Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nghiên cứu Tác phẩm Lutvich Phoiobac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.08 KB, 16 trang )

TÁC PHẨM: LÚT - VÍCH PHOI-Ơ-BẮC
VÀ SỰ CÁO CHUNG CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
( C.Mác và Ph.Ăngghen, toµn tËp, Nxb CTQG-ST, Hµ Néi,
1995, tËp 21)
I. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Từ năm 1845, ở Bruy-xen Bỉ, Mác và Ăngghen cùng nhau viết các tác
phẩm, đề xuất nhiều quan điểm triết học đối lập với các quan điểm tư tưởng
của triết học Đức lúc đó, đặc biệt là quan điểm đối lập của 2 ông về chủ nghĩa
duy vật lịch sử với quan điểm triết học cổ điển Đức. Đồng thời Mác và
Ăngghen cũng muốn thanh toán nhận thức triết học trước đây của mình.
Hơn 40 năm sau (từ năm 1845), kể cả khi Mác chưa qua đời, đã nhiều
lần phê phán triết học của Hêghen và Phoi-ơ-bắc, nhưng chưa có lần nào có
hệ thống và đầy đủ. Trong suốt thời gian đó, thế giới quan của Mác được hình
thành có hệ thống và ngày càng phát triển, có ảnh hưởng lớn đối với nhiều
Đảng Cộng sản và công nhân của nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở một số
nước, đặc biệt là ở Anh và ở các nước Xcăng-đi-na-vơ, triết học cổ điển Đức
đang sống lại. Ngay ở Đức, quan điểm tư tưởng triết học này vẫn được đem
giảng dạy ở các trường đại học - đã ảnh hưởng nhất định đến giai cấp công
nhân Đức.
Trong hoàn cảnh đó và sau khi Mác đã qua đời, Ăngghen muốn trình bày
một cách có hệ thống quan điểm của Mác và Ăngghen đối với triết học của
Hêghen và Phoi-ơ-bắc. Ăngghen thấy cần phải đánh giá một cách khách quan,
công bằng cả thành tựu và hạn chế trong triết học của Hêghen và Phoi-ơ-bắc.
Mác và Ăngghen đã kế thừa và phát triển nền triết học đó, làm cho triết học
trở thành khoa học và cách mạng, thành thế giới quan chân chính của giai cấp
vô sản, đồng thời phê phán một số luận điệu xuyên tạc quan điểm, tư tưởng
triết học của Mác và Ăngghen.


2


Tỏc phm ny c ng trờn tp chớ "Neue Zeit" trong s 4 v s 5,
nm 1886, v n nm 1888 xut bn thnh sỏch, nguyờn tỏc l ting c, v
sau c dch ra nhiu th ting Nga, Bungari, Phỏp v nhiu ting nc
khỏc. Tỏc phm c nhiu ln dch ra ting Vit, hin nay bn dch mi nht
c in trong C.Mỏc v Ph.ngghen, toàn tập, Nxb CTQG Sự thật,
H.1995, tập 21.
Túm li, ngghen vit tỏc phm "Lỳt-Vớch Phoi--bc v s cỏo chung
ca trit hc c in c" mt mt, do yờu cu u tranh chng li s xuyờn
tc bo v s trong sỏng ca trit hc Mỏc - xớt. Thụng qua phờ phỏn nhng
nh trit hc c th l Hờghen v Ph Bỏch trỡnh by nhng quan im c
bn ca trit hc Mỏc, vch rừ s khỏc nhau c bn gia trit hc Mỏc v cỏc
th trit hc khỏc. Mt khỏc, do nhu cu u tranh ca phong tro cng sn v
cụng nhõn thỳc gic ngghen vit tỏc phm ny cung cp cho phong tro
thc tin mt th gii quan khoa hc v cỏch mng, hon b v trit , l v
khớ t tng, lý lun sc bộn u tranh cỏch mng.
II. Kt cu v t tng c bn ca tỏc phm
1. Kt cu ca tỏc phm
Tỏc phm c kt cu gm 4 chng* v phn kt lun
Chng I
ngghen ỏnh giỏ trit hc ca Hờghen*
Chng II v III
ngghen ỏnh giỏ trit hc ca Phoi--bc*
Chng IV
ngghen phõn tớch s khỏc bit gia trit hc Mỏc v trit hc Phoi--bc*
Phn kt lun*

