Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tiểu luận môn Tâm lý học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.05 KB, 18 trang )

1
MỞ ĐẦU
Cái tôi - được xem xét như là một phạm trù quan trọng ở nhiều lĩnh vực
khoa học khác nhau. Mỗi tác giả, mỗi trường phái tâm lý học lại đưa ra những
quan điểm khác nhau về cái tôi. Với tâm lý học nhân cách, cái tôi được
nghiên cứu và đánh giá là một thành phần quan trọng của nhân cách, vừa là
nguyên nhân vừa là kết quả của một quá trình. Từ góc nhìn của tâm lý học xã
hội, nhân cách được nghiên cứu trong mối quan hệ xã hội: Như cá nhân trong
nhóm, các vai trò mà mỗi cá nhân trải nghiệm, tri giác và hiểu biết lẫn nhau
giữa người với người, sự ảnh hưởng lẫn nhau trong cộng đồng xã hội. Vì vậy,
cái tôi được tiếp cận ở đây trong mối quan hệ người – người trong xã hội.
Ngày nay, cái tôi luôn là vấn đề vô cùng quan trọng trong các mối quan
hệ xã hội, các hiện tượng xã hội nảy sinh. Vị thế xã hội của cá nhân trong
nhóm, trong tập thể, trong cộng đồng và ảnh hưởng của nó đến các hiện tượng
tâm lý xã hội khác. Vì vậy, cần phải nhận thức được từ khái niệm, vai trò, cấu
trúc đến vấn đề định hướng xã hội của cái tôi luôn có ý nghĩa quan trọng, đặc
biệt là nghiên cứu về tâm lý học xã hội.


2
1.QUAN NIỆM, CẤU TRÚC, SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÁI TÔI
1.1. Một số quan niệm về cái tôi
Đã từ lâu cái tôi đã trở thành vấn đề nghiên cứu của các lĩnh vực như
triết học, xã hội học, tâm lý học…tuy nhiên trên nhiều lĩnh vực người ta xem
xét cái tôi dưới các khía cạnh khác nhau. Trong tâm lý học xã hội có nhiều đề
tài, công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề này. Có thể nêu ra một số quan
niệm khác nhau về cái tôi như sau:
Có quan điểm cho rằng, cái tôi là chức năng của cơ thể. Với cách hiểu
như vậy, quan điểm này đã thừa nhận các yếu tố bẩm sinh, di truyền trong
quan niệm về cái tôi. Cái tôi là sự tiền định, người ta sinh ra đã có cái sẵn cái


tôi. Quan điểm này không thừa nhận vai trò của cá nhân, vai trò của xã hội
trong quan niệm về cái tôi.
Theo Ellsworth Faris, cái tôi là những cảm nhận về bản thân. Nó là một
trong những yếu tố nền tảng mà không ai có thể phân tích thỏa đáng, nhưng
mọi người đều thừa nhận ra nó nhờ kinh nghiệm của bản thân. Không thể
định nghĩa được cái tôi cũng như không thể định nghĩa được màu đỏ. Song
chúng ta đều nhận biết được hai thứ đó. Đây là một quan điểm chưa được làm
sáng tỏ, chưa lý giải được khái niệm cái tôi một cách thỏa đáng và khoa học.
Quan niệm này vô hình chung đã thừa nhận rằng không thể tìm hiểu, lý giải
hay nghiên cứu được nội hàm của cái tôi, mặc dù họ thừa nhận và chấp nhận
một cách máy móc rằng cái tôi tồn tại một cách hiện hữu. Quan điểm này
chúng ta nhận thấy rằng, đó là hệ quả của tư duy áp đặt, chủ quan, chủ nghĩa
cảm giác, thiếu cơ sở khoa học đồng thời quan điểm này cũng đi ngược lại với
quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Người đầu tiên đưa ra khái niệm cái tôi thuyết phục hơn là nhà tâm lý
học Mỹ William James. Ông đưa ra nghiên cứu vấn đề này lần đầu tiên vào
năm 1892. Theo ông cái tôi là một tập thể phức hợp của nhiều yếu tố để nhận


3
biết cá nhân đó là người như thế nào…Ông chia cái tôi làm hai thành phần cơ
bản: “cái tôi khách thể” và “cái tôi chủ thể”. Sau đó Harry Stack Sullivan và
Charles Horton Cooley đã tiếp tục phương hướng nghiên cứu này về nội hàm
của cái tôi (năm 1996).
1.2. Cấu trúc của cái tôi
Một số quan điểm khác nhau:
Những người đứng trên lập trường “tự nhiên luận” hay “sinh vật luận”
thường tuyệt đối hoá yếu tố sinh vật trong sự phát triển của con người.S. Freud
- người nêu ra học thuyết phân tâm học cho rằng, nhân cách con người được
tạo nên bởi 3 khối “cái nó”, “cái tôi” và “cái siêu tôi”. Tuy nhiên, cái tôi theo

