Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

trẻ em lang thang đường phố tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 183 trang )

ĐỀ TÀI :

TRẺ EM LANG THANG ĐƯỜNG PHỐ
TPHCM


PHẦN 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I. TÌNH HÌNH TRẺ EM LANG THANG TẠI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI:
1.1. Tình hình trẻ em lang thang tại Việt Nam qua các thời kỳ
Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của trẻ em lang thang gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lòch sử nhất đònh. Ở Việt
Nam không phải đến nay mới xuất hiện tình trạng trẻ em lang thang mà ngay
sau Cách mạng Tháng 8 thành công trẻ em lang thang đã xuất hiện nhưng chưa
phải là vấn đề xã hội bức xúc. Trải qua thời gian dài xây dựng chủ nghóa xã hội
áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thực hiện phân phối bình quân
theo đầu người, do vậy trong xã hội sự phân hóa giàu nghèo diễn ra ở mức thấp
và gần như không đáng kể, đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong
đó có trẻ lang thang cũng nhận được những phần phân phối về lương thực, vật
dụng sinh hoạt như trẻ em bình thường. Từ khi đổi mới kinh tế theo chủ trương
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, quan điểm phân phối theo lao
động đã tạo động lực cho sự phát triển kinh tế nhưng ngược lại nhóm người yếu
thế không có sức khỏe, không có khả năng lao động đã rơi vào cảnh nghèo khó,
trong số này có trẻ em lang thang.
Cùng với quá trình đô thò hóa, tăng cường đầu tư trong các lónh vực, diện
tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng
lớp dân cư do vậy xuất hiện ngày càng nhiều trẻ em lang thang mà chủ yếu là
trẻ em bỏ nông thôn ra thành thò kiếm sống. Theo thống kê của Vụ Bảo trợ Xã
hội - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thì số trẻ em lang thang trong cả nước


2


tăng từ 12.749 năm 1996 lên 19.047 năm 1998 và 23.093 năm 1999; nhưng đến
năm 2002 còn 22.000 em, tháng 8/2003 còn 19.000 em.
Tại Việt Nam trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố được xếp vào
nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong nhóm này còn bao gồm trẻ
mồ côi, tàn tật, lao động làm thuê, bò xâm hại tình dục, nghiện ma túy, con gia
đình nghèo, bò nhiễm chất độc hóa học. Thực tế cho thấy không có sự phân biệt
giữa các đối tượng trẻ em này mà chúng có mối quan hệ đan xen nhau.
Hiện tượng trẻ em lang thang ngày càng trở thành vấn đề bức xúc của
nước ta, trẻ em lang thang được gọi theo nhiều cách khác nhau như : trẻ em
đường phố, trẻ em không nhà ở, trẻ em bụi đời v.v nhưng về cơ bản là các em
đều kiếm sống chủ yếu trên đường phố, dưới 16 tuổi.
Tại một số hội thảo người ta thường chia trẻ em lang thang ra làm 03
nhóm sau đây :
- Trẻ lang thang, bỏ gia đình, không thường xuyên hoặc không có quan hệ
gì với gia đình, không có nơi ăn ngủ cố đònh. Số trẻ này có thể có gia đình
nhưng gia đình ở xa hay bò bỏ rơi hoàn toàn, không gia đình, không người thân
phải tự mình kiếm sống bằng các nghề như bán báo, đánh giầy, bán hàng rong,
bới rác, làm thuê v.v. thời gian chủ yếu là lang thang trên đường phố hoặc trên
các bãi rác, bến tàu, bến xe v.v.
- Trẻ lang thang nhưng đi cùng với gia đình (gia đình từ nông thôn về
thành thò, ban ngày chia mỗi người mỗi ngả để kiếm ăn, tối về, "đoàn tụ" trên
vỉa hè, nhà ga hoặc nhà trọ rẻ tiền. Những gia đình vùng nghèo hoặc gia đình
kinh tế quá khó khăn do gặp rủi ro nào đó, phải đưa cả nhà bỏ quê hương ra
3


