Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.04 KB, 58 trang )

VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

I. Mở đầu
Công nghệ thông tin (CNTT) chỉ các thiết bị, công cụ hoặc
ứng dụng thông tin và truyền thông, cho phép thu nhập – trao
đổi dữ liệu thông qua việc tương tác hoặc truyền tải, ví dụ:
radio, vệ tinh, điện thoại di động, internet, điện toán đám mây,
ứng dụng thanh toán điện tử, phần mềm quản lý tài chính, hệ
thống tự động hóa,… Ngày nay, công nghệ thông tin đã đi vào
mọi ngõ ngách của đời sống xã hội. Với sự phát triển không
ngừng của công nghệ thông tin đã đưa tin học thâm nhập sâu
vào nhiều lĩnh vực khoa học và đời sống, mở ra một giai đoạn
mới trong quá trình phát triển khoa học, xu hướng phát triển của
công nghệ thông tin hiện nay chủ yếu xuất phát từ nhu cầu đa
dạng hoá thông tin; chính xác hoá thông tin; xu hướng phát triển
phần cứng và phần mềm hệ thống; sự phát triển của kỹ thuật xử
lý thông tin; sự phát triển trong xây dựng các cơ sở dữ liệu; và
sự phát triển trong kỹ thuật thu nhận và cung cấp thông tin phát
triển mạng thông và kỹ thuật truyền tin. Từ những năm 50 con
người bắt đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai có
bản chất là hoá trình tin học hoá nội dung là sử dụng “công
nghệ thông tin” để thay thế một phần lao động trí óc, để trợ giúp
phần điều khiển bằng trí tuệ của con người. Công nghệ thông tin
là tập hợp các ngành khoa học kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề
thu nhận thông tin, quản lý thông tin, xử lý thông tin, truyền
thông tin và cung cấp thông tin. Để giải quyết những vấn đề
này, người ta đã tập trung vào các nội dung gồm xác định hệ
3



thống thông tin; thu nhận thông tin; quản lý thông tin; xử lý
thông tin; truyền thông tin; và cung cấp thông tin.
Công nghệ thông tin trong nông nghiệp được biết đến là eagriculture, là việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin
vào khu vực nông thôn, chú trọng vào phát triển nông nghiệp.
E-agriculture, còn gọi là “nông nghiệp thông minh” hay “nông
nghiệp điện tử” – đang trở thành xu thế mới, cải thiện đáng kinh
ngạc nền nông nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới. E-agriculture
mang nhiều giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong
ngành nông nghiệp. Khi những thách thức của nông nghiệp
ngày càng gia tăng, cũng là lúc Công nghệ thông tin phát triển
đủ mạnh để trở thành một công cụ kịp thời và hữu hiệu. Hình
ảnh nhà nông vất vả và lạc hậu đang trở thành lỗi thời, thay vào
đó là những nông dân ứng dụng thuần thục công nghệ và kỹ
thuật hiện đại vào thương mại, sản xuất. Khi được ứng dụng
trong nông nghiệp, công nghệ thông tin giúp người nông dân
nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, cải thiện năng lực thanh
toán, nâng cao năng suất, nâng cao năng lực quản lý, ứng phó
hiệu quả với rủi ro, thậm chí hưởng lợi nhờ đón đầu thay đổi.
Các văn phòng tự động là ứng dụng của máy tính, mạng máy
tính, mạng điện thoại, và các công cụ tự động hóa văn phòng
như máy photocopy, máy quét, máy in, thiết bị làm sạch, và các
hệ thống an ninh điện tử để tăng năng suất của các tổ chức. Có
rất nhiều chính phủ, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ tham
gia vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tất cả họ
đều phải làm việc với nhau để cung cấp cho dịch vụ tốt hơn cho
cộng đồng nông nghiệp. Do đó, ứng dụng tự động hóa văn
phòng là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả và
liên kết nối của các nhân viên làm việc trong các tổ chức nêu
4



trên. Nhiều ứng dụng máy tính như MS Office, Internet
Explorer, OpenOffice.org và thích hợp thực hiện khác phần
mềm tự động hóa văn phòng gói được cung cấp tiềm năng
không giới hạn cho các tổ chức, cá nhân để hoàn thành ngày của
họ để yêu cầu xử lý dữ liệu ngày để cung cấp cho một dịch vụ
hiệu quả cho khách hàng của họ.
Trong ngành nông nghiệp, việc áp dụng công nghệ thông tin,
tự động hóa sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị
sản phẩm hay tăng năng suất lao động. Công nghệ thông tin kết
hợi với điện tử, viễn thông, tự động hóa đã giải được các bài
toán về dự báo lũ, ngập lụt, nước biển dâng; dự báo về dịch
bệnh ở cây trông vật nuôi; dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm
nông, ngư nghiệp... Ngoài ra công nghệ thông tin đã tạo ra các
hệ thống tự động hóa cao có thể tự động tính toán nhu cầu nước,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các vật tư khác một cách
chính xác, điều hành cung cấp các loại vật tư vừa đủ cho cây
trồng, xác định sức khỏe của vật nuôi bằng các thiết bị tự động
đã nâng cao hiệu quả nuôi trồng, góp phần kiểm soát và giảm
dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm nông nghiệp khi cung
cấp cho người sử dụng, kiểm soát chặt chẽ môi trường bằng các
chương trình công nghệ thông tin ít tốn kém mà hiệu quả rất
cao.
Trên thế giới, nền nông nghiệp điện tử đã rất phát triển.
Nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao được các nước
chú trọng như tại Hàn Quốc, Nhật Bản hay Isarel. Điển hình
như Isarel, thông qua ứng dụng công nghệ thông tin, 1 ha đất có
thể đạt năng suất hơn 3 triệu bông hoa hồng, 1 con bò cho ra 11
tấn sữa/năm; với chỉ 3% dân số làm nông nghiệp trong điều
kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng nền nông nghiệp điện tử của

