Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

6 đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 có lời giải chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 32 trang )

SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÕ NGUYÊN GIÁP
ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2018
BÀI THI: NGỮ VĂN
Thời gian: 120 phút(không kể thời gian phát đề)
(Đề thi gồm có 02 trang, 06 câu)

Họ và tên thí sinh: .................................. Số báo danh:.......................
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) … Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.
(2) Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải tranh thủ
sống đến từng giây của cuộc đời. Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ
đi ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một
phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng chờ đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra? Đợi khi
xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh
trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người
trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một
cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng
những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm
của em…
(3) Vì vậy, hãy cứ bình tâm, em nhé. Cuộc đời ta cũng như rượu vang vậy. Có những loại
vài tháng là uống được. Nhưng cũng có loại phải lưu giữ rất nhiều năm để đạt độ chín cần thiết.
Điều quan trọng không phải là sớm hay muộn, mà là đúng lúc. Bởi mọi thứ đều có thời điểm của
riêng nó. Vì rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm…
(4) Tôi nhớ có một câu danh ngôn, đại ý rằng: “Bạn sẽ có được con gà con lông vàng mũm
mĩm bằng cách ấp trứng, chứ không phải bằng cách đập vỡ cái trứng ra”. Vậy thì đó là lý do tại
sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người phải chín


tháng mười ngày mới nên rời lòng mẹ. Đó cũng là lý do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười
hai năm miệt mài trên ghế nhà trường, của một mối tình thiết tha còn chưa chịu hé lộ. Và của rất
nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc đời.
(5) Mọi vật đều có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian. Nếu trái chưa chín thì
đừng nên hái. Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn
đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác động…
(Theo Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2016, tr84-87)
Câu 1. Câu văn nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích?
Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn thứ (2) của đoạn
trích.
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu nói: rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm?
Câu 4. Quan điểm: “Mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó” giúp anh/ chị rút ra bài học gì cho bản
thân? (Trình bày ngắn gọn trong 5-7 dòng)
II. LÀM VĂN ( 3.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200
chữ) trình bày suy nghĩ về thông điệp “Sống là phải biết chờ đợi”.
Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:
Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,


Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Vội vàng – Xuân Diệu – Ngữ văn 11, tập hai, NXB GD, tr23)

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Sóng – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 12 tập một, NXB GD, tr 156)
Từ đó anh/chị hãy bình luận ngắn gọn về quan niệm sống của hai tác giả.
--------------------------HẾT------------------------


SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
VÕ NGUYÊN GIÁP

Phần

Câu
1

I
2

3

4

II


1

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2018
HƯỚNG DẪN CHẤM
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN

Nội dung
Điểm
Câu văn nêu lên ý khái quát của đoạn trích là: Nhưng em biết không, đừng
0,5
vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ đi ý nghĩa của sự chờ đợi.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ (2) là Lặp cú pháp (lặp lại
0.25
cấu trúc câu: Đợi…, vì biết …).
Tác dụng của phép lặp cú pháp: Nhấn mạnh ý nghĩa của sự chờ đợi, những
0,5
khoảng thời gian chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời, là không bao
giờ vô nghĩa, chờ đợi để đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Có thể hiểu câu nói: rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm như
0,75
sau:
- Nếu biết chưng cất, lưu giữ rượu nhiều năm để đạt đến độ chín cần thiết
thì sẽ được thưởng thức rượu ngon (vì rượu quý càng để lâu càng thơm,
càng nồng, càng ngon).
- Nếu chịu khó kiên nhẫn, biết chờ đợi, vào những thời điểm thích hợp,
chúng ta sẽ nhận được những những món quà, những may mắn, phần
thưởng trong cuộc sống.
HS rút ra ít nhất 01 bài học cho bản thân từ quan điểm của tác giả: “Mọi vật
1,0

đều có thời điểm của nó”.
Gợi ý: Tham khảo các hướng trả lời sau:
- Mọi vật đều có thời điểm của nó, do đó mỗi người muốn thành công phải
biết chọn thời điểm đúng lúc để hành động.
- Mọi vật đều có thời điểm của nó, do đó nếu chưa có thời cơ chín muồi thì
chúng ta đừng nên nôn nóng, vội vàng đốt cháy giai đoạn rút ngắn thời gian
sẽ dẫn tới những việc làm hấp tấp, hồ đồ gây những tổn thất nghiêm trọng.

Viết bài văn nghị luận bày tỏ ý kiến về thông điệp: Sống là phải biết chờ
đợi.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sống là phải biết chờ đợi.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
Giải thích:
- Sự chờ đợi: mong ngóng, trông đợi ai đó, điều gì đó sẽ đến, sẽ xảy
ra, thường là những điều thuận lợi, tốt đẹp với sự kiên nhẫn, bình tâm, tin
tưởng.
- Sống là phải biết chờ đợi: đó là một triết lí sống, một thông điệp
sống có ý nghĩa, khuyên con người nên nhẫn nại, bình tâm, dành trong đời
mình những khoảng lặng chờ đợi.

0.25



Bàn luận:
* Vì sao “Sống là phải biết chờ đợi”:
- Vì mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó, sự vận động, phát triển của
đời sống luôn thuận theo quy luật, con người không thể đi ngược lại, mà
phải tuân thủ quy luật, phải biết đợi chờ để mọi thứ được trôi chảy thuận
theo lẽ tự nhiên.
- Vì xã hội có những quy định để thiết lập nên trật tự, sự công bằng, mỗi
người cần phải có ý thức hành xử đúng đắn, không vượt ra khỏi giới hạn
của những khuôn khổ, biết chờ đợi nghĩa là chấp hành pháp luật, tôn trọng
mình và tôn trọng người khác, tạo ra sự bình ổn, an toàn.
* Ý nghĩa của sự chờ đợi:
- Biết chờ đợi, con người sẽ hạn chế được những trạng thái tiêu cực; giữ
được sự cân bằng cảm xúc, tạo cảm giác bình tâm, an yên trước những sóng
gió, va đập của cuộc sống.
- Biết chờ đợi, con người sẽ tận dụng được khoảng lặng để bồi đắp cho
chính mình và học cách khám phá điều sẽ xảy ra.
- Biết chờ đợi không có nghĩa là thụ động trông chờ theo kiểu “há miệng
chờ sung” mà không có sự nỗ lực cố gắng của bản thân.
Bài học nhận thức và hành động:
- Không tham lam mưu cầu và tranh giành quyền lợi với sự nóng vội, bất
chấp. Biết nhẫn nại chờ đợi để được nhận những món quà bất ngờ từ cuộc
sống.
- Phải biết thời điểm “đúng lúc” để nắm bắt thời cơ, biến thời gian chờ
đợi thành tích lũy để hành động.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu (đảm bảo chính xác, đúng quy tắc)

