Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

thực trạng tài nguyên du lịch tự nhiên đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.13 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống xã
hội của con người. Tại Việt Nam, du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo giá trị đóng góp cho nền kinh tế quốc gia. Mức sống của người dân Việt
Nam ngày càng được cải thiện, nhu cầu về du lịch cũng được tăng theo về số lượng
cũng như chất lượng. Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới của nhà
nước, với nền an ninh chính trị ổn định, Việt Nam đã thu hút một số lượng đông đảo
du khách quốc tế đến tham quan du lịch.
Đà Lạt đã làm cho nền du lịch được phát triển khi thu hút được khách quốc tết
đến tham quan rất là nhiều bởi vì ở đây có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành,
cảnh quan thiên nhiên thơ mộng gẫn gũi với con người.
Tuy nhiên qua thời gian có sự biến đổi của tự nhiên làm cho Đà Lạt đã không
còn được thơ mộng và đẹp một cách tự nhiên như trước nữa cũng do sự tác động
của con người vào mà làm cho tài nguyên thiên nhiên đó bị biến đổi.
Tài nguyên du lịch được coi là du lịch của du khách, là những nguồn lực quan
trọng nhất, mang tính quyết định sự phát triển ngành du lịch ở Đà Lạt. Nhưng đã bị
thay đổi khi ý thức của con người quá kém dẫn tới mất hình ảnh trong mắt của
khách du lịch. Chính vì thì mà chúng tôi đã chọn đề tài “Thực trạng tài nguyên du
lịch tự nhiên ở Đà Lạt”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của chúng tôi làm đề tài này nhằm tìm hiểu thêm về thực trạng tài
nguyên ở Đà Lạt đang có sự biến đổi như thế nào. Từ đó chúng tôi đưa ra những
biện pháp nhằm để có thể khắc phục sự khó khăn đó.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


Đã có rất nhà nghiên cứu về tài nguyên du lịch ở Đà Lạt, bên cạnh đó có
những bài luận văn đã nói lên nhiều vấn đề mà tài nguyên thiên nhiên ở Đà Lạt
đang bị ảnh hưởng.

2


Đây là một đề tài không mới nhưng mỗi công trình nghiên cứu họ đã đi sâu
nghiên cứu. Hầu hết thì các đề tài đó đều cho chúng ta thấy những nét đẹp trong du
lịch Đà Lạt.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu “Thực trạng tài nguyên du lịch Đà Lạt”
Phạm vi không gian: Thành phố Đà Lạt.
Phạm vi thời gian: từ ngày 20 tháng 12 năm 2017 đến ngày 2 tháng 12 năm
2017.

5. Đóng góp của đề tài
Qua việc nghiên cứu chúng tôi đã biết thêm được nhiều điều lý thú ở Đà Lạt
mà trước đây tôi không biết.
Bên cạnh đó chúng tôi tìm ra nhiều kiến thức bổ ích ở các trang báo mạng để
có thể hình dung và biết thêm về tài nguyeen du lịch ở Đà Lạt.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp tài liệu: bằng việc đọc trên sách và các trang mạng mà
tôi có thể thu thập được một số tài liệu để có thể làm hoàn chỉnh bài tiểu luận này.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo bài tiểu luận này chúng tôi
chia thành ba chương
Chương 1. Khái quát chung
Chương 2. Tài nguyên du lịch tự nhiên ở Đà Lạt

Chương 3. Thực trạng và giải pháp tài nguyên du lịch tự nhiên hiện nay

3


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG
1.1.

Khái niệm tài nguyên du lịch
1.1.1.
Khái niệm tài nguyên
Theo PGS.TS. Trần Đức Thanh: “Tài nguyên là tất cả những ngườn thông tin,
vật chất, năng lượng được khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội
loài người. Đó là những thành tạo hay tính chất của thiên nhiên, những công trình,
những sản phẩm do bàn tay khối óc của con người làm nên, những kahr năng của
loài người… Được sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội của cộng
đồng.

1.1.2.

Khái niệm tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài
nguyên nói chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành
Du lịch.
Tài nguyên du lịch theo Pirirojnik: “Tài nguyên du lịch là những tổng thể tự
nhiên, văn hóa - lịch sử và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc
phục hồi và phát triển thể lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức
khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng

kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng được dùng để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra
những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi”

1.2. Phân loại
Theo nguồn gốc hình thành: Tài nguên được phân loại là tài nguyên tự nhiên
và tài nguyên nhân văn.
Tài nguyên tự nhiên gồm các thành phần của tự nhiên là tài nguyên địa hình,
địa chất, khí hậu, nước, sinh vật, đất, khoáng sản, khoảng không ngoài vũ trụ và các
thể tổng hợp tự nhiên

