Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tiểu luận môn Giáo Dục Học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT
KHOÁ HỌC 2015 - 2020

BÀI TẬP CUỐI KHOÁ

GIÁO DỤC HỌC
ĐẠI CƯƠNG
GIẢNG VIÊN : T.S ĐẶNG THỊ MỸ PHƯƠNG

SINH VIÊN : VÕ NHÃ HOÀ
Tháng 6/2016


NỘI DUNG

Câu hỏi 1 :
Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển khoa học xã hội hiện
nay.Nhận xét vai trò của giáo dục trong thực tiễn và đưa ra những ý kiến đề
xuất.

Câu hỏi 2 :
Trình bày các nhiệm vụ toàn diện ở nhà trừơng phổ thông và mối quan hệ
giữa các nhiệm vụ giáo dục ?

1


Lời Mở Đầu
Khi còn là một học sinh cấp 3 , tôi đã từng rất khâm phục câu nói của
Nelson Mandela, vị anh hùng giải phóng dân tộc Nam Phi , ông từng nói


rằng “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi
thế giới”. Đúng như vậy, giáo dục mang một ý nghĩa to lớn và giữ vai trò
hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, nó là kim chỉ nam
xuyên suốt góp phần xây dựng một đất nước phát triển giàu mạnh trong cả
lĩnh vực kinh tế lẫn chính trị.
Có ai đã từng đặt câu hỏi : "Tại sao Lê Nin lại nói câu “học , học nữa , học
mãi" ? Chỉ bằng câu nói ấy của Lê Nin thôi , cả tôi , bạn , các anh , các chị
đều phải công nhận rằng giáo dục giữ vai trò tiên phong , tiên quyết trong
sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội , bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và nhất là
trong thời điểm hiện nay.
Trong vai trò của những người công dân thời đại mới, chúng ta đừng nhìn
nhận giáo dục chỉ đơn giản là những bài học, những kì thi ở các ngôi
trường mà bạn hay con em bạn đang học. Giáo dục là tất cả những gì được
truyền tải và tác động lên cách tư duy, cách hành xử, làm việc của mỗi con
người trong chúng ta. Một nền giáo dục tốt, một ý thức giáo dục tiến bộ là
điều vô cùng quan trọng trong mỗi tổ chức xã hội.
Bằng vài dòng giới thiệu trong phần mở đầu những tưởng sẽ không thể lột
tả hết vai trò của Giáo Dục hay trình bày đầy đủ các nhiệm vụ của giáo dục
toàn diện , xin được phép dẫn mọi người vào phần trình bày cụ thể và chi
tiết hơn trong những trang tiếp theo …
2


NỘI DUNG 1 :

Phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển khoa học xã hội hiện
nay.Nhận xét vai trò của giáo dục trong thực tiễn và đưa ra những ý kiến đề
xuất.

3



Trước khi đi sâu phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển khoa
học xã hội hiện nay và nhận xét vai trò của giáo dục trong thực tiễn để đưa
ra những ý kiến đề xuất , chúng ta cần biết giáo dục học là gì ?
Đầu tiên chúng ta cùng khẳng định rằng “giáo dục học là một môn khoa
học” , vì sao lại nói như thế ? Chính vì giáo dục là một hiện tượng xã hội
mà là một hiện tượng xã hội đặc biệt , ngay từ khi con người xuất hiện trên
trái đất thì vấn đề tồn tại luôn đặt lên hàng đầu , muốn tồn tại được thì
không bằng cách nào khác là phải tiến hành hoạt động lao động , qua lao
động con người ngày càng phát triền tư duy , phát triển nhận thức …
Con người trong đời sống lao động đã không ngừng tích luỹ kinh nghiệm
bao gồm các tri thức , kỹ năng , kỹ xảo cùng những giá trị văn hoá cũng
như các chuẩn mực đạo đức , niềm tin , các dạng hoạt động giao lưu của
con người trong xã hội . Phương tiện nào giúp con người lưu truyền các bài
học kinh nghiệm , đơn giản như cách trồng một quả dưa “Mai An Tiêm” ,
hay cách tạo ra một lưỡi cày … chính là nhờ vào hệ thống kinh nghiệm của
giáo dục .
Sở dĩ nói giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt vì chỉ có loài người thì
giáo dục mới nảy sinh , phát triển và tồn tại vĩnh hằng . Giáo dục nảy sinh ,
biến đồi và phát triển song hành với sự nảy sinh , phát triền và tồn tại của
xã hội loài người , chức năng trọng yếu của giáo dục đối với xã hội là hình
thành và phát triển nhân cách con người và chính vì vậy giáo dục không thể
thiếu được cho sự tồn tại và phát triển xã hội loài người nói chung và sự
phát triển kinh tế xã hội nói riêng .
Chúng ta nhớ lại trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ,
Bác đã viết : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân
4



tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm
châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em” , qua câu nói ấy của Bác chúng ta thấy giáo dục giữ vai trò hết sức
quan trọng .
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trò quan trọng
đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri
thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan
trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam
cũng không ngoại lệ.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn
phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần,
nhất là về học vấn, nhận thức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần
xây dựng và cải tạo xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một
dân tộc yếu” bởi không có tri thức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính
bản thân mình, con người sẽ luôn lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và
sức mạnh cản trở sự phát triển của dân tộc, đất nước mình.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã mang lại những thành tựu vĩ
đại, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ điều khiển,
công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano và hơn cả là sự xuất hiện máy tính
hiện đại cùng hệ thống Internet v.v…Những thành tựu ấy đã tạo điều kiện
để từng bước hình thành một nền kinh tế mới: kinh tế tri thức (Knowledge
Economy). Càng ngày sự phân hóa giữa các nước phát triển và chậm phát
triển càng gia tăng. Tại diễn đàn kinh tế OECD năm 2001, Ban thư ký
OECD đã có một báo cáo, trong đó nói rằng, những quốc gia có chính sách

5


phát triển kinh tế tri thức đã tăng trưởng rất nhanh, còn những quốc gia
khác đã tụt hậu ngày càng rõ rệt hơn.

Đầu thế kỷ XX, khoảng cách thu nhập bình quân giữa nước giàu nhất so
với nước nghèo nhất là 10 lần, thì đầu thế kỷ XXI, khoảng cách đó là 400
lần. Sự không cập nhật tri thức mới trong quá trình lão hóa tri thức tăng tốc,
nhất là sự bất cập với công nghệ mới, công nghệ cao là yếu tố hàng đầu của
sự phân hóa phát triển - kém phát triển. Khoảng 30 năm lại đây, lượng kiến
thức nhân loại thu được về khoa học và công nghệ bằng tổng số kiến thức
đó trong hai ngàn năm trước đó. Theo dự báo, đến năm 2020, những tri
thức khoa học sẽ tăng khoảng 4 lần so với năm 2000.
Để giải quyết bài toán phát triển, Việt Nam phải tính đến yếu tố con người,
năng lực sáng tạo tri thức mới, từ đó cần phải học tập và cập nhật kiến thức
mới. Và từ đó khái niệm xã hội học tập ra đời.
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay,
giáo dục và đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong
nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo,
đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức
trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ.
Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên,
sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức
là cơ bản nhất.
Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia,
dân tộc bởi giáo dục - đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình
độ cao làm giàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị
6


vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong
chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu.Chúng ta đã có bao giờ thấy
khó khăn khi chúng ta không hiểu được các văn hoá vùng miền , vậy để
hiểu được văn hoá mình , nắm rõ thế mạnh của nước mình không đâu xa là
phải học , học chính là bồi dưỡng văn hoá , là giáo dục con người .

Nước Việt Nam ta luôn miếng mồi thơm ngon luôn làm cho các quốc gia
khác thèm thuồng muốn chiếm lấy , liên miên bị chiến tranh , trăm năm đô
hộ giặc Tây , nghìn năm đô hộ giặc Tàu và ngay cả trong thời bình như
hiện nay thì Việt Nam vẫn luôn là “một quốc gia đứng ngay đầu sóng
ngọn gió” . Thế nên việc nâng cao dân trí , nâng cao trình độ khoa học kỹ
thuật không bao giờ được dừng lại . Và Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn
nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Việt
Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trình độ lao động
phổ thông còn thấp, ít được đào tạo nghề, vẫn còn khoảng gần khoảng gần
60% lao động nông nghiệp, nên hiện mới bước đầu xây dựng kinh tế tri
thức. Giáo dục - đào tạo nhằm phát huy năng lực nội sinh “đi tắt, đón đầu”
rút ngắn thời gian công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việt Nam khẳng
định giáo dục - đào tạo cùng với khoa học - công nghệ là quốc sách hàng
đầu, là điều kiện phấn đấu để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành
nước công nghiệp.
Giáo dục - đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình
độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần
quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế
tri thức.

