Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Trình bày các nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước. Vận dụng vào tình hình thực tế Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.24 KB, 10 trang )

TÓM TẮT NỘI DUNG
Đề tài 1 : Trình bày các nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước.
Vận dụng vào tình hình thực tế Việt Nam hiện nay ?
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về ngân sách nhà nước.
a. Khái niệm ngân sách nhà nước:
b. Vai trò của ngân sách nhà nước:
2. Thu ngân sách nhà nước.
a. Khái niệm
b. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước
c. Nội dung thu ngân sách nhà nước
B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Các nguyên tắc tổ chức thu ngân sách nhà nước. Yếu tố ảnh hưởng và
giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước:
1. Các nguyên tắc thu ngân sách nhà nước
2. Yếu tố ảnh hưởng thu ngân sách nhà nước
3. Các giải pháp tăng thu ngân sách nhà nước
II. Việc triển khai thu ngân sách nhà nước năm 2006 - 2008 và giải pháp
đổi mới cơ cấu thu năm 2009 - 2010 .
- Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2006-2008
- Phương hướng và giải pháp giai đoạn 2009-2010
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, sự ra đời và tồn tại của Nhà nước và sự xuất hiện của nhà
sản xuất hàng hóa bao giờ cũng gắn liền với sự ra đời và tồn tại của ngân sách nhà
nước. Đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa nhà nước và các chủ
thể khác trong nền kinh tế thông qua quá trình hình thành, phân phối và sử dụng
quỹ tiền tệ tập trung quan trọng nhất của Nhà nước nhằm đáp ứng cho việc thực
hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước về mọi mặt.
Ngân sách nhà nước cũng đã trở thành công cụ quan trọng nhất được nhà nước
sử dụng để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường, huy động nguồn
tài chính,điều tiết vĩ mô nền kinh tế, cũng như điều tiết thu nhập nhằm đảm bảo


công bằng xã hội. Để thực hiện được những nhiệm vụ đó thì Nhà nước cần có
được nguồn ngân sách dồi dào để định hướng đầu tư, kích thích hoặc hạn chế sản
xuất kinh doanh, cân đối được kế hoạch chi ngân sách theo dự toán.
1. Khái niệm , vai trò của ngân sách nhà nước:
a. Khái niệm ngân sách nhà nước:
Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế phát sinh giữa Nhà
nước và các chủ thể khác trong nền kinh tế dưới hình thái giá trị,phát sinh trong
quá trình Nhà nước tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất
của Nhà nước (ngân sách nhà nước) nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các chức
năng của nhà nước về mọi mặt .
b. Vai trò của ngân sách nhà nước:
- Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn lực tài chính đảm bảo cho
nhu cầu chi tiêu của nhà nước.Những công cụ thường gặp như: thuế, lệ phí, viện
trợ không hoàn lại,thanh lý tài sản công…
Có thể nói, đây là vai trò truyền thống của Ngân sách nhà nước, tồn tại trong
bất cứ thời đại, chế độ xã hội nào kể từ khi nhà nước ra đời. Nó xuất phát từ sự cần
thiết khách quan của việc ra đời nhà nước với chức năng quản lý kinh tế xã hội.
Liên quan đến vấn đề này, C.Mác tổng kết như sau: “ Sức mạnh chuyên chính
của Nhà nước được quyết định bởi ngân sách nhà nước và ngược lại”.Thật vậy,
Nhà nước sử dụng sức mạnh chuyên chính của mình để huy động nguồn lực vào
quỹ ngân sách nhà nước. Ngược lại, Nhà nước muốn duy trì quyền lực chính trị
của mình thì phải dựa trên tiềm lực kinh tế của quỹ ngân sách nhà nước.
- Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa,các yếu tố cơ bản của thị trường như cung
cầu,giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thị trường,thị
trường sẽ có nhiều sự bất ổn do sự mất cân đối của cung cầu .Do vậy ngân sách
nhà nước sẽ giúp bình ổn thị trường ,điều tiết giá cả cũng như kiềm chế lạm
phát .Hay ngân sách nhà nước cũng là công cụ giúp định hướng ,hình thành cơ cấu
kinh tế mới ,kích thích phát triển sản xuất,kinh doanh và chống độc quyền.

- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế
và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng cho xã hội. Thông qua hoạt động
thu ngân sách, dưới hình thức kết hợp thuế gián thu và thuế trực thu, Nhà nước
điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội, hướng dẫn
tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo thu nhập chính đáng của người lao động. Mặt
khác, thông qua hoạt động chi ngân sách dưới hình thức các khoản cấp phát, trợ
cấp trong các chính sách về dân số kế hoạch hoá gia đình về bảo trợ xã hội, về việc
làm...
Các vai trò trên của ngân sách nhà nước cho thấy tính chất quan trọng của ngân
sách nhà nước với các công cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối
với toàn bộ nền kinh tế.
2. Thu ngân sách nhà nước
a. Khái niệm
Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản
thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ
của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của
mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà
nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước.
Như vậy, thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thái
giá trị phát sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị huy động các
nguồn lực tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ tập trung quan trọng
nhất Nhà nước (quỹ ngân sách nhà nước)
Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu ngân sách nhà nước bao gồm
những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu
của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu ngân sách nhà nước là hệ thống những quan
hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động
các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm
thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu ngân sách nhà nước chỉ bao gồm
những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi
trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật ngân sách nhà nước

hiện hành, nội dung các khoản thu thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;
- Các khoản viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý là không tính vào thu ngân sách nhà nước các khoản thu mang tính chất
hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật
thu ngân sách nhà nước (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính
phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào
thu ngân sách nhà nước các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ
có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu ngân sách
nhà nước.
d. Đặc điểm thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều
được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước;
Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế;
biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất,
v.v...
Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực
tiếp là chủ yếu.
e. Nội dung thu ngân sách nhà nước
Căn cứ vào nội dung kinh tế của các khoản thu
- Thuế: đây là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước, thường chiếm từ 80 – 90%
tổng ngân sách nhà nước. Các sắc thuế khi phân loại theo hình thức thu sẽ
gồm hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu.
+Thuế trực thu là thuế mà người, hoạt động, đồ vật chịu thuế và nộp thuế là
một. Ví dụ như một người nhập hàng hóa từ nước ngoài về và tiêu dùng luôn,hay
như thuế TNDN hay TNCN, nhà đất....

+Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là
một. Chẳng hạn, chính quyền đánh thuế vào công ty (công ty nộp thuế) và công ty
lại chuyển thuế này vào chi phí tính vào giá hàng hóa và dịch vụ, do vậy đối tượng
chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt...
Một số loại thuế và sắc thuế phổ biến: Thuế tiêu thụ, VAT, Thuế thu nhập,
Thuế cổ tức, Thuế môn bài , Thuế tài sản, Thuế chuyển nhượng, Thuế thừa kế,
Thuế xuất nhập, khẩu,Thuế khoán ...
Thu phí và lệ phí: Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng
mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi
công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung
cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền
với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa
dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi
ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và
pháp nhân.
Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước: thu từ lợi tức từ hoạt
động góp vốn liên doanh, cổ phần của Nhà nước, thu hồi tiền cho vay (cả
gốc và lãi) của Nhà nước, thu hồi vốn đầu tư của Nhà nước tại các cơ sở
kinh thế - bán hoặc đấu giá doanh nghiệp Nhà nước.
Thu từ hoạt động sự nghiệp: Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt
động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước.
Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước: Khoản
thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân
phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các
nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán
tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản: Các khoản thu này cũng là một phần
thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định.
Thu từ hoạt động hợp tác lao động với nước ngoài...

Căn cứ vào tính chất phát sinh các khoản thu
- Thu thường xuyên: là các khoản thu phát sinh thường xuyên cùng với nhịp độ
hoạt động của nền kinh tế, có tính chất bắt buộc như thuế, phí, lệ phí với
nhiều hình thức cụ thể do luật định.
- Thu không thường xuyên: là những khoản thu chỉ phát sinh vào thời điểm,
vào những khoảng thời gian nhất định, không phát sinh liên tục như thu từ
hoạt động kinh tế của Nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc
cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước...
Căn cứ vào tính chất cân đối ngân sách nhà nước
- Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: là các khoản thu nằm trong hoạch định
của Nhà nước (gồm thuế, phí, lệ phí, lợi tức cổ phần của Nhà nước, thu tiền
bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước và các khoản thu khác).
Đây là những khoản thu mang tính chất động viên không hoàn lại, tức là
không có trách nhiệm hoàn trả trực tiếp.

×