Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THỰC TRẠNG tâm lý NHÀ đầu tư TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.2 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Lời mở đầu.........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.....................................................................3
1.1 Tổng quan về kết quả của nghiên cứu..............................................................3
1.2 Thách thức của tâm lý đối với giả thuyết thị trường hiệu quả EMH.................3
1.2.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả EMH dựa trên ba luận cứ:..............................3
1.2.2 Tâm lý đầu tư như lời giải thích cho các câu hỏi lý thuyết............................4
1.2.3 Tâm lý đầu tư như lời giải thích cho các giá trị.............................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM....................................................................................7
2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011 – 2016 dưới góc độ
tâm lý nhà đầu tư....................................................................................................7
2.2 Phân tích những yếu tố tâm lý của nhà đầu tư:.................................................8
2.2.1 Hành vi không hợp lí của nhà đầu tư:...........................................................8
2.2.2 Thiếu tự tin và chính kiến trong đầu tư:........................................................9
2.2.3 Hành vi không hợp lí mang tính tập thể:.....................................................10
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ.......................................................12
3.1. Những sai lầm thường gặp............................................................................12
3.2 Biết phân tích chỉ số của công ty phát hành chứng khoáng............................15
LIÊN KẾT..................................................................................................................17


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lời mở đầu
Từ những trăn trở trên, nhóm quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu về yếu tố
tâm lý nhà đầu tư khi tham gia TTCK VN để mọi người có cái nhìn khách quan hơn
dưới những giác độ khác nhau từ đó trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết khi
“lên sàn”.


Thị trường tài chính, chứng khoán Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt hơn
cả trong giai đoạn bùng nổ thông tin như hiện nay, việc giao dịch trong tập thông tin
mở, thông tin không đủ, thiên lệch hoặc có quá nhiều thông tin là nguyên nhân làm
cho nhà đầu tư không có, hoặc mất dần cá tính đầu tư thúc đẩy sự lây nhiễm đám
đông và hiệu ứng bầy đàn trong đầu tư, tình trạng đó sẽ làm nhà đầu tư dễ dàng chạy
theo cái lợi trước mắt gây mất cân đối cho thị trường về lâu dài.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, chính các nhà đầu tư đang phải chịu hậu quả của
tình trạng tâm lý chung này. Vậy đâu là nguyên nhân?
Nhận thấy, hiện nay có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về tâm lý học
cũng như chứng khoán nhưng lại có rất ít đề tài kết hợp yếu tố tâm lý vào hành vi của
nhà đầu tư.
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích đề tài “Investor Sentiment in Financial
Markets” của tác giả Matthias Bank & Johannes Brustbauer, Đại học Innsbruck ngày
21 tháng 1 năm 2014.
Thông qua bài tiểu luận này tác giả thực hiện tóm tắt lại kết quả của nghiên
cứu và liên hệ về thực tiễn thị trường chứng khoán Việt Nam, từ đó đưa ra các giải
pháp, góp ý


CHƯƠNG 1: TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về kết quả của nghiên cứu
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Matthias Bank & Johannes Brustbauer,
Đại học Innsbruck ngày 21 tháng 1 năm 2014 cho rằng các lý thuyết và thực tiễn tình
hình tài chính và kinh tế liên quan đến tâm lý nhà đầu tư. Vì tình cảm có thể ảnh
hưởng đến nhà đầu tư khiến họ mất dần cá tính đầu tư thúc đẩy sự lây nhiễm đám
đông và hiệu ứng bầy đàn trong đầu tư, tình trạng đó sẽ làm nhà đầu tư dễ dàng chạy
theo cái lợi trước mắt gây mất cân đối cho thị trường nên nó là một lời giải thích cho
các giá trị tài sản khác nhau giữa các nhà đầu tư và cho một số câu hỏi chính trong
nghiên cứu.
Nghiên cứu bắt đầu với một đề cương nghiên cứu dựa trên những thiếu sót của

