Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

CTXH cá NHÂN tại TRƯỜNG mù NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.3 KB, 24 trang )

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

UBND

Ủy ban nhân dân

CBNV- GV

Cán bộ nhân viên- giáo viên

ĐHSP ĐN

Đại học Sư phạm Đà nẵng

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

ASXH

An sinh xã hội


LỜI NÓI ĐẦU
Công tác xã hội có lẽ khi nhắc đến nó vẫn còn nhiều người chưa biết đây là
ngành học như thế nào. Và tôi cũng vậy, khi mới đăng kí học ngành này thì tôi vẫn
chưa biết chút gì về nó, tôi chỉ thấy cái tên công tác xã hội hay hay rồi đăng kí thi
ngành này. Nhưng khi được tiếp cận trực tiếp với công tác xã hội tôi mới thấy thật
sự mình đã không chọn sai hướng đi.Trong quá trình học 2 năm qua tôi đã học
được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm bổ ích. Và tôi nghĩ bản thân sẽ cố gắng
đưa công tác xã hội đến với mọi người để tất cả mọi người đều biết đến nó. Công


tác xã hội đã xuất hiện rất sớm từ các nước khác nhưng nó chỉ vừa mới hội nhập
vào Việt Nam. Công tác xã hội là một quá trình trợ giúp nhằm giúp thân chủ của
mình có thể phát huy tiềm năng bản thân để có thể tự giải quyết vấn đề của họ.
Công tác xã hội có rất nhiều mảng khác nhau như : công tác xã hội với gia đình,
công tác xã hội với phụ nữ, công tác xã hội với trẻ em, công tác xã hội trong
trường học, công tác xã hội với cá nhân... Mỗi mảng đòi hỏi người nhân viên công
tác xã hội phải có kinh nghiệm và kỹ năng, cách tiếp cận khác nhau. Vừa qua tôi đã
được một chuyến đi thực tế đến các trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm nuôi dưỡng
người có công, trung tâm công tác xã hội ở nhiều tỉnh thành khác nhau và đã học
hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, cơ cấu tổ chức của các trung tâm. Vì thời gian có
hạn nên chúng tôi không được tiếp xúc nhiều với các đối tượng. Nhưng sau khi
được học hết lý thuyết môn công tác xã hội với cá nhân thì lớp chúng tôi được trực
tiếp xuống tiếp cận với đối tượng trong khoảng thời gian là 5 tuần. Khi nghe được
xuống tiếp cận trực tiếp với thân chủ tôi rất háo hức nhưng vẫn không kém phần
hoang mang vì bản thân vẫn chưa đủ tự tin và kiến thức để tiếp cận với đối tượng.
Và sau khi nhóm chúng tôi được cô Lâm đưa xuống trường Phổ thông chuyên biệt
Nguyễn Đình Chiểu thì tôi cùng 3 bạn khác được phân đến lớp kỹ năng B. Đến đây
tôi và các bạn đã được vui chơi, trò chuyện với các em và các em thấy các anh chị
cũng đều rất vui mừng. Mỗi lần xuống đây là cảm xúc trong tôi lại dâng trào, lại
háo hức. Và tôi cũng không quên nhiệm vụ của mình là xuống đây để chọn một
thân chủ tìm hiểu và xây dựng kế hoạch để trợ giúp thân chủ.
Sau đây tôi xin báo cáo về quá trình thực hành của tôi khi tiếp cận với thân
chủ.


PHẦN 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Đặt vấn đề
“Trẻ em hôm nay thế giưới ngày mai”, đúng vậy trẻ em là những chủ
nhân tương lai của đất nước. Trẻ em chính là những búp măng non, những
thế hệ trẻ đang nuôi dưỡng những hy vọng, ước mơ để đất nước ngày càng

một phồn thịnh. Chính vì vậy trẻ em giữ một vị trí rất quan trọng đối với mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc. Xã hội đang ngày càng phát triển cùng với sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng hiện đại và trẻ em cũng đang được
hưởng sự quan tâm, giúp đỡ, đảm bảo cho các em phát triển một cách toàn
diện. Việt Nam là một quốc gia đã và đang khẳng định vị thế của mình trên
thế giới, đạt được nhiều thành tựu kinh tế vượt bật. Tuy nhiên, vấn đề chăm
sóc trẻ em, đăc biệt là tre em khuyết tật vẫn còn gặp phải nhiều bất cập.
Mỗi ngày đều có hàng nghìn trẻ rm được sinh ra. Các em được sinh ra
và lớn lên trong mỗi điều kiện và dặc điểm gia đình khác nhau. Do vậy vẫn
cũng có nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có những đứa trẻ được phát triển, lớn
lên trong tình yêu thương của bố mẹ một cách bình thường, dược sống khỏe
mạnh. Nhưng đâu đó vẫn còn một số lượng không nhỏ các em đang chịu
thiệt thòi về sức khỏe và tinh thần, trong đó phải kể đến trẻ em khuyết tật.
Các em đang gặp phải rất nhiều thiệt thòi so với các bạn đồng trang lứa khác
vì vậy phải cần có sự giúp đỡ rất nhiều từ các cá nhân, cộng đồng, gia đình.
Vừa qua sau khi học xong lý thuyết môn công tác xã hội với cá nhân
thì tôi được thực hành tại trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu
và được tiếp xúc, trò chuyện với các em khuyết tật ở đây. Các em ở đây rất
thân thương và rất quý mến mọi người. Trong những ngày xuống đây thì tôi
cũng đã chọn cho mình một thân chủ. Thân chủ Vĩnh của tôi bị chậm phát
triển trí tuệ, tuy đã 15 tuổi nhưng Vĩnh không thể làm được những phép
toán, Vĩnh chỉ biết làm một số việc nhà đơn giản, biết đọc và viết nhưng vẫn
còn chậm. Trong quá trình học 2 năm qua thì tôi cũng đã có một số lý thuyết
cơ bản và tôi sẽ áp dụng những kỹ năng mà mình đã được học để can thiệp
nhằm giúp đỡ cho Vĩnh một phần nào đó để Vĩnh có thể tiến bộ hơn. Tuy
biết là rất khó nhưng tôi sẽ cố gắng để trợ giúp cho Vĩnh có thể phát huy một
xí nào đó tiềm năng của bản thân.

