Tải bản đầy đủ (.pdf) (243 trang)

Nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVIIXIX ở Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.65 MB, 243 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trần Việt Anh

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ
THẾ KỶ XVII – XIX Ở THANH HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Trần Việt Anh

NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ
THẾ KỶ XVII - XIX Ở THANH HÓA
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số: 9210101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. TRẦN LÂM BIỀN
PGS.TS. LÊ VĂN TẠO

Hà Nội - 2018


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ với đề tài Nghệ thuật chạm khắc gỗ
thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa là do tôi viết. Các số liêu,
̣ trích dẫn, tư liêụ
trong luâ ̣n án đảm bảo đô ̣ tin câ ̣y, chính xác, trung thực, có dẫn nguồn cu ̣ thể .
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018

Tác giả luận án

Trần Việt Anh


2

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. 3
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................. 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ

TRUYỀN THỐNG THANH HÓA...................................................................................... 14
1.1. Cơ sở lý luận và khái lược diễn biến nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh
Hóa………………………………………………………………………………………...14
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa .................. 25
1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nghệ thuật chạm khắc gỗ.......................... 44
Tiểu kết ................................................................................................................................ 48
Chương 2: NIÊN ĐẠI, NỘI DUNG VÀ PHONG CÁCH KIẾN TRÚC, CHẠM KHẮC
GỖ THẾ KỶ XVII - XIX Ở THANH HÓA ........................................................................ 49
2.1. Phân nhóm niên đại kiến trúc gỗ .................................................................................. 49
2.2. Phân loại phong cách kiến trúc gỗ ................................................................................ 54
2.3. Phân loại nội dung chạm khắc gỗ trên kiến trúc ........................................................... 61
2.4. Phân loại phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ ........................................................... 66
2.5. Một số đồ án chạm khắc gỗ điển hình .......................................................................... 72
Tiểu kết ................................................................................................................................ 81
Chương 3: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CHẠM KHẮC GỖ THẾ KỶ XVII - XIX Ở THANH
HÓA ..................................................................................................................................... 83
3.1. Hình tượng con người, thần tiên ................................................................................... 83
3.2. Hình tượng con vật linh ................................................................................................ 91
3.3. Hình tượng thực vật .................................................................................................... 103
3.4. Mô típ trang trí ............................................................................................................ 106
Tiểu kết .............................................................................................................................. 115
Chương 4: LUẬN BÀN VỀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ THẾ KỶ XVII
- XIX Ở THANH HÓA ..................................................................................................... 117
4.1. Sự tương đồng giữa nghệ thuật chạm khắc gỗ vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa ở
thế kỷ XVII – XIX ............................................................................................................. 117
4.2. Phong cách đặc trưng trong nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII – XIX ở Thanh
Hóa ..................................................................................................................................... 121
4.3. Kỹ thuật, phương pháp tạo hình nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở Thanh
Hóa ..................................................................................................................................... 127
4.4. Hiệu quả mới trong giao lưu của các hiệp thợ Thanh Hóa với vùng đồng bằng Bắc Bộ

trong nghệ thuật chạm khắc gỗ .......................................................................................... 129
4.5. Nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa từ góc nhìn Mỹ thuật học
........................................................................................................................................... 135
4.6. Kế thừa và phát huy giá trị của nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở Thanh
Hóa trong giai đoạn hiện nay ............................................................................................. 141
Tiểu kết .............................................................................................................................. 146
KẾT LUẬN........................................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ....................................... 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 154
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 167


3

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

CN

Công nguyên

DL

Du lịch

GS

Giáo sư


H

Hình

HT

Hình tượng

HTNT

Hình tượng nghệ thuật

KHCN

Khoa học công nghệ

KT

Kiến trúc

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NCS

Nghiên cứu sinh

NTH


Nghệ thuật học

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sư

TCN

Trước công nguyên

TK

Thế kỷ

TP

Thành phố

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ


Tr

Trang

TT

Thể thao

VH

Văn hóa

VHTT

Văn hóa Thông tin

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


4

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1: Phân nhóm niên đại kiến trúc gỗ

51


Bảng 2: Phân loại phong cách kiến trúc gỗ

58

Bảng 3: Phân loại nội dung chạm khắc gỗ trên kiến trúc

62


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỹ thuật là một thành tố đặc biệt trong văn hóa mỗi dân tộc, bởi lẽ các
di sản về kiến trúc, hội họa, điêu khắc đều ẩn chứa những giá trị sáng tạo cả
trên bình diện tinh thần và vật chất. Đặc biệt mỹ thuật truyền thống, nơi bảo
lưu những di sản nghệ thuật phản ánh sâu đậm quá trình phát triển của mỗi
giai đoạn lịch sử, hay thậm chí ở mỗi vùng miền mỗi quốc gia, dân tộc.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), năm 1998 về phát triển “xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết
Trung ương 9 (khóa XI), năm 2014 nhấn mạnh “xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” cho
thấy vị thế văn hóa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
của đất nước ta.
Việc nghiên cứu và phát huy giá trị tích cực của văn hóa truyền thống
trở nên là một nhiệm vụ quan trọng, được cơ sở nghiên cứu, giáo dục, đào tạo
và các nhà khoa học xã hội nhân văn quan tâm trong nhiều năm qua. Nhiều
công trình nghiên cứu về dân ca, dân vũ, lễ hội, âm nhạc truyền thống đã
được công bố, nhiều dự án bảo tồn, phát huy di sản văn hóa truyền thống Việt
Nam đã được đưa vào cuộc sống và phát huy hiệu quả. Trong đó lĩnh vực

kiến trúc và chạm khắc gỗ truyền thống chiếm một vị trí nhất định.
Nhờ có những công trình nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà khoa
học mà các dự án tu bổ di tích tầm cỡ quốc gia như: chùa Tây Phương, Bút
Tháp, Kim Liên; đình Chu Quyến, Tây Đằng, Thổ Tang, Đình Bảng, Thổ Hà,
Phù Lão, Hoành Sơn... đã đảm bảo chất lượng.
Tuy nhiên, khuynh hướng quá thiên lệch về lợi ích kinh tế trong bối
cảnh mới của nền kinh tế thị trường đầu TK XXI cho thấy nhiều cảnh báo đối
với các di sản kiến trúc nghệ thuật truyền thống, đặc biệt là loại hình kiến trúc
gỗ như đình, đền, chùa. Nhiều hiện tượng sau khi đình, đền, chùa được chỉnh


