Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Bài giảng cơ sở TNXH nâng cao (chính thức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.8 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
Trang

1.1.
1.2.
1.3.
1.4.

2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.

3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.

4.1.
4.2.
4.3.
4.4.


4.5.

Chương 1
GIÁO DỤC SỐNG KHỎE MẠNH
Những vấn đề chung về giáo dục sống khỏe mạnh
Dinh dưỡng học
Vệ sinh học đường
Phòng tránh một số bệnh và tai nạn thường gặp ở học sinh
Chương 2
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
Khái niệm kỹ năng sống
Phân loại các kỹ năng sống
Mối quan hệ giữa các kỹ năng sống
Vai trò của việc giáo dục kỹ năng sống
Mục tiêu của việc giáo dục kỹ năng sống
Sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống
Nguyên tắc đưa kỹ năng sống vào thực tiễn giáo dục
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
Chương 3
YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ YẾU TỐ BẢO VỆ
ĐỐI VỚI TRẺ VỊ THÀNH NIÊN
Khái niệm về tuổi dậy thì
Các giai đoạn vị thành niên
Những biến đổi đặc biệt ở tuổi vị thành niên
Những biến đổi về tâm lý
Vị thành niên là lớp người trẻ và là nhóm có nguy cơ cao
Sức khỏe vị thành niên trực tiếp liên quan đến nòi giống
Hướng dẫn trẻ vị thành niên quá độ sang tuổi trưởng thành một cách đúng đắn
Sự cần thiết phải bảo vệ trẻ tuổi vị thành niên
Yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ đối với vị thành niên


Chương 4
TÍCH HỢP GIÁO DỤC SỐNG KHỎE MẠNH VÀ KNS
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG MÔN TN VÀ XH
Mục tiêu, nguyên tắc lồng ghép, tích hợp giáo dục sống khỏe mạnh và KNS trong dạy học
môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học
Nội dung, mức độ và địa chỉ tích hợp giáo dục sống khỏe mạnh và KNS trong môn Tự
nhiên và Xã hội, môn Khoa học
Phương pháp giáo dục sống khỏe mạnh và KNS trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội,
môn Khoa học
Thực hành giảng dạy các bài có tích hợp nội dung giáo dục sống khỏe mạnh và KNS trong
môn Tự nhiên và Xã hội
Thực hành giảng dạy các bài có tích hợp nội dung giáo dục sống khỏe mạnh và KNS trong
môn Khoa học

7
13
37
60

80
81
85
85
87
87
89
90

92

92
97
102
105
106
106
107
108

113
115

118
118

TÀI LIỆU
THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và
Đào tạo (Dự
án Phát triển
Giáo
viên
Tiểu học), Tự
nhiên - xã
hội

Phương
pháp
dạy
học

Tự
nhiên - Xã
hội.
NXBGD,
2005.
2. Bùi Phương
Nga
(Chủ
biên), Sách
giáo
khoa
môn
Tự
nhiên và Xã
hội,
môn
Khoa học ở

tiểu học, NXBGD, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006.
3. Bùi Phương Nga (Chủ biên), Sách giáo viên môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ở tiểu học, NXBGD, 2001, 2002,
2003, 2004, 2005, 2006.
4. Đào Xuân Dũng, Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
5. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học Sư phạm, 2007.
6. Nguyễn Thị Hường - Lê Công Phượng, Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống trong dạy học Tự nhiên và Xã hội ở
tiểu học. NXBGD, 2009.
7. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2005.
8. Quy định về vệ sinh học đường ban hành theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2000 của Bộ Y tế.

3



9. Trần Văn Dần - Trần Hồng Tâm, Giáo dục sức khỏe, NXB Giáo dục, 1990.
10. Trịnh Bích Ngọc - Trần Hồng Tâm, Phương pháp dạy học môn sức khỏe, NXB Giáo dục, 1999.
11. UNESCO Hà Nội và Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Tài liệu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh
khó khăn, 2006
12. Viện chiến lược và chương trình phát triển giáo dục, Giáo dục kỹ năng sống ở Việt Nam, 2006.
MỞ ĐẦU
Lý luận giáo dục với tư cách là một hợp phần trong lý luận giáo dục học theo quan niệm trước đây, bao gồm: giáo dục đạo
đức, tư tưởng chính trị, pháp luật, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động kỹ thuật, hướng nghiệp và dạy nghề.
Quan niệm này đã trở nên quá chật hẹp so với yêu cầu chuẩn bị cho thế hệ trẻ đáp ứng được những yêu cầu của cuộc sống xã hội
hiện nay. Xã hội hiện đại nảy sinh nhiều vấn đề mới chưa từng có trong quá khứ như đại dịch HIV/AIDS, môi trường … hoặc có
những vấn đề đã có nhưng chưa trở thành thách thức như bây giờ.
Đồng thời, cách tiếp cận một mặt đối với quá trình đào tạo, giáo dục con người, coi đó là quá trình truyền thụ kiến thức cho
người học và lấy mục tiêu trang bị kiến thức là chính đã trở nên bất cập, đòi hỏi phải chuyển sang cách tiếp cận tổng hợp và trọng
tâm là hình thành năng lực cho người học.
Tài liệu này muốn đề cập đến một cách tiếp cận mới đối với quá trình giáo dục (theo nghĩa hẹp) nói riêng và quá trình sư
phạm, quá trình đào tạo nói chung. Đó là tiếp cận giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống trong dạy học môn Tự nhiên và Xã
hội ở tiểu học. Cách tiếp cận này giúp cho giáo viên tiến hành quá trình giáo dục một cách tổng hợp, trong đó có sự kết hợp hài
hòa kiến thức, thái độ, giá trị, hành vi để có năng lực đáp ứng các thách thức một cách tích cực, hiệu quả.
Nội dung có 4 chương, gồm các kiến thức về kỹ năng sống khỏe mạnh và kỹ năng sống: Khái niệm sống khỏe mạnh; vấn
đề sức khỏe vị thành niên; đặc điểm lứa tuổi vị thành niên; những nhân tố nguy cơ và nhân tố bảo vệ đối với lứa tuổi vị thành
niên; khái niệm về kỹ năng sống; một số kỹ năng sống cơ bản; giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống trong dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội và môn Khoa học ở tiểu học.
Tài liệu được biên soạn trên cơ sở căn cứ chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có tham khảo một số tài liệu
liên quan và cập nhật chương trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ở tiểu học. Trong quá trình biên soạn, không
tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và sinh viên để tài liệu ngày càng
được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ

4



Chương 1
GIÁO DỤC SỐNG KHỎE MẠNH
1.1. Những vấn đề chung về giáo dục sống khỏe mạnh
1.1.1. Khái niệm về sức khỏe
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và
điều kiện xã hội. Vậy, sức khỏe là trạng thái hoàn thoàn thoải mái, hoàn toàn tốt đẹp về thể chất, tinh thần và điều kiện xã hội chứ
không phải chỉ là vắng bệnh tật.
- Lành mạnh về thể chất: Liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập và tăng tuổi thọ.
- Thoải mái về tinh thần: Thể hiện thoải mái về cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn về tâm lý, niềm tin và giảm những
stress. Thể hiện ở sự sảng khoái, cảm giác vui tươi, thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích
cực; ở những khả năng chống lại những cảm giác bi quan, lối sống không lành mạnh. Đây chính là nguồn lực để sống khỏe mạnh,
là nền tảng của chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó có hiệu quả với mọi thử thách trong cuộc sống. cơ sở của sức
khỏe tinh thần là sự thăng bằng hài hòa giữa lý trí và tình cảm.
- Đầy đủ về điều kiện xã hội: Thể hiện các dịch vụ xã hội đầy đủ, có luật bảo vệ chăm sóc trẻ em. Thể hiện sự thoải mái
trong các mối quan hệ xã hội đa dạng: trong gia đình, nhà trường và cộng đồng. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự hài hòa giữa
quyền lợi cá nhân và quyền lợi xã hội, là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
Như vậy, sức khỏe là một bộ phận hợp thành trong sự phát triển tổng thể, do đó có những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe là
những yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế cũng như các yếu tố sinh vật và môi trường. Sức khỏe liên quan chủ yếu đến những tiềm
năng và sự phân bố các nguồn lực, ở đây không chỉ nguồn lực về tế như: thầy thuốc, bệnh viên, thuốc men, … mà cả những
nguồn lực kinh tế, xã hội, giáo dục.
Tổ chức WHO đã đưa ra 10 tiêu chuẩn của một người khỏe mạnh:
(1) tinh lực dồi dào, có thể đảm nhận mọi công việc từ dễ đến khó trong sinh hoạt và trong công tác mà không cảm thấy
quá sức và mệt mỏi;
(2) Tinh thần làm việc vui vẻ, sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ từ nhỏ đến lớn mà không nề hà;
(3) Ngủ tốt, nghỉ ngơi có chất lượng;
(4) Năng lực ứng biến cao, có thể thích ứng với mọi biến đổi của ngoại cảnh;
(5) Có đủ sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm thông thường;
(6) Thể trọng hợp lý, thân hình cân đối;

(7) Mắt tinh, phản ứng nhanh, mi mắt không hay bị viêm;
(8) Răng sạch, không sâu, không đau, lợi màu hồng không có hiện tượng chảy máu;
(9) Tóc mượt và sáng, đầu không có gàu;
(10) Cơ bắp nở nang, da dẻ mềm mại.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe
Sức khỏe mỗi người đều do 3 yếu tố quyết định: di truyền, môi trường và lối sống (hành vi cá nhân).
1.1.2.1. Di truyền
Tính di truyền được quyết định bởi bộ máy di truyền nằm trong nhân tế bào. Những đặc điểm cơ thể, trong đó có những
đặc điểm phản ánh về sức khỏe như: màu da, màu tóc, chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, … và một số bệnh tật do thế hệ trước truyền
lại.
1.1.2.2. Môi trường
a) Các yếu tố tâm lý
Là những stress trong sinh hoạt và đời sống và các mối quan hệ cộng đồng giữa con người với nhau, thường cũng gây băn
khoăn lo nghĩ, , bất hòa căng thẳng với nhau, môi trường xã hội không ổn định, … ảnh hưởng tới sức khỏe.
b) Các yếu tố tai nạn
Sự cố của môi trường thiên nhiên (núi lửa, động đất, lụt bão, hạn hán, …và các thiên tai khác có thể gây mất mùa đói kém,
thiếu ăn, gây thương tích) và nghề nghiệp lao động, trong giao thông vận tải.
c) Các yếu tố sinh vật
Ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm, …) trong môi trường không khí, nước, thực phẩm tác
động đến sức khỏe, sự sống của chúng ta hàng ngày; Bị một số con vật khác (rắn rết, ong, …) cắn hay va chạm vào một số loại
cây cũng có thể gây dị ứng, phát ban.
d) Các yếu tố vật lý

5


Tiếng ồn, khí hậu, thời thiết nóng ẩm, bức xạ nhiệt mặt trời và các lò nung, máy động cơ phát nhiệt, bức xạ ion hóa và
không ion hóa, đặc biệt các chất phóng xạ. Mức độ ô nhiễm các chất này đều có nguy cơ cao cùng với sự phát triển công nghiệp,
công nghệ không được tính toán đảm bảo tiêu chuẩn yêu cầu vệ sinh môi trường.
e) Các yếu tố hóa học

Đó là hàng loạt các hóa chất độc (thuốc bảo vệ thực vật), bụi độc, các loại thuốc tân dược độc, xăng dầu, khí đốt, … đang
là mối nguy cơ cao, nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, sự sống hàng ngày và lâu dài đến đời sống của các thế hệ kế tiếp. Rượu,
thuốc lá cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Vì vậy giữ gìn môi trường sống là bảo vệ sức khỏe con người hiện tại, đồng thời cũng bảo vệ sự tồn tại phát triển nòi giống
mai sau. Điều đó chỉ thực hiện được khi trong từng con người của toàn xã hội có nhận thức sâu sắc về môi trường và tự giác bảo
vệ giữ gìn môi trường sống của chính mình.
1.1.2.3. Lối sống
- Một lối sống lành mạnh, văn minh thì có lợi cho sức khỏe, ngược lại một lối sống không lành mạnh, lạc hậu ảnh hưởng
tới sức khỏe, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng.
- Hiện nay con người chưa tác động trực tiếp vào bộ máy di truyền để nâng cao sức khỏe, nhưng chúng ta có thể chủ động
tác động lên môi trường, tác động lên hành vi nhằm phát huy cao vốn di truyền để đạt càng gần giới hạn càng tốt.
Tóm lại, ba yếu tố nêu trên tác động qua lại, liên quan mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Nói cách khác, một
tinh thần khỏe mạnh chỉ có thể có được ở một cơ thể khỏe mạnh và ở trong các mối quan hệ xã hội lành mạnh.
1.1.3. Giáo dục sức khỏe cho học sinh
1.1.3.1. Khái niệm giáo dục sức khỏe
Giáo dục sống khỏe mạnh là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch bằng nội dung và phương pháp khoa học của các
nhà giáo dục, các phương tiện truyền thông đến tình cảm, lý trí của con người nhằm thay đổi hành vi, thói quen sức khỏe có hại
thành hành vi có lợi cho sức khỏe cá nhân và cộng đồng.
1.1.3.2. Mục tiêu của giáo dục sức khỏe cho học sinh
- Giúp học sinh có những hiểu biết cơ bản về các vấn đề sức khỏe: vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng, vệ sinh môi trường; phòng
tránh một số bệnh tật, tai nạn thông thường và các tệ nạn xã hội;
- Xây dựng cho học sinh các hành, thói quen có lợi cho sức khỏe và lối sống lành mạnh, khoa học nhằm nâng cao sức khỏe,
chất lượng cuộc sống cho bản thân, gia đình và cộng đồng;
- Nâng cao vai trò của học sinh trong việc tuyên truyền, phổ biến những hiểu biết về sức khỏe cho gia đình và cộng đồng,
tích cực ủng hộ, hưởng ứng các chương trình sức khỏe được thực hiện ở địa phương.
1.1.3.3. Vị trí, vai trò của giáo dục sức khỏe cho học sinh
a) Vị trí
Trên thế giới, giáo dục sức khỏe được coi là giải pháp có tầm quan trọng hàng đầu của công tác chăm sóc sức khỏe ban
đầu. Ở Việt Nam, giáo dục sức khỏe cũng được đưa lên vị trí số 1 trong 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu (GDSK, tiêm
chủng mở rộng, phòng dịch địa phương, điều trị bệnh và vết thương thông thường, nước sạch thanh khiết môi trường, quản lý sức

khỏe, kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở, cung cấp thuốc thiết yếu, lương thực thực phẩm, bảo vệ bà mẹ trẻ em và KHHGĐ).
b) Vai trò
Giáo dục sức khỏe giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc vận động nhân dân tham gia vào chương trình y tế - xã hội. So
với các dịch vụ y tế khác, giáo dục sức khỏe tốt sẽ đem lại hiệu quả cac nhất, lãi nhất, lâu bền nhất và ảnh hưởng sâu sắc đến chất
lượng cuộc sống nhân dân.
c) Sự cần thiết phải giáo dục sống khỏe mạnh cho học sinh tiểu học
Giáo dục sống khỏe mạnh cho học sinh tiểu học đã được WHO và UNICEF quan tâm từ những năm đầu của thập kỷ 70
của thế kỷ trước. Trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, giáo dục sống khỏe mạnh là quan trọng nhất vì nó là biện pháp
không tốn nhiều tiền mà lại có hiệu quả cao nhất.
Trường tiểu học là nơi giáo dục sống khỏe mạnh thuận lợi và có hiệu quả nhất vì học sinh tiểu học là những chủ nhân
tương lai của đất nước và chiếm số lượng rất lớn.
Để giáo dục sống khỏe mạnh cho học sinh, trước hết cần quan tâm đến đội ngũ giáo viên tiểu học. Đặc biệt cần giáo dục
sống khỏe mạnh cho sinh viên sư phạm giáo dục tiểu học. Đây là lực lượng không chỉ sẽ đảm nhiệm việc giáo dục sống khỏe
mạnh cho học sinh tiểu học, mà còn là những tuyên truyền viên đắc lực về giáo dục sống khỏe mạnh trong cộng đồng.
1.1.4. Nguyên tắc của giáo dục sức khỏe
1.1.4.1. Tính Đảng
Giáo dục sức khỏe phải gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nội dung giáo dục sức khỏe
phải gắn liền với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn dân, đối với sự phát
triển toàn diện về thể chất và tinh thần cho mọi người.
1.1.4.2. Tính phổ cập đơn giản
Các phương pháp giáo dục sức khỏe phải phù hợp với trình độ văn hóa, học vấn với đặc điểm tâm lý của đối tượng được
giáo dục sức khỏe. Các hình thức giáo dục sức khỏe cần đơn giản, dễ hiểu, dễ nghe với mọi đối tượng.