*
*

Chơng: Là do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đánh dấu ở lề trên của tác phẩm

Tiêu đề các chơng là của ngời biên soạn


3

Ăngghen kết luận về triết học Mác, triết học cổ điển Đức và thế giới
quan của giai cấp công nhân.
2. Tư tưởng cơ bản của tác phẩm
Thông qua phê phán phép biện chứng duy tâm của Hêghen, chủ nghĩa
duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc, trình bày một cách cơ bản, có hệ thống chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, làm cơ sở lý luận cho
chiến lược, sách lược đấu tranh của giai cấp công nhân và các Đảng Cộng sản.
III. Nội dung cơ bản của tác phẩm
Chương I
Ăngghen đánh giá triết học của Hêghen
Nội dung cơ bản của phần này là tập trung phê phán triết học của
Hêghen, vạch rõ mâu thuẫn bên trong giữa hệ thống và phương pháp của triết
học Hêghen.
1. Ăngghen nêu lên mối liên hệ giữa triết học với những điều kiện xã
hội lịch sử, kinh tế, giai cấp của thời kỳ lịch sử đó - thời kỳ chuẩn bị cách
mạng 1848 và sau cách mạng 1848.
Nước Đức là nước tư sản trẻ, ra đời sau Anh và Pháp. Giai cấp tư sản
Đức vừa có mặt cách mạng, vừa có mặt bảo thủ nên cuộc cách mạng tư sản
Đức không triệt để. Giai cấp tư sản Đức hèn kém về kinh tế và chính trị nên
một mặt, muốn cách mạng nhưng lại muốn thoả hiệp, mặt khác lại sợ phong
trào quần chúng nên có xu hướng cải lương. Do đó, giai cấp tư sản Đức
không đóng nổi vai trò cách mạng của nó.
Trong cách mạng xã hội thì cách mạng trong triết học diễn ra trước cuộc
cách mạng chính trị, sau đó mới đến cách mạng kinh tế. Nhưng triết học chỉ là
sự phản ánh, triết học phản ánh một tiến trình lịch sử, phản ánh nguyện vọng



4

và lợi ích giai cấp nhất định. "Và cách mạng lại phải núp sau những giáo sư
ấy (giáo sư do Nhà nước Phổ bổ nhiệm (tác giả), sau những lời thông thái rởm
và tối nghĩa của họ, trong những câu văn nặng nề và buồn tẻ của họ" [1]. Triết
học Hêghen là triết học chính thống, triết học nhà nước của Vương quốc Phổ,
phản ánh tính hai mặt của giai cấp tư sản do đó đã trở nên bảo thủ, không thể
hiện vai trò cách mạng, không trở thành lý luận thúc đẩy cách mạng. Tuy
nhiên, triết học Hêghen vẫn có những yếu tố cách mạng nhưng bị mặt bảo thủ
che lấp.
2. Ăngghen phân tích luận điểm nổi tiếng của Hêghen: "Tất cả cái gì
là hiện thực, đều là hợp lý và tất cả cái gì là hợp lý, đều là hiện thực" (luận
điểm này Ăngghen nói phỏng theo một đoạn trong tác phẩm của Hêghen:
"Những nguyên lý của triết học pháp quyền").
Đây là luận điểm có tính chất giảng hoà: Người cách mạng cũng hiểu
được và bọn phản động cũng dễ thừa nhận. Với luận điểm này của Hêghen,
thực chất đã bênh vực tính hợp lý của Nhà nước Phổ, xác nhận về mặt triết
học cho sự tồn tại của chế độ chuyên chế, của nhà nước cảnh sát, chế độ kiểm
duyệt khắt khe của Nhà nước Phổ. Tuy vậy, ngay ở đây Hêghen cũng đã thừa
nhận cái hiện thực đang tồn tại phải là cái có tính tất yếu. Ăngghen nhận xét:
"Nhưng theo Hêghen thì tuyệt nhiên không phải tất cả những gì hiện đang tồn
tại cũng đều là hiện thực. Theo ông, thuộc tính hiện thực chỉ thuộc về những
gì đồng thời là tất yếu" [2].
Ăngghen phân tích: Cái lạc hậu, cái lỗi thời phải diệt vong, nhường chỗ
cho cái tiến bộ, cái hợp lý. Như vậy, theo Hêghen sẽ không có cái gì tồn tại
vĩnh viễn, chỉ có những cái hợp lý, hợp qui luật mới là hiện thực, còn tất cả
những cái không hợp lý, trái qui luật thì đều mất tính hiện thực của nó, mặc
dù nó vẫn còn đang tồn tại, nhưng nó đã mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại và