giả thuyết thị trường hiệu quả (EMH) và tiếp tục phác thảo tâm lý của nhà đầu tư.
1.2 Thách thức của tâm lý đối với giả thuyết thị trường hiệu quả EMH
Nếu thị trường luôn hiệu quả thì tâm lý đầu tư sẽ không còn là vấn đề nữa. Một
thị trường hiệu quả được định nghĩa là một thị trường nơi giá trị tài sản luôn phản ánh
đầy đủ tất cả các thông tin công bố. Khi thông tin liên quan đến giá trị cơ bản của một
tài sản được thông báo trên thị trường, giá của nó sẽ phản ứng ngay lại lập tức và điều
chỉnh theo giá trị cơ bản mới. Khi không có thông tin liên quan, giá của nó sẽ không
thay đổi. Trong một thị trường hiệu quả, không một nhà đầu tư nào có thể tạo ra lợi
nhuận bất thường một cách có hệ thống một, chỉ có thông tin mới liên quan đến giá trị
cơ bản và có ảnh hưởng đến giá cả.
1.2.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả EMH dựa trên ba luận cứ:
Trước hết, thông tin của các nhà đầu tư được giả định là đầy đủ hợp lý. Các
chuyên gia đánh giá về giá của các công cụ với giá trị hợp lý là giá trị hiện tại ròng
của các dòng tiền trong tương lai được chiết khấu theo đặc điểm rủi ro.
Thứ hai, sự tồn tại của các nhà đầu tư bán lẻ trên thị trường không dẫn đến sự
thiếu hiệu quả trong mọi trường hợp, vì giao dịch của họ là ngẫu nhiên và hủy bỏ lẫn
nhau mà không cần di chuyển giá.


Cuối cùng, ngay cả khi các nhà đầu tư cá nhân bán theo cách tương tự, các nhà
hoạch định chính sách có thể hạn chế tác động của họ về mặt thời gian và cường độ
đến giá của các công cụ.
Lý thuyết thị trường hiệu quả dựa trên niềm tin rằng luôn tồn tại một cơ chế
điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả, đó là cơ chế kinh doanh chênh lệch giá.
Một khi tồn tại hiện tượng định giá sai trên thị trường, nghĩa là giá của các công cụ
(cổ phiếu, trái phiếu, sản phẩm phái sinh, v.v...) trên thị trường tài chính không phản
ánh một cách chính xác giá trị hợp lý (dựa trên những nhân tố cơ bản), thì sẽ tồn tại
cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, và “những nhà đầu tư hợp lý” khi tận dụng những
cơ hội này (mua tài sản bị định giá thấp, bán tài sản bị định giá quá cao chẳng hạn), sẽ
góp phần điều chỉnh thị trường về trạng thái hợp lý hay cân bằng.

1.2.2 Tâm lý đầu tư như lời giải thích cho các câu hỏi lý thuyết
Shleifer and Summers (1990, trang 26) cho rằng "cũng như các doanh nhân chi
tiêu các nguồn lực để xây dựng sòng bạc nhằm lợi dụng những người đánh cờ bạc,
các nhà hoạch định chính sách xây dựng các ngân hàng đầu tư và các công ty môi giới
để dự đoán và đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp". Bằng chứng thực nghiệm và
lý thuyết cho thấy chìa khóa thành công của một nhà đầu tư không chỉ là khả năng
tính giá trị cơ bản của tài sản, mà còn để dự báo hành động của các nhà đầu tư khác.
Các nhà hoạch định chính sách theo dõi xu hướng giá, khối lượng giao dịch, chỉ số
biến động, khảo sát của nhà đầu tư và các thiết bị đo lường khác cho thấy sự thay đổi
tâm lý xảy ra.
Điều này giúp các nhà nghiên cứu khẳng định rằng tác động của tâm lý đến các
nhà đầu tư trên thị trường tài chính là một thực tế không thể chối cãi hiện nay, còn lại
là làm thế nào để đo lường nó
Tuy nhiên theo (Baker và Wurgler 2007) những khẳng định mạnh mẽ như vậy
dường như bị phóng đại, vì tâm lý chỉ là một trong những cách giải thích có thể cho
những câu hỏi khác nhau được quan sát thấy trong lý thuyết. Hơn nữa, cũng giống
như có nhiều cách khác nhau để đánh giá hiệu quả của thị trường, có nhiều cách khác
nhau, không phải là không gây tranh cãi cách để đo lường tâm lý của nhà đầu tư.


Câu hỏi mô tả kết quả rút ra từ kinh nghiệm cho thấy các cổ phiếu quỹ đóng
được bán với giá không bằng với giá trị thị trường của tài sản mà quỹ đang nắm giữ.
Một quỹ khép kín là một quỹ tương hỗ đang nắm giữ một danh mục các tài sản giao
dịch công khai khác. Các quỹ này phát hành một số lượng cổ phiếu cố định được giao
dịch trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư thanh lý cổ phần trong một quỹ
bằng cách bán cổ phần của họ cho các nhà đầu tư khác. Họ không thể mua lại chúng
cho giá trị tài sản ròng bằng chính quỹ, vì họ sẽ làm gì với quỹ mở.
1.2.3 Tâm lý đầu tư như lời giải thích cho các giá trị
Bằng cách hỏi các nhà đầu tư về niềm tin của mình, các nhà nghiên cứu có thể
nhận thức được sự nhiệt tình của thị trường. Các nhà đầu tư càng trở nên khan hiếm

