Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Nghiên Cứu về các nguyên tắc hệ thống thu ngân sách . Liên hệ thực trạng Việt Nam trong 5 năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.67 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Kế toán & Kiểm toán
---Lớp: Kế toán doanh nghiệp CLC- K53DD

NHẬP MÔN
TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NGUYÊN
TẮC THIẾT LẬP HỆ THỐNG THU
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
LIÊN HỆ VIỆT NAM TRONG
5 NĂM GẦN ĐÂY

Giáo viên:
Nhóm thực hiện:

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
I. Lý Luận Ngân Sách Nhà Nước Và Hệ Thống Thu Ngân Sách…..4
1. Ngân sách nhà nước………………………………………………………4
1.1. Khái niệm…………………………………………………………......4
1.2. Đặc điểm……………………………………………………………...4
1.3. Vai trò………………………………………………………………...5
2. Hệ thống thu ngân sách nước…………………………………………….7
2.1.Khái niệm, đặc điểm,vai trò của thu ngân sách ………………………7
2.2. Nguồn thu, phân loại các nguồn thu và các nhân tố ảnh hướng đến
nguồn thu NSNN……………………………………………………8
2.3.Hệ thống các nguyên tắc trong hệ thống thu ngân sách nhà nước……11
II. Hệ thống thu ngân sách Việt Nam từ năm 2013 đến nay………..13


1. Tình hình chung về kinh tế từ năm 2013-2017………………………….13
1.1. Đặc điểm nôi bật về kinh tế từ năm 2013-2017…………………......13
1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế………………………………………19
2.Thực trạng thu ngân sách các năm từ năm 2013 đến nay……………......26
2.1. Thu ngân sách năm 2013…………………………………………….26
2.2. Thu ngân sách năm 2014…………………………………………….28
2.3. Thu ngân sách năm 2015…………………………………………….31
2.4. Thu ngân sách năm 2016…………………………………………….34
2.5. Thu ngân sách năm 2017…………………………………………….37
2.6. Dự toán thu ngân sách năm 2018……………………………………40
3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm thu NSNN ……………………………..43
3.1.Các ưu điểm điểm đặt được và cần phát huy của thu NSNN………...43
3.2. Các nhược điểm tồn tại thu NSNN và cần khắc phục ………………46
4. Các giải pháp đối với thu ngân sách ngân sách nhà nước……………….48
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI THÀNH VIÊN

2


MỞ ĐẦU

Ngày nay kinh tế thị trường càng phát triển thì vị trí, vai trò của tài
chính nhà nước ngày càng qua trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Vì
vậy, xây dựng nền tài chính tự chủ vững mạnh là yêu cầu cơ bản cấp bách
trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện đại, trong đó Ngân sách Nhà
nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia.
Ngân sách Nhà nước là nơi tập trung quỹ tiền tệ lớn nhất trong nền kinh
tế, có mối quan hệ chặt chẽ với tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân

cùng mối quan hệ khăng khít với tất cả các khâu của hệ thống tài chính.
Ngân sách Nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đmả bảo cho
các chi tiêu của Nhà nước, và là côngcụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, đảm bảo
cho sự ổn định, phát triển đồng đều giữa các nền kinh tế, và đảm bảo thu
nhập cho người dân.
Và có thể nói rằng thu ngân sách chính là việc tạo lập quỹ ngân sách
nhà nước, từ đó ngân sách nhà nước mới có khác năng phân phối và sử dụng
quỹ tiền tệ này nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. Có thu thì mới
có chi, thu phải tốt thì mới có chi tốt. Chính vì vậy nên có thể khẳng định thu
ngân sách nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng.
Trên cơ sở tầm quan trọng của thu NSNN, nhóm 2 xin được mạnh dạn
trình bày về đề tài: “ Nghiên cứu về các nguyên tắc thiết lập hệ thống thu
ngân sách nhà nước. Liên hệ việt nam trong 5 năm gần đây”