6


1.1.4.3. Tính quần chúng
Giáo dục sức khỏe nhằm mang lại lợi ích cho cá nhân, tập thể và cộng đồng, nên phải được mọi người tích cực tham gia,
mọi tổ chức, mọi ngành nghề tích cực hưởng ứng và đóng góp.
1.1.4.4. Tính khoa học

Trong tài liệu giáo dục sức khỏe phải phù hợp với khoa học kỹ thuật hiện đại, đồng thời phải có sự thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn, giữa lời nói và hành động. Tính khoa học của giáo dục sức khỏe còn thể hiện ở các biện pháp tổ chức và thực hiện
cũng phải rất khoa học.
1.1.4.5. Tính thời sự
Các dẫn chứng minh họa nên xuất phát từ các sự kiện, hiện tượng thực tế nóng hổi hàng ngày trong đời sống của cộng
đồng, để nâng cao tính thuyết phục trong giáo dục sức khỏe như tai nạn giao thông hàng ngày, ngộ độc thức ăn, …
1.1.4.6. Tính kiên trì
Để làm thay đổi nhận thức của đối tượng giáo dục sức khỏe, một vấn đề sức khỏe được lặp đi lặp lại nhiều lần, không chán
nản, nóng vội vì giáo dục sức khỏe là một quá trình.
1.1.5. Phương pháp giáo dục sức khỏe
1.1.5.1. Giao tiếp trực tiếp
Phương pháp giao tiếp trực tiếp giữa người với người là cách làm tốt nhất, tiết kiệm nhất nhưng hiệu quả cao nhất đối với
cá nhân, tập thể và cộng đồng, bao gồm:
- Đối thoại trực tiếp giữa người làm công tác giáo dục sức khỏe với từng cá nhân trong lúc tiến hành các dịch vụ y tế.
- Nói chuyện phổ biến kiến thức y học thường thức; thảo luận nhóm.
1.1.5.2. Hệ thống thông tin đại chúng
Phương pháp này kém hiệu quả và tốn kém hơn so với phương pháp giao tiếp trực tiếp vì pải gián tiếp qua các phương tiện
thông tin đại chúng từ người làm công tác giáo dục sức khỏe đến đối tượng giáo dục sức khỏe.
1.1.6. Nội dung chủ yếu của giáo dục sức khỏe cho học sinh
1.1.6.1. Vệ sinh cá nhân
Nhằm bảo vệ sức khỏe, tạo nếp sống văn hóa, có thói quen văn minh, lịch sự, khắc phục những thói quen lạc hậu có hại
cho sức khỏe. Vệ sinh cá nhân bao gồm: vệ sinh thân thể, trang phục, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, …
1.1.6.2. Vệ sinh môi trường
Giáo dục cho học sinh hiểu rõ nguy cơ gây bệnh có khi tổn hại đến tính mạng như phân, rác bẩn, nước bẩn, các côn trùng
trung gian truyền bệnh.
Vệ sinh gia đình, về sinh trường học, vệ sinh trong học tập để phòng tránh các bệnh học đường như cong vẹo cột sống, cận
thị,… vệ sinh lao động, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi và giới tính.
1.1.6.3. Vệ sinh an toàn thực phẩm - vệ sinh dinh dưỡng
Cải thiện bữa ăn, dinh dưỡng hợp lý.
1.1.6.4. Phòng chống dịch bệnh và tệ nạn xã hội

Cần có những hiểu biết về bệnh truyền nhiễm dễ gây dịch, các bệnh lây qua đường tình dục và HIV/AIDS. Phòng chống
các tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, nghiện thuốc lá, rượu bia. Phát hiện các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe theo từng
lứa tuổi, giới tính, cấp học, bậc học.
1.1.6.5. Rèn luyện lối sống
Rèn luyện thân thể, thể dục thể thao. Xây dựng các thói quen lành mạnh, biết vận dụng kỹ năng sống để ứng phó với những
thử thách hàng ngày của cuộc sống để bảo vệ nâng cao sức khỏe cho bản thân và cả cộng đồng.
Để giáo dục sức khỏe cho học sinh đạt hiệu quả cao đòi hỏi được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các tổ chức xã
hội và các bậc phụ huynh, đồng thời phải xây dựng môi trường nhà trường trở thành cơ sở để học sinh có điều kiện thực hiện tốt
những nội dung công tác giáo dục sức khỏe mà nhà trường đã truyền thụ; giáo dục những đặc điểm tuổi vị thành niên và thanh
niên; giáo dục giới, giới tính và tình dục; một số nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.
1.2. Dinh dưỡng học
1.2.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
1.2.1.1. Nhu cầu về năng lượng
Mọi hoạt động của con người cần đến năng lượng. Trong cơ thể, năng lượng được sinh ra từ các chất: P, G, L có trong thức
ăn, ngoài ra một phần từ rượu và đồ uống từ rượu. Để đo nhiệt lượng người ta dùng đơn vị calo. Ngày nay người ta còn dùng đơn
vị Jun để biểu thị năng lượng, 1kilo calo (kcal) = 4,184 kilo Jun (kJ).
- 1g Gluxit cung cấp 4kcal hay 16,7kJ
- 1g Lipit cung cấp 9kcal hay 37,7kJ
- 1g Protein cung cấp 4kcal hay 16,7kJ
a) Sự tiêu hao năng lượng

7


Ngoài nhu cầu ăn để phát triển cơ thể khi còn trẻ, để đổi mới trong cuộc đời người ta còn ăn để đảm bảo cho năng lượng bị
tiêu hao hàng ngày. Vào cơ thể, hóa năng của cơ thể sẽ chuyển thành nhiệt năng để duy trì thân nhiệt; điện năng để duy trì dòng
điện sinh vật; cơ năng để đảm bảo cho hoạt động thể lực; năng lượng cần cho tổng hợp chất sống mới. Tất cả năng lượng này cuối
cùng chuyển thành nhiệt năng tỏa ra ngoài cơ thể. Vì vậy, người ta chỉ đo nhiệt năng là biết được mức tiêu hao năng lượng tổng
hợp của cơ thể.
b) Chuyển hóa cơ bản

Là năng lượng cơ thể tiêu hao trong điều kiện nghỉ ngơi, nhịn đói và ở nhiệt độ môi trường thích hợp. Đó là năng lượng
duy trì sự sống tối thiểu của tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa, … Người ta biết được năng lượng chuyển hóa của một số cơ
quan như sau: gan cần 27%, não 19%, tim 7%, thận 10%, cơ 18%, các bộ phận còn lại chỉ cần 19%.
Chuyển hóa cơ bản ở nữ thường thấp hơn ở nam, do tỷ lệ khối mỡ ở nữ cao hơn ở nam, ở trẻ em cao hơn người lớn.
c) Lao động thể lực
Lao động càng nặng, tiêu hao năng lượng càng lớn, nếu nằm ngủ tiêu hao 1calo/kg cân nặng /1giờ thì nằm nghỉ tiêu hao
1,2 calo, ngồi nghỉ 1,4 calo; rửa bát 1,5; quét nhà 1,7; nấu ăn 1,8; đứng nói chuyện 1,9 calo; lau nhà 3,1 calo; đi bộ 4km/1 giờ tiêu
hao 3,2 calo; gặt lúa 3,5; cày ruộng 3,5; đá bóng 5,9; bổ củi 6 calo, …
Dựa vào sự tiêu hao năng lượng mà người ta phân loại lao động như sau:
- Lao động nhẹ: Nhân viên hành chính, nội trợ, nghề tự do, giáo viên, …
- Lao động trung bình: Công nhân xây dựng, nông dân, nghề cá, quân nhân, sinh viên.
- Lao động nặng: Nghề mỏ, công nghiệp nặng, vận động viên thể thao, quân nhân thời kỳ tập luyện.
- Lao động nặng đặc biệt: nghề rừng, nghề rèn.
d)

Nhu cầu năng lượng cả ngày đối với trẻ em
Độ tuổi

Từ 7 đến 9 tuổi
Từ 10 đến 12 tuổi
Từ 13 đến 15 tuổi

Nhu cầu năng lượng cả ngày
Nam
1800
2200
2500

Nữ
1800

2100
2200

e) Tính cân đối năng lượng giữa các chất dinh dưỡng
Yêu cầu đầu tiên quan trọng nhất của dinh dưỡng cân đối là xác định được mối tương quan hợp lý giữa các thành phần dinh
dưỡng có hoạt tính sinh học chủ yếu (P, L, G, Vitamin và khoáng chất) tùy theo lứa tuổi, giới tính, tính chất lao động và lối sống.
Cho đến nay, tỷ lệ cân đối giữa các chất sinh năng lượng (P-L-G) trong khẩu phần ăn chưa đi đến thống nhất. Bước đầu tỷ
lệ P:L:G là 12:18:70. Ở nước ta, theo Viện Dinh dưỡng, năng lượng do P khoảng 12-15%; L 20-25%, không vượt quá 35% và
không dưới 10%; G 63-65%.
1.2.1.2. Nhu cầu các chất dinh dưỡng sinh năng lượng
a) Nhu cầu Protein
Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất. Trong quá trình sống, cơ thể thường xuyên diễn ra quá trình phân hủy,
đồng thời luôn có sự đổi mới về thành phần của tế bào, để đảm bảo cho sự phân hủy và đổi mới đó, hàng ngày phải cung cấp một
lượng protein vào máu. Protein chỉ có thể tạo thành từ Protein của thức ăn, mà không thể tạo thành từ Lipit và Gluxit.
Protein có nguồn gốc từ động vật như: bơ, sữa, trứng, cá và có nguồn gốc từ thực vật như: sữa đậu nành, các loại đậu, ngũ
cốc.
Protein có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nó là vật liệu xây dựng nên các tế bào, mô, cơ quan trong cơ thể. Vai trò tạo
hình của Protein đặc biệt quan trọng đối với trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, bệnh nhân đang thời kỳ hồi phục; tham gia tổng
hợp nên kháng thể, các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, Protein của huyết thanh, các men, các chất này rất quan trọng trong điều hòa
quá trình chuyển hóa, cũng như các chức phận sinh lý của con người nếu thiếu sẽ gây rối loạn chuyển hóa và sức chống đỡ với
bệnh tật giảm, dễ mắc bệnh.
Protein hoạt động như một chất đệm (huyết tương, dịch não tủy, dịch ruột), là nguồn năng lượng và có thể thay thế các chất
khác cung cấp năng lượng nhưng không một chất nào thay thế được Protein trong việc xây dựng tế bào và mô.
Trong cơ thể bình thường đã trưởng thành nói chung không có sự tích lũy Protein mà chỉ có sự đổi mới Protein. Protein
thừa không được dự trữ trong cơ thể trừ một lượng nhỏ ở gan. Phần lớn lượng thừa sẽ phân hủy thành Gluxit, Lipit, Urê, Axit
Uric, … nói chung hàng ngày ta ăn vào bao nhiêu được tiêu dùng bấy nhiêu. Nhu cầu Protein ở trẻ em rất cao (đề nghị của Viện
dinh dưỡng năm 1996):
Độ tuổi
Từ 7 đến 9 tuổi
Từ 10 đến 12 tuổi

Từ 13 đến 15 tuổi
b) Nhu cầu về chất béo

Nhu cầu Protein ở trẻ em (g)
Nam
Nữ
40
50
60

40
50
55

8


* Cấu tạo và nguồn gốc của chất béo
Lipit là sự kết hợp của axit béo với Glyxerol. Axit béo có 2 loại:
- Axit béo no (bão hòa): là những axit béo không có liên kết đôi trong phân tử, loại nay có nhiều trong mỡ động vật và bơ.
Trong thành phần của axit béo no có sự liên kết bền vững (mạch đơn) nên khó bị phân hủy dưới tác dụng của các dịch tiêu hóa, nó
khó tiêu hơn các axit béo chưa no.
- Axit béo không no: là những axit béo có liên kết đôi trong phân tử, loại này có nhiều trong dầu thực vật, phổ biến nhất là
Axit Linoleic. Axit Linoleic là axit không tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào qua con đường thức ăn, nên còn được gọi là
axit béo cần thiết.
* Vai trò của chất béo đối với cơ thể
- Cung cấp axit béo: Trong cơ thể Protein và Gluxit đều có thể chuyển thành Lipit, tuy vậy trong khẩu phần ăn nếu thiếu
lâu ngày sẽ dẫn tới rối loan: lở loét da, khô da, rụng tóc, sút cân, có những rối loạn về chuyển hóa cơ bản do thiếu các axit béo
không no.
- Giúp cơ thể hấp thụ các Vitamin tan trong dầu: A, D, E, K.

- Là chất cung cấp năng lượng chủ yếu (1gr cho 9 kcal). Nhất là sữa mẹ năng lượng do Lipit cung cấp chiếm 50%, vì vậy
khi trẻ thiếu sữa oặc chuyển sang ăn bổ sung cần lưu ý trong khẩu phần ăn có chế độ Lipit phù hợp.
- Lipit làm sự tiêu hóa thức ăn chậm lại do nó ức chế sự co bóp và tiết dịch vị của dạ dày, vì vậy khi ăn nhiều chất Lipit ta
có cảm giác đầy bụng. Lipit qua nấu nướng làm cho thức ăn có mùi thơm ngon, hấp dẫn.
* Nhu cầu chất béo đối với cơ thể
Hiện nay chưa biết rõ ràng về nhu cầu Lipit, vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu làm sáng rõ.
Nhu cầu chất béo phụ thuộc vào tuổi, tính chất lao động, đặc điểm dân tộc, khí hậu, … Tuy nhiên một lượng Lipits hàng
ngày từ 15 - 25g có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
Chất Lipit rất cần thiết đối với cơ thể, nhất là đối với trẻ nhỏ, cơ thể đang phát triển và trưởng thành.
1.2.1.3. Nhu cầu về Gluxit
a) Nguồn gốc và cấu tạo đường
Gluxit là những chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O bao gồm:
Nhóm đường đơn: Glucoza, Galactoza, Fructoza có nhiều ở hoa quả, mật ong; nhóm đường kép: Sacaroza ở mía và củ cải;
nhóm đa đường: tinh bột (gạo, mỳ, ngô, khoai,…).
b) Vai trò chất đường
Tất cả các chất bột và đường khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường đơn (Glucoza, Galactoza, Fructoza). Đường ở
trong máu gọi là đường huyết, hàm lượng bình quân là 80-120mg/100l máu.
Gluxit là chất cung cấp năng lượng chủ yếu, “chất đốt” cho tất cả các cơ quan trong cơ thể là Glucoza. Nếu thiếu Glucoza
thì tim, não và các cơ quan khác sẽ ngừng hoạt động, nhất là não khi thiếu dinh dưỡng sẽ xuất hiện đau đầu.
Gluxit tham gia quá trình cấu tạo tế bào; tham gia vào sự chuyển hóa của cơ thể.
1.2.1.4. Nhu cầu chất khoáng
a) Chất sắt
Sắt có trong thức ăn có nguồn gốc động vật (thịt, cá) dưới dạng Fe 2+. Sắt trong thịt được hấp thu khoảng 30%, cá hấp thu
khoảng 15%; Sắt có trong thức ăn có nguồn gốc thực vật (ngũ cốc, rau, đậu đỗ) dưới dạng F 3+. Sắt ở thức ăn này chỉ hấp thu 10%,
riêng đậu tương hấp thu 20%.
Nhu cầu sắt tùy theo điều kiện sinh lý. Nhu cầu sắt phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính. Sau đây là bảng nhu cầu sắt ở trẻ em.
Nhu cầu Sắt ở trẻ em (mg)
Độ tuổi
Nam
Nữ

Từ 7 đến 9 tuổi
12
12
Từ 10 đến 12 tuổi
12
12
Từ 13 đến 15 tuổi
18
20
b) Chất Canxi
Canxi có nguồn gốc trong thức ăn thực vật như: vừng, đậu tương, rau muống, rau dền, rau mùng tơi, rau ngót, … và có
nhiều trong thức ăn động vật như: tôm, cua,cá, sữa, …
Trong cơ thể, canxi chiếm vị trí đặc biệt, khoảng 1/3 chất khoáng trong cơ thể, 98% nằm trong xương và răng. Caxi giúp
hình thành hệ xương và răng vững chắc; đảm bảo chức phận thần kinh và tham gia vào hệ đông máu.
c) Chất Iốt
Nguồn Iốt có nhiều trong thức thức ăn ở biển, rau được trồng trên đất tốt
Iốt có vai trò tham gia cấu tạo nội tiết tố Thyroxin và tridotyroxin, là những chất cần thiết cho sự phát triển về thể chất và
tinh thần cho trẻ em, điều hòa tiêu thụ năng lượng.
d) Phôtpho