thành phố, tìm cơ hội kiếm sống. Dưới góc độ di dân, đây là một hình thức di

dân tự do từ nông thôn về thành thò.
- Trẻ lang thang kiếm sống ban ngày, tối về ngủ ở gia đình: thường số trẻ
này bán hàng rong, bán báo, bán vé số v.v. Loại trẻ lang thang này rất phổ biến
ở các tỉnh, thành phố phía Nam.
1.2. Tình hình trẻ em lang thang trên thế giới
Trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố là một hiện tượng xã hội tồn
tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Theo
số liệu báo cáo gần đây của UNICEP, ước tính có 100 triệu trẻ em trên thế giới
sống lang thang hoặc thường xuyên bò bóc lột. Trong số này có khoảng 70% tập
trung ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á. Riêng tại châu Á, con số ước tính
là 25 triệu đến 30 triệu trẻ em dưới 18 tuổi bò xô đẩy vào như con đường mại
dâm, ma túy.
Chẳng hạn như tại Mông Cổ trong thời gian gần đây do nhiều khó khăn
về kinh tế, số lượng trẻ sống trên đường phố lên đến 3.000 em. Riêng tại Thành
phố Ulaanbaatar đã có 380 em. Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ đã tổ
chức chăm sóc cho 500 em tại 19 trung tâm xã hội. Hầu hết các em này thường
ca hát xin ăn trên đường phố hoặc dọc theo đường tàu hỏa, một số khác lượm ve
chai, lượm rác để kiếm tiền mua thức ăn. Nơi cư ngụ của các em là trên các
đường phố hoặc trong các căn hầm của hệ thống cống rãnh. Theo báo cáo của
Unicef Mông Cổ thì Chính phủ Mông cổ đang cố gắng tìm mọi biện pháp ngăn
chặn các gia đình và trẻ em không được sống trong các hầm này.

4


Tại Nhật Bản, theo số liệu vào tháng 10/2000 của Bộ Xã hội và Bộ Y tế
Nhật Bản thì số trẻ em bò lạm dụng là 10.000 em, cao gấp 10 lần so với năm
1990 và tăng 70 lần so với năm 1999. Nguyên nhân được cho biết phần lớn do
sự căng thẳng trong quan hệ của cha mẹ các em.
Riêng tại thủ đô Manila, đã có 80.000 trẻ lang thang. Hoạt động của các

mái ấm nhà mở ở đây rất mạnh, chẳng hạn như tại Philipine, tình trạng trẻ em
lang thang đường phố đặc biệt phổ biến. Tại trung tâm lưu xá Shelter Tahanan
thành phố Manila thực hiện sự trợ giúp cho các em từ 7 đến 17 tuổi, thông qua
nhân viên

xã hội, nơi đây cung cấp các dòch vụ xã hội như tư vấn tâm lý, can

thiệp vào sự thay đổi cách cư xử, trợ giúp để các em phục hồi, đònh hướng giáo
dục cho các em. Thường xuyên có có khoảng 300 em cư ngụ tại đây.
Tại Bangladesh, số lượng trẻ em đường phố gia tăng nhanh chóng, vào
năm 1990 toàn quốc gia có 1,8 triệu trẻ em đường phố thì đến năm 2000 con số
này đã trên 3 triệu người. Nghiên cứu của Tổ chức hợp tác phi chính phủ về trẻ
em đường phố Bangladesh cho biết : số trẻ dưới 14 tuổi chiếm 40% dân số
Bangladesh, 30% trẻ độ tuổi từ 10-14 tuổi phải lao động kiếm sống; tại thành
phố Dhaka số trẻ em đường phố là 215.000 trong đó có 100.000 là nữ.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUAN ĐIỂM HIỆN NAY VỀ TRẺ EM LANG
THANG ĐƯỜNG PHỐ
2.1. Khái niệm về trẻ em lang thang đường phố
Thuật ngữ trẻ em lang thang đường phố (Street Children - Homeless boy)
còn gọi là trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố, trẻ bụi đời, trẻ vô gia cư
(Children of the dust) v.v. được sử dụng những năm gần đây, nhất là từ năm
5


