Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 95 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
SỞ CÔNG THƯƠNG

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2030

NĂM 2015

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI; TỔNG QUAN VỀ
TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH......................8
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN......................................................................8
1.1.1. Vị trí địa lý..................................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm địa hình.......................................................................................8
1.1.3. Đặc điểm mạng lưới sông suối....................................................................9
1.1.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật..............................................................................9
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN.........................................11
1.2.1. Đặc điểm kinh tế........................................................................................11
1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội và nhân văn.....................................................11
1.3. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN TỈNH VĨNH PHÚC
................................................................................................................................. 13


1.3.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất.......................................................................13
1.3.2. Đặc điểm cấu tạo địa chất vùng.................................................................13
1.3.3. Đặc điểm khoáng sản................................................................................15
1.4. TỔNG QUAN TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH....................................................................................................................... 18
1.4.1. Đánh giá nguồn lực cơ bản........................................................................18
1.4.2. Đánh giá tiềm năng phát triển...................................................................18
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ
DỤNG THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC....................................22
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THAN BÙN........................................................22
2.2. HIỆN TRẠNG THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THAN BÙN TỈNH
VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2014...............................................................................24
2.2.1. Hoạt động khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh......................................24
2.2.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản than bùn
trong thời gian qua..............................................................................................31
2.2.3. Tình hình hoạt động của mỏ được cấp giấy phép hoạt động khai thác......31
2.2.4. Sản lượng khai thác và doanh thu hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh
............................................................................................................................ 32
2.3. CÔNG NGHỆ KHAI THÁC, SỬ DỤNG THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH....................................................................................................................... 32
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI, HẠN
CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ
SỬ DỤNG THAN BÙN..........................................................................................33
2.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................33
2.4.2. Những vấn đề tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.........................................33
CHƯƠNG III. QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THAN
BÙN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030.............................................34
3.1. DỰ BÁO NHU CẦU KHOÁNG SẢN THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030..............................34
3.1.1. Một số phương hướng sử dụng than bùn tại Việt Nam và trên Thế giới....34

3.1.2. Định hướng lớn về Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
của tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số: 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012.............35
3.1.3. Dự báo nhu cầu sử dụng khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
và các khu vực lân cận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030..........................36
3.2. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN.......................................................39
3.2.1. Quan điểm phát triển.................................................................................39

3


MỞ ĐẦU

Tài nguyên khoáng sản là một trong các nguồn lực quan trọng của quốc gia để
phát triển kinh tế - xã hội, nhưng là nguồn lực không tái tạo nên chúng cần được bảo
vệ, quy hoạch và sử dụng hợp lý. Khai thác khoáng sản mang lại nguồn lợi lớn cho xã
hội, song cũng để lại những hậu quả phức tạp cho môi trường sinh thái.
Vĩnh Phúc là một tỉnh có tiềm năng về than bùn để sử dụng làm phân bón
phục vụ Nông nghiệp. Qua các tài liệu và khảo sát thực tế, tài nguyên than bùn ước
tính khoảng 12 triệu tấn nằm gần đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại các huyện:
Tam Dương, Sông Lô, Lập Thạch. Để bảo vệ khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc cần phải có chiến lược khai thác và sử dụng hợp lý. Vì vậy, việc thực hiện
Dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trở thành yêu cầu cấp thiết, góp phần vào mục
tiêu phát triển bền vững của tỉnh cũng như của cả nước.
Quy hoạch được xây dựng trên các căn cứ sau:
- Luật đất đai năm 2013; luật bảo vệ môi trường năm 2005; luật di sản văn hoá;
luật bảo vệ rừng; luật an ninh quốc phòng…..;
- Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17/11/2010;
- Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số

04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
- Nghị quyết số: 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến
lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số: 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quyết định số: 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;
- Nghị định số: 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật khoáng sản;
- Thông tư số: 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư V/v hướng dẫn xác định chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số: 13/2008/QĐ-BTNMT ngày 24/12/2008 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường V/v ban hành Quy định về đo vẽ bản đồ địa chất và điều tra tài nguyên
khoáng sản tỷ lệ 1:50 000;
- Quyết định số: 1943/QĐ-BTNMT ngày 08/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc ban hành bộ đơn giá các công trình địa chất năm 2009;
- Các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản đã được UBND tỉnh phê
duyệt năm 1997 (đã báo cáo Tổng cục địa chất Khoáng sản Việt Nam – Bộ Công
nghiệp tổng hợp báo cáo Chính phủ);

4


- Quyết định số 1245/QĐ-BCT ngày 04/02/2015 của Bộ Công Thương về

việc Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn trên
phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 3571/QĐ-CT, ngày 26/12/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh

Phúc về việc phê duyệt báo cáo địa chất khoáng sản "Báo cáo kết quả điều tra, tìm
kiếm tổng hợp đánh giá trữ lượng, chất lượng và điều kiện khai thác nguyên liệu than
bùn, Kaolin, Felspat khu vực huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo phục vụ nhu cầu đầu
tư khai thác";
- Quyết định số 3817/QĐ-UBND ngày 20/12/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
V/v phê duyệt Quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2006-2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 4003/QĐ-UBND ngày 30/12/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tam
Dương đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4109/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Sông Lô đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 4110/QĐ-UBND ngày 31/12/2010 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lập
Thạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị Quyết số 03/2011/NQ-HĐND ngày 09/4/2011 của Hội Đồng Nhân Dân
tỉnh Vĩnh Phúc về việc xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011- 2020;
- Quyết định số: 181/QĐ-UBND ngày 25/01/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc
V/v phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 2065/QĐ-UBND ngày 15/8/2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm
nhìn 2030;
- Quyết định 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020
và tầm nhìn đến 2030;
- Nghị Quyết số 02 - NQ/TU ngày 23/4/2012 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tăng
cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, định
hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 2358/QĐ-UBND ngày 20/9/2012 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030
và tầm nhìn đến năm 2050;
- Quyết định số 156/QĐ-UBND ngày 22/01/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc phê duyệt Quy hoạch thăm dò khai thác và sử dụng tài nguyên cát sỏi trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị Quyết số 38/NQ-CP ngày 28/3/2013 của chính phủ về việc quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 – 2015) của tỉnh
Vĩnh Phúc;

5


- Quyết định số 1717/QĐ-CT ngày 04/7/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc phê duyệt Quy hoạch phát triển thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030.
- Quyết định số: 134/QĐ-UBND ngày 15/01/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc V/v
phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản nhóm nguyên liệu Kaolin,
felspat, sét Kaolin trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2014 - 2020 tầm nhìn 2030;
- Quyết định 04/2014/QĐ-UBND ngày 23/01/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về việc bảo vệ môi trường nông thôn Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 2286/QĐ-UBND ngày 22/8/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng phía tây đô thị Vĩnh Phúc;
- Quyết định số 2192/QĐ-UBND ngày 14/8/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Vĩnh Phúc phê duyệt bổ sung và khoanh định các điểm mỏ thăm dò, khai thác cát, sỏi
trên tuyến sông Lô và sông Hồng (không đấu giá) vào Quy hoạch thăm dò, khai thác
và sử dụng tài nguyên cát sỏi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Và một số văn bản khác có liên quan.
Để triển khai nhiệm vụ được giao, Sở Công Thương Vĩnh Phúc, phối hợp với
Trung tâm Khoa học Công nghệ mỏ và Môi trường (trước đây là Trung tâm Nghiên

cứu Thực nghiệm Khai thác mỏ) - Trường Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện Dự án:
“Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”.
Nhiệm vụ của dự án:
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác thăm dò, khai thác và sử dụng tài
nguyên khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quy hoạch thăm dò khai thác. Trên cơ sở đó xây dựng phương án quy hoạch thăm dò,
khai thác và sử dụng than bùn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
- Quy hoạch cụ thể từng mỏ khoáng sản than bùn theo điều tra địa chất về vị trí,
diện tích, trữ lượng, chất lượng, đơn vị đang quản lý của từng mỏ khoáng sản than bùn
trên địa phận tỉnh Vĩnh Phúc;
- Đánh giá trữ lượng khoáng sản quy hoạch đã khai thác; sử dụng khoáng sản quy
hoạch cho một số ngành sản xuất cụ thể trong kỳ quy hoạch, khoanh định khu vực cấm hoạt
động và tạm cấm hoạt động đối với khoáng sản đang quy hoạch;
- Lập bản đồ quy hoạch trong đó khoanh định chi tiết khu vực mỏ, khoáng sản
đang quy hoạch cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực
thăm dò, khai thác khoáng sản được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép
góc trên bản đồ quy hoạch, tỷ lệ 1/50.000;
- Xác định được tài nguyên dự báo của từng mỏ khoáng sản than bùn, thời điểm
khai thác thích hợp để không ảnh hưởng tới môi trường.
Mục tiêu của Quy hoạch:

