Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

GIÁ TRỊ THẨM MỸ TRONG VĂN HÓA HÁT THEN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÀY Ở TỈNH BẮC KẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.73 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

HÀ MINH HIỆU

GIÁ TRỊ THẨM MỸ TRONG VĂN HÓA
HÁT THEN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÀY
Ở TỈNH BẮC KẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------------

HÀ MINH HIỆU

GIÁ TRỊ THẨM MỸ TRONG VĂN HÓA
HÁT THEN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC TÀY
Ở TỈNH BẮC KẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành : Triết học
Mã số

: 60.22.03.01

LUẬN VĂN KHOA HỌC THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS LÊ QUANG VINH

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS Lê Quang Vinh, có kế thừa một số kết quả nghiên
cứu liên quan đã được công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung
thực, đảm bảo tính khách quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về luận văn
của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Hà Minh Hiệu


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học và các phòng
ban khác của trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho em được học
tập, nghiên cứu tại quý trường. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Triết
học đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt thời gian qua.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến UBND tỉnh nhà Bắc Kạn, các
cơ quan ban ngành đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quà trình nghiên cứu
đề tài.
Đặc biệt, em xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến
PGS.TS Lê Quang Vinh, Phó tổng thư ký Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam - Tổng Biên tập báo Nhân đạo và Đời sống, người đã tận tâm hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn Thạc sĩ

Triết học của mình.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ
và động viên tác giả luận văn trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2017
Tác giả

Hà Minh Hiệu


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................5
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................11
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.............................................................11
5. Giả thuyết khoa học.....................................................................................12
6. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................12
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu......................................................................12
8. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................12
9. Kết cấu của luận văn....................................................................................13
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn..........................13
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẨM MỸ
TRONG VĂN HÓA HÁT THEN CỦA DÂN TỘC TÀY

Ở TỈNH


BẮC KẠN................................................................................................14

1.1. Các khái niệm cơ bản.............................................................................14
1.1.1. Khái niệm Giá trị thẩm mỹ....................................................................14
1.1.2. Khái niệm Văn hóa và định nghĩa UNESCO về văn hóa......................29
1.1.3. Khái niệm Then.....................................................................................31
1.2. Những yếu tố tác động đến sự ra đời và phát triển của Then ở Bắc
Kạn .................................................................................................................33
1.2.1. Khái quát về vị trí địa lý........................................................................33
1.2.2. Khái quát về lịch sử...............................................................................36
1.2.3. Con người, địa bàn cư trú và đặc trưng văn hóa dân tộc Tày ở tỉnh
Bắc Kạn...................................................................................................38
1.3. Then trong đời sống tinh thần của người Tày ở Bắc Kạn..................40


1.3.1. Lịch sử hình thành, quá trình phát triển và bảo tồn của văn hóa hát
Then ......................................................................................................41
1.3.2. Then - một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Tày ở
Bắc Kạn...................................................................................................46
1.3.3. Giá trị thẩm mỹ của hát Then................................................................50
1.3.4. Các hình thức diễn xướng của Then......................................................53
Tiểu kết chương 1..........................................................................................59
Chương 2: GIÁ TRỊ THẨM MỸ TRONG VĂN HÓA HÁT THEN
CỦA NGƯỜI TÀY Ở TỈNH BẮC KẠN..............................................60
2.1. Giá trị thẩm mỹ qua nội dung lời hát Then ở tỉnh Bắc Kạn..............60
2.1.1. Cái đẹp trong lời Then...........................................................................60
2.1.2. Lời Then thể hiện niềm tin thiêng liêng vào cái đẹp của thế giới
thần linh...................................................................................................68
2.1.3. Lời Then chứa đựng cái đẹp mơ ước khát vọng về cuộc sống bình

yên, ấm no, hạnh phúc.............................................................................73
2.2. Giá trị thẩm mỹ qua các phạm trù hát Then.......................................82
2.2.1. Giá trị thẩm mỹ qua phạm trù cái đẹp của văn hóa hát Then................82
2.2.2. Giá trị thẩm mỹ qua các phạm trù cái cao cả của văn hóa hát
Then........................................................................................................86
2.2.3. Giá trị thẩm mỹ của hát Then luôn gắn với cái đạo đức và lên án
cái phi đạo đức, cái xấu trong xã hội.......................................................88
2.3. Một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị thẩm mỹ của
Then trong giai đoạn hiện nay..............................................................90
2.3.1. Giải pháp giáo dục và những việc cần làm trước mắt...........................90
2.3.2. Giải pháp của chủ thể sinh hoạt, diễn xướng Then để tăng thêm giá
trị thẩm mỹ..............................................................................................91
2.3.3. Giải pháp của nhà nước, nhà trường, nhà văn - nghệ sỹ dân gian................92
2.3.4. Đóng góp và khuyến nghị của tác giả về sử dụng kết quả nghiên
cứu của luận văn......................................................................................93
Tiểu kết chương 2..........................................................................................94


KẾT LUẬN.......................................................................................................95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................98