4


Tài nguyên nhân văn gồm các loại tài nguyên nhân văn hữu thể như: các di
tích lịch sử, các di tích lịch sử văn hóa, các công trình đương đại, vật kỷ niệm, bảo
vật quốc gia.
+ Tài nguyên nhân văn phi vật thể gồm các lễ hội, nghề và làng nghề truyền
thống, văn hóa nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, phong tục, tập quán, lễ hội, ngôn ngữ,
chữ viết, tôn giáo, các nguồn thông tin và nguồn tri thức khoa học, kinh nghiệm sản
xuất.
+ Tài nguyên kinh tế - xã hội và kỹ thuật gồm: đường lối, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội và du lịch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác đầu tư quốc
tế, dân cư và nguồn lao động, kết cấu hạ tầng, các nguồn tài chính và kinh tế, cơ sở
vật chất kinh tế…

1.3. Đặc điểm
1.3.1.
Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên
Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì phần
lớn các loại tài nguyên du lịch t nhiên được sắp xếp và loại tài nguyên vô tận, tài

nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm.
Hầu hết việc khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào
điều kiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đi nghỉ
biển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết. Đặc biệt
không thể tổ chức các tour du lịch sông nước vào mùa mưa lũ, không thể tắm biết
vào mùa rét. vào mùa khô trữ lượng nước của các thác nước, hồ nước, hệ thống
sông cạn nước nên khó khăn cho hoạt động đu lịch thể thao nước và tham quan
sông nước.
Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường nằm
xa các khu đông dân cư. Đặc điểm này một mặt gây tốn kém, khó khăn cho việc tổ
chức hoạt động du lịch, mặt khác nó lại là nhân tố góp phần làm cho tài nguyên
thiên nhiên tự nhiên hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do í chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi
các hoạt động kinh tế - xã hội.
1.3.2.
Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người tạo ra nên chịu tác động của thời
gian, thiên nhiên v do chính con người. Vì vậy dễ bị suy thoái, hủy hoại và không

5


có khả năng tự phục hồi ngay khi cả không có sự tác động của con người. Vì vậy di
tích lịch sử - văn hóa khi bị bỏ hoang cũng bị xuống cấp nhanh chóng; những giá trị
văn hóa phi vật thể như những làn điệu dân ca, các vũ khúc, các lễ hội, các nghề
truyền thống, phong tục, tập quán,… khi không được bảo tồn và phát huy có hiệu
quả s bị mai một hoặc biến mất. Do vậy, khai thác tài nguyên du lịch nhân văn cho
mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo thường xuyên,
khoa học và có hiệu quả.
Tài nguyên du lịch nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ biến.
Ở đâu có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn. Vì vậy, các địa phương, các quốc

gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn với du khách,
đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch.
Tài nguyên nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị đặc
sắc riêng. Do điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội là những yếu tố nuôi
dưỡng tạo thành tài nguyên du lịch nhân văn ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia có
những giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có
sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách. Do vậy trong quá trình khai thác, bảo tồn tài
nguyên du lịch nhân văn cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài
nguyên.

6


CHƯƠNG 2
TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN Ở ĐÀ LẠT
Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tượng
tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể được khai thác và sử dụng vào
đời sống và sản xuất của con người.
Theo khoản 1 (Điều 13, chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định
“Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,
thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử
dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như điều
kiện văn hóa, kinh tế - xã hội và cũng thường được phn bố gần các tài nguyên du
lịch nhân văn. Sự phân loại tài nguyên du lịch tự nhiên chỉ mang tính tương đối.
Thực tế khi tìm hiểu và nghiên cứu theo từng thành phần tự nhiên, các thể tổng hợp
tự nhiên có các điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, các di sản tự nhiên thế
giới, các điểm tham quan tự nhiên.

2.1. Khí hậu

Có thể nói Đà Lạt là một thành phố ôn đới giữa lòng nhiệt đới, điều này không
có gì là sai khi nhiệt độ trung bình của thành phố sương mù này chỉ từ 18 -22 độ C
mỗi năm. Nhờ vào độ cao trung bình của thành phố là 1500m so với mực nước
biển, nên dù tọa lạc giữa lòng nhiệt đới, khí hậu Đà Lạt vẫn mát mẽ quanh năm và
dễ chịu như vùng ôn đới Châu Âu hay Bắc Mỹ.
Nhiều du khách khi đến Đà Lạt du lịch có thể cảm thấy nhiệt độ ở nơi đây thay
đổi rất nhanh chóng, có thể buổi sáng sớm chỉ 10ºC nhưng vào buổi trưa, khi ánh
mặt trời đứng bóng nhiệt độ có thể lên đến 28ºC. Chính vì thể người ta vẫn thường
nói khí hậu Đà Lạt một ngày có đủ cả 4 mùa: Sáng là mùa Xuân mát mẽ, dễ chịu,
trưa là những ngày hè ỏng ả, khoảnh khắc chiều là mùa Thu lãng đãng những đám
mây và đêm về là cái se lạnh của mùa Đông phố núi.
Nói về một ngày thì có đến 4 mùa, nhưng nói về khí hậu Đà Lạt mỗi năm chỉ
có hai mùa chính, đó là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô Đà Lạt bắt đầu từ tháng 12

