Tải bản đầy đủ (.doc) (224 trang)

Tuyển tập 50 đề thi thử THPT Quốc gia môn ngữ văn cực hay (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.73 KB, 224 trang )

Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)

ĐỀ SỐ 1:
SỞ GD&ĐT HÀ NỘI
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP VÀ XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC
NĂM 2015
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC Môn: Ngữ Văn
Thời gian: 180 phút không kể thời gian phát đề
Câu I: (2,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ
không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước
ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay
Pháp.
(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
Hãy trả lời các câu hỏi:
1. Xác định phong cách ngôn ngữ (PCNN)? Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ
đó?
2. Nêu những ý chính trong đoạn văn?
3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng và hiệu quả nghệ thuật?
4. Ý nghĩa của các từ ngữ: “nổi dậy”, “lập nên”, “lấy lại” được tác giả sử dụng trong đoạn
văn.
Câu II: (3,0 điểm)
“Trách nhiệm chính là thứ mà con người đôi lúc cảm thấy bị ràng buộc nhất.
Tuy nhiên, đó cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng và phát triển nhân
cách của mỗi con người” (Frank Crane).
Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ về ý kiến
trên.
Câu III: (5,0 điểm)
Nhà giáo Trần Đồng Minh nhận xét về tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân:


1
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
“Nhà văn dùng Vợ nhặt làm cái đòn bẩy để nâng con người lên trong tình nhân
ái. Câu chuyện Vợ nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã lóe lên những tia sáng ấm
lòng”.
(Nhà văn trong nhà trường: Kim Lân, NXB Giáo dục, 1999, tr.39).
Trình bày cảm nhận của anh (chị) về “bóng tối” và “những tia sáng ấm lòng”
trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
HẾT
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2015 LẦN 1
Môn: Ngữ Văn
Câu Nội dung Điểm
1
1.
- Phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn bản trên là phong cách chính luận.
- Đặc điểm cơ bản của PCNN chính luận:
+ Nội dung: viết về vấn đề chính trị .
+ Hình thức: sử dụng nhiều thuật ngữ chính trị (quyền, thuộc địa, chính
quyền…), câu văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ…
+ Đặc điểm: Tính công khai về quan điểm, chính trị, tính chặt chẽ trong biểu
đạt và suy luận,tính truyền cảm, thuyết phục.
0.25đ
0.25đ
2. Những nội dung chính của đoạn văn:
+ Năm 1940 nước ta là thuộc địa của Nhật.
+ Nhân dân ta giành chính quyền từ tay Nhật lập lên nước Việt Nam Dân
chủ Cộng Hòa.
0.25đ
0.25đ


3.
- BPTT được sử dụng
+ Liệt kê những sự thật lịch sử mà TD Pháp không thể chối cãi.
+ Lặp “sự thật là”.
- Hiệu quả nghệ thuật
+ Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luận thế giới. Thuyết
phục Đồng minh nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ nền độc
lập của ViệtNam.
+ Nhấn mạnh thắng lợi to lớn của Cách mạng ta khi đứng về phe Đồng minh
0.25đ
0.25đ
2
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
chống phát xít.
+ Dứt khoát bác bỏ sự có mặt của Pháp trên đất nước ta cũng có nghĩa là
Pháp không có cớ gì để quay trở lại Việt Nam.
4.
Ý nghĩa của các từ ngữ: “nổi dậy”, “ giành”, “lập nên”, “lấy lại”:
+ Tinh thần quyết chiến, quyết thắng, sự kịp thời, khẩn trương của quân,
dân ta.
+ Tính chất chính nghĩa của cuộc cách mạng.
0.25đ
0.25đ
1. Giải thích ý kiến:
- Trách nhiệm: Là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, đảm
bảo là phải làm, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Trách nhiệm còn là sự ràng buộc lời nói, hành vi của mình, bảo đảm
đúng đắn, nếu sai trái phải chịu hậu quả.
- Ràng buộc: Đặt trong tình trạng có những điều bắt buộc phải làm trong
quan hệ với người khác, làm cho hành động mất tự do.

- Nhân cách: tư cách và phẩm chất của con người
- Cả câu: Ý kiến bàn luận về vài trò của trách nhiệm trong cuộc sống mỗi con người.
0.5đ
2. Bình luận, chứng minh:
- Tại sao lại nói trách nhiệm là yếu tố đôi khi con người cảm thấy bị ràng
buộc?
+ Khi được giao một công việc, nhiệm vụ nào đó, bắt buộc ta phải có trách
nhiệm hoàn thành tốt, nếu không sẽ ảnh hưởng đến công việc, thành tích,
danh dự, cuộc sống của bản thân và còn làm liên luỵ đến người khác…
+ Đó là những ràng buộc trong lời nói, hành vi của mình. Khi đã nói ra mỗi
người phải chịu trách nhiệm về lời nói ấy: sự trung thực, đúng đắn, chính
xác, tin cậy. Nói đi đôi với làm.
+ Mỗi người còn phải chịu sự ràng buộc trong hành vi, mỗi hành vi đúng
đắn, có ý nghĩa sẽ được coi trọng, những hành vi việc làm sai trái đều
phải chịu hậu quả.
- Tại sao trách nhiệm cũng chính là yếu tố cơ bản cần phải có để xây dựng
và phát triển nhân cách?
+ Để hoàn thành trách nhiệm được giao, con người phải vượt qua nhiều thử
thách, khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí, nghị lực, tình yêu, niềm say
mê đó cũng chính là quá trình rèn luyện, phấn đấu để xây dựng và phát
triển nhân cách.
+ Khi mỗi người có ý thức thể hiện trách nhiệm với bản thân, với gia đình,
với xã hội cũng chính là có ý thức sống tốt, sống có ích, sống theo những
chuẩn mực đạo đức, luân lí của xã hội. Tránh được thói vô trách nhiệm sẽ
để lại những hậu quả nặng nề cho bản thân, xã hội.
0.75đ
0.75đ
3.Mở rộng 0.5đ
3
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)