quan điểm của S. Freud là cái tôi xuất phát từ bản năng, cái tôi hiện sinh, tâm
thường mà luôn bị chi phối bởi dục vọng, đó không phải là cái tôi xã hội.
Theo quan điểm của Shibutani, khi các cá nhân tham dự vào các hoạt
động xã hội thì cái tôi bao gồm năm khía cạnh: Tính đồng nhất, quá trình tự ý
thức, tính ổn định, tự đánh giá về bản thân và ý thức xã hội. Theo ông tính
đồng nhất là một trong những nhân tố cấu trúc của cái tôi. Nó thể hiện bản
thân qua cách ứng xử. Chúng ta có thể nhận thấy một người không thể có
những cách ứng xử trái ngược nhau trong cùng một thời điểm trừ khi họ có
những biến đổi nghiêm trọng. Tính đồng nhất ở mỗi cá nhân là khác nhau.
Điều này giúp chúng ta có thể nhận thấy được một cách chính xác hành vi đó
là của ai và người đó sẽ xử sự ra sao.
Cá nhân là cái rất riêng, là đơn vị cuối cùng nên quá trình tự ý thức của
con người là không giống nhau. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Tính cách, khả năng hoạt động, khả năng thích nghi, tiếp thu ý kiến của người
khác…Cá nhân này ý thức rất rõ về bản thân nhưng cá nhân khác đánh giá về
bản thân còn thiếu chính xác dẫn đến có sự khác biệt giữa người này với
người khác.


4
Đối với cá nhân, sự hiện diện của cái tôi là khá ổn đinh. Nó không hề
thay đổi khi con người thay đổi vai trò xã hội. Tuy nhiên, người ta thấy rằng
cái tôi phát triển theo lứa tuổi, đặc biệt là bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo,
nhất là tuổi vị thành niên đối với nhóm xã hội. Ở mỗi cá nhân quan niệm về
cái tôi linh hoạt hơn, chững chạc hơn khi họ trưởng thành. Người lớn cũng có
một số thay đổi về cá tính khi họ tham gia vào một vai trò mới, vị thế xã hội
mới nhưng sự thay đổi này là không đáng kể.
Sự tự đánh giá về tự bản thân mỗi người là rất khác nhau. Người ta
nghiên cứu rất nhiều về vấn đề này và nhận thấy rằng mỗi cá nhân nhận thức
về mình cũng có những khác biệt so với người khác đánh giá về họ. Rất khó

để đánh giá bạn là một sinh viên xuất sắc khi kết quả thi của bạn lại kém.
Chúng ta thường hay thanh minh, hay giải thích cho những thành công hay
thất bại của mình, nhưng thông thường sự nhận xét, đánh giá của cộng đồng
xã hội đối với cá nhân mình thường là chính xác. Tuy nhiên cũng có những
trường hợp ngoại lệ.
Như vậy, quan điểm của Shibutani chủ yếu là nêu các đặc điểm của cái
tôi hơn là nêu các thành phần của cấu trúc của nó. Quan điểmt này cũng chưa
thực sự rõ ràng khi chúng ta muốn nghiên cứu trong cấu trúc của cái tôi.
Theo quan điểm của chủ nghĩa hành vi, cái tôi chính là sự đo lường của
bản thân. Quá trình tự học hỏi, tự trau dồi giúp cho cá nhân có thể tìm được
chuẩn mực trong cách xử sự và tự quyết định thái độ ra sao đối với hành vi
của mình. Như vậy lòng tự trọng, sự tự ý thức hay bất kỳ yếu tố nào cấu thành
nên cái tôi đều được coi là hệ quả của việc tự trau dồi của cá nhân. Chủ nghĩa
hành vi đã đề cao vai trò của cá nhân, vai trò của cá nhân trong cái tôi của bản
thân. Tuy nhiên, nguồn gốc của cái tôi lại là chủ nghĩa thực dụng, bảo vệ
quyền lợi cho một tầng lớp mà theo họ cái tôi có sự phân biệt lớp trên, lớp
dưới trong cộng đồng xã hội.


5
Quan điểm được nhiều nhà tâm lý học xã hội đồng tình là quan điểm
cho rằng: “cái tôi” bao gồm “cái tôi thể chất” và “cái tôi xã hội”.
Cái tôi thể chất là sự nhận thức của mỗi cá nhân về sự tồn tại cơ thể
mình như chân, tay, các bộ phận cơ thể; những cảm giác như vui buồn, đau và
những âm thanh cảm nhận được…Thông thường “cái tôi thể chất” không hạn
hẹp ở bản thân cá thể mà bao gồm cả con người và sự vật khác có liên quan
đến bản thân, như vợ chồng, con cái, ông bà, anh chị em, công việc, trường
lớp…Trong trường hợp này nỗi buồn hay những tổn thất của người hay sự vật
liên quan cũng chính là nỗi buồn của cái tôi và những thành công của họ cũng
chính là niềm tự hào của cái tôi.

“Cái tôi xã hội” chính là vai trò xã hội của cá nhân đó và sự thể hiện vai
trò đó như thế nào. Chẳng hạn sinh viên luôn ý thức được mình là sinh viên
và họ cư xử với bạn bè thầy cô và mọi người đúng mực. Ngoài ra mỗi người
có thể đóng vai trò của nhiều vai khác nhau trong các lĩnh vực xã hội khác
nhau: Nghề nghiệp, hôn nhân, gia đình… mỗi vai mà cá nhân thực hiện đều
có ý nghĩa rất quan trọng giúp cho cá nhân đó phát triển được cái tôi của
mình, càng đóng nhiều vị trí thì cái tôi thể hiện vị thế khá đa dạng.
Nhà tâm lý học Mỹ William James cũng đồng tình với quan điểm này.
Ông cha rằng con người và động vật có bản chất tiến hóa hoàn toàn khác
nhau. Sự khác nhau chủ yếu dựa trên cơ sở của khả năng hiểu và sử dụng
ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một biểu tượng để diễn đạt ý nghĩa. Mọi người có thể
giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ và chính nhờ nó mà con người có thể tự
hiểu được chính mình. Mối quan hệ giữa ý và nghĩa là một phạm trù rất biện
chứng trong tâm lý học. Ở đây chúng tôi không đi sâu phân tích vấn đề này,
mà chỉ muốn đưa ra một quan điểm cho rằng hệ quả rất quan trọng giữa ý và
nghĩa là con người có thể sở hữu các nhận thức về bản thân và thế giới xung
quanh. Mỗi cá nhân luôn luôn là một thể thống nhất giữa bản thân mình (cái
chủ thể) và sự đánh giá của người khác (cái khách thể). Nhà tâm lý học Mỹ


