Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐỀ THI THÔNG TIN VỆ TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.74 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
Đề số: 1
Ký duyệt

Tổng số trang: 1

Trưởng nhóm Môn học:

ĐỀ THI MÔN: Thông tin vệ tinh
ĐTVT_K53. Ngày thi: 13/12/2012
Thời gian làm bài: 90 phút
(Được sử dụng tài liệu trừ vở phôtô.
Nộp đề thi cùng với bài làm)

Trưởng Bộ môn:

Bài 1 (3 điểm)
Trong thông số kỹ thuật của vệ tinh truyền thông MOLNYA của Liên xô (cũ) có ghi:

Chu kỳ 12 giờ. Khoảng thời gian nhìn thấy vệ tinh lớn hơn 8 giờ

Độ nghiêng quỹ đạo 640

Độ cao cận điểm 1250 km

Độ cao viễn điểm 39105 km
Hỏi : a/. Có mấy dạng quỹ đạo vệ tinh. Việc xây dựng các quỹ đạo đó dựa trên các quy luật vật lý
nào? (1 điểm)
b/ Tại sao Liên xô lại chọn vệ tinh truyền thông có quỹ đạo elip ? Liên xô cần ít nhất bao
nhiêu vệ tinh truyền thông MOLNYA để đảm bảo thông tin liên tục (1 điểm)


c/ So sánh “vùng nhìn thấy” của vệ tinh truyền thông MOLNYA tại điểm viễn với “vùng nhìn
thấy”của vệ tinh địa tĩnh (cho một con số cụ thể). (1 điểm)
(Vùng nhìn thấy là diện tích bề mặt mặt đất có thể quan sát được từ vị trí của vệ tinh).
Bài 2 (4 điểm)
- Thông tin vệ tinh Vinasat_1 (1320 E), tuyến xuống, băng Ku, tần số 12 GHz có các thông số
sau:
- Đối với trạm vệ tinh: Công suất của bộ khuyêch đại phát: PT = 40 W; Tổn hao giữa bộ
khuyếch đại và anten LA = 1 dB; Góc mở búp sóng phát θ 3dB = 20 ; Hiệu suất anten η = 0,55.
Tổn hao khí quyển do mưa là 6 dB.
- Đối với trạm mặt đất (ES) tại thành phố Hồ Chí Minh (100N, 1060E): Tổn hao giữa anten
và máy thu 3dB; Hiệu suất anten η = 0,6; Độ nhạy máy thu là – 100 dBW.
Yêu cầu: a/ Tính công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP (1 điểm)
b/ Tính tổn hao truyền sóng trong không gian tự do, (1 điểm).
c/ Tính đường kính anten thu tại trạm mặt đất để đảm bảo thu tốt (2 điểm)
Bài 3 (3 điểm)
a/ Truyền tín hiệu trên kênh thông tin vệ tinh có những ưu điểm và nhược điểm gi (ngắn gọn) ?
(1 điểm)
b/ Trình bày ngắn gọn yêu cầu của anten trạm phát mặt đất trong hệ thống thông tin vệ tinh. Nêu
ví dụ một loại anten trong truyền hình vệ tinh, nói rõ đặc tính bức xạ và hệ số định hướng của
anten (1 điểm).
c/ Tại sao cùng tuân theo các định luật hấp dẫn, các hành tinh chính trong hệ mặt trời chuyển
động trên các quỹ đạo khác nhau, trong khi tất cả các vệ tinh địa tĩnh lại bay trên cùng một
quỹ đạo địa tĩnh.(1 điểm).