+ Phê phán kiểu người sống không có trách nhiệm.
+ Không đồng tình với lối sống máy móc, quá trách nhiệm…dẫn đến cư xử,
giải quyết vấn đề không thấu đáo.
+ Ngoài mỗi con người sống có trách nhiệm, cũng cần thấy trách nhiệm của
các tổ chức, ban ngành, xã hội đối với mỗi cá nhân.
4. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức được vai trò quan trọng của việc sống có trách nhiệm đối với
cuộc đời mình, đối với gia đình, xã hội. Có ý thức phê phán thói vô trách
nhiệm.
- Cần phải trang bị cho bản thân những tri thức , kĩ năng để sống có trách
nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, đồng thời góp phần hoàn thiện nhân
cách của mỗi người.
0.5đ
3
1. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt.
- Trích dẫn ý kiến
2. Thân bài
- Giải thích sơ lược ý kiến:
+ Bóng tối: Chỉ không khí ảm đạm, chết chóc của bối cảnh nạn đói năm
1945 trong tác phẩm.
+ Những tia sáng ấm lòng: Những tia sáng – ánh sáng lóe lên từ tình người,
từ khát vọng, niềm tin vào tương lai…
-> Nhận định đề cập tới hai gái trị lớn của tác phẩm: hiện thực và nhân đạo.
Trong đó, khẳng định, nhấn mạnh giá trị nhân đạo ( những tia sáng ấm
lòng – biểu hiện của tình người, sự lạc quan…)
- Chứng minh bóng tối – những tia sáng ấm lòng thể hiện trong tác phẩm:
( Dựa vào những hiểu biết về tác phẩm, hs phân tích để chứng minh 2 khía
cạnh của nhận định)
+ Bóng tối: Bối cảnh, không gian năm đói và con người năm đói.

+ Ánh sáng: Tình người, khát vọng, niềm tin ( qua nhân vật Tràng, bà cụ Tứ,
thị).
- Đánh giá, nhận xét: Bóng tối – những tia sáng ấm lòng đặt cạnh nhau,
chính bóng tối bao trùm làm tôn lên tia sáng – gợi phẩm chất đẹp đẽ của các
nhân vật, thể hiện quan điểm nhân đạo mới mẻ, sâu sắc của Kim Lân. Nhận
định xác đáng, khái quát được giá trị tư tưởng, dụng ý nghệ thuật của tác giả.
3. Kết bài
4
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
Khẳng định lại vấn đề
*Cách cho điểm
- Điểm 4-5: cảm nhận về “bóng tối” và “những tia sáng ấm lòng” trong
truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân một cách thuyết phục, đầy đủ nội dung.
Bố cục rõ rang, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo,
có thể còn sai sót về chính tả và dùng từ.
- Điểm 2 – 3: Cơ bản cảm nhận được “bóng tối” và “những tia sáng ấm
lòng” trong truyện ngắn (Có thể không đầy đủ về nội dung). Bố cục rõ ràng,
lập luận tương đối thuyết phục, còn mắc lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1 -2: Chưa làm rõ được “bóng tối” và “những tia sáng ấm lòng”
trong truyện ngắn (Chỉ phân tích các nhân vật), mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn sai đề.
ĐỀ SỐ 2:
Ngày 21. 03.2015
TRƯỜNG THPT AN MỸ ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2014-2015
GV : Văn Thị Bích Liên MÔN : NGỮ VĂN – LỚP : 12
( Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề )

I. PHẦN CHUNG (5,0 điểm)
Câu 1. ĐỌC – HIỂU (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Ơi kháng chiến ! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường.
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói long gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
(Chế Lan Viên, Tiếng hát con tàu)
5
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
1. Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?
2. Cách xưng hô : con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì ?
3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ
Câu 2. (3,0 điểm)
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên
(Hồ Chí Minh, Nửa đêm)
Từ ý thơ của Hồ Chí Minh, anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình trên ( 400 từ ) về vai
trò của giáo dục với việc hình thành nhân cách của con người.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3a :
Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được
trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi
ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm
hồn của những người lao động.
Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tuỳ
bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
Câu 3b:

Từ truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân, anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ của mình về nhận
định: Một tác phẩm văn học hay thường chứa đựng trong nó những giá trị nhân văn cao
đẹp.

HẾT
TRƯỜNG THPT AN MỸ
GV : Văn Thị Bích Liên
GỢI Ý ĐÁP ÁN THI THỬ TNTHPT
Câu 1: ( Thí sinh có thể trả lời bằng nhiều cách nhưng phải bảo đảm các ý sau dây) :
1.Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của nhân vật trữ tình ? ( 0,5 )
Đoạn thơ thể hiện những suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc kháng chiến và diễn tả niềm
sung sướng, hạnh phú lớn lao, ý nghĩ sâu xa của cuộc trở về gặp lại nhân dân của nhân vật
trữ tình.
2.Cách xưng hô : con – Mẹ yêu thương trong đoạn thơ có ý nghĩa gì ? ( 0,5 )
Cách xưng hô : con – Mẹ yêu thương thân tình ruột thịt, thể hiện lòng biết ơn sâu nặng
của con với cuộc kháng chiến, với tây bắc. ( 0,25 Tây Bắc chính là mảnh đất mẹ, là Mẹ Tổ
quốc, Mẹ nhân dân mà Chế Lan Viên đang khao khát trở về. (0,25 )
3.Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng hình ảnh so sánh trong đoạn thơ ( 1,0 )
6
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
Hình ảnh so sánh ý nghĩa của cuộc kháng chiến như ngọn lửa diễn tả sự ấm áp, soi đường chỉ
lối của Đảng, cách mạng. Cuộc kháng chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng nó là những năm
tháng không thể nào quên, những kỉ niệm không thể nào phai nhạt,vẫn như ngọn lửa, ngọn
đuốc soi đường nghìn năm sau.( 0,5 )
-Ở khổ thứ 2, tác giả dùng tới 5 hình ảnh so sánh, là những so sánh kép, tầng bậc, làm
thành từng chum hình ảnh độc đáo : nghệ sĩ như nai, cỏ, én, đứa trẻ thơ đói lòng ; nhân dân
như suối ngọt, như cánh tay đưa nôi,… Tất cả những hình ảnh trên đều lấy từ đời sống tự
nhiên gần gũi của con người, nhưng trong cách nói của nhà thơ nó vẫn gợi lên những lien
tưởng mới lạ, đưa lại hiệu quả thẫm mĩ cao : về với nhân dân là về với những gì than thuộc
nhất, môi trường thuận lợi nhất ; với niềm vui, hạnh phúc chờ mong ; về với ngọn nguồn