6
William James đã nhấn mạnh: khi tôi nghĩ đến bất cứ điều gì thì tôi ít hay
nhiều nhận thức được về bản thân, về sự tồn tại của bản thân và người ta nhận
thấy tôi như thế nào. Vì vậy, cái tôi tổng thể phải bao gồm cả hai mặt “cái tôi
chủ thể” và “cái tôi khách thể”. Cái tôi chủ thể là cái tôi mà bản thân cá nhân
nhận thức được chính mình, còn cái tôi khách thể là cái tôi dựa trên quan
điểm của người khác đánh giá về bản thân, cá nhân nhận thức lại về mình.
Trong đó William James coi trọng “cái tôi khách thể” hơn, vì nó là sự phản
ứng ngược lại của một động đồng đối với cá nhân. Ông đưa ra khái niệm
“người quan trọng” để chỉ những người có ảnh hưởng nhiều nhất tới hành vi

của cá nhân.
Theo William James giữa “cái tôi chủ thể” và “cái tôi khách thể” có
mối quan hệ khăng khít với nhau. “Cái tôi chủ thể” thường là những nhu cầu
và bản năng tiềm ẩn trong mỗi cá nhân. Nhiều khi chủ thể thường bốc đồng,
không đánh giá đúng về bản thân và thường theo xu thế ngẫu hứng, tự phát
không có tổ chức. “Cái tôi khách thể ” giúp cho chủ thể tìm ra cách xử xự
đúng đắn. “Cái tôi khách thể” là đạo lý xã hội của cái tôi, là cái tổng quan, chỉ
đạo sự tự phát của cái tôi bản năng theo những hành vi mang tính đạo lý xã
hội. “Cái tôi bản năng” kết hợp với “cái tôi khách thể” làm cho cái tôi mang
tính ổn định, ít thay đổi.
Dựa trên quan điểm của William James, Chales Horton Cooley đã định
nghĩa “cái tôi xã hội như sau”: “Cái tôi xã hội ” là một hệ thống những nhận
thức hình thành từ đời sống giao tiếp mà chủ thể đã được tích lũy trong mình.
Theo Cooley “cái tôi ” phát triển dựa trên sự phản hồi của cộng đồng đối với
chủ thể và ông đưa ra khái niệm “cái tôi lăng kính”, nghĩa là cái tôi hình thành
và phát triển bởi sự phản ứng của chủ thể khi tiếp nhận những đánh giá từ
người khác. Ông xem “cái tôi lăng kính” cũng giống khi ta soi gương ta sẽ
nhận thấy hình dạng của mình như thế nào. Còn khi soi vào “chiếc gương xã
hội” ta sẽ thấy được mọi người hành xử với ta ra sao, có thái độ với ta như thế


7
nào, theo chiều hướng tích cực hay chiều hướng tiêu cực. Cooley đã phân chia
cái tôi lăng kính trên cơ sở của ba mặt:
- Hình thức: Cách nhìn nhận của mọi người về hình dáng của mình xấu
hay đẹp, béo hay gầy, trẻ hay già, thông minh hay ngớ ngẩn, bình thường hay
lập dị…
- Tính cách: Tốt hay xấu, đáng yêu hay không đáng yêu, cởi mở hay
khó tiếp xúc…
- Hệ quả của sự đánh giá trên: Cá nhân tự cảm nhận về mình, chủ thể sẽ tự

hào, hài lòng về bản thân và nghĩ rằng mọi người sẽ đánh giá tốt về mình, và
ngược lại sẽ cảm thấy mất tự tin khi nghĩ người khác đánh giá không tốt về mình.
1.3. Sự hình thành và phát triển cái tôi
1.3.1. Sự hình thành cái tôi
Cái tôi được hình thành như thế nào có thể điểm lại một số quan điểm
sau đây:
- Quan điểm thứ nhất: Cho rằng sự hình thành cái tôi bắt đầu tự việc
học nói của đứa trẻ. Chính nguyên nhân này đã giải thích tại sao mối quan hệ
giữa bản thân và ngôn ngữ từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của các nhà tâm
lý học xã hội. Thực tế ngôn ngữ sẽ giúp một đứa trẻ thể hiện nhiều chức năng
quan trọng. Chẳng hạn nó cung cấp cho trẻ phương tiện để giao tiếp, truyền
thụ nền văn hóa nhân loại, từ đó giúp cho trẻ khả năng hình thành cách quan
sát, nhìn nhận thế giới xung quanh. Đồng thời giúp trẻ có khả năng khái quát
tổng hợp và giao tiếp với người khác.
Việc học ngôn ngữ của trẻ em không đơn thuần chỉ là khía cạnh học tri
thức, mà còn là một yếu tố quan trọng đối với sự hoàn thành nhân cách. Ngôn
ngữ đặt đứa trẻ vào mối quan hệ với cha mẹ, bạn bè, đồ vật và thế giới xung
quanh theo cách mới lạ và có ý nghĩa. Thông quan ngôn ngữ đứa trẻ bắt đầu
lĩnh hội những kiến thức rộng hơn. Ở trẻ bắt đầu xuất hiện niềm vui, sự hài
lòng. Khi học nói chính là lúc đứa trẻ học các luật lệ và chuẩn mực xã hội và