6


Đánh giá các nguồn lực cơ bản phát triển và thực trạng thăm dò, khai thác và sử
dụng than bùn tỉnh Vĩnh Phúc, để phục vụ công tác cấp phép thăm dò, khai thác và sử
dụng than bùn trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Kết hợp hài hòa
giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài; thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản hợp lý, hiệu

quả, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trên cơ sở bảo vệ môi trường bền vững và phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương pháp thực hiện:
- Nhằm đáp ứng đầy đủ thông tin tư liệu, các tài liệu về địa chất, địa chất thuỷ
văn, khí tượng thuỷ văn, thuỷ lợi, môi trường, kinh tế…trên địa bản tỉnh và các vùng
phụ cận phục vụ cho công tác điều tra.
- Thu thập, tổng hợp kế thừa các tài liệu để lập báo cáo. Nhóm thực hiện đã tiến
hành phương pháp điều tra, thu thập, thống kê và phân tích các số liệu hoạt động kinh
tế khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Thu thập các tài liệu về khí tượng phục vụ báo cáo như lượng mưa, nhiệt độ
không khí, số giờ nắng, độ ẩm không khí, độ bốc hơi được thu thập tại trung tâm khí
tượng thuỷ văn Bắc Bộ và Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2013, Cục thống kê tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Thực hiện các lộ trình khảo sát thực địa, điều tra, đo đạc, quan trắc, xác định
vị trí các điểm mỏ... bằng máy GPS cầm tay trên các huyện Tam Dương, Lập Thạch,
Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Mẫu được lấy tại các công trình khai đào, theo lớp sản phẩm.
- Tổng hợp, chỉnh lý, xử lý số liệu thu thập tại thực địa... bằng các phần mềm
chuyên ngành.
- Nội dung và hình thức báo cáo thành lập theo hướng dẫn số 1971CV/ĐCKSĐC, ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và theo đề
cương đã được phê duyệt.
Nội dung báo cáo gồm các chương mục chính sau:
+ Phần thuyết minh báo cáo:
- Mở đầu;
- Chương I: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tổng quan về tiềm năng
khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh;
- Chương II: Đánh giá thực trạng thăm dò, khai thác, sử dụng than bùn trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
- Chương III: Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Chương IV: Những giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch;
- Kết luận và kiến nghị.
+ Bản vẽ kèm theo báo cáo:
Bản đồ “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản than bùn tỉnh
Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tỷ lệ 1: 200.000.
Tổ chức thực hiện:
- Cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Vĩnh Phúc;

7


- Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc;
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Trung tâm Khoa học Công nghệ mỏ và Môi
trường (trước đây là Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Khai thác mỏ), Trường Đại
học Mỏ - Địa chất;
- Chủ nhiệm Dự án: PGS.TS Bùi Xuân Nam.
- Các cơ quan liên quan:
+ Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản;
+ Cục Địa chất và Khoáng sản;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc;
+ Các chuyên gia của các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý,
đơn vị sản xuất có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Để hoàn thành Dự án “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng than bùn
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” tập thể tác giả nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo và các chuyên viên UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Công
Thương tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Khoa học Công nghệ, Kế
hoạch Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hoá Thông tin,
Giao thông Vận tải,... Cục thống kê, UBND các huyện, xã, đã phối hợp thực hiện và
cung cấp các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó Dự án còn nhận được sự chỉ đạo về
chuyên môn của Tổng Cục địa chất và Khoáng sản, và nhiều ý kiến đóng góp của các

đồng nghiệp để quy hoạch được hoàn thành theo đúng tiến độ.
Tập thể tác giả xin trân trọng cảm ơn!

Những người tham gia thực hiện:
PGS.TS. Bùi Xuân Nam (Chủ nhiệm)
PGS.TS. Trần Xuân Hà
TS. Nguyễn Phụ Vụ
TS. Nguyễn Thị Mai Hoa
KS. Nhữ Văn Phúc
TS. Nguyễn Đình An
TS. Vũ Đình Hiếu
CN. Cấn Hoàng Tung
CN. Bùi Thị Thư
CN. Đỗ Thị Bình
KS. Hoàng Đình Xuân
KS. Lê Đình Sinh
CN. Lưu Thành Dũng

TS. Lê Văn Thành
GS.TS. Nhữ Văn Bách
PGS. TS. Hồ Sĩ Giao
ThS. Nguyễn Anh Tuấn
ThS. Phạm Thanh Hải
ThS. Lê Thị Minh Hạnh
TS. Lê Văn Quyển
CN. Đinh Quốc Toản
ThS. Phùng Quang Trung
CN. Hoàng Diệu Hồng
CN. Hoàng Vĩnh Long
CN. Lê Thị Minh Hoạt

CN. Lưu Thị Anh

CN. Nguyễn Linh

CN. Nguyễn Nghiêm Định

8


CHƯƠNG I.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI; TỔNG QUAN VỀ TIỀM NĂNG
KHOÁNG SẢN THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Vĩnh Phúc có địa giới hành chính giáp với các tỉnh sau:
- Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;
- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang;
- Phía Đông và Nam - Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội;
- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Tỉnh lỵ của Vĩnh Phúc là thành phố Vĩnh Yên, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50
km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 25 km.
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có 9 đơn vị hành chính bao
gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông
Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên
1.237,52 km2, dân số trung bình năm 2013 là 1.029.412 người, mật độ dân số 832
người/km2 (Nguồn: Niên giám thống kê 2013 của Cục thống kê Vĩnh Phúc).
Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu
nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không
quốc tế Nội Bài, qua đường Quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18

thông với cảng nước sâu Cái Lân. Hiện nay, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi
xuyên qua tỉnh (qua 5 địa giới hành chính TX. Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Tam
Dương, Lập Thạch, Sông Lô) đã được hoàn thiện, đây là tuyến đường huyết mạch nối
Vĩnh Phúc với Thủ đô và các tỉnh phía Tây Bắc. Vì vậy, Vĩnh Phúc có vị trí rất quan
trọng đối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với thủ đô Hà Nội. Kinh tế
Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa,
phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu
về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội.
Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi và khó khăn nhất định
trong phát triển kinh tế xã hội:
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, gần thành phố Hà Nội nên có nhiều
thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, công nghệ, lao động kỹ thuật…
- Hệ thống hạ tầng giao thông đối ngoại đã và đang được đầu tư hiện đại là
những tuyến chính gắn kết quan hệ toàn diện của Vĩnh Phúc với các tỉnh khác trong cả
nước và Quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Vĩnh Phúc có địa hình đồi núi, trung du và đồng bằng ven song, tạo nên 3 vùng
sinh thái là đồng bằng, vùng trung du và vùng miền núi; địa hình thấp dần từ Đông - Bắc
xuống Tây - Nam.

9


- Vùng núi: có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp: 17.400 ha, đất lâm
nghiệp 20.300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện Sông
Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên.
Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và cả nước.
Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là
giao thông.
- Vùng trung du: kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông - Nam. Vùng

có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất nông nghiệp 14.000 ha), chiếm phần lớn
diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), Thành phố Vĩnh Yên (9 phường,
xã), một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng
có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp
chăn nuôi đại gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân
Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi
sinh và phát triển du lịch.
- Vùng đồng bằng: có diện tích khoảng 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường,
Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ
sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho tỉnh bố trí các loại
hình sản xuất đa dạng.
1.1.3. Đặc điểm mạng lưới sông suối
Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào
2 sông chính là Sông Hồng và sông Lô:
- Sông Hồng chảy qua Vĩnh Phúc với chiều dài 30 km, đã đem phù sa màu mỡ
cho đất đai, song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ
gây lũ lụt ở nhiều vùng (Vĩnh Tường, Yên Lạc).
- Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 34 km, có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp,
nhiều thác gềnh nên lũ sông Lô lên xuống nhanh chóng.
Hệ thống sông nhỏ như sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động
thuỷ văn thấp hơn nhiều so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn
về thủy lợi. Hệ thống sông này kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh
Liễn Sơn, kênh Bến Tre...cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng về
mùa mưa. Trên địa bàn tỉnh còn có hệ thống hồ chứa hàng triệu m 3 nước (Đại Lải,
Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…), tạo nên nguồn
dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh.
1.1.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông khá phát triển với 3 loại: giao thông đường
bộ, đường sắt, đường sông.

Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao
thông cao nhưng chất lượng chưa được tốt. Nhiều tuyến được đầu tư cũng đã mang lại
hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội.
Giao thông đô thị và giao thông nông thôn đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, đảm
bảo thông thương và giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh và với bên ngoài.
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông được phân bố tương đối phù hợp, bao gồm
đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

10


Hạ tầng điện trên địa bàn được phát triển rộng khắp, đảm bảo nhu cầu sản xuất
và tiêu dùng cho nhân dân. 100% các xã được phủ lưới điện quốc gia, 99,8% dân số
được dùng điện lưới.
1.1.4.1. Giao thông đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ là 4.092 km trong đó: Quốc lộ 4 tuyến với tổng chiều
dài 116 km ; Đường tỉnh 18 tuyến với tổng chiều dài 330 km; Đường đô thị 181 km;
đường giao thông nông thôn 3.465km, ngoài ra năm 2014 tuyến đường cao tốc Hà nộiLào Cai đã thông xe là điều kiện để kết nối giữa Vĩnh Phúc với các tỉnh phía Bắc.
Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đang được đầu tư về cơ bản
đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên tỉnh, tạo điều kiện cho mọi người
dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và ngoài tỉnh cũng như tiếp
cận các hoạt động kinh tế xã hội khác.
1.1.4.2. Giao thông đường sắt
Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 đơn vị hành
chính (bao gồm Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh Yên, các huyện
Tam Dương và Vĩnh Tường) với 32 km và 5 nhà ga, trong đó, có 2 ga chính là Phúc
Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối Thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các
tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
1.1.4.3. Giao thông đường thủy


Có 4 tuyến sông với tổng chiều dài 123km: hai tuyến sông cấp II do Cục
Đường sông Việt Nam quản lý là sông Hồng (30km) và sông Lô (34km); hai
tuyến sông địa phương là sông Phó Đáy (32km) và sông Cà Lồ (27km) chỉ
thông thuyền vào mùa mưa. Chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông
Hồng và sông Lô; ngoài ra còn có hệ thống tuyến kênh mương thuỷ lợi cung cấp
nước tưới cho đồng ruộng, các sông ngòi nhỏ kết hợp với sông Phan, các trục
kênh tiêu tạo khả năng tiêu úng về mùa mưa lũ. Hệ thống các hồ đập chứa nước
là nguồn dự trữ nước phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
1.2.1. Đặc điểm kinh tế
1.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Theo niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 và Báo cáo tình hình kinh tế- xã
hội năm 2014 của Cục thống kê Vĩnh Phúc, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai
đoạn 2011-2014 tăng 6,04%/năm, trong đó: nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng
3,62%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 10,1%/năm và dịch vụ tăng 7,25%/năm; Quy
mô GRDP theo giá hiện hành tăng dần qua các năm, năm 2014 đạt 54.690,38 tỷ đồng
tăng 1,26 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ
sản; Năm 2014, tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 62,54%; dịch vụ
chiếm 27,7% và nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 9,76%.
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016-2020 tỉnh Vĩnh Phúc số
7348/KH-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Ước thực hiện năm
năm giai đoạn 2011-2015: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn này là
6,0%/năm. Trong đó: Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 3,4%/năm;

11


ngành công nghiệp- xây dựng tăng 9,1%/năm; ngành dịch vụ tăng bình quân
7,6%/năm. Quy mô GRDP giá hiện hành năm 2015 đạt 73,2 nghìn tỷ đồng; GDP bình

quân đầu người năm 2015 đạt 69,6 triệu đồng/người/năm,... cụ thể đối với từng lĩnh
vực như sau:

12


1.2.1.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và xây dựng nông thôn mới
- Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản duy trì được sự ổn định và phát triển:
Toàn tỉnh đã hình thành 307 vùng trồng trọt sản xuất hàng hóa với diện tích gần 2,6
nghìn ha. Năng suất các loại cây trồng không ngừng tăng, nhất là cây lúa bình quân đạt
54,4 tạ/ha, cao hơn so với giai đoạn 2006-2010 (đạt 50,3 tạ/ha). Sản lượng thịt hơi xuất
chuồng tăng bình quân 2,4%/năm; quy mô tổng đàn gia cầm, đàn lợn giữ được mức ổn
định, tổng đàn bò sữa tăng nhanh; sản lượng nuôi trồng thủy sản bình quân đạt 16,96
nghìn tấn/năm;...
- Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới: dự kiến đến hết năm 2015 có
50% số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn xây dựng nông thôn mới.
1.2.1.3. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu phục hồi, sản lượng sản xuất của hầu hết các
sản phẩm công nghiệp tăng. Cùng với sự phát triển các ngành sản xuất tập trung, tiểu
thủ công nghiệp, làng nghề được quan tâm đầu tư phát triển, góp phần giải quyết việc
làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Tính đến hết năm 2014 trên địa bàn tỉnh đã có 22 làng nghề được UBND tỉnh công
nhận đạt chuẩn, ...
1.2.1.4. Dịch vụ
Kinh doanh thương mại tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng và xản
xuất. Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại được đưa vào khai thác sử dụng
tạo điều kiện để người dân có nhiều kênh mua sắm. Giá cả trên địa bàn được ổn định,
không xảy ra hiện tượng tăng giá đột biến.
1.2.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội và nhân văn
1.2.2.1. Giáo dục - đào tạo

Quy mô mạng lưới trường học từ bậc mầm non đến TH, THCS và THPT được
củng cố, hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Cơ
sở vật chất và trang thiết bị học tập được tập trung đầu tư theo chiều sâu. Điểm thi
trung bình 3 môn thi đại học của học sinh Vĩnh Phúc liên tục 3 năm đứng thứ nhất trên
tổng số 63 tỉnh, thành cả nước. Việc phân luồng học sinh sau THCS đã có chuyển biến
tốt, tỷ lệ học sinh sau THCS vào THPT đạt trên 70% và vào hệ bổ túc THPT- nghề đạt
23%. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên đã được quan tâm đầu tư.
Hoạt động dạy nghề tiếp tục được tăng cường và đổi mới theo nhu cầu thị trường
gắn với giải quyết việc làm. Hệ thống mạng lưới cơ sở dạy nghề được kiện toàn và sắp
xếp lại theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Ước đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt khoảng 66%.
1.2.2.2. Chăm sóc sức khỏe nhân dân
Hệ thống tổ chức bộ máy ngành y tế từ tỉnh đến huyện được sắp xếp lại theo hướng
tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; mạng lưới y tế cơ sở cấp xã được củng cố và nâng cấp theo
chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư. Kinh phí đầu
tư phát triển cho ngành y tế tăng dần qua các năm từ 2% năm 2013 lên 4% năm 2014 và
đạt mức 7% vào năm 2015. Số lượng và chất lượng đội ngũ y, bác sỹ của tỉnh tăng lên;
ước đến hết năm 2015 số bác sỹ/vạn dân đạt 8,5 bác sỹ/vạn dân.