thiết yếu nhất cùa sự sống ; về với lòng mẹ, tình mẹ bao la… Những hình ảnh diễn tả niềm
sung sướng tột độ, ý nghĩa sâu xa của cuộc trở về cho thấy sự trở về này là lẽ tự nhiên,hợp
quy luật : nghệ sĩ phải đến với nhân dân, gắn bó mật thiết với cuộc sống của nhân dân.( 0,5 )
Câu 2 ( 3 điểm )
Bài làm có thể triển khai theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí: cần
làm rõ được những ý chính sau:
a/ Mở bài : - Nêu vấn đề cần nghị luận ( 0,25 )
b/ Thân bài : Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu thơ của Hồ Chí Minh ( 0,5)
- Hiền dữ : nhân cách của con người . Giáo dục ?
- Câu thơ của Bác đề cao vai trò của giáo dục trong việc hình thành nhân cách con người .
- Phân tích Con người khi mới sinh ra chưa hình thành nhan cách, nhân cách được hình
thành trong quá trình sống, lao động và học tập, trong đó sự giáo dục đóng vai trò quyết định.
( 0,5)
- Vai trò của giáo dục thể hiện ở chỗ: xây đắp, bồi dưỡng cho mỗi người những kiến
thức về cuộc sống, những cách ứng xử cao đẹp,…khiến họ trở thành những người công dân
tốt ( 0,5)
Bàn bạc : Giáo dục có giáo dục trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống. Đó
là quá trình học tập suốt đời không ngừng nghỉ., ( 0,5)
+ Phê phán một sô ít thiếu hiểu biết , giao tiếp và ứng sử ( 0,5)
c/ Kết bài : Cần đề cao giáo dục, đề cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để mỗi chúng ta trở
thành những người có ích cho xã hội ( 0,25)
Câu 3a : ( 5 điểm )
Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng về cơ bản, bài viết cần được làm rõ những ý
chính sau:
a/ Mở bài ( 0,5 )
- Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác tùy bút sông đà của Nguyễn
Tuân.
b/ Thân bài :
- Giải thích một cách ngắn gọn ý của cụm từ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” – từ
dùng của nguyển tuân – để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu

trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng. ( 0,5)
- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của ông lái đò sông đà:
+ Ông lái đò được xây như môt đại diện, một biểu tượng của nhân dân(không tên,
tuổi, quê quán). Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi
trường lao động khắc nghiệt, dữ dội.( 1,5 )
+ Ông am hiểu đối tượng mà mình đang chinh phục.
7
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
+ Ông mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống
lao dộng hàng ngày.Ông lái đò mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động thời hiện
đại mới: giản dị mà không kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu trí.Đó là những
con người tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. ( 1,5 )
Khái quát chung : vài nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn
Tuân: đặt nhân vật vào tình huống đầy cam go, thử thách để nhân vật bộc lộ tình cách phẩm
chất; phối hợp những thủ pháp tiêu biểu của các nghành nghệ thuật khác để miêu tả và kể
chuyện…( 0,5 )
c/ Kết bài : ( 0,5 )
- Khái quát lại vấn đề .
- Rút ra bài học cho bản thân .

Câu 3b/
Có thể triển khai theo nhiều cách nhưng bài viết cần làm rõ được các ý chính sau:
a/ Mở bài : ( 0.5)
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Nêu nhận định và khẳng định ý kiến đó là chính xác.
b/ Thân bài :
- Giải thích nhận định : ( 0,5)
- Phân tích chứng minh , làm sáng tỏ ý kiến bằng dẫn chứng từ truyện ngắn Vợ Nhặt của
Kim Lân:
Đặt các nhân vật vào một tình huống éo le, Kim Lân đã làm nổi bật được nhiều giá trị nhân

bản sâu sắc:
+ Dù không có những lời kết tội to tác, tác phẩm vẫn tố cáo một cách thật sâu sắc tội ác của
bọn thực dân, phát xít và tay sai đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Bóng tối và cái
chết phủ xuống mọi nơi. Trong hoàn cảnh ấy, giá trị con người thật rẻ rúng. Người ta có thể
quên đi danh dự, cò thể nhận theo không người khác chỉ với vài ba bát bánh đúc.( 1,5)
+ Tố cáo kẻ thù, Kim Lân cũng đồng thời cảm thông và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp
của người lao động (nhất là những người phụ nữ, người mẹ).DC
+ Một trong những đặc sắc nổi bật làm nên giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện là sự khám
phá ra vẻ đẹp tinh thần của người nông dân Việt Nam: dù ở trong những tình huống bi thảm
đến đâu, dù kề bên cái chết họ vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn vững
tin vào sự sống và tương lai.( 1,5 )
- Đánh giá chung vấn đề : (0,5 )
+ Giá trị nghệ thuật , giá trị nội dung .
+ Khẳng định lại vấn đề . .
c/ Kết bài : Khái quát lại vấn đề , rút ra bài học cho bản thân ( 0,5)
ĐỀ SỐ 3:
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I
Năm học 2014-2015
8
ĐỀ CHÍNH THỨC
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
Môn: Ngữ Văn
(Thời gian làm bài 180 phút không kể thời gian
giao đề)
Phần I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
- Tnú không cứu được vợ được con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính
to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó.
Nhớ không Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì chúng nó bắt mày,

trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó đứng đằng
sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày.
Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh
niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các
con, rõ chưa. Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói cho con cháu:
Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…
Câu 1: Đoạn văn trên là lời ai? Nói với ai? Trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được vợ được con,
chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích gì?
Câu 3: Từ câu chuyện cuộc đời Tnú và đoạn đời đau thương của làng Xô Man, người kể
chuyện rút ra chân lí lịch sử nào? Viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) nêu suy nghĩ của anh/ chị
về chân lí đó.
Phần II. Làm văn (8 điểm)
Câu 4: (3 điểm) Viết một bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau:
Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản
lĩnh.
Câu 5: (5 điểm)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXBGDVN, 2012, Tr.89)
Từ đó, anh/chị suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay?
9
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)