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc sinh sống trên cùng một lãnh thổ.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn
nhau như anh em ruột thịt, trong đó có người Tày, Nùng, Thái.
Người Tày ở Việt Nam có số dân 1.626.392 người, là dân tộc có dân số
đứng thứ 2 trên đất nước; có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố. Người Tày cư trú

tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái
Nguyên, Lạng Sơn (theo thống kê, năm 2009). Số người dân tộc Tày ở Bắc
Kạn là 155.510 người, chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 18,9% tổng số người
Tày tại Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hình thành và phát triển, với đời sống
tinh thần phong phú, hòa nhập, dân tộc Tày đã có sự giao lưu hòa trộn văn
hóa với các dân tộc khác như Nùng, đặc biệt là trong các hoạt động hát Then,
Lượn… Những bài Then, Lượn ấy đã làm nên nét đặc trưng văn hóa rất riêng
của núi rừng Việt Bắc đại ngàn.
Người Tày đã tạo nên một kho tàng văn hóa, văn nghệ dân gian có giá
trị thẩm mỹ vô cùng phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Chẳng hạn
như hát Then, Lượn... Có thể khẳng định rằng những đặc trưng văn hóa mang
tính truyền thống lâu đời của người Tày là một trong những đặc trưng của
Văn hóa Dân gian trong cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Tạo
nên những giá trị thẩm mỹ nền móng cho việc giáo dục thẩm mỹ ở nước ta.
Giá trị thẩm mỹ thông qua hát Then nhằm hoàn thiện nhân cách của
con người là một quá trình phát huy sức mạnh trong việc hình thành các quan
niệm thẩm mỹ mới hướng tới nâng cao đời sống tinh thần, tình cảm, thẩm mỹ
của con người.
Hát Then giúp cho con người xây dựng những tình cảm đẹp, bồi dưỡng
năng lực cảm xúc, tạo dựng một nhân cách hài hòa. Nó là sản phẩm được hình


2
thành trong thực tiễn lao động và chiến đấu của con người và thường xuyên
thúc đẩy thực tiễn đó đi lên. Thông qua những làn điệu Then, con người biết
căm giận cái xấu, buồn đau trước cái bi thương, khâm phục cái cao cả và anh
hùng, biết cải tạo đời sống cá nhân.
Những giá trị thẩm mỹ thông qua những làn điệu Then sẽ kích thích
hoạt động của con người trong lĩnh vực sản xuất kinh tế - xã hội. Bằng việc đề

cao cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng trong cuộc sống, hát Then tăng cường
bồi dưỡng năng lực cảm xúc, ngăn ngừa những căn bệnh vô cảm về mặt thẩm
mỹ trong xã hội hiện nay.
Trong xã hội hiện nay, con người bị cuốn vào vòng xoáy của nền kinh
tế thị trường và toàn cầu hóa, con người buộc phải cạnh tranh để tồn tại.
Trong điều kiện ấy con người trở nên vô cảm hơn, nhiều lúc trở thành nô lệ
của tiền bạc. Với chức năng tạo ra độ nhạy cảm của năng lực thẩm mỹ, hát
Then giúp con người tìm lại được chính mình trong những cảm xúc vô tư,
trong sáng ấy.
Hát Then đóng vai trò định hướng sự phát triển của giá trị thẩm mỹ,
xây dựng những giá trị thẩm mỹ tiến bộ, hợp lý làm nền tảng hình thành giá
trị thẩm mỹ lành mạnh cho con người hiện nay. Tuy là loại giá trị mang ý
nghĩa giáo dục tinh thần, song những giá trị ấy lại chỉ có thể thỏa mãn bằng
vật chất cụ thể có chứa đựng giá trị thẩm mỹ tốt đẹp, trong nghệ thuật hát
Then đó là những bài hát, những làn điệu, những âm hưởng ngân nga. Thông
qua việc hát và các cảm nhận các làn điệu Then, con người được tiếp xúc,
cảm thụ, đánh giá các bài hát chân chính, những bài hát hay có giá trị luôn
góp phần định hướng, xây dựng những giá trị thẩm mỹ, giá trị mới lành mạnh,
chính đáng của con người.
Ngoài ra, hát Then góp phần góp phần xây dựng lý tưởng thẩm mỹ cao
đẹp cho con người. Khi những làn điệu Then được cất lên thì con người tiếp


3
nhận lý tưởng thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ thể hiện trong chính những lời hát
Then và qua đó hướng tới các lý tưởng chính trị, đạo đức tốt đẹp trong đời
sống thông qua các hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ, chú giải phóng quân trong
thời kỳ kháng chiến đã thôi thúc, động viên lớp lớp thanh niên đi cứu nước,
giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
Cái đẹp trong nghệ thuật hát Then được chưng cất qua tâm hồn các nhà

văn, nhà thơ, nhà nghệ sỹ dân gian, nó thấm sâu vào tâm hồn người nghe, tạo
cảm xúc lành mạnh, tạo ra những giá trị thẩm mỹ cần thiết. Như trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hình tượng bà mẹ Việt Nam anh hùng
cao đẹp đã làm rung động đến lòng người, góp phần giáo dục nhiều thế hệ xả
thân chiến đấu cho đất nước, cho dân tộc.
Bắt nguồn từ cái chân thật, giản dị, chân chính trong những làn điệu
Then đã được chưng cất qua tâm hồn nhà nghệ sĩ dân gian với một lý tưởng
chân chính, giúp con người sống tốt theo quy luật hoàn thiện, hoàn mỹ. Nó
thấm sâu vào tâm hồn người nghe, tạo ra cảm quan nghệ thuật, cảm xúc lành
mạnh, tạo ra những giá trị cần thiết nâng cao tâm hồn con người.
Xây dựng các giá trị thẩm mỹ bằng hình thức hát Then nhằm phát triển
nhân cách con người mới tự nó đã mang tính chất xã hội sâu sắc. Hát Then
dẫn con người đến với con người, giúp con người nhận thức thế giới và thâm
nhập vào đời sống bên trong của con người, cải tạo con người, giúp con người
hoàn thiện nhân cách của mình. Hát Then có tác động làm thay đổi con người,
giúp con người vượt lên mọi nỗi bất hạnh và trở thành một sức mạnh kỳ diệu
góp phần xây dựng xã hội mới.
Tác động của cái đẹp thông qua hình tượng hát Then đến con người
thanh cao, vô tư, không vụ lợi, không thô thiển, nó thể hiện hài hòa trong tâm
hồn con người và cả trong xã hội loài người. Giá trị thẩm mỹ của hát Then
giúp con người có thể nhận thức được thế giới hiện thực một cách phong phú