2. Mục tiêu



- Áp dụng các kiến thức đã học có liên quan đến hành vi con người và môi
trường xã hội cũng như các phương pháp, cách tiếp cận công tác xã hội
trong việc giúp đỡ cá nhân và các đối tượng xã hội có vấn đề về tâm lí và
xã hội
- Áp dụng các nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực trong công tác xã hội khi
làm việc với cá nhân
- Viết đầy đủ nhật kí, làm bài báo cáo và xuống thực hành đều đặn, đúng
giờ quy định
- Áp dụng các kỹ năng đã học, kiến thức các môn học, môn kỹ năng trong
công tác xã hội đặc biệt là môn công tác xã hội với cá nhân
- Trang phục lịch sự, trò chuyện thân thiện, cởi mở
- Hợp tác làm việc với các bạn trong nhóm một cách tích cực
- Khi xuống tiếp cận với thân chủ phải tuân thủ nghiêm tục quy định nơi
cơ sở thực hành
- Phải chọn một thân chủ để tìm hiểu, trợ giúp
- Trò chuyện, vui chơi với các em, thái độ tích cực
- Chú ý , tập trung lắng nghe các kinh nghiệm từ thầy cô hướng dẫn và
thầy cô chủ nhiệm của thân chủ
- Tìm hiểu và xây dựng kế hoạch can thiệp có hiệu quả
- Các hoạt động can thiệp nhằm hướng đến hoạt động học tập của thân
chủ, các mối quan hệ bạn bè
- Tích cực, chủ động, sáng tạo tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập có
ích không những chỉ thân chủ mà còn cho những em khác
- Có thắc mắc thì chủ động hỏi cô giáo chủ nhiệm, gia đình thân chủ và
thầy cô hướng dẫn thực hành.


3. Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu
+ Kỹ thuật:

-

Kỹ năng thiết lập mối quan hệ với thân chủ, thầy cô và các em nhỏ khác
Kỹ năng lắng nghe, thấu cảm khi thân chủ nói về bản thân mình
Kỹ năng thu thập dữ liệu
Kỹ năng tham gia cùng thân chủ trong quá trình nhận diện vấn đề
Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề
Kỹ năng kết nối và huy động nguồn lực trong việc giải quyết vấn đề là
kết nối thân chủ với các em nhỏ khác trong trường
Kỹ năng can thiệp, giám sát và đánh giá hiệu quả khi làm việc với cá
nhân và gia đình
Kỹ năng kết thúc mối quan hệ giúp đỡ
Kỹ năng quan sát
Phân tích và đánh giá thông tin
Tôn trọng thân chủ, thái độ không phán xét
Kỹ năng chọn lọc, xử lí thông tin chính xác

+ Phương pháp:
- Tiếp cận hành vi của thân chủ để phát hiện một số hành vi không thích hợp
của thân chủ trong cách giao tiếp, ứng sử với bạn bè và thầy cô
- Thông qua giao tiếp, trò chuyện để từ đó có thể thu thập thông tin từ thân
chủ
- Ghi chép thông tin
- Thu thập thông tin thông qua hỏi thông tin từ cô giáo chủ nhiệm và gia
đình thân chủ.

4. Lý thuyết áp dụng


- Thuyết phát triển nhu cầu con người của Maslow : Ai cũng đòi hỏi có những

nhu cầu khác nhau, khi nững nhu cầu này được đáp ứng thì con người mới có thể
phát triển toàn diện.
Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con
người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại
nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát
sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của
con người tư thấp đến cao.
+ Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như
nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.
Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con
người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc
biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy
đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được
thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con
người sẽ không thể tiến thêm nữa.
+ Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:
An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự
phát triển liên tục và lành mạnh của con người.
Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền
đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề
nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,…
Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con
người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu
không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường
được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì
sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã
xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác.
+ Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận (tình yêu và sự chấp nhận).
- Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được
người khác thừa nhận.

- Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô
độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung
thành giữa con người với nhau.


- Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề
tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng
hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội
dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội
dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể
hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân
loại.
Hãy thử tưởng tượng một ngày kia anh/chị thức dậy và phát hiện ra rằng anh/chị là
người cuối cùng trên quả đất này. Trong nhà, cộng đồng và cả thế giới này không
còn ai ngoài anh/chị. Điều gì sẽ xảy ra ? Anh/chị sẽ cảm thấy như thế nào ? Hầu
hết mọi người nói rằng nếu không còn ai khác – bạn bè, gia đình, tình hữu nghị –
cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa và giá trị nữa. Anh/chị không thể phát triển được
nếu thiếu mối quan hệ giao tiếp với người khác (giao tiếp được coi như là nhu cầu
bẩm sinh của con người). Qua đó chúng ta thấy được sức mạnh to lớn của nhu cầu
được quan hệ và được thừa nhận trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Nó cũng cho
thấy con người cần được yêu thương và thừa nhận hơn là cần thức ăn, quần áo và
chỗ ở cho sự tồn tại của mình.
+ Nhu cầu được tôn trọng
- Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn
trọng.
+ Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có
bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự
hoàn thiện.
+ Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa
nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi

trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm
tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối
với mỗi con người.
+ Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách
phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng
của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.
- Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức (học hỏi, hiểu biết,
nghiên cứu,…) nhu cầu thẩm mỹ (cái đẹp, cái bi, cái hài,…), nhu cầu thực hiện
mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.