SỞ GD VÀ ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA LẦN I, NĂM 2015
Môn: NGỮ VĂN
Câu Ý Nội dung Điểm
1 2
1 Đoạn văn trên là lời của cụ Mết nói với dân làng Xô Man trong hoàn
cảnh: Tnú sau ba năm đi lực lượng được cấp trên cho về thăm làng một
đêm. Đêm đó, tại nàh cụ Mết, cụ đã kể lại câu chuyện cuộc đời Tnú và
đoạn đời đau thương của làng Xô Man cho cả làng nghe.
0.5
2 Người kể chuyện nhắc đi nhắc lại những chi tiết: Tnú không cứu được
vợ được con, chỉ có hai bàn tay trắng nhằm mục đích: khắc sâu bị kịch,
nỗi đau của T nú và cũng như của làng Xô Man, nhấn mạnh việc muốn
đấu tranh, bảo vệ những người yêu thương thì phải có vũ khí.
0,5
3 chân lí lịch sử:Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!
một đoạn văn cần nêu được: đây là một chân lí lịch sử được rút ra từ máu
xương của những người thân yêu nhất. Đây cũng là quy luật tất yếu, một
bài học đúng với cách mạng Việt Nam không chỉ ở thời chống Mĩ
0.5
0.5
4. Câu 4: Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là
thước đo của trí tuệ và bản lĩnh.
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết kết hợp các thao tác nghị luận để làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt sáng rõ, lưu loát.
II. Yêu cầu về nội dung:
1 Giới thiệu và giải thích vấn đề:

- Nghịch cảnh là hoàn cảnh trớ trêu, nghịch lí, éo le mà con người không
mong muốn trong cuộc sống. Ví dụ: ốm đau, tai nan, chiến tranh, xung
đột,…
- Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước
đo của trí tuệ và bản lĩnh: nghĩa là qua nghịch cảnh, con người không
chỉ hiểu thêm về tâm hồn, tình cảm của mình và của người mà quan trọng
hơn, thấy được trí tuệ và bản lĩnh trong cuộc sống. .
=> Khẳng định ý nghĩa của nghịch cảnh trong quá trình nhận thức và tự
nhận thức cảu con người.
0,5
2
Phân tích, bình luận ý kiến:
- Nghịch cảnh là một phần tất yếu của cuộc sống.
- Qua nghịch cảnh, ta hiểu thêm về trái tim mình và trái tim người, thất
được tình cảm của tập thể và cả dân tộc.
- Đối diện và vượt qua nghịch cảnh, mỗi người và cả dân tộc sẽ chứng tỏ
được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình.
- Phê phán quan niệm và hành động sai lầm: chạy trốn hay đầu hàng
nghịch cảnh, thiếu tỉnh táo, sáng suốt khi gặp hoàn cảnh éo le, ngang trái,
1,5
0,5
0,5
0,5
10
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
dễ thất bại trong công việc, thậm chí bị kẻ thù lợi dụng.
3 Bài học nhận thức và hành động:
- tự làm giàu cho tâm hồn và trí tuệ để có đủ sức mạnh vượt qua nghịch
cảnh.
- sống yêu thương, đoàn kết, tỉnh táo để cùng nhau chiến thắng nghịch

cảnh với cả cộng đồng.
1
0,5
0,5
5 1. Về kỹ năng:
- Biết vận dụng hợp lý các thao tác lập luận phân tích, so sánh, bình luận
để viết bài nghị luận văn học về một đoạn thơ
- Bài viết có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, ngôn ngữ trong
sáng có cảm xúc.
2. Về kiến thức:
- Bài viết cần đáp ứng một số yêu cầu sau:
a. Giới thiệu về tác giả, tác phâm, đoạn trích.
b. Cảm nhận về đoạn thơ:
* Nội dung:
- Đây là đoạn thơ thứ 3 trong bài thơ Tây Tiến, khắc họa chân thật, sâu
sắc về hình tượng người lính Tây Tiến bằng bút pháp hiện thực và lãng
mạn.
- Chân dung người lính được khắc họa qua những nét vẽ về ngoại hình
(toát lên vẻ oai phong, dữ dằn) và vẻ đẹp tâm hồn (lãng mạn, mơ mộng,
khát khao yêu)qua cái nhìn lãng mạn của QD
- Những người lính với ý chí, khát vọng cống hiến ,… đã lên đường và
họ đã phải đối diện với những khó khăn, hi sinh mất mát nhưng vẫn
luôn kiên cường, bền gan vững chí
- Hình ảnh về sự hi sinh lặp lại ở khổ 1, nhưng được nâng lên tầm khái
quát mang tầm vóc sử thi, thần thoại
- Nghệ thuật:
Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, hình ảnh mới lạ, sử dụng từ Hán
Việt,…
c. Đánh giá:
- Đoạn thơ làm toát lên vẻ đẹp hào hùng và hào hoa , đậm chất bi

trángcủa người lính TT
- Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đã tạo nên một cái nhìn trọn
vẹn về hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ thể hiện rõ phong cách thơ Quang Dũng và khẳng định sự đóng
góp của nhà thơ trong phong trào thơ ca cách mạng.
d. Liên hệ: Lý tưởng sống của thanh niên hiện nay:
- Có nhiều điểm khác so với thế hệ cha anh.
- Hiện nay, nhiệm vụ chính của thanh niên là học tập, lao động để xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều thanh niên phai nhạt lý tưởng, sống
không xác định được mục tiêu, phương hướng, không có trách nhiệm với
bản thân, gia đình và xã hội,…
0,5
1.5
1.5
0.5
1.0
11
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
ĐỀ SỐ 4:
SỞ GD & ĐT NINH BÌNH
TRƯỜNG THPT YÊN MÔ A
ĐỀ THI THỬ LẦN THỨ NHẤT
KÌ THI THPT QUỐC GIA CHUNG NĂM 2015
Môn : Ngữ văn 12
Thời gian: 180 phút
(không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 10 câu, 02 trang)
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi.

