.1213]. Năm 1979, Pine G.J. thuộc đại học Boston nghiên cứu “Sự thích ứng của giáo
viên trong nghiên cứu”, kết quả nghiên cứu cho thấy, để thích ứng với hoạt động
nghề nghiệp, người giáo viên trước tiên phải thích ứng được với những phương
pháp giảng dạy rất thông thường; khi thích ứng được với các phương pháp thông
thường họ mới tự tin đổi mới phương pháp. Thích ứng của giáo viên với nghiên cứu
khoa học, là một tiêu chí đánh giá sự phát triển nghề nghiệp; thích ứng của giáo
viên với hoạt động nghiên cứu khoa học là một tiêu chí để đánh giá thích ứng nghề
của giáo viên trong giai đoạn hiện nay [122, tr.28]. Năm 2007, Shcheglova S. N.
nghiên cứu “Các đặc trưng thích ứng của giáo viên phổ thông đối với các giá trị của
việc sử dụng máy tính”, tác giả cho rằng thích ứng của giáo viên với những giá trị

xã hội thông tin là phương pháp độc đáo đòi hỏi tính tích cực trong giảng dạy. Công
trình nghiên cứu của Shcheglova S.N. đã góp phần khẳng định đòi hỏi tất yếu của
thế kỷ XXI đối với con người nói chung và giáo viên nói riêng. Muốn tồn tại, muốn
cống hiến được tốt trong hoạt động nghề nghiệp của mình người giáo viên phải
thích ứng với sự biến đổi của xã hội, cụ thể là thích ứng với công nghệ thông tin
[125, tr.33-42]. Như vậy, các công trình nghiên cứu trên chỉ mới tập trung chủ yếu
vào việc phân tích thích ứng nghề nghiệp của người giáo viên và những người lao
động trẻ nói chung. Tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều lĩnh vực nghề nghiệp đa
dạng nhất là một số lĩnh vực nghề nghiệp có những yêu cầu công việc rất phức tạp
cần có sự nghiên cứu vào chiều sâu để chỉ ra được cách thức cụ thể giúp người lao
động thích ứng hiệu quả hơn với những lĩnh vực nghề nghiệp này.
Bên cạnh hai hướng nghiên cứu cơ bản trên về thích ứng với nghề nghiệp,
lao động, M.V. Vôlannen (Ở Phần Lan cho rằng giữa hai giai đoạn trên, việc học
nghề và lao động nghề của thanh niên tồn tại một thời kỳ chuyển tiếp có thể kéo dài
từ 5 - 7 năm, được đặc trưng bởi hàng loạt các sự kiện như: học nghề, thay đổi

12


Luận án đủ ở file: Luận án full






×