2

0.5


0.25

0,25

e. Sáng tạo (có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về
vấn đề nghị luận)
Cảm nhận hai đoạn trích trong Vội vàng (Xuân Diệu) và Sóng (Xuân
Quỳnh). Từ đó, bình luận ngắn gọn về quan niệm sống của hai nhà thơ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: có đủ mở bài, thân bài, kết luận

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về hai đoạn thơ và từ đó
bình luận ngắn gọn về quan niệm sống của hai tác giả.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao
tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
1. Cảm nhận về hai đoạn thơ:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Xuân Diệu (1916-1985)- một trong ba đỉnh cao của phong trào Thơ
Mới 1932 - 1945. Ông được đánh giá là "nhà thơ mới nhất trong các nhà
thơ Mới" bởi những cách tân cả về tư tưởng và bút pháp nghệ thuật.
"Vội vàng" là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng tháng
Tám, được coi là tuyên ngôn sống, tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ.
- Xuân Quỳnh (1942-1988) là một trong những gương mặt tiêu biểu của
thế hệ thơ trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ

0,5

0,25


0,5


tính, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn nhiên, chân thành,
đằm thắm, da diết trong khát vọng hạnh phúc đời thường.
Bài thơ “Sóng” được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế ở vùng
biển Diêm Điền (Thái Bình), là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân
Quỳnh.
- Cả 2 đoạn thơ trên đều là đoạn kết của hai tác phẩm, thể hiện cảm xúc
tình yêu, cảm xúc sống mãnh liệt.
* Đoạn thơ trong Vội vàng của Xuân Diệu:
- Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hiến tận hưởng cuộc
đời một cách cuồng nhiệt. Như một tuyên ngôn của lòng mình, nhà thơ tự
xác định một thái độ sống gấp, tận hưởng vì cảm nhận cái hữu hạn của cuộc
đời (Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm); ý thức chiếm lĩnh, tận hưởng
cuộc sống ở mức độ cao nhất (chếnh choáng, đã đầy, no nê), những gì tươi
đẹp nhất (mùi thơm, ánh sáng, thời tươi).
- Thể thơ tự do với những cách tân nghệ thuật độc đáo: điệp từ, điệp cấu
trúc câu, động từ mạnh; từ láy giàu sắc thái biểu cảm; nhịp điệu nhanh, hối
hả; giọng điệu sôi nổi, bồng bột góp phần thể hiện sự tuôn trào bất tận của
cảm xúc…
* Đoạn thơ trong Sóng của Xuân Quỳnh:
- Đoạn thơ thể hiện thấm thía nỗi âu lo khắc khoải về sự trôi chảy của
của thời gian và sự ngắn ngủi, mong manh của kiếp người, từ đó bày tỏ một
ước vọng lớn lao, cao cả trong tình yêu: ước mong được tan hòa cái tôi nhỏ
bé – con sóng cá thể, thành cái ta chung rộng lớn – “trăm con sóng” giữa
biển cả mênh mông. Những câu thơ có tính chất tự nhủ mình gợi cách sống,
tình yêu mãnh liệt, hết mình: mong muốn được tan hòa vào tình yêu lớn lao
của cuộc đời. Đó là cách để tình yêu trở thành bất tử.

- Thể thơ năm chữ giàu nhạc điệu, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng,
giọng điệu trữ tình sâu lắng kết hợp với những biện pháp tu từ đặc sắc…
* So sánh:
- Điểm tương đồng: Hai đoạn thơ đều bộc lộ cảm xúc mãnh liệt, những
suy ngẫm trước cuộc đời. Đây là hai đoạn thơ có sự kết hợp giữa cảm xúc
và luận lí, giữa trữ tình và triết lí.
- Điểm khác biệt: không chỉ nằm ở phong cách thơ (Xuân Diệu sôi nổi,
mãnh liệt đầy nam tính, Xuân Quỳnh thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính) mà còn
trong cách “ứng xử” của mỗi nhà thơ: trước sự “chảy trôi”của thời gian,
Xuân Diệu chọn cách sống chiếm lĩnh, tận hưởng, Xuân Quỳnh lại thể hiện
khát vọng muốn được tan hòa cái riêng vào cái chung để tình yêu trở thành
bất tử…
2. Bình luận về quan niệm sống của hai tác giả:
- Quan niệm sống mới mẻ, táo bạo: Với Xuân Diệu sống là phải mãnh liệt,
hết mình, quý trọng từng giây từng phút của cuộc đời, tận hưởng những thứ
cuộc sống ban tặng; Xuân Quỳnh mong ước hóa thân, tan hòa cũng là mong
ước được sống hết mình, sống mãnh liệt với tình yêu vĩnh hằng.
- Quan niệm xuất phát từ nhân sinh quan tiến bộ, tích cực của hai nhà thơ:
Ý thức về cái Tôi cá nhân của Xuân Diệu thoát ra sự ràng buộc của quan
niệm phong kiến; lẽ sống đẹp về dâng hiến, hi sinh, ý thức trách nhiệm của

0,75

0,75

0,75

0,75



cá nhân đối với cộng đồng của nhà thơ Xuân Quỳnh trong thời đại chống
Mỹ.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu (đảm bảo chính xác, đúng quy tắc)
e. Có cách diễn đạt sáng tạo biết cảm nhận 2 đoạn trích trong sự so sánh,thể
hiện suy nghĩ mới mẻ, sâu sắc về vấn đề nghị luận)