6

trang, tu bổ trở nên xa lạ với nguyên gốc. Trong đó có nguyên nhân do sự cố
ý làm sai lệch di tích thì còn do sự thiếu hiểu biết, thiếu nghiên cứu nghiêm
túc về giá trị văn hóa - nghệ thuật, cũng như sự thiếu sót trong giáo dục nhận
thức về giá trị nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ truyền thống cho cộng đồng
tại các khu di tích để người dân có thể tự quản lý tốt hơn.
NCS cho rằng, khi kinh tế phát triển, những giá trị văn hóa mới được
bổ sung, nhiều công trình to lớn, sang trọng cần có để hiện đại hóa đất nước
và đáp ứng nhu cầu cuộc sống mới ngày càng tiện ích và tân tiến. Tuy nhiên,
văn hóa của một dân tộc là sự liền mạch lịch sử với nhiều sắc thái, cung bậc
khác nhau theo lịch sử không thể đứt đoạn. Cần có sự hài hòa giữa những nền
tảng cũ và mới, cái gì được tu sửa, cái gì được bảo tồn; nói cách khác phải
làm một cách bài bản và đồng bộ trong chiến lược bảo tồn và phát huy di sản
văn hóa truyền thống dân tộc: “Các di sản của cha ông phải được đưa vào
cuộc sống hôm nay, nó giá trị vì vừa đẹp vừa thiêng, do thẩm mỹ của dân tộc
và thời gian tạo nên” [153, tr. 829].
Thanh Hóa một vùng đất với rất nhiều huyền thoại văn hóa và là nơi
khởi nguồn nhiều sự kiện lịch sử quan trọng thời phong kiến. Đặc biệt trên

bình diện mỹ thuật, vùng đất này có đến 1.535 di tích, trong đó có 141 di tích
cấp quốc gia (có 4 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 1 di sản văn hóa thế giới), và
659 di tích cấp tỉnh. Trong số đó có đến trên 70% di tích có sử dụng chất liệu
gỗ và hơn nửa trong đó có chạm khắc gỗ trên cấu kiện kiến trúc. Song do sự
tàn phá của thiên nhiên và con người mà có đến hơn 80% các di vật mỹ thuật
chất liệu gỗ trong di tích đã hư hại hay biến dạng. NCS nhận thấy điêu khắc
gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa có những đặc điểm chung: phần lớn các ngôi
đình làng, đền thờ, chùa thường có phần hậu cung bảo lưu được nhiều dấu
tích, di vật của TK XVII - XVIII, nhưng phần nhà Tiền tế thường là sản phẩm
được tu bổ ở TK XIX và muộn hơn nữa. Tuy nhiên, một số chùa ở Thanh Hóa
theo sử sách và dấu vết kiến trúc còn lại ngày nay cho thấy có niên đại từ thời


7

Lý - Trần như: Chùa Đại Bi, Hương Nghiêm, Linh Xứng, Kênh, Sùng
Nghiêm Diên Thánh… Hiện nay, những chùa trên là sản phẩm của nhiều đợt
trùng tu. Các chùa Sùng Nghiêm, chùa Kênh ngày nay chỉ là chùa xây mới,
còn rất ít di vật xưa như bia ký, gạch, ngói, bậc đá… Tuyệt nhiên, di vật đồ gỗ
gần như không còn tìm thấy, ngoài bộ ván khắc kinh Phật có niên đại TK XI
và bộ tượng gỗ Tam Thế niên đại TK XVII của chùa Sùng Nghiêm Diên
Thánh (Hậu Lộc) cũng chỉ giữ gìn đến năm 1997 thì thất lạc…
Từ các ý tưởng khoa học trên, NCS lựa chọn nội dung đề tài nghiên
cứu Nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII – XIX ở Thanh Hóa làm luận án
tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật. Đối tượng nghiên cứu là
nghệ thuật trang trí trên kiến trúc gỗ ở một số di tích tiêu biểu là đình, đền,
chùa, nhà dân với nhiều đồ án chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa.
Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả của các tác giả đi trước, tiếp
tục nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống và đi sâu hơn về nghệ thuật
chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa, tập trung giải quyết mục tiêu cơ

bản đặt ra của đề tài: Hệ thống nhóm phong cách theo giai đoạn lịch sử; phân
tích đặc trưng phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ trên đình làng, đền thờ,
chùa, nhà dân ở Thanh Hóa trên cơ sở đối chiếu với các địa phương khác;
đánh giá giá trị văn hóa xã hội của nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở
Thanh Hóa.
Các nội dung trên nhằm trả lời cho giả thuyết khoa học sau: Cơ sở phát
triển nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa là những gì? Ảnh hưởng từ văn
hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội ở TK XVII - XIX được phản ánh trong nghệ thuật
chạm khắc gỗ Thanh Hóa ra sao? Nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII – XIX ở
Thanh Hóa có gì khác với địa phương khác? Nếu có thì những phong cách
đặc trưng của nó là gì ở mỗi loại hình hay giai đoạn? Giá trị đặc trưng của
nghệ thuật chạm khắc, trang trí trên kiến trúc nhà dân và đình, đền, chùa ở
Thanh Hóa như thế nào?