3


I.
Lý Luận Ngân Sách Nhà Nước Và Hệ Thống Thu Ngân Sách
1. Ngân sách nhà nước
1.1 Khái niệm
Ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái giá trị
phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập
trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính
quốc gia nhừm đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của
Nhà nước .
1.2.Đặc điểm
Ngân sách nhà nước là 1 khâu quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia ,
biểu hiện các mối quan hệ kinh tế của Nhà nước với các chủ thể khác như
sau :

a) Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước và các đơn vị hành chính sự
nghiệp:
Là những quan hệ phát sinh trong quá trình phân phối lại các khoản thu
nhập bằng việc NSNN cáp kinh phí cho các đơn vị quản lý nhà nước.
Đồng thời , các đơn vị có hoạt động sự nghiệp có các khoản thu phí và lệ
phí , nguồn thu này một phần các đơn vị làm nghĩa vụ tài chính đối với
NSNN, một phần trang trải các khoản cho tiêu của mình để giảm bớt
gánh nặng cho Ngân sách.
b) Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các doanh nghiệp:
Các quan hệ kinh tế này phát sinh trong quá trình hình thành nguôn thu
của Ngân sách dưới hình thức các loại thuế , phí mà doanh nghiệp phải
nộp. Đồng thời , ngân sách hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp
dưới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng , hỗ trợ vốn …..
c) Quan hệ kinh tế giữa NSNN với các tầng lớp dân cư :

4


Quan hệ này được thể hiện qua việc một bộ phận dân cư thực hiện nghĩa
vụ tài chính đối với nhà nước bằng việc nộp các khoản thuế, phí , lệ phí .
Một bộ phân dân cư nhận từ NSNN các khoản trợ cấp theo chính sách.

d) Quan hệ kinh tế giữa NSNN với thị trường tài chính :
Quan hệ này phát sinh khi Nhà nước tham gia trên thị trường tài chính
bằng việc phát hành các loại chứng khoán cảu kho bạc Nhà nước nhằm
huy động vốn của chủ thê trong xã hội để đáp ứng yêu cầu cân đói vốn
của NSNN.
e) Quan hệ tài chính với Nhà nước và các tổ chức quốc tế:
Thông qua các hình thức viện trợ , đầu tư nước ngoài , vay , cho vay ,
…..

Các quan hệ tài chính thuốc NSNN có những đặc điểm chung sau đây:
-Việc tạo lập và sử dụng NSNN luôn gắn liền với quyền lực Nhà nước
tiến hành trên cơ sở những lật lệ nhất định .
-NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước và chứa đựng những lợi ích
chung , lợi ích cộng đồng .
-NSNN là 1 qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước và được chia thành nhiều
quỹ nhỏ , có tác dụng rên và chỉ sau đó NSNN mới được dùng để thực
hiện các mục đích đã định trước. Đây là nét riêng có của NSNN so với
quỹ tiền tệ khác .
-Hoạt động thu , chi NSNN theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là
chủ yếu .
1.3. Vai trò
Ở trong mọi thời đại và mọi nền kinh tế , NSNN là công cụ điều chỉnh vĩ
mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường , có thể nhìn nhận vai trò
của NSNN dưới các khía cạnh sau :

5


a) NSNN là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi
tiêu và thực hiện sự cân đối thu chi tài chính của Nhà nước.
Nhà nước không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất của cải của xã
hội , do đó đẻe có nguồn tài chính đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của
mình , nhà nước phải ử dụng NSNN làm công cụ tạo ra nguồn thu cân
fthieets. Đây là vai tro truyền thống của NSNN trong mọi thời đại
b) NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế-xã hội
- NSNN là công cụ định hướng phát triển kinh tế , hình thành cơ cấu kinh tế
mới và kích thích thích tăng trưởng kinh tế.
Việc thực hiện vai trò này của NSNN được biểu hiện thông qua công cụ
và hoạt động cụ thể của NSNN