13


Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được duy trì thường xuyên, tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng dưới 5 tuổi liên tục giảm, đến năm 2015 còn 10% giảm 5% so với năm 2010. Tỷ lệ
trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 8 loại vắc xin đạt trên 95%.
1.2.2.3. . Lao động việc làm và an sinh xã hội
- Giải quyết việc làm: Trong 5 năm toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 106,75
nghìn lượt người, trong đó đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài gần 4000 lao động,
bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 21,35 nghìn lao động.
- Các chính sách giảm nghèo: Đến hết năm 2015 toàn tỉnh ước có trên 39 nghìn

lượt hộ nghèo được vay vốn để phát triển sản xuất, gần 49 nghìn lượt hộ nghèo được
hướng dẫn cách làm ăn, hơn 12 nghìn hộ nghèo được hỗ trợ sản xuất. Xây dựng được
trên 5.300 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo; đầu tư nhiều công trình cơ sở hạ tầng xã
nghèo ngoài xã thuộc Chương trình 135....
1.2.2.4. Văn hoá- thể thao, thông tin truyền thông
Toàn tỉnh có 8/9 huyện, thành, thị có trung tâm văn hóa thể thao cấp huyện;
128/137 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa xã (đạt 93%); 93,6% thôn có nhà
văn hóa. Nhiều công trình văn hóa, tín ngưỡng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân
dân được tu bổ, tôn tạo.
Hoạt động thể dục thể thao quần chúng được duy trì thường xuyên. Tỉnh đã đăng
cai tổ chức thành công nhiều giải thi đấu quốc tế như: các giải bóng chuyền nam, nữ
quốc tế; các giải quốc gia như: chung kết giải Bóng đá Nhi đồng toàn quốc, vô địch
Pencaksilat Đông Nam Á, vô địch Wushu toàn quốc.
1.3. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN TỈNH VĨNH PHÚC

1.3.1. Lịch sử nghiên cứu địa chất
1.3.1.1. Mức độ điều tra địa chất, khoáng sản
Địa chất và khoáng sản ở tỉnh Vĩnh Phúc trước đây đã được các nhà địa chất
Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản nghiên cứu sơ lược. Cho đến nay, toàn bộ diện tích tỉnh
Vĩnh Phúc đã được điều tra, lập bản đồ địa chất và khoáng sản các tỷ lệ 1:500.000
(1981, 1982), 1:200.000 (các tờ Hà Nội, 1973; Tuyên Quang, 1986), 1:50.000 (các
nhóm tờ Hà Nội mở rộng, 1994, Thanh Ba - Phú Thọ, 2000). Đồng thời, công tác tìm
kiếm, thăm dò đã được thực hiện đối với một số loại khoáng sản như thiếc, mica, đá
xây dựng, than bùn, sét gạch ngói, cát, cuội sỏi trên một số vùng mỏ cụ thể để khai
thác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương.
1.3.1.2. Hoạt động khoáng sản
Khai thác khoáng sản ở tỉnh Vĩnh Phúc mới được phát triển từ giữa năm 1989.
Từ năm 1989 đến nay, Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương) và Bộ Tài nguyên
và Môi trường đã cấp 5 giấy phép khai thác khoáng sản, trong đó có 2 giấy phép khai
thác Kaolin, 3 giấy phép khai thác đá granit, ryolit xây dựng. Đến nay, hầu hết các giấy

phép khai thác khoáng sản đã hết hạn sử dụng. Theo thẩm quyền, trong nhóm khoáng
sản hóa chất, phân bón, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã cấp 01 giấy phép khai thác
khoáng sản than bùn cho Công ty TNHH Hoa Hùng khai thác tận thu tại khu mỏ thôn
Cầu, xã Hoàng Đan, nhưng nay giấy phép khai thác đã hết hiệu lực.

14


Chỉ tính từ năm 1997 đến nay, Bộ đã cấp 3 giấy phép thăm dò khoáng sản, trong
đó có 01 giấy phép thăm dò cuội sỏi ở xã Bạch Lưu, huyện Lập Thạch; 02 giấy phép
thăm dò đá ryolit xây dựng ở xã Xuân Hoà, huyện Lập Thạch và Đầu Vai, xã Minh
Quang, huyện Tam Đảo.
Danh mục các báo cáo địa chất và tài liệu đã xuất bản có thông tin về tài nguyên
khoáng sản hiện lưu trữ tại Cục Lưu trữ Địa chất, trình bày ở phần Phụ lục 01.
1.3.2. Đặc điểm cấu tạo địa chất vùng
1.3.2.1. Đặc điểm địa tầng
Kết quả đo vẽ bản đồ địa chất (BĐĐC) trong nhiều năm trên phạm vi tỉnh Vĩnh
Phúc (1975÷2005) đã cho phép phân chia địa tầng khá chi tiết cho các thành tạo địa
chất chủ yếu sau đây:
GIỚI KAINOZOI

Hệ Neogen, Thống Mioxen
Hệ tầng Phan Lương
Các trầm tích hệ tầng Phan Lương phân bố thành dải kéo dài không liên tục từ xã
Bạch Lưu (huyện Lập Thạch đến phường Đồng Tâm (thành phố Vĩnh Yên) gồm cuội
kết, cát kết chứa sạn, cát kết, bột kết, sét bột kết, sét kết và các thấu kính mỏng than
nâu. Hệ tầng Phan Lương được chia ra thành 3 phụ hệ tầng:
- Phụ hệ tầng dưới (N1pl1): Phần dưới chủ ỵếu là cuội kết có xen các lớp sạn kết,
cát kết chứa sạn; phần trên là sạn kết, cát kết chứa sạn xen các lớp mỏng cát kết, bột
kết và sét kết.

- Phụ hệ tầng giữa (N1pl2): Gồm chủ yếu là cát kết thạch anh xen bột kết. Trong
cát kết và bột kết thường chứa nhiều vảy nhỏ muscovit.
- Phụ hệ tầng trên (N1pl3): Gồm chủ yếu là sét kết, sét bột kết xen kẹp lớp mỏng cát
kết hạt nhỏ, các lớp mỏng than màu đen nâu có dấu vết in lá bảo tồn sấu.
Hệ Đệ Tứ, Thống Pleistocen giữa-trên
Hệ Tầng Hà Nội (aQII-III1hn)
Trầm tích cùa hệ tầng Hà Nội lộ thành những khoảnh nhỏ với diện tích dưới 10
2
km ở các xã Tứ Yên, Cao Phong, Tiên Lữ, Triệu Đề, Sơn Đông và một vài khoảnh
nhỏ (0,1÷0,2km2) ở Đạo Tú, Duy Phiên, Kim Long, Trung Mỹ. Thành phần trầm tích
của hệ tầng Hà Nội chủ yếu là cuội, sỏi, cát, bột, sét; chúng được chia ra thành 2 phần:
- Phần trên (hạt mịn) dày l÷2m, gồm chủ yếu cát, bột, sét màu nâu, nâu vàng lẫn
sạn sỏi, đôi chỗ bị laterit hoá tạo khung xương khá rắn chắc.
- Phần dưới (hạt thô) dày 7÷8m, gồm chủ yếu cuội, sỏi, ít hơn là cát, bột, sét.
Thành phần cuội chủ yếu là thạch anh, ít granit, đá vôi và đá phiến
Hệ Đệ Tứ, Thống Pleistocen trên
Hệ Tầng Vĩnh Phúc (aQIII2vp)
Trầm tích của hệ tầng Vĩnh Phúc phân bố rộng rãi ở các huyện Vĩnh Tường, Yên
Lạc, Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và một ít ở huyện Tam Dương.
Trong phạm vi của tỉnh Vĩnh Phúc, hệ tầng Vĩnh Phúc gồm 2 phần:
* Phần dưới gồm 3 tập:
- Tập 1: Cát lẫn sạn, sỏi, cuội nhỏ (thành phần cuội là thạch anh, silic), bột, sét màu
xám vàng, xám sáng; trong đó: Cát sỏi chiếm 70÷90%, bột cát chiếm 10÷20%.

15


- Tập 2: Cát lẫn bột sét, vảy nhỏ muscovit màu xám vàng, xám tro. Cát chiếm
60÷70%, bột sét 30÷40%.
- Tập 3: Bột sét lẫn ít cát màu xám, xám vàng, nhiễm sắt có màu nâu đỏ loang lổ.