7


Kinh tế tri thức được hiểu là kinh tế trong đó có sự sản sinh, truyền bá và
sử dụng tri thức là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, làm giàu của cải
vật chất, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tất cả các quốc gia phát triển đều
có chiến lược phát triển giáo dục. Trong “Báo cáo giám sát toàn cầu giáo
dục cho mọi người”, tổ chức UNESCO cũng đã khuyến khích các nước
phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục.
Chúng ta từng nói con người là tế bào của xã hội , xã hội có giàu mạnh hay

không do nhiều tế bào hợp lại nên việc giáo dục nhân cách con người
không bao giờ được xem nhẹ .
Nhận thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và
Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới
giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành,
các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột
phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát
triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học. Trước thực tế Việt Nam
hiện nay , giáo dục lại càng giữ vai trò trọng yếu .
Thời đại hiện nay là thời đại của sức mạnh trí tuệ ; khoa học - công nghệ
và kinh tế - văn hóa đóng vai trò quyết định. Các nước tiên tiến trên thế
giới vốn đã có thế mạnh lại càng tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực này
nhằm đảm bảo sự phát triển vượt trội và khả năng cạnh tranh cao của họ
càng cao . Để Việt Nam “trở nên tươi đẹp”, dân tộc Việt Nam “bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong
muốn đòi hỏi người Việt Nam phải có trí tuệ, khoa học công nghệ phát
triển vượt bậc, muốn thế thì phải học , phải nhờ vào giáo dục.

8


Điều Bác mong muốn chỉ thành hiện thực khi chủ nhân của đất nước là
những người có trình độ học vấn cao, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, đủ năng lực hòa nhập với trình độ văn hóa của thế
giới. Muốn vậy, đòi hỏi các thế hệ học sinh phải ra sức học tập, tu dưỡng,
rèn luyện thật tốt. Quá trình học tập ở trường là thời gian cần thiết để học
sinh tiếp thu những kiến thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy được qua
hàng ngàn năm lịch sử và khi lớn lên, học sinh sẽ trở thành những công dân
có kiến thức, có trình độ cao, đủ năng lực xây dựng đất nước tiến kịp thời
đại. Nhà nước chăm lo, tạo điều kiện phát triển giáo dục - đào tạo chính là
vì tương lai lâu dài của đất nước.

Khoa học ngày càng không ngừng phát triển , để bắt kịp sự phát triển đó và
hoà mình vào dòng chảy của sự tân tiến vượt bậc của khoa học thì giáo dục
không thể tách rời khỏi đời sống của chúng ta.
Ý kiến của cá nhân tôi không nằm ngoài câu nói của Bác “ dân có giàu thì
nước mới mạnh” , vậy tôi rất mong dân của tôi phải giàu tri thức để cùng
nhau góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh . Tôi thường nghe lớp trẻ
ngày nay nói họ chán ghét trường lớp, và thường đi khá xa trong những lời
bình phẩm về những thầy giáo, cô giáo của họ, về cả giáo dục nói chung.
Tôi nghĩ rằng mỗi người đều có những trải nghiệm riêng của mình, và vì
thế mỗi người đưa ra những nhận định khác nhau dựa trên cơ sở của trải
nghiệm đó. Tôi chưa bình phẩm về các ý kiến ấy nhưng tôi đã có sự chạnh
lòng … và đặt ra trong tôi nhiều câu hỏi và tôi tìm kiếm cho tôi lời giải đáp
để an ủi bản thân tôi ….

9


Theo tôi :
Giáo dục không phải chỉ ở nhà trường, nhà trường chỉ là một công cụ tốt
phục vụ giáo dục. Giáo dục cần nằm trong tiềm thức của mỗi con người,
mỗi người đều cần sẵn sàng cho học hỏi và chia sẻ tri thức bản thân.

Giáo dục không phải những dòng thông tin trên sách vở, giáo dục phải là
mang lại cho người học thế giới quan rộng lớn, những trải nghiệm phong
phú và phương pháp tư duy hiệu quả.
Với người học, hãy nhớ học không phải vì tấm bằng cuối khóa, mà để bổ
sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng tư duy.
Với người dạy, đừng quên rằng chúng ta không biến học sinh thành những
cái máy ghi âm, mà phải làm trí tuệ con người trong họ ngày một hoàn
thiện hơn.