5


nước này tạo ra giá trị sản lượng gần 23 tỉ USD/năm, xuất khẩu
nông sản đạt trên 3 tỉ USD/năm. Hay như tại Mỹ, nông nghiệp
điện tử giúp người nông dân tiết kiệm 7% chi phí phân bón và
hàng chục % chi phí khác. Trung bình một nông dân Mỹ sản
suất lương thực đủ nuôi 140 người.
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, công nghệ thông tin kết
hợp với công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý - viễn
thám tạo thành hệ thống thông tin cho phép theo dõi tiền độ
mùa vụ, gieo trồng, thu hoạch, tình hình sâu bệnh, dự báo năng
suất lúa, cập nhật và dự báo tình hình nông nghiệp thế giới, do
đó góp phần tích cực cho việc chủ động trong phòng trừ sâu
bệnh, chủ động cây trồng và mùa màng, về công tác thu hoạch
và thị trường xuất khẩu nông sản. Chính các hệ thống công nghệ
thông tin này cũng giúp Chính phủ hoạch định chính sách trong
sản xuất nông nghiệp... Nhờ vậy, từ một đất nước thiếu lương
thực vào những năm 1980 của thế kỷ XX đến nay Việt Nam đã
trở thành quốc gia xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới.
Ngày 20/8/2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra
Chỉ thị số 87/2008/CT-BNN về việc tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý điều hành của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó các Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn căn cứ các nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch
ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. Tuy
nhiên, thực tế thời gian qua, một số bộ, ngành, doanh nghiệp và
nông dân vẫn còn biểu hiện chưa quan tâm đúng mức về vai trò
của công nghệ thông tin, chỉ coi công nghệ thông tin là công cụ
sử dụng đơn giản, riêng lẻ, thiếu tính kết nối đa chiều, đa lĩnh

vực, manh mún. Bên cạnh đó, tỉ trọng đầu tư cho công nghệ
thông tin vào sản suất, vào nông nghiệp còn thấp hơn nhiều so
6


với những ngành khác. Một cách tổng quan, chưa nhìn thấy sự
tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong nông nghiệp,
làm gia tăng giá trị trong sản xuất và phân phối sản phẩm nông
nghiệp. Bài viết này đánh giá tổng quan vai trò của công nghệ
thông tin quản lý, điều hành và sản xuất nông nghiệp đồng thời,
giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật mới và kinh nghiệm áp dụng
công nghệ thông tin vào quản lý, sản xuất nông nghiệp ở một số
nước trên thế giới.
II. Nhận biết và áp dụng
Nông nghiệp điện tử là một trong những hành động được xác
định trong tuyên bố và kế hoạch hành động của Hội nghị
Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS). "Tunis
Agenda for the Information Society" được công bố vào ngày 18
tháng 11 năm 2005 và nhấn mạnh vai trò tạo điều kiện hàng đầu
mà các cơ quan Liên Hợp Quốc cần phải thực hiện trong việc
thực hiện Kế hoạch hành động Geneva. Tổ chức Nông Lương
Liên Hiệp Quốc (FAO) đã được giao nhiệm vụ tổ chức các hoạt
động liên quan đến dòng hành động theo chương 7 về việc áp
dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong ngành Nông
nghiệp.
Nhiều ứng dụng công nghệ thông tin đã được phát triển và
thử nghiệm trên thế giới với nhiều thành công khác nhau để
giúp nông dân cải thiện sinh kế thông qua tăng năng suất và thu
nhập nông nghiệp và giảm rủi ro. Một số tài nguyên hữu ích để
học về nông nghiệp điện tử trong thực tiễn là tài liệu điện tử

công nghệ thông tin trong nông nghiệp do Ngân hàng Thế giới
cung cấp - kết nối nông dân nhỏ với kiến thức, mạng lưới và tổ
chức, ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng trong các chuỗi giá
7


trị (2013), và các bài báo về các câu chuyện thành công cho
nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ghi nhận nhiều trường
hợp sử dụng công nghệ thông tin trong nông nghiệp.
The FAO-ITU E-agriculture Strategy Guide được phát triển
bởi Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc và Ủy ban Viễn thông
Quốc tế với sự hỗ trợ của các thành viên bao gồm Trung tâm kỹ
thuật hợp tác Nông nghiệp và nông thôn trong khuôn khổ chiến
lược phát triển nông nghiệp điện tử tại các nước. Một số nước
đang sử dụng FAO-ITU hướng dẫn chiến lược phát triển nông
nghiệp điện tử bao gồm Bhutan, Sri Lanka, Papua New
Guinea, Philippines, Fiji và Vanuatu. Hướng dẫn cung cấp một
khuôn khổ để tăng cường thu hút các bên liên trong việc xây
dựng chiến lược quốc gia về nông nghiệp
III. Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin tại Bộ Nông
nghiệp và PTNT
Thời gian qua, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động quản lý nhà nước của Bộ có nhiều thuận lợi,
phục vụ tốt công tác quản lý, điều hành do hạ tầng kỹ thuật
công nghệ thông tin ngày càng được hoàn thiện. Số lượng máy
tính trang bị cho cán bộ, công chức tăng, tạo môi trường làm
việc điện tử thông suốt, tăng năng suất, hiệu quả công việc. Cụ
thể, 100% cán bộ, công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
được trang bị máy tính, trong đó 60% máy tính đã được bản
quyền hóa các phần mềm ứng dụng như: hệ điều hành

Windows, Microsoft Office; 100% các đơn vị thuộc Bộ đã có
mạng LAN, đường truyền internet riêng biệt.
Về kết nối mạng diện rộng (WAN), Bộ đã thực hiện kết nối
các mạng LAN tại trụ sở số 2 Ngọc Hà với các mạng LAN tại
8


trụ sở số 10 Nguyễn Công Hoan thông qua đường truyền kết
CPNET 10 Mbps. Tuy nhiên do hạ tầng mạng LAN của các đơn
vị tại số 10 Nguyễn Công Hoan chưa hoàn thiện nên lưu lượng
thông tin trao đổi chưa thực sự hiệu quả. Hiện tại, việc kết nối
mạng WAN tới các đơn vị có trụ sở tại 16 Thụy Khuê và một số
đơn vị thuộc Bộ khác trên địa bàn Hà Nội (Cục Bảo vệ thực vật,
Cục Thú y…) chưa được thực hiện. Đối với việc kết nối tới
mạng chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước, Bộ Nông
nghiệp và PTNT đã thực hiện một điểm từ Văn Phòng Bộ tới
Văn phòng chính phủ.
Đường truyền Internet tốc độ cao của Bộ là kênh thuê bao
riêng (LeaseLine) với tốc độ truy cập trong nước là 50 Mbps và
ra quốc tế là 4 Mbps, phục vụ kết nối internet cho các đơn vị sử
dụng hạ tầng mạng LAN chung tại trụ sở số 2 Ngọc Hà và một
số đơn vị tại trụ sở số 10 Nguyễn Công Hoan. Các đơn vị không
sử dụng hạ tầng mạng LAN chung của Bộ thuê đường truyền
internet riêng (phần lớn thuê đường truyền internet FTTH). Tỷ
lệ băng thông kết nối internet trên mỗi CBCC của Bộ tương đối
tốt, dung lượng trung bình đạt 493.27 Kbps. Các thiết bị mạng
không dây (Wifi) được lắp đặt để đa dạng hóa hình thức truy
cập, khai thác thông tin của người dùng.
Cơ bản các đơn vị tại khu vực số 2 Ngọc Hà sử dụng hạ tầng
mạng chung, ngoại trừ một số đơn vị như Tổng cục Lâm

