Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

4 yếu tố cần có của người kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.37 KB, 2 trang )

1. 4 yếu tố cần có của người kinh doanh
- Là người có tầm nhìn: có khả năng xác định đường đi, hướng đi. Thường tập trung
vào cái lớn nhưng những người này lại có 1 khiếm khuyết đó là không để ý đến tiểu
tiết. Ví dụ như trong 1 cửa hàng, khi doanh số bán hàng đang ổn định, chủ cửa hàng
chỉ chăm chăm việc mở rộng kinh doanh, mở them cửa hàng, đến khi có hiện tượng
doanh số giảm từ từ,vì chủ quan nên chủ cửa hàng không để ý, cho đến khi nhận ra
thì đã khó có thể xoay chuyển được tình hình, vấn đề ở đâu, nhân viên, sản phẩm hay
là từ chính cách quản lý ?? phản ứng của khách hàng thế nào ?... để khắc phục khiếm
khuyết này ta phải học cách quan sát thường xuyên, chủ động để ý xung quanh, dần
sẽ thành thói quen thì sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Là người phải có khả năng đạt thành quả: là người có thể hoàn thành bất kì 1 công
việc nào, chăm chỉ làm việc, làm tốt các công việc được giao( các kết quả đạt được
phải “dương”). Khiếm khuyết của người này là không coi trọng người khác, không
nghe người khác nói, luôn nghĩ mình là đúng vì nghĩ mình luôn hoàn thành tốt các
công việc được giao, mình là người “biết tuốt”. “ Lắng nghe” là cách khắc phục tốt
nhất của khiếm khuyết này.
- Là người biết điều phối: là người biết lên quy trình chuẩn, biết phân công phối hợp
các nguồn lực, tuần tự trước sau để hoàn thành công việc. khiếm khuyết của người
này là thường cứng nhắc trong khi xử lý các công việc. khắc phục bằng cách linh hoạt
tạo đường lui cho chính mình, hoặc công việc khi có sự việc bất ngờ cần xử lý đặc
biệt. ví dụ trong quy trình làm việc của nhân viên, khi có trường hợp đặc biệt, ưu tiên
làm theo sự chỉ đạo của giám đốc trước.
- Là con người phân tích, đánh giá: là người có khả năng phân tích đánh giá các kết
quả. Khiếm khuyết của người này là thường hay bị động vì thường muốn phân tích
thì phải nhận biết được các biểu hiện của vấn đề hoặc từ các báo cáo từ dưới lên trên.
Để khắc phục vấn đề này, nên thường xuyên đánh giá các kết quả dựa trên mục tiêu,
so sánh và tìm hiểu các biểu hiện(vì sao lại vậy?), điều tiết luồng thông tin sao cho
hiệu quả.
2. Quản trị
- Là các hoạt động nhằm đảm bảo hoàn thành công việc của chính mình thông qua
người khác


- Là tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị( có thể là chính mình) để đạt
được mục tiêu
- Là phối hợp các nguồn lực, các hoạt động nhằm vào mục tiêu
Đưa đối tượng được quản trị vào khuôn mẫu(cv) -> QUẢN (quản lý)
Dùng quyền lực bắt đối tượng vào khuôn mẫu -> TRỊ (cai trị)
3. Các công việc quản trị
3.1 Hoạch định:
xác định mục tiêuxác định chiến lượclập ra kế hoạch hành động để đạt được mục
tiêu đề ra
- Xác định mục tiêu mà mình muốn


-

Xác định chiến lược dựa vào nguồn lực của mình ( sử dụng 5WH). Con người, tiền
bạc, kĩ thuật… ai? Làm gì? Làm như nào? Khi nào nên bắt đầu-kết thúc? ở đâu?
- Lập ra kế hoạch dành động thực tế, các bước cần làm, công việc cụ thể và thời gian
ví dụ: khi muốn mua chiếc xe ô tô (mục tiêu), trong khi mình là giáo viên dạy môn
hóa C3, điểm mạnh là có chuyên môn giỏi. không thể trông chờ vào đồng lương dạy
ở trường dạy them ở nhà(chiến lược)  dạy them các khối, dạy them hs ôn thi đại
học
3.2 Tổ chức
- Là xác định cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, tạo ra mói quan hệ ngang-dọc và phối kết
hợp giữa các mắt xích. Từ đó tạo ra 1 môi trường nội bộ(theo đinh hướng của người
đứng đầu) để hoàn thành mục tiêu
- Thiết lập cơ cấu tổ chức là xác định các công việc cần phải làm  xác định ai làm việc
đó  từ đó xác định bộ phận nào cần thành lập  xác định phân công quan hệ, thẩm
quyền, trách nhiệm  xây dựng hệ thống
3.3 Lãnh đạo
- Là chỉ huy các nhân tố trong tổ chức để đạt được mục tiêu, chỉ đích đúng con người,

nguồn lực và cung cấp hệ thống hỗ trợ hiệu quả. Giao việc đúng người đúng việc
Trong công việc thì có hướng dẫn làm, cách thức bắt đầu, mục tiêu (5WH)
- Thúc đẩy mọi người hoàn thành mục tiêu, cân bằng được con người và công việc.
trong tập thể, mọi người làm việc với nhau thường nảy sinh cảm tình với nhau, khi 1
người gặp vấn đề, mọi người sẽ để ý, để đảm bảo mục tiêu lãnh đạo thường sẽ phải ra
quyết định, sa thải hay giữ lại? (hiệu suất của lãnh đạo, quản trị dựa trên tổng thế)
- Phải kích thích, động viên phối hợp mọi người thực hiện mục tiêu, giải quyết các
xung đột trong tập thể nhằm đưa tập thể đi theo phương hướng dự kiến.
3.4 Kiểm soát
- Là luôn đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, phát hiện khả năng chệch hướng( của
nhân viên)
- Kiểm soát quá trình đảm bảo hiệu quả, giữ vững kỉ luật
- Kiểm soát bao gồm kiểm soát thông tin, xác định hiệu quả công việc và đưa ra những
hành động kịp thời
Kết luận:
-

Quản trị là thiết yếu trong mối quan hệ hợp tác
Quản trị tốt sẽ đạt được mục tiêu với nguồn lực nhỏ nhất hoặc làm được nhiều hơn
với nguồn lực đang có.
Quản trị là những hoạt động cần thiết thiết phải có khi con người kết hợp lại với nhau
nhằm thực hiện mục tiêu với hiệu quả cao, con người đóng vai trò quan trọng trong
quản trị, nhưng thường bị tác động bởi yếu tố môi trường.



×