+ Với mục đích tạo điều kiện và kích thích kinh tế - xã hội phát triển ,
Nhà nước sử dụng vốn NSNN để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của nền
kinh tế như xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thong , hệ thống truyền
tải điện , nước , hệ thống cơ sở hạ tầng liên lạc viễn thông.
+Để góp phần hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng đã định , một
mặt nhà nước ưu tiên đầu tư vốn NSNN vào nhũng ngành kinh tế ,những
vùng miền cần thiết mặt khác nhà nước thực hiện những ưu đãi đầu tư
dưới các hình thức khác nhau như ưu đãi tín dụng , ưu đãi thuế suât ,
….nhằm khuyến khích phát triển những nghề hay vùng miền cần phat
triển ( ngành kinh tế mới, ngành kinh tế trọng điểm , vùng miền có nhiều
khó khăn ,….)
+Nhà nước ban hành chính sách thuế suất cao đối kết hợp với chính sách
hạn chế đầu tư vốn NSNN vào các lĩnh vực sản xuất, cung ứng hàng hóa
và dịch vụ xa xỉ ,hàng hóa không có lợi cho xã hội.
+Nhà nước thường tăng chi tiêu ngân sách cho đầu tư phát triển , điều
chỉnh giảm thuế để kích cầu, thực hiện các ưu đãi đầu tư nhằm hỗ trơ và
kích thích nền kinh tế phục hồi.
- NSNN là công cụ điều tiết thị trường bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.
6


Vai trò này đươc biểu hiện thong qua những can thiệp cụ thể của nhà
nước trên thị trường:
+ Thị trường hàng hóa thong thường :các biện pháp điều tiết của nhà
nước được thể hiện chủ yếu thong qua việc sử dụng quỹ NSNN để hình
thành và sử dụng các quỹ dự trữ cần thiết bằng tiền tệ , vật tư ,…..
+Thị trường khác :các biện pháp điều tiết của nhà nước trên các thị
trường này được thực hiện một cách kết hợp và đông bộ giữa các công cụ
tài chính , tiền tệ , giá cả , lãi suất ,….trong đó phát hành trái phiếu , công
trái , chi trả nợ , trả lương từ NSNN, … được chú trọng

-NSNN là công cụ điều tiết thu nhập và góp phần giai quyết các vấn đề xã
hội
+Thông qua chinh sách thu NSNN dưới hình thức kết hợp thuế gián
thu , nhà nước thực hiện việc điều tiết bớt một phần thu nhập của tầng lớp có
thu nhập cao trong xã hội, góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập về
tiền lương , giảm bớt khoảng cách giàu nghèo
c) NSNN là công cụ kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế xã hội
-Nhà nước sử dụng NSNN làm công cụ để kiểm tra , giám sát, quá trình
hình thành , phân phối và sử dụng quỹ NSNN the những mục đích đã
định . Nội dung kiểm tra , giám sát không chỉ là việc chấp hành các quy
định về nghĩa vụ của các chủ thể lien quan trong việc nộp thuế, nộp lệ phí
,….đối với NSNN mà còn là nội dung kiểm tra , giám sát về việc sử dụng
các nguồn tài chính , tài sản nhà nước theo mục tiêu đặt ra cũng như việc
chap hành các quy định pháp lý vè NSNN.
2. Hệ thống thu ngân sách nước
2.1. Khái niệm, đặc điểm , vai trò của thu ngân sách
a) Khái niệm:
Thu NSNN là việc sử dụng quyền lực của mình để huy động , tập trung
một phần nguồn tài chính quốc gia để hình thành quỹ tiền tệ cần thiết nhằm
đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
7


b) Đặc điểm:
Thứ nhất, Thu ngân sách nhà nước là một hình thức phân phối nguồn
tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên
quyền lực của Nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích
kinh tế.
Thứ hai, Thu ngân sách nhà nước gắn chặt với thực trạng kinh tế cà sự
vận đông của các phạm tù giá trị khác như giá cả , thu nhập , lãi suất ,