sau khi DJIA giảm.
Brown và Cliff (2005) nhận thấy rằng sự sụt giảm của giá trị từ dự đoán lợi
nhuận của thị trường chứng khoán trong vòng một hoặc ba năm tới. DeBondt (1991)
sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát của Livingston tóm tắt những kỳ vọng của các nhà
kinh tế.
Các nhà kinh tế có khuynh hướng phản ứng quá mức, đưa ra các lỗi dự báo và
thể hiện hành vi giống với một nhà đầu tư cá nhân. Tâm lý của họ di chuyển theo thị
trường, tức là những lợi nhuận trong quá khứ gần đây ảnh hưởng đến tâm lý nhiều
hơn lợi nhuận lâu dài.
Lợi nhuận cao trong ngắn hạn có liên quan đến sự dịch chuyển từ sự giảm giá
sang tăng điểm; lợi nhuận cao trong thời gian dài liên quan đến sự lo lắng về "thần
kinh". Một xu hướng tăng lên dẫn đến sự biến động có điều kiện thấp hơn và lợi
nhuận cổ phiếu trong tương lai cao hơn. Do đó, không phải tất cả các nhà đầu tư có vẻ
như nhau. Fisher và Statman (2000) nhận thấy rằng tâm lý của các nhà cung cấp
thông tin và các nhà đầu tư bán lẻ có liên quan một cách tích cực, nhưng không liên
quan đến các nhà đầu tư chiến lược của phố Wall. Trong khi tâm lý của nhà đầu tư
bán lẻ và nhà cung cấp thông tin bị ảnh hưởng bởi các khoản lợi nhuận trước đó, điều
này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư chiến lược phố Wall.


Các nhà hoạch định chính sách có thể dự đoán được lợi nhuận của cổ phiếu dài
hạn, trong khi các nhà đầu tư bán lẻ không thể làm như vậy. Nhà đầu tư cá nhân
không xem xét tâm lý của các nhà phân phối. Do đó, khảo sát các nhà đầu tư có thể
tiết lộ niềm tin của họ về giá trị tài sản và do đó làm sáng tỏ tâm lý của họ.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÂM LÝ NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1 Thực trạng thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2011 – 2016 dưới góc độ
tâm lý nhà đầu tư

Tâm lý đám đông là hiện tượng tinh thần chung của nhiều cá nhân, phát sinh
do sự tương tác tâm lý giữa các thành viên trong đám đông hay cộng đồng; hoặc bởi
tâm lý nào đó nổi trội, có sức ảnh hưởng. Tức là ý thức cá nhân biến mất và có sự
xoay chuyển tình cảm, suy nghĩ của các cá nhân về cùng một hướng. Một tâm hồn
chung được hình thành, nó dĩ nhiên có thể biến đổi, nhưng hoàn toàn là một thể loại
xác định, điều này không phải lúc nào cũng đòi hỏi sự có mặt đồng thời của nhiều
thành viên tại một địa điểm duy nhất.
Các nguyên lý của tâm lý hành vi tài chính cho thấy, nhà đầu tư càng ít hiểu
biết thì họ càng dễ bị cuốn theo ý kiến đám đông. Hành vi này là con dao hai lưỡi bởi
chính những nhà đầu tư thiếu hiểu biết là những người dễ rơi vào tình trạng lo sợ,
hoảng loạn nhất. Một triết lý hiển nhiên quen thuộc là vào bất kỳ thời điểm nào, các
thị trường tài chính luôn luôn bị chi phối bởi lòng tham và sự sợ hãi. Những thị
trường mạnh nhất là những thị trường nhộn nhịp bởi đồng thời có cả lòng tham lẫn sự
sợ hãi. Nói rõ hơn, bất cứ khi nào bạn bán cổ phiếu thì người mua nó cũng sẽ nghĩ
khác về những triển vọng tương lai của cổ phiếu đó. Bạn nghĩ nó sẽ giảm, người mua
nghĩ nó sẽ lên. Hoặc bạn hoặc người mua sẽ đúng nhưng chắc chắn chỉ thông qua sự
tương tác của những thái độ khác nhau như vậy thì thị trường mới nhộn nhịp đông kẻ
mua- nhiều người bán. Sự sôi động của TTCK Việt Nam trong năm 20011-20012,
cũng như sự ảm đạm của TTCK 2013 và tình trạng thảm hại nhất trong 05 năm vừa
qua đã phản ánh phần nào triết lý ấy.
Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển quá nóng của TTCK
Việt Nam. Nhà đầu tư trong nước đổ lỗi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư nước
ngòai đổ lỗi cho sự "điên cuồng” của nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên quy chung lại
phần lớn đồng tình cho rằng nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư
theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước- thiếu kiến thức cũng như không có kỳ


vọng riêng, do đó chơi chứng khoán trong thời gian năm 2012 đã được báo chí nói tới
như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào, trên
khắp cả nước. Không có gì phải chối cãi khi cho rằng hiệu ứng chứng khoán năm