9


Phôtpho có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng) và các loại ngũ cốc. Cùng với canxi, phôtpho tham
gia cấu tạo nên xương và răng; ngoài ra phôtpho còn có trong thành phần P, L, G và tham gia duy trì độ pH của máu.
1.2.1.5. Nhu cầu Vitamin
Vitamin là chất hữu cơ không thể thiếu được đối với cơ thể con người, mặc dù hàm lượng rất nhỏ trong khẩu phần ăn, tham
gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng trong cơ thể, có tác dụng làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật (đặc
biệt là các bệnh nhiễm khuẩn).
Tên gọi Vitamin do nhà hóa học Balan Funk từ năm 1912, từ đó có nghĩa là những “amin” sống. Tuy nhiên người ta nhanh

chóng thấy rõ các vitamin về hóa học không cùng họ với nhau và chỉ có một số amin.
Có khoảng 20 loại vitamin khác nhau, người ta chia làm 2 loại: tan trong nước (Vitamin nhóm B, Vitamin C và Vitamin P)
và tan trong chất béo (Vitamin A, D, E, K). Khi thừa loại tan trong nước sẽ thải ra bằng đường nước tiểu nên không đe dọa nhiễm
độc, loại tan trong chất béo nếu thừa được dự trữ trong các loại mỡ của gan không đào thải được ra ngoài, vì vậy lượng vitamin A,
D quá cao có thể gây ngộ độc.
a) Vitamin A (Retinol)
* Vai trò
Vitamin có thể tham gia nhiều chức phận quan trọng trong cơ thể. Andehit của Renol là thành phần thiết yếu của sắc tố
võng mạc Rodopsin. Khi gặp ánh sáng, sắc tố này mất màu và quá trình này kích thích tế bào que ở võng mạc để nhìn thấy ánh
sáng yếu, tế bào nón khi ánh sáng rõ và cảm nhận màu sắc.
Vitamin A góp phần giữ gìn sự vẹn toàn của tế bào biểu mô ở da và niêm mạc. Nếu thiếu vitmin A sẽ gây khô da, sừng hóa
nang lông, bề mặt da thường nổi gai.
Vitamin A tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống các bệnh nhiễm khuẩn, rất cần thiết đối với sự tăng trưởng, đảm bảo
cho sự phát triển bình thường của răng và xương.
* Nguồn gốc
Vitamin A có chủ yếu trong nguồn động vật, nhiều nhất là trong mỡ của gan (gan cá thu), trong sữa, trứng.
Ngoài ra cơ thể cũng có thể tạo ra Vitamin A từ Caroten là loại sắc tố rất phổ biến trong thức ăn nguồn thực vật, còn gọi là
tiền vitamin A. Rau xanh, quả chín có nhiều Caroten, trong đó B-Caroten có hoạt tính sinh học cao nhất. Trong cơ thể, B-Caroten
chuyển hóa thành Rentinol theo tỷ lệ 2/1 và chỉ có 1/3 được hấp thu. Như vậy muốn có 1mg Retinol cần phải có 6mg B-Caroten.
Đơn vị quốc tế (UI) Vitamin A tương đương 0.3 mcg Rentinol kết tinh.
* Nhu cầu
Độ tuổi

Nhu cầu Vitamin A ở trẻ em (mcg)
Nam thiếu niên
Nữ thiếu niên

Từ 7 đến 9 tuổi
400
400

Từ 10 đến 12 tuổi
500
500
Từ 13 đến 15 tuổi
600
600
Trẻ mới sinh có lượng Vitamin dự trữ trong gan và sữa mẹ lớn, nên khi cho trẻ ăn thêm cần lưu ý các thực phẩm cung cấp
vitamin A.
Người lớn trưởng thành cần 750 mcg vitamin A
Vitamin A nếu dùng quá liều sẽ gây ngộ độc, phụ nữ đang có thai dễ sảy thai. Khi thiếu Vitamin A, da, màng nhầy và niệm
mạc bị khô và sừng hóa, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể, do đó trẻ dễ bị bệnh (hô hấp, ỉa chảy, viêm da).
b) Vitamin D (hay Canxifezol)
* Vai trò
Vitamin tự nhiên là Canxifezol. Vai trò chính của nó là tạo điều kiện thuận lợi cho hấp thu Caxi ở tá tràng, quyết định sự
trao đổi bình thường của tỷ lệ Ca/P trong cơ thể. Khi thiếu Vitamin D, quá trình hấp thu Caxi giảm, trẻ bị còi xương, người lớn bị
thừa xương, loãng xương.
* Nguồn gốc
Vitamin D có các dạng Vitamin D2 (Ecgoscanxifezol) và Vitamin D3 (Cholescanxifezol).
Dầu cá thu là nguồn Vitamin D tốt, ngoài ra còn có ở gan, trứng, bơ, thức ăn thực vật hoàn toàn không có Vitamin D.
Nguồn vitamin D quan trọng là sự tổng hợp trong sa dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời.
* Nhu cầu
Nhu cầu vitamin D ở trẻ em 10mcg tính ra đơn vị quốc tế là 400 UI
Người lớn trưởng thành cần 100 UI mỗi ngày.
c) Vitamin B1 (Thiamin)
* Vai trò
Là yếu tố cần thiết để sư dụng Gluxit để cung cấp năng lượng, tạo cảm giác ăn ngon miệng. Axit Pyruvic là sản phẩm
chuyển hóa trung gian của Gluxit, muốn chuyển hóa tiếp phải cần Vitamin B1. Khi thiếu vitamin B1, Axit Pyruvic sẽ ứ đọng trong
máu, trong các mô, gây rối loạn dẫn truyền xung động thần kinh, làm mất cảm giác.

10



* Nguồn gốc
Các loại hạt cần dự trữ Thiamin cho quá trình nảy mầm cho nên ngũ cốc và các loại hạt họ đậu là những nguồn vitamin B1
tốt. Các loại thức ăn đã chế biến thường thiếu Thiamin như: gạo giã trắng, ngũ cốc, dầu mỡ tinh chế và rượu. Thiamin của các loại
men sử dụng để lên men không còn trong bia, rượu.
* Nhu cầu
Nhu cầu Thiamin cần đạt 0.5 mg/1000 kcal, khi thấp hơn 0.25/1000 kcal sẽ xuất hiện bệnh tê phù.
Độ tuổi

Nhu cầu Vitamin B1 ở trẻ em (mg)
Nam thiếu niên
Nữ thiếu niên

Từ 7 đến 9 tuổi
1.3
1.3
Từ 10 đến 12 tuổi
1.0
0.9
Từ 13 đến 15 tuổi
1.2
1.0
d) Vitamin B2 (Riboflavin)
* Vai trò
Nó giữ vai trò chủ yếu (cùng với Axit nieotinic) trong các phảm ứng oxy hóa ở tế bào trong tất cả các mô của cơ thể. Cần
cho quá trình chuyển hóa Protein. Khi thiếu Vitamin B2, cường độ hô hấp của tế bào và mô bị suy yếu, chuyển hóa các chất bị rối
loạn, trẻ em thường bị loét lưỡi, loét da, tổn thương ở niêm mạc miệng, chóc mép.
* Nguồn gốc
Vitamin B2 có nhiều trong thức ăn động vật, sữa, các loại rau, đậu, bia, các hạt ngũ cốc toàn phần có nhiều nhưng giảm đi

trong quá trình xay xát.
* Nhu cầu
Theo WHO, nhu cầu Vitamin B2 là 0.6 mg/1000 kcal
Theo đề nghị của Viện Dinh dưỡng 1996, đối với trẻ em:
Độ tuổi

Nhu cầu Vitamin B2 ở trẻ em (mg)
Nam thiếu niên
Nữ thiếu niên

Từ 7 đến 9 tuổi
1.3
1.3
Từ 10 đến 12 tuổi
1.6
1.4
Từ 13 đến 15 tuổi
1.7
1.5
e) Vitamin PP (Niaxin)
* Vai trò
Vitamin PP và axit của nó có vai trò cốt yếu trong các cơ chế oxy hóa để giải phóng năng lượng của các phân tử: Gluxit,
Lipit, Protit. Trong cơ thể, vitamin PP có thể được tao ra từ Tryptophen ( Triptophan (tryptophan) là một trong 9 axít amin hiếm
chủ yếu cơ thể không tự tổng hợp được là Lidin (lyzine), triptophan (tryptophan), phenylelamin, methionine, leucine, isoleucine,
thrêonine, valine, histidine. Tryptophan là tiền thân của chất làm dịu thần kinh serotonin).
Nếu thiếu sẽ gây ra bệnh Pelagrơ - viêm da đặc hiệu do thiếu vitamin PP, đặc biệt là da của người ở những vùng thiếu ánh
sáng mặt trời, những vùng ăn toàn ngô, trong ngô thiếu Tryptophen là tiền chất của Vitamin PP.
* Nhu cầu
Theo WHO, nhu cầu Vitamin PP là 6.0 mg/1000 kcal
Theo đề nghị của Viện Dinh dưỡng 1996, đối với trẻ em:

Độ tuổi

Nhu cầu Vitamin PP ở trẻ em (mg)
Nam thiếu niên
Nữ thiếu niên

Từ 7 đến 9 tuổi
14.5
14.5
Từ 10 đến 12 tuổi
17.2
15.5
Từ 13 đến 15 tuổi
19.1
16.4
f) Vitamin C (Axit ascobic)
* Vai trò
Trong cơ thể, vitamin C tham gia các phản ứng oxy hóa khử. Đó là yếu tố cần thiết cho tổng hợp Colagen, là chất gian bào
ở các thành mạch, mô liên kết, xương, răng. Khi thiếu bêhj nhân xuất hiện các bệnh: xuất huyết, các vết thương lâu lành sẹo.
Người ta thấy, khi gãy xương, mổ xẻ, bỏng hay nhiễm khuẩn thì lượng vitamin C trong cơ thể giảm nhanh.
* Nguồn gốc
Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín, khoai tây, khoai lang, rau xanh nhưng bị hao hụt trong quá trình nấu nướng.
* Nhu cầu
Nhu cầu Vitamin C ở người trưởng thành, nữ là 70 mg/1 ngày, nam là 75 mg/ 1 ngày.
Theo đề nghị của Viện Dinh dưỡng 1996, đối với trẻ em:

11


Độ tuổi


Nhu cầu Vitamin C ở trẻ em (mcg)
Nam thiếu niên
Nữ thiếu niên

Từ 7 đến 9 tuổi
55
55
Từ 10 đến 12 tuổi
65
75
Từ 13 đến 15 tuổi
75
70
g) Axit Folic
Axit Folic rất cần cho dự phát triển và trưởng thành của cơ thể, nếu thiếu sẽ gây thiếu máu, thường gặp ở phụ nữ có thai.
Axit Folic có nhiều trong các loại rau có lá.
Nhu cầu mỗi ngày 200 mcg ở người trưởng thành.
h) Vitamin B12 (Xianocobalamin)
* Vai trò
Vitamin B12 cần thiết cho sự tạo máu, nếu thiếu sẽ gây bệnh thiếu máu ác tính, là bệnh nguy hiểm, gây chết trong vòng 2 5 năm, thường gặp ở những người ăn chay.
* Nguồn gốc
Vitamin B12 khác với các loại Vitamin khác là các loại thực vật khác không tổng hợp được, chất này chỉ có trong thức ăn
có nguồn gốc động vật, mà phong phú nhất là trong gan.
i) Tính cân bằng đối với Vitamin
Vitamin tham gia vào nhiều chức phận chuyển hóa quan trọng trong cơ thể, vì vậy Viatmin phụ thuộc vào các cơ cấu thành
phần dinh dưỡng khác trong khẩu phần.
Các Vitamin nhóm B cần thiết cho sự chuyển hóa Gluxit, do đó nhu cầu của nó thường tính theo mức năng lượng khẩu
phần. Hiện nay cân đối Vitamin dựa trên tương quan với năng lượng. Theo FAO/OMS, trong 1000 kcal cần có 0,5 mg Vitamin B1,
0,6 mg Vitamin B2, 6 mg Vitamin PP.

Chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng nhu cầu về Vitamin E, là chất chống oxy hóa các chất béo tự nhiên.
Chế độ ăn nhiều Protein là điều kiện cho hoạt động bình thường của các Vitamin. Đối với Vitamin A hàm lượng Protein
trong khẩu phần vừa phải tạo điều kiện cho tích lũy Vitamin A trong gan, nhưng khi tăng lượng Protein lên tới 30 - 40% thì sử
dụng Vitamin A tăng lên, do đó tạo điều kiện xuất hiện sớm biểu hiện thiếu Viatamin A, ngược lại khẩu phần nghèo Protein thì
biểu hiện thiếu Vitamin A sẽ kéo dài. Vì vậy khi sử dụng các thức ăn giàu Protein như sữa gầy cho trẻ suy dinh dưỡng cần bổ sung
thêm Vitamin A, cũng như khi điều trị thiếu Vitamin A phải tăng protein trong khẩu phần thích đáng.
1.2.1.6. Nhu cầu về nước
a) Vai trò của nước
Nước không phải là chất dinh dưỡng nhưng rất cần cho sự sống. Nước có vai trò thứ 2 sau oxy. Nhịn ăn có thể sống được
vài tuần nhưng nhịn khát chỉ sống được vài ngày.
Nước giúp cho việc tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng; tham gia điều hòa thân nhiệt, bảo vệ các cơ uan và các mô
trong cơ thể; tham gia các phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Nước trong cơ thể trẻ em được chia như sau:
- 8% dành cho sự nảy nở và dự trữ trong tế bào;
- 59% dành cho sự bài tiết ở thận;
- 33% dành cho sự điều tiết nhiệt độ cơ thể.
b) Nhu cầu
Nhu cầu về nước phụ thuộc vào sinh lý và bệnh lý của trẻ. Mùa hè ra nhiều mồ hôi cần nhiều nước. Trẻ bị sốt cao, tiêu
chảy cần nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất. Trẻ càng bé càng cần bù nhiều nước. Trẻ từ 6 - 11 tuổi cần 1.5 - 2 lít/ngày. Khi
khát, không uống hhieeuf nước một lúc mà phải uống từ từ để nước càn vận chuyển đến các tổ chức.
Nhu cầu nước ở trẻ nhiều hơn người lớn là do:
Nhu cầu chuyển hóa mạnh hơn, ăn nhiều hơn (về tương đối);
Sự cô đặc của thận kém hơn nhưng phải thải chất bã và tăng trưởng nhanh hơn;
Mức tiêu thụ nước ở trẻ là 10 - 15% trọng lượng cơ thể, trong khi đó ở người lớn là 2 - 4% trọng lượng cơ thể.
1.2.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm - ngộ độc thức ăn
1.2.2.1. Đại cương về vệ sinh an toàn thực phẩm
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người, góp phần làm giảm bệnh tật,
phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, nâng cao sự phát triển và giao lưu quốc tế về kinh tế, thể hiện nếp sống văn minh
của đất nước.
Thực phẩm là tất cả mọi thức ăn, đồ uống ở nhiều dạng, chưa chế biến và dạng chế biến mà con người hàng ngày sử dụng

để ăn, uống nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể duy trì các chức phận sống, qua đó con người có thể sống và làm
việc.