nghiệp, Tổng cục Thủy Lợi, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển
nông thôn phát triển hệ thống mạng LAN riêng.
Nhìn chung hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ đã
cơ đáp ứng tương đối tốt về các chỉ số liên quan đến hạ tầng kỹ
thuật cụ thể như: Tỷ lệ máy tính trên cán bộ; tỷ lệ máy tính có
9


kết nối Internet để phục vụ các giao dịch, tra cứu và khai thác
thông tin phục vụ công việc chuyên môn; tỷ lệ băng thông kết
nối internet trên mỗi cán bộ; tỷ lệ hạ tầng an toàn, an ninh thông
tin; tỷ lệ hạ tầng an toàn dữ liệu.
IV. Một số ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và
điều hành ngành Nông nghiệp
Các đơn vị trong cơ quan Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển
khai nhiều ứng dụng CNTT phục vụ cho việc quản lý nhà nước
của Bộ. Nhiều ứng dụng CNTT đã góp phần phục vụ cho công
tác quản lý cán bộ, quản lý tài chính, công tác thanh tra, khoa
học công nghệ và các tính toán chuyên ngành khác đã mang lại
hiêu quả thiết thực.
Trung tâm Tin học và Thống kê cũng đã triển khai thí điểm
ứng dụng chữ ký số, chứng thực số tại một số Vụ trong Bộ
Nông nghiệp và PTNT, trước mắt để giúp cho cán bộ làm quen
với công nghệ mới này và nhận thực được giá trị thiết thực về
việc ứng dụng chữ ký số trong trao đổi các văn bản qua mạng.
Bộ đã tăng cường, mở rộng mô hình họp, giao ban trực tuyến,
trả lời công dân trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, nhiều hệ
thống cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành đã được xây dựng.
4.1 Hệ thống quản lý văn bản điều hành
Để nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian, chí phí

và góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, các đơn vị thuộc Bộ
đã ứng dụng các phần mềm quản lý như:
- Hệ thống phần mềm tổng hợp báo cáo giao ban tuần,
tháng, quản lý tài sản, kế toán, nhiệm vụ khoa học và công
nghệ…;
- Phần mềm văn phòng điện tử dùng chung;
10


- Trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng.
Hiện có khoảng 60% các loại văn bản truyền thống như:
Giấy mời, tài liệu hội họp, văn bản (để biết, để báo cáo), thông
báo chung, tài liệu cần trao đổi trong xử lý công việc, văn bản
hành chính, hồ sơ công việc,… là dạng văn bản điện tử được
lưu thông qua thư điện tử, văn phòng điện tử; Văn bản đi/đến
được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (hoàn toàn không
dùng văn bản giấy) trên tổng số văn bản đi/đến với các cơ quan
bên ngoài là 40%; Tỉ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song
trên môi trường mạng và qua đường công văn trực tiếp trên tổng
số văn bản đi/đến trong nội bộ cơ quan là 45%; Tỉ lệ văn bản
đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua
đường công văn trực tiếp trên tổng số văn bản đi/đến với cơ
quan bên ngoài là 30%.
Mặc dù việc triển khai sử dụng phần mềm văn phòng điện tử
chung của Bộ đã được các đơn vị tuân thủ trong việc khai thác
sử dụng, tuy nhiên thực tế cho thấy tốc độ truy cập và xử lý còn
chậm. Do vậy, trong thời gian tới cần nâng cấp và mở rộng
phạm vi sử dụng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu công việc xử lý
trên môi trường mạng của người sử dụng.
4.2 Hệ thống thư điện tử

Thực hiện Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg về tăng cường sử
dụng thư điện tử công vụ trong hệ thống cơ quan nhà nước, hệ
thống thư điện tử của Bộ Nông nghiệp và PTNT hiện đang sử
dụng phần mềm quản lý thư điện tử Microsoft Exchange Server
2007 với tên miền là @mard.gov.vn cùng với 05 máy chủ vận
hành, phục vụ. Chất lượng thư điện tử đã được cải thiện đáng kể
so với những năm trước, đặc biệt từ khi có Chỉ thị số 34 của
11


Thủ tướng Chính phủ thì số lượng cán bộ, công chức, viên chức
thuộc Bộ đăng ký sử dụng ngày càng tăng, đã cung cấp hơn
6.800 địa chỉ thư điện tử cho các đơn vị quản lý nhà nước của
Bộ, bên cạnh đó cũng cung cấp địa chỉ thư điện tử cho các đơn
vị cấp viện nghiên cứu, trường đào tạo thuộc Bộ, với tần suất
giao dịch hàng ngày khoảng 650 người dùng.
Khoảng 90% CBCCVC của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
được cấp hòm thư điện tử công vụ (@mard.gov.vn). Tuy nhiên,
tỷ lệ CBCCVC thường xuyên sử dụng hòm thư công vụ trong
công việc mới chỉ đạt 60%.
Tỷ lệ các đơn vị sử dụng ở mức tốt có: Vụ Hợp tác quốc tế,
Văn phòng Bộ, Trung tâm Tin học và Thống kê, Vụ Kế hoạch;
ở mức khá: có Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Vụ Tài
chính, Tổng cục Thủy sản, còn lại các đơn vị khác sử dụng ở
mức trung bình.
Tuy vậy, hiện nay vẫn còn tồn tại những khó khăn và hạn chế
như: Nhiều cán bộ, công chức và viên chức sử dụng thư điện tử
miễn phí như Google, Yahoo, Hotmail…trong trao đổi thông
tin, văn bản trong công việc cũng như chỉ đạo, điều hành. Bên
cạnh đó, một số đơn vị trực thuộc bộ đầu tư, xây dựng hệ thống

thư điện tử riêng trên nền tảng ứng dụng dịch vụ thư điện tử của
Google App tuy nhiên hệ thống này được xây dựng trên nền
tảng dịch vụ thư điện tử của Mircrosoft mà chưa mua bản quyền
phần mềm. Những hạn chế và tồn tại nêu trên làm cho việc quản
lý, vận hành, khai thác sử dụng và đảm bảo an ninh, an toàn
thông tin là khó khăn, không thống nhất, và không đảm bảo
pháp lý và kỹ thuật khi sử dụng Văn phòng điện tử dùng chung,
chữ ký số, hành chính công hoặc các ứng dụng khác.
12