2012 đã thực sự tác động tới tất cả mọi người. Chứng khoán “nóng” tới mức hệ thống
máy chủ của thị trường chứng khoán bị “treo”, kéo theo sàn chứng khoán của Trung
tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng phiên giao dịch. Đây là lần thứ hai
Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM phải ngừng giao dịch vì các “lỗi kỹ
thuật”.
Nhưng câu chuyện TTCK thay đổi hoàn toàn trong năm 2013 - đầu năm 2014
khi chỉ số VN-Index liên tiếp giảm, liên tục tạo nên những đáy mới. Đúng là thật khó
tiên liệu diễn biến trên TTCK Việt Nam. Mọi lý thuyết, mọi mô hình của thị trường
hiệu quả dường như vô nghĩa. Mặc dù nhà đầu tư được cảnh báo chứng khoán đã vượt
quá giá trị thật hơn 30% (2012) nhưng họ vẫn mua bán, thị trường vẫn không ngừng
sôi động. Thậm chí cung không đủ cầu. Hay khi nhìn nhận thị trường ảm đạm (20132014) thì họ lại kéo nhau tháo lui mà không cần xem xét nguyên nhân.
Dễ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam không vận hành theo bất cứ một quy
luật nào. Mọi lý thuyết có vẻ như hoàn toàn thất bại. Có lẽ đã đến lúc dùng đến các lý
thuyết cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên TTCK.
2.2 Phân tích những yếu tố tâm lý của nhà đầu tư:
2.2.1 Hành vi không hợp lí của nhà đầu tư:
Tâm lý trông chờ sự may rủi:
Dễ dàng đưa ra các quyết định đầu tư dựa vào cảm tính, dựa vào một tin đồn,
một lời khuyên, một lời phát biểu mà không tự mình nghiên cứu để đưa ra các kết
luận của chính mình về việc mua hay bán cổ phiếu nào, giá bao nhiêu, khi nào và tại
sao.
Tâm lý đó khiến cho nhà đầu tư không tự nhìn vào chính mình để đánh giá
mình, các quyết định của mình, và để tự chịu trách nhiệm. Và rất dễ dẫn đến việc
trông chờ vào người khác, để hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng nếu việc dựa vào người khác đó
không đem lại kết quả như mong muốn thì họ quay ra trách và đổ lỗi.


Hiện nay, phần lớn các nhà đầu tư khi tìm hiểu về một công ty để đầu tư cổ
phiếu thường chỉ chú trọng vào tiêu chí ngành, lĩnh vực mà công ty hoạt động và tình
hình sản xuất hiện tại của công ty. Mà phần lớn họ đã quên đi sự quan trọng của một

số tiêu chí khác BCTC, tình hình SXKD của công ty từ 3-5 năm phát hành, các chỉ số
tài chính liên quan đến cổ phiếu của công ty, các phân tích kỹ thuật, cơ bản của giới
phân tích
Rõ ràng nếu chỉ ưu tiên cho hai chỉ số này khi tìm hiểu thông tin về một cổ
phiếu nào đó thì thật sự là rủi ro lớn, nó chỉ giúp NĐT tạm an tâm với những đầu tư
tạm thời, ngắn hạn. Một tiêu chí quyết định mà thường các NĐT ít dành sự quan tâm
là ban quản trị của công ty. Đây là nơi vạch ra những chính sách chiến lược cho sự
phát triển của công ty. Nếu một công ty không có ban quản trị tốt ứng phó linh hoạt
với mọi tình huống thì cũng đồng nghĩa sự đầu tư khó mà có thể mang lại lợi nhuận.
Nhưng NĐT thường không có thói quen đi quá sâu vào tình hình cụ thể của công ty,
đây rõ ràng cũng là nhược điểm lớn, vì một khi nắm giữ cổ phiếu của một công ty nào
đó, NĐT đã trở thành người góp vốn.
Chính những tâm lý này khiến cho nhà đầu tư tự mình tước bỏ của mình một
điều rất quan trọng-quyền biểu quyết bằng chính kiến và đồng tiền của mình-Biểu
quyết về các cổ phiếu và công ty: cổ phiếu nào là tốt, là không tốt, công ty nào hoạt
động hiệu quả hay kém hiệu quả, ban lãnh đạo nào là giỏi hay không giỏi và qua đó
gửi những thông điệp cho các công ty tốt làm tốt hơn, các công ty chưa tốt thì cải
thiện tĩnh hình và loại đi những công ty không tốt, không hiệu quả.
2.2.2 Thiếu tự tin và chính kiến trong đầu tư:
Thị trường chứng khoán có thể nói nó gần như là cuộc chơi theo quan niệm
của nhiều người. Trong cuộc chơi này, luôn luôn có hai ý kiến phổ biến trái chiều
nhau là chấp nhận rủi ro lớn trong quá trình đầu tư và một ý kiến khác cho rằng cần
phải phân tích đầy đủ thông tin, hạn chế tối thiểu rủi ro và đa dạng hoạt động đầu tư.
Như vậy nhà đầu tư luôn đề ra cho mình những lý tưởng đầu tư: Phải sẵn sàn chấp
nhận rủi ro, phải phân tích đầy đủ thông tin khi ra quyết định.. .nhưng lý tưởng đó lại
khác xa thực tế đầu tư của họ, chỉ với thông tin chưa chính thức (giá cổ phiếu đang