8

Thông qua luận án, NCS hy vọng đóng góp một phần nhất định về lý
luận lịch sử mỹ thuật Việt Nam, bổ sung về thông tin nghệ thuật chạm khắc
gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa, cũng như làm cơ sở khoa học cho việc giữ
gìn, tôn tạo, phát huy các giá trị tích cực của di sản kiến trúc nghệ thuật
truyền thống trước bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính luận án là nhận diện, lý giải về đặc trưng,
sắc thái riêng của nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII đến TK XIX trên đất
Thanh Hóa và những đóng góp làm giàu thêm, phong phú thêm cho mỹ thuật
truyền thống Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án chứng minh, khẳng định diễn biến của nghệ thuật chạm khắc
gỗ TK XVII - XIX có những cung bậc đặc trưng bởi sự chi phối đặc điểm
kinh tế, dân cư làng xã xứ Thanh đương thời, gồm các vấn đề:
Liệu đình làng làng Thanh Hóa có xuất hiện thời gian từ 1533 - 1592?
đó là thời kỳ nhiều đình làng thời Mạc ở đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng và
nghệ thuật chạm khắc gỗ đậm nét phóng túng, dân dã xuất hiện, làm tiền đề
cho phong cách này trong các thế kỷ sau.
Mối quan hệ hợp tác, liên kết lao động của các hiệp thợ từ Trấn Sơn
Nam (Nam Định), Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) và thợ mộc người bản địa, đã
tạo ra những sự tương đồng và sắc thái mới trong phong cách chạm khắc gỗ
TK XVII - XIX ở Thanh Hóa.
So sánh mật độ, số lượng, tỷ lệ về hình tượng con người bình dân, thần
tiên và cảnh sinh hoạt hồn nhiên, phóng túng, ở các đình làng Thanh Hóa và
một số đình làng đồng bằng Bắc Bộ để rút ra nhận định khoa học khác nhau.


9

Nhận diện phong cách nghệ thuật, đồ án chạm khắc trang trí gỗ TK
XVII - XIX trong các di tích ở Thanh Hóa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hê ̣ thố ng các biể u tươ ̣ng, hình tươ ̣ng nghê ̣ thuâ ̣t, nội dung,
đề tài, kỹ thuật, phong cách cha ̣m khắ c gỗ hiện còn trên cấ u kiêṇ kiế n trúc gỗ
ở Thanh Hóa, tại di tích điển hình.
Chú trọng nghiên cứu tổng thể những nét chung trong nghệ thuật chạm
khắc gỗ Thanh Hóa. Sau đó lựa chọn một số di tích tiêu biểu để nghiên cứu
điểm, gồm 13 di tích sau:
TT


Tên di tích

Loại di
tích

Địa điểm phân bố

1

Bảng Môn Đình

2

Đông Môn

3

Phú Điền

4

Thượng Phú

5

Trung

Xã Hà Yên, huyện Hà Trung

6


Cả Đế Thích

Xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn

7

Độc Cước

8

Lê Hoàn

Xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân

9

Lý Thường Kiệt

Xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung

10

Trần Khát Chân

Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc

11

Hoa Long


12

Nhà ông Hoàng
Ngọc Quỹ

13

Nhà ông Phạm
Ngọc Tùng

Xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa
Đình
làng

Đền

Chùa

Xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc
Xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc
Xã Hà Đông, huyện Hà Trung

Làng Núi, Thị xã Sầm Sơn

Xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Lộc
Xã Hà Lâm, huyện Hà Trung

Nhà dân


Xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc


10

3.2. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu 13 di tích điển hình về
chạm khắc gỗ, trên các vấn đề niên đại, phong cách chạm khắc và loại hình:
đình làng, đền thờ, chùa, nhà dân. Trong đó không bao gồm đồ thờ và đồ
dùng sinh hoạt vì trên thực tế loại hình di vật gốc này hiện còn quá ít, thiếu tư
liệu tin cậy, mặt khác hơn chục năm trở lại đây khi kinh tế xã hội phát triển,
nhiều đền, đình được tu bổ, do thiếu nhận thức hoặc do xu hướng khoa trương
đã làm mới lại hầu hết các đồ thờ như: hương án, ngai thờ, bát bửu, chấp kích,
tượng linh vật.
Nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa;
đồng thời có thể mở rộng nghiên cứu đối chiếu, so sánh với nghệ thuật chạm
khắc gỗ vùng đồng bằng Bắc Bộ cùng thời để làm sáng tỏ những vấn đề cần
thiết.
Một giới hạn khác trong nghiên cứu đó là hệ thống chùa có chạm khắc
gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa hiện nay không nhiều, do vậy phần lớn các
di tích được chú trọng trong luận án thường là đình, đền và nhà dân.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở hình thành và phát triển nghệ thuật cha ̣m khắ c gỗ Thanh Hóa
TK XVII - XIX là gì?
- Những ảnh hưởng từ văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội ở TK XVII XIX được phản ánh trong nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa ra sao?
- Nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa có gì khác với
địa phương khác? Nếu có thì những phong cách đặc trưng của nó là gì ở mỗi
loại hình hay giai đoạn?
- Giá trị đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc, trang trí trên kiến trúc
nhà dân và đình, đền, chùa ở Thanh Hóa như thế nào?



11

4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa có những
tương đồng về kỹ thuật và nhệ thuật chạm khắc so với vùng đồng bằng Bắc
Bộ, nhưng đồng thời cũng thể hiện sắc thái riêng.
- Những đồ án chạm khắc trang trí trên gỗ thuộc các di tích đình làng,
đền thờ, nhà dân TK XVII - XIX ở Thanh Hóa, in đậm dấu ấn kinh tế - văn
hóa - xã hội của nông thôn đương thời.
- Sự giao lưu giữa các tốp thợ vùng đồng bằng Bắc Bộ và thợ địa
phương đã tạo nên những phong cách chạm khắc và giá trị biểu đạt mới trong
nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII – XIX ở Thanh Hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo cổ học mỹ thuật: Nghiên cứu nghệ thuật chạm
khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa, vừa là nghiên cứu một đối tượng mỹ
thuật truyền thống, lại mang đậm yếu tố văn hóa dân gian vì đa số công trình
kiến trúc gỗ hiện còn là đình làng, đền, chùa nằm trong các cộng đồng làng xã
nông thôn. Do vậy NCS coi trọng việc nghiên cứu trực tiếp, khảo cổ trực tiếp
trên các di vật hiện có.
- Phương pháp dân tộc học mỹ thuật: Xét thấy những sáng tạo mỹ thuật
truyền thống Việt đều gắn bó với tư tưởng, tình cảm thẩm mỹ của nhóm thợ
và thái độ, tư tưởng từ người bảo trợ công trình (thường là tầng lớp quan lại
đương thời). Mặt khác phương pháp dân tộc học mỹ thuật còn cho phép liên
hệ đến những khía cạnh sắc thái biểu hiện, đặc trưng trong bố cục, hình
tượng, đề tài mà các nhóm thợ cũng như người bảo trợ công trình ưa dụng.
Trong trường hợp trên có thể giải đáp các biến thể trang trí, hình tượng, bố
cục nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa so với một số địa
phương khác.