12


Khi không dảm bảo vệ sinh thực phẩm, thực phẩm chính là nguồn gây bệnh. Bởi giàu dinh dưỡng nên thực phẩm là môi
trường cho các loại vi sinh vật sống và phát triển.
Mối loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng (P. G. L, Vitamin, khoáng chất và nước) tuy nhiên mỗi loai thực phẩm
có xu hướng cung cấp một nhóm dinh dưỡng chủ đạo, chính vì thế mà thực phẩm có thành phần và cấu trúc hóa học khác nhau. Vì
có cấu trúc hóa học nên ở điều kiện bình thường các quá trình phân hủy tự nhiên xảy ra, khi để lâu làm phẩm chất của chúng bị
giảm hoặc bị hỏng và trở nên độc.
Trong suốt cả quá trình từ sản xuất, chế biến, phân phối, vận chuyển, bảo quản đến tiêu dùng có nguy cơ biu ô nhiễm bởi
các tác nhân sinh học, lý học, hóa học nếu thực hành sản xuất không tuân thủ về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liê quan đến cả quá trình từ khâu sản xuất nguyên liệu ban đầu cho đến tiêu dùng.
1.2.2.2. Tình hình vệ sinh thực phẩm hiện nay
Trong những năm qua, công tác vệ sinh thực phẩm ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức. Công tác quản lý vệ sinh
an toàn thực phẩm gặp không ít khó khăn về hành lang pháp lý, sự chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các bộ ngành; nhân lực,
cơ sở vật chất của cơ quan pháp lý còn mỏng; nhận thức về vấn đề này của nhân dân còn hạn chế.
Ở nước ta, thực phẩm được sản xuất dưới dạng thủ công và với quy mô nhỏ, mang tính chất gia đình còn nhiều và được
tiêu thụ với số lượng lớn trê thị trường nên sự kiểm soát của cơ qiun nhà nước gặp nhiều khó khăn.
Một điều đáng quan tâm khác là ý thức chấp hành pháp luật cụng như trách nhiệm của một số nà sản xuất, chế biến còn
thấp. Thực tế vẫn có nhà sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn tực phẩm. Do đó, nhiều vụ
ngộ độc cấp tính gây chết người đã xảy ra ở các bữa ăn ggia đình hoặc tập thể.
1.2.2.3. Ngộ độc thức ăn
a) Khái niệm
Ngộ độc thức ăn là một tình trạng bệnh lý xảy ra do ăn uống thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hại đối với sức khỏe con
người.
b) Nguyên nhân ngộ độc thức ăn
- Ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn bị nhiễm vi sinh vật. Vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến trong

ngộ độc thực phẩm như: Thương hàn, lỵ, vi khuẩn gây ỉa chảy hoặc độc tố của vi khuẩn tụ cầu. Vi rút viêm gan A, vi rút ỉa chảy.
Các loại ký sinh trùng như sán lá gan, sán bò, ấu trùng sán lợn, giun và ấu trùng giun. Một số nấm mốc và nấm men.
- Ngộ độc thức ăn do ăn phải các thức ăn bị nhiễm độc các hóa chất. Do ô nhiễm kim loại nặng; thuốc bảo vệ thực vật;
Thuốc thú y (kích thích tăng trưởng, tăng trọng, …); Các loại phụ gia thực phẩm, thuốc bảo quản thực phẩm, phẩm màu độc; Các
chất phóng xạ.
- Ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn có sẵn chất độc. Cá, các loại nhuyễn thể, cóc, mật cá trắm; Thực vật độc như nấm,
mầm khoai tây, sắn,…
- Ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn bị biến chất, ôi thiu.
c) Biểu hiện: Có 2 dạng:
- Ngộ độc cấp tính: Thường xảy ra sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn từ 30 phút đến vài ngày. Bệnh thường biểu
hiện với những triệu chứng: đi ngoài nhiều lần trong ngày, pơhaan lỏng, đau bụng, buồn nôn hay nôn liên tục, mệt mỏi, đau đầu
khó chịu, hoa mắt, chóng mặt. Ngộ độc cấp tính thường xảy ra do ăn phải thức ăn bị nhiễm nặng.
- Ngộ độc mãn tính: Thường không có dấu hiệu rõ ràng khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhưng chất độc trong thực
phẩm tích lũy dần tại các cơ quan trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa các chất, rối loạn hấp thu, gây mệt mỏi
kéo dài, hay các bệnh mãn tính khác, cũng có khi chất độc gây biến đổi tế bào và gây ung thư. Ngộ độc mãn tính thường do ăn
phải thức ăn nhiễm hóa chất liên tục, kéo dài.
d) Cấp cứu và chăm sóc bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn
Phải làm cho nôn ra hết các chất đã ăn vào dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày. Làm cản trở sự hấp thu của ruột đối
với chất độc, phá vỡ độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tiếp theo điều trị bằng thuốc đặc hiệu cho từng loại ngộ độc và
điều trị triệu chứng.
e) 10 lời khuyên về vệ sinh an toàn thực phẩm ngăn ngừa ngộ độc
(1) Chọn thực phẩm an toàn: Với thức ăn sống, chỉ mua và sử dụng khi còn tươi, không bị dập nát, không có mùi lạ; Với
thực phẩm chín, không mua khi thấy bày bán nơi gần cống rãnh, bụi bẩn, bùn lầy, để lẫn lộn thực phẩm sống và chín; Với thực
phẩm gói sẵn, không mua khi không có nhãn hàng hóa hoặc có nhãn nhưng ghi không đầy đủ, đồ hộp bị phồng, nứt, rạn, …
(2) Thực hiện ăn chín uống sôi, ngâm kỹ, rửa sạch rau quả tươi nhiều lần
(3) Ăn ngay sau khi nấu xong hoặc chuẩn bị xong (trong 2 giờ đầu)
(4) Che đậy thức ăn khỏi côn trùng và các động vật khác, nhất là sau khi nấu chín
(5) Đun kỹ thức ăn đã qua bữa trước khi dùng lại
(6) Tránh tiếp xúc thức ăn sống và chín, không nên dùng chung dụng cụ chế biến
(7) Rửa tay bằng nước sạch trước khi cầm vào thực phẩm

(8) Giữ bếp, dụng cụ nơi chế biến luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo
(9) Không ăn các thức ăn ôi thiu, mốc, hỏng

13


(10) Sử dụng nguồn nước an toàn
1.2.3. Chế độ dinh dưỡng cho lứa tuổi học sinh
1.2.3.1. Đặc điểm chung của trẻ giai đoạn 6-11 tuổi
Từ 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học, thức ăn hàng ngày không những cung cấp dinh dưỡng cho trẻ phát triển thể chất mà còn cung
cấp năng lượng cho trẻ học tập.
Giai đoạn này trẻ tiếp xúc nhiều và chịu nhiều tác động từ môi trường sống, môi trường học tập, vì vậy trong giai đoạn này
cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, không những giúp trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ mà còn giúp trẻ phòng chống bệnh tật.
Đây là giai đoạn trẻ đang phát triển nhanh, nghĩa là đang có nhiều biến đổi, vì vậy nếu cho trẻ ăn không hợp lý sẽ gây rối
loạn bệnh lý:
- Quá mức sẽ dẫn đến thừa cân và béo trệ, là trình trạng đang có xu tế gia tăng trong những năm gần đây ở các thành phố
lớn;
- Ngược lại, cho trẻ ăn không đủ làm cho trẻ còi coc, hay ốm đau, bệnh tật, đặc biệt trong giờ học thường biểu hiện: buồn
ngủ, mệt mỏi, uể oải gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
1.2.3.2. Chế độ ăn của trẻ giai đoạn 6-11 tuổi
Lứa tuổi này trẻ thường ăn chung với gia đình, tuy nhiên cần lưu ý:
- Cho trẻ ăn no và nhất là vào bữa sáng để tránh trẻ ăn quà vặt hoặc ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí gây hạ đường
huyết trong giờ học.
- Nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm, tránh chỉ ăn một vài loại nhất định. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau vì rau không
những giúp trẻ chống táo bón mà còn cung cấp Vitamin và muối khoáng quan trọng cho sự phát triển.
- Cho trẻ ăn đúng bữa, không cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn.
- Tập cho trẻ ăn lượng muối vừa phải, không cho an quá mặn.
- Không nên cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt dẫn đến sâu răng.
- Tập cho trẻ uống nước kể cả khi không khát, lượng nước khoảng 1 lít /ngày.
- Giáo dục trẻ có thói quen ăn uống hợp vệ sinh, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Số bữa ăn nên chia làm 4 bữa: 3 bữa chính và 1 bữa phụ.

1.2.3.3. Nhu cầu về năng lượng và chất đạm
Tuổi (năm)

Năng lượng (Kcal)

Chất đạm (g)

5
7–9

1600
1800

36
40

10 – 12
2100 - 2200
50
1.2.4. Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em
1.2.4.1. Nguyên nhân: Thường do nhiều nguyên nhân phối hợp tham gia.
a) Thể phù (Kwashiokor)
Do trẻ ăn quá nhiều chất bột no giả tạo, khối lượng rất nhiều nhưng chất lượng mất cân đối, thừa G, thiếu chất béo nhất là
đạm thiếu trầm trọng, thường gặp trong các trường hợp sau:
Trẻ không được bú sữa mẹ sau khi sinh, phải ăn bột khuấy hoặc cháo đặc thay sữa; Cai sữa khi mới 12 tháng, thức ăn chủ
yếu toàn chất bột.
b) Thể teo đét (Masamus)
Khi sinh ra, trẻ không được bú sữa mẹ, phải uống nước cháo loãng thay sữa, trẻ đói thực sự tất cả các chất (P, G, L, …) ở

mức độ trầm trọng, năng lượng hầu như không còn.
Trẻ được bú mẹ nhưng từ tháng thứ 5 không cho ăn thêm, sữa mẹ không đr cả chất lượng và số lượng để đáp ứng nhu cầu
phát triển của trẻ. Cũng có trường hợp cho ăn thêm nhưng thiếu chất, nhất là chất béo - nguồn cung cấp năng lượng.
Trẻ mắc các bệnh như sởi, ỉa chảy, … mẹ không cho bú, không cho ăn gì khác ngoài cháo muối dài ngày; trẻ bị sốt do viêm
nhiễm, mặc dù ăn uống đầy đủ nhưng bị tiêu hao hết năng lượng không đủ cho trẻ phát triển.
Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như do dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa (hở hàm ếch, hẹp môn vị, …) thần kinh (đầu
nhr, não ứ nước bẩm sinh, …) rối loạn nhiễm sắc thể (Langdon Down). Nhưng phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là do
trình độ dân trí thấp, một số bà mẹ thiếu kiến thức nuôi con theo khoa học.
1.2.4.2. Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn đầu, triệu chứng nghèo nàn dễ bỏ sót: trẻ vẫn chơi, thích ăn nhưng đứng cân hoặc sút cân, trẻ mất bụ bẫm, lớp
mỡ dưới da giảm, bắp thịt nhão, teo dần, làm cho trẻ chậm biết đi, yếu dần, ít linh hoạt hơn trước, trẻ không hồng hào da xanh
dần.
Giai đoạn nặng hơn, trẻ li bì thờ ơ với ngoại cảnh, chán ăn, quấy khóc, ít ngủ. Tùy theo nguyên nhân mà biểu hiện thể phù,
teo đét hay hỗn hợp.
1.2.4.3. Phòng chống bệnh

14


Nhu cầu năng lượng cho học sinh trong giai đoạn này dao động trong khoảng 1600 kcal/ngày đến 2000 kcal/ theo tuổi. Có
thể cung cấp cho trẻ tổng cộng khoảng 5 bữa ăn trong ngày, trong đó 3 bữa chính là bữa sáng, bữa trưa, bữa chiều và thêm hai bữa
phụ vào lúc xế chiều và trước khi đi ngủ buổi tối khoảng 1 giờ. Thành phần các bữa ăn phải càng đa dạng càng tốt, nếu được nên
phối hợp giữa nhà trường và gia đình để có thể thany đổi các món ăn hằng ngày tạo sự ngon miệng và thích thú cho trẻ khi ăn.
Tránh ăn vặt, ăn hoặc uống các đồ ngọt trước bữa ăn chính. Cần phân biệt rõ các bữa ăn phụ không có nghĩa là ăn vặt.
Thành phần các bữa ăn phụ hết sức đa dạng, tuy nhiên tránh các loại thức ăn hoặc thức uống có calori rỗng (đường, kẹo, nước
ngọt).
Bữa ăn của trẻ cần đủ các nhóm thức ăn cơ bản: bột đường, đạm (cả động vật và thực vật), béo (dầu ăn, vừng, lạc) và các
loại rau, tráu cây cung cấp vitamin và chất khoáng.
Sữa là một thức ăn phụ rất tốt cho trẻ ở mopij lứa tuổi vì dễ sử dụng, giá trị dinh dưỡng cao. Theo khuyến cáo tất cả mọi
người không phân biệt trẻ em hay người lớn nên dùng khoảng 500ml sữa mỗi ngày. Tuy nhiên cần lưu ý ở lứa tuổi tiểu học thì sữa

không thể là thức ăn chính thay thế các thức ăn cơ bản. Hoàn toàn không nên dùng sữa để thay một bữa ăn chính trong ngày của
trẻ.
1.2.5. Tìm hiểu bệnh béo phì
1.2.5.1. Khái niệm
Béo phì là hiện tượng dư thừa toàn bộ trọng lượng mỡ cơ thể hoặc dư thừa mỡ dự trữ của cơ thể. Hiện nay, béo phì phổ
biến nhất ở những nước phát triển. Ở nước ta trong những năm gần đây có xu hướng tăng (Hà Nội có tỷ lệ thừa cân và béo phì
4%, 1995, thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 là 16,2% ở lứa tuổi 15 - 49 và 21,9% ở lứa tuổi 40 - 49.
Nhiều tác giả cho rằng, béo phì ở trẻ em là yếu tố có nguy cơ gây béo phì ở người lớn, vì 1/3 người lớn bị béo phì có nguồn
gốc béo phì từ lúc nhỏ. Vì vậy, béo phì là vấn đề rất quan trọng, nó không những liên quan đến tình trạng ăn uống hiện tại mà ảnh
hưởng tới sức khỏe lâu dài và tuổi thọ (người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh như: cao huyết áp, tim mạch, xơ vữa động mạch,
hô hấp, viêm khớp, bệnh gút, tiểu đường, bệnh túi mật, rối loạn kinh nguyệt, ung thư, …).
Trẻ em bị béo phì gặp phải những khó khăn, khủng hoảng về tâm lý và xã hội, chậm chạp trong vận động và học tập. Đối
với người lớn, bệnh béo phệ thường gây nên tác hại: mất thoải mái trong cuộc sống, giảm hiệu suất lao động, kém lanh lợi, tăng tỷ
lệ bệnh tật và tử vong cao.
1.2.5.2. Nguyên nhân
Trừ một số béo phì do nguyên nhân có một số bệnh như bệnh về nội tiết và một số bệnh khác, còn lại nguyên nhân đơn
thuần là do dư thừa, thức ăn đưa vào trên mức calo tiêu thụ. Hay nói cách khác là do thay đổi sự cân bằng năng lượng tiêu thụ nên
đã gây ứ đọng mỡ. Như chúng ta biết, cơ thể muốn giữ được cân nặng ổn định là trạng thái cân bằng giữa năng lượng đưa vào
(thức ăn cung cấp) và năng lượng tiêu hao (duy trì, phát triển, lao động thể lực).
Béo phì là do chế độ ăn dư thừa năng lượng hoặc một chế độ làm việc tĩnh tại ít tiêu hao năng lượng. Béo phì ở trẻ em chủ
yếu liên quan đến ăn nhiều, nhiều nhất là Gluxit và mất cân bằng trong khẩu phần ăn (hoặc Gluxit 75%, hoặc mỡ quá nhiều 67%,
hoặc Protit không đủ 7%).
Ngoài ra còn có yếu tố nguy cơ như: do di truyền, trẻ là con một, gia đình thiếu hụt (chỉ có cha hoặc mẹ), ăn nhiều mỡ,
không có điều kiện hoạt động ngoài trời hoặc không thích chơi thể thao, xem vô tuyến nhiều. Một số yếu tố thuận lợi khác như:
Trẻ nuôi nhân tạo thường béo phì hơn nuôi bằng sữa mẹ. Các yếu tố nội tiết khác.
1.2.5.3. Điều trị
Nguyên tắc chung là hạn chế năng lượng đưa vào. Thực hiện chế độ kiểm soát ăn uống, hoạt động thể lực và dùng thuốc
thích hợp.
Khi thấy trẻ có xu hướng béo phì, cha mẹ cần gặp bác sỹ để co lời khuyên về chế độ ăn uống, hoạt động và dùng thuốc nếu
cần.

a) Chế độ ăn
Giảm năng lượng, chất béo, chất bột; đủ chất đạm; tăng cường Vitamin, muối khoáng (rau và hoa quả); tạo thói quen ăn
uống đúng chế độ.
Các loại thức ăn không hạn chế: thịt, cá, gia cầm chín không mỡ, rau xanh, sữa gầy. Tránh các loại: chất ngọt, bánh ngọt,
thịt lơn ướp, món ăn có sốt, thức ăn rán. Thức ăn hạn chế số lượng: bơ, dầu, các thức ăn có bột, bánh mì, trứng, thịt hun khói.
Theo UNESCO, một bữa ăn lý tưởng bao gồm:
- 4 phần Gluxit (rau sống, rau chín, bột lọc chế phẩm ngọt)
- 2 phần Protit (1 đạm sữa, 1 đạm không sữa)
- 1 phần Lipit (1/2 mỡ động vật, ½ dầu thực vật)
Ứng dụng công thức trên tùy từng tường hợp cụ thể để giảm hoặc tăng từng phần để giảm cân hoặc tăng cân và cần thay
đổi luôn để tránh sai sót về chất lượng.
b) Chế độ luyện tập: Xây dựng lối sống năng động, tăng cường hoạt động thể lực.
c) Chế độ thuốc
Hiện nay có nhiều người dùng cả thuốc uống cả thuốc thoa làm tan mỡ, có người uống cả giấm cho mau gầy. Tuy nhiên
vieecj hiểu biết các tác dụng phụ khi dùng các loại tuốc trên thường ít được biết đến.