nắm giữ rớt mạnh) thì phần lớn đã vội bán cổ phiếu. Nhìn lại lại thị trường cổ phiếu
năm 2013 là giai đoạn bùng nổ. Chúng ta thấy được một điều rằng là các nhà đầu tư

đã không dựa vào những nhận xét đánh giá của chính mình mà đã mua vào một cách
ào ạt. Đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn so với giá trị thật của nó, TTGDCK Hà Nội tăng
gấp 6 lần về khối lượng và 15,8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2012. Nhưng với
nỗi sợ về một thị trường bong bóng các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Chính
phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát thị trường
chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị
trường. Lập tức thị trường phản ứng một cách thoái hóa chỉ trong vòng một tháng
giao dịch đã giảm 22,6%.
Nguyên nhân chính từ thiếu nhận định đầu tư, nhầm lẫn mục đích và tiêu chí
đầu tư của chính cả nhân mình, từ đó thiếu tự tin và chính kiến trong đầu tư. Làm cho
nhà đầu tư có sự thay đổi đầu tư khi rủi ro và những bất lợi diễn ra trên thị trường.
2.2.3 Hành vi không hợp lí mang tính tập thể:
Rất hiếm ở nơi nào mà rất nhiều phiên hoặc chỉ có người bán, hoặc chỉ có
người mua, đã lên thì lên kịch trần và đã xuống thì xuống cũng kịch sàn, đã lên thì dù
có tin xấu cũng bị bỏ qua, xuống thì dù có tin tốt cũng không thể kéo lại.
Thị trường tăng mãnh liệt đã gây sốc cho không ít nhà đầu tư trong nước và
các chuyên gia chứng khoán kể cả những nhà quản lý thị trường. Kéo theo đó sự lo sợ
nguy cơ hĩnh thành bong bóng trên TTCK.
Nhiều nghiên cứu đã được đưa ra, cho rằng TTCK VN vẫn còn mang nặng yếu
tố tâm lý mà ở đây là tâm lý đám đông phản ứng quá mức đối với thị trường. Tất
nhiên đây cũng không phải là đặc sản của VN. Thị trường nhiều nước khác, ngay cả
những nước phát triển, cũng có những giai đoạn tương tự, vấn đề là dường như tâm lý
bầy đàn hiện vẫn chi phối quá nhiều đến hành vi của đa số các nhà đầu tư cá nhân và
ngay cả nhà đầu tư tổ chức.
Quay lại giai đoạn phát triển đỉnh cao của thị trường chứng khoán VN năm
2012, lúc đó dường như phong trào đầu tư rộ lên như là một thứ “mốt”, một “phong
trào” lan truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào trên khắp cả nước. Nhà đầu tư “ăn


chứng khoán, ngủ cũng chứng khoán” rồi người ta kháo nhau rằng “Cứ mua được cổ

phiếu là thắng”... Người nọ thấy người kia chỉ trong chốc lát và quá đơn giản để trở
thành đại gia. Và thế là họ ùn ùn lao vào...
Đến giai đoạn thị trường bắt đầu rơi vào suy thoái và khủng hoảng thì tâm lý
đám đông lại tiếp tục chi phối nhà đầu tư. Sự hoảng sợ và tháo chạy theo số đông tiếp
tục kéo thị trường ngày càng giảm điểm mạnh hơn và tiệm cận về mức đáy khi tâm lý
hoảng sợ kết thúc.
Sức nóng của TTCK còn “hút” cả anh hai lúa, bà bán đậu phông đến ông xích
lô...gom góp tiền dành dụm cả đời đổ vào chơi chứng khoán. Họ biết phân tích cổ
phiếu, biết dự đoán khả năng hoạt động sinh lời của công ty? Không hề! Họ chơi theo
tâm lý bầy đàn. Thậm chí có nhiều người còn mua bán theo cách hoàn toàn bắt chước
các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên điều này cũng chẳng có gì là khó hiểu cả.
Khuynh hướng (bản năng) bầy đàn giải thích tại sao con người lại thích bắt chước
người khác. Khi thị trường lên hoặc xuống, nhà đầu tư cho rằng người khác sẽ có
nhiều thông tin hơn. Và hệ quả của điều này, họ cảm thấy có sự thôi thúc ghê gớm đối
với việc làm theo những gì người khác đang làm. Các nhà tâm lý học cũng đã đưa ra
nghiên cứu cho thấy hành vi đám đông thường có khuynh hướng hành động theo một
số người chủ chốt, có khả năng tiên đoán thị trường. Trong trường họp của TTCK
Việt Nam, “sứ mệnh” đó nhiều lúc được giao cho nhà đầu tư nước ngoài.