4
và đa dạng, giúp con người rút ra những kinh nghiệm quý báu khắc phục
nhược điểm của thời đại cũ, vươn tới trên đôi cánh vững bền của truyền
thống. Giá trị thẩm mỹ lớn lao mà đời người đã mang lại cho văn hóa hát
Then là những người bình thường đã bước vào thơ ca và làm nền cho những
vẻ đẹp vừa giản dị, vừa kỳ vĩ.
Qua chặng đường dài hoạt động đã cho ra đời nhiều công trình có giá

trị lớn về văn hóa hát Then của đồng bào dân tộc Tày trên phạm vi cả nước.
Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các tộc người với thiên
nhiên thông qua các tri thức sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán, mối
quan hệ của con người với thế giới tự nhiên. Thực hiện được nhiệm vụ trên
không những góp phần vào việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của dân
tộc Tày trong quá khứ mà còn góp phần thiết thực trong công cuộc xây dựng
nền Văn hóa Xã hội mới - Xã hội Chủ nghĩa.
Nói đến hát Then là nói đến một loại hình sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng
lâu đời của các dân tộc Tày, Nùng, Thái. Hát Then là thành tố quan trọng
trong đời sống tinh thần của người dân tộc Tày vì sự linh thiêng của nghi lễ
nên hát Then chỉ tồn tại trong không gian và môi trường diễn xướng nghi lễ
tín ngưỡng. Thực tế, hát Then có từ bao giờ?, ở đâu?, khi nào? còn là vấn đề
gây nhiều tranh luận. Tạm thời, các tác giả khẳng định Then có nguồn gốc
hình thành, phát triển ở tỉnh Cao Bằng và được lưu truyền sang các địa
phương khác do sự giao lưu văn hóa, hôn nhân giữa các dân tộc nên ngoài
Cao Bằng có thể thấy hát Then có mặt ở các tỉnh khác trên đất nước song
nhiều nhất có thể kể đến như Bắc Kạn , Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang,
Tuyên Quang.
Về Then Tày, từ khi ra đời đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu khảo sát tìm ra giá trị cho việc tiếp nhận và thưởng thức, nhưng khi
nghiên cứu về Then các nhà sưu tầm, nghiên cứu thường đi sâu vào nghiên


5
cứu về mặt âm nhạc và văn hóa tâm linh, tuy nhiên chưa có một công trình
khoa học nào làm rõ khía cạnh về vấn đề thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ trong
Then của người Tày Bắc Kạn.Vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Giá trị
thẩm mỹ trong văn hóa hát Then của đồng bào dân tộc tày ở tỉnh Bắc Kạn
hiện nay” để nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của mình.
Tôi khẳng định luận văn này là luận văn đầu tiên kế thừa kết quả

nghiên cứu của những người đi trước và cố gắng đi sâu hơn vào phần thẩm mĩ
của các làn điệu Then.
2. Lịch sử nghiên cứu
 Nhóm nghiên cứu về giá trị thẩm mỹ
Giá trị thẩm mỹ xây dựng đời sống tinh thần cho con người đã có từ
trong những tác phẩm của các nhà tư tưởng thời cổ đại, thời Phục hưng và
thời Khai sáng.
Trước hết phải kể đến T. Sécnưsépxki (1962), với tác phẩm Quan hệ
thẩm mỹ của nghệ thuật với hiện thực, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Ông cho rằng
“cái đẹp trong nghệ thuật cao hơn cái đẹp trong hiện thực” [39, tr.19].
Ph.Sinle (1962) - Nhà triết học Đức, với tác phẩm Những bức thư về
giáo dục thẩm mỹ, Nxb Sự thật, Hà Nội. Ông cho rằng nhiệm vụ cơ bản của
giáo dục thẩm mỹ là tìm một con đường cải tạo xã hội theo tinh thần dân chủ
tư sản, không thông qua cách mạng. Ông kêu gọi “Phải vận dụng việc giáo
dục thẩm mỹ để khôi phục tính cách hoàn chỉnh” [35, tr 171]
Kant (1962), Nguyên lý mỹ học Mác - Lênin, Nxb Sự thật, Hà Nội, cho
rằng “nghệ thuật tuy không có quy luật, nhưng tác động một cách có quy luật,
tuy không có dụng ý nhưng tác động một cách có dụng ý” [22, tr.201].
Còn Hêghen cho rằng “nhiệm vụ của nghệ thuật không nhằm mục đích
giáo huấn, tu thiện, thanh khiết hóa tâm hồn mà nhằm bộc lộ chân lý qua các
hình thức cảm tính, qua cách bố trí nghệ thuật” [22, tr.201].


6
N.Đimitriêva (1962), Bàn về cái đẹp, bản dịch của Nxb Văn hóa
Nghệ thuật, Hà nội, tác giả nghiên cứu cái đẹp rất sâu theo quan điểm mỹ học
Mác - Lênin (cái đẹp cải tạo cuộc sống) [26, tr.56].
T.Sécnưsépxki (1962), Quan hệ thẩm mỹ của nghệ thuật đối với hiện
thực, bản dịch của Nxb Văn hóa - Nghệ thuật, Bộ văn hóa. Sách này trình
bày một quan điểm mới về cái đẹp khi gắn cái đẹp với cuộc sống mà trước