nhất định sẽ bị tiêu diệt. Ăngghen so sánh Cộng hoà La Mã với Đế quốc La


5

Mã, nền quân chủ Pháp với đại cách mạng Pháp năm 1789. Ăngghen nói: "Và
cũng như vậy, trong quá trình phát triển, tất cả những gì trước đây là hiện thực
thì hiện nay trở thành không hiện thực, mất tính tất yếu, mất quyền tồn tại,
mất tính hợp lý của chúng; và hiện thực mới, đầy sinh lực, thay thế cho hiện
thực đang tiêu vong..." [3].
Như vậy, theo Ăngghen thì luận điểm trên của Hêghen đã dẫn đến một
luận điểm khác: Mọi cái đang tồn tại đều đáng tiêu vong. Luận điểm này rất
phù hợp với qui tắc của phương pháp tư duy của Hêghen.
3. Ăngghen vạch rõ ý nghĩa thực sự và tính chất cách mạng của triết
học Hêghen.
Trước hết, Ăngghen đánh giá cao tư tưởng biện chứng của Hêghen về
chân lý: Không có chân lý cuối cùng, tuyệt đích, chân lý nằm trong quá trình
nhận thức phản ánh hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn. "...
Chân lý nằm trong chính ngay quá trình nhận thức" [4], "Cũng không khác gì
nhận thức, lịch sử không bao giờ có thể đạt tới một sự hoàn tất tột cùng trong
một trạng thái lý tưởng hoàn thiện của loài người; một xã hội hoàn thiện, một
"nhà nước" hoàn thiện, đó là những cái chỉ có thể tồn tại trong trí tưởng tượng
thôi" [5].
Thứ hai, Ăngghen muốn đánh giá công lao to lớn của Hêghen về tư
tưởng biện chứng - mà ta gọi là hạt nhân hợp lý trong triết học Hêghen. Tức là
Hêghen đã dự đoán một cách thiên tài về sự phát triển biện chứng. Sự phát triển
biện chứng bao quát cả tự nhiên, cả xã hội, cả nhận thức. "Trái lại, tất cả những
chế độ lịch sử nối tiếp nhau chỉ là những giai đoạn quá độ trong tiến trình vô
cùng tận của xã hội loài người từ thấp đến cao" [6]. Đối với mọi sự vật "không
có gì tồn tại ngoài quá trình không ngừng của sự hình thành và sự tiêu vong, của

sự tiến triển vô cùng tận từ thấp lên cao. Bản thân nó cũng chỉ là sự phản ánh
đơn thuần của quá trình đó vào trong bộ óc biết tư duy" [7].


6

Tuy nhiên, Hêghen từ biện chứng của "ý niệm" mà đoán ra biện chứng
của sự vật; những kết luận trên là hệ quả tất yếu của phương pháp của Hêghen
phải đạt tới. Tư tưởng biện chứng của Hêghen bị che lấp bởi vỏ bọc duy tâm,
thần bí. Nhưng dù sao về phép biện chứng, Hêghen cũng có công lao lớn
trong lịch sử triết học.
4. Ăngghen vạch rõ mặt bảo thủ trong triết học Hêghen, vạch ra mâu
thuẫn giữa hệ thống triết học duy tâm, bảo thủ và phương pháp biện chứng
cách mạng của Hêghen.
Trước hết, Ăngghen phê phán Hêghen về "ý niệm tuyệt đối". "ý niệm
tuyệt đối" theo Ăngghen: "ý niệm đó sở dĩ là tuyệt đối, chỉ là vì ông tuyệt đối
không biết nói gì về nó cả" [8]. ý niệm tuyệt đối chuyển hoá thành tự nhiên,
thành xã hội và cuối cũng lại trở về bản thân nó (trở về tinh thần). Như vậy
theo Hêghen, ý niệm tuyệt đối (tức là tinh thần) là cái có trước tự nhiên và xã
hội. Đây là quan điểm duy tâm, bảo thủ của Hêghen.
Thứ hai, về mặt triết học, Hêghen cho rằng triết học của ông là chân lý
tuyệt đối, điều này lại trái ngược với phép biện chứng. Đây là một mâu thuẫn,
"như thế nghĩa là mặt cách mạng của học thuyết Hêghen đã bị đè bẹp bởi sự
trưởng thành quá khổ của mặt bảo thủ của nó" [9].
Thứ ba, do nhu cầu bên trong của hệ thống bảo thủ nên phương pháp
biện chứng cách mạng lại đưa đến một kết luận chính trị rất ôn hoà, thoả hiệp
và bảo vệ chính thể quân chủ Phổ, thừa nhận những cải cách của chính phủ
chứ không phải là cách mạng.
Vì sao lại như vậy ? Ăngghen phân tích:
- Do tính hai mặt của giai cấp tư sản Đức ảnh hưởng sâu sắc đến tư