12

- Phương pháp so sánh - thực chứng lịch sử: Phương pháp thực chứng lịch sử, cho phép nhìn nhận các hiện tượng mỹ thuật ở công trình nghiên cứu
với nguyên tắc tôn trọng di vật, thư tịch, minh văn trên bia ký, thông tin trên
thượng lương hay truyền thuyết dân gian liên quan. Từ đó đối chiếu và rút ra
nhận định về niên đại hay dấu tích liên quan đến tốp thợ.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Từ những phương pháp nghiên
cứu độc lập, có thể giúp tác giả luận án xác định các hình thái, cấu trúc, biểu
hiện riêng biệt của đối tượng nghệ thuật chạm khắc gỗ. Tuy nhiên, cuối cùng
là vấn đề phải tìm ra bản chất đặc trưng của đối tượng nghiên cứu, trong đó
bằng phương pháp nghiên cứu độc lập có thể sẽ nhìn thấy không đầy đủ bản
chất thực vấn đề. Phương pháp nghiên cứu liên ngành hết sức quan trọng
trong nghiên cứu mỹ thuật cổ, mỹ thuật ở một địa phương, bởi lẽ khi phân
tích, đánh giá một tác phẩm, một bức chạm khắc, một bố cục trang trí chất
liệu gỗ trên một cấu kiện kiến trúc cổ đã nhiều lần tu bổ, thì việc nhầm lẫn về
niên đại rất có thể xảy ra nếu không đồng thời vận dụng nhiều phương pháp
tiếp cận khác nhau.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Luận án góp phần hệ thống, xác định giá trị nghệ thuật chạm khắc gỗ
TK XVII - XIX ở Thanh Hóa với những đặc trưng riêng trong mối quan hệ
với các thời kỳ trước, sau đó và bối cảnh chung của nghệ thuật chạm khắc gỗ
truyền thống Việt Nam.
- Thông qua nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa,
cung cấp thông tin số liệu về di vật chạm khắc gỗ hiện tồn trong các đình,
đền, chùa, nhà dân một cách chân thực, khách quan, khoa học góp phần làm
rõ thêm những yếu tố lịch sử xã hội Thanh Hóa và Việt Nam TK XVII - XIX.
- Kết quả nghiên cứu luận án góp phần nâng cao hiểu biết của cộng
đồng xã hội về giá trị lịch sử, văn hóa - nghệ thuật thông qua một số di tích



13

điển hình TK XVII - XIX ở xứ Thanh, có thể làm tư liệu trong công tác
giáo dục thẩm mỹ và tư liệu cho các cơ quan nghiên cứu văn hóa.
- Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho công tác quản lý, tu bổ, tôn
tạo có được thông tin chính xác hơn, đồng thời làm cơ sở khoa học áp dụng
vào các di tích khác, để làm rõ những giá trị đặc trưng nghệ thuật chạm khắc
gỗ Thanh Hóa và vị thế của nghệ thuật này trong nền mỹ thuật truyền thống
Việt Nam.
7. Bố cục của luận án
Luận án bao gồm 166 trang nội dung chính và 75 trang phụ lục. Cụ thể:
Phần mở đầu 13 trang; Chương 1: 35 trang; Chương 2: 34 trang; Chương 3:
33 trang; Chương 4: 31 trang; Kết luận: 5 trang; Các công trình NCKH đã
công bố: 1 trang
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về nghệ thuật chạm khắc gỗ
truyền thống Thanh Hóa (35 trang)
Chương 2: Niên đại, nội dung và phong cách kiến trúc, chạm khắc gỗ
thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa (34 trang)
Chương 3: Đặc trưng cơ bản chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở
Thanh Hóa (33 trang)
Chương 4: Luận bàn về giá trị nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII XIX ở Thanh Hóa (31 trang)


14

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT
CHẠM KHẮC GỖ TRUYỀN THỐNG THANH HÓA

1.1. Cơ sở lý luận và khái lược diễn biến nghệ thuật chạm khắc gỗ
truyền thống ở Thanh Hóa
1.1.1. Cơ sở lý luận về nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở
Thanh Hóa
- Vấn đề lý thuyết văn hóa vùng và văn hóa truyền thống Thanh Hóa
Lý thuyết văn hóa vùng là một quan điểm có nguồn gốc từ luận thuyết
“khuếch tán văn hoá” của nhiều học giả châu Âu đầu TK XIX như A.
Bradford trong thuyết “thiên di hay lan tỏa văn hóa”, G.Tarde trong thuyết
“mô phỏng văn hóa”, “khuếch tán văn hoá” và xem đây là nguồn gốc của
thuyết “tương đồng văn hóa” trong nghiên cứu nhân học châu Âu. Cuối TK
XIX F.Ratsel, L. Frobenius, F. Grabner, W. Schmidt là các nhà nghiên cứu
Đức và Áo đưa ra thuyết “trung tâm” và “truyền bá luận (diffutionisim)” cho
rằng sáng tạo văn hoá của nhân loại bao giờ cũng xuất phát điểm từ một nơi,
thuộc một dân tộc thượng đẳng nào đó, rồi sau đó lan truyền đi nơi khác và
chính sự lan truyền ấy tạo nên động lực của sự phát triển văn hoá nói riêng và
của xã hội nói chung. Tư tưởng này nhìn nhận văn hóa thiên lệch một chiều
do ảnh hưởng từ tư tưởng “dân tộc thượng đẳng dẫn đầu”, bài thị và lu mờ
văn hóa của các dân tộc khác với đồ hình “các vòng văn hóa” chỉ lấy châu Âu
làm trung tâm một cách cực đoan, cứng nhắc. Tuy nhiên cuối TK XIX các
học giả như Boas, LC. Wissler người Mỹ đã có một cái nhìn tích cực hơn khi
nghiên cứu văn hóa của người Indian ở Bắc Mỹ và thuyết “vùng văn hóa”
hình thành trên sự nhìn nhận về mối quan hệ hai chiều giữa trung tâm và
ngoại vi vùng văn hoá.