10


NỘI DUNG 2 :

Trình bày các nhiệm vụ toàn diện ở nhà trường phổ thông và mối quan hệ
giữa các nhiệm vụ giáo dục ?

11


Qua nội dung 1 chúng ta đã phân tích vai trò của giáo dục giữ vai trò quan
trọng như thế nào đối với sự phát triển khoa học xã hội , cũng như chúng ta
đã cùng nhau đưa ra nhận xét của cá nhân về vai trò của giáo dục trong
thực tiễn hiện nay và cho ý kiến đề xuất , bước sang nội dung 2 , mời mọi
người cùng tôi đi vào trình bày nhiệm vụ của giáo dục toàn diện ở nhà
trường phổ thông như thế nào ?
Giáo dục toàn diện là giáo dục nhằm phát triển toàn diện nhân cách học
sinh , thể hiện qua 5 mặt . Cụ thể là :
- Giáo dục đạo đức
- Giáo dục trí tuệ
- Giáo dục thẩm mỹ
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục lao động
1. Giáo dục Đạo Đức :
1.1 Khái niệm đạo đức :
Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc, nguyên
tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của

mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ
xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.
- Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh
giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan hệ
12


với tự nhiên.
- Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong
quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự
nhiên và với cả bản thân mình.
Vì vậy giáo dục đạo đức là nhiệm vụ quan trọng trong các loại hình
nhà trường và là nền tảng cho các mặt giáo dục khác.
1.2 Nhiệm vụ của GDĐĐ :
- Giáo dục cho người học thế giới quan khoa học, hiểu tính quy luật cơ bản
sự phát triển tự nhiên , xã hội từ đó nhận thức đúng về quyền lợi , nghĩa vụ
, trách nhiệm của từng cá nhân đối với công cuộc xây dựng đất nước .
- Giáo dục cho người học hiểu và nắm vững các vấn đề cơ bản về đường
lối, chính sách của Đảng – Nhà Nước , sống và làm việc theo đúng theo
hiến pháp và pháp luật .
- Giáo dục cho người học thấm nhuần các nguyên tắc , chuẩn mực đạo đức
do XH quy định như lối sống , phong cách , thuần phong mỹ tục , thái độ
ứng xử …. Giúp con người sống trên tình thần tương thân tương ái, yêu
nước, yêu giống nòi …
- Giáo dục cho người học tính tích cực tham gia các hoạt động lao động ,
xã hội , chính trị …. Đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, lối sống tha
hoá , không lành mạnh , không phù hợp xu hướng hiện tại.

13



2. Giáo dục trí tuệ :
2.1 Khái niệm giáo dục trí tuệ : (GDTT)
- Trí tuệ là 1 khái niệm rộng nên khó đưa ra 1 khái niệm chung duy nhất .
Dẫn 1 khái niệm về trí tuệ của người Do Thái : Trí tuệ là thành quả của một
quá trình học tập tri thức ; tri thức là do rèn luyện trí tuệ mà tồn tại, mà học
tập và rèn luyện tâm tính và tư duy của con người chỉ có không ngừng học
tập mới có thể khiến cho con người không ngừng hoàn thiện, đổi mới chính
mình .
- Trí tuệ cũng bắt nguồn từ kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng do hạn chế thời
gian, không gian và bản thân mà không thể cái gì cũng tự mình trải nghiệm,
mà phần nhiều học hỏi kinh nghiệm từ người khác. Sách vở chính là công
cụ chủ yếu của tri thức, nó là tri thức mới, tin tức và kỹ thuật mới, nó làm
phong phú óc đổi mới và tư duy ; học tập là điều kiện tự nhiên để tăng
thêm trí tuệ.
- Giáo dục trí tuệ (hay còn gọi là trí dục) giữ vai trò to lớn trong việc phát
triển trí tuệ .
- Giáo dục trí tuệ là điều kiện quan trọng để phát triển toàn diện nhân cách .
Từ đó con người ngày càng nâng cao trình độ học vấn và tự thân hoàn thiện
nhân cách .

14


2.2 Nhiệm vụ của giáo dục trí tuệ :
- Tổ chức , hướng dẫn người học tổ chức , nắm vững hệ thống tri thức khoa
học , phổ thông , cơ bản , hiện đại , phù hợp với những yêu cầu thực tiễn về
tự nhiên , xã hội và con người .
- Rèn luyện cho người học hệ thống kỹ năng , kỹ xảo tương ứng , phát triển
năng lực và phẩm chất trí tuệ , đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo .

- Bồi dưỡng cho người học thế giới quan khoa học , những phẩm chất đạo
đức tốt đẹp của công dân .
3. Giáo dục thẩm mỹ :
3.1 Khái niệm giáo dục thẩm mỹ :
Thẩm mỹ là nói về cái đẹp , là sự cảm thụ và hiểu biết về cái đẹp.
Giáo dục thẩm mỹ là quá trình hoạt động của nhà giáo dục và người học
nhằm hình thành ở họ những quan hệ và hiểu biết đúng đắn đối với hiện
thực và nghệ thuật, tạo khả năng sáng tạo ra cái đẹp trong lao động và cuộc
sống góp phần hình thành nhân cách người học.
Trong nhà trường giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng của giáo
dục nhân cách . Văn hoá thẩm mỹ bao gồm trình độ phát triển về thẩm mỹ ,
những rung cảm thẩm mỹ , nhãn quan thẩm mỹ , ….

15


3.2 Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mỹ :
- Giáo dục nhận thức,cảm thụ cái đẹp trong tự nhiên lẫn trong cuộc sống.
- Bồi dưỡng xúc cảm , tình cảm , thị hiếu thẩm mỹ…
- Bồi dưỡng năng lực vận dụng , sáng tạo cái đẹp trong tự nhiên , cuộc sống
và trong nghệ thuật…
4. Giáo dục thể chất : (GDTC) :
4.1 Các mặt của Giáo dục thể chất :
Phát triển thể chất là mặt quan trọng của sự phát triển toàn diện nhân cách.
GD thể chất là một bộ phận hữu cơ của quá trình GD .

16


5. Giáo dục lao động : (GDLĐ)

5.1 Khái niệm giáo dục lao động :
Giáo dục lao động là 1 bộ phận hữu cơ của giáo dục lao .Giáo dục lao
động là quá trình đưa học sinh vào các hoạt động lao động mà qua đó hình
thành thái độ tích cực đối với lao động .Giáo dục lao động trang bị những
tri thức kỹ năng cần thiết , bồi dưỡng năng lực phẩm chất của người lao
động mới

17


Tóm lại : Các nhiệm vụ giao dục có mối quan hệ biện chứng , tác động
qua lại lẫn nhau , đan xen , chứa đựng nhau , tạo thành nội dung giáo dục
nhân cách . Trong 5 nhiệm vụ sẽ không có nhiệm vụ nào là quan trọng nhất
hay quan trọng nhì mà chỉ có nhiệm vụ này là tiền đề , vừa là điều kiện cho
sự vận động và phát triển của nhiệm vụ kia . Vì vậy khi giáo dục , rèn luyện
, thực hiện các nhiệm vụ trên việc thực hiện đồng bộ , phối hợp nhịp nhàng
giữa các nhiệm vụ sẽ đạt đến kết quả tốt hơn .
Mặc dù tôi rất thích nhiệm vụ giáo dục đạo đức vì tôi đặt nặng vấn đề tôi
luyện nhân cách , phẩm chất một con người song không thể là một công
dân toàn diện , giúp ích cho đời trong một cơ thể không cường tráng , cả
năm mặt của giáo dục vừa nêu trên không thể xem nhẹ hoặc đề cao riêng
một mặt nào .

18


Lời kết :
Trên con đường dẫn tới thành công, bạn không thể chọn con đường
nào khác ngoài con đường mang tên “giáo dục”
Nếu không có giáo dục, con người phải tự mình trải nghiệm để tìm ra

những cách suy nghĩ, hành xử, làm việc cho riêng mình, quá trình đó diễn
ra rất chậm và thậm chí còn nguy hiểm Chẳng hạn bạn không bao giờ thò
tay vào lửa, vì biết mình sẽ bị bỏng, ngay từ khi còn rất nhỏ bạn đã biết
điều đó. Đó không phải một bản năng tự nhiên của con người, mà là cha
mẹ, ông bà, những người nuôi dưỡng bạn đã nói cho bạn biết điều đó, họ
biết điều đó vì cũng như bạn, họ đã được chỉ cho như vậy bởi các thế hệ
trước.
Nhớ lại lời Bác dặn: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua Dạy tốt, Học
tốt”. Ngót 71 năm đã qua đi (1945-2016) kể từ ngày Bác Hồ kêu gọi toàn
dân chống nạn thất học, những chỉ dẫn của Người, niềm mong mỏi của
Người là phải “làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái”
đã từng bước được thực hiện, và trong những kết quả đó, Dạy tốt, Học tốt
vừa là nguồn động lực, vừa là mục tiêu của quốc sách giáo dục.