Bột chiếm 63%, sét chiếm 27%, cát chiếm 10%.
* Phần trên gồm 2 tập:
- Tập 1: Bột sét lẫn ít cát hạt mịn màu xám sẫm, xám tro lẫn nhiều tàn tích thực
vật chưa phân huỷ hết, xen thấu kính mỏng than bùn (0,2÷0,3m). Bột chiếm 61%, sét
chiếm 36%, cát chiếm 3%.
- Tập 2: Bột sét lẫn ít cát màu xám, xám xanh. Bột chiếm 56%, sét chiếm 31%,
cát chiếm 13%.
Hệ Đệ tứ, Thống Holocen trên
Hệ tầng Thái Bình (aQIV3tb)
Đây là tầng trầm tích được thành tạo trẻ nhất, khoảng từ 3.000 năm đến
nay, phân bố trên phần lớn diện tích các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và thị xã
Phúc Yên, gồm các thành tạo aluvi trong và ngoài đê; chúng được chia thành các tích
tụ có nguồn gốc sau: Trầm tích sông tướng lòng, bãi bồi trong đê; trầm tích sông - hồ đầm lầy và trầm tích sông tướng lòng, bãi bồi ngoài đê.
* Trầm tích sông: Trật tự địa tầng từ dưới lên như sau:
- Tập 1: Từ 5÷2m (dày 3m) nằm phủ lên bề mặt hệ tầng Vĩnh Phúc, gồm chủ yếu
là bột sét lẫn cát hạt mịn đến nhỏ màu xám nâu có lẫn vảy nhỏ muscovit. Bột chiếm
45%, sét chiếm 30%, cát chiếm 25%.
- Tập 2: Từ 0÷2m (dày 2m) nằm chuyền tiếp lên tập 1, thành phần gồm bột, sét
lẫn ít cát màu nâu nhạt. Bột chiếm 51%, sét 48%, cát 1%.
Khoáng sản liên quan chủ yếu là vật liệu xây dựng (cát, sét gạch ngói).
* Trầm tích sông - hồ - đầm lầy tướng lòng sông cồ, hồ móng ngựa gồm sét bột,
bột sét, bột cát màu xám nâu lẫn tàn tích thực vật.
* Trầm tích sông tướng lòng ngoài đê gồm các thành tạo aluvi ngoài đê sông
Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy, ...và các suối nhánh.
Ở vùng núi gồm cuội, sỏi, cát lẫn ít bột sét màu nâu hoặc vàng xám. Ở vùng
đông bằng (dọc theo các sông lớn), thành phần trầm tích chủ yểu là bột, bột sét màu
xám nâu, nâu sẫm lẫn cát hạt mịn.
Khoáng sản liên quan chủ yếu là vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng (cát, sét gạch ngói).
1.3.2.2 Đặc điểm kiến tạo
Các hệ thống đứt gãy phương Tây bắc - Đông nam chiếm vị trí chủ yếu trên

diện tích tỉnh Vĩnh Phúc, bao gồm các hệ thống đứt gãy chính là Sông Chảy, Sông Lô.
- Hệ thống đứt gãy Sông Chảy: gồm một trũng địa hào rộng khoảng 6 km,
khống chế bởi 2 đứt gãy thuận, lấp đầy các trầm tích Neogen dày gần 1 km.
- Hệ thống đứt gãy Sông Lô: tạo thành đứt gãy dạng địa hào hẹp, rộng 2km, kéo
dài khoảng 40 km dọc rìa tây nam dãy núi Tam Đảo.
1.3.2.3. Đặc điểm magma

16


Các đá magma xâm nhập chỉ xuất hiện phía tây bắc huyện Tam Đảo, phía bắc
huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch. Chúng được xếp vào phức hệ Sông Chảy. Các đá
xâm nhập của phức hệ này tạo thành nhiều khối khác nhau tạo 1 dải kéo dài theo phương
Tây bắc - Đông nam và luôn bám sát dọc theo rìa phía đông của đứt gãy phân chia đới cấu
trúc Sông Lô và đới cấu trúc An Châu, thuộc đoạn chạy qua xã Yên Dương (phía tây bắc)
đến xã Bồ Lý (phía tây nam) của huyện Tam Đảo. Dải này có chiều dài khoảng 15 km,
rộng trong khoảng 2÷6 km.
Đặc điểm của các đá thuộc phức hệ là giàu nhôm, giàu kiềm. Hiện tượng
greizen hóa xảy ra không đồng đều trong khối. Liên quan với phức hệ Sông Chảy có
các thân than bùn phong hóa từ các mạch aplitgranit, pegmatit có ý nghĩa công nghiệp
than bùn cho địa phương.
1.3.3. Đặc điểm khoáng sản
Kết quả của công tác điều tra tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc đã ghi nhận 6 loại khoáng sản rắn, với tổng số 76 mỏ và điểm mỏ.
1.3.3.1. Nhóm khoáng sản nhiên liệu
Quặng Than đá, than nâu: Có 01 điểm than, tập trung chủ yếu là than đá, than
nâu chúng nằm trong các thành hệ trầm tích, thường tạo thành dải hẹp, thấu kính ở các
xã Đạo Trù, Bạch Lưu, Đồng Thịnh, huyện Lập Thạch, điểm quặng than antraxit thuộc
xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo.
1.3.3.2. Nhóm khoáng sản kim loại

a. Quặng Sắt: Sắt là khoáng sản có trên địa bàn Vĩnh Phúc, bao gồm sắt
manhetic, hematit nằm trong đá riolit, riolit focfia hệ tầng Tam Đảo, thường tạo thành
dải. Hiện tại đã phát hiện 02 mỏ và điểm quặng.
b. Quặng Chì, Kẽm, Thiếc:
Điểm quặng Chì, kẽm có ở xã Đạo Trù huyện Lập Thạch, và xã An Hoà, huyện
Tam Dương, có nguồn gốc nhiệt dịch. Điểm Thiếc gốc có ở xã Minh Quang, Huyện
Tam Đảo, các mạch thạch anh chứa thiếc xuyên vào đá riolit hệ tầng Tam Đảo (J 2 tđ).
Điểm quặng thiếc Thanh Lanh, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên nằm trong các
mạch thạch anh sulfua chứa thiếc, quặng có nguồn gốc nhiệt dịch.
Ngoài ra còn có thiếc sa khoáng ở xóm Đồng Diệt, xã Đại Đình, huyện Tam
Đảo. Hàm lượng thiếc ở đây không cao.
Các loại khoáng sản Chì, Kẽm, Thiếc mới chỉ phát hiện trong khi khảo sát đo vẽ
Bản đồ địa chất tỷ lệ 1:2 000 000, tỷ lệ 1:50 000. Trong đó chủ yếu là biểu hiện
khoáng sản.
c. Quặng Đồng: có tại các điểm khoáng hóa ở Suối Son, Đồng Giếng thuộc xã
Đạo Trù; Đồng Bùa xã Tam Quan, Hợp Châu (huyện Tam Đảo) và Bản Long xã Minh
Quang (huyện Tam Đảo). Đồng ở đây thường đi kèm với pirit, pirotin, là biểu hiện của
các điểm khoáng cộng sinh với các kim loại khác, ít có ý nghĩa khoáng sản.
d. Kim loại quý hiếm
Quặng vàng gồm 03 điểm mỏ bao gồm 01 điểm quặng vàng gốc và 02 điểm
quặng vàng sa khoáng.
Điểm quặng vàng gốc: có ở xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, thành hệ quặng nằm
trong hệ mạch thạch anh xuyên trong đá trầm tích thuộc hệ tầng Khôn Làng (T2kl).

17


Vàng sa khoáng có ở thôn Bản Long xã Minh Quang, huyện Tam Đảo; và xã
Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, nằm trong phân hệ tầng trên hệ tầng Thái Bình, phân bố
dọc theo thung lũng hai suối Đồng Đỏ và Lập Đình, liên quan tới tích tụ hỗn hợp aluvi

- proluvi tướng lòng và bãi bồi thấp.
1.3.3.3. Nguyên liệu khoáng chất công nghiệp-kỹ thuật
a. Kaolin: Gồm 04 mỏ và điểm quặng, có các nguồn gốc: Kaolin phong hoá từ
các mạch pegmatit thuộc pha 3 phức hệ Sông Chảy, Kaolin được thành tạo do quá
trình phong hoá của đá granit sáng màu phức hệ Sông Chảy, Kaolin được thành tạo là
sản phẩm phong hoá của các thân pegmatit xuyên cắt vào trầm tích biến chất hệ tầng
Chiêm Hoá.
b. Felspat: Gồm 08 mỏ và điểm quặng, Felspat phân bố trong các mạch pegmatit
xuyên qua các đá granit phức hệ Sông Chảy. Chất lượng đạt tiêu chuẩn làm men.
c. Quarzit: có 01 điểm quặng, nằm trong đá vây quanh là các đá phiến thuộc hệ
tầng Chiêm Hoá. Quarzit có màu trắng, hạt mịn, thành phần hoá học (%): SiO 2 = 98,10;
Al2O3 = 0,32; TiO2 = 0,21; Fe2O3 = 0,79; CaO = 0,11; MKN = 0,24. Ngoài ra quarzit có
trong hệ tầng cổ thuộc phức hệ Sông hồng (PR) chủ yếu ở TP. Vĩnh Yên, có tập quarzit
trong các tầng đá cổ, ít có ý nghĩa công nghiệp.
d. Barit: có 02 điểm mỏ, dưới dạng tảng lăn ở vùng Đạo Trù, huyện Lập Thạch.
Barit ở đây thường đi liền với chì, kẽm (đã khai thác tận thu trong những năm 1990,
khai thác không đáng kể mục đích cho phân tích thí nghiệm, nay chưa khai thác).
e. Puzơlan: Puzolan có ở Đồi Mậu Thông thuộc phường Khai Quang, thành phố
Vĩnh Yên, và ở thôn Trung Mầu, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, nằm trong tầng phong
hoá của đá cổ, trữ lượng ít, lẻ tẻ trong các vỉa đá phiến thạch anh silimanit thuộc phụ hệ
tầng Chiêm Hoá (PR3 - C2 ch1).
g. Mica: có 03 mỏ và điểm quặng, ở Lãng Công, huyện Lập Thạch, nằm trong
các mạch Pecmatit phân bố rải rác trong vùng, trữ lượng chưa đánh giá, tỷ lệ mica
trong Pecmatit đạt 20%, chưa khai thác.
h. Keramzit: có ở Đồi Long Cương, huyện Lập Thạch diện tích 150 km 2 chạy
dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ 5 - 7 km, là tầng đá phiến sét màu xám đen,
tuổi giả định Devon (D2e -gv), dày khoảng 600 - 800 m.
1.3.3.4. Nguyên liệu Hoá chất - Phân bón
Than bùn: Theo quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Vĩnh Phúc
giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến 2020, có 02 mỏ than bùn nằm trong phân hệ