15

Đầu TK XX lý thuyết “vùng văn hóa” được nhiều nhà khoa học cụ thể
hóa trên các bình diện nghiên cứu chuyên biệt trong nhiều bình diện: ngôn
ngữ, văn học, nghệ thuật, phong tục, nghi lễ... Đồng thời, nhiều công trình

nghiên cứu mang tính trường hợp khi áp dụng nhìn nhận sự khác biệt khi phát
hiện “làn ranh, biên độ, sắc thái” nhận định về văn hóa trong các tộc người
trong một quốc gia, thậm chí nhiều nghiên cứu mang tính “vi mô” và ra đời
thuyết phân vùng văn hóa vào cuối TK XX ở Việt Nam, khi nhìn nhận một số
vùng miền có đặc trưng riêng về văn hóa từ sự đa dạng về sắc tộc và kinh tế
xã hội.
GS.TS Ngô Đức Thịnh trong sách Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa
ở Việt Nam, cho rằng “Thanh Hóa là một tiểu vùng đặc trưng” [138]. Trước
đó, từ cuối TK XIX một nhà nghiên cứu Pháp vốn là viên quan thuộc địa
Đông Dương là Charles Robequain viết trong sách Tỉnh Thanh Hóa, do
Nguyễn Xuân Dương, Lâm Phúc Giáp dịch, đều cho rằng “Thanh Hóa là một
xứ” [32].
Tuy nhiên, khi nghiên cứu Nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở
Thanh Hóa, NCS chỉ vận dụng lý thuyết vùng văn hóa trên bình diện giao lưu
và tiếp biến văn hóa, lấy đối tượng nghiên cứu chính là diễn biến giao lưu,
truyền nghề, tiếp thu, sáng tạo của các hiệp thợ từ trung tâm văn hóa đồng
bằng Bắc Bộ và các hiệp thợ mộc người Thanh Hóa diễn ra ở TK XVII - XIX
theo thư tịch, gia phả và di vật chạm khắc gỗ tại các di tích hiện còn để bàn
luận.
- Vấn đề Mỹ thuật và sự phản chiếu lịch sử thông qua ngôn ngữ biểu
đạt
Lý thuyết về sự phản chiếu của lịch sử thông qua mỹ thuật là một
phương pháp mỹ thuật học thực chứng. Đây chưa phải là một học thuyết,
nhưng đã là một quan điểm khoa học được hình thành từ một số gợi ý trong


16

các bài viết khảo cổ học mỹ thuật của cố PGS Nguyễn Du Chi (2011), Trên
đường tìm về cái đẹp của cha ông [34], sau này được cụ thể hơn trong trong

sách Con đường tiếp cận lịch sử [23] của PGS.TS Trần Lâm Biền, NCS sử
dụng phương pháp này trong vấn đề nghiên cứu, xác định niên đại các di vật
chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa. Nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền
thống vốn gắn bó với các công trình kiến trúc dân gian như đình, chùa, đền
nằm trong làng xóm nông thôn. Nghệ nhân tạo tác đồng thời cũng thường là
người nhà nông kiêm việc thợ mộc khi nông nhàn, từng bước các hiệp thợ
được chuyên môn hóa cao tách khỏi việc nông trang khi kinh tế phát triển,
nhiều công trình tín ngưỡng, dinh phủ được xây cất trong TK XVII- XIX. Tuy
nhiên, hầu hết các di vật chạm khắc gỗ đều là một phần nằm trong cấu kiện
kiến trúc, mà không bao giờ người thợ được ghi thông tin vào, trừ cây thước
tầm gác trên thượng lương là thông tin duy nhất sau mỗi lần trùng tu. Vấn đề
đặt ra là sau nhiều lần trùng tu không chỉ làm mới phần khung chịu lực của di
tích gỗ mà nhiều mảng chạm khắc gỗ cũng được làm mới. Thách thức trong
nghiên cứu là ngay trên một di tích có nhiều nhóm di vật chạm khắc khác
nhau về niên đại, vậy thì căn cứ vào đâu để phân loại. NCS cho rằng phương
pháp hiệu quả nhất vẫn là xác lập tiêu chí về phong cách kỹ thuật, hình thức
tạo tác và biểu đạt trên các phương diện tạo hình ở mỗi nhóm di vật để phân
loại khi không còn tư liệu lịch sử cụ thể. Tuy nhiên nhược điểm của phương
pháp này là tính chính xác tuyệt đối không cao do sự phục chế, mô phỏng cổ
vật ở mức độ khác nhau nên cần kết hợp đồng thời với các phương pháp kỹ
thuật khác để cùng xác định.
- Vấn đề môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội chi phối nghệ thuật
chạm khắc gỗ TK XVII – XIX ở Thanh Hóa
Kiến trúc dinh thự, kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo là nền tảng cho nghệ
thuật chạm khắc gỗ, nó chỉ phát triển trên một nền tảng kinh tế xã hội phát