8
phát triển tư duy. Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ chuẩn bị bước vào
cuộc sống thực sự sau này.
- Quan điểm thứ hai: Đại diện là G.H. Mead, H.S Sullivian, C.H.
Cooley nhấn mạnh hai thành phần chính của cái tôi: Là cái tôi khách thể và
cái tôi chủ thể. Từ đó họ đưa ra những phán đoán về nguồn gốc của cái tôi.
Họ bắt đầu xem xét con người từ khi còn là một thai nhi và khẳng định rằng
cái tôi được hình thành bắt đầu từ khi đứa trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Theo

họ những cảm xúc vui buồn hay sợ hãi, lo lắng của họ có ảnh hưởng nhất định
đến đứa con. Những cảm xúc đầu tiên đó hoàn toàn mang tính tự nhiên. Sự
giao tiếp sơ đẳng nhưng thật tinh tế này giữa mẹ và con được Sullivian gọi là
sự đồng cảm. Đó chính là sự biểu hiện đầu tiên của cái tôi khách thể và được
thể hiện ở chỗ đứa trẻ trong bụng mẹ cảm nhận thấy sự chăm sóc dễ chịu, ấm
áp, dịu êm mà người mẹ dành cho nó cũng như tất cả những bực bội, khó chịu
của người mẹ đó. Tất cả sự giao tiếp, cảm nhận sơ đẳng đó được Sullivian coi
là những thể nghiệm đầu tiên của “cái tôi khách thể”. Như vậy, theo quan
điểm của Willam James, G.H. Mead, H.S. Sullivian và C.H. Cooley, cái tôi có
khởi nguồn ngay từ khi con người mới chỉ là thai nhi nằm trong bụng mẹ. Sự
nghiên cứu giao thoa giữa mẹ và con cũng đang được các nhà tâm lý học phân
tích và bước đầu đã thành công ở một số nước như Mỹ, Úc…
Ngoài ra Sullivian còn chỉ ra cái không phải là cái tôi. Đó thường là nỗi
lo âu, sợ hãi thường xuyên xuất hiện trong giấc mơ, và theo ông đó chính là đối
tượng nghiên cứu của tâm lý học trị liệu chứ không phải của tâm lý học xã hội.
Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi, cái tôi bắt đầu được hình
thành khi đứa trẻ bắt đầu biết phân biệt được nó với những người xung quanh.
Những cụm từ được trẻ dùng như: Cái này của con, cái kia của mẹ, cái này
của tôi, cái kia của bạn…chính là thể hiện cái tôi sơ khai của trẻ. Dần dần đứa
trẻ biết đánh giá bản thân, đánh giá người khác, cũng như biết để ý những
nhận xét của người khác về mình. Nó hiểu rằng, nó có cái khác với những


9
người khác và những người khác không giống nó. Đó chính là lúc cái tôi được
hình thành. Sự phát triển bào thai ở trong bụng mẹ chỉ mang đậm sắc thái sinh
học, làm cơ sở tiền đề cho sự phát triển nhân cách nói chung và cái tôi nói
riêng mà thôi.
1.3.2. Sự phát triển cái tôi trong các mối quan hệ xã hội
Sự phát triển của cái tôi gắn liền với quá trình hòa nhập của cá nhân với

môi trường xã hội bên ngoài. Hành vi của mỗi cá nhân không chỉ xuất phát từ
ước muốn của mỗi thành viên, của mỗi cá nhân mà còn phụ thuộc vào sự chi
phối của những chuẩn mực của nhóm mà cá nhân đó là thành viên.
Theo G.H. Mead, quá trình phát triển tự ý thức về cái tôi của một đứa
trẻ qua các vai trò xã hội gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: là bắt chước. Đây là giai đoạn đứa trẻ sao chụp lại
những hành vi của người xung quanh một cách máy móc mà chúng không
hiểu được ý nghĩa của những hành vi đó.
Giai đoạn thứ hai: Là đóng vai. Ở đây đứa trẻ đóng những vai mà
chúng ưa thích như bác sĩ, cô giáo, công an…trò chơi đóng vai này thường
được trẻ quan sát một cách kỹ lưỡng đến từng cử chỉ của người mà nó muốn
đóng. Lúc đầu, sự thể hiện đóng vai một cách không chính xác, nhưng sau đó
kinh nghiệm được tích lũy dẫn và vai của nói thể hiện ngày càng hoàn thiện
và chính xác hơn, mỗi bước phát triển như vậy cũng là quá trình thể hiện cái
tôi được hoàn chỉnh từng bước.
Giai đoạn thứ ba: Là trò chơi. Trò chơi ở đây không phải là trò chơi
được hiểu theo một cách đơn thuần mà là sự đóng vai trò thích ứng của cá
nhân đối với những hành vi cụ thể. Ví dụ trong một đội bóng chày, một người
mới vào nghề chơi ở vị trí số 1, anh ta phải học cách phát bóng, ném bóng.
Những người khác đều mong đợi anh ta biết cách phối hợp với các thành viên
khác để tạo sự nhịp nhàng ăn khớp giữa các thành viên trong đội. Hoặc một