1995, dùng để chỉ trẻ em phải lao động kiếm sống bằng các hoạt động thường
xuyên trên đường phố như bán báo, đánh giày, bán rong, bới rác, ăn xin v.v.
phần đông những trẻ em này ở độ tuổi từ 8 đến 16 tuổi đã ý thức được hành vi
của mình, song bản thân không có cách lựa chọn nào khác.
2.2. Cơ sở lý luận chung về quyền trẻ em trên thế giới
- Năm 1959, Liên Hiệp quốc đã có một bản tuyên bố về quyền trẻ em,

song bản tuyên bố đó chưa toàn diện như Công ước Liên Hiệp quốc về quyền
trẻ em như hiện nay.
- Vào năm 1978, Liên Hiệp quốc chấp thuận đề nghò của Ba Lan hối thức
cộng đồng quốc tế dự thảo một bản tuyên bố đặc biệt, được cả thế giới công
nhận về trẻ em và các quyền của chúng trên toàn thế giới.
Một năm sau, một nhóm cộng tác được thành lập để soạn thảo bản tuyên
bố này. Nó bao gồm thành viên của 43 quốc gia trong Ủy ban Liên hiệp quốc về
quyền con người. Quỹ bảo trợ trẻ em của Liên Hiệp quốc (UNICEF), Tổ chức
lao động quốc tế (ILO), Cao ủy liên hiệp quốc về người tỵ nạn (UHCR), cũng
như năm mươi tổ chức phi chính phủ từ nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có
các tổ chức như Radda Barnen, Tổ chức ân xá quốc tế, Tổ chức bảo vệ trẻ em
quốc tế, Liên minh cứu trợ trẻ em quốc tế.
Sau gần 10 năm phác thảo, sửa đổi chỉnh lý và cuối cùng được tất cả các
bên liên quan chấp thuận, bản Công ước Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em được
chính thức công bố và có hiệu lực vào ngày 26/01/1990. Ngày 20/02/1990, Công
ước này được chuyển ngay cho các nước ký kết. Việt Nam đã ký vào bản công
ước và là nước thứ hai phê chuẩn vô điều kiện. Hiện nay đã có 191 nước ký vào
6


bản Công ước này làm cho văn kiện này trở thành công cụ quốc tế quan trọng
về quyền con người của trẻ em.
Văn kiện tập trung chủ yếu vào những trẻ em gặp phải hoàn cảnh đặc
biệt khó khăn, đó là những trẻ em tỵ nạn, bò tật nguyền, trẻ em dân tộc thiểu số,
trẻ em phải tự lao động để kiếm sống, trẻ em là nạn nhân của việc bóc lột hoặc
lạm dụng về tình dục hoặc thể chất, trẻ em là nạn nhân của các cuộc chiến
tranh và xung đột vũ trang, trẻ em phạm tội và trẻ em lang thang.
Có 54 điều khoản xác đònh và tuyên bố về các quyền mà tất cả các em
đều được hưởng, đảm bảo cuộc sống và hạnh phúc của mình.
Một số điểm cơ bản của Công ước được liệt kê ra sau đây, trong đó tất cả

các nước ký kết vào văn kiện đều phải tuân thủ để đảm bảo lợi ích của những
trẻ em mà Công ước bảo vệ :
- Tất cả trẻ em đều bình đẳng trong việc hưởng toàn bộ các quyền được
nêu ra trong bản Công ước, không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Những lợi
ích cao nhất của trẻ em được coi là mục tiêu hàng đầu.
- Nhà nước đảm bảo thực hiện các quyền của trẻ em và có trách nhiệm
tôn trọng các quyền và nghóa vụ của cha mẹ và Nhà nước phải hỗ trợ họ trong
việc hoàn thành trách nhiệm đó.
- Không được tách trẻ em ra khỏi cha mẹ chúng trừ trường hợp việc tách
con cái ra khỏi cha mẹ là cần thiết để đảm bảo lợi ích cao nhất của đứa bé.
- Trẻ em có quyền được bảo vệ chống lại sự bóc lột, đặc biệt sự lợi dụng
về thể chất và kinh tế, chống lại việc bắt buộc phải làm những công việc có hại
cho quá trình phát triển thể chất, tinh thần và nhân cách của trẻ em.
7