4.3 Tổ chức các cuộc họp qua mạng
Bộ Nông nghiệp & PTNT có 02 hệ thống phục vụ họp trực
tuyến 01 hệ thống do Văn phòng Bộ quản lý và 01 hệ thống do
Tổng cục Phòng chống thiên tai quản lý) có thể kết nối với 63
điểm cầu trên toàn quốc. Hằng năm trung bình có 14 cuộc họp
trực tuyến của Bộ và các đơn vị được thực hiện để triển khai kịp
thời công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong các lĩnh vực chăn
nuôi, trồng trọt, thủy sản, phục vụ sản xuất, phòng chống các
loại dịch bệnh… từ Trung ương xuống địa phương, trả lời người
dân và doanh nghiệp về cơ chế, chính sách trong phát triển sản
xuất nông nghiệp.
4.4 Ứng dụng chữ ký số
Thực hiện Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử
trong hoạt động của cơ quan nhà nước, trong đó việc ứng dụng
chữ ký số là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm tiết kiệm
chi phí văn phòng phẩm, rút ngắn thời gian xử lý, tạo tiền đề
cho việc ứng dụng thành công dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, 4.

Trước tình hình đó, tại Bộ NN&PTNT, Trung tâm Tin học và
Thống kê, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã phối hợp
với Ban Cơ yếu Chính phủ triển khai thí điểm ứng dụng chữ ký
số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị,
việc triển khai được thực hiện như sau:
- Bộ trưởng đã có văn bản ủy quyền việc quản lý, cấp phát
mới, thu hồi và hủy bỏ đối với các chứng thư số (công cụ ký
số) cho Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường theo
hướng dẫn của Thông tư 05/2010/TT-BNV.
13


- Đến nay, Bộ đã cấp 550 chữ ký số cho cá nhân, tổ chức và
thiết bị để ứng dụng trong các văn bản quản lý, điều hành, dịch
vụ công trực tuyến. Văn phòng điện tử đã có Module chữ ký số
được cải tiến, nâng cấp đang xây dựng kế hoạch triển khai trên
toàn hệ thống. Hiện nay đã có một số đơn vị thuộc Bộ đã bắt
đầu triển khai triển khai ứng dụng thực hiện chữ ký số trong các
giao dịch điện tử: Hải quan một cửa, dịch vụ công trực tuyến,
văn bản điện tử.
Về môi trường pháp lý, cơ cở hạ tầng, nguồn nhân lực và
công nghệ là hoàn toàn đáp ứng được cho việc triển khai chữ ký
số, tuy nhiên, việc triển khai vẫn gặp phải những khó khăn như:
(i)Việc triển khai mới chỉ thực hiện mang tính chất thí điểm, thử
nghiệm trong phạm vi hẹp, mới chỉ cấp phát cho các lãnh đạo
và mới chỉ được tích hợp thử nghiệm trên Văn phòng điện tử
dùng chung; (ii) Các đơn vị trực thuộc Bộ chưa xác định được
vai trò của chữ ký số trong quản lý, điều hành. Lãnh đạo các
đơn vị còn thiếu sự quan tâm, chỉ đạo, và tuyên truyền; (iii)
Chưa có lộ trình (kế hoạch) ứng dụng mở rộng cho tất cả các

đơn vị trực thuộc. Thiếu cơ chế, chế tài áp dụng chữ ký số, thiếu
quy trình xử lý nghiệp vụ dẫn đến việc áp dụng còn lúng túng
và gặp nhiều khó khăn.
4.5 Hệ thống các phần mềm,cơ sở dữ liệu chuyên ngành
Cơ sở dữ liệu (CSDL) nông nghiệp và nông thôn các địa
phương có thể được xây dựng với mục đích tạo ra một cơ sở dữ
liệu trên nền tảng web đơn giản, thuận lợi cho việc truy cập
thông tin, thiết thực với nhiều nhóm người dung. Số liệu thu
thập, lưu trữ trong CSDL từ nguồn số liệu thống kê chính thức,
tư liệu kinh tế xã hội các tỉnh/thành phố và số liệu điều tra nông
14


nghiệp nông thôn, mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê và
nguồn từ các cơ quan, địa phương khác được tổ chức thành các
bảng số liệu, với rất nhiều chỉ tiêu có thể đưa ra theo các mẫu
báo cáo khác nhau. Số liệu cập nhật vào cơ sở dữ liệu từ nhiều
năm, sẽ tiếp tục được cập nhật theo tần suất hàng năm, tương
ứng với mỗi nguồn số liệu. Thông tin có thể được tìm kiếm,
trích rút và lập báo cáo theo giai đoạn nhất định và được so sánh
theo theo mốc thời gian.
Hiện tại, có rất nhiều các phần mềm và cơ sở dữ liệu được
ứng dụng trong các lĩnh vực chuyên môn, chuyên biệt khác
nhau, phục vụ các mục tiêu quản lý, nghiên cứu, sản xuất như
các phần mềm và cơ sở dữ liệu phục vụ trong lĩnh vực thủy lợi,
lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp, thống kê, dự báo…
− Phần mềm CSDL Thống kê: đã vận hành, đáp ứng được
mục tiêu tổng hợp, xử lý báo cáo thống kê của 63 tỉnh thành;
Phân hệ chức năng cập nhật trực tuyến số liệu về kết quả thực
hiện thống kê, kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật

tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản đã được cài đặt
và vận hành tốt.
− Cơ sở dữ liệu quản lý các dự án đầu tư: hỗ trợ thu thập,
quản lý thông tin và lập báo cáo giám sát đánh giá kết quả thực
hiện kế hoạch vốn đầu tư. Sau 5 năm vận hành CSDL
() đã thu được một số thành quả tích cực
như sau: Hầu hết các dự án đã báo cáo hàng tháng theo hình
thức trực tuyến, tỷ lệ các dự án được báo cáo liên tục tăng trong
những năm gần đây, bình quân hằng tháng đạt 97%; Thiết lập
được mạng lưới báo cáo với trên 300 người sử dụng, thành thạo
quy trình cập nhật, xử lý thông tin. Nhiều đơn vị đã chủ động
cập nhật số liệu thực hiện từ các năm trước, số liệu vốn địa
15