7


đến tháng 3 của năm sau và thời gian còn lại từ tháng 4 đến tháng 11 là mùa Mưa.
Tính chất gió mùa Đà Lạt cũng được phản ảnh rõ nét với sự ảnh hưởng của hai mùa
gió là Gió mùa Đông Bắc vào mùa khô và gió mùa Tây Nam vào mùa Mưa.
Vào mùa khô, gió mùa Đông Bắc tràn về mang theo hơi biển khiến khí hậu Đà
Lạt thêm phần mát mẽ hơn và có phần khô hanh. Thời gian này cũng là thời kỳ Đà
Lạt bước vào mùa đẹp nhất năm, bầu trời luôn trong xanh không gợn mây, khí hậu
mát mẽ dễ chịu vì vậy đây cũng là mùa của rất nhiều loài hoa xinh đẹp khoe sắc ở
Đà Lạt như hoa Hướng Dương, hoa Cải, hoa Dã Quỳ...Vào những tháng mùa khô,
khí hậu Đà Lạt mát mẽ về ban ngày và se lạnh về đêm, độ ẩm không khí trong thời
gian này trung bình chỉ khoảng 80% giúp cho không khí trong lành, ít sương giá và
ẩm ướt.
Những người thích đến Đà Lạt vào mùa khô bời vì ngoài trừ khoảng thời gian
từ tháng 12 đến tháng 3 thì thời tiết sẽ ẩm ướt, se lạnh diễn ra quanh năm.

Buổi sáng Đà Lạt thì đường phố khá khô ráo, không khí trong veo và không
ẩm ướt, tuy nhiên vào tầm chiều ngả tối thì bắt đầu có những giọt mưa hoặc có thể
một chút sương mù lan tới khiến cho du khách không thể quen.
Khí hậu Đà Lạt ảnh hưởng một phần tín phong và gió mùa Tây Nam có khi lại
kết hợp cả áp thấp nhiệt đới, bão ở khu vực biển Đông đã mang lại cho Đà Lạt một
lượng mưa khá lớn, trung bình năm khoảng 1600mm. Mùa mưa, Đà Lạt cũng không
quá ẩm ướt và dai dẳng như miền Trung và miền Bắc, mưa Đà Lạt chủ yếu xảy ra
buổi chiều và nắng buổi sớm mang đến cho Đà Lạt một bầu không khí trong lành,
mát mẽ đến lạ thường.
Tài nguyên khí hậu ở Đà Lạt thích hợp với sức khỏe của con người, là nơi
nghỉ dưỡng chữa bệnh. Một số loại bệnh như huyết áp, tim mạch, thần kinh, hô hấp,
có sự kết hợp giữa các liệu pháp y học với tài nguyên thiên nhiên tự nhiên thuận lợi,
đặc biệt là khí hậu ở đây trong lành, mát mẻ. Giúp cho việc chữa lành bệnh và phục
hồi sức khỏe của con người.
2.2. Địa hình
Địa hình Đà Lạt được phân thành hai dạng rõ rệt: Địa hình núi và địa hình
bình nguyên trên núi. Địa hình núi được phân bố quanh vùng cao nguyên trung tâm

8


thành phố. Phía bắc thành phố là dãy Lang Biang chạy theo hướng đông bắc – tây
nam. Kéo dài từ suối Đa Sar đến hồ Dankia.
Phía Nam, địa hình núi chuyển tiếp sang bậc địa hình thấp hơn, đặc trưng là
khu vực đèo Prenn với các dãy núi cao xen kẽ những thung lũng sâu.
Trung tâm Đà Lạt như một lòng chảo hình bầu dục hướng theo hướng bắc –
nam với chiều dài khoảng 18km, chiều rộng khoảng 12km. Nơi cao nhất trong trung
tâm thành phố là Bảo tàng Lâm Đồng với độ cao 1.532m, còn điểm thấp nhất là
thung lũng Nguyễn Tri Phương. Những dãy đồi đỉnh tròng ở đây có độ cao tương
đối đồng đều nhau.

2.3. Tài nguyên nước

Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch ở Đà Lạt.
Giữa các dãy đồi thấp ở vùng trung tâm và các đỉnh núi cao chung quanh Đà
Lạt là dòng chảy hiền hòa của các sông suối thượng nguồn sông Đa Nhim, sông Đạ
Đờng, sông Cam Ly, những con sông này là các nhánh chính đổ vào sông Đồng
Nai. Ở đây nguồn nước phong phú trong mùa mưa nhưng rất nghèo trong mùa khô.
Ở phía Bắc, các con suối đổ vào hồ Suối Vàng chảy theo hướng Đông Nam Tây Bắc như suối Phước Thành bắt nguồn từ Tùng Lâm, suối Đa Phú bắt nguồn từ
Đa Phú. Phía Đông có các con suối nhỏ chảy về sông Đa Nhim, phần thượng nguồn
hồ Đơn Dương. Các con suối phía Nam chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đổ
về suối Đạ Tam như suối Datanla, Đạ Prenn.
Chảy qua trung tâm thành phố là suối Cam Ly. Suối Cam Ly bắt nguồn từ phía
Đông Bắc thành phố chảy qua hồ Than Thở, Mê Linh (cũ) đến hồ Xuân Hương, sau
đó đổ về thác Cam Ly.