- Thuyết gắn bó bowlby: Theo như đã tìm hiểu thì thân chủ V được sự chăm sóc
yêu thương của gia đình, bạn bè xung quanh nên thuộc kiểu gắn bó an toàn.
Trẻ có gắn bó an toàn có hướng khám phá môi trường một cách tự do và tương tác
tốt với người lạ khi có sự hiện diện của người chăm sóc. Trẻ có thể bị khó chịu bởi
chia cách và nếu có, trẻ sẽ phản đối và giới hạn lại việc khám phá môi trường khi
người chăm sóc vắng mặt. Trong lúc gặp mặt lại, trẻ đón chào người chăm sóc một
cách tích cực và tìm kiếm tiếp xúc với người này và sẵn sàng được dỗ dành, trẻ
cũng có thể quay lại chơi sau một lúc được tái nạp năng lượng cảm xúc. Hành vi
của người chăm sóc được ghi nhận bởi sự nhạy bén với nhu cầu của trẻ. Đặc biệt là
người chăm sóc đọc được các tín hiệu của trẻ một cách chính xác và đáp ứng một
cách nhanh chóng, phù hợp và với một cảm xúc tích cực.
- Thuyết phát triển nhận thức Jean Piaget :
Jean Piaget chia ra 4 giai đoạn lớn của sự phát triển trí tuệ tre em là:
+ Giai đoạn cảm giác – vận động ( từ 0 đến 3 tuổi), là giai đoạn trẻ nhận biêt thế
giới thông qua sự phối hợp cảm giác và vận động
+ Giai đoạn tiền thao tác cụ thể ( từ 3 đến 7-8 tuổi), lúc này trẻ đã có thể nhận
biêt thế giới qua các biểu tượng, đặc biệt là biểu tượng bằng ngôn ngữ
+ Giai đoạn thao tác cụ thể ( từ 7-8 đến 11 tuổi), trẻ có thể hiểu được thế giới theo
cách lý luận hơn là tri giác đơn giản thông qua các ý niệm về đối tượng bên ngoài

+ Giai đoạn thao tác hình thức hay tư duy loogic ( từ 11 đến 14-15 tuổi), trong
giai đoạn này trẻ có khả năng khái quát hóa các ý tưởng và cấu trúc các điều trừu
tượng. Chúng có khả năng đua ra kết luận từ những giả thuyết hơn là dựa hoàn
toàn vào quan sát thực tế. Trí tuệ của trẻ đã đạt mức phát triển hoàn chỉnh.


PHẦN 2 – BÁO CÁO THỰC HÀNH
A. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ XÃ HỘI
1. Lịch sử hình thành
Trường Mù Nguyễn Đình Chiểu ( nay đổi thành trường Phổ thông Chuyên biệt
Nguyễn Đình Chiểu) được thành lập theo quyết định số 3474/ QĐ ngày 11/8/1992
của UBND tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) trực thuộc trường Cao đẳng Sư phạm
Đà nẵng ( nay là trường Đại học Sư phạm). Ngày 9/12/1992 trường chính thức
hoạt động với việc khai giảng lớp học đầu tiên. Đến ngày 31/1/1993 , UBND thành
phố Đà nẵng có quyết định số 223/QĐUB chuyển trường Mù Nguyễn Đình Chiểu
trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phos Đà nẵng.
Những năm đầu tiên trường được giao nhiệm vụ nuôi dạy trẻ khiếm thị tại tỉnh
Quảng Nam – Đà nẵng và khu vực miền Trung. Đến năm học 2005 -2008 do nhu
cầu cấp thiết của xã hội và điều kiện phát triển của trường nên trường được phép
mở rộng đối tượng chăm sóc, nuôi dạy thêm các trẻ khiếm thính, chậm phát triển
trí tuệ, đa tật...
Những ngày đầu thành lập, trường đã gặp muôn vàn khó khăn. Cơ sở vật chất
xuống cấp, tạm bợ, đội ngũ CBNV – GV của trường Cao Đẳng Sư Phạm chuyển
sang chỉ có 11 người. Nhiều gian nan giáo viên ở đây phải gặp phải như: tu bổ cơ
sở vật chất, mua sắm bàn ghế, đồ dùng học tập và sắp xếp chỗ ăn ở cho học sinh,
giáo viên phải tiếp cận chữ nổi để dạy học sinh mù. Nhưng với sự đoàn kết, cố
gắng của CBNV - GV nhà trường , sự động viên tạo mọi điều kiện kịp thời của
lãnh đạo tỉnh, sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn
thể nhà trường đã dần dần đi vào nề nếp ổn định. Ngày đầu tiên khai giảng lớp đầu
tiên với 17 học sinh khiếm thị do thầy Lê Đình Nam – Hiệu trưởng Cao đẳng Sư

phạm Quảng Nam (cũ) nay là trường ĐHSP – ĐN kiêm nhiệm. Đến nay trường
đã có 125 em học sinh khuyết tật ( 44 học sinh chậm phát triển trí tuệ và đa tật học
chương trình mầm non, 60 học sinh khiếm thị, khiếm thính học chương trình tiểu
học,22 học sinh khiếm thị học hòa nhập tại các trường Thực hành sư phạm , Hòa
Minh, THPT Nguyễn Thượng Hiền...