- Trẻ em có quyền được hưởng một nền giáo dục tiến bộ.
- Trẻ em tỵ nạn sẽ được bảo vệ và ưu tiên giúp đỡ.
- Trẻ em tật nguyền sẽ được đảm bảo chữa chạy để phục hồi chức năng,
được đến trường, được học nghề, sao cho có thể hưởng thụ cuộc sống bình
thường như những trẻ khác.
- Nhà nước sẽ áp dụng những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tình trạng
bắt cóc hay buôn bán trẻ em.
- Liên Hiệp quốc sẽ lập ra một Ủy ban về quyền của trẻ em để chăm sóc,
giám sát và hướng dẫn quá trình thực hiện Công ước của các nứơc. Những cơ
quan nhất đònh trong nội bộ hệ thống Liên Hiệp quốc và các tổ chức phi chính
phủ có trách nhiệm hỗ trợ các nước trong quá trình thực hiện Công ước.
- Các nước sẽ thực hiện việc bảo vệ trẻ em chống lại tất cả các hình thức
khai thác và lạm dụng tình dục. Để thực hiện các mục đích này, cụ thể các nước
sẽ đưa ra tất cả các biện pháp trong nước, song phương và đa phương thích hợp

để ngăn ngừa :
+ Sự xui khiến hoặc bắt buộc trẻ em tham gia vào bất kỳ hoạt động tình
dục bất hợp pháp nào.
+ Việc sử dụng có tính chất khai thác trẻ em trong hoạt động mại dâm
hoặc các hoạt động tình dục bất hợp pháp nào.
+ Việc sử dụng có tính chất khai thác trẻ em vào các hoạt động hoặc tài
liệu khiêu dâm.

8


Thông qua các điểm nêu trên, chúng ta có thể thấy theo Công ước, các
quyền của trẻ em mang tính phổ quát, cũng là những bộ phận hợp thành của
quyền con người nên gồm 05 nhóm quyền cơ bản :
- Các quyền dân sự và chính trò của trẻ em : gồm các quyền có họ tên và
quốc tòch, tự do diễn đạt và kết giao, được bảo vệ không bò tra tấn hoặc đối xử
tàn tệ.
- Các quyền kinh tế của trẻ em : gồm các quyền đònh hướng an toàn xã
hội, có mức sống đủ để phát triển, được bảo vệ khỏi bò bóc lột trong công việc.
- Các quyền xã hội của trẻ em : gồm các quyền được hưởng tình trạng sức
khỏe cao nhất và các dòch vụ chữa bệnh, được chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt nếu
bò tàn tật, được bảo vệ khỏi bò bóc lột hay lạm dụng tình dục v.v.
- Các quyền văn hóa của trẻ em : gồm các quyền được học tập, được vui
chơi giải trí, tiếp xúc thông tin nhiều nguồn, được tham gia hoạt động văn hóa.
Tuy nhiên 04 nhóm quyền khác của trẻ em cũng được xác nhận rõ ràng
đó là : Quyền được sống còn, quyền được phát biểu, quyền được bảo vệ và
quyền được tham gia.
Như vậy, vấn đề quyền trẻ em đã được Cộng đồng quốc tế hết sức quan
tâm, điều này cho thấy thực tế hệ thống pháp luật và chính sách có liên quan
đến trẻ em tại các nước còn nhiều điều chưa hoàn chỉnh, cần được sự chú ý của

tất cả các quốc gia hướng tới mục tiêu xây dựng những thế hệ tương lai mạnh
mẽ về thể chất, trong sáng về nhân cách và có đủ tri thức, được hưởng đầy đủ
quyền con người như một công dân. Hiện nay đã có hơn 150 nước xây dựng

9


chương trình hành động quốc gia để thực hiện các mục tiêu sống còn, bảo vệ và
phát triển trẻ em.