tưởng của Hêghen.
- Bản chất phương pháp biện chứng của Hêghen không triệt để, biện
chứng chỉ hướng về quá khứ, còn điều hoà với hiện tại và tương lai.


7

- Về nguyên tắc: Phương pháp biện chứng chỉ quan niệm về sự phát triển
trong lĩnh vực tinh thần mà không mở rộng ra giới tự nhiên và xã hội.
5. Ăngghen đánh giá rất cao triết học Hêghen.
Muốn đánh giá đúng giá trị triết học Hêghen phải có quan điểm thực
tiễn, phải có tính đảng và tính giai cấp sâu sắc, mới có thể tìm thấy những cái
quí giá, những nhân tố hợp lý và do đó mới có thể kế thừa và phát triển [10].
Trong đó phép biện chứng là cái quí giá nhất trong triết học Hêghen. Ngay
bản thân phép biện chứng của Hêghen, mặc dù quí giá, nhưng không phải
dùng được tất cả, nó chỉ là bàn đạp, là ngòi nổ cho phép biện chứng duy vật.
6. Ăngghen trình bày sự tan dã của học phái Hêghen và sự ra đời
của chủ nghĩa duy vật Phoi-ơ-bắc.
Ăngghen cho rằng thế giới quan và phương pháp triết học trong xem xét,
đánh giá tôn giáo và chính trị là cơ sở phân hoá của học phái Hêghen. Những
người bám vào hệ thống triết học Hêghen thì thuộc phái bảo thủ, thừa nhận
tôn giáo và chính trị hiện tại. Những người cho phương pháp biện chứng là
chủ yếu thì thuộc phái tích cực, cách mạng, được gọi là "phái Hêghen trẻ".
Tuy vậy "phái Hêghen trẻ" vẫn lúng túng khi giải quyết mối quan hệ giữa "ý
niệm tuyệt đối" và tự nhiên, giữa ý thức và vật chất.
Chủ nghĩa duy vật Phoi-ơ-bắc ra đời là một tất yếu lịch sử, đáp ứng yêu
cầu thực tiễn, đưa chủ nghĩa duy vật trở lại địa vị thống trị, chống lại chủ
nghĩa duy tâm và tôn giáo. Ăngghen đánh giá cao công lao của Phoi-ơ-bắc:
Kiên quyết đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm, Phoi-ơ-bắc đã phá vỡ hệ thống
triết học duy tâm của Hêghen và tuyên bố sự toàn thắng của chủ nghĩa duy

vật. Về mặt chính trị - xã hội, Phoi-ơ-bắc đã bàn đến cuộc sống, bàn đến thực
tiễn, bàn đến con người [11].
Tuy vậy, Phoi-ơ-bắc lại mắc phải sai lầm: phủ định sạch trơn cả hệ thống
triết học, cả phép biện chứng của Hêghen. Hơn nữa, chủ nghĩa duy vật Phoi-