Chú ý: Không viết, vẽ lên đề thi.
Nộp đề cùng bài thi.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

Đề số: 01
Ký duyệt

Tổng số trang: 1
Trưởng nhóm Môn học:

ĐỀ THI GIỮA KỲ MÔN: Thông tin vệ tinh
Lớp: ĐTVT_K53. Năm KT: 2012
Thời gian làm bài: 90 phút
(Được sử dụng tài liệu trừ vở phôtô.
Nộp đề thi cùng với bài làm)
Trưởng Bộ môn:

Câu 1. (2 điểm)
Trong thông số kỹ thuật băng C của Vinasat 1 của Việt Nam có ghi:
 Đường lên: Tần số phát Tx: 6.425-6.725 MHz . Phân cực: Vertical, Horizontal
 Đường xuống: Tần số thu Rx: 3.400-3.700 MHz .Phân cực: Horizontal, Vertical
Hỏi:
a/ Tại sao lại chọn Tần số phát Tx lại lớn hơn Tần số thu Rx?
b/ Vai trò của phân cực trong đường lên (cũng như đường xuống)
Câu 2. (4 điểm)
Tính toán giá trị EIRP của trạm mặt đất và công suất thu tại trạm vệ tinh, tuyến lên tần số 14 GHz
trời mưa, biết tổn hao do mưa là 7 dB.
-

Đối với trạm mặt đất (ES) đặt tại Huế (160N. 1060E)

-

Công suất của bộ khuyêch đại phát: P = 100 W


-

Tổn hao giữa anten và máy thu L = 2 dB

-

Hiệu suất anten η = 0,6

-

Đường kính anten Parabol, D = 10 m

-

Đối với trạm vệ tinh Vinasat 1 (1320E)

-

Tổn hao giữa bộ khuyếch đại và anten L = 1 dB

-

Góc mở búp sóng phát θ 3 dB = 2 0

-

Hiệu suất anten η = 0,55

Câu 3. (2 điểm)

Một vệ tinh bay với quỹ đạo tròn với góc nghiêng 85 độ so với mặt phẳng xích đạo. Tính chiều
cao của quỹ đạo để chu kỳ bay của vệ tinh là 4 giờ?
HẾT


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
Đề số: 02
Ký duyệt

Tổng số trang: 1
Trưởng nhóm Môn học:

ĐỀ THI GIỮA KỲ MÔN: Thông tin vệ tinh
Lớp: ĐTVT_K53. Năm KT: 2012
Thời gian làm bài: 90 phút
(Được sử dụng tài liệu trừ vở phôtô.
Nộp đề thi cùng với bài làm)
Trưởng Bộ môn:

Câu 1 (2 điểm)
So sánh ưu nhược điểm của quỹ đạo địa tĩnh và quỹ đạo elip trong thông tin vệ tinh. Xác định vĩ
độ cao nhất mà vệ tinh địa tĩnh có thẻ phủ sóng tới?
Câu 2 (4 điểm)
Thông tin vệ tinh Vinasat_1 (1320 E), tuyến xuống, băng Ku, tần số 12 GHz có các thông số:
Đối với trạm vệ tinh: Công suất của bộ khuyêch đại phát: PT = 40 W; Tổn hao giữa bộ khuyếch
đại và anten LA = 1 dB; Góc mở búp sóng phát θ 3dB = 20 ; Hiệu suất anten η = 0,55.
Tổn hao khí quyển do mưa là 6 dB.
Đối với trạm mặt đất (ES) tại thành phố Cần Thơ (90N, 1050E): Tổn hao giữa anten và máy
thu 3dB; Hiệu suất anten η = 0,6; Độ nhạy máy thu – 100 dBW và – 100 dBm

Yêu cầu:
a/ Tính công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP (1 điểm)
b/ Tính tổn hao truyền sóng trong không gian tự do (1 điểm).
c/ Tính đường kính anten thu tại trạm mặt đất để đảm bảo thu tốt (2 điểm)
Bài 3 (2 điểm)
Trình bày ngắn gọn yêu cầu của anten trạm phát mặt đất trong hệ thống thông tin vệ tinh. Nêu
một loại anten trong thôg tin vệ tinh, nói rõ đặc tính bức xạ và hệ số định hướng của anten?