9


Hồ ở Đà Lạt, chủ yếu là hồ nhân tạo, phân bố rải rác. Hiện tại có trên dưới 16
ao hồ lớn nhỏ. Một số hồ theo thời gian bị bồi lấp dần hoặc đã trở thành vườn trồng
rau như hồ Vạn Kiếp, Mê Linh, Đội Có...Các hồ lớn ở Đà Lạt được sử dụng vào
việc tạo thắng cảnh, tạo nguồn nước tưới: hồ Đa Thiện, hồ Than Thở, hồ Tuyền
Lâm, hồ Xuân Hương... Hồ Suối Vàng được dùng trong việc tạo năng lượng điện.
Từ đó mà ta có thể biết được du lịch ở Đà Lạt cũng cần nhiều vào nguồn nước
bởi nguồn nước đủ để duy trì và phát triển ở hầu hết các hoạt động của nó, từ những
cái sẵn có trong tự nhiên như: thác nước, sông suối, hang động... phục vụ khách
ngắm cảnh đến các lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng, khách sạn...phục vụ khách ăn ngon,
nghỉ dưỡng thoải mái nhất. Nếu thiếu nước Du lịch sẽ “chết”.
Chính vì vậy mà ở Đà Lạt có rất nhiều điểm du lịch về nguồn nước đó là: Hồ

Xuân Hương, Hồ Than Thở, Hồ Tuyền Lâm, Thác Datanla, Thác Prenn,Thác
Pongour, Suối Vàng,… Những điểm du lịch này thu hút lượng khách du lịch đổ về
Đà Lạt khá là lớn vào các dịp lễ.
2.4.

Tài nguyên thực vật
2.4.1. Tài nguyên rừng

Rừng là tài nguyên quý của quốc gia, là bộ phận quan trọng của môi trường
sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của
nhân dân và sự phát triển của xã hội. Rừng có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi
trường, bảo tồn đa dạng sinh học, điều tiết khí quyển, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính
biển đối khí hậu toàn cầu, nuôi dưỡng duy trì góp phần ổn định xã hội và an ninh
quốc phòng, rừng góp phần quan trọng trong việc phát triển, mở rộng các ngành
nghề trong đó có du lịch.
Thành phố Đà Lạt nằm ở phía bắc tỉnh Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là
39,329 ha có diện tích rừng tương đối lớn là 26,182 ha (chiếm tỷ lệ 66,57%) bao

10


phủ toàn thành phố với 200.000 dân sinh sống trên 12 phường và 4 xã. Đà Lạt là
một thành phố nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái của cả nước khi được rừng bao bọc
xung quanh. nên người ta thường nói thành phố nằm trong rừng. Đà Lạt có thế
mạnh về tài nguyên rừng, tính đa dạng của hệ sinh thái rừng đóng vai trò quan trọng
trong cảnh quan du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng và du lịch là tài nguyên và thế
mạnh của Đà Lạt.
Rừng trên Đà Lạt chủ yêu là rừng quy hoạch với chức năng phòng hộ môi
trường cảnh quan, phòng hộ đầu nguồn của thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh, Đồng
Nai,… với loại cây chủ yếu là thông 3 lá tự nhiên, rồng thông chiếm tỷ lệ cao (trên

80%) diện tích của thành phố. Bên cạnh đó có diện tích rừng lá rộng xen kẽ với
rừng thông. Trong đó loài thực vật thân gỗ rất phong phú, quý, hiếm, có giá trị cao
như thông đỏ, thông tre, bạch tùng,… Nhưng số lượng còn rất ít.
Ngoài thông ba lá, thành phố còn có những dải rừng hẹp của thông hai lá như
kiểu rừng thưa ở khu vực Manline. Đặc biệt, thông năm lá một loại cây đặc hữu quý
hiếm của Đà Lạt đã được tìm thấy ở một số nơi như Trại Mát, Biđup. Rừng hỗ giao
cũng phân bố với nhiều loài cây cùng sinh sống như: dẻ, kim giao, huỳnh đàn, chò
ngọc lan,… chính nhờ vào nguồn tài nguyên rừng phong phú như vậy, lại ở một độ
cao hợp lý, nên Đà Lạt mới có được khí hậu ôn hòa và nguồn không khí tốt lành.
Chính cây thông đã làm tăng lượng ôxy cho Đà Lạt . Chính vì vậy mà Đà Lạt trở
thành một trung tâm nghỉ dưỡng, du lịch tuyệt vời mà hiếm nơi nào trên đất nước
Việt Nam có được.
2.4.2. Hoa

Từ lâu Đà Lạt đã được biết đến là xứ sở của ngàn hoa, hoa ở Đà Lạt muôn sắc
muôn vẻ, đến hoa dại chỉ mọc vệ đường thôi cũng tô đẹp cho quang cảnh của Đà
Lạt. Làm thu hút khách du lịch mỗi lần tới nơi đây.