2. Nhiệm vụ - chức năng
- Đào tạo văn hóa từ Mầm non đến Phổ thông Trung học
- Phục hồi chức năng, dạy nghề phù hợp để các em khuyết tật sớm hòa
nhập cộng đồng xã hội
- Thực hiện chức năng hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật tại cộng đồng: cụ thể
là chức năng giáo dục hoà nhập, can thiệp sớm, nhìn kém, tư vấn, tập
huấn hỗ trợ chuyên môn cho phụ huynh, giáo viên hoà nhập ở các trường
Mầm non, Tiểu học đến Phổ thông Trung học có học sinh khuyết tật học
hoà nhập
- Phục hồi chức năng, định hướng di chuyển, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự
phục vụ, kỹ năng sống …Đặc biệt tăng cường bồi dưỡng môn ngoại ngữ,
tin học, hội hoạ, âm nhạc…dành cho các em có năng khiếu
- Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Thực hiện công tác can thiệp sớm đối với trẻ em có vấn đề về tâm lí
- Thực hiện công tác đánh giá, khen thưởng trẻ khuyết tật
- Cùng với phòng giáo dục tổ chức các lớp tập huấn cho phụ huynh, giáo
viên các trường tổ chức nhiều Hội thảo chuyên môn về trẻ khuyết tật
- Huy động các nguồn lực từ các tổ chức cá nhân từ thiện trong và ngoài
nước hỗ trợ vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc học tập của các em.
- Nâng cao trách nhiệm của gia đình và nhà trường trong việc giáo dục các
em.

3. Cơ cấu tổ chức

-

Ban giám hiệu
Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Ban chấp hành công đoàn
Ban chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Ban thường trực Hội Cha mẹ học sinh
Các tổ chuyên môn.


B. TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI CÁ
NHÂN
1. Bối cảnh chọn thân chủ
Sau khi được cô Lâm đưa xuống gặp cô hiệu trưởng trường Phổ thông
chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu thì tôi cùng 3 bạn khác được phân công đến lớp
kỹ năng B. Mới lúc đầu bước tới trường tôi rất hồi hộp và hoang mang vì không
biêt mình sẽ chọn thân chủ như thế nào và phải tiếp cận ra sao. Đầu tiên tôi được
gặp cô Thúy chủ nhiệm và nghe cô kể sơ lược về tình hình của lớp, của các em.
Theo như cô chia sẻ thì lớp kỹ năng gồm 10 em, lớp chỉ mới được thành lập từ đầu
năm nay. Lớp kỹ năng nhằm dạy các em các kỹ năng làm việc nhà cơ bản vì các
em không có khả năng để học được chữ, làm các phép toán và làm các việc nặng
khác. Lớp có các trường hợp như : tự kỉ, chậm phát triển trí tuệ, down,... Qua tìm
hiểu thì nghe các thầy cô và các bạn có chia sẻ thì tiếp cận với thân chủ khiếm
thính là dễ dàng nhất vì các em nhận thức rất tốt, vì thế nên khi tới lớp kỹ năng
không có trẻ khiếm thính nên tôi cũng rất lo lắng. Nhưng bản thân cũng nghĩ mình
đã được phân công đến đây nên dù thế nào cũng cố gắng hết sức.
Khi mới vừa tới trước lớp thì các em mừng rỡ chạy chào, bắt tay mọi người,
tôi cảm thấy rất thương các em. Lúc này thì cô Thúy cũng bắt đầu giới thiệu sơ
lược về các em trong lớp. Và trong lúc đó tôi cũng để ý tới một em nam đang cặm
cụi lau sàn nhà. Sau khi nghe cô Thúy giới thiệu thì đó là Vĩnh, em bị chậm phát

triển trí tuệ, học không được nên vào lớp mày để học các kỹ năng làm việc nhà để
có thể phụ giúp bố mẹ và Vĩnh cũng là em ngoan, hiểu biết hơn so với các ban
khác trong lớp. Sau khi nghe cô Thúy giới thiệu như vậy thì tôi cảm thấy hào hứng
và bắt đầu lại làm quen trò chuyện với Vĩnh. Tôi đã xác định đây là thân chủ mà
mình đã chọn. Lần đầu gặp nên tôi chỉ trò chuyện tự nhiên, giới thiệu về bản thân
mình rồi hỏi sơ về tên tuổi của em và hẹn gặp vào hôm sau. Vĩnh có vẻ rất nhút
nhác khi trò chuyện với người lạ. Nên khi tiếp xúc lần đầu tiên thì phần nào tôi
cũng thấy được sơ sơ điểm yếu của Vĩnh.