10
sinh viên học trong một trường đại học phải có các mối quan hệ với thầy cô,
bạn bè và môi trường xung quanh.
Bắt chước, đóng vai, trò chơi sẽ giúp cho cá nhân ý thức được bản thân
và hòa nhập được với môi trường.
Theo S.Freud trẻ em có xu hướng tự đồng nhất mình với người mà các
em yêu thích thông qua cơ chế bắt chước một cách vô thức. Sự bắt chước một

cách vô thức là tiền đề cho trẻ tiếp thu các vai trò xã hội đã được quy chuẩn.
Năng lực nhập vai xuất hiện khi trẻ bắt đầu hiểu mình như một khách thể.
Thông qua đó nó thực hiện các vai của người khác. Như vậy, ý thức cái tôi
gắn liền với năng lực nhập vai. Cái tôi phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn từ lúc
mới sinh đến lúc khoảng mười sáu tuổi.
Khi đứa trẻ bắt đầu nhận biết cách xưng hô, xưng con đối với cha mẹ,
cháu đối với ông bà, em đối với anh chị…cũng chính là lúc trẻ ý thức được
cái tôi. Và cái tôi được phát triển khi trẻ ý thức được mình là ai trong các mối
quan hệ đối với những người xung quanh.
Cũng giống như sự phát triển của nhân cách, sự phát triển của cái tôi
chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường gia đình, nhà trường, xã hội…Mỗi
cá nhân đồng thời cũng là thành viên của các nhóm xã hội khác nhau. Đương
nhiên mỗi nhóm xã hội đó tồn tại tương đối độc lập với nhau. Vì vậy các
chuẩn mực của nhóm cũng có những điểm khác nhau. Ở đây có hai trường
hợp xảy ra. Nếu các chuẩn mực của các nhóm tương đối gần nhau thì sự phát
triển của cái tôi thường mang tính tích cực. Ngược lai, nếu chuẩn mực của
nhóm trái ngược nhau dễ dẫn đến những bi kịch trong cuộc đời. Tuy nhiên,
điều này xảy ra nhưng không phổ biến.
Theo quan điểm của Willam James, G.H. Mead, C.H. Cooley. Trong mỗi
cá nhân có rất nhiều cái tôi khác nhau, bởi vì mỗi cá nhân tham gia nhiều nhóm
xã hội khác nhau, họ phải chấp hành những luật lệ của nhóm trong đó họ là
thành viên. Tuy nhiên, hành vi của mỗi cá nhân đó có thể thay đổi phù hợp với


11
hoàn cảnh đặt ra. Chẳng hạn một đứa trẻ có cách xử xự với nhóm bạn hoàn
toàn khác với bố mẹ. Hoặc một thầy giáo luôn được học sinh yêu mến, tôn
trọng nhưng lại bị bạn gái của anh ta luôn né tránh hoặc không thừa nhận. Từ
hai thái độ này người thầy giáo có hai cách đánh giá về bản thân hoàn toàn
khác nhau: Thẳng thắn, quyết đoán trước học sinh nhưng lại tự ti trước bạn gái.

Nhưng theo Willam James, ở mỗi người đều có cái tôi cốt lõi, cái tôi
cốt lõi này điều khiển hành động của mỗi cá nhân trở nên có mục đích và có ý
nghĩa. Cái tôi cốt lõi này sẽ là rào chắn, bảo đảm cho tính ổn định và đồng
nhất của hành vi. Đồng thời với nó, các quan hệ tương tác xã hội của mỗi cá
nhân sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong sự trau dồi và phát triển cái tôi. Mỗi
cá nhân sẽ nhìn nhận mình qua các phản ứng của người khác và điều quan
trọng hơn là các cá nhân sẽ tiên đoán được mọi người sẽ phản ứng như thế
nào đối với hành vi của anh ta. Như vậy, cái tôi được hình thành và phát triển
liên tục theo lứa tuổi, theo các cấp độ tham gia vào các mối quan hệ xã hội.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cái tôi
Môi trường xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành, phát
triển và ổn định của cái tôi. Giữa chúng có mối quan hệ khăng khít và tác
động qua lại lẫn nhau theo cả hai chiều hướng tốt và xấu. Ví dụ: Sự xuất
hiện một vận động viên hay một ca sĩ nổi tiếng sẽ mang đến sự phản ứng
cuồng nhiệt cho những người hâm mộ. Người có liên quan đến vận động
viên hay ca sĩ (bố mẹ, vợ chồng, con cái…) cũng sẽ thu hút được sự chú ý
của mọi người và họ cũng có những cảm giác tương tự. Cũng như vậy,
những người phạm tội hay có hành vi xấu bị mọi người xung quanh ghét bỏ
thì những người thân của họ cũng có cảm giác giống họ. Sự ảnh hưởng
được tạo bởi cơ chế lây lan. Niềm vui hay nỗi buồn sẽ lan truyền từ người
này sang người khác và có tác động lẫn nhau.
Mỗi cá nhân đồng thời cũng là thành viên của nhiều nhóm xã hội khác
nhau. Điều đó cũng là các cá nhân đồng thời chịu được sự chi phối của nhiều