tầng Thái Bình, nguồn gốc hồ, đầm lầy. Nhìn chung, các điểm than đều có trữ lượng
trung bình, quy mô nhỏ. Than bùn nằm dưới độ sâu 0,8÷1,5 m trong thung lũng trước
gò đồi.
1.3.3.5. Nguyên liệu vật liệu xây dựng ốp lát
- Đá Granit: có 01 điểm mỏ, khối granit Núi Láng thuộc phức hệ Sông Chảy, có
diện lộ khá lớn, gồm granit dạng porphyr, granit 2 mica. Đá có kiến trúc porphyr, gneis,
màu xám sáng.
- Đá hoa canxit (01 điểm mỏ thuộc đồi đất đen thuộc xã Quang Yên, huyện
Sông Lô có trữ lượng nhỏ).

18


- Đá cát kết, sạn kết xen các lớp cuội kết thuộc hệ tầng Phan Lương ở Hải Lựu,
huyện Sông Lô. Thành phần khoáng vật mảnh vụn (75%), bao gồm thạch anh, đá
phiến, quarzit, silic, xi măng chiếm 25%. Tỷ trọng: 2,67g/cm3.
1.3.3.6. Nguyên liệu vật liệu xây dựng thông thường
a. Đá xây dựng: bao gồm 12 mỏ và điểm mỏ
Các đá xâm nhập thuộc phức hệ Sông Chảy, có diện lộ khá lớn, gồm granit dạng
porphyr, granit 2 mica. Đá có kiến trúc porphyr, cat gneis, màu xám sáng.
Đá vôi xây dựng nằm trong tập đá phiến dài, đá có màu trắng đục, hạt nhỏ đến vừa, có
chứa các hạt spinel màu trắng phớt tím, kích thước 1 - 4 mm. Thành phần hoá học (%): CaO
= 50,68, MgO = 8,46, Al2O3 = 0,08, Fe2O3 = 0,19, SiO2 = 0,51.
b. Sét gạch ngói: gồm 13 mỏ và điểm mỏ các loại: Sét là sản phẩm phong hoá
của tầng đá phiến sét. Bao gồm 2 loại sét:
Lớp sét phong hoá hoàn toàn dày 2 - 3 m, có màu vàng sẫm, vàng nâu, mịn,
dẻo. Thành phần cỡ hạt từ 0,25 đến 0,05 mm chiếm trung bình 24,97%. Thành phần
khoáng vật chủ yếu: montmorilonit, hydromica, than bùnit. Thành phần hoá (%) trung
bình: SiO2 = 62,57, Al2O3 = 19,03, Fe2O3 = 9,35. Lớp sét có chất lượng tốt, có thể sử
dụng để sản xuất gạch đặc đạt mác từ 50 trở lên.

Lớp sét bán phong hoá: chiều dày thay đổi trung bình 4,6 m, có màu xám trắng,
dẻo trung bình, độ hạt sét cao, các hàm lượng hoá đạt yêu cầu, các chỉ tiêu kỹ thuật thấp.
c. Cát cuội sỏi: Gồm 17 mỏ và điểm mỏ nằm trong vùng phân bố rộng rãi các
trầm tích hệ tầng Hà Nội, bị phủ bởi các lớp sét xanh, sét than bùn mịn, dẻo, lẫn cát
màu trắng hệ tầng Thái Bình, có thành phần cuội chủ yếu là thạch anh, chiếm 60÷70%.
Thân dưới cuội thạch anh chiếm 40÷50%.
Cát sỏi tập trung chủ yếu trên Sông Lô, Sông Hồng, sông Phó Đáy, trong các
sông suối và các thung lũng lòng sông cổ.
1.4. TỔNG QUAN TIỀM NĂNG KHOÁNG SẢN THAN BÙN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

1.4.1. Đánh giá nguồn lực cơ bản
Hiện nay, tham gia vào hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn
tỉnh có các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như: liên doanh trong nước, Công ty
Cổ phần, Công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã. Sự tham gia của nhiều
thành phần kinh tế trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản có ưu điểm là:
huy động được vốn và nhân lực từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, do quy mô của
các doanh nghiệp chưa lớn, nguồn vốn không tập trung còn dàn trải dẫn nên ít có dự
án đầu tư được các thiết bị, công nghệ tiên tiến, chủ yếu là thủ công bán cơ giới làm
thất thoát tài nguyên và gia tăng nguy cơ suy thoái môi trường.
Công nghệ khai thác, sử dụng khoáng sản còn ở mức trung bình, khai thác và sử
dụng tận thu các loại khoáng sản đi kèm và khoáng sản chính còn hạn chế, hiệu quả
sản xuất và giá trị khoáng sản còn bị hạ thấp; việc điều tra cơ bản còn ít nên khi đầu tư
khai thác còn gặp rủi do cho các đơn vị; một số quy định của tỉnh về khai thác sử dụng
khoáng sản còn chồng chéo, nên quản lý còn thiếu trách nhiệm, chưa tập trung dẫn đến
khai thác, sử dụng khoáng sản chưa được kiểm tra hướng dẫn thường xuyên, công tác
môi trường, an toàn vệ sinh lao động chưa đảm bảo, các tổ chức cá nhân tham gia hoạt
động khoáng sản chưa thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định.

19



Hiện nay, khoáng sản than bùn mới chỉ được khai thác nhỏ lẻ, khai thác thủ
công hoặc cơ giới (ô tô - máy xúc). Do nhu cầu không lớn nên trong tỉnh chỉ có 01
Công ty tư nhân hoạt động khai thác tận thu theo mùa tại điểm mỏ thôn Cầu, xã Hoàng
Đan, huyện Tam Dương và đã dừng khai thác từ năm 2012 (do giấy phép khai thác tận
thu đã hết thời hạn).
1.4.2. Đánh giá tiềm năng phát triển
Vĩnh Phúc là một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để có thể phát triển toàn diện và
bền vững. Trong đó, những tiềm năng sau để phục vụ cho phát triển về kinh tế là rất lớn.
1.4.2.1. Tiềm năng khoáng sản than bùn
Cho đến nay, mới chỉ có 02 điểm mỏ than bùn ở Vĩnh Phúc đã được tìm kiếm
(chưa được thăm dò) và được khai thác tận thu phục vụ cho nông nghiệp trong tỉnh và
các tỉnh lân cận.
Than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực các đầm lầy than bùn
rìa đồng bằng phía Bắc của đồng bằng Bắc Bộ. Vùng đồng bằng rìa núi phía Bắc này
hình thành do tác dụng xâm thực bào mòn của các sườn núi và một phần do phù sa bồi
tích của hệ thống sông Hồng, sông Lô cung cấp. Đây là những tác nhân xói mòn, bồi
đắp nên các thung lũng, các tam giác châu nhỏ, cùng với các thềm cát của hệ thống
sông Hồng, sông Lô và các chi lưu của nó chắn tạo nên các vùng trũng có độ ẩm cao,
giữ nước quanh năm. Đây là các tiền đề tạo nên các đầm lầy và đầm lầy than bùn.
Qua khảo sát thực địa trên địa bàn Vĩnh Phúc, ngoài 2 điểm mỏ đã được phát
hiện trong Quy hoạch khai thác và chế biến khoáng sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2006÷2010 và tầm nhìn đến năm 2020, còn một số điểm phát hiện than bùn khác.
Ngoài điểm mỏ đã được phát hiện và khai thác tận thu, nhóm thực hiện đã đi điều tra
từ cán bộ địa chính xã, người dân,... và đến các địa điểm phát hiện than bùn qua đào
ao, đào giếng, khoan ĐCCT trong làm đường. Qua đó, phát hiện 1 số điểm than bùn
khác nằm dọc theo Sông Phan (Đầm Nhị Hoàng), huyện Tam Dương; một số xã thuộc
huyện Sông Lô và huyện Lập Thạch. Các điểm mỏ và điểm phát hiện than bùn ở các
khu vực đó là:
Huyện Tam Dương:

- Điểm mỏ đã được phát hiện và đã khai thác tận thu từ 2002 - 2012: Mỏ than
bùn Thôn Cầu (Đồng Khang), xã Hoàng Đan (Công ty TNHH Hoa Hùng khai thác sản
lượng khoảng 5.000 tấn/năm);
- Điểm phát hiện than bùn Đồng Khang và Đồng Nối, thôn Cầu, xã Hoàng Đan;
- Điểm phát hiện than bùn thôn Long Sơn, xã Đạo Tú;
- Điểm phát hiện than bùn thôn Phương Lâu, xã An Hòa;
- Điểm phát hiện than bùn Đồng Chiêm thuộc thôn Diên Lâm, xã Duy Phiên và
thôn Đoàn Kết, xã Hoàng Lâu.
Huyện Sông Lô:
- Điểm phát hiện than bùn Chằm Cả, thôn Bằng Phú, xã Đồng Thịnh;
- Điểm phát hiện than bùn Chằm Dâm, thôn Yên Thái, xã Đồng Thịnh.
Huyện Lập Thạch:
- Điểm phát hiện than bùn Sa Phùng, Sa Sơn, xã Văn Quán;

20


- Điểm phát hiện than bùn Đồng Chằm, Đồng Chải, xã Đình Chu;
- Điểm phát hiện than bùn Thùng Than, thôn Viên Luận, xã Đồng Ích;
- Điểm phát hiện than bùn thôn Lương Ải, xã Tiên Lữ.
Vì vậy, ngay từ bây giờ phải có quy hoạch thăm dò, khai thác góp phần sử dụng
hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn nguyên liệu than bùn của Vĩnh Phúc, góp phần
vào tăng trưởng chung và phục vụ thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.4.2.2. Tiềm năng về con người - lao động
Tiềm năng, lợi thế về con người - lao động của Vĩnh Phúc được thể hiện trước
hết ở nguồn lao động dồi dào của địa phương không chỉ là số lao động đã có mà hàng
năm số người đến tuổi lao động là khoảng 700 nghìn người/năm.
Một lợi thế khác nữa là nguồn lao động chủ yếu là lao động trẻ, có trình độ văn
hoá, có tinh thần sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh khoa học - kỹ thuật mới và hầu
hết đều mong muốn được làm việc, được cống hiến cho xã hội.

Nguồn lao động dồi dào vừa là một thế mạnh, là tiềm năng lớn để phát triển,
đồng thời cũng đang là một thách thức về vấn đề giải quyết việc làm và đặc biệt là
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Phương án phát triển và đào tạo nguồn nhân lực:
- Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, cao đẳng, đại học) để đào tạo
và đào tạo lại, đào tạo tại chỗ đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho các khâu
khai thác mỏ, tuyển khoáng phù hợp với quy mô và điều kiện khai thác khoáng sản
than của Việt Nam.
- Đào tạo đội ngũ quản lý, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để đáp
ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường canh tranh, hội nhập.
1.4.2.3. Tiềm năng về điều kiện tự nhiên và đất đai
Là một tỉnh thuộc vùng Châu thổ Sông Hồng, lại liền kề với Thủ đô Hà Nội,
nằm trong vùng lan toả của tam giác tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh) và là một trong 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có một vị trí rất thuận lợi về mặt giao lưu, tiếp cận thông tin
và quan hệ kinh tế - xã hội với "bên ngoài", cũng như có lợi thế lớn từ sự hỗ trợ chung.
Vị trí ấy, cùng với điều kiện giao thông thuận lợi, trong thực tế những năm qua,
đã giúp bè bạn từ bên ngoài đến với Vĩnh Phúc cũng như Vĩnh Phúc "đi ra" bên ngoài
rất nhanh chóng và tiện lợi.
Bên cạnh đó, điều kiện địa hình, đất đai cũng mang lại cho tỉnh Vĩnh Phúc một
thế mạnh không nhỏ, là một tiềm năng thực sự để phát triển bền vững.
Với tổng diện tích tự nhiên 1.237,52 km2, tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm đủ 3 vùng
sinh thái là vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng.
Vĩnh Phúc còn có một lượng đất đồng bằng và đất rừng chưa sử dụng khoảng
hơn 2.200 ha, chiếm 1,7% diện tích đất tự nhiên, rất thuận lợi để phát triển công
nghiệp và đô thị. Ở vùng đồng bằng, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho việc
phát triển nền sản xuất nông nghiệp.
1.4.2.4. Tiềm năng về hạ tầng cơ sở

21



Hệ thống giao thông khá đa dạng và tương đối hoàn chỉnh, bao gồm cả đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ.
- Về đường bộ: Gồm có QL 2, QL 2B, QL 2C, QL 23 chạy qua tỉnh với tổng
chiều dài khoảng 128 km và đường Cao tốc Nội Bài - Lào Cai khoảng 40 km. Ngoài
ra, còn có hệ thống đường tỉnh lộ với tổng chiều dài khoảng 250 km bao gồm đường
301, 302, và 305.
- Đường thuỷ: Gồm 50 km sông Hồng và 35 km sông Lô nằm bao bọc tiếp giáp
về phía Tây và phía Nam địa bàn tỉnh.
- Đường sắt: Có 41 km đường sắt tuyến Hà Nội - Lào Cai nối với liên vận Quốc
tế chạy qua 6/9 huyện, thị trong tỉnh với 6 nhà ga, trong đó có 02 ga chính là ga Vĩnh
Yên và ga Phúc Yên.
Như vậy, về giao thông, vừa sát với Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, Vĩnh
Phúc lại có một hệ thống giao thông đủ loại và khá thuận lợi cho quá trình xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật ở Vĩnh Phúc cũng khá phát triển, bao gồm:
- Về điện lực: Toàn tỉnh có 137/137 xã phường, thị trấn có điện lưới Quốc gia
gần 100% số dân được dùng điện.
- Về cấp nước: Hiện Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn đang mở rộng và xây
dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Đan Mạch và Italia. Nhà máy nước Vĩnh
Yên, công suất sau khi mở rộng sẽ là 116.000 m3/ngày-đêm.
- Về bưu chính viễn thông: lĩnh vực như viễn thông, bưu chính chuyển phát đã
có mức tăng trưởng cao liên tục trong những năm qua. Thị trường cạnh tranh gay gắt
và sôi động với 7 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bưu chính, chuyển phát; 8 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông - internet; hơn 60 doanh nghiệp CNTT;
hơn 150 doanh nghiệp in, phát hành. Trong điều kiện đó, để duy trì được tốc độ tăng
trưởng thật không dễ dàng. Nhằm giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp trong ngành phát triển cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, kinh doanh,
Sở đã chủ động đối thoại, đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho

các doanh nghiệp triển khai hoạt động. Kết quả là các dịch vụ Thông tin - Truyền
thông tiếp tục phát triển; một số dịch vụ phát triển nhanh như Internet, dịch vụ di
động... Những yếu tố trên cũng tạo ra một lợi thế không nhỏ cho sự phát triển và mời
gọi đầu tư của Vĩnh Phúc.
CHƯƠNG II.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG THAN BÙN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ THAN BÙN

Than bùn là nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta và nhiều nước trên thế
giới. Một trong những hướng sử dụng than bùn có ý nghĩa thiết thực là làm phân bón.
Phân bón trên cơ sở than bùn kết hợp với khoáng dinh dưỡng đã được sản xuất và sử
dụng ở nhiều nước như Nga, Belarus, Mỹ, Canada... cho những kết quả khả quan.