0,25
0,5


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) (…)Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể
tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí
còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta chưa thể lí giải. Đó chính là TÌNH
YÊU.
(2) Khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết chung cho vũ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình
nhưng mạnh mẽ nhất này. Tình yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận
nó. Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu là sức mạnh, bởi nó
phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỷ mù quáng.
Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có thể khiến chúng ta sống và chết. Tình yêu là Chúa và Chúa

cũng là tình yêu.
(3) Loại lực này giải thích mọi điều và thổi ý nghĩa vào cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ
qua nó quá lâu. Có lẽ là do chúng ta vẫn duy trì nỗi sợ trước một thứ con người không thể nào hiểu
và kiểm soát được. (…)
(4) Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế
giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất.
(5) Có thể chúng ta chưa sẵn sàng để tạo ra một quả bom tình yêu, một thiết bị đủ mạnh để hoàn
toàn phá hủy sự ghét bỏ, ích kỷ và tham lam đang tàn phá hành tinh này. Dù vậy, mỗi con người vẫn
luôn mang trong mình một chiếc máy phát tình yêu vô cùng mạnh mẽ và luôn sẵn sàng để được giải
phóng.(…)
(Trích Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 2. Trong đoạn trích, Albert Einstein đã chia sẻ với con gái về phát hiện mới mẻ gì? (0.5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra các phương thức liên kết được sử dụng trong đoạn văn (3). (1.0 điểm)
Câu 4. Theo anh/chị, thông điệp sâu sắc nhất của văn bản trên là gì? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến được nêu ở phần
Đọc hiểu: Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ
thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất.

Câu 2 (5.0 điểm)


Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau:
(…) Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như
người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không
phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói
vào hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra,

xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét
tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một
góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy
ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân,
tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với
hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ
lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa
che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy
hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra
giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. (…)
(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục, tr.30)
(…) Bát cháo húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa. Hắn thấy mình đẫm
bao nhiêu mồ hôi. Mồ hôi chảy ra trên đầu, trên mặt, những giọt to như giọt nước. Hắn đưa tay áo
quệt ngang một cái, quệt mũi, cười rồi lại ăn. Hắn càng ăn, mồ hôi lại càng ra nhiều. Thị Nở nhìn
hắn, lắc đầu, thương hại. Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ôi
sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người?
Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp đi, hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lí cũng thay đổi
cả tâm lí nữa? Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác, phải là kẻ mạnh. Hắn đâu còn
mạnh nữa. Và có lúc hắn ngẫm mình mà lo. Xưa nay hắn chỉ sống bằng giật cướp và dọa nạt. Nếu
không còn sức mà giật cướp, dọa nạt nữa thì sao? Đã đành, hắn chỉ mạnh vì liều. Nhưng hắn mơ hồ
thấy rằng sẽ có một lúc mà người ta không thể liều được nữa. Bấy giờ mới nguy! Trời ơi! Hắn thèm
lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Thị có thể
sống yên ổn với hắn thì sao người khác lại không thể được. Họ sẽ thấy rằng hắn cũng có thể không
làm hại được ai. Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương
thiện. Hắn băn khoăn nhìn thị Nở, như thăm dò. Thị vẫn im lặng, cười tin cẩn. Hắn thấy tự nhiên
nhẹ người. (…)
(Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục, tr.151)
Từ đó, anh/chị hãy làm rõ nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo của mỗi nhà văn qua văn bản?
----------Hết--------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ, tên thí sinh: ………………………………; Số báo danh: ………………………………
Chữ kí của cán bộ coi thi 1: …………........; Chữ kí của cán bộ coi thi 2: ………….............


SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 2
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC

KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
(Đáp án – thang điểm gồm có 03 trang)

Phần Câu
Nội dung
I
ĐỌC HIỂU
Chỉ ra được phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận.
1
Trong đoạn trích, Albert Einstein đã chia sẻ với con gái phát hiện về một loại
2
lực vô cùng mạnh mẽ, bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, đó chính là
Tình yêu.
Các phương thức liên kết được sử dụng ở đoạn văn (3): thế (nó, một thứ thay
3
cho loại lực này; nối (tuy nhiên, có lẽ là), lặp (chúng ta).
Làm rõ được thông điệp sâu sắc từ văn bản: Tình yêu là nguồn năng lượng vô
4
hạn, nguồn sức mạnh vô tận. Hãy yêu thương nhau nhiều hơn; có lí giải hợp
lí, thuyết phục về sức mạnh và vai trò quan trọng của của tình yêu.

II
LÀM VĂN
Trình bày suy nghĩ về ý kiến: Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm
1
ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài
khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân
– hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vai trò quan trọng của tình yêu trong cuộc sống con người.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận
theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò, ý nghĩa của tình yêu đối với cá
nhân, xã hội và toàn nhân loại. Có thể theo hướng sau:
- Tình yêu giúp con người có sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để
đi tới thành công; giúp ta xích lại gần nhau để dựng xây một cuộc sống tốt
đẹp hơn.
- Tình yêu giúp nhân loại xóa bỏ chiến tranh, hận thù, đau khổ, bảo vệ sự
trường tồn mãi mãi của Trái đất này.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; dẫn

Điểm
3.0
0.5
0.5


1.0
1.0

7.0
2.0

0.25

0.25
1.0

0.25
0.25


2

chứng tiêu biểu, thuyết phục.
Cảm nhận hai đoạn văn trong Vợ nhặt và Chí Phèo, làm rõ tư tưởng
nhân đạo của mỗi nhà văn qua văn bản.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Sự đổi thay của Tràng sau khi có vợ; của Chí Phèo sau cuộc tình với thị Nở
và được thị ân cần chăm sóc. Qua đó làm sáng tỏ tư tưởng nhân đạo của mỗi
nhà văn.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu ngắn gọn về hai tác giả, tác phẩm, đoạn trích