15


- Nhóm thuộc gây chán ăn: Bao gồm Adrenergic, Serotoninogic hoặc kết hợp cả hai loại. Đây là nhóm amin cường giao
cảm như Phentermine (Adipex, Fastin, lonamin, Obex - Nix), Fenluramine (Ponderal, Pondimine) và nổ tiếng nhất là
Amphetamine. Đây là chất kinh thích thần kinh dùng kiểm soát chứng béo phì ngoại sinh có tính cách gắn hạn trog chế độ giảm
cân dựa trên việc hạn chế calo. Thuốc làm tiết chất Serotonin tạo sự biếng ăn.
Trong nhóm thuốc gây chán ăn còn có một tên thương mại nổi tiếng là Redux (Defenfluramin) thực sự chỉ làm chán ăn, bên
cạnh đó là hàng loạt tác dụng phụ như: khô miệng, tiêu chảy, buồn nôn, quan trọng nhất là tăng huyết áp động mạch, xơ hóa van
tim dẫn đến tử cung.
- Nhóm thuốc tạo cảm giác no: Đây là chất nhầy như Coreine, Decorpa khi uống vào cơ thể sẽ hấp thu nước, nở ra làm đầy
bụng, gây cảm giác no đồng thời điều trị bệnh táo bón.
- Nhóm thuốc lợi tiểu: Thường là kết hợp giữa trà xangh có chuẩn độ tối thiểu 2% Cafein với bột cây râu mèo. Đây là nhập
nhằng nhất giữa trà thực phẩm và trà dược phẩm (làm ốm). Tác dụng đặc trưng là lợi tiểu. Một số loài trà còn thêm chất nhuận

tràng, tiêu chảy như phan tả diệp làm giảm cân nhanh.
- Nhóm thuốc bôi ngoài da làm tiêu mỡ: Ngày nay có nhiều loại kem bôi ngoài da làm tiêu mỡ, thường được chế dạng gel
để dê hấp thu qua da. Hoạt chất hay được dùng là Cafein gây hưng phấn tỉnh táo, lợi tiểu đồng thời kích thích Enzyme lypaza hoạt
động làm tan mỡ phối hợp với Thyophillin từ trà. Tuy nhiên dùng kem tan mỡ phải thử xem có bị dị ứng hay không.
1.2.5.4. Phòng bệnh
Giáo dục phổ biến ăn uống đúng phương pháp, phổ biến nguy cơ gây nguy hiểm trên các loại phương tiện thông tin đại
chúng. Hướng dẫn cách sống khỏe mạnh, khuyến khích tham gia hoạt động thể dục thể thao. Nên ăn theo bữa ăn gia đình, bữa ăn
truyền thống, tránh bữa ăn nhiều mỡ, nhiều đường.
Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn đặc trước 6 tháng tuổi. Khuyến khích trẻ, nhất là trẻ nhỏ ăn nhiều hoa quả và rau. Chỉ cho trẻ ăn
khi đói, không nên cho trẻ ăn để nuông chiều, dỗ dành trẻ hoặc ân cần quá mức trong việc ăn uống của trẻ.
1.2.6. Chế độ ăn khi trẻ bị bệnh
1.2.6.1. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tiêu chảy
a) Khái niệm
Tiêu chảy là những trường hợp rối loạn tiêu hóa, đứa trẻ đi ỉa nhiều hơn bình thường (quá 3 lần trong ngày). Có tiêu chảy
cấp và tiêu chảy kéo dài, hội chứng lỵ và tiêu chảy mãn tính. Phân có nhiều nước có 2 cơ chế: do hấp thu kém và do xuất tiết.
Tiêu chảy cấp là thể hay gặp nhất chiếm trên 80% có đặc điểm phân có nhiều nước, phân sống như hoa cà hoa cải, có thể
có ít nhầy, thường không kéo dài quá 15 ngày, có thể gây tử vong do mất nước điện giải. vậy tốt nhất là điều trị bằng Orezon sớm.
Thể này là mục tiêu chính của chương trình quốc gia phòng chống tiêu chảy.
Tiêu chảy kéo dài là ỉa chảy không dáp ứng với cách điều trị thông thường và kéo dài trên hai tuần. Thường có 3 - 5% tiêu
chảy cấp chuyển thành tiêu chảy kéo dài. Điều kiện thuận lợi là trẻ không được bú mẹ nhất là sữa non, trẻ nhũ nhi ở tuổi ăn dặm,
trẻ suy giảm miễn dịch sau sởi. Ngoài ra do sai lầm trong điều trị do lạm dụng thuốc cầm ỉa (tanin, tô mộc, sản phẩm thuốc có
phiện), lạm dụng kháng sinh hoặcsử dụng kháng sinh không thích hợp.
b) Chế độ dinh dưỡng
* Giai đoạn cấp tính
Phục hồi nước và điện giải: Uống Orezon (NaCl 3,5g, Bica 2,5g, Chlorure 1,5g, Glucoza 20g) pha trong 1 lít nước. Sau
mỗi lần tiêu chảy cho uống khoảng 100 - 200 ml để bù nước phòng mất nước.
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY

- Lượng ORS theo phác đồ A
Tuổi

Dưới 2 tuổi
2 đến 10 tuổi
Trên 10 tuổi

Mỗi lần uống
50 - 100 ml
100 - 200 ml
Tùy thích

Lượng/ngày
500 ml
1000 ml
2000 ml

- Lượng ORS theo phác đồ B
Tuổi

< 4 tháng

4 - 11 tháng

12 - 23 tháng

24 tháng đến 4
tuổi

> 4 tuổi

Cân nặng
Số ml


5 kg
200 - 400

5 - 7,9 kg
400 - 600

8 - 10,9kg
600 - 800

11 - 15,9kg
800 - 1200

16 - 29 kg
1200 - 2200

Nếu không có Orezon thì cho uống nước gạo rang hoặc nước cháo muối. Nếu nặng phải cho đến cơ sở y tế truyền dịch.
Không nên quan niệm uống nước gây tiêu chảy nhiều mà càng tiêu chảy càng uống nhiều nước.
* Chế độ ăn của trẻ
Trẻ còn bú thì cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, nếu trẻ không có sữa mẹ thì pha loãng sữa bò với nước cháo hoặc nước cà
rốt (loãng bằng ½ so với lúc bình thường), cho ăn nhiều bữa trong ngày.
Nếu đã biết ăn thì cho ăn nhiều hơn bình thường, chỉ cần nấu ở dạng loãng, nghiễn kỹ hoặc ninh nhừ và cho trẻ ăn nhiều
lần, ít một, tăng chất lượng thức ăn cho trẻ. Khi trẻ bớt tiêu chảy thì chuyển dần sang cho trẻ ăn bình thường. Cháo của trẻ có thể

16


là bột cháo ngũ cốc, phối hợp với đậu đỗ hoặc thịt gà, thịt lợn nạc, cho thêm dầu thực vật, nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ. Có thể
cho trẻ uống thêm các loại sữa chua từ sữa đậu nành hoặc sữa bò.
Một số thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy: Gạo (bột), khoai tây, cà rốt, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa đậu nành, sữa ít

Lactose, chuối, hồng xiêm, dầu thực vật.
Các loại thực phẩm nên tránh: thức ăn nhiều xơ ít dinh dưỡng, khó tiêu như tinh bột nguyên hạt (ngô) các loại rau nhiều
chất xơ, không nên dùng nước ngọt đóng chai, chúng nhiều đường dễ làm tiêu chảy; các thức ăn nhiều đường như bánh, kẹo; các
thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, xúc xích, thịt hun khói.
* Giai đoạn hồi phục
Khi tiêu chảy đã ngừng, ta tiếp tục cho trẻ ăn những thức ăn tương tự chế độ ăn hàng ngày. Sau một tuần lễ, từ từ cho trẻ ăn
lại các thức ăn có sữa và sữa động vật trong vài ngày. Sau đó cho trẻ ăn khẩu phần ăn giàu năng lượng phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Tăng thêm mỗi ngày một bữa, ăn trong thời gian ít nhất là một tháng, nếu có dấu hiệu suy dinh dưỡng thì tiếp tục cho trẻ ăn
như vậy kéo dài cho đến khi trẻ khôi phục cân nặng và chiều cao.
1.2.6.2. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị táo bón
a) Nguyên nhân
* Nguyên nhân chung: Táo bón là đại tiện chậm, khó hặc phân bài xuất ra ít và rắn hơn bình thường.
- Có nhiều cơ chế gây áo bón: Đại tràng không được đổ đầy; rối loạn vận động của đại tràng; rối loạn trong sự bài xuất của
trực tràng.
- Nguyên nhân gây táo bón cơ năng: Nguyên nhân táo bón tạm thời (hẹp bộ phận, thuốc, nhiễm độc chì, sung tuyến giáp,
cường tuyến cận giáp); nguyên nhân táo bón mãn tính.
- Táo bón thực thể: Ung thư đại tràng, trực tràng, các tổn thương trực tràng, hậu môn, to dại tràng, dài đị tràng, viêm túi
thừa sigma, dính hoặc viêm quanh nội tạng, u phân.
* Táo bón ở trẻ em:
- Yếu tố tinh thần: sợ thối nên không dám đi ngoài, trẻ mới đi mẫu giáo nên sợ cô không dám ra ngoài, không luyện thói
quen đi đúng giờ.
- Do chưa hình thành phản xạ đại tiện, có thói quen hay nhịn đại tiện, hay gặp ở trẻ tuổi mẫu giáo.
- Do chế độ ăn uống: uống ít nước, không chịu ăn rau và hoa quả.
- Do dùng thuốc: Thuốc kháng sinh, giảm ho, …
b) Chế độ ăn của trẻ
- Cho trẻ ăn đủ số lượng hằng ngày, uống nhiều nước trong ngày, cho ăn nhiều rau xanh, chọn các loại rau có tính nhuận
tràng, cho trẻ ăn nhiều hoa quả như chuối, đu đủ, cam, quýt, thanh long, có thể dùng nước cốt khoai lang sống, …
- Tập cho trẻ đi ngoài đúng giờ quy định, nên quy định thời gian nào thuận tiện mà trẻ không vội vã, nên chọn sau bữa ăn
vì lúc này nhu động ruột hoạt động tăng, nên tránh bắt trẻ ngồi bô hoặc hố xí quá lâu.
- Trường hợp táo bón do nứt hậu môn: rửa sạch hậu môn và bôi dung dịch Nitrat bạc 2%. Điều trị các bệnh suy dinh

dưỡng, còi xương, thiếu máu (nếu có).
1.2.6.3. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị sốt
a) Đại cương
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc nhiệm virut thường sốt cao, vật vã. Khi sốt cao, chuyển hóa cơ bản tăng lên, cứ sốt tăng 1 0C
thì chuyển hóa cơ bản tăng 10%, vì vậy nhu cầu về nước, năng lượng, Protit, muối khoáng tăng lên nhiều.
Khi sốt cao thường ức chế bài tiết men tiêu hóa, gây cho trẻ chán ăn.
b) Chế độ ăn của trẻ
Khi trẻ sốt cao cần cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường.
Các loại thức ăn thường dùng khi trẻ bị sốt: các loại quả chín như cam, chanh, quýt, bưởi, chứa nhiều vitamin C; các loại
thực phẩm giàu đạm như sữa mẹ, sữa đậu nành, sữa bò, trứng, thịt.
Các loại thực phẩm không nên dùng: thức ăn cứng, khô, thức ăn chế biến ẵn và các loại thức ăn chứa nhiều dầu, mỡ.
1.3. Vệ sinh học đường
1.3.1. Vệ sinh các giác quan
1.3.1.1. Vệ sinh răng miệng
a) Giáo dục nha khoa
Trong nhân dân ít người hiểu rõ về bệnh này, nên khi đau người ta cho rằng do sâu răng vì vậy trọng tâm của giáo dục nha
khoa là làm cho mọi người hiểu rõ và tự chăm sóc răng miệng của mình.
Giáo dục mọi người biết dùng bàn chải đúng phương pháp, chải sạch mảng bám răng, giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Vận
động mọi người làm sạch răng với cách thức phù hợp như xỉa răng, dùng xơ cau cọ xát răng, dung ngón tay cọ xát răng, xoa nắn
lợi, dùng khăn mạt rửa răng.
Tránh các thói quen làm hại đến răng như: tháo nút buộc, mở nút chai, cắn các vật cứng như vỏ bút, tước vỏ mía, …

17


Tổ chức khám răng miệng một năm một lần, mỗi người lấy cao răng một năm 2 lần.
b) Vệ sinh răng lợi
Chải răng nhằm mục đích lấy sạch mảng bám răng ở mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, làm sạch khe lợi và làm sạch lợi.
Nên chọn bàn chải có đầu tròn, bóng, đủ nhỏ để đến được các vùng trong miệng; lông bàn chải đủ mềm, có nhiều chùm và
cao bằng nhau; cán bàn chải phải thẳng.

Dùng tăm xỉa răng khều nhẹ thức ăn ở khe răng, bỏ thói quen cầm tăm chọc vào khe răng; súc miệng sau khi ăn làm sạch
mảng bám răng; dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng.
1.3.1.2. Vệ sinh cơ quan thị giác
a) Một số đặc điểm mắt của trẻ em
Cấu tạo và chức năng của trẻ em chưa ổn định, trước tuổi đi học mắt trẻ em có khả năng điều tiết rất lớn, nhưng đến tuổi đi
học khả năng điều tiết lại giảm đi. Trẻ 6 - 7 tuổi mắt nhìn rất tinh, hơn cả trẻ em mẫu giáo.
Đến tuổi đi học, mắt các em có tiến bộ rõ rệt trong việc phân biệt màu sắc. Các em có thể phân biệt các màu cơ bản của
quang phổ dễ dàng nhưng chưa phân biệt được mức độ đậm nhạt của màu.
Mắt trẻ em dễ mắc các bệnh như: đau mắt đỏ, mắt hột; bệnh khô giác mạc, quáng gà; tật cận thị, tật lác mắt; bị chấn thương
ở mắt.
b) Vệ sinh mắt
Phải có khăn mặt riêng cho mọi người, khăn mặt thường xuyên giặt sach bằng nước sạch và xà phòng, phơi chỗ nắng và
thoáng gió.
Tránh không để bụi vào mắt, không chơi ném đất cát vào mặt nhau.
Ăn thức ăn nhiều Vitamin A, cho trẻ đi uống Vitamin A theo quy định của y tế để tránh bệnh khô giác mạc hay quáng gà.
Khám định kỳ để phạt hiện sớm các bệnh về mắt, đề phòng những tai nạn chấn thương cho mắt, không nhìn thẳng vào mặt
trười, phòng bệnh cận thị.
1.3.1.3. Vệ sinh tai
Giữ vệ sinh hằng ngày bằng rửa trong và ngoài vành tai bằng khăn mặt mềm; không dùng vật cứng, nhọn để lấy ráy tai,
ngoáy tai; không cho vật lạ vào trong tai; không la hét to hoặc đập vào tai người khác vì dễ làm thủng màng nhĩ gây điếc tai; Trời
lạnh phải đội mũ kín tai khỏi lạnh làm giảm sức đề kháng của tai gây viêm tai.
Do giải phẫu ống tai của trẻ nông, nên vi khuẩn dễ từ họng lên gây viêm tai giữa, hay gặp trong các bệnh truyền nhiễm
như: sởi, ho gà, cúm.
1.3.2. Vệ sinh các cơ quan
1.3.2.1. Vệ sinh hệ vận động
a) Cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Bộ xương và hệ cơ của tẻ phát triển mạnh, sự tạo thêm mô xương, sự lớn lên của các sợi cơ, sự tạo tế bào mới cần nhiều
chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất đạm và các muối Ca, P.
b) Chế độ luyện tập
Luyện tập cơ xương bằng tăng cường vận động, lao động, luyện tập thể dụn thể thao.