phương để đảm bảo thông tin thể hiện đầy đủ và chính xác;
CSDL MIC được phổ biến rộng rãi, đến nhiều cơ quan quản lý
trong Bộ NN&PTNT như các Tổng cục, Cục Quản lý xây dựng
công trình, Vụ Tài chính trong công tác quản lý và giám sát đầu
tư. Hệ thống cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tốt so
với các tỉnh và Bộ ngành khác.
− Hệ thống phần mềm thư viện điện tử: Đã được vận hành,
nhằm nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ
công tác nghiên cứu, chỉ đạo điều hành của Bộ NN&PTNT.
Hình thành hệ thống liên thông thư viện trong ngành nhằm tăng
cường mối liên kết, huy động nguồn lực, cung cấp tài liệu và
thông tin của ngành phục vụ cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công
tác quản lý, nghiên cứu, tham gia sản xuất trong và ngoài
ngành, xây dựng kho tư liệu số thống nhất trong ngành
NN&PTNT, tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác thư

viện của ngành và cải tạo hệ thống phòng đọc và phòng làm
việc của thư viện.
− Cơ sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh: Số liệu thu
thập, lưu trữ trong CSDL này được lấy từ nguồn số liệu thống
kê chính thức, tư liệu kinh tế xã hội các tỉnh/thành phố và số
liệu điều tra nông nghiệp nông thôn, điều tra mức sống dân cư
của Tổng cục Thống kê và nguồn từ các cơ quan, địa phương.
Nội dung gồm dữ liệu từ năm 2000 cho tới năm 2013 với hơn
330 chỉ tiêu được phân loại cụ thể.
− Cơ sở dữ liệu thông tin thị trường: Được hỗ trợ từ nguồn
vốn của ngân hàng phát triển châu Á (ADB) để xây dựng phần
mềm và kinh phí Xúc tiến thương mại để thu thập giá của các
mặt hàng nông sản tại 17 tỉnh thành trên cả nước và các sàn
giao dịch trên thế giới nhằm hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành
16


của Lãnh đạo Bộ cũng như Ban chỉ đạo thị trường nông sản
thực hiện một cách kịp thời.
Bên cạnh đó, nhiều phần mềm ứng dụng, tiện ích phục vụ
công tác quản lý, nghiên cứu, sản xuất, phục vụ công việc
chuyên môn trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy lợi, lâm
nghiệp, thủy sản,… cũng đã được triển khai nhằm nâng cao
năng lực quản lý điều hành chung của Bộ. Các phần mềm
CSDL chuyên ngành, ứng dụng CNTT trong công tác quản lý,
điều hành, nghiên cứu khoa học tại các đơn vị thuộc Bộ đã cập
nhật kịp thời các kết luận giao ban, nhiệm vụ của Lãnh đạo Bộ
giao cho các đơn vị, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các
thông báo, báo cáo, chương trình công tác của Bộ, các sự kiện
thời sự nổi bật của ngành, tình hình bão lụt, dịch bệnh trên cây

trồng, vật nuôi…
4.6 Phát triển Cổng thông tin điện tử và các Website
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tư xây dựng cổng thông tin
điện tử, đến thời điểm này, đã đáp ứng được các quy định của
Nghị định số 43/2011/NĐ-CP, ngày 13/6/2011 của Thủ tướng
Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công
trực tuyến, cụ thể có các chức năng, nhiệm vụ chính như sau:
- Lưu trữ, chia sẻ và cung cấp các thông tin về chỉ đạo, điều
hành của Bộ, các văn bản quy phạm pháp luật, các tin tức hoạt
động trong lĩnh vực ngành nông nghiệp và các lĩnh vực khác.
- Là cầu nối trao đổi thông tin giữa người dân, doanh nghiệp
với các cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ.
- Là đầu mối liên kết các cổng thôn tin điện tử thành phần
của các đơn vị, cơ quan trực thuộc Bộ.
Cùng với đó, hầu hết các cơ quan trực thuộc (Tổng cục, cục,
17


vụ, trung tâm, viện) cũng đã đầu tư, xây dựng cổng thông tin
điện tử cho riêng đơn vị mình, phần lớn các cổng thông tin điện
tử này có kết nối và chia sẻ trên cổng thông tin điện tử của Bộ
với những mức độ khác nhau. Đa phần đã đáp ứng được các yêu
cầu chung của một cổng thông tin điện tử như cung cấp văn bản
chỉ đạo điều hành, văn bản pháp luật, kế hoạch, lịch công tác,
thông báo, tin tức hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức…, bảo đảm tính chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch.
Nhìn chung, các trang tin điện tử của các đơn vị đã đáp ứng
được các yêu cầu cơ bản về tra cứu, tìm hiểu những thông tin cơ
bản của đơn vị, tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế và
nhược điểm như: (i) Không đồng nhất về công nghệ do các

Website/Portal được xây dựng ở những thời điểm khác nhau,
bởi những đơn vị khác nhau nên sử dụng công nghệ và nền tảng
khác nhau; (ii) Phân tán về quản lý, chỉ một số ít các
Website/Portal được duy trì và vận hành tập trung tại một nơi
(Trung tâm Tin học và Thống kê), còn lại hầu hết được duy trì
và vận hành phân tán tại các đơn vị khác nhau; (iii) Lạc hậu về
công nghệ xây dựng trang tin đã tạo ra những lỗ hổng về bảo
mật, không được các nhà cung cấp hỗ trợ kỹ thuật dẫn đến mất
quyền truy cập hoặc tạo diều kiện cho các tấn công, xâm nhập
trái phép; (iv) Nhiều đơn vị không thường xuyên cập nhật nội
dung, chưa có đội ngũ quản trị, vận hành hệ thống và biên tập
bài chuyên nghiệp; (v) Chưa có quy hoạch, sự thống nhất về
việc đặt tên miền cho website/cổng TTĐT của các đơn vị.
4.7 Hệ thống ứng dụng trực tuyến trên internet
Ứng dụng đầu tiên, phổ biến nhất của công nghệ thông tin và
mang lại nhiều lợi ích nhất phải kể đến là internet. Internet cung
18