11


Trong muôn vàn loài hoa dại ở Đà Lạt có một loài hoa mà cả người dân và du
khách vẫn luôn dành sự ưu ái nhất định là hoa dã quỳ. Điều đó cũng lý giải tại sao
khá nhiều người cho rằng hoa dã quỳ đã là một phần không thể thiếu trong cuộc
sống của người Đà Lạt. Không ai trồng, không ai chăm sóc nhưng hoa dã quỳ vẫn
sống, vẫn hiến tặng cho du khách và người dân sắc vàng rất riêng của nó. Hiện nay,
hoa dã quỳ đã thành biểu tượng của Đà Lạt, mọi người nhận ra sức sống mãnh liệt
núi rừng đằng sau vẻ mềm mại của những cánh hoa ấy. Du lịch Đà Lạt là du lịch
hoa – thương hiệu đó càng được khẳng định khi chỉ cần một loài hoa dại cũng đủ
sức cuốn hút du khách.

Đến với Đà Lạt mọi người có thể tham quan cả những làng hoa, trang trại hoa,
vườn hoa hay thậm chí là các nhà vườn trồng hoa thuần túy của Đà Lạt... Những
làng hoa như Vạn Thành, Hà Đông, Đông Tĩnh, Thái Phiên, Trại Mát, An Bình;
những trang trại hoa như Langbiang farm, Anh Quỳnh, Chế Quang Đệ hay những
vườn hoa Lan Ngọc, Minh Thương, Thanh Thanh, Thung lũng hoa Đào Mười Lời…
đều đã trở thành những điểm đến quen thuộc của du khách, những địa danh không
thể thiếu trong các chương trình du lịch gắn với hoa tại Đà Lạt.
Trong các làng hoa đó thì chúng ta có thể nói đến làng hóa Thái Phiên vào
những dịp tết đến xuân về thì không khí ở Thái Phiên trở nên sôi động với các loại
phương tiện vận chuyển hoa xuất hiện ở mọi ngả đường. Trong khi ban ngày Thái
Phiên rực rỡ với muôn nghìn loài hoa khoe sắc thắm, thì ban đêm nơi đây lại thu hút
bởi vẻ đẹp lung linh của ánh đèn vàng. Từ trên cao nhìn xuống, cả làng hoa như một
“thành phố ánh sáng” đầy quyến rũ với những vườn hoa điệp trùng, lấp lánh cả một
vùng đồi. Xuất phát từ một vùng trồng rau, hoa ban đầu làm kế sinh nhai, đến nay,
Thái Phiên đã có thương hiệu là làng hoa công nghiệp, làng nghề truyền thống - một
làng hoa du lịch nổi tiếng.
Như vậy, có thể nói hoa là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của
ngành du lịch Đà Lạt không chỉ hiện nay mà cả trong thời gian tới. Các dự án đầu tư

12


chuyên đề về du lịch gắn với hoa đã góp phần rất lớn cho mục tiêu khai thác hoa
phục vụ mục đích phát triển du lịch sinh thái tại Đà Lạt.
Các làng hoa công nghệ cao đã góp phần làm cho thành phố ngàn thông ngày
một đẹp giàu, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan. Ba trong số đó là
những làng nghề trồng hoa truyền thống định hình và phát triển qua hơn nửa thế kỷ
gắn liền với sự hình thành và phát triển một vùng dân cư trù phú, nơi hội tụ của
những con người hiền lành chất phác, cần cù, yêu lao động và sáng tạo.


13


2.4.3. Dâu tây

Xứ lạnh Đà Lạt là mảnh đất trù phú thích hợp để trồng các loại trái cây, rau củ.
Trong các loại trái cây phổ biến nhất phải kể đến dâu tây. Theo sự phát triển và đa
dạng hóa của du lịch, các tour du lịch đến đây thường đề cập đến việc tham quan
những vườn dâu tây tươi tiêu biểu của Đà Lạt. Chính vì vậy các vườn dâu tây của
xứ sở sương mù này đã trở thành một torng những địa điểm tham quan được du
khách mong đợi nhất. Tận mắt nhìn những hàng dâu xanh rũ, với những chùm dâu
đỏ trĩu quả – thực sự là một trải nghiệm thú vị khó diễn tả hết của hầu hết du khách.
Là loại trái cây giàu vitamin, dâu tây Đà Lạt có thể được dùng tươi hoặc chế biến
thành nhiều kiểu khác nhau như mứt, rượu, nước trái cây, kẹo hoặc làm nguyên liệu
cho món rau trộn rất đặc trưng của Đà Lạt và nhiều món ăn khác. Ngoài việc tham
quan chúng ta có thể trải nghiệm tự mình hái tại vườn và chiêm ngưỡng những trái
dâu lúc lắc trên những giàn dâu.
Hiện nay các vườn dâu tây tại Đà Lạt trồng rất nhiều loại dâu phong phú khác
nhau như dâu Pháp, dâu Nhật, dâu Mỹ, dâu hương, dâu đá,…
Bên cạnh loại dâu ngọt và dâu chua truyền thống còn có một loại dâu rẻ nhất
và dễ trồng nhất là dâu đá, tiếp đến là dâu hương, còn các giống dâu nhập ngoại
thường có giá trị cao hơn, chất lương và hình thức cũng mọng đẹp hơn.
Vườn dâu ở Đà Lạt là một trong những điểm tham quan du lịch hấp dẫn khá lý
thú. Nếu mà du khách đến mảnh đất phố núi này mà không ghé tới vườn dâu một
lần thì đã bỏ đi điều thú vị mà không thể đến nơi nào bù đắp lại được.