Khi sự cốt hóa của xương chưa kết thúc, chất sụn hóa dần thành xương, làm sức chịu đựng của xương tăng thêm nhưng
xương vẫn dài ra, làm cho trẻ lớn lên. Lao động và luyện tập thể dục thể thao vừa sức có tác dụng làm cho cơ phát triển dài ra và
lớn lên, sức dẻo của cơ tăng dần, đồng thời xương cốt hóa dần, các mấu xương hình thành làm chỗ bám cho cơ và làm xương
thêm vững chắc. Không cho tập luyện và lao động nặng quá sức vì như vậy xương cốt hóa sớm, trẻ còi cọc và không lớn lên được.
c) Chống sự mệt mỏi của trẻ em
Sức dẻo dai của cơ tăng chậm nên trẻ dễ mệt mỏi, vì vậy không được phép kéo dài thời gian của mỗi tiết học. Ngay trong
tiết học cũng cần có nhiều hoạt động khác nhau để trẻ có thể thay đổi tư thế, đỡ mệt mỏi.
Vì sự cốt hóa của đốt ngón tay kết thúc vào lúc 9 tuổi, còn cốt hóa cổ tay lúc 10 - 12 tuổi mới kết thúc nên bàn tay trẻ
chóng mỏi, nó không thể viết lâu. Không nên giao cho trẻ, nhất là lớp 1, 2 nhiều bài tập viết.
1.3.2.2. Vệ sinh hệ tim mạch
Khi cơ thể hoạt động nhiều nhu cầu cung cấp năng lượng lớn, tim tăng cường hoạt động nên cơ tim khỏe và dày lên để
thích ứng với sự thay đổi của môi trường. Do vậy chuings ta cần rèn luyện tim để thường xuyên hoạt động theo nhu cầu ngày càng
cao, tăng cường sức chịu đựng của tim. Cách luyện tập tốt nhất là cho trẻ luyện tập thể dục thể thao một cách vừa sức.
Hướng dẫn trẻ xoa bóp da giúp máu lưu thông tốt. Không cho trẻ mang quần áo chật làm giảm sự lưu thông máu. Mùa
đông tắm nước nóng, trước khi tắm cần làm cho cơ thể thích nghi.
Không cho trẻ thức khuya, dùng các chất thuốc lá, rượu; quan tâm đến chế độ sinh hoạt của trẻ giúp trẻ sắp xếp thời gian
học tập, lao động, vui chơi và giải trí thích hợp; đảm bảo chế độ ăn, cần cho trẻ ăn đủ chất, tránh ăn quá no, nhất là buổi tối.
1.3.2.3. Vệ sinh cơ quan hô hấp
a) Vệ sinh sự thở và rèn luyện cơ quan hô hấp

18


Phải thở qua mũi để không khí đi qua mũi được sưởi ấm và loại trừ bụi, vi khuẩn; cấm trẻ không được hút thuốc lá; rèn
luyện cách thở nhịp nhàng, tập thở sâu; cho trẻ thm gia các hoạt động thể thao vừa sức.
b) Các bệnh thường gặp về đường hô hấp ở trẻ em
Viêm mũi do nhiễm khuẩn; nhiễm lạnh hay dị ứng gây tắc mũi, sổ mũi, ngạt mũi; chảy máu cam khi mũi bị va chạm vào
vật cứng, khi bị đánh hay sốt cao, thiếu VitaminC; viêm họng đỏ, viêm Amidan do viêm cầu khuẩn gây ra.
c) Phòng và xử lý
Luôn lau sạch 2 lỗ mũi bằng khăn mỏng, ướt; không dùng các vật cứng chọc vào lỗ mũi; biết xử lý khi chảy máu cam;

không hút thuốc lá và uống rượu; luôn giữ ấm họng, súc miệng bằng nước muối hằng ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy;
cần đi khám kịp thời khi bị viêm họng.
1.3.2.4. Vệ sinh hệ thần kinh
Giữ vệ sinh hệ thần kinh ở trẻ hết sức quan trọng, vì điều đó không những đảm bảo cho sự phát triển trí tuệ mà còn ảnh
hưởng đến sự phát triển thể lực của trẻ.
Thực hiện nếp sống khoa học, sinh hoạt điều độ theo thời gian biểu hàng ngày, tạo cho trẻ hành loạt những phản xạ có điều
kiện được hình hành như thói quen đi ngủ và thứ dậy đúng giờ, tập thể dục và làm vệ sinh cá nhân uổi sáng, đi học đúng giờ, học
tập và vui chơi theo đúng thời gian quy định.
Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ trong ngày; tạo không khí đầm ấm, lành mạnh trong gia đình, tránh những căng thẳng trong cuộc
sống.
1.3.2.5. Vệ sinh hệ tiêu hóa
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, phòng các bệnh về răng miệng.
Chọn thức ăn hợp lý và ăn uống đúng theo quy tắc vệ sinh; Thức ăn phải có tỷ lệ cân đối cơ bản giữa các chất dinh dưỡng,
chú trọng tới các thức ăn cung cấp Vitamin và muối khoáng phù hợp nhu cầu phát triển cơ thể.
Trong ngày, ăn ít nhất 3 bữa, sáng, trưa, chiều với tỷ lệ: 20%: 40%: 40% khẩu phần ăn hàng ngày. Khi ăn không nên nghĩ
đến việc khác, không nên ăn vội vàng mà phải ăn chậm, nhai kỹ.
Ăn uống sạch sẽ: ăn chín uống sôi và diệt các động vật trung gian truyền bệnh, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ
sinh.
Ăn uống phải đúng bữa, đúng giờ sẽ tạo lập được phản xạ có điều kiện về tiết dịch tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn và ăn
ngon miệng. Việc đổi món ăn, bày biện bữa ăn, bát đũa sạch sẽ, tinh thần thoải mái cũng có tác dụng quan trọng gây thèm ăng và
ăn ngon miệng, làm dịch tiêu hóa tiết ra nhiều hơn.
Uống nước cũng có ý nghĩa quan trọng trong chế độ ăn uống hợp lý. Nhu cầu của người lớn mỗi ngày cần khoảng 2 - 2,5l
nước, người lao động nặng và tập luyện thể thao nhu cầu đó còn cao hơn. Tuy nhiên uống nước quá nhiều cũng không có lợi,
lượng nước nhiều gây gánh nặng cho tim và thận.
1.3.2.6. Vệ sinh hệ tiết niệu
Phải uống đủ nước để đảm bảo cho sự bài tiết nước tiểu được thuận lợi, các chất thải không bị lắng đọng, tránh được các
bệnh viêm thận, sỏi thận, sỏi bàng quang.
Không nên nhịn đi tiểu, nước tiểu tích tụ lâu trong bàng quang, các chất khoáng bị lắng đọng dễ gây sỏi bàng quang. Khi
thấy mệt mỏi, đau vùng thắt lưng cần theo dõi màu và độ trong của nước tiểu, nếu thấy màu của nước tiểu khác thường hay bị vẩn
đục kèm đi đái buốt hoặc đái dắt cần đi khám và chữa trị kịp thời.

Hằng ngày phải rửa ráy bộ phận bên ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu bằng nước sạch, nhất là đối với các em gái. Nếu
để nước tiểu sót lại, tích lâu ở miệng sáo, dễ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm đường bài tiết và cả đường
sinh dục.
1.3.2.7. Vệ sinh da
a) Rèn luyện da
Da là cơ quan tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, mọi thay đổi về thời tiết như mưa nắng, nóng lạnh đột ngột làm
ảnh hưởng đến da và cơ thể. Cho nên nói đến rèn luyện sức chiu đựng của cơ thể chủ yếu là rèn luyện sức chịu đựng của da dưới
tác động của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, nước, gió, không khí, ánh sáng.
Cần rèn luyện từ từ và nâng dần sức chiệu đựng một cách liên tục, có hệ thống. Căn cứ vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe
của từng em để có chế độ rèn luyện thích hợp.
Cho trẻ thường xuyên vui chơi ở nơi không khí thoáng mát, nơi có nhiều ánh sáng. Đối với trẻ thành phố nên tổ chức cho
trẻ dã ngoại, cắm trại ở ngoài trời để rèn luyện thân thể.
b) Bảo vệ da
Do da có những đặc điểm nêu trên, nên cần giữ gìn da sạch sẽ, loại trừ những nguyên nhân làm bẩn da, để bảo vệ chức
năng và bảo tồn tính toàn vẹ của da, bằng cách tăng cường giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Tắm rửa thường xuyên để làm sạch da, giảm bớt số lượng vi khuẩn trên da. Khi tắm nên dùng khăn mềm và xà phòng ít
xút. Tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng có độ xút cao, các hóa chất độc. tránh tiếp xúc với các nơi có vi khuẩn gây
bệnh.
Khi da bị xây xát cần phải làm sạch, sát trùng và băng bó.

19


1.3.2.8. Vệ sinh giới tính
a) Đảm bảo cho sự phát triển đúng đắn ở trẻ
Ngăn chặn sự thể hiện sớm của hưng phấn tình dục của tình dục trẻ em bằng các cách:
Tạo ra không khí tâm lý đạo đức lành mạnh trong gia đình, không lưu hành và sử dụng các báo chí, phim ảnh có tác dụng
kích dục, văn hóa phẩm đồi trụy.
Cần hình thành cho em trai có thói quen ngủ không co quắp, hai tay phải để trên chăn để không kích thích cơ quan sinh
dục, dẫn đến thủ dâm.

Cần quan tâm đầy đủ đến việc rèn luyện cơ thể thường xuyên của trẻ em và đảm bảo một chế độ ăn uống cần thiết để cơ
thể có thể phát triển cân đối, khỏe mạnh.
b) Vệ sinh ở em trai
Cần rèn luyện thói quen giữ vệ sinh về hệ sinh dục: Tắm rửa thường xuyên, không nên mặc quần áo quá chật, cần rửa
thường xuyên quy đầu và lớp thịt ngoài rìa để gạt bỏ chất nhờn tích lũy lại đó.
Trong quá trình rèn luyện thể dục thể thao nên giữ gìn không để bộ phận sinh dục bị tổn thương. Không nên uống rượu, hút
thuốc lá hoặc tiêm chích ma túy.
Đến tuổi dậy thì mà chưa lộn bao quy đầu cần nói ngay cho cha mẹ để kịp thời khám và điều trị. Nếu có biểu hiện dậy thì
sớm cần nói ngay với cha mẹ để xử trí.
c) Vệ sinh ở em gái
* Vệ sinh chung
Cần rửa ráy bộ phận sinh dục mỗi ngày ít nhất một lần trước khi đi ngủ. Không nên mặc quần áo lót quá chật, cứng vừa
mất vệ sinh vừa khó chịu.
Các em gái cần phải biết dấu hiệu chính của tuổi dậy thì là có kinh nguyệt vào khoảng 12 - 13 tuổi hoặc muộn hơn. Nếu có
kinh trước 10 tuổi hoặc sau 17 tuổi mà chưa có kinh nguyệt thì nói với mẹ, cô giáo hoặc thầy thuốc.
* Vệ sinh kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiên tượng sinh lý bình thường, khi có kinh chỉ có cảm giác như bụng dưới nặng, có thể có cảm giác hơi
khác thường, có những hiện tượng không bình thường như: đau bụng, đau lưng, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, ngủ không ngon, có thể
rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, bế kinh.
Khi có kinh, máu là môi trường thích hợp cho vi khuẩn trong âm đạo phát triển nên rất dễ viêm nhiễm, cổ tử cung mở rộng
để cho máu thoát ra, vi khuẩn dễ xâm nhập từ âm đạo vào.
Hơn nữa, độ pH ở thay đổi làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn nên dễ bị viêm nhiễm. Do các tĩnh mạch vùng chậu giãn
nở, máu ứ động trong vùng chậu và cơ quan sinh dục nhiều, niêm mạc tử cung và niêm mạc âm đạo xung huyết nên dễ tổn thương
chảy máu, dễ nhiễm trùng.
Ngoài ra một số sai lầm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển như sinh hoạt tình dục bừa bãi, chăm sóc vệ sinh không đúng,
lạm dụng các chất sát trùng, chất khử mùi, mặc đồ lót bằng sợi tổng hợp gây bí hơi, … Cho nên trong sinh hoạt bình thường phải
giữ cho bộ phận sinh dục ngoài luôn sạch sẽ.
Vệ sinh cá nhân: Cho đến bây giờ, một số quan niệm rằng khi hành kinh cần phải kiêng tắm rửa. Thật là một sai lầm, trái
lại cần tắm rửa sạch sẽ và thường xuyên hơn. Cứ 6 giờ thay băng và làm vệ sinh một lần. Quần áo lót được giặt kỹ với xà phòng
phơi ngoài nắng để diệt trùng, tránh phơi nơi kín đáo, ẩm thấp. Tuy nhiên tránh thụt rửa quá nhiều lần, lạm dụng thuốc sát trùng

quá mạnh khi làm vệ sinh.
Vệ sinh lao động: Vẫn làm việc bình thường, chơi những môn thể thao nhẹ. Tránh những hoạt động yêu cầu thể lực cao,
căng thẳng vì những ngày này chức năng các cơ quan ít nhiều có giảm sút. Tránh các hoạt động, chấn động làm tăng áp lực
khoang bụng, không ngâm mình dưới nước.
Vệ sinh ăn uống: Ăn uống bình thường, tránh các chất kích thíc thần kinh như rượu, thuốc lá, cà phê, các gia vị mạnh, …
1.3.3. Chế độ sinh hoạt hàng ngày - Vệ sinh giấc ngủ
1.3.3.1. Chế độ sinh hoạt hàng ngày
a) Khái niệm
Chế độ sinh hoạt là sự phân phối quy định thời gian: lao động, học tập, rèn luyện , ăn, ngủ, nghỉ ngơi và giải trí, …
b) Cơ sở khoa học
Sự phân bố thời gian được cố định lại và dần hình thành nên phản xạ có điều kiện, khi phản xạ được ủng cố sẽ xây dựng
được định hình chế độ sinh hoạt. Khi chế độ sinh hoạt được kiến lập một cách hợp lý, tức là xây dượng được một nếp sống vệ sinh
lành mạnh, sắp xếp thời gian biểu hàng ngày một cách hợp lý giúp cho việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Khi một lý do nào đó
phá vỡ được chế độ sinh hoạt gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Sự sắp xếp thời gian biểu hàng ngày một cách hợp lý dựa trên quy luật về nhịp sinh học của tự nhiên. Tất cả các quá trình
sống đặc trưng cho sinh vật đều biến đổi có tính nhịp điệu, nhiều chức năng của cơ thể, kể cả khả năng hoạt động của thể lực đều
có biến đổi theo nhịp ngày đêm.
Qua nghiên cứu khả năng hoạt động thể lực trong chu kỳ một ngày cho thấy: khả năng hoạt động thể lực yếu nhất từ 2 giờ
đến 5 giờ và từ 12 giờ đến 14 giờ; khả năng hoạt động thể lực mạnh nhất từ 8 giờ đến 11 giờ và từ 14 giờ đến 17 giờ.

20


Yếu tố thời điểm ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh hóa trong cơ thể, cho nên sắp xếp thời gian biểu hàng ngày chính
là để đảm bảo cho các quy luật nhịp sinh học hoạt động, phát huy hết khả năng dự trữ của cơ thể tham gia các hoạt động có hiệu
quả.
c) Nội dung chế độ sinh hoạt
Do điều kiện sống, sinh hoạt và lao động, nghỉ ngơi khác nhau nên khó có thể xây dựng một thời gian biểu chung cho mọi
người, song các nguyên tắc vệ sinh cơ bản của thời gian biểu hàng ngày phải được đảm bảo đầy đủ:
- Hàng ngày ngủ và thức dậy vào một thời gian nhất định. Ở người lớn ngủ được ít nhất 8 giờ mỗi ngày.

- Khi ngủ dậy phải có thể dục buổi sáng, sau đó làm vệ sinh cá nhân. Tập thể dục hợp lý, đủ động tác thời gian từ 15 - 20
phút.
- Trong ngày nên ăn vào một thời gian nhất định và không ít hơn ba bữa.
- Học tập và lao động nên quy định giờ trong từng ngày. Ở ngoài trời tối thiểu 2 giờ mỗi ngày. Trong thời gian biểu phải
dành thời gian nghỉ ngơi.
d) Vệ sinh chế độ học tập và sinh hoạt
Nhà trường cần chấp hành kế hoạch giảng dạy và đúng thời khóa biểu đã quy định: tôn trọng và đảm bảo các giờ nghỉ cần
thiết như chuyển tiết, ra chơi; không bớt giờ, bớt bài để dạy thêm ngoài giờ; chỉ được triệu tập học sinh đến trường khoảng 10
phút trước hoặc sau giờ quy định của thời khóa biểu. Nếu nhiệt độ môi trường lạnh dưới nhiệt độ cho phép (10 0C) phải cho học
sinh nghỉ học.
Nhà trường không dạy quá 2 ca mỗi ngày. Trường xây nhiều tầng cần ưu tiên xếp học sinh nhỏ ở dưới để tránh mệt mỏi và
tai nạn.
Mọi hình thức hoạt động khác như lao động, sinh hoạt Sao, sinh hoạt Đội, văn nghệ, thể dục thể thao, … được ghi rõ trong
thời khóa biểu hàng tuần nhưng phải đảm bảo nguyê tắc vệ sinh, an toàn, vừa sức.
Sắp xếp thời khóa biểu hợp lý, tôn trọng các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ học tập và thi cử. Việc xây
dựng thời gian biểu còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục và rèn luyện ý chí, tính tổ chức và tính kỷ luật.
1.3.3.2. Vệ sinh giấc ngủ
a) Bản chất sinh lý của giấc ngủ
Giấc ngủ là một trạng thái đặc biệt của cơ thể, trong đó cơ thể không còn liên lạc với môi trường qua đường thần kinh như
bình thường, phần lớn cơ quan phân tích đều không hoạt động hoặc hoạt động ở mức độ thấp, cơ thể không đáp ứng hầu hết các
kích thích của môi trường. Khi ngủ, cơ thể chỉ hoạt động sinh lý cơ bản nhưng tất cả đều giảm xuống như: hô hấp, tuần hoàn, bài
tiết, nhiệt độ, trương lực cơ, …
Giấc ngủ là một đòi hỏi sinh lý cần thiết cho cơ thể, thời gian giấc ngủ chiếm 1/3 đời sống con người. Bản chất giấc ngủ là
quá trình ức chế phát sinh từ bán cầu đại não, sau đó chuyển tới các cấu trúc dưới vỏ. Ngủ là tổ chức lại sự hoạt động của vỏ não
nhằm loại bỏ những thông tin thừa và tạo điều kiện cho tế bào thần kinh phục hồi lại chức năng.
Lúc thức, hoạt động của vỏ não là do những điểm hưng phấn và ức chế xen kẽ nhau, hạn chế lẫn nhau, ức chế không
khuếch tán lan tỏa được, vì thế không ngủ được. Khi ức chế chiếm ưu thế, nó sẽ phá tan sự hạn chế của hưng phấn, khuếch tán
khắp vỏ não, lan xuống phần dưới vỏ não tạo được giấc ngủ. Những yếu tố chính tạo nên giấc ngủ gồm:
- Tiếng động đều đều, âm thanh đơn điệu, tác động liên tục đều có thể gây ngủ; hạn chế các xung động kích thích lên vỏ
não cũng dễ gây ức chế. Thí nghiệm cắt dây thần kinh thị giác thì con chó ngủ 20 giờ trong ngày. Vì vậy người mù thường ngủ

nhiều hơn người bình thường.
- Tạo nên phản xạ có điều kiện: đóng cửa sổ, tắt đèn, buông màn, nằm yên, nhắm mắt, … dễ ngủ hơn.
b) Tác dụng hồi phục của giấc ngủ
Ngủ là một hình tức ức chế vỏ não, cũng như những quá trình ức chế nói chung, có tác dụng làm tăng quá trình đồng hóa,
hồi phục sinh lực của vỏ não và toàn bộ cơ thể.
Người ta dùng giấc ngủ như một phương pháp chữa một số bệnh. Giấc ngủ đối với người ốm là một trong những phương
pháp hồi phục sức khỏe quan trọng. Kéo dài giấc ngủ sinh lý của bệnh nhân là một trong những việc cần làm trong bệnh viện.
Giấc ngủ có ý nghĩa quan trọng trong thời gian biểu hàng ngày. Giấc ngủ là một hình thức nghỉ ngơi cơ bản và không có gì
thay thế được, thiếu ngủ có hại cho cơ thể hơn cả thiếu ăn. Thí nghiệm cho thấy nếu cho con chó nhịn ăn trong 25 ngày vẫn sống
nhưng không cho nó ngủ trong 5 ngày thì nó đã chết.
Một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục mệt mỏi, hồi phục thể lực và năng lực làm việc là giấc ngủ, vì vậy
giấc ngủ rất quý đối với mọi người nhất là vận động viên trong giai đoạn luyện tập.
c) Vệ sinh giấc ngủ
Để cơ thể ngủ được dễ dàng: Đi ngủ và thức dậy đúng giờ để tạo thói quen; chuẩn bị nơi ngủ chu đáo; phòng ngủ thoáng
khí, yên tĩnh, ấm áp, tránh các kích thích cản trở quá trình ức chế của vỏ não; khi ngủ nên mặc quần áo rộng, không trùm kín đầu;
trước khi ngủ không nên uống chè đặc, cà phê, hút thuốc lá; không nên ngủ ngay sau khi lao động trí óc hoặc chân tay căng thẳng.
Tốt nhất nên làm một công việc nhẹ nhàng nào đó như: dạo bước ngoài trời, đọc vài trang sách, làm một vài động tác nhẹ nhàng,

Giấc ngủ tốt là: dễ ngủ, ngủ ngon và say, giấc ngủ đủ dài và liên tục, không mộng mị, khi ngủ dậy cơ thể thoải mái, không
thấy nhức đầu và mệt mỏi.