2. Hồ sơ xã hội của thân chủ
Thông tin cá nhân thân chủ
Họ và tên:

Trần Văn Vĩnh

Phái tính:

Nam

Ngày tháng năm sinh:

8/5/2001

Nơi sinh:

quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng

Hiện cư ngụ tại:


quận Cẩm Lệ. Thành phố Đà nẵng

Các thông tin khác về thân chủ
• Quá trình sinh sống và lớn lên: Vĩnh được sinh ra và lớn lên tại quận Cẩm Lệ
thành phố Đà Nẵng, từ khi mới sinh ra Vĩnh đã không may mắn như các bạn khác
vì bị chậm phát triển trí tuệ.
Từ khi mới cưới nhau cho tới giờ bố mẹ Vĩnh được ông bà nội cho một căn nhà
nhỏ ở quận Cẩm Lệ sinh sống và làm việc. Vì không có khả năng đi học cùng các
bạn trang lứa khác nên năm 2007 Vĩnh đã được gia đình đưa vào trường Phổ thông
chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu và ở lại nội trú tại trường. Cứ thế thứ 7, chủ nhật
bố lại đón về nhà rồi đến trường từ thứ 2 đến thứ 6.
• Tình trạng học vấn, chuyên môn: Hiện tại khi được học các kỹ năng B. Vĩnh đã
có thể tự làm được nước chấm, luộc rau, nấu cơm, lau nhà, tự làm vệ sinh cá nhân ,
tính tiền nhưng nhờ có sự trợ giúp, có thể nhận biết được các con vật, biết đọc và
viết nhưng vẫn còn chậm,...Trong quá trình học tập và ở nội trú Vĩnh rất chăm chỉ,
hay giúp đỡ các bạn trong lớp nghe lời cô giáo,chấp hành tốt nội quy trường lớp và
có sự tiến bộ trong quá trình học tập.
Nhưng ngoài những mặt tích cực thì Vĩnh vẫn còn gặp khó khăn trong việc giao
tiếp, Vĩnh giao tiếp còn rụt rè, vốn từ ngũ còn hạn chế, chưa thể làm các phép toán
đơn giản.


• Tình trạng nghề nghiệp: Hiện tại Vĩnh đang là học sinh lớp kỹ năng B. Vĩnh vào
học từ năm 2007 nhưng do tình trang sức khỏe nên hầu như Vĩnh theo không kịp
các bạn khác.
Đến cuối năm 2015 thì do yêu cầu cấp thiết của trường nên lớp kỹ năng được mở
ra và Vĩnh được chuyển vào lớp kỹ năng B, lớp kỹ năng được mở ra để dạy cho
các em học các kỹ năng làm việc nhà cơ bản như : nấu cơm, luộc rau, quét nhà,
làm nước chấm, tính tiền, làm các phép toán dưới 10... Vì hầu hết các em của lớp
kỹ năng không thể học chữ, làm các phép toán cơ bản được.

• Tình trạng sức khỏe thể chất: chậm phát triển trí tuệ ngay từ lúc nhỏ. Vĩnh ở nhà
cùng bố mẹ đến năm 2007 thì được đưa đến trường phổ thông chuyên biệt Nguyễn
Đình Chiểu để học tập.
• Tình trạng sức khỏe tâm thần: ổn định. Vĩnh rất vui tươi, thân thiện với các bạn,
thầy cô, gia đình và mọi người xung quanh. Tuy nhận thức còn hạn chế nhưng em
rất chăm chỉ.
• Các vấn đề khác: Vĩnh rất thích múa lân, đợt trước Vĩnh có tham gia múa lân do
trường tổ chức và đạt được giải nhì. Em đang để dành tiền của bố mẹ, ông bà cho
và khi dành dụm đỷ thì em sẽ đi mua một cái lân nhỏ về chơi. Ngoài ra em còn rất
thích xem phim hoạt hình siêu nhân và có thể nhớ hết tất cả các sieu nhân. Và cô
Thúy cũng hay khen Vĩnh làm nước chấm rất ngon và trong lớp thì có một mình
em có thể tự nấu cơm, luộc rau.

Thông tin môi trường thân chủ
• Bố của Vĩnh đang là nhân viên chở ga, mẹ Vĩnh có một tiệm cắt tóc nhỏ gần nhà,
Vĩnh còn có một em trai đang học lớp 1 và một em gái 2 tuổi. Bố mẹ Vĩnh rất
thương Vĩnh, mỗi lần về bố hay chở Vĩnh và các em đi chơi công viên. Rồi hay
chỏe Vĩnh đến chơi với ông bà ngoại, ông bà nội. Vĩnh cũng rất thương 2 em và
hay chơi đùa, xem phim hoạt hình cùng 2 em. Vừa rồi sinh nhật Vĩnh mẹ có tặng
Vĩnh một chiếc đồng hồ rất đẹp và bố Vĩnh hứa hè này sẽ mua cho Vĩnh một cái
đầu lân nhỏ.


• Vì Vĩnh hay giúp đỡ các bạn nên Vĩnh rất được cá+c bạn quý mến. Sống trong
khu nội trú được thầy cô dạy bảo tận tình và cô Thúy chủ nhiệm cũng rất quý mến
Vĩnh, giảng dạy vĩnh rất tận tình. Trong lớp Vĩnh cũng rất hay vui đùa cùng các
bạn, nhưng khi giờ ra chơi thì các bạn đều xuống sân chơi thì hầu như Vĩnh chỉ ở
trên lớp mà không đi chơi cùng các bạn.