14


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TỰ NHIÊN HIỆN NAY
3.1. Thực trạng
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Trái đất đang một ngày nóng lên, hiệu ứng nhà kính đã dẫn đến khí hậu ở Đà
Lạt bị biến đổi làm cho không khí không còn được trong lành mát mẻ như trước
nữa. Khi mà sương mù Đà Lạt dần tan biến kéo theo sau đó là những cái riêng cái
hư ảo đặc trưng của Đà Lạt cũng bị biến dần đi làm cho Đà Lạt không còn là xứ
mộng mơ và dần mất khách du lịch đến tham quan.
Nắng nóng ở Đà Lạt một ngày tăng cao vào mùa khô, làm cho không khí oi
bức ngột ngạt, người dân ít đi ra đường và khách du lịch cũng ít đến tham quan vào
những dịp này bởi vì ở Đà Lạt là xứ lạnh mà hiện tượng nắng nóng quá cao.
Ngoài ra khi hậu thay đổi cũng làm cho tài nguyên nước ở Đà Lạt phải chịu
thêm nguy cơ suy giảm do hạn hán ngày một tăng ở một số vùng, mùa, ảnh hưởng
trực tiếp đến nông nghiệp, cung cấp nước ở thành thị và sản xuất thủy điện. Chế độ
mưa thay đổi gây lũ lụt nghiêm trọng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô, tăng
mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước.
Nguồn nước thiếu dẫn đến các hồ nước, thác nước ở Đà Lạt không còn được
nhiều để đáp ứng cho du lịch dẫn tới lượng khách du lịch suy giảm từ đó làm cho
thành phố mất tỉ trọng về GDP hằng năm. Bên cạnh đó thiếu nguồn nước sạch như
nước mưa với lại ý thức của người dân sống xung quanh dòng nước chảy qua nên
họ đã thải nước sinh hoạt và rác thải ra bên ngoài làm cho nguồn nước ở các hồ và
thác nước bị ô nhiễm có mùi hơi nặng từ dòng thác hay hồ bốc lên, mặt hồ và thác
trắng xóa vì bọt bẩn tạo thành những mảng rất lớn, nước thì đen ngòm dẫn tới mất
hình tượng cho khách du lịch mỗi lần tới đây để tham quan.

15


Trong đó ta có thể kể đến đó là thác Cam Ly, là thác rất là đẹp ở Đà Lạt nhưng

do ý thức của người dân không tốt mà ảnh hưởng đến nguồn nước làm cho bị ô
nhiễm trầm trọng dẫn tới khách du lịch ở đây mỗi ngày thưa thớt, có ngày còn
không có một bóng khách ghé qua.
Người dân chỉ lo đến mặt kinh tế nên đã xây dựng nhà kính để trồng hoa và
rau rất là nhiều khi đó mưa xuống nước không có chỗ thấm nên dẫn đến Đà Lạt có
hiện tượng bị lụt cục bộ.
Tình trạng người dân đi câu các ở các hồ mà thấy cá nhỏ quá thả ra hay cá mắc
câu nhưng bị thương nặng quá dẫn đến chết và nổi lên trên mặt hồ dẫn đến ô nhiềm
môi trường nước.
Địa hình đất đai cao nguyên tương đối là phức tạp, chủ yếu là đồi núi nên xây
dựng nhà cửa ở mức độ cho phép vì dễ bị sạt lở. Ngoài ra việc xây dựng các khu du
lịch tham quan nghỉ dưỡng cũng bị hạn chế dẫn tới mất lượng khách du lịch.
Do sự quy hoạch hạ tầng ở Đà Lạt chưa thật hợp lý khi nhà của nơi đây rất lộn
xộn và đường đi, lối lại thì rất chật hẹp làm cho bị ách tắc giao thông vào những giờ
cao điểm hay là những sự kiện được tổ chức ở Đà Lạt hay vào những dịp nghỉ.
Đà Lạt chỉ chú trọng vào các điểm du lịch mà không có chỗ vui chơi giải trí
cho trẻ em nên khi mỗi lần cùng gia đình đi chơi mà toàn điểm ngắm cảnh, chụp
hình mà chỗ để cho trẻ em chơi thì không có dẫn tới khách du lịch cũng hạn chế đi
du lịch đến đây khi có trẻ em đi cùng.
3.1.2. Tài nguyên tự nhiên
Rừng ở Đà Lạt dần dần bị thu hẹp lại khi người dân ở đây với nhiều thủ đoạn
khác nhau như (vạc dưới gốc cho rỉ nhựa ra rồi chết dần), dùng lửa đốt quanh gốc,
tiêm hóa chất,… để lấy đất để canh tác nông nghiệp, ngoài ra họ đã lấy gỗ để bán.
Cái làm cho Đà Lạt ôn hòa, mát mẻ mà nay dần dần tan biến khi nạn phá rừng ngày
càng cao làm cho khí hậu Đà Lạt đã biến đổi.
Nếu trước đây, cho dù đi từ bất cứ hướng nào, khi lên Đà Lạt, cái đầu tiên đập
vào mắt du khách là những cánh rừng thông cao vút, ru lên những âm thanh huyền
bí mỗi khi có cơn gió ùa về. Thì nay, dù rừng thông vẫn còn đó nhưng nó dần dần