17

triển. Nếu không có một nguồn lực kinh tế đủ mạnh thì khó có thể có được

một công trình kiến trúc đáng kể. Những dinh thự lớn của vua, chúa, quận
công trên đất Thanh Hóa gần như chỉ còn dấu tích nền móng. Các công trình
kiến trúc có chạm khắc gỗ hiện còn đến nay thường có niên đại muộn, chí ít
cũng từ TK XVII và thường là đền, chùa, đình làng, đây là những di tích tín
ngưỡng vốn được người dân sở tại bảo vệ tốt hơn (tuy nhiên NCS ngờ rằng di
vật chạm khắc gỗ ở chùa Hoa Long và một vài mảng chạm trên ván thưng nhà
Hậu Bảng Môn Đình là thuộc TK XVI). Vấn đề đặt ra là tại sao lại hiếm thấy
di vật chạm khắc gỗ TK XVI ở Thanh Hóa? NCS cho rằng không chỉ là vấn
đề chất liệu gỗ từ TK XVI khó tồn tại đến nay mà là kinh tế xã hội Thanh Hóa
ở TK XVI rất khó khăn do áp lực nặng nề từ hai cuộc nội chiến đã làm cho xứ
này kiệt quệ nặng nề [6, tr.166 - 171]. Rõ ràng với quan điểm tương tác giữa
kinh tế và văn hóa như trên thì Thanh Hóa ở TK XVI rất khó có thể xuất hiện
kiến trúc dinh thự và cũng ít có khả năng trùng tu xây cất mới các đền, chùa,
đình làng. Cũng theo luận thuyết kinh tế - văn hóa thì NCS cho rằng từ TK
XVII - XIX xứ Thanh được phục hồi kinh tế mạnh mẽ nhờ đó đã thu hút một
số lượng lớn di dân từ đồng bằng sông Hồng vào sinh tụ, trong đó có nhiều
hiệp thợ mộc từ Nam Định, Hà Tây [6, tr. 211 - 115]. Mối quan hệ hợp tác,
liên kết lao động của các hiệp thợ từ Trấn Sơn Nam (Nam Định), Hà Tây (nay
là Hà Nội) và thợ mộc người bản địa, đã tạo ra những sắc thái mới trong
phong cách chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa, là một vấn đề cần
nghiên cứu trong luận án này.
1.1.2. Hình ảnh kiến trúc gỗ phản chiếu trên các di vật của văn hóa
Đông Sơn
Giá trị văn hoá Đông Sơn mà chúng ta có thể nhận biết được một cách
tương đối phổ quát là nhờ thành tựu của khảo cổ học, sử học, văn hoá học
những năm cuối thế kỷ XIX đến nay. Những di vật văn hoá Đông Sơn như


18


trống đồng, thạp đồng, mũi tên đồng, tấm che ngực bằng đồng, công cụ đồng,
tượng nhỏ bằng đồng, tượng đá, đồ trang sức đá, đồ gốm...mà chúng ta có
được từ khảo cổ học với các chất liệu khác nhau với hệ thống ký hiệu, hoa
văn và biểu tượng được chế tác khá tinh xảo, biểu hiện trình độ kỹ thuật cao
trong luyện kim và đều có tính thống nhất cao trong phong cách nghệ thuật
tạo hình và trang trí.
Trống đồng Đông Sơn là một tác phẩm điêu khắc đep̣ về ta ̣o hiǹ h và cả
nô ̣i dung ta ̣o tác của những hình tươ ̣ng, biể u tươ ̣ng trên đó đươ ̣c phủ kín hệ
thống trang trí theo một ý tưởng luận về vũ trụ. Các hình vẽ về người, chim,
hươu; các ký hiệu có giá trị biểu đạt cao về nước, về ánh sáng, về không khí,
về đất là hết sức cô đọng và giàu gợi cảm, phản ánh sinh động hiện thực đời
sống sinh hoạt người Đông Sơn. Các hoa văn sóng nước, tam giác xếp kéo
dài, vạch đứt đoạn, vạch chữ S, vòng tròn tiếp tuyến có chấm là sự biểu tượng
cho không khí, ánh sáng, gió, nước và đất, đó là nguồn gốc của sự sống,
những hoa văn này được khắc theo hình tròn đồng tâm. Những hình vẽ trên
các di vật khảo cổ ở văn hóa Đông Sơn cho ta thấy một xã hội thanh bình.
Mặc dù ở di chỉ Thiệu Dương, Đông Sơn có rất nhiều mũi tên đồng, hay loại
hình vũ khí giáo, mác, phiến giáp che ngực… thậm chí nhiều mộ táng dạng tù
nhân bị trói hay bị hành hình, nhưng chắc chắn đó là cuộc chiến tranh nội địa
giữa các bộ tộc, đó là quá trình đi đến thống nhất nhà nước Văn Lang, Âu
Lạc.
Những hình ảnh biểu hiện âm nhạc, nhảy múa, cầu đảo trên trống đồng
cho ta thấy tín ngưỡng của người Đông Sơn trước hiện tượng thiên nhiên,
biểu hiện ý nguyện của con người trước thần linh. Hình nhà được khắc trên
trống đồng Đông Sơn là nhà mái cao che phủ phần thân nhà, giúp cho việc
che nắng mưa, nhà được làm theo kiểu nhà sàn mà nay ta thấy ở các tộc người
Thái, Mường đang có.