*Cảm nhận hai đoạn văn:
Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu
sau:
* Điểm giống nhau:
- Về nội dung: Hai đoạn văn đều tập trung miêu tả sự thay đổi có tính chất
bước ngoặt về tâm lí của nhân vật Tràng sau khi có vợ và của Chí Phèo trước
sự chăm sóc ân cần của thị Nở:
+ Tràng thấy trưởng thành trong nhận thức và suy nghĩ. Sự kiện có vợ đã
khiến anh cảm thấy yêu thương và gắn bó với căn nhà của mình. Lần đầu
tiên, Tràng ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình, với vợ con; anh
quên đi cái đói đang chực chờ trước mặt để tin vào một cuộc sống tươi đẹp ở
phía trước …
+ Sau cuộc tình với thị Nở và trước sự chăm sóc ân cần của thị, lần đầu tiên
Chí Phèo thức tỉnh để bước ra khỏi cuộc đời của một con quỷ dữ; lần đầu tiên
ở Chí đã thức dậy khao khát được trở về làm người lương thiện, khao khát
làm hòa với mọi người, thắp lên niềm hi vọng được trở về với cái xã hội bằng
phẳng, thân thiện của những người lương thiện …
- Về nghệ thuật: Cả hai đoạn trích đều đặc biệt thành công ở nghệ thuật miêu
tả diễn biến tâm lí nhân vật, miêu tả những đổi thay về suy nghĩ, nhận thức,
khao khát của Tràng và Chí Phèo trước sự tác động của tình yêu, tình người
và hạnh phúc …
* Sự khác biệt:
+ Sự kiện có vợ đã đưa lại cho Tràng niềm lạc quan, vượt lên nạn đói khủng
khiếp năm 1945 để tin tưởng vào tương lai. Hình ảnh lá cờ đỏ bay phấp phới
ở cuối tác phẩm là niềm lạc quan vào cuộc sống mà nhà văn Kim Lân muốn
gieo lại trong lòng của những con người nghèo khổ như bà cụ Tứ, Tràng và
người vợ nhặt. Đó cũng chính là sự gợi mở con đường giải phóng cho nhân

5.0
0.25


0.5

0.5
2.0


dân lao động của văn học cách mạng sau 1945.
+ Cuộc tình và sự chăm sóc ân cần của thị Nở khơi dậy khao khát làm người
lương thiện nhưng đồng thời sau đó lại khiến Chí Phèo nhận rõ bi kịch cay
đắng của cuộc đời mình: anh không thể trở về làm người lương thiện được
nữa. Cái chết đau đớn của Chí ở cuối tác phẩm là sự bế tắc, luẩn quẩn và bi
kịch không lối thoát của số phận người nông dân Việt Nam trong văn học
hiện thực phê phán trước 1945.
*Bình luận tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn qua văn bản
Thí sinh cần bình luận hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
- Lòng yêu thương con người của nhà văn Kim Lân chủ yếu thể hiện ở
phương diện khẳng định niềm khao khát sống, khao khát hạnh phúc và niềm
lạc quan vào cuộc sống ở tương lai kể cả khi họ đang phải đối diện với nguy
cơ chết đói, bị hủy diệt.
- Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao chủ yếu thể hiện ở niềm tin vào
bản tính tốt đẹp của con người. Qua văn bản, nhà văn muốn khẳng định một
thông điệp: con người dù bị đẩy vào tận cùng của cái xấu vẫn có khả năng
hoàn lương nếu có lòng cảm thông, chia sẻ và yêu thương của những người
xung quanh.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
TỔNG ĐIỂM: 10.0

----------Hết-----------

1.0

0.25
0.5


SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH
TỔ: NGỮ VĂN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC: 2017 – 2018
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể phát đề)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (03 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:
Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên, một
cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung không phải dễ nhất trí. Song
có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó
là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn,
nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… Nhưng, tất cả
đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong
cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử
của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong
tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng
đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội… Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được
sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu

tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống
dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong
cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời
hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở
thành những bài học luân lí, những tình cảm, những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày
của mỗi con người. Những lời răn dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình,
những hành vi thị phạm của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa
trẻ, những thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và,
trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia
phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác…
Cùng với gia đình là nhà trường. Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và
phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường không chỉ đóng khung trong
những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô khan… Truyền thống nhân văn, đạo lí làm
người, nghĩa tình trong gia đình, lòng ham học,… thông qua những câu chuyện truyền thống
thấm thía được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi
thành viên trong cộng đồng.


(Trích Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theo Bài tập Ngữ Văn 12, tập 1, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 – 43)
Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0.5 điểm): Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu thế
nào về truyền thống?
Câu 3 (1.0 điểm): Theo tác giả, làm thế nào để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh
trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau?
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng truyền thống là của chìm, là kho
báu của mỗi dân tộc?
PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của truyền thống trong xã hội

ngày nay.
Câu 2 (5.0 điểm):
Dẫu xuôi về phương bắc
Con sóng dưới lòng sâu

Dẫu ngược về phương nam

Con sóng trên mặt nước

Nơi nào em cũng nghĩ

Ôi con sóng nhớ bờ

Hướng về anh – một phương

Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh

Ở ngoài kia đại dương

Cả trong mơ còn thức

Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở

(Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, NXBGD, trang 115 – 116)
Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình
yêu.



HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.
Câu 2: Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu về truyền
thống là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế,
khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là
một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm
linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản
lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người.
Câu 3: Theo tác giả, để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay
và mãi mãi về sau cần phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy,
thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng
đồng. Tác giả có đưa ra:
+Học tập cha ông, truyền bài dạy về truyền thống vào những câu hát ru, bài ca dao; những
đứa trẻ được nghe ngay từ nhỏ. Dần dần những truyền thống đó ngấm vào tinh thần trở
thành những bài học luân lí, những tình cảm và tín niệm trong mỗi con người chi phối cách
ứng xử.
+Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống. Cần truyền
bài học truyền thống qua những câu chuyện truyền thống mà con người được thấm thía từ
tuổi thơ.
Câu 4: Truyền thống là của chìm, là kho báu của mỗi dân tộc có thể được hiểu như sau:
+Truyền thống là của chìm: Truyền thống đã ẩn mình, ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi
dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng
chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người.
+Truyền thống là kho báu: truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức,
truyền thống mang một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng
xã hội và mỗi cá thể trong xã hội
PHẦN II: LÀM VĂN
Câu 1:

 Yêu cầu về hình thức
- Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu


- Hiểu đúng yêu cầu của đề, có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận. Thí sinh có thể làm bài theo
nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ
xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
 Yêu cầu về nội dung
* Giới thiệu vấn đề.
_Truyền thống là đức tính, tập quán, tư tưởng, lối sống,… được truyền từ thế hệ này sang thế
hệ khác và được bảo tồn, phát huy.
_Sức mạnh của truyền thống chính là những mặt tích cực mà những giá trị truyền thống đem
lại cho cá nhân và xã hội.
* Phân tích vấn đề.
_Truyền thống có sức mạnh vô cùng lớn đối với cá nhân và xã hội.
+ Đối với mỗi cá nhân, nếu được nuôi dưỡng bằng những truyền thống tốt đẹp, mỗi cá nhân
sẽ có cách sống, lối ứng xử đẹp và văn minh.
+ Đối với toàn xã hội: Khi những truyền thống tôt đẹp được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân
trong xã hội thì xã hội đó sẽ bớt đi những tệ nạn, con người trong xã hội sẽ biết sống một
cách văn minh với nhau. Trong những hoàn cảnh nhất định, khi truyền thống được nuôi
dưỡng đủ lớn, được phát huy đúng thời điểm, nó sẽ giúp quốc gia, dân tộc đó bước qua
những thời kì khó khăn và đạt được những bước tiến lớn.
_Tại sao truyền thống lại có sức mạnh lớn như vậy?
+ Truyền thống là những tinh hoa được ông cha ta đúc kết tự bao đời.
+ Truyền thống được nuôi dưỡng tức là nó đã ăn sâu, ngấm vào cả đời sống tinh thần lần vật
chất của mỗi cá nhân.
_Dẫn chứng :
+ Truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
+ Truyền thống “Thương người như thể thương thân”.

+ Truyền thống hiếu học.

_Nếu truyền thống không được nuôi dưỡng trong mỗi cá nhân, mỗi một cộng đồng thì coi
như cộng đồng đó không có chỗ để nương tựa, để bấu víu.
_Làm thế nào để phát huy được sức mạnh truyền thống:
+Cần có thái độ tôn trọng với những giá trị truyền thống tốt đẹp.
+Tổ chức các lễ hội truyền thống để gìn giữ những nét văn hóa.


+Trong nhà trường cần giáo dục về truyền thông thông qua những bài học, những câu
chuyện.
* Bàn luận, mở rộng.
Phê phán những hành động đi ngược lại những giá trị truyền thống
* Bài học liên hệ bản thân.
Anh/chị đã có những hoạt động nào thể hiện việc phát huy sức mạnh truyền thống?
* Kết luận.
Sức mạnh truyền thống là vô cùng to lớn với mỗi cá nhân, cộng đồng. Chúng ta cần có thái
độ, nhận thức đúng đắn để phát huy những giá trị truyền thống, xây dựng xã hội tốt đẹp, văn
minh.
Câu 2:
 Yêu cầu về hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm
tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
 Yêu cầu về nội dung:
I. Mở bài
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm:
_Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại và là một trong số
những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
_Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi

tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời
thường.
_Sóng là một trong những thi phẩm đặc sắc của nữ sĩ.
_Đoạn thơ trên không chỉ cho ta thấy những cung bậc cảm xúc trong tình yêu qua thế giới
cảm nhận của tác giả mà còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
II. Thân bài
1. Giới thiệu khái quát về tác phẩm Sóng
* Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ:
_Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình),
là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh
_Bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
* Nội dung, nghệ thuật:


Bằng ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm; thể thơ 5 chữ cô đọng, hàm súc và hình tượng sóng, bài thơ
diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách
của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Qua đó ta thấy được tình yêu là một thứ tình cảm
cao đẹp, là hạnh phúc lớn lao của con người.
2. Phân tích đoạn trích
* Nỗi nhớ da diết, cháy bỏng trong tình yêu => khát vọng yêu thương chân thành:
- Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nỗi nhớ gắn với không gian “dưới lòng sâu”, “trên mặt
nước”, với “bờ”; nó bao trùm cả thời gian “ngày đêm không ngủ được”, và xâm chiếm tâm
hồn con người, ngay cả trong vô thức “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức”. Một
tiếng “nhớ” mà nói được nhiều điều. Em đã hoá thân vào sóng. Sóng đã hoà nhập vào tâm
hồn em để trở nên có linh hồn thao thức.
- Đây là khổ duy nhất trong bài có đến 6 câu thơ, sự phá cách ấy đã góp phần diễn tả sự trào
dâng mãnh liệt của nỗi nhớ trong tình yêu.
* Sự thủy chung son sắt trong tình yêu:
_ Khổ 6 là tiếng nói thủy chung son sắt trong tình yêu:
“Dẫu xuôi về phương Bắc


Hướng về anh – một phương”
_Các danh từ chỉ hướng “Bắc – Nam” đã gợi ra sự xa cách. Cách nói ngược xuôi Bắc, ngược
Nam dường như đã hàm chứa trong nó những éo le, diễn tả những thường biến của cuộc đời.
_Đối lập lại với cái thường biến ấy là sự bất biến “Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh –
một phương”. Với cô gái đang yêu, dường như không còn khái niệm phương hướng địa lý mà
chỉ còn một phương duy nhất – “phương anh”.
-> Tiếng lòng thủy chung son sắt, khẳng định tình yêu bất biến, trường tồn với thời gian.
* Niềm tin vào tình yêu và cuộc đời
_Khổ 7 thể hiện niềm tin của tác giả vào tình yêu và cuộc đời.
_Xuân Quỳnh đã soi chiếu vào sóng để tìm ra sự tương đồng giữa lòng em và sóng.
_Cặp hình ảnh ẩn dụ “sóng – bờ” ở đây được sử dụng rất mới mẻ dù đã được nói đến nhiều
trong ca dao, thơ cũ. Nếu trong ca dao, sóng/ thuyền/đò là ẩn dụ cho người con trai, bờ/bến
ẩn dụ cho người con gái; thì ở đây “sóng” lại là hình ảnh của người con gái, “bờ” là niềm
hạnh phúc sum vầy