8

ơ-bắc hướng đến con người, nhưng lại thần thánh hoá tình yêu, kêu gọi giải
phóng con người bằng tình yêu. Đây là những điểm hạn chế lớn nhất của
Phoi-ơ-bắc. Ăngghen nói: "Phoi-ơ-bắc đã đập tan hệ thống Hêghen và đơn
giản đã gạt bỏ nó ra một bên. Song chỉ tuyên bố một triết học nào đó là sai
lầm thì chưa có nghĩa là thắng được nó" [12]. Ăngghen cho rằng cần phải
"xoá bỏ" một quan điểm tư tưởng nào đó bằng cách xoá bỏ hình thức, nhưng
kế thừa nội dung mới.
Chương II và III
Ăngghen đánh giá triết học Phoi-ơ-bắc
1. Ăngghen phê phán Hêghen và Phoi-ơ-bắc xung quanh vấn đề cơ
bản của triết học: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của
triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại" [13].
Trước hết, khi nghiên cứu thực chất của cách giải quyết vấn đề cơ bản
của triết học, phải nhấn mạnh tính lịch sử của việc người ta giải quyết vấn đề
ấy. Nghĩa là phải nhận thức được vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa
tồn tại và tư duy nảy sinh ra trong thời đại nào của lịch sử.
Thứ hai, Ăngghen phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học
trên hai mặt:
- Mặt thứ nhất, giữa tự nhiên và tinh thần, vật chất và ý thức, cái nào có
trước, cái nào có sau. "Cách giải đáp vấn đề ấy đã chia các nhà triết học thành
hai phe lớn" [14]. Những ai cho rằng tinh thần có trước tự nhiên, tinh thần
sáng tạo ra thế giới thì họ thuộc phái duy tâm; còn những ai cho rằng tự nhiên

là cái có trước thì họ thuộc phái duy vật.
- Mặt thứ hai, suy nghĩ của con người quan hệ với thế giới như thế nào ?
Con người có thể nhận thức được thế giới không ? Có phản ánh đúng đắn sự
vật không ? "Theo ngôn ngữ triết học, vấn đề đó được gọi là vấn đề tính đồng


9

nhất giữa tư duy và tồn tại" [15]. Tuyệt đại đa số các nhà triết học đều khẳng
định có thể nhận thức được thế giới.
Ăngghen tập trung phân tích quan điểm của Hêghen về sự đồng nhất
giữa tư duy và tồn tại, nhưng sự đồng nhất theo quan điểm duy tâm không
giống với quan điểm duy vật. Đặc biệt Ăngghen phê phán các quan điểm
không thừa nhận là con người có thể nhận thức được thế giới, thuyết "bất khả
tri" của Hi um và Can-tơ [16].
Thứ ba, Ăngghen phân tích đánh giá triết học Phoi-ơ-bắc đi từ vấn đề cơ
bản của triết học, vừa khẳng định mặt duy vật, vừa chỉ ra mặt siêu hình, tức là
quan điểm duy vật thiếu triệt để, không toàn diện, không biện chứng. Đó là
chủ nghĩa duy vật siêu hình. "Vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần,
mà chỉ có bản thân tinh thần mới là sản phẩm tối cao của vật chất. Đó dĩ nhiên
là chủ nghĩa duy vật thuần tuý. Nhưng đạt tới điểm đó rồi thì đột nhiên Phoiơ-bắc dừng lại" [17].
Chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc có hai hạn chế chủ yếu:
- Chủ nghĩa duy vật có tính chất máy móc.
- Chủ nghĩa duy vật không hiểu thế giới là một quá trình biện chứng, các
dạng vật chất nằm trong quá trình vận động phát triển [18], chủ nghĩa duy vật
không biện chứng.
Ăngghen phân tích nguyên nhân của những hạn chế của chủ nghĩa
duy vật Phoi-ơ-bắc: Thứ nhất, thời Phoi-ơ-bắc khoa học tự nhiên đã đạt
nhiều thành tựu, nhưng vì ông số cô quạnh, ẩn dật ở thôn quê, nên không
tiếp thu được những thành tựu khoa học này. Thứ hai, một phần bị ảnh

hưởng của chủ nghĩa duy tâm, một phần vì sống cô đơn, tách khỏi các
quan hệ xã hội đô thị, nên ông không hiểu được quá trình lịch sử xã hội trên
cơ sở duy vật [19].