16



thay thế, bị bủa vây bởi những công trình nhà ở, các khu du lịch từ các trục đường
chính hướng đến Đà Lạt. Không những vậy, những dãy nhà kính của nông dân được
mọc lên hàng loạt trên những mảnh đất mà trước đây là đồi thông.
Có thể kể đến đó là con đường từ Nha Trang đến Đà Lạt mà trên tất cả cửa ngõ
hướng về thành phố ngàn hoa đều xuất hiện hàng loạt những khu du lịch, biệt thự.
Và tất nhiên, để xây dựng những công trình đó đòi hỏi phải đốn hạ hàng trăm, có
khi là hàng ngàn cây thông.
Ngay tại hồ Tuyền Lâm vốn được biết đến với cánh rừng thông hùng vỹ, thì
nay khi hàng loạt biệt thự, khu nhà nghỉ cao cấp mọc lên đã làm cho cánh rừng ở
đây bị loang lổ nghiêm trọng.
Đà Lạt biết đến là rừng hoa của cả nước nhưng họ chỉ lo đến kinh tế mà không
lo đến sức khỏe của con người hôm nay và mai sau bằng việc là họ đã xả những
chai thuốc sâu hay phân bón không hợp lý thấm dần vào nguồn nước dẫn tới ảnh
hưởng đến nước sinh hoạt của con người hằng ngày hay là môi trường xung quanh
bị ô nhiễm làm cho khách du lịch thấy sợ mỗi lần tới đây khi thấy hiện tượng xả
bừa bãi đó.
Ý thức của khách du lịch cũng không tốt khi mỗi lần tới du lịch, chỉ vì muốn
cái đẹp nên họ đã giẫm lên hoa hay bẻ hoa một cách tự nhiên. Bởi vì ở Đà Lạt ở đâu
cũng thấy hoa hết nên với sự vô ý thức đó mà làm cho cảnh quan Đà Lạt bị thay
đổi.
Mỗi lần tổ chức Festival hoa Đà Lạt khách du lịch cũng ít do việc giá phòng
khách sạn và các điểm du lịch thì tăng cao.
3.2. Biện pháp
Triển khai thực hiện một cách đồng bộ là công tác quy hoạch và thu hút đầu
tư; sản phẩm du lịch với việc xây dựng được những sản phẩm có nét độc đáo riêng
như du lịch hoa. Bên cạnh đó cần giữ gìn và phát triển rừng nội ô Đà Lạt, các cảnh
quan thiên nhiên như hồ, thác, chỉnh sửa các công trình kiến trúc phản cảm, quảng
bá xúc tiến du lịch bằng những hình ảnh, sản phẩm độc đáo phù hợp cho từng nhóm


17


đối tượng của từng thị trường cũng được yêu cầu phải làm thật tốt. Liên kết du lịch,
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành du lịch, nâng cao nhận
thức, huy động sự tham gia của cộng đồng trong du lịch và củng cố, nâng cao năng
lực các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.
Giữ bầu không khí trong lành và mát mẻ bằng cách là chung tay bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên như là trồng rừng lại những nơi mà rừng đang bị thưa thớt.
Trong thành phố cũng tập trung trồng nhiều thông để điều hòa được môi trường
xung quanh thành phố. Bên cạnh đó nhà nước phải có sự quản lý chặt chẽ rừng,
tránh tình trạng chặt phá rừng một cách bừa bãi.
Nạo vét hết bùn ở các hồ để có thể thấy được nguồn nước trong sạch, ngoài ra
phải đưa ra các hình phạt đối với người dân khi vô ý thức thải các chất thải ra ngoài
sông, hồ và thác nước.
Để làm được như trên thì tốt nhất là thực hiện chủ trương xã hội hóa chúng ta
sẽ có rất nhiều giải pháp xã hội hóa như giao cho doanh nghiệp, giao trường học, cơ
quan, đoàn thể, giao về tận phường, khu phố… kể cả du khách cũng có thể tham gia
trồng cây, trồng hoa làm đẹp cho Đà Lạt.Trồng hoa ven các con đường thật nhiều để
khách du lịch có thể thấy được vẻ đẹp Đà Lạt nằm ở đó bên cạnh đó cũng có những
hình thức xử phạt khi khách du lịch dẫm lên hoa hoặc bẻ hoa lung tung.
Các khu du lịch ở Đà Lạt nên giảm giá vé xuống để khách đến đây không ngại
khi phải chi tiền để vào trong tham quan.
Quy hoạch lại đô thị một cách hợp lý để có thể tránh tình trạng ùn tắc giao
thông hay là nhà cửa lộn xộn. nên quy hoạch Đà Lạt theo hướng lấy phát triển du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, học tập, hội thảo, hội nghị, chữa bệnh làm trung tâm.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Cơ sở
vật chất kỹ thuật là một trong những điều kiện không thể thiếu để phát triển du lịch.
Một địa danh nếu có cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển thì sẽ có ưu thế hơn trong