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ
3.1. Những sai lầm thường gặp
Một phần quan trọng trong bất cứ chiến lược đầu tư nào đó là xây dựng một
phương pháp hiệu quả nhất khi bán cổ phiếu. Thoạt nghe thì có vẻ dễ dàng nhưng trên
thực tế thì nhiều nhà đầu tư đã mắc phải các sai lầm khiến lợi nhuận của họ tan biến
thành mây khói Bán cổ phiếu là một bước đi bắt buộc trong quy trình đầu tư để thu lợi
nhuận.
Thật đáng tiếc, chứng ta không phải là những chiếc máy tính và khả năng tư
duy phân tích của chúng ta có thể làm cho kết quả bán cổ phiếu tốt đẹp hơn hay tồi tệ
hơn mức trung bình.

Sẽ có không ít lần bạn bán cổ phiếu quá sớm hay bán quá muộn vì chờ giá lên.
Điều này cũng là bình thường khi các quyết định của bạn dựa trên kinh nghiệm hay
cảm tính. Thậm chí không ít trường hợp mọi thứ sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu các quyết
định bán cổ phiếu bị nỗi sợ hãi của bạn ảnh hưởng.
Trên thực tế, rất nhiều nhà đầu tư đã bán cổ phiếu dựa nhiều trên yếu tố cảm
xúc và do vậy đã mắc các sai lầm đáng tiếc. Hãy phân tích các sai lầm khi bán cổ
phiếu dưới đây và chắc chắn bạn sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích:
Một cách để loại bỏ yếu tố cảm xúc ra khỏi thời điểm bán cổ phiếu đó là đặt ra
các mục tiêu giá cao và giá thấp cho việc tái định giá khoản đầu tư. Bạn không nên
nhất thiết phải bán cổ phiếu khi giá tăng lên đến mục tiêu trên nhưng ít nhất bạn nên
xem xét kỹ lưỡng lại,khi đó việc tuân theo các quy tắc cố định khi bán cổ phiếu khi
giá giảm xuống đến một tỷ lệ nhất định có thể giúp bạn ngăn ngừa những khoản thua
lỗ đáng kể.
Rất khó để dự đoán chính xác khi nào thị trường đi lên và khi nào thị trường đi
xuống, cũng như khi nào lên đến đỉnh và khi nào xuống đến đáy. Thậm chí cả khi thị
trường chứng khoán đi theo đúng những chiều hướng chung, cũng sẽ có những ngày
lên cao và những ngày xuống thấp. Việc nỗ lực bán và mua cổ phiếu dựa trên những
dự đoán về sự thay đổi từng ngày là vô cùng khó khăn.


Thuế có thể lấy đi một lượng tiền đáng kể trong các khoản lợi nhuận. Thậm chí
nếu các khoản đầu tư là dài hạn, thông thường các quy định về thuế thường ở mức
15% lợi nhuận thu về.Tuy nhiên, việc tránh các khoản thuế có thể không phải là lý do
tốt để tiếp tục giữ cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Có nhiều chiến lược đầu tư phổ
biến có thể được sử dụng để tránh các gánh nặng về thuế, nhưng thực tế có thể làm
nhằm loại bỏ hoàn toàn mức thuế phải chịu. Do vậy, nếu đã đến thời điểm bán cổ
phiếu, nên quyết tâm thực hiện và đừng quá lo lắng về các khoản thuế.
Danh mục đầu tư chứng khoán cần được đánh giá định kỳ theo những yếu tố
cơ bản nhằm đảm bảo rằng không bỏ lỡ mất các dấu hiệu cho thấy đã đến lúc để bán
cổ phiếu. Một trong những lý do hợp lý để bán cổ phiếu đó là khi xuất hiện những