đây I.Kant và F.Hegel mới chỉ gắn cái đẹp với nghệ thuật [39, tr.38].
X.X. Visnhiốpxki - TS Triết học Liên Xô (1981), Lối sống Xã hội chủ
nghĩa, Nxb Thông tin lý luận. Tác giả đã xem xét, phân tích những vấn đề cơ
bản của lối sống xã hội chủ nghĩa, những đặc trưng cơ bản của nó, các phương
hướng chủ yếu tiếp tục hoàn thiện lối sống xã hội chủ nghĩa [54, tr.36].
N.Khápsencô (1982), Bàn về cái đẹp, bản dịch của Nxb Thanh niên,
tiếp tục theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, nhưng gắn với công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô [27, tr.56].
GS.TS Đỗ Huy (1985), Cái đẹp - Một giá trị, Nxb Thông tin lý luận.
Sách nghiên cứu sâu về giá trị thẩm mỹ, tức là nghiên cứu thước đo thẩm
mỹ mà thước đo ấy theo GS.TS Đỗ Huy là cái đẹp [17, tr.19].
Các tác giả Phan Kế An, Vũ Tự Lân, Trường Lưu, Lê Đức Nga, Lê Anh
Trà (1987), trong cuốn Thỏa mãn nhu cầu Văn hóa và nâng cao thị hiếu nghệ
thuật, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Các tác giả đã xem xét thị hiếu thẩm mỹ về
nhiều mặt, song do những nguyên nhân khác nhau các tác giả đề cập đến thị
hiếu thẩm mỹ trong đời sống thẩm mỹ ở tầm khái quát [1, tr.51].
TS.Vĩnh Quang Lê (1996), Giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị Quốc gia. Tác giả đã nghiên cứu giáo dục bằng văn hóa thẩm mỹ
thông qua văn học là nội dung cơ bản.Tác giả đề cập tới giáo dục thị hiếu
thẩm mỹ như một nhân tố quan trọng trong hệ thống giáo dục hiện nay, góp
phần tích cực trong việc hình thành nhân cách, nâng cao khiếu thẩm mỹ cho
con người [24, tr.56].


7
GS.TS Huỳnh Khái Vinh (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về lối sống,
đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, Nxb Giáo dục Hà nội. Tác giả đã đề cập đến
những vấn đề cơ bản của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội, mối quan hệ
biện chứng giữa chúng với việc phát triển văn hóa - xã hội [51, tr.57].
Trần Ngọc Tăng (2001), Vai trò của truyền thông đại chúng trong giáo

dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả đã tập
trung đề cao vai trò của các yếu tố liên quan đến việc hình thành và hoàn thiện
môi trường giáo dục thẩm mỹ, tác giả khẳng định rằng giáo dục thẩm mỹ là một
nội dung trọng tâm trong sự nghiệp giáo dục nói chung ở nước ta hiện nay, và
thành quả các hoạt động giáo dục thẩm mỹ có mối quan hệ mật thiết với các yếu
tố vệ tinh như nghệ thuật, văn học, truyền thông đại chúng [40, tr.36].
GS.TS Đỗ Huy (2008), trong cuốn Lối sống dân tộc - hiện đại mấy
vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục Việt Nam. Tác giả đề cập đến vấn
đề nếp sống, lối sống đô thị, lối sống gia đình ở giai đoạn phát triển và hội
nhập quốc tế hiện nay [19, tr.48].
Với sự cộng tác của GS.TS Đỗ Huy; TS. Nguyễn Thu Nghĩa; ThS. Đỗ
Thị Minh Thảo (2010), Lịch sử Mỹ học (trọn bộ), Nxb Giáo dục Việt Nam.
Tác phẩm công phu này đã thâu tóm diễn tiến của Mỹ học từ thời kỳ nguyên
thủy tới hiện đại. Sách đặc biệt khảo sát thành tựu cái đẹp qua các thời đại.
Sách có cả một chương nói về sự hình thành và phát triển của Mỹ học Việt
Nam [20, tr.41].
Ngoài ra còn một số công trình cũng đề cập đến vấn đề giáo dục thẩm mỹ
của các tác giả như: Arixtôt (1957), Cuốn Thi Pháp, Nxb nghệ thuật, Matxcơva Tiếng Nga [3, tr.48]; Denishusman (2011), Mỹ học, Nxb thế giới [8, tr.44].
Ngoài ra còn có một số công trình khác như của: GS.TSKH Đỗ Xuân
Hà (1997), Giáo dục thẩm mỹ, món nợ lớn đối với thế hệ trẻ, Nxb Giáo dục
Việt Nam. Tác giả đã cho rằng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thực chất là


8
quá trình nhà giáo dục giúp đứa trẻ biến đổi mình trở thành một chủ thể thẩm
mỹ đích thực với quan hệ thẩm mỹ đúng đắn [10, tr.49].
TS. Nguyễn Ngọc Thu (2003), Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng
lực sáng tạo của con người, Nxb Văn hóa, Hà Nội. Tác giả chỉ ra rằng con
người luôn khát vọng tìm đến cái đẹp sự hoàn mỹ, luôn hiếu kỳ khám phá cái
đẹp, sáng tạo cái đẹp tạo ra cái đích để đạt đến sự thành công [46, tr.62].