…..trong đóchỉ tiêu quan trọng biêu hiện thực trạng của nền kinh tế có ảnh
hưởng đến quy mô và mức độ dộng viên của thi Ngân sách nhà nước là tổng
sản phâm quốc nội.
c) Vai trò
Như chúng ta đã biết, NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ
hoạt động kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của nhà nước.
Và có thể nói rằng thu NSNN chính là việc tạo lập quỹ NSNN, từ đó
NSNN mới có khác năng phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ này nhằm
thực hiện các chức năng của Nhà nước. Có thu thì mới có chi, thu phải tốt
thì mới có chi tốt. Chính vì vậy nên có thể khẳng định thu NSNN có vai
trò đặc biệt quan trọng.
2.2. Nguồn thu, phân loại các nguồn thu và các nhân tố ảnh
đến nguồn thu NSNN
a) Nguồn thu của NSNN:

hướng

- Thuế, lệ phí, phí do các tổ chức và các cá nhân nộp theo quy định của
pháp luật.
- Các khoản tu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như:
+ Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế.
+ Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế.
+ Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước( cả gốc và lãi)
- Thu từ các hoạt động của doanh nghiệp
- Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
8


- Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nhà nước,
các tổ chức, cá nhân nước ngoài , từ đóng góp tự nguyện của các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tích biên tài sản…

b) Phân loaị
Phân loại thu NSNN được hiểu là việc sắp xếp các nguồn thu , khoản
thu thành những nhóm, loại nhât định theo tiêu thức phù hợp nhằm đáp ứng
các yêu cầu về nghiên cứu và quản lý.
(1)Theo nội dung kinh tế của các khoản thu
Theo tiêu thức này , thu NSNN bao gồm:
-Thuế
-Lệ phí
-Các khoản thu từ hoạt động kinh tế cuả Nhà nước
-Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp
-Thu từ vay nợ
-Thu khác
(2) Theo tính chất phát sinh của các khoản thu
-Thu thường xuyên
-Thu không thường xuyên
(3) Theo tính chất cân đối của Ngân sách Nhà nước
-Thu trong cân đối
-Thu ngoài cân đối

c) Các nhân tố ảnh hướng đến nguồn thu NSNN:
9


 Thu nhập GDP bình quân đầu người:
Khi GDP/người mà cao thì thu ngân sách nhà nước sẽ cao. Ngược lại, khi
GDP/người thấp thì thu ngân sách nhà nước sẽ thấp
 Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế:

Tỷ suất doanh lợi = kết quả thu được / tổng chi phí bỏ raTỷ suất doanh lợi
phản ánh hiệu quả của nền kinh tế, do đó Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế
càng lớn thì thu ngân sách nhà nước càng lớn. Ngoài ra, nếu dựa vào tỷ suất
doanh lợi trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu ngân sách nhà nước sẽ
tránh được việc động viên vào ngân sách nhà nước gây khó khăn về tài
chính cho hoạt động kinh tế.
 Khả năng xuất khẩu về tài nguyên thiên nhiên:
Đối với các nước đang phát triển và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú thì nhân tố này có ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách nhà nước. Kinh
nghiệm của các nước cho thấy, nếu tỷ trọng xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản
chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu thì tỷ suất thu ngân sách nhà nước sẽ
cao và có khả năng tăng nhanh.
 Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước:
Phụ thuộc vào các yếu tố:- Quy mô tổ chức của bộ máy Nhà nước và hiệu
quả hoạt động của bộ máy đó- Những nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà Nhà
nước đảm nhận trong từng thời kỳTrong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho
chi phí của Nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí
của Nhà nước sẽ dẫn đến đòi hỏi thu ngân sách nhà nước tăng lên
 Tổ chức bộ máy thu ngân sách:
Tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao,chống được thất thu
do trốn,lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm tăng thu ngân sách nhà nước.
Ngược lại, tổ chức bộ máy thu nộp cồng kềnh, cán bộ quản lý thu nộp thiếu
trách nhiệm, cố ý làm sai sẽ là những nguyên nhân gây giảm thu của ngân
sách nhà nước.

