Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Bài 9. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 18 trang )

Tục ngữ có câu’’Nước chảy
đá mòn’’ để nói về hiện
tượng địa hình nào trên bề
mặt Trái Đất?



Đó là hiện tượng địa hình bề mặt Trái
Đất bị mài mòn cắt xẻ do tác động của
nước, gió và sóng biển( quá trình bóc
mòn). Để hiểu hơn về hiện tượng
này,chúng ta hãy cùng nhau đến với bài
học này nhé!!


Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa
hình
bề mặt Trái Đất
Tổ 3

Qúa trình bóc mòn


Qúa trình bóc mòn
* Khái niệm: Qúa trình bóc mòn là quá trình chuyển dời
các sản phẩm phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu, dưới tác
động của ngoại lực.
* Gồm các quá trình: Xâm thực, thổi mòn, mài mòn..
* Các dạng bóc mòn:
- Xâm thực:
+ Là quá trình bóc mòn chủ yếu do nước chảy.


+ Do nước chảy diễn ra theo chiều sâu với tốc độ
nhanh tạo thành các dạng địa hình độc đáo:
Các dòng chảy tạm thời tạo ra các khe rãnh.
Dòng chảy thường xuyên tạo thành các thung lũng
sông và suối.
Tác động xâm thực của sóng biển tạo nên nhiều
vịnh và mũi đất nhô ra biển.



-Thổi mòn ( khoét mòn):
+ Là quá trình bóc mòn do tác động
của gió.
+ Thường diễn ra mạnh ở những vùng
có khí hậu khô khan. Các cơn gió cuốn
theo những hạt cát va đập mạnh vào bề
mặt đá và phá hủy đá nên tạo thành
những dạng địa hình độc đáo như: nấm
đá, cột đá, hố trũng thổi mòn , bề mặt
đá rỗ tổ ong...




-Mài mòn:
+ Là quá trình bóc mòn do nước chảy tràn
trên sườn dốc, sóng biển hoặc do băng hà.
+ Qúa trình này diễn ra chậm chủ yếu ở trên
bề mặt đất đá.Mài mòn do sóng biển chủ yếu
tạo nên các dạng địa hình như: hàm ếch sóng

vỗ, vách biển,.... Mài mòn do băng hà tạo nên
các dạng địa hình như: vịnh hẹp băng hà, cao
nguyên băng hà, đá trán cừu....
-- Ngoài ra còn có địa hình băng tích.





Các dạng địa hình độc đáo




CÂU HỎI
*Tổ 1: Qúa trình bóc mòn diễn ra ở đâu? Tại sao?
-Trả lời: Qúa trình bóc mòn diễn ra ở:
+ Vùng có lượng mưa thường xuyên và có cường độ cao do sự
tác động của các giọt nước mưa.Khi mưa rơi xuống nhanh hơn tốc
độ thấm thì xuất hiện các dòng chảy.Các dòng chảy mang theo đất
cát dẫn đến hiện tượng bóc mòn.
+ Vùng có ít hoặc không có thảm thực vật thường là những nơi
có khí hậu khô khan.Các cơn gió mang theo những hạt cát va đập
mạnh vào đá, phá hủy đá cũng xuất hiện dạng địa hình bóc mòn.
+ Vùng ven biển có bờ bằng đá cứng, cao và dốc .Những cơn
sóng xô vào bờ tạo ra một nguồn năng lượng lớn va vào đá lại
cộng thêm sức phá hủy của các vật liệu do nó mang theo làm biến
dạng đá ở ven biển,xuất hiện hiện tượng mài mòn.
+ Vùng có khí hậu lạnh. Do sự chuyển động của băng hà làm
phá vỡ đá ở dưới đáy biển dẫn đến hiện tượng bóc mòn.



*Tổ 2:- Nước chảy đá mòn xảy ra trong quá trình nào? Tại
sao? +Trả lời: Nước chảy đá mòn là hiện tượng bóc mòn
do nước chảy qua bề mặt đá.Bởi vì đá nằm sâu dưới đáy
sông, suối; Khi nước chảy mang theo các đất đá lại cộng
theo lực ma sát của nước vào các bề mặt đá làm cho đá
ngày càng nhẵn bóng. Hoặc do trong đá có chứa CaCO3
và trong nước có khí CO2 nên ta có phương trình:
CaCO3+ H2O+ CO2
Ca(HCO3)2
Một phần Ca(HCO3)2 dễ phân hủy trong nước nên đá bị
mài mòn.
- Tại sao phải khắc phục quá trình xâm thực?
+Trả lời: Vì quá trình xâm thực diễn ra cả trên bề mặt
đất và sâu trong lòng đất.Qúa trình xâm thực gây ra nhiều
hậu quả xấu như tạo ra các khe rãnh xói mòn và các dạng
địa hình phức tạp ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của
con người.








** Cô giáo: -Ở Việt Nam quá trình bóc mòn nàodiễn
ra phổ biến nhất ? Tại sao?
+ Trả lời: Ở Việt Nam quá trình bóc mòn diễn ra

phổ biến nhất là quá trình xâm thực ( ở các dãy núi
vùng Tring du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,...)
và quá trình mài mòn( Vịnh Hạ Long ở Quảng
Ninh...). Do địa hình của nước ta chủ yếu là đồi núi
đặc biệt có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm
quanh năm nên lượng mưa nhiều dẫn đến sự xuất
hiện của các thung lũng sông, suối; các khe rãnh.Có
đường bờ biển dài 3260 km, chịu sự ảnh hưởng của
thủy triều, núi cao ăn tận ra biển và có nhiều vịnh
biển như vịnh Hạ long....Ngoài ra còn do nạn phá
rừng bừa bãi.





-Biện pháp hạn chế bóc mòn?
+ Trả lời: Trồng cây ở rừng đầu nguồn,phủ xanh đồi
trọc, trồng cây gây rừng để giảm tốc đọ rơi của các hạt
nước mưa, làm giảm quá trình xâm thực của nước
chảy.Xây dưng hệ thống ruộng bậc thang, áp dụng linh
hoạt các biện pháp nông nghiệp( trồng cây theo băng,
bố trí đa canh..),lâm nghiệp(trồng cây bảo vệ đất, chắn
gió...).Tích cực tuyên truyền cho người dân bảo vệ
rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta, giảm
hậu quả từ quá trình bóc mòn. Khi canh tác đất trên
đồi núi phải lưu ý sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp
với phân khoáng.




×