TS. Nguyễn Chương Nhiếp (2004), Thị hiếu thẩm mỹ trong đời sống,
Nxb Văn hóa, Hà Nội. Tác giả chỉ ra bản chất và vai trò của thị hiếu thẩm mỹ
trong đời sống thẩm mỹ [29, tr.79].
TS. Trần Túy (2005), Vai trò của nghệ thuật trong giáo dục thẩm mỹ, Nxb
Văn hóa, Hà Nội. Tác giả chỉ ra rằng việc định hướng giá trị nghệ thuật tức là
giúp cho thế hệ trẻ phân biệt được cái nghệ thuật và cái phi nghệ thuật, có xúc
cảm trước các tác phẩm nghệ thuật, biết thưởng thức và đánh giá [49, tr.37].
Như vậy có thể thấy số lượng công trình nghiên cứu về giáo dục thẩm
mỹ của các học giả trong nước và ngoài nước khá lớn. Nhưng nhìn chung nó
chưa có sự gắn kết giữa giáo dục thẩm mỹ với văn hóa dân tộc.
 Nhóm giá trị thẩm mỹ bằng văn hóa hát Then
Hát Then là một làn điệu trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc
Tày, từ lâu đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, sưu tầm. Then
Tày ở Việt Nam rất phong phú và luôn tồn tại trong đời sống hiện thực, nó có
vị trí đặc biệt trong quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam.
Trước năm 1945, thời kỳ này hầu như không có các công trình nghiên
cứu về giáo dục thẩm mỹ bằng hát Then. Sau năm 1945, số công trình nghiên
cứu về Then tăng về số lượng và tập trung vào chiều sâu căn bản của Then
nhiều hơn.
Dương Kim Bội (1975), trong cuốn Lời hát Then, Nxb Việt Bắc. Đây
được coi là cuốn sách đầu tiên giới thiệu về lời hát Then dưới dạng nguyên


9
bản bằng tiếng Tày, có lẽ cuốn sách được tác giả sưu tầm trong lễ Then cấp
sắc. Nó góp phần to lớn khẳng định vai trò, giá trị của hát Then trong đời
sống người dân tộc Tày [04, tr.14].
Nhiều tác giả (1978), Một số vấn đề về Then Việt Bắc, Nxb Văn hóa
dân tộc, đã có những nhận xét đánh giá về giá trị tinh thần, giá trị nghệ thuật
của lời hát Then, múa Then [30, tr.23].

Nguyễn Thị Hiền (1998), Người diễn xướng Then - Nghệ nhân hát dân
ca và thầy Shaman, Nxb Văn hóa dân tộc, đã nêu rõ người làm Then là nghệ
nhân hát dân ca vừa là thầy cúng - thầy Shaman thực thụ [13, tr.40].
Đoàn Thị Tuyến (2000), Then một hình thức shamam giáo, Nxb Văn
hóa, Hà nội. Trong Luận văn tốt nghiệp khoa Sử, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn với nội dung Đạo Then trong đời sống tâm linh của người Tày Nùng Lạng Sơn, phân tích Then như một hình thức tín ngưỡng, có đóng góp
khá mới mẻ trong việc tìm hiểu đời sống và thế giới tâm linh của người làm
Then [50, tr.57].
Tác giả Triệu Thị Mai (2001), trong cuốn: Lễ cầu tự của người Tày ở
Cao Bằng, Nxb Văn hóa Thông tin. Đã chỉ rõ sự tin tưởng vào thế giới thần
linh của con người mặc dù khoa học ngày nay phát triển, việc sinh con theo ý
muốn đã được kết quả nhưng ở mức độ nào đó một số lễ thức về việc cầu tự
vẫn được khá nhiều người duy trì không chỉ đối với người Tày ở phía Đông
tỉnh Cao Bằng mà với cả dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn nghi thức đó vẫn đang
được thực hiện [25, tr.55].
Nguyễn Thị Yên (2010), công bố công trình sưu tầm, nghiên cứu về
Then Tày, Nxb Văn hóa Dân tộc. Có thể nói đây là một trong công trình tiêu
biểu, có tính toàn diện về Then của người dân tộc Tày. Công trình đã khái
quát, nhìn nhận, đánh giá về Then và mô tả diễn biến buổi lễ Then cấp Sắc
cho ông Nguyễn Văn Ngời tại bản Phú Nà, xã Tự Do, huyện Quản Hòa (nay


10
là huyện Quảng Yên), tỉnh Cao Bằng có đầy đủ tuần tự từng lời, bước, đoạn,
chương trong Then cấp sắc [55, tr.46].
Nhóm tác giả Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ (1976),
Mùa xuân và phong tục Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin [52, tr.78].
Và tác giả Dương Kim Bội, Hội Lồng tồng (dân tộc Tày ở Bắc Thái)
(1977), Nxb Văn hóa dân tộc. Đây là những bài nghiên cứu đầu tiên về hội
xuân của người Tày. Trong những bài viết nay, các tác giả đã khẳng định sự

hấp dẫn của các trò chơi dân gian như tung còn, kéo co, hát Sli, hát Lượn:
“Mùa hoa mận trắng xóa, tiếng róc rách của suối nước, sự ồn ã của gió
rừng… Người xem hội không muốn dứt khỏi những Lượn nàng, nhưng cũng
không bỏ cơ hội để hòa vào sự nhộn nhịp, náo nức của những trò chơi dân
gian như kéo co, tung còn, đánh yến…” [05, tr.89].
Ngoài ra có thể kể đến một số công trình nghiên cứu về Then Tày như:
Lục Văn Pảo (1983), Hội Lồng tồng, Nxb Văn hóa Thông tin [33, tr.29]; Lục
Văn Pảo (1992) Pụt Tày, Nxb Văn hóa dân tộc [34, tr.31]; Nhóm tác giả Phan
Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam (1993), Lễ hội cầu mùa
của các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin [7, tr.58]; Nhóm tác giả
Hoàng Quyết, Tuấn Dũng (1994), Phong tục tập quán của dân tộc Tày Việt
Bắc, Nxb Việt Bắc [36, tr.76]; Nhóm tác giả Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi
Hồng Nhân, Vương Toàn (1995), Ai lên Xứ Lạng, Nxb Việt Bắc [45, tr.47];
Trần Hoàng, Ngày xuân đi hội Lồng tồng, Nxb Văn hóa dân tộc [14, tr.34];
Tác giả Nguyễn Hải Hà (1996), Trẩy hội Lồng tồng, Nxb Văn hóa dân tộc [11,
tr.53]; Hà Đình Thành (1999), Khảo sát tín ngưỡng Then, Tào, Mo của người
Tày ở Việt Nam, Nxb Việt Bắc [42, tr.78]; Nhiều tác giả (2000), Kho tàng lễ
hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa Hà Nội [31, tr.50]; Hoàng Văn Páo
(2002), Lễ hội Lồng tồng của người Tày bản Chu, xã Hưng Đạo, huyện Bình
Gia, tỉnh Lạng Sơn, Nxb Văn hóa dân tộc [32, tr.44]; Nhóm tác giả Nguyễn