_Cách nói đối lập “Dù” và đảo cấu trúc “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở” thay
vì “Dù muôn vời cách trở/ Con nào chẳng tới bờ” khiến câu thơ như một tiếng dặn lòng: luôn
phải vượt lên, đứng trên những khó khăn, trắc trở để gìn giữ hạnh phúc của mình.
_Như vậy, trong khổ thơ, ta không chỉ thấy vẻ đẹp của một tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà
còn thấy được sự chủ động đầy mạnh mẽ của người con gái khi yêu.
3. Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu
_Nỗi nhớ vô biên, tuyệt đích của một tình yêu chân thành, mãnh liệt. _Luôn luôn thủy chung
trong tình yêu.
_Dù trải qua nhiều đắng cay, đổ vỡ trong tình yêu, nhưng người phụ nữ ấy vẫn hồn nhiên, tha
thiết yêu đời, vẫn ấp ủ hi vọng và niềm tin vào hạnh phúc tương lai.
4. Đánh giá
Qua hình tượng song với nhiều trạng thái phức tạp, những cung bậc tình cảm của người phụ
nữ đang yêu được thể hiện sinh động và cụ thể. Đồng thời qua đó ta cũng thấy một tình yêu

chân thành, mãnh liệt, đầy nữ tính và nhân văn.
III. Kết bài
_Với thể thơ 5 chữ âm điệu nhịp nhàng, dào dạt như những đợt song biển, sóng lòng bồi hồi
da diết; hình ảnh thơ mộc mạc, giàu ẩn dụ, nhân hóa tài hoa nhà thơ Xuân Quỳnh đã cho
người đọc thấy được những cung bậc cảm xúc trong tình yêu và vẻ đẹp tâm hồn của người
phụ nữ khi yêu.
_Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ độc giả.


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề thi có 2 trang)

KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
NĂM HỌC 2017 - 2018 (LẦN 1)
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
“Michael Dowling là chủ tịch hội đồng quản trị của một trong những ngân hàng lớn
nhất tiểu bang Minnesota và từng được phòng Thương mại Hoa kỳ bầu chọn là vị lãnh đạo
tiêu biểu của năm… Một lần, ông được mời đến thăm các thương bệnh binh ở thành phố
Luân Đôn – những con người đã phải đối mặt với thế chiến II khốc liệt.
Mở đầu buổi nói chuyện, Michael nói với các khán giả của ông rằng thương tích mà
họ đang gánh chịu chẳng đáng là gì, rằng thay vì chìm đắm trong đau khổ, thất vọng họ hãy
đứng lên, hăng hái trở lại và tiếp tục cống hiến cho cuộc sống. Ngay lập tức nhiều tiếng xì
xào phản đối nổi lên...

Rất bình thản, Michael tiếp tục bài phát biểu của mình. Ông khuyên họ hãy giữ vững
niềm tin vào bản thân và tự đặt ra những mục tiêu để phấn đấu. Khi ông kết thúc, cơn thịnh
nộ của các thương bệnh binh lên đến đỉnh điểm. Họ lớn tiếng phản đối chê bai lẫn thóa mạ
ông. Nhưng lạ thay, vị chủ tịch không hề nao núng. Ông im lặng, bình thản ngồi xuống
chiếc ghế gần đó và bắt đầu “tháo” chân phải của mình ra. Trông thấy cảnh đó, những
người lính có vẻ lắng dịu một chút. Họ chăm chú quan sát hành động kì lạ của ông. Michael
tháo tiếp một bên chân còn lại của mình, rồi lặng lẽ tháo luôn cánh tay phải, bàn tay trái
của mình… Ông tiếp tục nói, những lời tâm tình dịu dàng của người đồng cảnh ngộ, rằng
thành công của mỗi người phụ thuộc vào việc họ có dám đặt ra cho mình những mục tiêu
phấn đấu hay không và mức độ nhẫn nại để thực hiện những mục tiêu ấy đến đâu. Những
người cựu chiến binh yên lặng. Người đàn ông tật nguyền đang phát biểu trên bục kia đã
thực sự truyền cho họ một sức sống mới.”
(Trích “Vượt lên chính mình” - Những câu chuyện cuộc sống - NXB Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, 2014, tr. 42)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 2: Thái độ của những người thương bệnh binh khi nghe Michael nói chuyện? (0,5
điểm)
Câu 3: “Người đàn ông tật nguyền đang phát biểu trên bục kia đã thực sự truyền cho họ một
sức sống mới.”. Theo anh (chị), “sứ c sống” mà Michael truyền cho các thương bêṇ h binh
đươc làm nên bởi điều gì? (1,0 điểm)
Câu 4: Suy nghĩ của anh (chị) về bài hoc từ l ời khuyên của Michael v ới các thương bệnh
binh trong phần mở đầu buổi nói chuyện: “thay vì chìm đắm trong đau khổ họ hãy đứng lên,
hăng hái trở lại và tiếp tục cống hiến”? (1,0 điểm)

1


II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

Bằng môt đo ạn văn khoảng 200 chữ, anh (chị) hãy phát biểu suy nghĩ của mình về
lời tâm tình Michael nói với các thương bêṇ h binh : “...thành công của mỗi người phụ thuộc
vào việc họ có dám đặt ra cho mình những mục tiêu phấn đấu hay không và mức độ nhẫn
nại để thực hiện những mục tiêu ấy đến đâu”.
Câu 2 (5 điểm):
Trình bày hiểu biết và cách đánh giá của anh (chị) về nhân vật người vợ nhặt (Truyện
ngắn "Vợ nhặt" - Kim Lân). Từ đó, hãy liên hệ với nhân vật thị Nở (Truyện ngắn "Chí
Phèo" - Nam Cao) để phát hiện những nét riêng của các nhà văn khi khắc họa thân phận con
người.
---------- Hết --------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................