12
chuẩn mực. Các nhóm tồn tại tương đối độc lập vì chúng có những mục đích
hoạt động khác nhau. Nếu như giá trị và chuẩn mực của các nhóm không đối
lập nhau thì sẽ tạo cho cá nhân phát triển một cách tương đối dễ dàng. Ngược
lại nếu các nhóm có chuẩn mực trái ngược, thậm chí xung đột nhau, sẽ làm cho

cá nhân rơi vào trạng thái mâu thuẫn, xung đột nội tâm xảy ra. Nếu xung đột
không được giải quyết, cái tôi bị ám ảnh và có thể làm cho cá nhân giải quyết
tình huống bế tắc, không có lối thoát, nó tác động đến cấu trúc nhân cách và
khả năng làm thay đổi quan niệm đến cái tôi vốn đã hình thành từ trước.
Ngoài những yếu tố về hoàn cảnh xã hội và môi trường ảnh hưởng đến
quan điểm về cái tôi thì yếu tố không thể phủ nhận được và rất quan trọng
trong quan điểm về cái tôi là các yếu tố về đặc điểm hệ thần kinh, tuổi, giới…
Nói cách khác, yếu tố sinh học có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành và
phát triển cái tôi.
Yếu tố sinh học là cơ sở, tiền đề cho sự hình thành và phát triển cái tôi.
Nó đóng vai trò không thể thiếu. Bởi lẽ nếu có khiếm khuyết về mặt thể chất
sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành cái tôi. Ở phần trên chúng ta đã xem xét khởi
nguồn xuất phát của cái tôi. Cái tôi được hình thành và phát triển theo lứa
tuổi, tuổi càng cao con người càng khó thích nghi với những biến động xã hội.
Khả năng nhập vai bị hạn chế bởi sự sự năng động của bản thân, cá nhân ít
muốn tìm kiếm những nhóm xã hội mới và muốn lựa chọn cho mình môi
trường sinh hoạt ổn định. Tỉ lệ an bài là đặc trưng cho tuổi già và cá nhân lúc
này quay trở về nhập vai theo ý muốn như khi còn nhỏ.
Bên cạnh đó, thái độ của cá nhân đối với bản thân cũng ảnh hưởng đến
hành vi của mỗi người. Nếu cá nhân cảm thấy tự hào về khả năng của bản
thân thì đó là nguồn động viên mạnh mẽ nhất cho cá nhân tự hoàn thiện mình.
Cá nhân có thể say mê làm việc hơn, tinh thần phấn chấn hơn, dẫn tới hiệu
quả lao động cao hơn. Ngược lại cá nhân cảm thấy tự ti về mình, dẫn đến việc
bó hẹp phạm vi giao tiếp, thu mình lại. Nếu như sự tự ti đó được những người


13
xung quanh công nhận và tỏ thái độ thì dễ dẫn đến chỗ làm tăng thái độ tự ti.
Để vượt qua những mặc cảm này, cá nhân phải có những nỗ lực, cố gắng của
chính bản thân, thêm vào đó là sự động viên, khích lệ của những người thân,

những người xung quanh, và như thế lòng tin mới được củng cố.
Cần lưu ý rằng, sự đánh giá của mỗi người đối với cộng đồng là rất
quan trọng. Phương châm động viên khích lệ có ảnh hưởng tốt đến sự phát
triển cái tôi của họ. Đôi khi sự động viên và khích lệ có thể làm thay đổi hoàn
toàn một con người luôn tự ti về bản thân mình thành một người hoàn toàn
khác. Sự động viên và khích lệ của người khác đối với mỗi người luôn là liều
thuốc bổ kích thích họ vươn lên trong cuộc sống. Bên cạnh đó chúng ta thấy
rằng không phải mọi người đều có phản ứng như nhau đối với các hành vi của
một chủ thể. Chẳng hạn, phản ứng của người cha đối với một cậu con trai
đang bơi ở một dòng sông có nước chảy xiết khác với phản ứng của người
mẹ. Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi khác nhau, ảnh hưởng của mỗi đối tượng với các
cá nhân cũng rất khác nhau. Khi còn là một đứa trẻ nhỏ, cha mẹ là người có
ảnh hưởng nhiều nhất. Khi lớn hơn một chút, bạn bè trở thành quan trọng đối
với chúng. Và khi trở thành người lớn, đi làm và có kinh tế độc lập thì cha mẹ
không còn ảnh hưởng mạnh mẽ như trước. Lúc này, bạn bè, thủ trưởng, cơ
quan hoặc vợ chồng trở nên có ảnh hưởng lớn hơn. Sự thay đổi vai trò của
người tác động đến hành vi của cá nhân theo từng lứa tuổi là hiện tượng phổ
biến, diễn ra thường xuyên. Tuy vậy, ở mỗi cá nhân bao giờ cũng có cái tôi
cốt lõi và làm trung hòa phản ứng của tất cả mọi người để tạo nên cái tôi cho
chính bản thân mình.
2, THỂ HIỆN CỦA CÁI TÔI TRONG XÃ HỘI
2.1. Cái tôi và các vai trò xã hội
Giữa cấu trúc xã hội và cái tôi có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Khi tìm hiểu và phân tích các vấn đề xã hội, tất yếu người ta phải hướng vào
con người, đơn vị nhỏ nhất trong cơ cấu xã hội để nghiên cứu. Con người