10


2.3. Hệ thống các nguyên tắc trong hệ thống thu ngân sách nhà nước
a) Quan điểm xây dựng nguyên tắc trong hệ thống thu NSNN:

- Phải chú trọng kết hợp tốt việc khai thắc, huy động các nguồn tài
chính vào NSNN với việc bồi dưỡng, phát triển các nguồn tài chính
- Phải coi nâng cáo năng suất lao động xã hội, năng suất lao động của
từng doanh nghiệp và tiết kiểm là con đường cơ bản để tạo vốn, để
tăng thu NSNN
- Phải thực hiện toàn dân tạo vốn: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức
xã hội và dân cư nhằm tăng trưởng kinh tế. Không chỉ dựa vào nguồn
vốn NSNN mà còn phải dựa vào vốn của doanh nghiệp, vốn tiết kiểm
của dân cư
b) Các nguyên tắc trong hệ thống thu NSNN :
(1) Nguyên tắc thu theo lợi ích:
Theo nguyên tắc này , việc thiết lập hệ thống thu NSNN phải căn cứ
vào lợi ích mà người đóng góp có thể nhận được từ những hàng hóa và
dịch vụ công cộng mà Nhà nước cung cấp.
(2)Nguyên tắc thu theo khả năng :
Theo nguyên tắc này , việc thiêt lập các mức thu phải dựa vào khả
năng thu nhập cuả người nộp. Người có thu nhập cao thì phải đóng thuế
cao và ngược lại .
Ở Việt Nam trong quá trình cải cách và hoan thiện hệ thống thu NSNN,
đặc biệt là đối với hệ thống thuế, cần tôn trọng và chấp hành các nguyên
tắc cơ bản sau :
-Nguyên tắc ổn định và lâu dài :
 Nguyên tắc này đòi hỏi trong những điều kiện hoạt động kinh tế
bình thường thì phải ổn định mức thu , ổn định sắc thuế , không
được gây xáo trộn lớn trong hệ thống thuế, đồng thời tỷ lệ động
viên cuả NSNN phải thích hợp đảm bảo kích thích nền kinh tế tăng
trưởng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu .
11



 Thực hiện nguyên tắc này cần phải lựa chọn đối tượng tính thuế
sao cho đối tượng đó có ít sự biến động .
 Ý nghĩa: Nguyên tắc này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho công tác
kế hoạch hóa ngân sách vừa kích thích người nộp thuế cải tiến đẩy
mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Nguyên tắc đảm bảo sự công bằng:
 Nguyên tắc này đòi hỏi việc thiết lập hệ thống thuế phải có quan
điểm công bằng đối với mọi người chịu thuế , không phân biệt địa
vị xã hội , thành phần kinh tế.
 Việc thiết kế hệ thống thuế chủ yếu dựa trên khả năng thu nhập của
người chịu thuế.Để đảm bảo được nguyên tắc này thì cần phải kết
hợp giữa các sắc thuế trực thu với các sắc thuế gián thu .
-Nguyên tắc rõ ràng, chắc chắn :
 Nguyên tắc này đòi hỏi trong thiết lập hệ thống thuế, các điều
khoản quy định của các sắc thuế phải rõ ràng , cụ thể ở từng mức
thuế , cơ sở đánh thuế ,….
 Hơn nữa việc sửa đổi bổ sung các điều khoản trong các sắc thuế
không phải lúc nào cũng thực hiện được, cho nên các điều khoản
phải bao quát và phù hợp với hoạt động của nền kinh tế.
 Ý nghĩa: Nguyên tắc này dảm bảo để cho việc tổ chức chấp hành
luật thống nhất đồng thời để tránh tình trạng lách luật, trốn thuế
-Nguyên tắc đơn giản :
Nguyên tắc này đòi hỏi trong mỗi sắc thuế cần hạn chế số lượng thuế
suất , xác định rõ mục tiêu chính , không đề ra quá nhiều mục tiêu
trong một sắc thuế.
Có như vậy mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai luật thuế
vào thực tiễn , tạo thuận lợi cho cá nhân nộp thuế và cơ quan thu
thuế , tránh được những hiện tượng tiêu cực như trốn , lậu thuế, hối lộ.
II.