11
Thiên Tứ, Nguyễn Thị Yên (2004), Lễ Cấp sắc Nụt Nùng, Nxb Văn hóa dân
tộc [47, tr.54]; Nguyễn Ngọc Thanh (2005), Đặc trưng lễ hội truyền thống
của người Tày, Nùng Việt Bắc, Nxb Văn hóa Hà Nội [43, tr.63]. Các tác giả
nêu trên đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, tìm hiểu về Then của Việt
Bắc cũng như Then của Bắc Kạn qua các lễ hội để phản ánh bức tranh chân
thực về cuộc sống, lao động sản xuất tín ngưỡng của người Tày. Qua các công
trình có thể thấy tính bao quát về đời sống xã hội của người Tày chưa cao,

chưa nêu được một cách toàn diện, hệ thống về các nghi lễ hát Then.
Nhìn chung những công trình nghiên cứu Then Tày theo xu hướng này
đều khẳng định Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp nhưng chưa nghiên
cứu sâu về các giá trị thẩm mỹ trong hát Then của con người, bao gồm: Lời
hát, âm nhạc, múa và trang trí Then. Các tác phẩm nói về hát Then và các lễ
hội của các dân tộc rất nhiều, nhưng các tác phẩm bàn về giá trị thẩm mỹ của
hát Then thì chưa có bất kỳ một tác phẩm nào.
Những nghiên cứu theo hướng này giúp hiểu sâu hơn về nghệ thuật
thẩm mỹ của Then; đồng thời giúp lý giải được tầm quan trọng của Then
trong đời sống tâm linh của các dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn.
3. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ các giá trị trong hát Then của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Bắc
Kạn để từ đó góp phần khẳng định các giá trị đặc sắc của văn hóa trong việc
giáo dục con người Việt Nam hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Giá trị thẩm mỹ trong văn hóa hát Then của đồng bào dân tộc Tày tỉnh
Bắc Kạn
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Giá trị thẩm mỹ trong văn hóa hát Then của đồng bào dân tộc Tày tỉnh
Bắc Kạn có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của con người và dân tộc Tày.


12
5. Giả thuyết khoa học
Nếu phân tích và làm rõ các giá trị thẩm mỹ trong văn hóa hát Then của
đồng bào dân tộc Tày thì chúng ta sẽ thấy được những tác động tích cực từ
những giá trị tốt đẹp của làn điệu Then tới việc hình thành tư tưởng mang
nhiều giá trị nhân văn trong việc giao tiếp, ứng xử của người Việt Nam đối
với văn hóa dân gian hiện nay.

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài phải thực hiện các nhiệm
vụ sau:
Một là, chỉ ra được sự hình thành và phát triển của văn hóa Then, đây là
nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến những làn điệu Then và giá trị
thẩm mỹ.
Hai là, phân tích những nội dung của lời hát Then và giá trị thẩm mỹ
của nó.
7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Giá trị thẩm mỹ bằng các làn điệu của Then như: lời hát Then, nghệ nhân
hát Then, diễn xướng hát Then, cách thức hát Then, Trang phục hát Then…
Trong đó tác giả tập trung nghiên cứu giá trị thẩm mỹ trong văn hóa hát
Then của đồng bào dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn.
8. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử mỹ học cổ điển và
mỹ học Mác - Lênin dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng kết hợp các phương
pháp: logic - lịch sử; phân tích - tổng hợp; khái quát hóa; so sánh, nghiên cứu
văn bản, chú giải tài liệu…
9. Kết cấu của luận văn


13
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có kết cấu gồm 2 chương, 6 tiết.
10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1. Những luận điểm cơ bản
Giá trị thẩm mỹ thông qua sự hình thành và phát triển của văn hóa hát Then
Giá trị thẩm mỹ thông qua nội dung của lời hát Then
Giá trị thẩm mỹ thông qua những nét đẹp trong văn hóa hát Then của

người Tày
10.2. Đóng góp mới của luận văn
Về mặt lý luận, luận văn trình bày một cách có hệ thống và chi tiết giá trị
thẩm mỹ trong văn hóa Then của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Bắc Kạn. Thông
qua việc làm sáng tỏ những nội dung cơ bản về giá trị thẩm mỹ trong văn hóa
Then của đồng bào dân tộc tỉnh Bắc Kạn luận văn giúp chúng ta có một cái
nhìn đầy đủ, đa chiều hơn về văn hóa dân gian với cuộc sống của con người,
nêu ra những luận điểm cơ bản về giá trị thẩm mỹ bằng văn hóa hát Then.
Về mặt thực tiễn, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
những ai quan tâm tới vấn đề trên.


14
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ THẨM MỸ
TRONG VĂN HÓA HÁT THEN CỦA DÂN TỘC TÀY
Ở TỈNH BẮC KẠN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm Giá trị thẩm mỹ
Khi nghiên cứu các vấn đề lý luận và giá trị thẩm mỹ trong hát Then
của dân tộc Tày ở tỉnh Bắc Kạn, chúng ta cần phải nghiên cứu các khái niệm
cơ bản của giá trị thẩm mỹ.Giá trị thẩm mỹ được hình thành bởi khách thể
thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ.