SƠ ĐỒ PHẢ HỆ

CHÚ THÍCH:

: Nam

: Nữ


Gia đình
CSSK

Trường học

Vĩnh(15t
, KTTT)
ASXH
Bạn bè

Pháp luật
Vui chơi giải trí

SƠ ĐỒ SINH THÁI
CHÚ THÍCH:

: mối quan hệ tương tác bình thường
: mối quan hệ tương tác thân thiết


+ Trường học và gia đình: Mối quan hệ tương tác thân thiết vì Vĩnh chủ yếu đi học
là phần nhiều và Vĩnh ở nội trú nên trường học gắn bó với Vĩnh. Gia đình là nơi
yêu thương, chăm sóc gắn bó với Vĩnh từ nhỏ đến lớn và Vĩnh cũng rất yêu thương

gia đình.
+ Vui chơi giải trí, CSSK, ASXH, bạn bè, pháp luật: có mối quan hệ tương tác bình
thường đến Vĩnh vì Vĩnh vẫn được hưởng các chế độ của nhà nước và vẫn được
pháp luật bảo vệ quan tâm, Vĩnh vẫn có các mối quan hệ giao tiếp bình thường đến
bạn bè cũng như mọi người xung quanh.

3. Vấn đề của thân chủ
Qua quá trình trò chuyện, tìm hiểu trong hồ sơ thân chủ và thông qua cô
giáothì tôi đã nhận diện vấn đề của thân chủ là giao tiếp với các bạn còn rụt rè,
chưa làm được các phép toán đơn giản. Từ vấn đề này tôi sẽ lập ra kế hoạch trợ
giúp để thân chủ có thể phát huy tìm năng của mình, cải thiện giao tiếp và có thể
làm được các phép toán đơn giản nhất.

4. Tiến trình làm việc với thân chủ
Giai đoạn 1: Tiếp cận thân chủ và nhận diện vấn đề của thân chủ
• Quá trình tiếp cận thân chủ: qua việc tiếp xúc, trò chuyện với thân chủ tôi đã tìm
hiểu được một số thông tin và tìm ra vấn đề hiện tại thân chủ gặp phải. Tôi không
hỏi trọng tâm vào vấn đề mà hỏi về những sở thích của em rồi cùng nhau nói về
các phim hoạt hình, các siêu nhân từ đó tại ra cho em hứng thú với cuộc nói
chuyện. Cùng tham gia các hoạt động học tập như vữ cho em tô màu, tham gia bán
hàng cùng với lớp, tham gia làm vệ sinh cùng với các em, tổ chức các trò chơi nhỏ
cho các em, phát quà bánh kẹo cho các em... Trong qua trình tiếp cận gặp được rất
nhiều thuận lợi và khó khăn:
+ Thuận lợi: được sự giúp đỡ tận tình của cô Thúy, cô chỉ bảo và giúp đỡ rất nhiều.
Được sự ủng hộ của nhà trường và được các kinh nghiệm chia sẻ từ cô Lâm. Thân


chủ và các em ở đây rất quý mến mọi người, rất vui tươi, nhiệt tình. Các bạn
trongn nhóm luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cùng nhau.
+ Khó khăn: Thân chủ bị chậm phát triển trí tuệ nên việc tìm hiểu các thông tin từ

em cũng rất khó khăn, co cái em nhớ, còn có những cái thì em cũng mơ hồ không
biết. Vì đây là lớp kỹ năng nên các em trong lớp cũng rất phá, nhiều khi không có
cô giáo thì các em không chịu nghe lời mà chạy nhảy quậy phá các bạn, em và các
bạn trong nhóm làm cách nào cũng không nghe lời.
• Nhận diện vấn đề của thân chủ: giao tiếp còn rụt rè, vốn từ ngữ giao tiếp còn hạn
chế, làm các phép toán đơn giản chưa được.
• Mô tả chi tiết vấn đề: Do bị chậm phát triển từ nhỏ nên từ đó làm cho khả năng
giao tiếp, vốn từ và khả năng làm toán của Vĩnh hạn chế. Khi trò chuyện thì một số
từ ngữ Vĩnh phải suy nghĩ một hồi lâu mới nói ra được, trong quá trình quan sát thì
tôi thấy Vĩnh cũng ít nói chuyện cùng các bạn, khi ra chơi thì Vĩnh cũng ít khi
xuống sân chơi cùng các bạn mà vẫn ở trên lớp. Và các phép toán như 4 + 5, 5+6...
Vĩnh vẫn chưa thể làm được. Qua tìm hiểu trong hồ sơ thì Vĩnh có tiến bộ nhưng
vẫn còn chậm.

Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ
• Đánh giá vấn đề của thân chủ: giúp đỡ thân chủ trong học tập và giao tiếp để
nâng cao vốn từ, giúp thân chủ tự tin hơn trong giao tiếp.
Và sau đây là cây vấn đề:


Làm Vĩnh thiếu tự tin, không có khả năng tư duy tốt, khi trò chuyện thì
phải suy nghĩ lâu mới có thể nói được và cần có sự hướng dẫn