việc thu hút du khách. Thực tế cho thấy, trên địa bàn Đà Lạt đang có nhiều khu,
điểm du lịch đang xuống cấp nghiêm trọng, nhưng chưa được các ngành, các cấp
quan tâm đầu tư, hoặc đầu tư chưa thực sự đúng mức. Để lấy lại lòng tin đối với du

18


khách ở trong và ngoài nước, cần nhanh chóng đầu tư xây dựng, cải tạo lại các điểm
du lịch, khu du lịch sao cho khang trang, sạch đẹp hơn, nghiên cứu nhu cầu vui chơi
giải trí của du khách, từ đó dành quỹ đất để xây dựng một số khu vui chơi giải trí có
tầm cỡ khu vực để đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của du khách; quan tâm hơn
đến việc đầu tư các khu vui chơi giải trí về đêm và khu vui chơi giải trí dành cho
lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng.
Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo nhằm đưa hình ảnh du lịch Đà Lạt
đến với du khách trong và ngoài nước nhiều hơn: bằng nhiều phương tiện phát triển
như bây giờ như mạng xã hội, báo chí, phát thanh, truyền hình chúng ta có thể
quảng bá sâu rộng về những tài nguyên đặc trưng mà Đà Lạt nhằm có thể thu hút
được khách du lịch.
Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác du lịch. Nguồn nhân lực của
ngành du lịch cả nước nói chung, ngành du lịch Đà Lạt nói riêng đang có tình trạng
vừa thừa lại vừa thiếu, thừa lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng
chuyên ngành, thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ quản lý
chất lượng cao. Như vậy, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ năng lực trình độ đáp
ứng nhu cầu phát triển của ngành, ngay từ bây giờ ngành du lịch cần có chiến lược
đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, từ đó sẽ tạo ra đội ngũ cán bộ có đủ năng lực,
trình độ đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập kinh tế quốc t,; chú trọng đào tạo theo hướng
chuyên sâu về nghiệp vụ du lịch, hiểu biết về lịch sử, văn hóa các dân tộc Việt Nam,
cũng như lịch sử văn hóa thế giới, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp
khách hàng.
Liên kết du lịch, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành

du lịch, nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của cộng đồng trong du lịch và
củng cố, nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

19


KẾT LUẬN
Tài nguyên tự nhiên du lịch ở Đà Lạt rất là phong phú nó đang mang lại nguồn
kinh tế chi phí cho thành phố, không những làm phong phú các sản phẩm du lịch
mà nó đã nâng cao đời sống và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho nhiều người.
Thông qua bài tiểu luận này, chúng tôi hy vọng mọi người có một cái nhìn
tổng quan về tài nguyên du lịch tự nhiên ở Đà Lạt. Có thể nói Đà Lạt nằm trong vị
trí đẹp thơ mộng của vùng Tây Nguyên lẫn cả nước. Về với vùng cao nguyên lâm
viên là về với những con thác, đồi thông, những khu sinh thái nghỉ dưỡng.
Bên cạnh đó là những thực trạng làm ảnh hưởng và hủy hoại đến tài nguyên
du lịch ở Đà Lạt, bài tiểu luận này giúp mọi người có thể nhìn thấy những ảnh
hưởng đó, rồi cùng nhau chung tay góp sức để có thể bảo vệ thế giới xung quanh.
Bằng việc ý thức thật tốt đối với tài nguyên thiên nhiên. Từ đó sẽ thu hút được
khách du lịch đổ về Đà Lạt rất nhiều.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Hải Yến - Phạm Hồng Long 2009: Tài nguyên du lịch. - Hà Nội:
NXB. Giáo Dục
2. Vũ Văn Thực, Du lịch Lâm Đồng thực trạng và giải pháp,
<:8080/dspace/bitstream/TVDHSPDN_12345678
9/12026/2/TAP%20CHI%20DHCN%202%20(11) > xem ngày 29/12/2017
3. < xem ngày 29/12/2017

4. < xem ngày 29/12/2017
5. < xem ngày
29/12/2017

21



×