21


Những hoạt động thể lực đều đặn vừa sức làm cho cơ thể ngủ ngon giấc, ngược lại những kích thích quá mạnh, khối lượng
hoạt động không phù hợp với sức khỏe làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Trạng thí thần kinh của từng người cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Người ta nhận thấy rằng ở loại thần kinh hưng phấn cao
thường khó ngủ, dễ tỉnh giấc, thời gian ngủ ít, loại thần kinh thăng bằng thường ngủ ngon giấc, ngủ say, ngủ lâu. Ngoài ra nó cong
phụ thuộc vào lứa tuổi, trạng thái sức khỏe.
Thiếu ngủ thường xuyên làm suy nhược tế bào thần kinh, làm giảm khả năng làm việc và sức đề kháng của cơ thể.

1.3.4. Vệ sinh trường học
1.3.4.1. Khái niệm
Trường học là môi trường giáo dục, đào tạo và nuôi dưỡng thế hệ trẻ phát triển hoàn thiện về mặt thể chất, tinh thần và trí
tuệ. Lứa tuổi học sinh phổ thông (từ 6 đến 18 tuổi) chiếm tỷ lệ cao trong dân số (1/4 đến 1/3). Người ta nói lứa tuổi học sinh là lứa
tuổi mới lớn, có nhiều sức khỏe, cường tráng, ít bệnh tật, nhưng ngày nay không còn như vậy nữa. Hiện nay, trẻ em phải sống
trong tình trạng bùng nổ dân số, trình trạng đô thị hóa, bùng nổ thông tin và du lịch, các giá trị đạo đức có xu hướng bị đảo lộn.
Trong quá trình học tập từ lớp 1 đến lớp 12, các em phải ngồi một vạn giờ trong lớp học, phải tiếp cận với môi trường lớp
học, các thiết bị học tập, trong đó có những yếu tố có hại cho sức khỏe.
Trường học là nơi có mật độ học sinh lớn, nếu có một hoặc nhiều học sinh là nguồn lây thì dịch sẽ lây lan rất nhanh. Chính
vì những lý do đó, công tác vệ sinh học đường là rất cần thiết, cho các em sống và học tập trong một môi trường đảm bảo vệ sinh
để các em phát triển một các toàn diện, sớm tiếp xúc với thói quen vệ sinh.
1.3.4.2. Yêu cầu vệ sinh trong xây dựng trường học
a) Địa điểm xây trường
Quy định về vệ sinh học đường của Bộ Y tế quy định:
Điều 3. Địa điểm xây dựng trường học.
1. Trường học xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ, sáng sủa, yên tĩnh.
2. Thuận tiện cho việc đi học của học sinh. Khoảng cách lớn nhất từ nhà tới trường để học sinh đi bộ trong thời gian từ 20
đến 30 phút. Cụ thể như sau:
Học sinh trường tiểu học không phải đi xa quá 1000m.
Học sinh trường trung học cơ sở không phải đi xa quá 1500m.
Học sinh trường trung học phổ thông không phải đi xa quá 3000m.
Riêng đối với miền núi, bán kính không quá 2000m đối với trường tiểu học và 3000m đối với trường trung học cơ sở.
3. Ở xa những nơi phát sinh ra các hơi khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn. Xa các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác, chợ…
xa các trục đường giao thông lớn, xa sông, suối và thác nghềnh hiểm trở.
Điều 4. Hướng của trường (hướng cửa sổ chiếu sáng chính của các phòng học) là hướng Nam hoặc Đông Nam.
Điều 5. Diện tích khu trường.
1. Trường phải đủ rộng để làm chỗ học, sân chơi, bãi tập và trồng cây xanh.
2. Ở các vùng nông thôn, miền núi diện tích trung bình không dưới 10m2 cho một học sinh.
3. Ở các thành phố, thị xã trung bình không dưới 6m2 cho một học sinh.
Trong đó:

Diện tích để xây dựng các loại công trình chiếm từ 20% đến 30%.
Diện tích để trồng cây xanh từ 20% đến 40%.
Diện tích để làm sân chơi, bãi tập… từ 40% đến 50%.
Điều 6. Sân trường phải bằng phẳng, rộng rãi, có rãnh thoát nước tốt, không bị lầy lội, ứ đọng nước khi trời mưa. Sân được
lát bằng gạch, láng xi măng hoặc bằng đất nện chặt.
b) Cách bố trí các khu trong trường học
Các khu nhà ở trong trường học phải tách rời nhau, nhưng mỗi khu nhà phải có sự liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường
học thường có các khu nhà sau đây.
* Khu học tập: là khu nhà quan trọng nhất. Khoảng cách giữa các nhà dùng làm lớp học phải xa cách nhau một khoảng
bằng 2 - 3 lần chiều cao của nhà đối diện.
Các khu nhà dùng để làm lớp học thường thường cấu trúc có một hàng hiên nhìn về phía sân trường, do đó phía có nhiều
cửa sổ không có hiên thì được chọn là hướng chiếu sáng của lớp học.
* Khu vực phòng phục vụ cho học tập, bao gồm các phòng thí nghiệm, phòng rèn luyện thể dục thể thao, bãi tập, phòng
học nhạc họa, khu địa lý - khí tượng, khu tròng trọt, thí nghiệm, thư viện, thiết bị, xưởng trường.

22


* Khu vực hành chính, bao gồm khu vực Ban Giám hiệu, văn phòng nhà trường, phòng y tế.
* Khu vực vệ sinh, bao gồm cung cấp nước, thoát nước và công trình vệ sinh.
* khu vực sân chơi và nhà nội trú (nếu có).
1.3.4.3. Yêu cầu vệ sinh của lớp học
a) Diện tích phòng học
Điều 7. Diện tích phòng học: Trung bình từ 1,10m 2 đến 1,25m2 cho một học sinh. Kích thước phòng học: chiều dài không
quá 8,5m, chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m.
b) Thông gió trong lớp học
Lớp học nếu được thông thoáng khí tốt thì tỷ lệ CO 2 do học sinh thải ra trong cả ca học không làm ô nhiễm không khí của
lớp học. Tiêu chuẩn cho phép nồng độ khí CO 2 ở trong lớp học từ 0.7 đến 1ml/m 3 không khí. Với nhịp thở trung bình 16 lần/phút,
khi ngồi học cần 8 lít không khí /phút/học sinh. Khí thở ra có 42% CO 2 do đó một học sinh thải ra 20 lít CO2/giờ học, phải pha
loãng với 1000 lít không khí mới không ảnh hưởng, nếu không học sinh chóng mệt mỏi, đau đầu và buồn ngủ. Có 2 loại thông

gió:
* Thông gió tự nhiên:
Thông gió tự nhiên không có tổ chức: tức là để không khí tự do lọt vào lớp học qua các khe hở.
Thông gió tự nhiên có tổ chức: không khí ra vào lớp học phải đi qua một hệ thống cửa sổ và cửa ra vào. Cho nên nếu lớp
học chọn được hướng gió tốt thì thông gió có tổ chức sẽ làm thông thoáng lớp học.
* Thông gió nhân tạo là sử dụng quạt hoặc hệ thống máy hút.
Thông gió còn có tác dụng làm giảm độ ẩm, nhiệt độ và lượng bụi trong lớp học (tiêu chuẩn số hạt bụi trong lớp học không
quá 1000 hạt/m3 không khí).
Điều 8. Thông gió thoáng khí.
1. Phòng học được thông gió tự nhiên, đảm bảo mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông.
2. Phòng học có hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió treo cao trên mức nguồn sáng… để đảm bảo tỷ
lệ khí CO2 trong phòng không quá 0,1%.
c) Chiếu sáng trong lớp học
Lớp học phải được chiếu sáng tốt. Nếu trong quá trình học tập, học sinh phải ngồi học trong điều kiện thiếu ánh sáng là
nguyên nhân gây ra bệnh cận thị trường học. Có hai loại chiếu sáng là chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Bộ Y tế quy
định:
Điều 9. Chiếu sáng.
Phòng học cần đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu
sáng không dưới 300 lux.
1. Chiếu sáng tự nhiên:
- Phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ.
- Hướng để lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu là hướng Nam (cửa sổ ở phía không có hành lang) về phía tay trái của học sinh
khi ngồi viết.
- Tổng số diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học.
- Cửa sổ phải có cửa chớp, cửa kính để che nắng và cản mưa, gió lạnh thổi vào.
2. Chiếu sáng nhân tạo.
- Để hỗ trợ khi phòng học thiếu ánh sáng tự nhiên cần chiếu sáng nhân tạo. Số lượng bóng đèn chiếu sáng như sau: Nếu là
bóng đèn tóc thì cần 4 bóng, mỗi bóng có công suất từ 150W đến 200W treo đều ở 4 góc. Nếu là bóng đèn neon thì treo 6-8 bóng,
mỗi bóng dài 1,2m. Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8m.
3. Trần của phòng học quét vôi trắng, tường quét vôi mầu vàng nhạt.

* Hệ số chiếu sáng bằng Số lux phòng học x 100/ Số lux đo được ngoài trời (tiêu chuẩn hệ số chiếu sáng 1/4 - 1/5).
Muốn đảm bảo hệ số của ánh sáng tự nhiên thì hệ thống cửa sổ trong lớp học phải đảm bảo quy định sau:
- Khoảng cách giữa giữa hai cửa sổ từ 0.5 - 0.75m.
- Bờ trên cửa sổ cách trần 0.4m, bờ dưới cửa sổ cách nền 0.8m.
- Hệ thống cửa sổ và cửa ra vào phải có 2 lớp cửa, kính để ngăn bụi và tiếng ồn, cửa chớp để che ánh nắng, và phải có song
cửa để đảm bảo an toàn cho học sinh.
Chiếu sáng nhân tạo có tác dụng bổ sung nguồn sáng cho lớp học khi lớp học bắt đầu quá sớm hoặc tan tầm quá muộn.
d) Tiếng ồn trong lớp học
Bộ Y tế quy định về tiếng ồn trong lớp học:
Điều 10. Phòng học phải được yên tĩnh. Tiếng ồn trong phòng không được quá 50 đềxiben (dB).
Điều 11. Phòng học phải được làm vệ sinh hằng ngày trước giờ học 20 phút hoặc sau khi tan học.
1.3.4.4. Yêu cầu vệ sinh của các phương tiện học tập

23


Các phương tiện phục vụ học tập bao gồm bàn, ghế, bảng và các loại học cụ (cặp, sách, vở, giấy bút)
a) Bàn ghế
Bàn và ghế phải rời nhau. Kích thước của bàn và ghế phải phù hợp với tầm vóc của học sinh, thuận tiện khi học sinh đứng
lên, ngồi xuống, dễ dàng khi ra vào. Bàn ghế phải đẹp và chắc chắn. Thích hợp nhất là loại có 2 chỗ ngồi, mỗi chỗ rộng không
dưới 0.5m.
Chiều cao bàn học bằng 42% chiều cao cơ thể học sinh ngồi học ở bàn đó. Độ dốc của mặt bàn 12 - 150.
Ghế ngồi của học sinh phải có thành tựa ngả về sau một góc 5 – 10 0 so với đường thẳng đứng và cao ngang vai. Chiều cao
của ghế bằng 26 - 28% chiều cao cơ thể. Chiều sâu của ghế bằng ¾ chiều dài của đùi.
Tiêu chuẩn quy định:
Điều 12. Bàn, ghế học sinh.
1. Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn phải tròn, nhẵn đảm bảo an toàn.

2. Kích thước (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và ghế phải tương ứng với nhau đồng thời phải
phù hợp với tầm vóc của học sinh.

Các chỉ số (cm)

Cỡ bàn và ghế
I

II

III

IV

V

VI

Chiều cao bàn

46

50

55

61

69

74

Chiều cao ghế


27

30

33

38

44

46

Hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế

19

20

22

23

25

28

- Loại I giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,00m đến 1,09m.
- Loại II giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,10m đến 1,19m.
- Loại III giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,20m đến 1,29m.

- Loại IV giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,30m đến 1,39m.
- Loại V giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,40m đến 1,54m.
- Loại VI giành cho học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,55m trở lên.
Bàn học thích hợp nhất là loại bàn 2 chỗ ngồi, mỗi chỗ ngồi rộng không dưới 0,5m. Ghế học phải rời với bàn và có thành
tựa.
3. Cách kê bàn ghế trong phòng học: Bàn đầu đặt cách bảng từ 1,7m đến 2m. Bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m.
b) Bảng học
Điều 13. Bảng học.
1. Bảng cần được chống lóa
2. Kích thước: Chiều dài từ 1,8m đến 2,0m. Chiều rộng từ 1,2m đến 1,5m.
3. Mầu sắc bảng: Màu xanh lá cây hoặc mầu đen (nếu viết bằng phấn), mầu trắng nếu viết bằng bút dạ bảng đen.
4. Cách treo bảng: Treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,8m đến 1m.
5. Chữ viết trên bảng có chiều cao không nhỏ hơn 4cm.
c) Học cụ
Cặp đựng sách vở phải có hai quai, học sinh phải đeo đi học. Sách vở, … phải đảm bảo lớp càng bé thì bài càng ngắn, chữ
in càng to, hình càng đẹp.
Điều 14. Tranh ảnh, giáo cụ trực quan phải sạch sẽ, bền màu, rõ ràng và an toàn.
1.3.4.5. Các công trình vệ sinh trong trường học
Trường học là nơi diễn ra các hoạt động của học sinh. Ngoài các việc xây dựng môi trường học tập, lớp học, phòng thực
hành, … còn phải quan tâm đến công trình vệ sinh trong trường học nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong và xung quanh
trường học, tạo ra môi trường giảng dạy và học tập sạch sẽ, trong lành và thoải mái, ngăn chặn được các dịch bệnh do ô nhiễm gây
nên.
Mặt khác, tạo cho học sinh thói quen biết sử dụng, bảo quản các công trình và rèn luyện các kỹ năng thực hành vệ sinh đã
được học. Cung cấp đủ nước sạch cho giáo viên và học sinh uống và phục vụ các hoạt động học tập, sinh hoạt và vui chơi trong
thời gian ở trường.
a) Cung cấp nước sạch
Điều 20. Cung cấp nước uống.
1. Có đủ nước sạch đã được đun sôi hoặc nước lọc để cho học sinh uống trong thời gian học tại trường.
Về mùa hè: đảm bảo bình quân mỗi học sinh mỗi ca học có 0,3 lít
Về mùa đông: đảm bảo bình quân mỗi học sinh mỗi ca học có 0,1 lít