cấp vô số lời giải miễn phí và nhanh chóng cho những vấn đề
thường gặp của nhà nông. Đó có thể là lời khuyên từ chuyên
gia, là kinh nghiệm thực tiễn của các nông dân khác, là một
chương trình hỗ trợ của chính phủ… Với lượng thông tin khổng
lồ và cập nhật, internet còn giúp người nông dân hiện đại lập kế
hoạch sản xuất thật chi tiết, từ sản lượng, chi phí đầu vào, lợi
nhuận mong đợi, rủi ro gặp phải… để linh hoạt ứng phó với các
tình huống phát cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua
bán của người nông dân.
Nhờ phát triển nhanh của công nghệ internet và dịch vụ
đường truyền ngày càng tốt hơn, nhiều ứng dụng trực tuyến trên

internet đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai. Bên cạnh
việc cho phép tra cứu thông tin và các ứng dụng trên cổng thông
tin của Bộ, một số đơn vị trong Bộ đã xây dựng được các hệ
thống ứng dụng trực tuyến phục vụ ngành như Cục Kiểm lâm,
Cục Quản lý đê điều và PCLB, Vụ kế hoạch, Trung tâm Tin học
và Thống kê,...
Một ứng dụng trực tuyến khác mang lại hiệu quả cao được
thực hiện bởi Vụ kế hoạch, đó là Hệ thống thu thập thông tin về
quản lý vốn cho khoảng 700 dự án đầu tư sử dụng vốn ngân
sách, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay ODA. Trong đó bao
gồm các thông tin cơ bản về dự án được duyệt, kế hoạch đầu tư
hàng năm, quá trình thực hiện và giải ngân theo từng kỳ. Các
nội dung này được cập nhật bởi hơn 300 chủ đầu tư thực hiện
dự án ( http:// mic.mard.gov.vn). Vụ cũng đã xây dựng một cơ
sở dữ liệu nông nghiệp nông thôn các tỉnh được thu thập từ
nguồn thống kê chính thức, tư liệu kinh tế xã hội tỉnh/thành phố
cùng với số liệu điều tra nông nghiệp nông thôn
( />19


Nhiều đơn vị trong Bộ cũng đã và đang triển khai các hệ
thống ứng dụng trực tuyến như thư viện điện tử, hệ thống thống
kê, văn phòng điện tử, hệ thống giao lưu trực tuyến,…. Tuy
nhiên, những ứng dụng loại này chưa nhiều cần phải phát triển
nhiều hơn nữa để tận dụng được thế mạnh của Internet và mang
lại sự thuận lợi cho người dùng.
Bộ đã thiết lập được 2 phòng họp trực tuyến: một phòng
phục vụ các cuộc họp chung của Bộ và một phòng phục vụ cho
công tác của Ủy ban phòng chống lụt bão, hàng năm có khoảng
15 cuộc họp trực tuyến.

Hệ thống thư điện tử chính thức của Bộ NN&PTNT có tên
miền là @mard.gov.vn được thành lập năm 2008 bắt nguồn từ
việc hợp nhất 3 hệ thống thư điện cũ của Bộ trước kia là
@mard.gov.vn, @agroviet.gov.vn và @mofi.gov.vn. Hiện tại có
khoảng gần 2000 người sử dụng trong Ngành với khoảng 500
người trao đổi thông tin hàng ngày. Hệ thống thư điện tử này do
Trung tâm Tin học và Thống kê quản lý đã cấp account sử dụng
cho hầu hết các tổng cục, cục, vụ, trung tâm thuộc Bộ,... và một
số cán bộ chủ chốt tại các viện nghiên cứu, các trường đào tạo
và các sở Nông nghiệp và PTNT và trở thành một kênh trao đổi
thông tin cơ bản của Bộ.
4.8 Quản lý theo dõi diễn biến hiện trạng rừng và đất lâm
nghiệp
Mục đích theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp là nắm
vững diện tích các loại rừng, đất lâm nghiệp hiện có được phân
chia theo chức năng sử dụng rừng và loại chủ quản lý; lập bản
đồ hiện trạng rừng ở các tỉ lệ nhằm giúp hoạch định chính sách
lâm nghiệp ở địa phương và trung ương phục công tác bảo vệ và
20


phát triển rừng. Cập nhật diện tích các loại rừng và đất lâm
nghiệp trên cơ sở phân loại rừng và đất rừng. Số liệu thu thập ở
thực địa phải được cập nhật vào cơ sở dữ liệu và bản đồ rừng.
Việc theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp được ứng dụng
công nghệ thông tin như sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu
(DBR), Phần mềm xử lý bản đồ (MapInfo, Microstation), phần
mềm xử lý ảnh viễn thám (PCI, ERDAS). Các phần mềm này
được quản lý, sử dụng thống nhất trong toàn quốc, bảo đảm tính
tích hợp dữ liệu từ địa phương tới trung ương.

Từ năm 2013 đến nay, ngành nông nghiệp và phát triển nông
thôn đang triển khai dự án phát triển hệ thống Thông tin Quản
lý ngành lâm nghiệp (FORMIS) do chính phủ Phần Lan tài trợ.
Lực lượng kiểm lâm, cán bộ phụ trách lâm nghiệp các cấp chịu
trách nhiệm cập nhật các dữ liệu vào hệ thống thông qua các
thông tin diễn biến rừng tại địa bàn. Đến nay, Tổng cục Lâm
nghiệp đã cơ bản tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu hiện trạng
rừng, đất rừng trên toàn quốc, thay thế hoàn toàn việc quản lý,
lưu trữ theo hồ sơ giấy như trước đây. Tính đến nay, đã có 60
tỉnh, thành phố trên toàn quốc được triển khai phần mềm quản
lý theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp hiện đại, giúp cho
việc quản lý và khai thác dữ liệu tài nguyên rừng, giám sát mọi
diễn biến của rừng và đất lâm nghiệp hiệu quả trên phạm vi toàn
quốc. Chương trình này sẽ giúp cho ngành lâm nghiệp từ trung
ương đến địa phương quản lý rừng linh hoạt, hiệu quả. Giúp các
chủ rừng, các doanh nghiệp chế biến gỗ, người làm nghề rừng
theo dõi chi tiết từng lô rừng, chất lượng và diễn biến rừng, góp
phần phát triển kinh tế lâm nghiệp. Viện Điều tra Quy hoạch
rừng (Việt Nam) đã ứng dụng khá thành công các công nghệ
GIS, Viễn thám, GPS trong theo dõi diễn biến, đánh giá tài
21