Lá đỏ
- Nguyễn Đình Thi -
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường.
Đoàn quân vẫn đi vội vã
Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
Chào em, em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
(Trường Sơn, 12/1974)
1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của
bài thơ. (0,25đ)
2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,25đ)
3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quê
hương? (0,25đ)
4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng
Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)
12
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình
ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học? (0,5đ)
6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên
cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ
quốc? (0,5đ)
7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân
tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,25đ)
8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ
(0,5đ)

Phần II - Viết (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
M. Gorki từng nói: “ Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Còn dân gian
Việt Nam lại nhắc nhở rằng: “ Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Trình bày ý kiến của anh (chị) trong bài viết khoảng 600 từ.
Câu 2 (5,0 điểm)
Đến với các tác phẩm văn học, bạn được đến mọi miền quê hương đất nước.
Nêu những cảm nhận sâu sắc về cảnh vật, con người của một vùng đất nào đó trong
một tác phẩm anh (chị) đã được học.
……………………………Hết………………………

Họ và tên thí sinh:………………………………………………Số báo danh………………………
Họ và tên, chữ kí: Giám thị 1:………………………………………………………………………….
Giám thị 2: …………………………………………………………………………

SỞ GD & ĐT NNH BÌNH
TRƯỜNG PTTH YÊN MÔ A
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ LẦN THỨ NHẤT
KÌ THI THPT QUỐC GIA CHUNG NĂM 2015
Môn : Ngữ văn 12
(Hướng dẫn gồm 10 câu, 04 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHẤM CHUNG
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm
của thí sinh, tránh cách đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc
vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
13
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm thi. Điểm chi tiết đến 0,25.

B. HƯỚNG DẪN CHẤM CỤ THỂ
I. Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
1. Về hình thức và kỹ năng:
- Thí sinh bám sát vào văn bản, vận dụng những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- Các câu trả lời phải thể hiện ở dạng văn bản (đoạn văn ngắn). Nội dung các câu hỏi
được trả lời độc lập.
2. Về nội dung:
Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh
chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài
Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn. (0,25đ)
Câu 2.
Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0,25đ)
Câu 3.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê
hương) (0,25đ)
Câu 4.
- Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ.
(0,25đ). Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với
những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió (0,25đ)
Câu 5.
Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnh đoàn quân đi vội
vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa (0,25đ)
Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân
đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) (0,25đ)
Câu 6.
- Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió
nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê
hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ (0,25đ)
- Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền
phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên

đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân
tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng
vô cùng dũng cảm, gan dạ. (0,25đ)
Câu 7.
14
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc.
điều đó được thể hiện qua câu thơ chào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé, giữa Sài gòn.
(0,25đ)
Câu 8.
- Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nền của bức
tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là hình
ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm (0,25đ)
- Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con
gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến (0,25đ)
II. Phần II - Viết (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận xã hội; vận dụng tốt các thao tác lập
luận. Bài làm không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài viết sáng
tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở hiểu biết về đời sống và hai ý kiến cho sẵn, thí sinh bộc lộ quan điểm của
mình. Tôn trọng những ý kiến chủ quan, độc lập nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. Sau
đây là một số gợi ý:
- Ý kiến của M. Gorki: đề cao ý nghĩa của việc đọc sách. Sách mang lại nhiều tri thức
khác nhau về cuộc sống, mở mang sự hiểu biết cho con người.
- Câu tục ngữ VN: đề cao ý nghĩa của việc “đi”, của sự trải nghiệm thực tế.
- Cả hai ý kiến đều đúng, đều có thể coi là kinh nghiệm sống hữu ích. Nhưng nếu chỉ
thực hiện theo một phương châm thì sẽ không đầy đủ mà nên áp dụng cả hai cách: học tập từ

sách vở và cả trong thực tế.
- Rút kinh nghiệm lối sống của một số người: hoặc chỉ coi trọng sách vở xa rời thực
tế, hoặc chỉ coi trọng thực tế mà bỏ qua việc tích lũy tri thức từ sách vở, hoặc thậm chí không
đọc sách cũng không có thực tế
3. Cách cho điểm
- Điểm 2: Bài làm hoàn chỉnh, nội dung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu trên. Bố cục
rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có giọng điệu riêng.
- Điểm 1: Bài làm đáp ứng được 1/2 yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt
chẽ; còn một số lỗi chính tả, diễn đạt
15
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
- Điểm 0,5: Bài làm sơ sài, sai lạc nhiều về nội dung kiến thức, còn mắc nhiều lỗi diễn
đạt.
- Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
Câu 2 (5,0 điểm)
Thí sinh có thể làm bài thành hai phần độc lập hoặc thể hiện cả hai yêu cầu trong một
bài làm hoàn chỉnh. Giám khảo linh hoạt khi chấm và cho điểm. Dưới đây là một số yêu cầu
cơ bản
1. Yêu cầu về kĩ năng
Thí sinh vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học; vận dụng tốt các thao tác
lập luận. Bài làm không mắc lỗi chính tả, lỗi diến đạt. Khuyến khích những bài làm sáng tạo.
2. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh tự do lựa chọn tác phẩm để trình bày cảm nhận của mình, nhưng qua cách
lựa chọn tác phẩm, GK có thể đánh giá được năng lực của thí sinh trong việc xác định vấn
đề. Tác phẩm được lựa chọn nên là một tác phẩm tự sự. Ví dụ: Vợ chồng A Phủ, Rừng xà nu,
Những đứa con trong gia đình
Thí sinh tự xác định nội dung trình bày nhưng cần làm nổi bật được những vẻ đẹp đặc
trưng mang tính chất vùng miền:
- Khung cảnh thiên nhiên, phong tục, văn hóa (Tây Bắc, Tây Nguyên hoặc Nam Bộ)
- Vẻ đẹp của tính cách, phẩm chất đặc trưng của con người sống nơi vùng đất đó.