HẾT


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
Đề số: 03
Ký duyệt

Tổng số trang: 1
Trưởng nhóm Môn học:

ĐỀ THI GIỮA KỲ MÔN: Thông tin vệ tinh
Lớp: ĐTVT_K53. Năm KT: 2012
Thời gian làm bài: 90 phút
(Được sử dụng tài liệu trừ vở phôtô.
Nộp đề thi cùng với bài làm)
Trưởng Bộ môn:

Câu 1. (2 điểm)
a/ So sánh đặc điểm khi sử dụng băng tần C và băng tần Ku trong thông tin vệ tinh? (1 điểm)
b/ Tính thời gian trễ lớn nhất khi truyền tín hiệu trong thông tin vệ tinh địa tĩnh? (1 điểm)
Câu 2. (4 điểm)

Tính toán giá trị EIRP của trạm mặt đất và công suất thu tại trạm vệ tinh, tuyến lên tần số 6 GHz
trời mưa, biết tổn hao do mưa là 7 dB
-

Đối với trạm mặt đất (ES) đặt tại Huế (160N. 1060E)

-

Công suất của bộ khuyêch đại phát: P = 100 W

-

Tổn hao giữa anten và máy thu L = 2 dB

-

Hiệu suất anten η = 0,6

-

Đường kính anten Parabol, D = 10 m

-

Đối với trạm vệ tinh Vinasat 1 (1320E)

-

Tổn hao giữa bộ khuyếch đại và anten L = 1 dB


-

Góc mở búp sóng phát θ 3 dB = 2 0

-

Hiệu suất anten η = 0,55

Câu 3. (2 điểm)
Tính thời gian trễ tín hiệu nhỏ nhất khi một người ở Hà nội (210N. 1060E) ngồi xem một trận
bóng đá ở thành phố Hồ Chí Minh (10°N,106°E) truyền hình trực tiếp qua vệ tinh Vinasat 1?

HẾT


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
Đề số: 04
Ký duyệt

Tổng số trang: 1
Trưởng nhóm Môn học:

ĐỀ THI GIỮA KỲ MÔN: Thông tin vệ tinh
Lớp: ĐTVT_K53. Năm KT: 2012
Thời gian làm bài: 90 phút
(Được sử dụng tài liệu trừ vở phôtô.
Nộp đề thi cùng với bài làm)
Trưởng Bộ môn:


Câu 1 (2 điểm)
Có mấy dạng quỹ đạo vệ tinh. Việc xây dựng các quỹ đạo đó dựa trên các quy luật vật lý nào?
Tính toán bán kính quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh?
Câu 2 (4 điểm)
Thông tin vệ tinh Vinasat_1 (1320 E), tuyến xuống, băng C, tần số 4 GHz có các thông số:
Đối với trạm vệ tinh: Công suất của bộ khuyêch đại phát: PT = 40 W; Tổn hao giữa bộ khuyếch
đại và anten LA = 1 dB; Góc mở búp sóng phát θ 3dB = 20 ; Hiệu suất anten η = 0,55.
Tổn hao khí quyển do mưa là 6 dB.
Đối với trạm mặt đất (ES) tại thành phố Cần Thơ (90N, 1050E): Tổn hao giữa anten và máy
thu 3dB; Hiệu suất anten η = 0,6; Độ nhạy máy thu – 100 dBW và – 100 dBm
Yêu cầu:
a/ Tính công suất bức xạ đẳng hướng tương đương EIRP. (1 điểm)
b/ Tính tổn hao truyền sóng trong không gian tự do. (1 điểm).
c/ Tính đường kính anten thu tại trạm mặt đất để đảm bảo thu tốt. (2 điểm)
Bài 3 (2 điểm)
Một vệ tinh bay với quỹ đạo tròn với góc nghiêng 75 độ so với mặt phẳng xích đạo. Tính chiều
cao của quỹ đạo để chu kỳ bay của vệ tinh là 6 giờ?
HẾT



×