Hệ thống thu ngân sách Việt Nam từ năm 2013 đến2018
1. Tình hình chung về kinh tế từ 2013 – 2017
12


1.1 Đặc điểm nổi bật về kinh tế từng năm 2013-2017
NĂM 2017
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 ước tính tăng
5,73% so với cùng kỳ năm trước, trong đó quý I tăng 5,15%; quý II đã
khởi sắc hơn quý I với tốc độ tăng 6,17%. Trong mức tăng 5,73% của
toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,65%, đóng
góp 0,43 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 5,81%, đóng góp 2,0 điểm phần trăm; khu vực
dịch vụ tăng 6,85%, là mức tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ 5 năm
gần đây[2], đóng góp 2,59 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức
tăng cao nhất với 5,08% so với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 0,15 điểm
phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành lâm nghiệp tăng 4,31%,
thấp hơn mức tăng 5,75% của 6 tháng năm 2016, đóng góp 0,03 điểm
phần trăm; ngành nông nghiệp tăng khá ở mức 2,01% so với mức giảm
0,78% của cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,25 điểm phần trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 5,33%,
thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,66% và 7,01% của cùng kỳ năm 2015
và năm 2016, chủ yếu do ngành khai khoáng giảm 8,2%, làm giảm 0,61
điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất so với
cùng kỳ các năm từ 2011 trở về đây[3]. Ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo đạt mức tăng 10,52%, tương đương mức tăng 10,50% của cùng kỳ
năm trước, đóng góp 1,79 điểm phần trăm. Ngành xây dựng 6 tháng đầu
năm tăng trưởng khá với tốc độ 8,50%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm
vào mức tăng trưởng chung.

Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào
mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 7,10% so với
cùng kỳ năm trước, là ngành có mức đóng góp cao nhất vào mức tăng
chung (0,65 điểm phần trăm); dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 8,90%,
đóng góp 0,35 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm tăng 7,66%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh
bất động sản tăng 3,86% (mức tăng cao nhất trong 5 năm gần đây[4]),
đóng góp 0,21 điểm phần trăm.
Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản chiếm tỷ trọng 15,06%; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 32,76%; khu vực dịch vụ chiếm 41,84%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp
sản phẩm chiếm 10,34% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm 2016 là:
15,72%; 32,98%; 41,0%; 10,30%).
13


Xét về góc độ sử dụng GDP 6 tháng đầu năm, tiêu dùng cuối cùng tăng
7,04% so với cùng kỳ năm 2016, đóng góp 8,48 điểm phần trăm; tích lũy
tài sản tăng 9,50%, đóng góp 4,26 điểm phần trăm; chênh lệch xuất, nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ ở tình trạng nhập siêu làm giảm 7,01 điểm
phần trăm của mức tăng trưởng chung.
NĂM 2016
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với
năm 2015, trong đó quý I tăng 5,48%; quý II tăng 5,78%; quý III tăng
6,56%; quý IV tăng 6,68%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức
tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra,
nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, giá cả và thương mại
toàn cầu giảm, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường
biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành
công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải

pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các
địa phương cùng thực hiện.
Trong mức tăng 6,21% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 1,36%, thấp nhất kể từ năm 2011 trở lại đây[1], đóng góp
0,22 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây
dựng tăng 7,57%, thấp hơn mức tăng 9,64% của năm trước, đóng góp
2,59 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,98%, đóng góp 2,67 điểm
phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức
tăng cao nhất với 6,11%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp
0,04 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp với quy mô
trong khu vực lớn nhất (khoảng 75%) chỉ tăng thấp ở mức 0,72%, đóng
góp 0,09 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm
phần trăm. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm nay gặp nhiều khó
khăn do diễn biến bất lợi của thời tiết, rét đậm, rét hại đầu năm tại các tỉnh
miền Bắc và Bắc Trung Bộ; hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực Nam
Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; liên
tục những đợt lũ trong các tháng cuối năm tại các tỉnh miền Trung và sự cố
môi trường biển xảy ra cuối tháng Tư tại vùng biển các tỉnh Bắc Trung Bộ
đã gây ảnh hưởng lớn tới kết quả sản xuất của khu vực này.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,06%
so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng
14


cao 11,90%, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 1,83 điểm
phần trăm. Ngành khai khoáng năm nay giảm tới 4,00%, đã làm giảm
0,33 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ
năm 2011 trở lại đây[2]. Nguyên nhân chủ yếu do giá dầu thế giới giảm
khiến lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,67 triệu tấn so với năm trước;

sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 39,6 triệu tấn, giảm 1,26 triệu tấn.
Xu hướng ngành công nghiệp chuyển dịch sang lĩnh vực chế biến, chế
tạo, giảm sự phụ thuộc vào ngành khai khoáng là điều cần thiết vì Việt
Nam đang hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn. Ngành xây dựng
tăng trưởng khá với tốc độ 10,00%, đóng góp 0,60 điểm phần trăm vào
mức tăng chung.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào
mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn
nhất, đạt mức tăng 8,28% so với năm 2015, đóng góp 0,77 điểm phần
trăm vào mức tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm tăng 7,79%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh
bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 4,00%, cao hơn mức tăng
2,96% của năm trước, đóng góp 0,21 điểm phần trăm; dịch vụ lưu trú và
ăn uống năm nay có mức tăng trưởng khá cao 6,70% so với mức tăng
2,29% của năm 2015, đóng góp 0,25 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng
chung.
NĂM 2015
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2015 ước tính tăng 6,68% so với
năm 2014, trong đó quý I tăng 6,12%; quý II tăng 6,47%; quý III tăng
6,87%; quý IV tăng 7,01%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mục tiêu
6,2% đề ra và cao hơn mức tăng của các năm từ 2011-2014[1], cho thấy
nền kinh tế phục hồi rõ nét. Trong mức tăng 6,68% của toàn nền kinh tế,
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44%
của năm 2014, đóng góp 0,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu
vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42%
của năm trước, đóng góp 3,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng
6,33%, đóng góp 2,43 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức
tăng cao nhất với 7,69%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp
0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng

thấp ở mức 2,03% do ảnh hưởng của thiên tai, hạn hán, nhưng quy mô
trong khu vực lớn nhất (chiếm khoảng 75%) nên đóng góp 0,26 điểm phần
trăm; ngành thủy sản tăng 2,80%, đóng góp 0,09 điểm phần trăm, là mức
15


tăng trưởng thấp nhất của ngành này trong 5 năm qua[2] do đối mặt với
nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá cả và thị trường tiêu thụ sản
phẩm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,39%
so với năm trước, trong đó côngnghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,60%, cao
hơn nhiều mức tăng của một số năm trước[3], đóng góp đáng kể vào tốc
độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng trong mức tăng trưởng
chung. Ngành khai khoáng tăng 6,50%. Ngành xây dựng đạt mức tăng
10,82% so với năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ năm 2010[4].
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào
mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn
nhất, đạt mức tăng 9,06% so với năm 2014, đóng góp 0,82 điểm phần trăm
vào mức tăng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng
7,38%, đóng góp 0,41 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản
được cải thiện hơn với mức tăng 2,96%, cao hơn mức tăng 2,80% của năm
trước và chủ yếu tập trung vào mua nhà ở, đóng góp 0,16 điểm phần trăm.
Quy mô nền kinh tế năm nay theo giá hiện hành đạt 4192,9 nghìn tỷ đồng;
GDP bình quân đầu người năm 2015 ước tính đạt 45,7 triệu đồng, tương
đương 2109 USD, tăng 57 USD so với năm 2014. Cơ cấu nền kinh tế năm
nay tiếp tục có sự chuyển dịch nhưng tốc độ chậm, trong đó khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,00%; khu vực công nghiệp và
xây dựng chiếm 33,25%; khu vực dịch vụ chiếm 39,73% (thuế sản phẩm
trừ trợ cấp sản phẩm là 10,02%). Cơ cấu tương ứng của năm 2014 là:
17,70%; 33,21%; 39,04% (thuế là 10,05%).

Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2015, tiêu dùng cuối cùng tăng 9,12% so
với năm 2014, đóng góp 10,66 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích
lũy tài sản tăng 9,04%, đóng góp 4,64 điểm phần trăm; chênh lệch xuất,
nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 8,62 điểm phần trăm của mức
tăng trưởng chung.

NĂM 2014
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm
2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý
IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm
2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền
16


kinh tế. Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp
0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng
tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75
điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng
cao nhất với 6,85%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm
phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức
2,60% nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (Khoảng 74%) nên đóng góp
0,35 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 6,53%, đóng góp 0,21 điểm phần
trăm.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15% so với
năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích cực
với mức tăng cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm trước
(Năm 2012 tăng 5,80%; năm 2013 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc
độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung.