thông tin xấu về công ty phát hành , nên đánh giá lại khoản đầu tư của mình khi công
ty thay đổi ban quản lý, khi công ty tuyên bố sẽ sáp nhập hay mua lại một công ty
khác, khi các đối thủ cạnh tranh mạnh gia nhập thị trường và khi một vài nhà quản trị
cấp cao bán ra một số lượng lớn cổ phiếu .
Tóm lại, dễ dàng thấy được những sai sót trên thị trường chứng khoán luôn xảy
ra mặc dù không phải khi nào cũng là những sai lầm ngớ ngẩn. Điều quan trọng đối
với một nhà đầu tư giỏi đó là phải biết loại bỏ yếu tâm lý cùng cái tôi cá nhân ra khỏi
quá trình mua bán cổ phiếu, phải định trước mức giá bán để cứ thế mà thực hiện chứ
không để tình cảm xen vào làm hỏng mọi việc.
Quá tự tin vào khả năng dự đoán trước diễn biến của thị trường và hoạt động
của các quỹ đầu tư.
Quá trung thành với những thất bại.
Chỉ nhìn thấy lãi.
Quá thiển cận.
Phớt lờ những chi phí theo thời gian.
Nếu biết nhìn nhận sâu sắc hơn về những sai lầm có thể mắc phải cũng như
những ảnh hưởng của chúng đối với việc kinh doanh, sẽ dễ dàng thành công hơn.
Khó khăn nhất trong việc ra quyết định đầu tư là bạn phải phán đoán được
những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Điều quan trọng là bạn phải học cách phân tích


những dữ liệu, biểu đồ, kết quả kinh doanh hiện tại, rồi định hướng điều gì sẽ xảy ra,
và không lung lay quyết định của mình.
Chỉ những ai mới tham gia thị trường mới chú ý nhiều đến lợi ích ngắn hạn.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào (dù đã tham gia thị trường lâu năm) cũng có thể
có được tầm nhìn dài hạn và dễ dàng trút bỏ tâm lý “mua vào, bán ra và kiếm nhiều
tiền trong thời gian ngắn”.Những nhà đầu tư dài hạn thường chọn chiến lược “mua và
giữ” (buy and hold), tức là thực hiện chiến lược mua cổ phiếu và giữ chúng trong thời
gian rất lâu, bất chấp sự “chao đảo” (nếu có) của chúng trên thị trường chứng
khoán.Không thể nói việc quan tâm đến tầm nhìn dài hạn tốt hơn là quan điểm ưu tiên

lợi nhuận ngắn hạn, hay ngược lại, song nếu bạn là người không có kinh nghiệm,
nguồn tài chính lại không dồi dào, hạn chế về khả năng phân tích và thiếu sự đào tạo
bài bản, và cũng không có niềm ham mê lắm, thì tốt nhất bạn không nên là nhà đầu tư
dài hạn. Đó cũng là lý do giải thích tại sao hầu hết mọi người không phù họp với
ngành nghề đầu tư dài hạn này.
Các công ty lớn thường sở hữu những cổ phiếu tốt nhưng lại không phải là
khoản đầu tư sinh lời nhiều. Có hàng ngàn các công ty nhỏ hiện tại nhung đầy tiềm
năng sẽ trở thành những doanh nghiệp lớn trong tưong lai. Đi cùng với nó đương
nhiên sẽ có rất nhiều cổ phiếu có triển vọng, thuộc hàng blue-chip (cổ phiếu có
giá).Tất nhiên, danh mục đầu tư của bạn không nhất thiết chỉ toàn những công ty có
số vốn nhỏ, nhưng hãy hiểu rằng: ngoài những cái tên nổi tiếng bạn nghe thường
ngày, vẫn còn những công ty ít được mọi người biết tới. Vậy thì bạn hãy quan tâm
đến chúng, vĩ chúng có thể sẽ cho bạn lợi nhuận khổng lồ trong nay mai.Tùy theo
hoàn cảnh của minh, bạn có thể áp dụng một hoặc tất cả các nguyên tắc trên đây để
tìm kiếm cơ hội thành công trong đầu tư trên thị trường chứng khoán. Hy vọng rằng
những nguyên tắc này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn, đưa ra được các quyết định
cẩn trọng hơn và sẽ trở thành nhà đầu tư dài hạn thành công.
Nói tóm lại,để nhà đầu tư thành công trên thị trường chứng khoán thì cần phải
có một tầm nhìn hoạch định chiến lược lâu dài,biết kiểm soát rủi ro. Đặc biệt cần phải
có các nguyên tắc đầu tư riêng như cổ phiếu mua có đặc điểm gì, khi nào mua


bán....Đồng thời phải biết cách quản lỷ tài chính của mình, bao gồm chi bao nhiêu tiền
để đầu tư, huy động nguồn vốn bằng cách nào, kế hoạch giải ngân ra sao....Phải biết
cắt lồ, chốt lãi tại thời điểm lời. Có chế độ làm việc độc lặp và kiên trì.
II. Những giải pháp và kiến nghị đề xuất
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải hơn 10 năm phát triển,tuy nhiên khái
niệm thị trường chứng khoán vẫn còn xa lạ với khá nhiều người.Để thị trường chứng
khoán thực sự phát triển và đi vào có chiều sâu,nên trang bị về kiến thức cũng như
kinh nghiệm cho các nhà đầu tư.