10

2. Ăngghen cho rằng Phoi-ơ-bắc thực sự là một nhà triết học duy
tâm trong giải thích những vấn đề lịch sử xã hội.
Trước hết, Phoi-ơ-bắc thể hiện quan điểm duy tâm trong nghiên cứu tôn
giáo. Ông cho rằng triết học phải hoà vào tôn giáo. Tôn giáo cũng là động lực
phát triển xã hội. Ông muốn xây dựng một tôn giáo tình yêu thay thế các tôn
giáo khác, trong đó tình yêu nam nữ là một trong những hình thức cao nhất
[20]. Phoi-ơ-bắc cho rằng các thời đại thay đổi chỉ là thay đổi về phương diện
tôn giáo. Ăngghen nói: "Lời khẳng định của Phoi-ơ-bắc cho rằng: các thời đại
của loại người chỉ khác nhau bởi những thay đổi về phương diện tôn giáo" là
hoàn toàn sai" [21]. Ăngghen phân tích sự hình thành và phát triển của các tôn
giáo.
Thứ hai, Phoi-ơ-bắc cho rằng quan hệ giữa người và người chỉ là quan
hệ tình cảm, quan hệ đạo đức. Ăngghen viết: "Trong những quan hệ ấy, Phoiơ-bắc chỉ thấy có một mặt đạo đức. Và ở đây, chúng ta lại một lần nữa ngạc
nhiên về sự nghèo nàn quá đỗi của Phoi-ơ-bắc so với Hêghen" [22]. Mặc dù
Phoi-ơ-bắc có nói: "Trong một cung điện, người ta suy nghĩ khác trong một
túp lều tranh", nhưng Ăngghen cho rằng đó chỉ là những câu nói suông. Ngay
quan điểm về đạo đức của Phoi-ơ-bắc cũng rất nghèo nàn [23].
Thứ ba, Phoi-ơ-bắc đòi hỏi quyền bình đẳng về hạnh phúc của tất cả mọi
người, của tất cả mọi thời đại và trong mọi hoàn cảnh. Ăngghen phân tích phê
phán sâu sắc [24] quan điểm duy tâm của Phoi-ơ-bắc về đạo đức, bình đẳng,
hạnh phúc. Trong xã hội có giai cấp, đẳng quyền thì không thể có bình đẳng
về hạnh phúc. Ăngghen nói: Học thuyết của Phoi-ơ-bắc "nó được gọt giũa
cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế

mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả" và mỗi giai cấp "đều
có đạo đức riêng của mình" [25] "và thứ tình yêu phải đoàn kết tất cả mọi


11

người, thì lại biểu hiện bằng chiến tranh, xung đột, kiện tụng, bất đồng trong
gia đình, ly dị và tình trạng người ra sức bóc lột người" [26].
3. Ăngghen phân tích vì sao Phoi-ơ-bắc không triệt để trong triết học
của mình:
Vì Phoi-ơ-bắc không thoát khỏi sự trừu tượng thuần tuý, không gắn tư
tưởng triết học, đạo đức với hiện thực sinh động. Mặt khác, mặc dù Phoi-ơbắc rất hiểu tự nhiên và con người, nhưng Phoi-ơ-bắc chỉ nhìn thấy con người
trừu tượng, không xem xét con người trong hành động lịch sử của họ. Phoi-ơbắc phản đối hành động, phản đối hoạt động thực tiễn.
Chương IV
Ăngghen phân tích sự khác biệt giữa triết học Mác và triết học Phoi-ơbắc
1. Khẳng định chủ nghĩa duy vật Mác xít là kết quả của sự kế thừa
và phát triển của triết học cổ điển Đức, mà đại biểu tiêu biểu là Hêghen và
Phoi-ơ-bắc.
Hêghen là một nhà triết học lớn, có kiến thức bách khoa, nhưng Phoi-ơbắc đã phủ định sạch trơn, "Ông không biết bác bỏ Hêghen bằng vũ khí phê
phán, mà chỉ đơn thuần vứt bỏ Hêghen, coi là vô dụng..." [27].
Nhưng sự tan rã của học phái Hêghen và sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức xuất hiện khuynh hướng chủ nghĩa duy vật biện chứng, "khuynh
hướng duy nhất thực sự đem lại kết quả, - khuynh hướng này chủ yếu gắn liền
với tên tuổi của Mác" [28].
Ăngghen nói: Chủ nghĩa duy vật thực chất là xem xét sự vật, hiện tượng (cả tự
nhiên và xã hội) như nó vốn có, không thêm bớt một yếu tố chủ quan nào [29].
2. Ăngghen trình bày những vấn đề cơ bản của phép biện chứng
duy vật khác hoàn toàn với phép biện chứng của Hêghen.