14
không phải là những cá thể biệt lập mà luôn tồn tại trong các mối quan hệ
rằng buộc, tương tác lẫn nhau. Điều đó có nghĩa là khi phân tích cấu trúc xã

hội, các nhà xã hội học coi con người như một đơn vị xã hội, là thành phần
tạo nên xã hội. Không phải ngẫu nhiên khi phân tích về con người, người ta
xem xét đến khía cạnh xã hội và đặt nó trong hệ thống xã hội.
Con người được nhìn nhận và xem xét dưới góc độ những hình ảnh
phức tạp và đóng vai trò là sự liên kết giữa hai mặt: Hành vi cá nhân và hệ
thống xã hội. Nói cách khác, cái tôi được coi là khía cạnh chủ quan, còn các
hệ thống xã hội là khía cạnh khách quan. Theo cách đó, có thể hiểu ý nghĩa
của sự gia nhập xã hội của các cá nhân và sự phụ thuộc vào các tổ chức xã hội
vào các cá nhân đó.
Mỗi cá nhân có thể tham gia vào nhiều tổ chức xã hội. Chẳng hạn, một
người đàn ông có thể là cha trong gia đình, là thầy giáo trong trường học, là
đảng viên trong chi bộ…Ở mỗi tổ chức xã hội anh ta có vai trò khác nhau.
Hay nói cách khác, mỗi người có sự thể hiện của cái tôi trong mỗi tổ chức mà
anh ta là những thành viên. Như thế không có nghĩa là trong mỗi con người
có hàng trăm cái tôi trái ngược nhau. Do đặc điểm của cái tôi mang tính thống
nhất và ổn định, cho nên mỗi cá nhân đều có cái tôi đặc trưng bởi hoạt động
chủ đạo mà cá nhân đó thực hiện. Có thể nói trong mỗi cá nhân, cái tôi là mặt
này, còn mặt kia là con người xã hội. Cá nhân thể hiện vai trò của mình trong
cấu trúc xã hội bằng cách học được trong quá trình xã hội hóa của bản thân.
Theo cách nhìn nhận của các nhà xã hội học, tính cách xã hội là tổng
cộng tất cả các vai mà cá nhân đóng. Những vai này mang tính xã hội vì chúng
thể hiện những hành vi chung của nhiều người. Vai trò có thể được nghiên cứu
một cách khoa học, được phân tích một cách chi tiết và được quan sát một cách
rõ ràng bởi vì sự thể hiện một vai ở nhiều người là tương đối giống nhau. Khi
nói đến người cha, đến người giáo viên, đến một thương gia…chúng ta biết
ngay họ sẽ có những hành vi ứng xử như thế nào đến với từng vai đó. Có như


15
vậy khoa học xã hội mới có thể nghiên cứu các quan hệ xã hội có tổ chức và

nhờ đó xã hội mới hoạt động một cách có trật tự và có hệ thống.
Sự phát triển của cái tôi là một vấn đề mang tính xã hội. Nó phụ thuộc
vào sự giao tiếp xã hội và làm sao đạt được sự phù hợp với các vai trò xã hội.
Xét cho cùng, nó cũng là một vấn đề mang tính cá nhân. Nhu cầu cá nhân
phải được đáp ứng khi tham gia các hoạt động xã hội. Nếu vai trò không thỏa
mãn được nhu cầu thì sẽ dẫn đến sự lệch lạc và làm rối loạn xã hội. Nếu hoạt
động xã hội không kích thích cá nhân tự nhận thức về bản thân thì chúng ít có
ý nghĩa thiết thực để con người thể hiện vai trò xã hội của mình. Địa vị trong
gia đình, tuổi, giới, địa vị, kinh tế, địa vị xã hội xác lập vai trò cho mỗi cá
nhân và cá nhân phải thể hiện vai trò đó. Đây là mối quan hệ rộng nhưng rất
cần thiết giữ trật tự xã hội và thái độ đối với bản thân. Nếu như một xã hội
thực thi tốt các chức năng của mình thì sẽ mang lại sự thỏa mãn trong cá nhân
trong cộng đồng. Việc điều chỉnh vai trò xã hội sẽ dẫn tới sự hài lòng hoặc
không hài lòng, ngay cả đối với những cá nhân có trình độ học vấn cao, thông
minh và có năng lực. Thuật ngữ “những người có ảnh hưởng nhất” hoặc
“những người quan trọng” được nhà tâm lý học xã hội Sullivan và W. James
đưa ra dùng để chỉ một người hay một nhóm người mà sự đánh giá của họ có
ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi cá nhân. Những người này có thể là cha mẹ, bạn
bè, thầy cô.
2.2. Cái tôi và sự kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội là xác định các chuẩn mực, các giá trị cùng những
chế tài để kiểm tra việc thực hiện chúng. Kiểm soát xã hội sẽ hướng hành
vi của cá nhân và nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận là
đúng và cần phải làm theo. Nó được thực hiện bởi các thiết chế xã hội như:
gia đình, chính trị, kinh tế, tôn giáo, giáo dục…thông qua chức năng kiểm
soát, các cá nhân phải tuân theo các chuẩn mực giá trị xã hội, các quy định
đối với hành vi.