2. Căng tin phục vụ nước chè, nước giải khát phải đảm bảo chất lượng vệ sinh và an toàn.

24


Điều 21. Cung cấp nước sạch để tắm rửa.
Có thể sử dụng nước máy hoặc nước giếng. Nếu dùng nước máy thì mỗi vòi cho 200 học sinh trong 1 ca học. Nếu dùng
nước giếng thì từ 4 đến 6 lít cho 1 học sinh trong 1 ca học.
b) Nước thải, hố tiêu, hố tiểu, hố rác
Điều 22. Nhà tiêu, hố tiểu, hố rác, hệ thống cống nước thải.
1. Ở những nơi có điều kiện (thành phố, thị xã, thị trấn…) xây dựng nhà tiêu tự hoại hoặc bán tự hoại, có vòi nước rửa tay.
Ở các vùng khó khăn tốt nhất là sử dụng nhà tiêu hai ngăn hợp vệ sinh. Riêng vùng sâu, vùng xa có thể dùng nhà tiêu khô cải tiến.
2. Số lượng hố tiêu bình quân từ 100 đến 200 học sinh trong mỗi ca học có 1 hố tiêu (nam riêng, nữ riêng, giáo viên riêng,
học sinh riêng).
3. Hố tiểu: Bình quân trong mỗi ca học đảm bảo 50 học sinh có 1 mét chiều dài hố tiểu.
4. Hố rác: ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trường học phải có thùng chứa rác. Hàng ngày thu gom rác từ các lớp học và rác
khi làm vệ sinh. Mỗi phòng học, phòng làm việc phải có sọt chứa rác.
5. Nhà trường phải có hệ thống cống rãnh kín để dẫn thoát nước mưa, nước thải từ trường vào hệ thống cống chung.
1.3.4.6. Yêu cầu vệ sinh khu nội trú, bán trú
Điều 23. Nhà ở, nhà ăn phải có nội quy về trật tự, vệ sinh. Nhà ăn trong khu nội trú phải thực hiện đúng theo Thông tư số
04/1998/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 23 tháng 3 năm 1998 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong
kinh doanh, dịch vụ và phục vụ ăn uống.
Điều 24. Cung cấp nước sạch.
Khu vực nội trú, bán trú phải được cung cấp đầy đủ nước sạch để học sinh sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
Dung lượng nước bình quân mỗi học sinh trong 24 giờ cần 100-150 lít.
Điều 25. Nhà tiêu, hố tiểu.
1. Loại nhà tiêu: Tự hoại hoặc bán tự hoại, số lượng đảm bảo bình quân 25 học sinh có 1 nhà tiêu.
2. Số lượng hố tiểu đảm bảo bình quân 25 học sinh có 1 hố tiểu.
3. Khu vệ sinh giành cho nam riêng và nữ riêng. Ở vùng nông thôn, khu vực vệ sinh được bố trí phía Tây Bắc khu nội trú
của học sinh.

Điều 26. Xử lý rác và nước thải.
1. Khu vực nội trú phải có thùng chứa rác để thu gom rác hàng ngày từ các phòng ở và nơi công cộng.
2. Phải có hệ thống cống dẫn nước mưa, nước thải trong sinh hoạt đổ vào hệ thống cống chung.
1.3.4.7. Quy định chăm sóc sức khỏe
a) Yêu cầu về phòng y tế
Điều 27. Trường học phải có phòng y tế để chăm sóc sức khoẻ cho học sinh.
1. Diện tích phòng từ 12m2 trở lên.
2. Trong phòng được trang bị đầy đủ các dụng cụ y tế, thuốc men do y tế địa phương hướng dẫn.
3. Nếu trường có học sinh nội trú, bán trú thì phải có phòng cách ly và nhân viên y tế trực 24/24 giờ.
b. Công tác tuyên truyền vệ sinh, quản lý sức khỏe và phòng dịch
Tuyên truyền phổ biến vệ sinh công cộng, vệ sính cá nhân, sử dụng các hệ thống vệ sinh đúng cách, hợp vệ sinh.
Nhân viên y tế học đường phải thường xuyên đánh giá tình hình vệ sinh và hoạt động vệ sinh trong trường học, phát hiện
tình hình bệnh tật của học sinh, theo dõi sức khỏe của học sinh thông qua sổ y bạ.
Phòng chống dịch bệnh kịp thời, báo cáo trung tâm y tế huyện thị và trung tâm điều trị dự phòng khi có dịch bệnh xảy ra.
1.3.4.8. Quy định về thanh tra, kiểm tra
Điều 28. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố, Trung tâm y tế quận, huyện có trách nhiệm kiểm tra vệ sinh trường học
theo kế hoạch của địa phương. Thanh tra Nhà nước về y tế chuyên ngành vệ sinh trường học theo Quy chế về tổ chức và hoạt
động thanh tra vệ sinh theo Quyết định số 332/BYT-QĐ ngày 03/3/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 29. Người vi phạm quy định về vệ sinh trường học, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì bồi thường theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm
hành chính về vệ sinh trường học phải theo đúng quy định tại Nghị định số 46/CP ngày 06/8/1996 của Chính phủ quy định việc xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế./.
1.3.5. Vệ sinh trong học tập, giảng dạy
1.3.5.1. Vệ sinh trong học tập
a) Học ở trường
Trẻ 6 - 7 tuổi đã có khả năng học tập, do các cơ quan phát triển tương đối hoàn chỉnh, nhất là hệ thần kinh. Tuy nhiên các
cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh, vững chắc, trong khi đoa hoạt động học tập là hoạt động mới, tiêu tốn nhiều năng lượng để
cung cấp mở mang, trau dồi kiến thức và thúc đẩy sự phát triển thể chất của học sinh.

25



Trong học tập, học sinh thường xuất hiện mệt mỏi do phải ngồi học liên tục, trí não phải hoạt động căng thẳng; các cơ quan
phải làm việc nhiều. Để tránh mệt mỏi, học tập có hiệu quả cao thì bàn ghế phải phù hợp với tầm vóc, lứa tuổi của học sinh, giữa
các tiết phải có thời gian nghỉ ngắn (5 - 10 phút), giữa buổi học thì thời gian nghỉ dài hơn (15 - 20 phút). Các tiết học cần bố trí
hợp lý, các môn học khó không bó trí vào cuối buổi học.
b) Học ở nhà
Chuẩn bị bài ở nhà là một phần rất nặng của chế độ học tập, chiếm khoảng 1 - 4 giờ. Vì vậy, học sinh phải có thời gian biểu
để phân phối thời gian chuẩn bị bài, lao động và nghỉ ngơi.
Góc học tập là yêu cầu cần thiết cho mỗi học sinh để học bài ở nhà. Góc học tập phải được bố trí nơi yên tĩnh nhất trong
nhà, bên cạnh cửa sổ, có bàn ghế học tập. Góc học tập phải được chiếu sáng đầy đủ, thoáng mát. Mọi người trong gia đình phải có
ý thức giúp đỡ, không tạo tiếng động mạnh, không sai vặt khi các em đang học bài.
Trong giai đoạn chuẩn bị thì học sinh cần thực hiện nghiêm túc thời gian biểu. Sự ôn bài, làm bài kéo dài thời gian ban đêm
quá khuya sẽ làm rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của hệ thần kinh trung ương. Do đó, trong lúc chuẩn bị bài
cần có nghỉ ngơi và giải trí nhẹ (cứ 2 giờ học thì nghỉ 15 - 20 phút).
Nhịp sinh học trong ngày tốt nhất có hai thời điểm: từ 8 đến 10 giờ và từ 16 đến 18 giờ. Tổng số thời gian chuẩn bị bài ở
nhà lớp 1 và lớp 2 là 45 - 60 phút, sau đó cứ tăng 2 lớp thì tăng 30 phút.
c) Các môn học thêm ngoài giờ
Các môn học thêm bao gồm: các môn khó ở trường, các môn luyện thi, các môn chuyên, các môn nghệ thuật, thể dục thể
thao năng khiếu, nghề truyền thống hoặc nghề gia truyền. Học thêm cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Tránh kéo dài tình trạng học thêm 2 hoặc quá 2 môn khó thuộc cùng loại sử dụng nhiều tư duy hệ thống (toán, ngoại ngữ,
âm nhạc, năng khiếu, các môn chuyên) hoặc cùng loại dùng nhiều thể lực (bóng đá, võ, vật, làm việc nặng trong gia đình).
Việc học thêm không ảnh hưởng tới việc học ở nhà và ngủ trưa. Trước và sau mỗi tiết học thêm cần giải lao, giải trí nhẹ
nhàng.
Những năng khiếu và sở thích riêng của trẻ cần được tôn trọng và hỗ trợ. Tránh ép buộc cực đoan mà có thể giết chết lòng
say mê, ý chí, tư tưởng và quan điểm độc lập của trẻ, là điều kiện không thể thiếu để tiến tới năng khiếu và tài năng.
Việc học thêm các môn năng khiếu phải phù hợp với tố chất sẵn có của lứa tuổi. Trước tiên cần hội tụ đủ tố chất về thể lực,
sức khỏe, tiếp đến là tố chất về tinh thần và cuối cùng là tố chất về trí tuệ.
d) Thời gian sinh hoạt tự do
Hàng ngày, học sinh phải có thời gian tự do dùng cho công việc và nhu cầu cá nhân. Mỗi ngày học sinh phải ra ngoài trời từ

2 đến 2 giờ 30 phút, thời gian vận động luyện tập thể dục thể thao ngoài trời đều ảnh hưởng tốt đến khả năng học tập. Thời gian
này trẻ có thể tham gia một số hoạt động phù hợp với sức khỏe, điều kiện cụ thể như giúp mẹ làm việc nhà.
Thời gian hoạt động trong ngày của học sinh đã được hướng dẫn theo Thông tư liên bộ Giáo dục - Y tế số 32TT/LB năm
1962 quy định tạm thời về vệ sinh học đường.
Lớp

Giờ ôn bài

Giờ ngủ

1

1 giờ

12 giờ

2

1 giờ -> 1 giờ 30 phút

11 giờ

3

1 giờ 30 phút -> 2 giờ

10 giờ 30 phút

4


1 giờ 30 phút -> 2 giờ

10 giờ 30 phút

5

2 giờ

10 giờ

Thời gian biểu cho học sinh tiểu học
- Giờ ngủ: 10 giờ
- Giờ ôn bài: 2 giờ
- Phục vụ gia đình: 1 giờ
- Học ở trường: 5 giờ
- Tự phục vụ, vui chơi giải trí: 6 giờ
1.3.5.2. Vệ sinh trong giảng dạy
a) Ý nghĩa và các nguyên tắc sư phạm
* Ý nghĩa

26


Khoa học sư phạm là một khoa học biện chứng nhất, năng động nhất, phức tạp nhất, nhiều hình nhiều vẻ nhất. Trong thời
đại khoa học và bùng nổ thông tin, các phương pháp giáo dục học đường cũng không ngừng vận động để đi trước hoặc ít ra cũng
theo kịp chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội chung của đất nước và thế giới. Lượng kiến thức ngày càng
nhiều, đòi hỏi thế hệ được đào tạo phải phát triển và hoàn thiện không ngừng các kỹ năng tiếp nhận, xử lý, áp dụng được các kiến
thức, thông tin để trong tương lai đáp ứng được các yêu cầu của xã hội.
Người giáo viên có thể điều khiển lớp học một các thú vị, hào hứng và có hiệu quả cao, có thể làm giảm hoặc mất mệt mỏi
của học sinh. Để làm được điều đó, người thầy không chỉ đòi hỏi cần có kiến thức chuyên môn mà phải hiểu được đặc điểm phát

triển thể chất, tâm sinh lý và trí tuệ của học sinh theo lứa tuổi.
Sức khỏe là cơ sở vật chất để tiếp thu kiến thức khoa học, để phát triển trí tuệ. Một cơ thể ốm yếu, mệt mỏi không thể tiếp
nhận kiến thức một cách trọn vẹn, hoàn chỉnh và sáng tạo. Vì vậy, các kiến thức sư phạm không tác rời kiến thức về vệ sinh lứa
tuổi, đó mới là trình độ sư phạm hoàn chỉnh.
* Các nguyên tắc sư phạm
- Nguyên tắc mục tiêu: Mỗi tiết học, tiết học phải phục vụ mục tiêu lâu dài của bộ môn với các bộ môn liên quan. Điều đó
giúp học sinh có hệ thống, dễ dàng tiếp thu các kiến thức mới cao hơn, hình thành và củng cố kỹ năng sử dụng các kiến thức đã
học một cách hữu cơ, sáng tạo.
- Nguyên tắc hưng phấn: Bao gồm cả hình thức ăn mặc, tư thế, vẻ mặt vui tươi, nhân hậu của giáo viên, cũng như tài điều
khiển giờ học sao cho hấp dẫn, thú vị, không đơn điệu (thông qua ngữ điệu, điệu bộ, lời giảng,…).
- Nguyên tắc dễ hiểu: Đòi hỏi giáo viên không những có kiến thức sâu, rộng mà còn phải biết truyền đạt cho học sinh cách
quy nạp kiến thức một cách logic từ đơn giản đến đa dạng và phức tạp.
- Nguyên tắc tình cảm: Một giáo viên nhân hậu, chân tình luôn tạo một tâm lý thoải mái, ít gò bó cho học sinh là một yếu tố
hỗ trợ hình thành nhân cách của học sinh và không kìm hãm tư tưởng, sáng tạo của học sinh. Tâm lý chung của học sinh là không
ưa triết lý khô khan, giáo điều hay đe dọa, khi đó dễ hình thành xu hướng chống đối ngầm hay bất tuân.
- Nguyên tắc vừa sức: giảng dạy bằng những ngôn ngữ dễ hiểu, tương ứng với vốn từ và vốn kiến thức của học sinh. Giáo
viên biết tạm dừng bài giảng đúng lúc khi đa số học sinh có biểu hiện kém tập trung, mệt mỏi hay buồn ngủ.
b) Buổi học
- Trong tiết học: Từ 5 - 10 phút đầu sự chú ý nghe giảng của học sinh chưa ổn định, thời gian giữa tiết đạt chú ý cao nhất, 5
phút cuối sự chú ý giảm do xuất hiện mệt mỏi.
- Thời khóa biểu: Trong tuần không nên xếp những môn khó vào thứ hai và thứ bảy. trong buổi học, những môn khó thường
được xếp vào tiết thứ 2 và thứ 3. Bộ Y tế quy định về thời khóa biểu như sau:
Điều 17. Thời khóa biểu cần chú trọng chế độ học tập vừa sức và hợp lý, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp với sinh lý của
từng lứa tuổi học sinh. Về mùa nắng nóng nên tránh khoảng thời gian từ 11h - 13h. Thời gian nghỉ sau mỗi tiết học và giữa buổi
học, học sinh phải ra khỏi phòng, hoặc để thay đổi không khí và giảm bớt nồng độ khí CO2 ở phòng học.
1.4. Phòng tránh một số bệnh và tai nạn thường gặp ở học sinh
1.4.1. Các bệnh truyền nhiễm
1.4.1.1. Bệnh viêm gan Virut
Bệnh viêm gan do virut là một vấn đề y tế toàn cầu, rất nghiêm trọng, nhất là viêm gan B được xem là một bệnh truyền
nhiễm hay gặp và nguy hiểm nhất hiện nay, khả năng lây nhiễm rất cao, hơn HIV 100 lần. Tất cả những người chưa mắc bệnh đều

có khả năng bị lây nhiễm.
Theo HWO, trên thế giới có khoảng 300 - 350 triệu người mang virut viêm gan B man tính, trong đó có khoảng 1 triệu
người hàng năm chuyển sang viêm gan mãn xơ, xơ gan, ung thư gan và tử vơng.
Ở Việt Nam đã thấy 5 loại virut viêm gan là: A, B, C. D và E. Trong gia đoạn cấp tính có triệu chứng giống nhau nhưng
đường lây truyền và diễn biến khác nhau. Hiện nay tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam là 20%.
a) Nguồn bệnh và đường lây truyền
Virut viêm gan A, E lây qua đường tiêu hóa. Mầm bệnh có trong phân người lành mang trùng hoặc trong phân người bệnh.
Bệnh lây cho người khác qua nước uống hay thực phẩm bị ô nhiễm. Bệnh hay gặp ở trẻ em và thường không chuyển thành mãn
tính.
Virut viêm gan B, C, D lây qua đường máu, tình dục và từ mẹ sang con. Bệnh có thể chuyển sang mãn tính.
b) Triệu chứng lâm sàng
Viêm gan do virut trong giai đoạn cấp tính thường có triệu chứng giống nhau và trải qua các giai đoạn như sau:
- Thời kỳ nung bệnh: thường kéo dài từ 1 đến 3 tháng.
- Thời kỳ khở phát (tiền vàng da hay tiền hoàng đản): kéo dài 3 đến 5 ngày, biểu hện mấy ngày đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức
đầu, lao động giảm, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, ỉa chảy hoặc táo bón, buồn nôn, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu. Các triệu
chứng trên ngày càng nặng, kéo dài đến thời kỳ hoàng đản, có khi đến thời kỳ lui bệnh.

27


×