 Khách thể thẩm mỹ:
Giá trị thẩm mỹ gồm các phạm trù của cái đẹp, cái cao cả và cái đẹp ấy
do con người sáng tạo nên, nên nó phản ánh cái bản chất của chủ thể thẩm mỹ
(lý tưởng thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ (hay còn gọi là sở thích thẩm mỹ)). Trải
qua hàng nghìn năm, các giá trị thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ được hình
thành và phải trải qua nhiều thử thách trong hiện thực.

 Chủ thể thẩm mỹ:
Chủ thể thẩm mỹ chính là con người và các hoạt động xã hội của con
người, thẩm mỹ là cái gắn liền với cuộc sống thực tiễn và năng lực sáng tạo
của con người.
Có thể nói, trải qua qua hàng vạn năm chủ thể thẩm mỹ và khách thể
thẩm mỹ là hai mặt quan trọng của quan hệ thẩm mỹ, nó góp phần hình thành
nên đời sống thẩm mỹ của con người, giúp con người có cái nhìn sâu sắc hơn
và mới mẻ hơn. Chủ thể thẩm mỹ được hình thành qua năng lực thẩm mỹ và
tình cảm thẩm mỹ.


15

 Năng lực thẩm mỹ và tình cảm thẩm mỹ
Năng lực thẩm mỹ chính là những năng lực bẩm sinh chỉ có ở con
người. Có thể nói rằng, năng lực thẩm mỹ đó là những khả năng thưởng thức
đánh giá và sáng tạo ra những tác phẩm mới.
Tình cảm thẩm mỹ là tình cảm của con người đối với các khách thể
thẩm mỹ và nghệ thuật thẩm mỹ.
Tình cảm và tình cảm thẩm mỹ: tình cảm nhằm chỉ ra các trạng thái
cảm xúc của con người trước hiện thực như: vui buồn, xót thương, đồng
cảm… nhưng tình cảm thẩm mỹ là cảm xúc của con người trước cái đẹp, cái
cao cả. Thông qua tình cảm, con người có sự soi sáng bởi lý trí con người
nhận ra những giá trị thẩm mỹ, góp phần quan trọng vào cải tạo xã hội, cải tạo
chủ thể thẩm mỹ để tạo ra giá trị thẩm mỹ cao đẹp hơn.Mỗi người, mỗi dân
tộc lại có lý tưởng thẩm mỹ riêng về cái đẹp, về cuộc sống của mình.
Lý tưởng thẩm mỹ là lý tưởng về cái đẹp,trong đó chủ thể thẩm mỹ và
con người xã hội luôn hướng tới.Mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi con người khi
sinh ra và cả trong các hoạt động thực tiễn, tất cả đều có lý tưởng sống, lý
tưởng xã hội.


 Thị hiếu thẩm mỹ:
Thị hiếu thẩm mỹ là sở thích của con người, của chủ thể thẩm mỹ về
cái đẹp.
Thị hiếu thẩm mỹ là tình cảm của từng cá nhân trước các phạm trù của
khách thể thẩm mỹ.
Chủ thể thẩm mỹ và khách thể thẩm mỹ tạo nên giá trị thẩm mỹ, góp
phần rất quan trọng vào việc nghiên cứu các giá trị thẩm mỹ qua các bài hát
Then của đồng bào dân tộc Tày. Trước hết chúng ta nghiên cứu phạm trù mỹ
học của cái đẹp:
- Cái đẹp, trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại hình thành từ việc cảm thụ vẻ
đẹp của thiên nhiên, con người, từ việc phản ánh đời sống nghệ thuật của


16
cộng đồng. Những hiện tượng đẹp đẽ, kỳ vĩ của thiên nhiên; vẻ đẹp của con
người cùng các tác phẩm nghệ thuật bất hủ, hoàn mỹ. Cái đẹp thời kỳ Hy Lạp
cổ đại là cái đẹp được chắp cánh bởi trí tưởng tượng phong phú và ước mơ
tràn đầy tình yêu trong cuộc sống. Đẹp là cuộc sống đầy đủ mà ở đó cái buồn
chỉ thoáng qua và niềm vui là vĩnh cửu.
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen thì giới tự nhiên không cung cấp cho con
người sẵn các thuộc tính thẩm mỹ cho chủ thể thẩm mỹ, mà nó nhờ lao động
phát hiện và sáng tạo ra.
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, cái đẹp không phải là cái có sẵn
trong giới tự nhiên, cũng không phải do nhận thức một cách tùy tiện của cảm
giác chủ quan cá nhân, mà cái đẹp là một phạm trù giá trị, nó xuất hiện và
luôn luôn phát triển trong thực tiễn sản xuất và lao động chiến đấu của con
người. Như vậy, trong tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen cái đẹp được ra
đời là nhờ tồn tại và phát triển trong quá trình sản xuất, chinh phục giới tự
nhiên, đấu tranh giai cấp và cải tạo xã hội cũ để xây dựng xã hội mới. Các

ông cho rằng, sự biến đổi về lịch sử và xã hội sẽ kéo theo những biến đổi của
quan hệ xã hội kể cả quan hệ thẩm mỹ, do vậy, cái đẹp cũng có những bước
thăng trầm cùng với sự biến đổi của xã hội.
Trong nửa thế kỷ qua, các tư tưởng về cái đẹp của C.Mác và Ph.Ăngghen
cũng được nhiều nhà mỹ học mác - xít nghiên cứu và phát triển sâu sắc trong
quá trình xây dựng và phát triển xã hội chủ nghĩa mới ở Việt Nam. Các tư tưởng
về nguồn gốc lao động; về bản chất xã hội của cái đẹp; cái đẹp là một giá trị; cái
đẹp gắn với cái đúng, cái tốt, cái có ích, cái hài hòa, cái giác quan thẩm mỹ…
được nhiều nhà nghiên cứu mỹ học Việt Nam phân tích và trình bày.
Tác giả Nguyễn Văn Huyên cho rằng: “cái đẹp có thể là một sự vật, một hiện
tượng, một hành vi, một ý tưởng, một thực thể đơn lẻ hay một quần thể phức hợp…
hài hòa là yếu tố tập trung quan trọng nhất tạo nên cái đẹp” [21, tr.119].