Giao tiếp còn rụt rè, vốn từ ngữ hạn chế
Làm các phép toán đơn giản không được

Do di truyền

Thiếu hụt cảm xúc
giữa mẹ và con


Mắc chứng bệnh down


 Phân tích cây vấn đề:
Nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển trí tuệ: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
chậm phát triển tinh thần như di truyền, các tác động có hại đến mẹ khi mang thai
trong 3 tháng đầu (mắc bệnh do vi rút, ký sinh trùng, giang mai…), trẻ bị ngạt sơ
sinh, các bệnh mắc phải trong những năm đầu (viêm não…) và thiếu sự kích thích
của môi trường xã hội cũng là nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân của trẻ
bị chậm phát triển là do trẻ mắc bệnh hội chứng down, hoặc bênh tự kỷ. Ngoài ra,
những trẻ thiếu hụt cảm xúc giữa mẹ và con (cha mẹ ít quan tâm, chơi đùa, chăm
sóc trẻ) trong 3 năm đầu đời có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn những trẻ được cha
mẹ quan tâm, chăm sóc trong giai đoạn này. Tỉ lệ bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé
gái.
- Các vấn đề thân chủ gặp phải: giao tiếp rụt rè, vốn từ ít ,chưa có khả năng tư
duy tốt mọi việc, không thể học được nữa.
- Vấn đề ưu tiên của thân chủ: Giúp thân chủ trong việc giao tiếp với các bạn
- Hướng giúp đỡ: Hỗ trợ thân chủ trong giao tiếp với các bạn, có các bài tập
giúp thân chủ rèn luyện trí nhớ tốt hơn.
 Điểm mạnh của thân chủ:
- Ngoan, lễ phép.
- Biết nghe lời
- Chịu khó học hỏi
- Hoà đồng với bạn bè
 Điểm yếu của thân chủ:
- Vốn từ ngữ hạn chế
- Giao tiếp rụt rè
- Khó tư duy được.
 Nguồn lực hỗ trợ: sự giúp đỡ của gia đình, trường học, bạn bè. Các chính

sách xã hội, các chỗ tạo việc làm hướng nghiệp cho trẻ bị khuyết tật trí tuệ.


• Xác định mục tiêu và lập kế hoạch giúp đỡ thân chủ: Vì ở nội trú, được tiếp xúc
nhiều với thầy cô và các bạn nên từ đó có thể phát huy thế mạnh đó trong việc giúp
thân chủ tự tin hơn trong việc giao tiếp, nâng cao vốn từ, củng cố việc học tập.

Mục tiêu

Hoạt động

Giúp đỡ trong việc Đưa thân chủ cùng
giao tiếp, nâng cao nhau đi chơi với
vốn từ
các bạn trong giờ
ra chơi để thân chủ
có thể tiếp xúc
nhiều hơn với các
bạn, tích cực động
viên thân chủ cùng
tham gia vui chơi
trò chuyện với các
bạn, nhờ cô chủ
nhiệm động viên,
giám sát thân chủ
Lên lớp dạy cho
Giúp làm các phép thân chủ làm các
toán cơ bản
phép toán đơn giản
trong phạm vi 10,

đưa ra bài tập về
nhà cho thân chủ
làm và nếu làm
được sẽ có quà để
động viên thân chủ

Thời gian dự kiến Người/tổ chức
hoàn thành
chịu trách nhiệm
Nhân viên xã hội,
thân chủ, các bạn
bè thân chủ, cô
giáo
3 tuần

Nhân viên xã hội,
thân chủ, cô giáo
3 tuần


Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch giúp đỡ (quá trình can thiệp)
Sau khi đã xác định vấn đề và xây dựng kế hoạch thì tôi cùng thân chủ thực hiện kế
hoạch giúp đỡ.
Trong giờ ra chơi đưa thân chủ xuống để cùng vui chơi, trò chuyện với các bạn
khác trong trường, sau nhiều lần động viên thì Vĩnh cũng đã trò chuyện được với
nhiều bạn. Trong giờ trên lớp thì tôi cũng tích cực trò chuyện cùng Vĩnh, nói về sở
thích, món ăn, phim hoạt hình, kể về các câu chuyện cổ tích và cùng nhau ngồi đọc
sách để Vĩnh nâng cao vốn từ. Trong những buổi không xuống trường thì tôi cũng
nhờ cô thúy giám sát giúp Vĩnh. Động viên Vĩnh tích cực vui chơi trò chuyện với
các thầy cô, các bạn trong phòng nội trú.

Tôi cũng dạy Vĩnh làm toán đơn giản bằng cách đếm những ngón tay, có đưa ra bài
tập toán về nhà như 3+2 , 3+4 ... cho Vĩnh về nhà làm và sẽ có quà cho Vĩnh nếu
Vĩnh hoàn thành tốt bài tập.

Giai đoạn 4: Lượng giá và kết thúc
Sau quá trình thực hiện được 3 tuần thì Vĩnh làm được các phép toán như 2+1,
3+3.. nhưng vẫn còn phải nhờ đến sự trợ giúp, vì em cũng rất hay quên.
Vấn đề giao tiếp thì trong giờ ra chơi Vĩnh cũng xuống chơi với các bạn, nhưng
cũng không thường xuyên, nhưng qua cách trò chuyện với tôi thì tôi thấy Vĩnh
cũng đã có chút tiến bộ, khi trò chuyện thì Vĩnh kể rất nhiều về gia đình, xuống
nhà bà nội chơi gì, làm gì, ăn gì... Tôi cũng có hỏi một số em trong lớp Vĩnh có trò
chuyện với em không thì em kêu có, Vĩnh còn hay chọc em nữa.
Và sau 5 tuần xuống đây thì tôi cũng kết thúc quá trình thực hành của mình. Tôi
thấy bản thân tuy giúp không được nhiều cho thân chủ, khoảng được 50% mục tiêu
đưa ra nhưng tôi thấy bản thân đã cố gắng hết sức. Tôi đã áp dụng, thực hiện đúng
quy tắc và đạo đức của một nhân viên công tác xã hội.