22


Than bùn là sản phẩm phân hủy của thực vật, mầu đen hoặc nâu. Đây là một
hỗn hợp của thực vật đầm lầy đủ loại: mùn, vật liệu vô cơ và nước, chưa bị phân hủy
hoàn toàn trong điều kiện kị khí. Chất liệu thay đổi từ tơi xốp đến hình thành các lớp
nâu sẫm, chứa 50÷60% các bon, nhiệt lượng 1.500÷4.200 kcal/kg.
Than bùn có cấu trúc xốp, có khả năng trao đổi cation, cũng như chứa axit
humic có hoạt tính sinh học nên khi đưa khoáng dinh dưỡng N, P, K (Nitơ, phốt pho,
kali) hoặc các nguyên tố vi lượng vào, những chất dinh dưỡng này được tồn giữ trong
các lỗ xốp của than bùn và nhả dần ra cho cây trồng sử dụng, không bị tan nhanh và
rửa trôi trong nước. Cùng với việc sản xuất các loại phân có chất lượng cao, dễ hấp thụ
cho cây, việc tạo ra một loại phân nhả chậm (tiết ra từ từ) để tăng hiệu quả sử dụng
phân bón, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường là hết sức cần thiết.
Phân hữu cơ khoáng trên nền than bùn có khả năng trữ ẩm cao hơn hẳn các loại
phân vô cơ thông thường nhờ sức hút nước mạnh, độ xốp cao của than bùn. Phân hữu

cơ khoáng trên nền than bùn được chế tạo theo công nghệ của Viện Công nghệ Hoá
học có chứa chất giữ ẩm điều chế từ poly(acrylic) axit là hợp chất có khả năng phân
huỷ sinh học, không gây hại đến môi trường và có khả năng nhả chậm khoáng tốt hơn
hơn phân vô cơ. Phân bón nhả chậm với hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho
cây trồng được giữ trên các chất nền và nhả ra từ từ trong đất cho cây hấp thụ hết.
Hiệu quả khi đưa chất giữ ẩm poly(acrylic) axit vào phân hữu cơ khoáng trên nền than
bùn và ảnh hưởng của phân hữu cơ khoáng nhả chậm, giữ ẩm đối với môi trường đã
được các nhà khoa học đánh giá qua các thử nghiệm thực tế đối với cây trồng.
Tại Việt Nam diện tích đất than bùn chiếm khoảng 40.000 ha và phân bố rải rác
nhiều nơi trên cả nước, nhưng chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long, trong rừng U
Minh, thuộc các tỉnh Cà Mau, An Giang và Kiên Giang với diện tích khoảng 24.000
ha, trong đó một diện tích lớn được chọn là các khu bảo tồn ở vườn quốc gia U Minh
Thượng và U Minh Hạ.
Tuy nhiên, diện tích đất than bùn đang giảm sút đáng kể, nguyên nhân được cho
là do cháy rừng và nạn khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ngoài ra việc thoát
thủy phục vụ cho nông lâm nghiệp cũng làm ảnh hưởng đến diện tích đất than bùn.
Đất than bùn với giá trị và chức năng sinh học, cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ
và sinh cảnh sống cho động vật. Đất than bùn có vai trò quan trọng trong việc giảm
đỉnh lũ và duy trì dòng chảy cơ bản của các dòng sông trong suốt mùa khô. Nó còn có
chức năng kiểm soát khí hậu toàn cầu.
Trữ lượng than bùn trung bình trên thế giới khoảng 2.561 tỷ tấn (1979) và ở
Việt Nam khoảng 336.381,97 nghìn tấn (xem Bảng 2.1)
Bảng 2.1: Tổng hợp than bùn tại một số tỉnh ở Việt Nam
(Nguồn Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than bùn Việt Nam)

23


TT


Tên tỉnh

Số lượng mỏ

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26

27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

TOÀN QUỐC
Tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Hải Dương
Tỉnh Lạng Sơn
Thành phố Hà Nội
Tỉnh Hà Nam
Tỉnh Vĩnh Phúc
Tỉnh Sơn La
Tỉnh Ninh Bình
Tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Nghệ An
Tỉnh Hà Tĩnh
Tỉnh Quảng Bình
Tỉnh Quảng Trị
Tỉnh Thừa Thiên Huế

Tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Quảng Ngãi
Tỉnh Gia Lai
Tỉnh Kon Tum
Tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Nông
Tỉnh Bình Định
Tỉnh Phú Yên
Tỉnh Khánh Hòa
Tỉnh Lâm Đồng
Tỉnh Bình Dương
Tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Tây Ninh
TP. Hồ Chí Minh
Tỉnh Long An
Tỉnh Bình Thuận
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Tỉnh Tiền Giang
Tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Cà Mau
Tỉnh An Giang
Thành phố Cần Thơ
Tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Bến Tre
Tỉnh Đồng Tháp

183
02
04

01
17
01
03
06
01
03
01
10
02
03
01
01
01
11
02
06
06
02
01
02
07
01
02
08
06
07
03
02
01

41
03
07
02
01
01
01
03

24

Trữ lượng, tài nguyên
(122+333+334a), ng.tấn

336.381.974
876.000
2.293.200
300.000
10.226.132
132.440
5.616.000
3.788.435
366.000
1.324.200
36.600
282.247
27.833
376.284
212.109
1.220.000

30.500
1.710.080
30.000
231.794
605.000
671.000
91.500
1.085.733
3.839.899
250.000
1.952.880
6.211.294
1.573.184
1.763.665
738.100
61.100.535
61.000
195.443.851
19.199.000
9.065.930
646.844
762.500
244.000
305.000
1.691.205

Ghi
chú



2.2. HIỆN TRẠNG THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THAN BÙN TỈNH VĨNH
PHÚC ĐẾN NĂM 2014

2.2.1. Hoạt động khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh
Toàn bộ diện tích tỉnh Vĩnh Phúc đã được điều tra lập bản đồ địa chất, khoáng
sản ở các tỷ lệ 1: 500 000, tỷ lệ 1: 200 000 và 1: 50 000. Có thể nói, mức độ điều tra
địa chất khu vực trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Những yếu tố cấu trúc cơ bản, các loại
hình khoáng sản chính trên địa bàn tỉnh đã được làm sáng tỏ, công tác điều tra, đánh
giá khoáng sản còn ở mức thấp.
Công tác điều tra nghiên cứu khoáng sản than bùn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
được nghiên cứu từ những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, cho tới nay cũng vẫn
chưa được chú trọng. Hầu hết tất cả các điểm khoáng sản than bùn đều do người dân
đào ao, đào giếng, đào móng công trình hoặc qua khoan thăm dò địa chất công trình
phục vụ làm đường, xây dựng,... phát hiện. Đến nay, trong tỉnh chưa được cấp giấy
phép thăm dò khoáng sản than bùn nào.
Từ năm 1994, Đoàn địa chất Hà Nội điều tra trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ
1:50.000 đã phát hiện ra điểm khoáng sản than bùn Đạo Tú, xã Đạo Tú và điểm
khoáng sản than bùn Hoàng Đan, xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương. Điểm khoáng sản
có thể điều tra đánh giá khi có nhu cầu.
Qua khảo sát thực địa trên địa bàn Vĩnh Phúc, ngoài 2 điểm mỏ đã được phát
hiện và đưa vào quy hoạch khoáng sản của tỉnh, còn một số điểm phát hiện than bùn
khác. Như vậy, hiện nay nhóm khoáng sản than bùn có các điểm mỏ và điểm phát hiện
than bùn sau:
Huyện Tam Dương:
Ngoài điểm mỏ đã được phát hiện và khai thác, nhóm thực hiện đã đi điều tra từ
cán bộ địa chính xã, người dân,... và đến các địa điểm phát hiện than bùn qua đào ao,
đào giếng, khoan ĐCCT trong làm đường. Qua đó, phát hiện 1 số điểm mỏ khác nằm
dọc theo Sông Phan (Đầm Nhị Hoàng), các điểm mỏ và điểm phát hiện than bùn đó là:
- Điểm mỏ đã được phát hiện và khai thác: Mỏ than bùn Thôn Cầu, xã Hoàng
Đan. Công ty TNHH Hoa Hùng khai thác sản lượng theo giấy phép (đã hết hạn năm

2012) khoảng 5.000 tấn/năm;

25


×