Về kiến thức:
Đầu tiên các nhà đầu tư phải nắm rõ và am hiểu về luật chứng khoán, hiểu rõ
và đúng các khái niệm cơ bản về chứng khoán,có kiến thức cơ bản về tài chính-ngân
hàng,để có thể phân tích, đọc hiểu các bảng báo cáo tài chính,bản cân đối kế toán.Học
cách đọc bảng, tính các chỉ số cơ bản của chứng khoán. Tiếp theo phải học các thủ
thuật lướt sóng,các kinh nghiệm của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Điều
quan trọng là phải thường xuyên thu nhập thông tin để có cái nhìn đúng và toàn diện
về thị trường
3.2 Biết phân tích chỉ số của công ty phát hành chứng khoáng
Những người chơi chứng khoán thường sử dụng những chỉ số cơ bản về hoạt
động kinh doanh của những công ty phát hành cổ phiếu để xác định cổ phiếu được
đánh giá đúng mức hay quá mức. Tuy nhiên, sẽ là không đủ nếu chỉ xem xét một chỉ
số nào đó, cần phải đánh giá tổng thể tất cả các chỉ số mới có thể đưa ra được kết luận
gần đúng rằng: loại cổ phiếu này có đáng mua hay không. Một số cách phân tích:
Chỉ số P/E
Dòng tiền rỗi
Khấu trừ nợ
Biết chọn thời điểm bán cổ phiếu
Phần lớn những người mới chơi chứng khoán đều không biết chính xác khi nào
cần phải bán cổ phiếu. Thực tế thì việc chọn thời điểm bán thường khó hơn thời điểm
mua. Nhưng chính điều này mới quyết định lợi nhuận của những người chơi cổ phiếu


Phần lớn những người mới chơi chứng khoán đều không biết chính xác khi nào cần
phải bán cổ phiếu. Thực tế thì việc chọn thời điểm bán thường khó hơn thời điểm
mua.Nhưng chính điều này mới quyết định lợi nhuận của những người chơi cổ phiếu
Xác định mức giá bán
Các chuyên gia khuyên: khi mua cổ phiếu của một hãng nào đó, nên định ngay
giá có thể bán được chứng, có thể xác định mức giá này dựa vào những bảng phân
tích của các nhà băng hoặc các công ty môi giới chứng khoán.

Giới hạn tổn thất
Khi giá thị trường thay đổi, mức stop loss cũng có thể thay đổi theo nhưng
khoảng phần trăm chênh lệnh giữa chúng không đổi. Bằng cách này, người chơi
chứng khoán luôn biết số lợi nhuận thấp nhất mà anh ta có thể nhận được.
Kiểm tra bản thân
Người chơi chứng khoán cần phải hiểu rõ tại sao anh ta mua cổ phiếu và định
kỳ kiểm tra lại những nguyên nhân dẫn đến quyết định mua xem chúng còn tồn tại
không.


LIÊN KẾT
Thị trường chứng khoán là canh bạc đối với những người không cần mất công
hiểu biết về nó, nhưng thật ra nó là một trò chơi đầy trí tuệ và mất nhiều công sức. Nó có
thể là con đường để nhà đầu tư đạt đỉnh vinh quang nhưng cũng có thể là nơi gieo mình
xuống vực thẳm.
Trong các lý thuyết về tài chính và kinh tế, có giả thuyết nổi tiếng "Random walk"
(Bước đi ngẫu nhiên). Giả thuyết này coi thị trường chứng khoán là một quy trình ngẫu
nhiên. Theo đó, tiền bạc không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đì trên thị
trường chứng khoản mà nỏ chi chuyển giao từ nhà đầu tư này sang nhà đầu tư khác. Lợi
nhuận của "trò chơi chứng khoán" luôn đi kèm theo rủi ro. Nhiều nhà đầu tư thu lời lớn
từ thị trường chứng khoán thì cũng có nhiều người ngậm ngùi thấy tiền trong tài khoản
cứ đội nón ra đi. Việc giữ vũng tâm lý và có các phân tích cẩn thận quyết định đầu tư và
bán rõ ràng sẽ giúp ích cho nhà đầu tư. Qua kết quả nghiên cứu có thể thấy tâm lý có sự
ảnh hưởng lớn đến quyết định nhà đầu tư.

17




×