nguyên rừng. Ảnh vệ tinh có độ phân giải cao sau khi được giải
đoán, chồng xếp, đối chiếu với bản đồ rừng đã có, những khu
vực nào mâu thuẫn sẽ được xác định để kiểm chứng thực địa
với GPS.
4.9 Dịch vụ công trực tuyến
Thực hiện Quyết định 08/QĐ-TTg ngày 6/1/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về rà soát, đơn giản hóa TTHC trong các lĩnh

vực trọng tâm thuộc Bộ NN-PTNT là thủy sản, động vật trên
cạn, vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thú y, bảo vệ thực vật,
thủy lợi….Ngày 15//3/2017, Cổng dịch vụ công trực tuyến của
Bộ (địa chỉ tại ) đã được Bộ Nông
nghiệp và PTNT tổ chức khai trương vào ngày 15/3/2017 với
mục tiêu phấn đấu hết năm 2017, hầu hết dịch vụ công phổ
biến, liên quan đến nhiều người dân, doanh nghiệp được cung
cấp ở mức độ 3; cho phép sử dụng thanh toán lệ phí trực tuyến,
nhận hồ sơ và trả kết quả trực tuyến hoặc gửi qua mạng (dịch vụ
công trực tuyến mức độ 4).
Thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 3,4,
Bộ Nông nghiệp và PTNT xác định Cục Bảo vệ thực vật, Cục
Chăn nuôi là những đơn vị tiên phong triển khai công tác này.
Đây cũng là những đơn vị có nhiều thủ tục hành chính liên quan
nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp, người dân. Kể từ khi
thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đã
giúp nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
Hiện nay, các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT thực
hiện 40 TTHC kiểm tra chuyên ngành gồm 32 TTHC liên quan
đến hàng hóa nhập khẩu và 8 TTHC liên quan đến hàng hóa
xuất khẩu.
22


Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo quán triệt từ khâu xây
dựng các văn bản quy phạm pháp luật phải xác định thời gian,
hồ sơ, trình tự, thủ tục theo hướng tinh gọn, giảm thiểu chi phí,
thời gian thực hiện. Về cơ bản, các thủ tục hành chính kiểm tra
chuyên ngành đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp thông lệ quốc
tế.

Trong nhiều lĩnh vực, thời gian giải quyết đã được tính theo
giờ hoặc cấp phép ngay sau khi doanh nghiệp có yêu cầu. Cụ
thể, đối với kiểm tra lô hàng thủy sản xuất khẩu, đã chuyển sang
phương thức kiểm tra ngay trong quá trình sảnxuất và cấp Giấy
chứng nhận khi doanh nghiệp có yêu cầu, rút ngắn thời gian từ
5 - 7 ngày làm việc xuống còn 8 giờ/1 lô hàng. Thực tế, nhiều lô
hàng được cấp Giấy chứng nhận trong 2 - 3 giờ, tiết kiệm cho
doanh nghiệp từ 15 - 20% chi phí. Đối với kiểm dịch thực vật,
theo quy định của Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, thời gian
giải quyết là 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch. Trên thực tế, từ
khi tổ chức đăng ký kiểm dịch đến khi được cấp giấy rút ngắn
xuống còn không quá 4 giờ đối với đường bộ, đường hàng
không và không quá 10 giờ đối với đường biển.
Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc đã và đang thực hiện 11 thủ tục hành chính (TTHC)
theo cơ chế một cửa quốc gia liên quan đến kiểm tra chuyên
ngành. Tính đến ngày 23/10/2017, Bộ đã tiếp nhận tổng số
168.854 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép điện tử qua Cổng một cửa
quốc gia; kết quả đã xử lý, giải quyết 156.214 hồ sơ, đạt tỉ lệ
trên 95%. Trong đó, tính từ đầu năm 2017 đến 23/10/2017, các
đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiếp nhận, xử lý giải
quyết hồ sơ cấp phép điện tử qua Cổng một cửa quốc gia tổng
số 125.533 hồ sơ; xử lý, giải quyết và cấp giấy phép điện tử
23


120.152 hồ sơ, đang tiếp tục xử lí 5.401 hồ sơ. Bộ NN-PTNT
tiếp tục mở rộng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa quốc gia
đến Quý I/2018 đối với 8 TTHC kiểm tra chuyên ngành tại 7
đơn vị. Đây là các TTHC có số lượng giao dịch nhiều, tác động

lớn tới hoạt động của doanh nghiệp và người dân.
Các đơn vị đang thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế một
cửa quốc gia tại Bộ NN-PTNT gồm: Tổng cục Thủy sản, Cục
Chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lí Chất lượng nông
lâm sản và thủy sản và Cục Thú y. Trong đó, một số đơn vị đã
đạt được kết quả tích cực, được người dân và doanh nghiệp
đánh giá rất cao. Cụ thể, Cục Chăn nuôi với những thủ tục liên
quan tới xuất nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, Cục Bảo vệ thực vật
với thủ tục nhập khẩu thuốc BVTV, Tổng cục Thủy sản với các
hồ sơ xuất nhập khẩu thức ăn thủy sản… 100% các công đoạn
từ khi tiếp nhận đến lúc trả hồ sơ kết quả đều thông qua hệ
thống mạng trực tuyến. Qua đó, tiết kiệm được rất nhiều thời
gian, công sức, tiền bạc... Theo kế hoạch, khoảng 80% số lượng
hồ sơ, TTHC thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành
của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT về hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và
quá cảnh hàng hóa sẽ được giải quyết trên mạng thông tin điện
tử mức độ 3, 4 vào năm 2018.
4.10 Truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Công nghệ thông tin giúp phân phối hiệu quả và cung cấp
các số liệu thực tế phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc thực
phẩm và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Sử dụng công nghệ truy
xuất nguồn gốc sẽ dễ dàng xử lý các lô hàng kém chất lượng
hoặc hàng giả và giúp cho việc kiểm soát chặt chẽ các hàng hóa
24