16

Mối cá nhân tiếp nhận hệ thống kiểm soát xã hội thông qua quá trình
xã hội hóa cá nhân. Bằng sự tiếp thu kinh nghiệm sống từ gia đình, nhà
trường và các tổ chức xã hội, các cá nhân sẽ tiếp nhận được những giá trị
và chuẩn mực này sẽ chi phối hành vi cá nhân, điều chỉnh hành vi đó sao
cho phù hợp, tạo nên một xã hội hoàn chỉnh.
Cái tôi thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Trong cộng đồng xã hội
nhỏ trước kia, khái niệm cái tôi luôn bị lu mờ trong gia đình hay cộng
đồng. Cảm giác chúng ta chiếm vị trí chủ đạo. Hay nói cách khác, mỗi cá
nhân thuộc về một cộng đồng, còn bản thân không có ý nghĩa gì đáng kể.
Đặc biệt trong xã hội phong kiến ở nước ta trước kia, tính cộng đồng càng
được thể hiện rõ nét. Người ta đưa ra một mẫu người chung buộc các thành
viên phải tuân thủ. Ví dụ hình mẫu người phụ nữ là phải tề gia nội trợ, thủ
tiết chờ chồng, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Những
vi phạm những luật lệ đó đều bị trừng trị rất nghiêm khắc.
Con người Việt Nam chúng ta có chỗ giống nhau ở tâm lý dân tộc,
nhưng trong từng con người một thì lại có cái đặc thù trong tính cách của
nó. Và trong “cái tôi" của họ cái gì là giống nhau và cái gì là khác nhau.
Trong xã hội chúng ta hôm nay "cái tôi" đang có xu hướng phát triển, khác
rất nhiều so với các thế hệ đi trước. "Cái tôi" đó hình thành trong từng gia
đình, trong từng lứa tuổi, từng tầng lớp, từng giới tính, từng cộng đồng
thuộc các thành phần kinh tế dưới sự tác động của cơ chế thị trường. Sự
biến đổi đó cá đang đòi hỏi chúng ta phải xác định đề tài, phải tổ chức
nghiên cứu mạnh hơn, nhiều hơn. Làm được như thế, chúng ta sẽ góp phần
thực hiện phương châm cao cả: con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển. Con người phải được tự do - tự do không chỉ bó hẹp
trong nghĩa được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, nô dịch, kìm hãm về mặt
xã hội. Điều quan trọng hơn là nó được thăng hoa tiềm năng trí tuệ, tình
cảm và năng lực vốn có để thực hiện những khát vọng cao đẹp của mình.



17
KẾT LUẬN
Như vậy, xem xét cái tôi là một vấn đề vô cùng quan trọng, là vấn đề
hiện thời của tâm lý học xã hội. GS. Vũ Khiêu cho rằng "cái tôi" là đối tượng
quan trọng nhất, sâu sắc nhất của tâm lý học. Ta phải giải quyết vấn đề "cái
tôi" như thế nào? "Cái tôi" ích kỷ hay "cái tôi" tự xoá bỏ hoàn toàn bản thân?
"Cái tôi” trong cuộc sống được xác định như thế nào? Hiện nay nó biến đổi ra
sao? Từ "cái tôi" bé nhỏ trong một xã hội nông nghiệp cổ truyền đến "cái tôi"
ngày nay đang phát triển trong bối cảnh kinh tế thị trường đang có những
chuyển biến như thế nào? Kinh tế thị trường, một mặt, tạo ra năng lực độc
lập, chủ động, sáng tạo, nhưng mặt khác cũng dẫn đến những suy thoái về
phẩm chất, đạo đức, lối sống con người. Thanh niên ngày nay nhận thức rừ
vai trò, trách nhiệm của mình trong tập thể. Họ thấy được sự khẳng định của
cá nhân mình trong cuộc sống. Đây là một bước phát triển mới cần được
khẳng định. Ở mỗi giai đoạn lịch sử đều có sự kết hợp hài hoà giữa cái cộng
đồng và cái tôi một cách tương ứng. Thiên về một phía, chỉ nhấn mạnh cái tôi
mà không chú ý đến cái cộng đồng, hoặc ngược lại đều dẫn đến hậu quả là
làm chậm bước phát triển của xó hội, làm chệch hướng sự phát triển nhân
cách. GS.Vũ Khiêu cho rằng: trong thời đại ngày nay "cái tôi" đang trở thành
đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất, sâu sắc nhất. Nó đòi hỏi chúng ta phải
được quan niệm và giải quyết như thế nào cho đúng? "Cái tôi" ích kỷ chỉ
nghĩ đến bản thân hay "cái tôi" tự xoá bỏ hoàn toàn bản thân? “Cái tôi" trong
cuộc sống hiện nay đang biến đổi ra sao? Chưa lúc nào bằng lúc này, xét từ
phương diện cá nhân, cũng như từ phương diện cộng đồng, đang diễn ra một
cuộc đấu tranh gay gắt giữa "cái tôi" tích cực và "cái tôi" tiêu cực ở từng con
người, từng gia đình, từng hoàn cảnh xã hội.


18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những vấn đề Tâm lý xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, Nxb CTQG, H.2003
2. Tâm lý học xã hội, Nxb GD, H. 1999
3. Tính cộng đồng- tính cá nhân và “cái tôi” của người Việt Nam hiện, Nxb
CTQG, H. 2002.
4. Từ điển tâm lý học quân sự. Nxb QĐND. H. 2006
5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG - ST, H.2011
6. Tâm lý học đại cương. Nxb ĐHQG. H. 1999



×