2


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SƠN LA
TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Câu
I

Ý
1
2

3

II

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2017 - 2018 (LẦN 1)
Môn: VĂN

Nội dung
Đọc hiểu
Phương thức biểu đạt chính: Tự sự
- Lúc đầu, những thương bệnh binh đã xì xào phản đối, thậm chí giận dữ và
lớn tiếng chê bai thóa mạ ông.
- Sau khi chứng kiến cảnh Michael "tháo rời" từng phần tay chân của mình,
họ lắng dịu dần, chăm chú quan sát và im lặng. Họ đã được tiếp thêm nguồn
sức sống mới.
“Sứ c sống mới” mà Michael đã truyền cho những người thương binh năṇ g
đươc ̣làm nên bởi chính bản thân ông . Michael đã cho những thương binh ấy
thấy, ông cũng như ho ̣, cũng có rất nhiều thiệt thòi , thiếu khuyết về thể chất .
Nhưng bằng muc đích
sống , bằng sự nỗ lưc̣, cố gắng, bằng khát voṇ g cống
̣
hiến cho đời, ông đã thành công. Michael có thể làm đươc thì
̣ ho ̣cũng có thể
làm được. Từ tấm gương của Michael , những người thương bi nh ấy có thể
tìm thấy nguồn động lực để vượt lên chính mình.

Điểm
0,5
0,5

1,0

4


- Chìm đắm trong đau khổ thì sẽ bị nỗi đau khổ ấy hủy hoại tâm hồn , vắt kiêṭ 1,0
sứ c lưc̣và che khuất lối đến tương lai . Chỉ có đứng lên , hăng hái trở la ̣i và
tiếp tuc cống
hiến mới khiến con người trở nên maṇ h mẽ để tìm thấy ý nghiã
̣
cuôc sống,
niềm vui và đôṇ g lưc̣ sống.
̣
- Để đứ ng lên cần có khát voṇ g sống , tình yêu cuộc sống và nghị lực mạnh
mẽ. Cũng cần cả hiểu bi ết về chính mình , về yêu cầu của xã hôị để tìm
hướng đi, cách khẳng định mình.
- Đây là lời khuyên hữu ích với những người đang phải đối măṭ với thất baị ,
thiêṭ thòi, đau khổ. Song để tiếp thu đươc ̣lời khuyên này cũng cần có sự tỉnh
táo sáng suốt của lí trí.

1

Nghị luận xã hội
Yêu cầu chung:
- Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.
- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt.
- Hiểu đúng yêu cầu của đề; có kĩ năng viết văn nghị luận xã hội; có quan
điểm, chính kiến về vấn đề; có lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục; thái độc chân
thành, nghiêm túc…
Yêu cầu cụ thể:
Giới thiệu vấn đề nghị luận:
0,5
(1) Giải thích
+ Thành công: đaṭ đươc ̣muc tiêu,
đaṭ đươc điều

mong muốn, đaṭ đươc kết
̣
̣
̣
quả như dự định.
+ Mục tiêu phấn đấu: cái đích đặt ra để hướng tới.
+ Sự nhâñ naị : thái độ kiên trì theo đuổi đến cùng một mục tiêu nào đó và vì
mục tiêu ấy có thể chấp nhận, chịu đựng những cản trở.
=> Để thành công, người ta phải đăṭ ra môṭ cái đích để hướng tới và phải có
sự kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu đó.
(2) Phân tích, lí giải
0.5
+ Khi có môṭ muc ̣ tiêu , môṭ cái đích để hướng tới thì cái đích ấy sẽ chính là
điṇ h hướng cho moị hành đôṇ g để tâp trung
sứ c lưc̣, khả năng của bản thân .
̣
Mục tiêu đặt ra cũng là sự thôi thúc về tinh thần để mỗi người phá t huy cả
khả năng sẵn có và năng lực còn tiềm ẩn . Có mục tiêu , cuôc ̣ sống cũng trở

3


0.5
nên ý nghiã hơn.
+ Với những người rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, việc xác định mục tiêu mới là
cách giúp con người thay đổi thực tại, thay đổi bản thân để vượt thoát khỏi
bế tắc…(Liên hệ trường hợp của những thương binh…)
0.5
+ Trong thưc̣ tế không có con đường trải hoa hồ ng nào dâñ ta đế n vinh
quang. Mọi con đường dẫn tới thành công ít nhiều đề phải trải qua khó khăn

thử thách. Nế u không có sự nhâñ naị se ̃ không thể vươṭ qua để tiế p tuc̣ theo
đuổ i muc̣ tiêu của miǹ h . Sự nhâñ naị giúp con người bình tiñ h , tỉnh táo hơn
để đối mặt với mọi vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện mục tiêu , từ đó
mới có thể g iải quyết một cách sáng suốt , đúng đắn từ n g vấn đề để đaṭ muc ̣
đích.
(3) Bàn luận
+ Hiểu hoàn cảnh hiêṇ taị , hiểu bản thân , hiểu sở trường và sở đoản của
chính mình, hiểu mình muốn gì để từ đó đăṭ ra muc ̣ tiêu phù hơp ̣ .
+ Có sự chuẩn bị về nội lực , nguồ n hỗ trơ ̣ , giúp đỡ khi cần thiết để giảm
thiểu những khó khăn thử thách mà ta găp ̣ phải.
+ Hành động một cách tích cực và kiên trì.
2

Yêu cầu chung:
- Biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để tạo lập văn bản.
- Bố cục đầy đủ, rõ ràng;diễn đạt trôi chảy, cảm xúc, đảm bảo tính liên kết;
không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
1. Giớ i thiêụ :
- Hình ảnh người phụ nữ trong văn chương và những
khám phá , sáng tạo
riêng của mỗi nhà văn.
- Mỗi thời kì , do điểm nhìn , do thưc tế
̣ đời sống xã hôị khác nhau mà mối
quan tâm đối với thân phâṇ của những người phu ̣nữ lao đôṇ g cũng sẽ có
những đổ i thay mang tính tấ t yế u . Kim Lân qua truyêṇ ngắ n “Vơ ̣ nhăṭ ” và
Nam Cao qua truyêṇ ngắn “Chí Phèo” đã thể hiêṇ phần nào những đổi thay
mang tính tất yếu đó .
.2 Phân tích hin
̀ h tươṇg người vơ ̣ nhăṭ :