PHẦN 3 - KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1.Kết Luận
Sau 5 tuần được thực hành ở đây đã mang lại cho tôi rất nhiều cảm xúc. Mỗi
em nhỏ ở đây là một mầm non của đất nước, tuy bị thiệt thòi hơn so với các bạn
khác nhưng các em vẫn vui tươi, vẫn chăm chỉ học tập. Tôi đã được vui chơi, trò
chuyện, tiếp xúc với các em, các em cũng rất thân thiện, nhiệt tình. Trong những
buổi học của lớp có nhiều em tuy hát không thành lời nhưng các em vẫn xung
phong lên để hát, khi thấy các em như vậy thì mọi mệt mỏi trong tôi lại tan biến.
Bản thân tự nhủ sẽ cố gắng để trở thành một nhân viên xã hội với đầy đủ kinh
nghiệm, kỹ năng để có thể giúp đỡ ngoài kia còn nhiều mảnh đời bất hạnh. Sau khi
kết thúc tiến trình làm việc với thân chủ tuy không trợ giúp được nhiều cho thân
chủ nhưng tôi cảm thấy bản thân đã cố gắng hết sức. Tôi sẽ nhớ mãi những kỉ niệm

ở nơi đây, nhớ mãi các em và sẽ thỉnh thoảng xin phép cô giáo để xuống chơi với
các em. Trong quá trình thực tập tôi cảm thấy bản thân cũng còn rất nhiều khiếm
khuyến và sẽ cố gắng thay đổi. Và trong suốt quá trình bản thân đã củng cố được
nhiều kỹ năng đã học, trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế để từ đó tích lũy cho
những lần thực hành sau này.
Tôi cũng xin cảm ơn cô Thúy đã giúp đỡ chúng tôi rất tận tình khi xuống trường
thực hành và cảm ơn cô Lâm đã chia sẻ kinh nghiệm, giám sát tôi và các bạn trong
suốt quá trình thực hành.

2. Khuyến nghị
- Cần sắp xếp thời gian thực hành hợp lí hơn, khoảng 6 tuần
- Cần có một số buổi trao đổi một số kỹ năng giao tiếp, làm việc trước khi xuống
cơ sở thực hành để sinh viên khi xuống đây khỏi bỡ ngỡ
- Cho thêm kinh phí khi xuống thực hành.


PHỤ LỤC

Vĩnh năm nay 15 tuổi, em bị chậm phát triển trí tuệ từ khi mới sinh ra. Nhà
em ở quận Cẩm Lệ thành phố Đà nẵng. Vĩnh ở nhà với bố mẹ đến năm 2007 thì
được gia đình đưa đến trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình chiểu. Vĩnh
phải ở lại nội trú và học ở trường từ thứ 2 đến thứ 6 và thứ 7, chủ nhật hàng tuần
thì được bố đón về nhà. Vĩnh còn có 2 em nhỏ, một em trai học lớp 1 và một em
gái 2 tuổi. Bố Vĩnh làm nghề chở gas, mẹ Vĩnh thì làm việc tại một tiệm cắt tóc
nhỏ. Vì ở nội trú nên Vĩnh rất ít khi tiếp xúc với bố mẹ, chủ yếu là chơi với bạn bè,
thầy cô. Nhưng bố mẹ, ông bà rất thương Vĩnh, hay cho Vĩnh tiền, dắt Vĩnh đi
chơi, mua đò chơi cho Vĩnh. Vĩnh rất chăm chỉ, ngoan hiền, siêng năng, nghe lời
thầy cô và hay giúp đỡ các bạn. Vĩnh có thể làm các kỹ năng như : nấu cơm, luộc
rau, làm nước chấm, vệ sinh cá nhân, lau nhà, có thể tính tiền nhưng cần sự hỗ trợ,
đọc và viết được nhưng vẫn còn chậm...

Nhưng vì chậm phát triển trí tuệ nên khả năng tư duy và giao tiếp còn nhiều
hạn chế. Vĩnh không thể làm các phép toán đơn giản, giao tiếp rụt rè, vốn từ còn
hạn chế. Từ đó tôi đã xác định vấn đề và trợ giúp phần nào để Vĩnh có thể phát huy
tiềm năng của bản thân. Trong việc giao tiếp tôi đã giúp Vĩnh bằng việc trong giờ
ra chơi đưa em xuống sân cùng vui chơi và trò chuyện với các bạn, tích cực đọng
viên Vĩnh chủ đọng trò chuyện cùng các bạn, tôi cũng thường xuyên trò chuyện
cùng Vĩnh, tập Vĩnh đọc để củng cố vốn từ ngữ... trong thời gian tôi không lên đây
thì tôi nhờ cô Thúy giám sát và động viên giúp Vĩnh.
Trong việc giúp Vĩnh cải thiện làm các phép toán đơn giản thì tôi dạy vĩnh tính
toán dưới 10 bằng cách đếm các ngón tay, sau đó cho bài tập về nhà cho Vĩnh và
nếu Vĩnh hoàn thành tốt sẽ cho quà cho Vĩnh nhằm động viên tinh thần Vĩnh.
Sau khi kết thúc quá trình tuy chỉ hoàn thành được mục tiêu đề ra khoảng 50%
nhưng tôi rất vui vì mình đã làm hết khả năng và có thể giúp Vĩnh một xí nào đó
trong việc học tập và giao tiếp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay thực hành công tác xã hội với cá nhân
2. Nhật kí thực hành công tác xã hội với cá nhân
3. Báo cáo thực hành công tác xã hội với cá nhân
4. Kỹ năng trong công tác xã hội – Ths. Bùi Đình Tuân
5. Hành vi con người và môi trường xã hội – Ths. Lê Thị lâm
6. />7. />


×