19


Kiến trúc của người Đông Sơn là loại nhà sàn có mái cong mô phỏng
đầu chim Lạc (Hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Quảng Xương, Sông Đà).
Đặc biệt mái nhà trên mặt trống đồng Ngọc Lũ với trống đồng Quảng Xương
có hình chim công bên cạnh hình sư tử (?). Đây là loại nhà mái cao, sàn tầng
một bằng một phần ba tầng hai. Một loại nhà khác cũng ở vòng quay cận tâm
trống đồng Ngọc Lũ và trống Quảng Xương cho thấy nhà bé, bằng lá che, có
vách ngăn, cửa trang trí nhiều vòng tròn, sàn tầng I thấp, tầng II cao bằng 2
lần chiều cao của người. Tại di chỉ khảo cổ ở Đông Sơn, Thanh Hóa phát hiện
cột gỗ đinh dài 4,5m có lỗ đục mộng bắc sàn cách chân cột 1,25m. Phải chăng
đó là các căn nhà chung của làng, chạ thời Đông Sơn.
Từ những gợi ý hình vẽ kiến trúc thuyền chiến, nhà hai mái cong ở
trống đồng Đông Sơn cho thấy kiến trúc gỗ của người Việt có từ rất xa xưa,
có thể đồng thời xuất hiện khi bước vào thời đại Hùng Vương. Song vật liệu
gỗ khó có thể tồn tại quá vài trăm năm, ngày nay chúng ta chỉ có thể đoán
định thông qua tư liệu lịch sử và phản ảnh trên các di vật đồ đồng, gốm, đá
mà thôi.
1.1.3. Dấu tích kiến trúc, chạm khắc gỗ các di tích thời Lý, Trần, Lê
ở Thanh Hóa
Thanh Hóa nằm trên đường thiên lý Bắ c - Nam, con đường mở mang
bờ cõi của dân tộc Việt tiến về phương Nam. Là một vùng hội tụ các giá trị
văn hóa theo nhiều chiều khác nhau, cùng với đặc điểm về lịch sử, đã tạo nên
những sắc thái đặc trưng văn hoá “xứ Thanh”. Theo sử liệu, do vị thế đặc biệt
xứ Thanh, ở thời Lý - Trần các quan có tài đức cao thường được cử đến trấn
thủ như: Lý Thường Kiệt, Chu Công, Trần Nhật Duật…Họ đã có nhiều chính
sách vỗ yên dân chúng, mở mang, khai phá đất đai, thúc đẩy vùng Châu Ái
phát triển và hoà nhập với cộng đồng chung. Những hiện vật đất nung tìm
được ở chùa Linh Xứng (Hà Trung), chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (Hậu



20

Lộc), chùa Hưng Phúc (Quảng Xương) chùa Hương Nghiêm (Thiệu Hoá),
cung Bảo Thanh, thành nhà Hồ…với các đồ án trang trí hoa cúc, hoa sen, điêu
khắc hình chim phượng, hình rồng cuộn trong lá đề, hình chim thần Garuda,
Makara, cho thấy một sự gần gũi với hiện vật cùng thời ở các di tích chùa
Phật Tích, tháp Phổ Minh đồng bằng Bắc Bộ…Cũng dưới thời Lý, xứ Thanh
gọi là “Trại”, là “Trấn” dưới thời Trần, được cai quản bởi các viên quan thân
cận của triều đình, như: Thái úy Lý Thường Kiệt (1081-1101), phủ sự Trần
Thủ Độ (1234), thì việc mở mang kinh tế, khai thông văn hóa rất được coi
trọng. Ruộng đất Thanh Hóa bước sang thời Lý cơ bản là đất công của làng
xã, năm 1135, Lý Thần Tông xuống chiếu, “những người đã bán ruộng ao
không được trả tăng tiền mà chuộc lại, làm trái thì phải tội” [4, tr.120], quyền
sử dụng ruộng đất của các dòng họ lớn dần dần bị thu hẹp để giao cho hương
- giáp - xã quản lý; hệ thống sông đào thời Lê Hoàn đã tạo điều kiện cho nông
dân trồng trọt do đó cho thấy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp. Tập
quán cổ truyền và tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp phát triển,
việc thờ cúng tổ tiên và người có công với quê hương, đất nước trong việc
chinh phục thiên nhiên, lập làng và chống ngoại xâm. Đó là điều kiện để các
công trình văn hóa thống nhất với đất Bắc xuất hiện, công trình thờ “Long yêu
tôn thần” đã có công giúp dân đắp đê (làng Hữu Bộc, Đông Ninh, một số nơi
Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Hậu Lộc). Một số chùa cũng được đầu tư xây dựng
như chùa Báo Ân, núi An Hoạch (1100); chùa Linh Xứng, núi Ngưỡng Sơn,
huyện Hà Trung (1101) đều do thái úy Lý Thường Kiệt hưng công, khánh
thành năm 1126; chùa Hương Nghiêm, Kẻ Chè do thiền sư Khánh Ký, cháu
đích tôn của Bộc Xạ Lê Lương dựng (1112); chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh,
huyện Hậu Lộc do Chu Công dựng (1118); chùa Du Anh, huyện Vĩnh Lộc;
chùa Vân Lỗi huyện Nga Sơn; chùa Hưng Phúc, TP Thanh Hóa có niên đại
TK XIII, XIV đều là những chùa lớn [125, tr. 92].



21

Ngày nay thông qua khảo cổ học, chúng ta nhận thấy mô ̣t số di tích
thời Lý - Trần trên đất Thanh Hóa còn la ̣i các di vật như: bia đá, hoa văn kiến
trúc bằng đá, đất nung ở chùa: Sùng Nghiêm Diên Thánh, Báo Ân Tự, Hưng
Phúc…Từ đó có thể suy luận đến một quy mô kiến trúc gỗ và chạm khắc gỗ
rất nguy nga bấy giờ: “Hồi nhà phô như sải cánh trĩ bay, hoa văn chạm tựa
phượng chầu múa lượn. Rui cao lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời, hiên lượn
quanh co trước gió…” [157, tr. 190].
Hoặc:
Đến năm Kỷ Mão [1099], sư vâng chiếu điệp vào nội đạo tràng.
Giữa năm Nhâm Dần [1122] lại về chốn cũ, liền sai thợ giỏi, đo
đạc gỗ lạt, trùng tu lại chùa. Trên bệ đá lớn tượng Phật uy
nghiêm, trong tháp cao toàn thân Đa Bảo. Hiên cong như cánh
chim, ngói xếp tựa vẩy cá, lan can thoáng mát, cửa ngõ thênh
thang…[157, tr. 233].
Thời Trần (1226 - 1400), chủ yếu vẫn là kiến trúc Phật giáo ở Thanh
Hóa điển hình như chùa Cam Lộ (làng Trương Xá, xã Hòa Lộc, huyện Hậu
Lộc) mà vua Trần Minh Tông (1300 - 1357), sau là Hiệp Thạch Phạm Sư
Mạnh (TK XIV), đã từng đến đây và có thơ tựa, qua đó cho thấy qui mô cảnh
quan của chùa. Chùa Hưng Phúc, Quảng Hùng, huyện Quảng Xương, được
dựng từ năm 1264, đến năm 1324 xây lại và hoàn thành 1326. Chùa xây trên
nền móng cũ nhưng bề thế, tô tượng thếp vàng, chạm trổ muôn hình vạn trạng
[125, tr. 92].
Thời Lê sơ hiện nay không tìm thấy di vật chạm khắc gỗ, ngoại trừ kiến
trúc ở điện Lam Kinh được nhận biết thông qua 130 chân tảng hiện tồn dưới
dạng kiến trúc chữ Công (工). Theo Ngô Thì Sĩ thời Tây Sơn qua đây miêu tả