12

Phép biện chứng duy vật có nghĩa là trình bày phép biện chứng trên cơ
sở duy vật. Vấn đề cơ bản nhất là cần phân biệt phép biện chứng duy vật
với phép biện chứng duy tâm. Ăngghen nói: "Do đó, phép biện chứng được
qui thành khoa học về các qui luật chung của sự vận động của thế giới bên
ngoài cũng như của tư duy bên ngoài" [30].
Tư tưởng vĩ đại nhất của triết học Hêghen là tư tưởng phát triển. Nhưng
tư tưởng phát triển của Hêghen chỉ là sự phát triển của ý niệm. Sự phát triển
của tự nhiên và xã hội chỉ là phản ánh sự phát triển của ý niệm [31].
Ăngghen phân tích sự phát triển của sự vật, hiện tượng là khách quan,
còn biện chứng của tư duy (của ý niệm) chỉ là sự phản ánh biện chứng của thế
giới hiện thực. Do đó, phải từ sự vận động của biện chứng khách quan mà áp
dụng vào nhận thức, chứ không phải ngược lại, và "phép biện chứng của
Hêghen đã được đặt ngược lại, hay nói đúng hơn, từ chỗ trước kia nó đứng
bằng đầu, bây giờ người ta đặt nó đứng bằng chân" [32]. Ăngghen nêu ra tư
tưởng về sự thống nhất của phép biện chứng và lý luận nhận thức, phải coi
chân lý là một quá trình phát triển biện chứng.
Phương pháp siêu hình "siêu hình" có ưu điểm nhất định, nhưng vận
dụng vào triết học sẽ có hạn chế lớn [33]. Ăngghen phân tích ba phát hiện vĩ
đại làm thay đổi phương pháp xem xét không phải chỉ đối với triết học mà cả
đối với khoa học tự nhiên [34]. Do đó, phương pháp siêu hình phải nhường
chỗ cho phương pháp biện chứng, phép biện chứng duy tâm nhường chỗ cho
phép biện chứng duy vật [35].
3. Từ quan điểm duy vật về tự nhiên, cần phải vận dụng vào xem
xét xã hội, lịch sử. Ăngghen dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử để phê
phán Phoi-ơ-bắc.
Trước hết, Ăngghen khẳng định tự nhiên và xã hội là thống nhất. Nhiệm
vụ của triết học là phải tìm ra những qui luật vận động chi phối cả tự nhiên và



13

lịch sử xã hội loài người. Đồng thời cũng phải nhận thức khác nhau căn bản
giữa hai loại qui luật đó. Ăngghen nói: "Song lịch sử phát triển của xã hội,
về căn bản, khác với lịch sử phát triển của tự nhiên ở một điểm" [36]. Ăngghen
phân tích sự khác nhau đó chính là ở chỗ hoạt động của con người có ý thức.
Nhưng dù thế nào thì quá trình lịch sử xã hội vẫn tuân theo qui luật. Những cái
đã đúng với tự nhiên, sẽ đúng với xã hội. Vấn đề là phải tìm ra qui luật vận động
phát triển của xã hội. "Con người làm ra lịch sử của mình..." [37], nhưng lịch sử
lại trở thành nhân tố thúc đẩy mục đích cá nhân [38].
Thứ hai, Ăngghen phân tích động lực thật sự của lịch sử là gì ? Không
phải nghiên cứu động cơ của từng cá nhân, là cần nghiên cứu động lực quần
chúng, động lực đấu tranh giai cấp [39]. Ăngghen cho rằng cần nghiên cứu
động lực thông qua giải quyết mối quan hệ lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất, đấu tranh giai cấp [40].
Thứ ba, Ăngghen đề cập mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị. Tựu
chung lại: Kinh tế quyết định chính trị. Nhà nước chỉ là sản phẩm của quan hệ
kinh tế và quan hệ giai cấp. Ăngghen bác bỏ quan điểm duy tâm về nhà nước
và chỉ ra phải có quan điểm duy vật trong xem xét nhà nước và thể chế chính
trị [4100. Người vạch rõ mối quan hệ giữa nhà nước, công pháp, hệ tư tưởng
với kinh tế [42].
Thứ tư, Ăngghen phân tích vấn đề tôn giáo. Ăngghen cho rằng tôn giáo
cũng gắn liền sản xuất vật chất, gắn liền áp bức giai cấp. áp bức giai cấp, bất
công trong xã hội là một trong những nguồn gốc tồn tại tôn giáo [43].
Ăngghen kết luận: Tôn giáo "... nảy sinh ra từ những quan hệ giai cấp, do đó
từ những quan hệ kinh tế giữa những người gây ra những sự biến đổi ấy" [44].
Phần kết luận
Ăngghen khái quát 2 vấn đề:



14

Thứ nhất, cách mạng tư sản Đức không triệt để, do đó giai cấp tư sản
Đức không thể tiếp tục thành tựu khoa học, không thể phát triển triết học, triết
học cổ điển Đức đã cáo chung [45].
Thứ hai, coi giai cấp công nhân Đức mới là động lực của lịch sử và khoa
học. Chỉ có "Phong trào công nhân Đức là người kế thừa nền triết học cổ điển
Đức" [46].
III. Ý nghĩa lịch sử và hiện thực của tác phẩm
1. Ý nghĩa lịch sử của tác phẩm
- Đây là tác phẩm Ăngghen trực tiếp phê phán, đánh giá những tư tưởng
triết học của Hêghen, Phoi-ơ-bắc và tuyên bố về sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức, rằng triết học này phải được thay thế bằng hệ thống triết học khoa
học và cách mạng.
- Thức tỉnh các nhà khoa học, những trí thức đương thời nhận thức sâu
sắc những mặt hạn chế trong triết học của Hêghen và Phoi-ơ-bắc, giúp họ
phân biệt sự khác nhau căn bản giữa triết học Mác với triết học của Hêghen
và Phoi-ơ-bắc.
- Khẳng định chỉ có giai cấp công nhân Đức và giai cấp vô sản thế giới mới
là lực lượng tiếp thu tri thức triết học Mác xít, là động lực phát triển xã hội.
2. Ý nghĩa hiện thực của tác phẩm
- Tác phẩm đã hệ thống nội dung đánh giá của Ăngghen đối với triết học
của Hêghen và Phoi-ơ-bắc cả công lao và hạn chế. Thông qua đó giúp ta nhận
thức sâu sắc những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Nhận thức sâu sắc tiền đề lý luận trực tiếp của sự ra đời của triết học Mác,
sự khác nhau căn bản giữa triết học Mác với triết học Hêghen và Phoi-ơ-bắc.



15

- Qua tác phẩm, chúng ta học được thái độ phê phán có tính nguyên tắc
của Ăngghen. Đó là sự kết hợp tính đảng với thái độ khách quan, khoa học
khi nghiên cứu di sản của lịch sử.
(1), (2), C.Mác và Ph.Ăngghen, Toµn tËp, tËp 21, Nxb CTQG-ST, Hµ Néi,
1995, tr.392.
(3) Sđd, tr.393
(4), (5), (6) Sđd, tr.394
(7) Sđd, tr.395
(8), (9) Sđd, tr.396
(10) Sđd, tr.398, 399
(11) Sđd, tr.401
(12) Sđd, tr.402
(13) Sđd, tr.403
(14) Sđd, tr.404
(15) Sđd, tr.405
(16) Sđd, tr.406, 407
(17) Sđd, tr.408
(18) Sđd, tr.410
(19) Sđd, tr.412, 413
(20) Sđd, tr.416
(21) Sđd, tr.418
(22) Sđd, tr.420
(23) Sđd, tr.422
(24), (25), (26) Sđd, tr.423, 424, 425
(27) Sđd, tr.427
(28), (29) Sđd, tr.428
(30), (31) Sđd, tr.429
(32), (33) Sđd, tr.430

(34), (35) Sđd, tr.432, 433, 434
(36) Sđd, tr.435
(37) Sđd, tr.436
(38) Sđd, tr.437
(39) Sđd, tr.438
(40) Sđd, tr.439, 440
(41) Sđd, tr.441
(42) Sđd, tr.443, 444


16

(43) Sđd, tr.445, 446, 447, 448
(44) Sđd, tr.449
(45) Sđd, tr.450
(46) Sđd, tr.451



×