đưa vào thị trường một cách minh bạch và rõ ràng đồng thời
làm hạn chế lượng hàng kém chất lượng, hàng giả lưu thông
trên thị trường, giúp người tiêu dùng được tiếp cận một hệ

thống cung cấp thông tin minh bạch, đầy đủ nhất, truy xuất
nguồn gốc về sản phẩm từ khâu sản xuất, nguyên liệu, đóng gói
và vận chuyển phân phối.
Các thị trường phát triển rất chú trọng việc truy xuất nguồn
gốc, đặc biệt trong ngành thực phẩm. Ở châu Âu, từ năm 2005,
EU xác định truy xuất nguồn gốc là quy định bắt buộc cho các
nước thành viên. Hệ thống siêu thị bán lẻ ở Anh cũng tăng
cường hệ thống kiểm định này. Tháng 1/2011, Mỹ đã ban hành
Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA - Food Safety
Modernization Act), yêu cầu tăng cường theo dõi, truy vết thực
phẩm và lưu trữ hồ sơ đối với thực phẩm nguy cơ cao (phải có
hệ thống lưu trữ hồ sơ dễ tiếp cận, khi cần thiết có thể gửi tới cơ
quan thẩm quyền trong thời gian 24 giờ kể từ khi nhận được yêu
cầu của cơ quan kiểm tra). Tương tự, Ireland, Canada cũng đã
có những quy định nghiêm ngặt về việc dán nhãn mác, nhận
diện sản phẩm, cơ sở sản xuất. Ở Ấn Độ, từ năm 2006, các nhà
sản xuất, chế biến nho đã lập ra hệ thống truy xuất nguồn gốc
điện tử GrapeNet. Nhờ vậy, họ chiếm hoàn toàn lòng tin từ thị
trường nhập khẩu EU. Từ năm 2010 đến nay, Bộ Nông nghiệp
Thái Lan, thông qua Văn phòng quốc gia về tiêu chuẩn nông
sản và thực phẩm (ACFS-The National Bureau of Agricultural
Commodity and Food Standards), đã đưa ra chuẩn quốc gia về
truy xuất nguồn gốc điện tử, xây dựng cổng thông tin truy xuất
nguồn gốc điện tử để nông dân vào đăng ký dùng miễn phí,
được ACFS tập huấn và hỗ trợ. Đến nay, nải chuối hay quả sầu
riêng bán ở cửa hàng rau quả nhỏ ở Thái Lan cũng được dán mã
25


QR. Điều này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ ràng cho nông

dân Thái Lan.
Việc đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt là điều rất quan
trọng cho khả năng cạnh tranh. Trong bối cảnh hội nhập hiện
nay, sự cạnh tranh không chỉ xuất hiện khi hàng hóa Việt Nam
đi ra thế giới mà còn ở ngay thị trường trong nước, khi hàng hóa
thế giới tiến vào Việt Nam. Doanh nghiệp cần đảm bảo cơ sở
cho niềm tin của người tiêu dùng. Giải pháp là hệ thống minh
bạch thông tin về quá trình hàng hóa từ lúc sản xuất cho đến khi
tới tay người tiêu thụ. Nhiều doanh nghiệp đã hướng đến sản
xuất thực phẩm đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ASC,
HACCP..., nhưng như vậy vẫn chưa đủ nghiêm ngặt cho chuẩn
mực chất lượng. Người tiêu dùng cần có sự minh bạch hơn về
quy trình, nguồn gốc sản phẩm, tức họ cần có thông tin truy
xuất nguồn gốc tại tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, để biết liệu đơn vị cung cấp sản phẩm có nỗ lực
tối đa trong vấn đề đảm bảo chất lượng sản phẩm hay không;
sản phẩm có được kiểm soát chất lượng một cách nghiêm túc
trong toàn bộ chuỗi cung ứng hay không. Do vậy, truy xuất
nguồn gốc sản phẩm đang dần trở thành xu thế tất yếu và là yêu
cầu bắt buộc, cho phép người tiêu dùng có đầy đủ thông tin
ngược dòng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà
soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối. Xu hướng
hiện nay là sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử
để giúp cho việc cập nhật thông tin, quản lý dữ liệu và truy xuất
nguồn gốc sản phẩm được thuận lợi. Với giải pháp này, doanh
nghiệp sản xuất đưa thông tin lên hệ thống từ những khâu đầu
của chuỗi sản xuất cho đến khâu đóng gói sản phẩm. Tất cả
thông tin về sản phẩm được lưu trữ vào máy chủ, dễ dàng truy
26



xuất và người mua có thể xem thông tin về lô hàng trên hệ
thống ngay khi lô hàng chưa rời khỏi nơi sản xuất. Có thể truy
xuất nhanh nguồn gốc sản phẩm qua mã QR (QR code: mã vạch
2 chiều hay mã phản hồi nhanh, mã vạch ma trận) in trên bao bì
sản phẩm bằng cách dùng ứng dụng quét mã trên điện thoại
thông minh.
Khác với phương pháp truy xuất nguồn gốc truyền thống
được ghi chép bằng tay, lưu trữ bằng giấy tờ sổ sách, với sự hỗ
trợ của CNTT, đơn vị sản xuất sẽ dễ dàng hơn trong việc quản
lý hồ sơ, giấy tờ trên máy tính. Tất cả thông tin sản phẩm được
lưu trữ vào máy chủ, dễ dàng truy xuất. Lô hàng mới đóng gói
đã được đưa thông tin lên mạng chưa ra khỏi nhà máy nhưng
bên người bán đã xem được thông tin lô hàng. Tuy nhiên, hệ
thống này chỉ là công cụ, đơn vị sản xuất phải có trách nhiệm
cung cấp thông tin trong từng khâu một, chứng chỉ kiểm nghiệm
của nhà sản xuất. Nhiều doanh nghiệp có dây chuyền sản xuất
phức tạp sẽ cần có hệ thống truy xuất nội bộ để quản lý thông
tin sản phẩm. Nếu thực hiện tốt công việc truy xuất nội bộ thì
việc áp dụng hệ thống truy xuất điện tử sẽ được thực hiện dễ
dàng hơn. Các nền tảng của truy xuất nguồn gốc điện tử cũng
đảm bảo khả năng có thể tích hợp hài hòa với hệ thống hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp (ERP - Enterprise Resource
Planning).
Với doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội quảng
bá, xây dựng thương hiệu; góp phần đẩy mạnh quá trình tương
tác giữa người sản xuất, doanh nghiệp phân phối và người tiêu
dùng. Truy xuất nguồn gốc là bước đầu tạo sự tin tưởng nơi
khách hàng, bày tỏ thiện chí minh bạch mọi thông tin về sản
phẩm.

27


×