17
Theo cách nhìn nhận về cái đẹp của C.Mác và Ph.Ăngghen, nhiều nhà
mỹ học mác - xít Việt Nam đã cho rằng: “cái đẹp là sự tác động qua lại giữa
đối tượng thẩm mỹ và chủ thể thẩm mỹ tạo nên hứng thú phổ biến cho chủ thể
từ tính hình tượng, tính hoàn thiện, toàn vẹn, cân xứng, hài hoà” [23, tr.296].
Theo tác giả Đỗ Huy cho rằng: “Có thể nói, cái đẹp là một phạm trù mỹ
học cơ bản, giữ vị trí trung tâm trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và
hiện thực ra đời từ thực tiễn sống, lao động và chiến đấu của con người bao
chứa các quan hệ Chân - Thiện - Mỹ, xuất phát từ thực tiễn, tồn tại dưới dạng
hình tượng toàn vẹn, cân xứng hài hòa, gây được khoái cảm thẩm mỹ tích cực
đối với chủ thể xã hội” [17, tr.167].
Từ đó, ta có thể rút ra định nghĩa về giá trị thẩm mỹ như sau: Giá trị
thẩm mỹ là những phương diện nhất định của các giá trị đạo đức, nhận thức,
tư tưởng… nhằm xây dựng nhân đạo hóa đời sống xã hội, và nó có mặt trong
mọi hình thái ý thức, mọi lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội, mọi cách tổ
chức đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của các cá nhân và cộng đồng...

làm cho cuộc sống trở nên hài hòa, tốt đẹp hơn.
Định nghĩa của Hêghen về cái đẹp:
Heghen (1770 - 1831), đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức,
một trong những người có ảnh hưởng đặc biệt lớn đối với lịch sử triết học
Phương Tây. Heghen cho rằng: “Mỹ học là vương quốc bao la của cái đẹp”,
ông coi thường cái đẹp trong cuộc sống , và coi mỹ học là khoa học nghiên
cứu nghệ thuật.
Định nghĩa của Hêghen giúp chúng ta nghiên cứu sâu về các khái niệm
nghệ thuật, văn hóa và văn hóa hát Then của đồng bào dân tộc Tày.
Theo mỹ học Hêghen, cái đẹp là sự biểu hiện đầy đủ của ý niệm trong
một đối tượng riêng lẻ, cái đẹp là sự hiện thân của ý tưởng phổ quát và vĩnh
hằng ở những hiện tượng cục bộ và nhất thời mà những hiện tượng ấy sẽ mãi


18
mãi là nhất thời, sẽ mất đi như thể những làn sóng riêng rẽ trong dòng chảy
của quá trình vật chất, chỉ trong chốc lát phản chiếu ánh sáng rực rỡ của ý
tưởng vĩnh hằng. Nhưng điều này chỉ có thể có được, khi yếu tố tinh thần và
hiện tượng vật chất quan hệ với nhau một cách dửng dưng, thờ ơ. Cái đẹp
đích thực và hoàn hảo, thể hiện sự liên kết triệt để và sự thẩm thấu lẫn nhau
giữa hai yếu tố ấy, tất yếu phải làm cho một trong hai yếu tố (vật chất) thực sự
dự phần sự bất tử của yếu tố khác.
Theo T.Sécnưsépxki, trước khi ông đưa ra định nghĩa về cái đẹp thì ông
đã phê phán tất cả các luận điểm của Hêghen. Tranh luận mạnh mẽ với
Hêghen, ông khẳng định dứt khoát quan điểm của mình: Cái đẹp là cuộc sống.
Vì nghệ thuật phản ánh thực tại nên cái đẹp trong thực tại theo ông nó cao
hơn cái đẹp trong nghệ thuật. Ông viết: “Cái đẹp là ý niệm dưới một hình thức
biểu hiện có hạn; cái đẹp là một đối tượng cảm tính riêng lẻ… Cái đẹp là sự
phù hợp hoàn toàn, sự đồng nhất hoàn toàn giữa ý niệm và hình tượng. Từ đó
Hêghen rút ra định nghĩa về cái đẹp nhưng sau đó nó không thể đứng vững và

đã bị mọi người phê phán” [39, tr.19].
Tuy nhiên, Tsécnưsépxki cũng đồng ý với Hêghen cho rằng: “đẹp là sự
biểu hiện đầy đủ của ý niệm trong một đối tượng riêng lẻ” [39, tr.277], vì đẹp
là một đối tượng sống, riêng lẻ, chứ không phải một tư tưởng trừu tượng.
Theo quan điểm của mỹ học Mác - Lênin, cái đẹp là một phạm trù thẩm
mỹ cơ bản, là thước đo của các giá trị thẩm mỹ thể hiện sự hoàn mỹ của sự
vật, của con người, của nghệ thuật. Chính hiện thực đã sáng tạo ra cái đẹp và
được nghệ thuật tôn vinh nó như một giá trị trường tồn vượt qua mọi năm
tháng, mọi thời đại.
Cái đẹp được biểu hiện trong tự nhiên, trong những sản phẩm do con
người sáng tạo ra, ở chính bản thân con người và trong các tác phẩm văn học
nghệ thuật.


×