22

sự đồ sộ, nguy nga của 3 tòa nhà này trong khu lăng mộ mà sau đó bị hỏa
hoạn cháy tới năm ngày đêm mới thiêu trụi hết.
Từ TK XVII, xứ Thanh là một nơi hội tụ khá đầy đủ về các loại hình
kiến trúc như những lăng mộ vua Lê trung hưng, chúa Trịnh, đặc biệt là của
các quận công bằng đá và nhiều đền thờ kiến trúc gỗ. Tuy nhiên, ngày nay
gần như các di tích này đã bị hư hại, chỉ còn rất ít di vật hiện tồn: ví như đền
thờ Nguyễn Văn Nghi TK XVII chỉ còn vài di vật bằng gỗ còn bảo lưu trong
đền như ngai thờ, đồ bát. Phủ Trịnh và Nghè Vẹt được xây dựng ở TK XVII,
nay chủ yếu còn bảo lưu di vật cổ là hai con vẹt gỗ và vài tượng phỗng.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhà hậu cung của Bảng Môn Đình
(Hoằng Hóa), hậu cung đền thờ Trần Khát Chân (Vĩnh Lộc), thậm chí một số
chạm khắc trên kiến trúc đền Cả Đế Thích (Đế Thiên - Đế Thích ở Đông
Thanh) là di vật TK XVII hiện tồn. Tác giả luận án cho đó là một giả thuyết
cần tiếp tục nghiên cứu.
Về nội dung chạm khắc gỗ, những hình tượng dân gian chúng ta nhận
thấy rất hiếm hình tượng người bình dân hay cảnh sinh hoạt phóng túng dân
dã ở các di tích gỗ trên đất Thanh Hóa. Có thể chỉ ra một số lượng không
nhiều hình chạm người như : hình người chơi chồng nụ chồng họa, đấu vật ở
chùa Hoa Long (Vĩnh Lộc), hình tượng người quản tượng ở đền thờ Trần
Khát Chân (Vĩnh Lộc), Bảng Môn Đình (Hoằng hóa), nhiều nhất như ở đình
Thượng Phú (Hà Trung) nhưng là các đồ án chạm khắc với bố cục từ hai đến
ba người, những hình tượng này xuất hiện ít và chiếm diện tích khiêm nhường
trong cấu kiện kiến trúc.
Theo tác giả Lê Văn Tạo trong sách Nghệ thuật điêu khắc gỗ truyền
thống Thanh Hóa, cho rằng :
Những biểu tượng tứ linh, tứ quí xuất hiện đậm đặc trong các
đình làng Thanh Hóa, và hiếm thấy các bức chạm cảnh sinh hoạt



23

phóng túng, dân dã như các đình làng Bắc Bộ, có lẽ đó là một
cách phản ánh không gian Nho giáo đậm đặc trong làng xã xứ
Thanh ở thế kỷ XVII, XVIII [113, tr. 68].
Qua đó cần tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ nhận xét trên thông qua
việc nghiên cứu thực trạng kinh tế, xã hội làng xã nông thôn xứ Thanh ở TK
XVII - XIX và tác động nào làm ảnh hưởng, tạo nên những sắc thái riêng của
nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa.
1.1.4. Nghề mộc và sự giao lưu của phường thợ mộc Đạt Tài ở
Thanh Hóa và các địa phương khác
Nghề mộc ở Thanh Hóa nổi tiếng nhất là làng nghề mộc Đạt Tài, thuộc
xã Hà Dương tổng Bút Sơn cũ, nay thuộc xã Hoằng Ðạt và xã Hoằng Hà,
huyện Hoằng Hóa. Theo lời truyền văn thì nghề thợ mộc ở đây đã nổi tiếng
cách nay 400, 500 năm. Ông tổ của nghề người trấn Nam Sơn (Nam Định) là
thợ cả một toán thợ vào đây làm nhà, lấy vợ và truyền nghề cho dân Đạt Tài
và sau đó là Hạ Vũ và Hà Thái (Hoằng Hoá) [32, tr. 485, 538]. Trong cuốn
Tỉnh Thanh Hóa, học giả người Pháp Charles Robequain ghi chép về nghề
mộc Đạt Tài như sau: “có ba làng gần nhau, với khoảng 400 gia đình mà đàn
ông làm nghề thợ mộc: 300 ở Đạt Tài, còn lại ở Hạ Vũ và Hà Thái. Họ không
chỉ là thợ làm nhà và thợ mộc khéo tay có truyền thống, mà còn là thợ đóng
gỗ quý, biết chạm trổ tủ, bàn ghế và làm hộp nhỏ, mâm, khung ảnh…” [32, tr.
466].
Tay nghề thợ Đạt Tài không chỉ nổi tiếng trong phạm vi tỉnh Thanh mà
“Tiếng đồn thợ mộc Thanh Hoa” đã lưu truyền cả nước, tổng đốc Thanh Hoá
Vương Duy Trinh đã có câu đối đề ở văn chỉ làng Đạt Tài, ca ngợi tài danh
người thợ: Thiên tích thông minh, Hoằng Hoá dục/ Thánh phù công dụng,
Đạt Tài danh. Dịch nghĩa: Trời phú thông minh, Hoằng Hoá phát/ Thánh phò
công dụng, Đạt Tài danh.



×