a. Cảnh ngộ
- Là nạn nhân của khung cảnh đói nạn đói khủng khiếp.
- Bơ vơ, đơn đôc (dễ
dàng theo không một người đàn ông xấu xí, xa la ̣không
̣
chỉ vì đói khát cùng cực mà còn vì sau lưng có lẽ không còn người thân nào).
b. Đặc điểm:
b.1. Ngoại hình: tiều tuỵvì bi ̣cái đói, cái chết vắt kiệt sự sống.
b.2. Nội tâm: có sự đổi thay theo sự đổi thay của hoàn cảnh sống.
b.2.1. Trước khi làm vơ ̣Tràng:
- Đanh đá, chanh chua, chao chát, chỏng lỏn (qua cách nói năng, đối đáp với
Tràng).
- Trơ treñ (qua cách đòi ăn và cách ăn uố ng).
Tuy nhiên, có thể hiểu , những biểu hiêṇ này có môṭ căn nguyên sâu xa là
tình trạng đơn độc , đói khát. Sự đơn đôc khiến
người phu ̣nữ sử duṇ g lời lẽ ghê
̣
gớm như môṭ thứ vũ khí tự vê ̣ , sự đói khát cùng cưc̣ khiế n chi ̣ta tam
̣ thời
gạt bỏ lòng tự trọng để đảm bảo nhu cầu sinh tồn ... Bởi thế, những biểu hiêṇ
của chi ̣ta không đáng ghét mà đáng cảm thông.
b.2.2. Sau khi làm vơ ̣Tràng:
- E dè, ý tứ:
+ Trên đường về , dù có bực bội trước sự tò mò c ủa dân xóm ngụ cư và
những lời trêu đùa của đám trẻ con thì cũng chỉ dám càu nhàu rất khẽ đến
mứ c Tràng đi ngay bên caṇ h cũng không nghe thấy gì .

4

0,5


0,5

2,5


+ Thấ t voṇg khi đố i diêṇ với gia cảnh tồ i tàn của Tràng song vâñ cố nén
tiếng thở dài trong lồng ngưc .̣
+ Vào trong nhà chỉ dám ngồi mớm ở mép giường , tay khư khư bưng cái
thúng con.
+ Bà cụ Tứ về, chị chủ động cất tiếng chào u.
- Hiền hâụ đúng mưc̣(qua cảm nhâṇ của Tràng)
- Chăm chỉ, chịu k hó (dâỵ sớm quét doṇ nhà cử a , cùng bà cụ Tứ chuẩn bị
cho bữa cơm ngày đói.
- Tế nhi,̣ có ý thực chịu đựng và chia sẻ : ánh mắt tối lại khi đón bát cám từ
tay người me ̣ nhưng vâñ điề m nhiên ăn, góp chuyện trong bữa ăn ngày đói...
c. Thân phâṇ :
c.1. Trước naṇ đói:
- Bèo bọt, vô nghiã - không có tên.
- Bị nạn đói dồn đến bờ vực cuộc sống , phải chấp nhận thành “vợ nhặt” chỉ
với bốn bát bánh đúc và mấy câu đùa vu vơ.
c.2. Trong các mối qua n hê ̣con người : Được trân trọng , yêu thương, có một
gia đình đầm ấm với người me ̣hiền từ , giàu lòng thương con , người chồng
có tình nghĩa, có trách nhiệm.
c.3. Trong mối quan hê ̣với những vâṇ đôṇ g của xã hôị (Viêṭ Minh phá kho
thóc Nhật chia cho dân nghèo): có hi vọng về một tương lai.
1,0
3. Liên hê ̣với nhân vâṭ thi ̣Nở :
a. Hoàn cảnh : Éo le - sống ở làng Vũ Đaị đầy điṇ h kiến , nhà nghèo , có mả
hủi...

b. Đặc điểm:
- Ngoại hình: xấu ma chê quỷ hờn.
- Nôị tâm : Có tình thương , tình nghĩa (nấu cháo giúp Chí giải cảm ). Có tự
trọng và khát khao hạnh phúc (xin phép bà cô để đươc ̣ chung sống môṭ cách
chính thức với Chí Phèo).
c. Thân phâṇ :
- Bị hắt hủi, kì thị, xa lánh chỉ vì xấu xi,́ dở hơi, nhà có mả hủi.
- Bị từ chối quyền được hạnh phúc (không thể lấy chồng , không đươc ̣nuôi
con).
4. Đá nh giá:
- Khi miêu tả thân phâṇ người phu ̣nữ , Nam Cao nhấn maṇ h vào tình cảnh bi
thảm, bôc lô
̣ ̣cái nhìn cảm thông , thương xót và cách nhìn bi quan . Để lý giải
thưc ̣ traṇ g này , Nam Cao không chỉ chú ý vào bản chất của xã hôị mà còn
chú ý đến sức mạnh của định kiến trong xã hội ấy.
- Khi miêu tả thân phâṇ người phu ̣nữ , Kim Lân không chỉ thấy thảm cảnh mà
còn hướng nhân vật tới một tương lai bằng những tín hiệu tốt lành , bôc̣ lô ̣ cái
nhìn khách quan , tin tưởng bên caṇ h sự cảm thông , yêu thương vốn có trong
những tâm hồn nghê ̣sĩ . Để lí giải những thay đổi có thể có trong cuôc sống,
số
̣
phâṇ con người , Kim Lân đã chú ý tới những tín hiêụ dù còn chưa thâṭ rõ rêṭ
của những vâṇ đôṇ g, đổi thay trong xã hôị . Đó là kết quả củ a
những trải nghiêm
̣ quý giá của nhà văn khi hòa mình vào đời số ng cách
mạng, kháng chiến.

5

1,0



SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
LIÊN TRƯỜNG THPT

KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM 2018
Bài thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng:
“Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói
cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy
vậy, không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm
nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xtenmét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la.
Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-métxơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9
999 đô la.”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người
khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận
trở thành đống phế liệu được không?...
Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của
việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ
không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn
minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức
tài năng trên mọi lĩnh vực!
(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36)

Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh
chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay còn không ít người
chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.


Câu 2 (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về cái tôi trữ tình trong đoạn thơ sau:
...“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”...
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu - Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 112)

Từ đó liên hệ với đoạn:
...“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”...
(Trích Từ ấy , Tố Hữu - Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 43)

để nêu nhận xét về sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình Tố Hữu qua 2 đoạn thơ trên./.
--- Hết ---



×