- Từ những đặc sắc đó, đánh giá về sức hấp dẫn, sự thành công của tác phẩm
3. Cách cho điểm
+ Điểm 5: Bài làm hoàn chỉnh, nội dung đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản nêu trên.
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc và sáng tạo, có giọng điệu
riêng.
+ Điểm 3-4: Bài làm đáp ứng được 2/3 yêu cầu nêu trên. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt
chẽ.
+ Điểm 2: Bài làm đạt được 1/ 2 yêu cầu nêu trên; nội dung viết chưa sâu; còn nhiều
lỗi về chính tả, diễn đạt.
+ Điểm 1: Bài làm sơ sài, sai lạc nhiều về nội dung kiến thức, còn mắc nhiều lỗi diễn
đạt.
+ Điểm 0: Không làm bài hoặc hoàn toàn lạc đề.
16
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
Hết
ĐỀ SỐ 5:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG
VƯƠNG
GV: Văn Thị Lệ Thủy
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
NĂM 2015
MÔN : NGỮ VĂN (BAN CƠ BẢN)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Dành cho HS TB – K - G)
I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
chương trình môn Ngữ văn lớp 12.

Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát
một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12, với mục
đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức
kiểm tra tự luận. Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu và tạo lập văn
bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.
II- HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức: Tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120
phút.
III- THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
(nội dung,
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ
cao
Chủ đề 1
Đọc - hiểu
văn bản
Nội dung chính
và các thông tin
quan trong của
văn bản.
Hiểu ý nghĩa của
văn bản, tên văn
bản; hiểu biết về
từ ngữ, cú pháp,
chấm câu, cấu
trúc, thể loại văn
bản;

Một số biện
pháp nghệ
thuật trong
văn bản và tác
dụng của
chúng.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:4
Số điểm:2,0
Số câu: 4
Số điểm: 2,0
Số câu:8.
4,0 điểm
=40%
Chủ đề 2 Nhận biết được Hiểu được nội Vận dụng những kiến thức
17
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
Nghị luận
xă hội
nội dung tư
tưởng đạo lí
chứa đựng trong
câu nói
dung biểu hiện
của tư tưởng,
đạo lí
về đời sống, kết hợp các
thao tác NL và phương

thức biểu đạt,

biết cách
làm bài nghị luận xă hội
về một tư tưởng, đạo lí.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:6,0
Số câu:1
6,0 điểm
= 60%
Chủ đề 3
Nghị luận
văn học
Nhận biết được vị
trí của hình ảnh
rừng xà nu trong
truyện.
Hiểu được đặc
sắc nội dung và
nghệ thuật của
hình tượng
Vận dụng những kiến thức
về tác giả, tác phẩm, về
đặc trưng thể loại, kết hợp
các thao tác nghị luận và
phương thức biểu đạt,
biết

biết


cách làm bài nghị luận văn
cách làm bài nghị luận văn


học phân tích sức sống
học phân tích sức sống
mãnh liệt của xà nu và ý
mãnh liệt của xà nu và ý
nghĩa biểu tượng của nó.
nghĩa biểu tượng của nó.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:6,0
Số câu:1
6,0 điểm
= 60%
IV- BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG
VƯƠNG
GV: Văn Thị Lệ Thủy
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
NĂM 2015
MÔN: NGỮ VĂN (BAN CƠ BẢN)

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Dành cho HS TB - K - G)
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Ơi cơn mưa quê hương
Đã ru hát tâm hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
18
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người biết mấy yêu thương.
(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương)
Câu 1: Hãy nêu chủ đề của đoạn thơ.
Câu 2: Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là ai ?
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật chính trong câu thơ «Ơi cơn mưa quê hương / Đã ru hát
tâm hồn ta thuở bé» là gì ?
Câu 4: Hãy liệt kê những động từ trong đoạn thơ.
Câu 5: Cái hay của từ «thấm nặng » trong câu thơ « Đã thấm nặng lòng ta những tình
yêu chớm hé»?
Câu 6: Cho biết ý nghĩa của từ « gì » trong câu thơ «Ta yêu mưa như yêu gì thân
thiết ».
Câu 7: Theo anh/chị, cú pháp của đoạn thơ có gì đặc biệt ?
Câu 8: Theo anh/chị, «quê hương» ở đây thuộc miền nào của Việt Nam ?
PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)
Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau:

Câu 2.a: (6đ)
Anh/chị hãy suy nghĩ về câu nói: “Đừng xin người khác con cá, mà hãy tìm
học cách làm cần câu và cách câu cá”.
Câu 2.b: (6đ)
Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, đầu tác phẩm là
hình ảnh đồi xà nu : “Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không
thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”.
Kết thúc truyện vẫn là điệp khúc ấy: “Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác
ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.
Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình.
Hết
V- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: NGỮ VĂN (CƠ BẢN)
(Dành cho HS TB - K - G)
Câu Ý Nội dung Điểm
I.1 Qua nỗi nhớ mưa quê, đoạn thơ bày tỏ tình yêu quê hương 0,5
19
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
I.2 Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ xưng “ta” – đứa con xa quê 0,5
I.3 Biện pháp nghệ thuật nhân hóa “đã ru hát” 0,5
I.4 Những động từ : ru, hát, thấm, hé, nghe, rơi, thất, lên, yêu, biết 0,5
I.5 Từ “thấm nặng” diễn tả cụ thể và xúc động những tình yêu trong trong
“lòng ta”
0,5
I.6 Nghĩa của từ “gì” được nói rõ ở những câu thơ sau đó: tre, dừa, làng xóm
và con người quê hương.
0,5
I.7 Phép điệp cú pháp diễn tả sâu sắc cảm xúc của tác giả. 0,5
I.8 Hình ảnh cây dừa cho biết đây là quê hương Nam bộ. 0,5
II.a a Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí. Bố cục chặt chẽ, diễn

đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những kiến thức về tư tưởng, đạo lí, học sinh có thể trình bày
theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận 0,5
-Giải thích:
“con cá” : thành quả lao động cụ thể
“cách làm cần câu” và “cách câu cá” : phương pháp, cách thức lao động.
Ý nghĩa : đừng nên thừa hưởng thành quả lao động cụ thể của người khác,
mà hãy học cách thức, phương pháp lao động để tạo ra thành quả.
1,0
- Phân tích, chứng minh:
+ Việc hưởng thụ thành quả lao động của người khác là biểu hiện của thói
lười biếng, thích hưởng thụ.
+ Biết học hỏi để lao động là biểu hiện của đức tính siêng năng,
2,0
- Bình luận:
+ Sự hưởng thụ dẫn đến hậu quả xấu tất yếu trong tương lai.
+ Biết học hỏi để lao động giúp con người phát triển toàn diện.
2,0
- Rút ra bài học nhận thức và hành động. 0,5
Lưu ý:
- Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt cả yêu cầu về kĩ năng và kiến
thức.
- Nếu học sinh có suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận.
II.b Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách làm bài nghị luận về một truyện ngắn.
Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi
chính tả, lỗi diễn đạt.
20

Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội
dung cơ bản sau:
a. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, hình tượng rừng xà nu. 0,5
b. Cảm nhận về hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm :
- Mở đầu câu chuyện là một đoạn văn được viết rất công phu tả rừng
xà nu kiên cường vươn lên bất chấp đại bác của kẻ thù: “rừng xà nu hàng
vạn cây không có cây nào không bị thương.(…) Cứ thế, hai ba năm nay,
rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…”.
- Hình ảnh xà nu mở đầu và kết thúc tác phẩm có một ý nghĩa đặc
biệt. Khép lại đoạn văn đầu tác phẩm là hình ảnh đồi xà nu : “Đứng trên
đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài
những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Kết thúc truyện vẫn là điệp khúc
ấy, chỉ thay chữ đồi bằng chữ rừng : “Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì
khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Hình ảnh ấy
vừa miêu tả sức sống mãnh liệt của cây xà nu, vừa tượng trưng cho sức
sống bất diệt và đội ngũ hùng hậu của dân làng Xô Man, của các dân tộc
Tây Nguyên trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù.
- Ngoài phần mở đầu và kết thúc, trong câu chuyện về cuộc đời của
Tnú, cuộc nổi dậy của dân làng, cây xà nu luôn được nhắc đến với một
dụng ý nghệ thuật rõ nét.
+ Trước hết, cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống thường nhật
của dân làng Xô Man
+ Không những thế, cây xà nu còn gắn với những sự kiện trọng đại
của dân làng Tây Nguyên.
+ Cây xà nu gắn với sinh hoạt hằng ngày, với những sự kiện trọng đại
của làng Xô Man đến mức thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ.
- Nhà văn đã miêu tả rất nhiều, rất kĩ về cây xà nu, rừng xà nu. Nhờ
đó, trước hết phác họa trước mắt người đọc một làng Xô Man cụ thể và xác

thực, góp phần quan trọng tạo nên không khí Tây Nguyên, chất Tây Nguyên
độc đáo, làm nên thành công cho tác phẩm. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây,
thì cây xà nu mới chỉ là một hình ảnh, cho dù hình ảnh đó đậm nét. Để nó
biến thành một biểu tượng, nhà văn phải khắc họa theo lối tượng trưng hóa.
Nguyễn Trung Thành đã làm công việc khó khăn này một cách xuất sắc.
- Cây xà nu được mô tả trong sự hòa nhập, tương ứng với những
phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man. Ở đây, tác giả đã sử dụng rộng
rãi thủ pháp nhân hóa, tức là ông đã mô tả cây xà nu với biểu hiện giống
như con người. Rõ ràng, cây xà nu chính là biểu tượng của dân làng Xô
Man, của đồng bào Tây Nguyên, của nhân dân Việt Nam anh hùng.
- Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng cây xà nu một cách
hoàn hảo, không những tạo không khí Tây Nguyên hùng vĩ, hoang dã mà
còn gửi gắm những suy tư sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sức sống bất
5,0
21
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
diệt của con người và mảnh đất này.
c. - Đánh giá chung: Hình tượng xà nu làm nên chất sử thi độc đáo của một
truyện ngắn viết về Tây Nguyên.
0.5
ĐỀ SỐ 6:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG
VƯƠNG
GV: Văn Thị Lệ Thủy
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
NĂM 2015
MÔN : NGỮ VĂN (BAN CƠ BẢN)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao

đề)
(Dành cho HS yếu - kém)
I- MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong
chương trình môn Ngữ văn lớp 12.
Do yêu cầu về thời gian và cách xây dựng bộ công cụ, đề khảo sát chỉ bao quát
một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình Ngữ Văn 12, với mục
đích đánh giá năng lực đọc-hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức
kiểm tra tự luận. Các câu hỏi tự luận chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc-hiểu và tạo lập văn
bản theo các thao tác và phương thức biểu đạt đã học.
II- HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức: Tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra phần tự luận trong 120
phút.
III- THIẾT LẬP MA TRẬN:
Tên Chủ đề
(nội dung,
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng Cộng
Cấp độ thấp Cấp độ cao
Chủ đề 1
Đọc - hiểu
văn bản
Hiểu ý nghĩa
của văn bản, tên
văn bản; hiểu
biết về chính tả
Sắp xếp câu
cho rõ ý
nghĩa văn

bản
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2
Số điểm:2,0
Số câu: 1
Số điểm: 2,0
Số câu:3
4,0 điểm
=40%
Chủ đề 2
Nghị luận
Nhận biết được
nội dung tư
Hiểu được nội
dung biểu hiện
Vận dụng những kiến thức
về đời sống, kết hợp các
22
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
xă hội tưởng đạo lí
chứa đựng trong
câu nói
trong đời sống thao tác NL và phương thức
biểu đạt,

biết cách làm bài
nghị luận xă hội.


Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:6,0
Số câu:1
6,0 điểm =
60%
Chủ đề 3
Nghị luận
văn học
Nhận biết đoạn
thơ trong bài thơ
Hiểu được đặc sắc
nội dung và nghệ
thuật của hình
tượng thơ
Vận dụng những kiến thức
về tác giả, tác phẩm, về đặc
trưng thể loại, kết hợp các
thao tác nghị luận và
phương thức biểu đạt,
biết
biết
cách làm bài nghị luận văn
cách làm bài nghị luận văn
học phân tích thơ
học phân tích thơ
Số câu
Số điểm

Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:6,0
Số câu:1
6,0 điểm =
60%
IV- BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH
ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG
GV: Văn Thị Lệ Thủy
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG
NĂM 2015
MÔN : NGỮ VĂN (BAN CƠ BẢN)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Dành cho HS yếu - kém)
PHẦN I : ĐỌC – HIỂU (4 điểm)
Câu 1: Đặt nhan đề cho đoạn văn sau :
… Thành phố của chúng ta đang ngày một rộng ra và cũng đông lên. Chuyện đi
lại là vấn đề cần được coi trọng, không phải chỉ chú ý đối với người điều khiển xe cơ
giới mà coi nhẹ phần xe thô sơ, phần người đi bộ.
Đi đứng cũng là thể hiện trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục
của mỗi người, và đồng thời thể hiện trình độ văn minh, kỉ cương pháp luật của một
thành phố, một đất nước vậy. Đi ẩu cần phải loại trừ khỏi nếp sống đô thị càng sớm
càng tốt.
(Theo Băng Phương) (1
điểm)
Câu 2: Hãy sửa lỗi chính tả trong đoạn văn nháp sau:

Chưa bao giờ người ta thấy xuấc hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mỡ như
Thế Lữ, mơ màn như Lưu Trọng Lư, hùng trán như Huy Thông, trong sáng như
23
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
Nguyễn Nhược Pháp, ão não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế
Lan Viên,… và thiếc tha, rạo rực, boăn khoăn như Xuân Diệu.
(1
điểm)
Câu 3: Sắp xếp lại các câu trong đoạn văn sau cho rõ ý nghĩa:
Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hằng
ngày nôm na mách qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Nhưng đâu
phải như vậy. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Từ trước đến nay đã có nhiều
định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ. Và Nguyễn Du không
những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” mà còn viết :
Thoắt trông lờn lợt màu da,
Ăn gì to béo đẫy đà làm sao ! (2 điểm)
PHẦN II: LÀM VĂN (6 điểm)
Học sinh chọn 1 trong 2 câu sau :
Câu 2.a :(6đ)
Trần Đình Hượu trong bài “Nhìn về vốn văn hóa dân tộc” có nhận định:
“Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa”.
Từ đó, anh/chị hãy suy nghĩ về lối sống của người Việt Nam hiện nay.
Câu 2.b :(6đ)
Anh/chị hãy trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài thơ “Việt Bắc” của
Tố Hữu:
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, chính phủ luận bàn việc công.
Điều quân chiến dịch thu đông
Nông thôn phát động giao thông mở đường.
Giữ đê, phòng hạn, thu lương

Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu…
Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền.
Mười lăm năm ấy ai quên
Quê hương cách mạng dựng nên Cộng hòa
Hết
V- HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: NGỮ VĂN (CƠ BẢN)
(Dành cho HS yếu - kém)
Câu Ý Nội dung Điểm
I.1 Có thể là : Chuyện đi đứng, Văn hóa đi lại, Chống đi ẩu 1,0
I.2 xuất hiện, rộng mở, mơ màng, hùng tráng, ảo não, thiết tha, băn 1,0
24
Tuyển tập 50 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn ngữ văn năm 2015 (kèm đáp án chi tiết)
khoăn
I.3 Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định
nghĩa nào cũng vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời
đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương,
những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày nôm na mách qué, đã
trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không
những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” mà
còn viết :
Thoắt trông lờn lợt màu da,
Ăn gì to béo đẫy đà làm sao !
2,0
II.a a Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí. Bố cục chặt chẽ,
diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b Yêu cầu về kiến thức

Trên cơ sở những kiến thức về tư tưởng, đạo lí, học sinh có thể
trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ
bản sau:
- Nêu được vấn đề nghị luận 0,5
Giải thích ý kiến :
- “Gươm” là biểu tượng của giết chóc, của chiến tranh, của sức
mạnh hủy diệt bạo tàn.
- “Tra gươm vào vỏ” : tức là dừng chém giết, dừng làm điều
ác.
- “Kẻ nào dùng gươm sẽ phải chết vì gươm” : kẻ ác sẽ phải bị
trừng trị, cũng như câu “Gieo gió gặt bão”, “Ác giả ác báo”.
- Câu nói là lời cảnh tỉnh, khuyến cáo kẻ ác hãy dừng tay.
2,0
Bàn luận :
- Trong xã hội, kẻ dùng bạo lực, dùng vũ khí để “nói chuyện”
với đồng loại chỉ có thể là bọn giết người cướp của, là những kẻ đầy
thú tính man rợ. Cũng có những kẻ ác không cầm vũ khí nhưng lúc
nào cũng có những âm mưu hèn hạ, những thủ đoạn thâm độc hại
người.
- Ở cấp độ cao hơn, gương mặt ghê gớm nhất của Cái Ác chính
là chiến tranh. Chiến tranh là kẻ thù của nhân loại. Dù là chính nghĩa
hay phi nghĩa, chiến tranh cũng chưa bao giờ là bạn của hạnh phúc
con người. Nó gây ra cảnh máu đổ đầu rơi, xương tan thịt nát, gia
đình chia li,… Những kẻ gây chiến tranh đều là bọn người khát máu,
hiếu chiến, vì quyền lợi riêng mà gây họa cho bao nhiêu kẻ khác.
- Khát vọng của nhân loại ngàn đời là khát vọng được sống
trong hòa bình, hạnh phúc, trong yêu thương. Vì khát vọng này mà
3,0
25

×