19


Tôi còn nhớ rõ từng lời của Bà dạy tôi lúc sinh thời “ kinh nghiệm là vô giá
, bà đã dùng cả đời để học cách làm người và chỉ mỗi một việc học cách đi
qua cầu khỉ Bà đã phải mình mẩy lắm lem không biết baolần”…
Và cuối cùng, các thế hệ trước biết điều đó vì ở một quá khứ xa xôi nào đó
khi con người lần đầu tiên tạo ra ngọn lửa đã có người trải nghiệm điều đó
giúp bạn và các thế hệ trước của bạn. Nếu không có một (hay những) ai đi
trước đó thì ông bà, cha mẹ bạn và cả chính bạn sẽ chỉ có thể biết điều đó
khi tự mình trải nghiệm, và cái giá của trải nghiệm đó thì chắc các bạn
cũng biết rằng nó không rẻ lắm.
Và giáo dục chỉ thật ra thể hiện trọn vẹn vai trò quan trọng của nó khi
chúng ta hiểu rằng nó quý giá , nó cần thiết … và nhiệm vụ của giáo dục
toàn diện là nhiệm vụ chúng ta phải thuộc nằm lòng .
Thực trạng hiện nay mặc dù ngành giáo dục đã chú trọng và đề cao việc

dạy và học nhưng vẫn còn nhiều vấn nạn , hiện tượng “học không đi đôi
với hành” hoặc dạy chỉ là đứng lớp để điểm danh không phải hiếm . Nếu
được góp ý kiến của tôi cho ngành giáo dục , tôi tha thiết mong các ban
ngành hãy quan tâm đến đời sống của giáo viên và các người làm công tác
giáo dục , ngoài việc rèn luyện 5 mặt : đạo đức , trí tuệ , … cho học sinh thì
về phía giáo viên cần nâng cấp đội ngũ giáo viên vì từ cổ chí kim, từ Bắc
đến Nam, từ Đông sang Tây, từ nay đến muôn đời đều khẳng định chất
lượng giáo dục lệ thuộc nhiều nhất vào chất lượng giáo viên. Thầy giỏi, cô
giỏi sẽ có trò giỏi. Cha ông ta đã tổng kết “Không thầy đố mày làm nên”.
Bất kể lĩnh vực nào cán bộ yếu kém đều phải trả giá. Nhưng lĩnh vực giáo
dục, đào tạo nếu thầy cô giáo bất cập thì phải trả giá đắt nhất, nguy hiểm
nhất. Thậm chí sẽ là có tội đối với thế hệ trẻ, nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy
20


trì đội ngũ giáo viên dạy kém, dạy yếu . Bên cạnh đó việc Đổi mới cán bộ
quản lý giáo dục, đào tạo cũng không kém phần quan trọng vì chất
lượng giáo dục lệ thuộc khá nhiều ở chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo
dục các cấp. Những người quản lý giáo dục đào tạo hiện nay phải hội đủ 3
tiêu chuẩn: Trí tuệ, Bản lĩnh và Trách nhiệm.
Cần có chế độ đãi ngộ đối với các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo
ở vùng xâu, vùng xa, những đổi mới về công tác đào tạo như đào tạo theo
yêu cầu của địa phương, ưu tiên đầu vào và cả đầu ra cho con em đồng bào
dân tộc thiểu số.... là rất thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Cải
cách giáo dục bao gồm cải cách về phương pháp dạy, phương pháp học, cải
cách sách giáo khoa cho các bậc học, đặc biệt là giảm tải đối với học sinh
tiểu học, xây dựng hệ thống trường, lớp chuẩn quốc gia, xã hội hoá công
tác giáo dục nhà trường, tránh dạy thêm, học thêm, tránh chạy theo số
lượng, chạy theo bệnh thành tích, v.v..sẽ là những điều kiện cần và đủ để
thực hiện phong trào thi đua Dạy tốt, Học tốt tại các nhà trường.

Là học sinh – sinh viên húng ta hãy nhớ nhắc nhở bản thân và dạy bảo con
cháu :
“Muốn sang thì bắt cầu Kiều ;
Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy”
…..và hãy luôn đặt niềm tin vào giáo dục vì chỉ có giáo dục mới giúp đất
nước ta có cơ hội “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”.

Trân trọng kính chào
21


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

22



×