Trong ngành chế biến, chế tạo, các ngành sản xuất đồ uống; dệt; sản xuất
trang phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất giấy; sản
xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (Trừ máy móc thiết bị); sản phẩm điện tử
máy tính; sản xuất xe có động cơ là những ngành có đóng góp lớn vào tăng
trưởng với chỉ số sản xuất tăng khá cao ở mức trên 10%. Ngành khai khoáng
tăng2,40%, có đóng góp của dầu thô và khí đốt tự nhiên. Ngành xây dựng đã có
dấu hiệu phục hồi với mức tăng 7,07%, tăng cao so với mức 5,87% của năm
2013, chủ yếu do đóng góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài với giá trị sản xuất xây dựng khu vực này tăng mạnh ở mức 58%.
Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức
tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt
mức tăng 6,62% so với năm 2013, đóng góp 0,91 điểm phần trăm vào mức
tăng trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,88%;
hoạt động kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,85%,
cao hơn mức tăng 2,17% của năm trước với nhiều tín hiệu tốt trong hỗ trợ thị
trường bất động sản nói chung và phân khúc nhà chung cư giá trung bình và
giá rẻ nói riêng, trong đó giá trị tăng thêm của khấu hao nhà ở dân cư tăng
2,93%.
Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục theo hướng tích cực. Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (Cơ cấu tương ứng của
năm 2013 là: 18,38%; 38,31%; 43,31%).
17


Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2014, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,20% so
với năm 2013, đóng góp 4,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Tiêu
dùng cuối cùng của dân cư tăng 6,12%, cao hơn mức tăng 5,18% của năm
trước); tích lũy tài sản tăng 8,90%, đóng góp 2,90 điểm phần trăm.
NĂM 2013

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với
năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng
5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục
tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và
có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có
nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao,
Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu
tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp
lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải
pháp được Chính phủ ban hành.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48
điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp
hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm;
khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012,
đóng góp 2,85 điểm phần trăm.
Như vậy mức tăng trưởng năm nay chủ yếu do đóng góp của khu vực
dịch vụ, trong đó một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là:
Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%;
hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công
nghiệp không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tăng khá ở mức 7,44% (Năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức
tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn
nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm
trước cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm nay.
Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế cả năm, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 38,3% và khu vực dịch vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng
tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).


18


Xét về góc độ sử dụng GDP năm nay, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36%
so với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung;
tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch
xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do
xuất siêu.
1.2. Tổng quan về tình hình kinh tế
GDP năm 2017 đã đạt 6,81%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Đối với các ngành công nghiệp chế biến, trong 5 năm có thể thấy sự tăng
mạnh của công nghiệp chế biến chế tạo và sụt giảm đối với ngành khai
khoáng.

19


Môi trường kinh doanh được cải thiện khiến cho số lượng doanh nghiệp
thành lập mới trong năm 2017 tăng cao kỷ lục.

Bán lẻ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm qua.

20


Đơn vị: nghìn tỷ
Tình hình thu, chi ngân sách trong các năm


Đơn vị: Nghìn tỷ

21


Đơn vị: Nghìn tỷ
Lạm phát được kiểm soát tốt giúp kinh tế vĩ mô ổn định

Năm 2017 ghi nhận con số kỷ lục mới của xuất nhập khẩu khi chạm ngưỡng
400 tỷ USD
22


Đơn vị: tỷ USD

23


Vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng mạnh cả về đăng ký lẫn giải ngân.

Đơn vị: Tỷ USD

24


Tỷ lệ nợ công trên GDP nếu so với khu vực vẫn thuộc top cao gây nhiều lo
ngại đến chính sách tài khoá. Tuy nhiên, nợ công đã không chạm trần vào
năm 2017 như nhiều dự báo trước đó mà lại có xu hướng giảm.

Năm 2017 ghi nhận tốc độ phát triển vốn từ khu vực ngoài nhà nước


Đơn vị: Tỷ USD
25


×