2.3. Việt Nam với Công ước về quyền trẻ em
Ở Việt Nam, trẻ em là niềm hạnh phúc của gia đình và tương lai của đất
nước. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ là đạo lý mà còn là vấn
đề pháp lý, được thể chế hóa để tất cả các thành viên trong xã hội, gia đình, nhà
trường, tổ chức xã hội và Nhà nước có trách nhiệm thực hiện, đặc biệt từ khi có
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày
12/8/1991 và có hiệu lực từ ngày 16/5/1991.
Trong năm thiếu nhi Việt Nam (1989-1990), Việt Nam đã ký ngay trong
ngày đầu tiên khi Công ước về quyền trẻ em được mở cho các nước ký ngày
26/01/1990 mà không cần bảo lưu công ước về quyền con người có nội dung
toàn diện về quyền trẻ em.
Sau khi phê chuẩn, Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động phổ biến và
giới thiệu rộng rãi nội dung Công ước về quyền trẻ em, có chương trình hành
động thiết thực và kòp thời để triển khai Công ước với sự giúp đỡ tích cực và
hiệu quả của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là UNICEF và Radda Barnen.
Công ước đã nhanh chóng được dòch ra tiếng Việt và phổ biến rộng rãi ở
các ngành, các cấp có liên quan, các tầng lớp nhân dân trong xã hội, trên các
phương tiện thông tin đại chúng, đưa vào thí điểm giảng dạy trong các trường
đại học. Nhiều cuộc thi ảnh, tranh vẽ, thơ văn, bài hát, tuần lễ về quyền trẻ em
10



được tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú với sự tham gia đông đảo của cả
người lớn và trẻ em ở nhiều nơi.
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em (1991-2000) :
Việt Nam đã dự Hội nghò cao cấp về trẻ em trong năm 1990 và ký tuyên
bố của Hội nghò, long trọng cam kết tiến hành thực hiện tuyên bố về sự sống
còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em trong thập kỷ 90. Cam kết này đã được
biến thành những hành động cụ thể qua việc tổ chức Hội nghò quốc gia về trẻ
em Việt Nam trong năm 1991. Chương trình hành động quốc gia về trẻ em
(1991-2000) được thông qua và triển khai với 7 mục tiêu dài hạn gồm :
- Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi từ 8,1% và tỷ lệ tử vong của
trẻ em dưới 1 tuổi từ 4,6% xuống dưới 3%.
- Giảm tỷ lệ tử vong của người mẹ từ 0,12% (năm 1990) xuống 0,06%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nặng và vừa ở trẻ em dưới 5 tuổi từ 51%
xuống 40% vào năm 1995 và dưới 30% vào năm 2000. Hoàn ất việc thanh toán
suy dinh dưỡng rất nặng vào năm 2000.
- Tăng tỷ lệ dân cư có nước sạch để dùng từ 43% (năm 1990) lên 82%
trong đó ở nông thôn từ 40% lên 80%.
- Phổ cập giáo dục tiểu học ít nhất cho 90% trẻ em trong độ tuổi (6 đến
14) và số còn lại học xong lớp 3, không còn trẻ em mù chữ vào năm 2000.
- Chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí lành mạnh cho tất
cả trẻ em.
- Chăm sóc những trẻ em gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
11


Tất cả các đòa phương trong cả nước đã xây dựng kế hoạch hành động vì
trẻ em, lồng ghép và thực hiện gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội tại
dòa phương.

Sửa đổi, bổ sung và thực thi pháp luật :
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và Luật phổ cập giáo dục tiểu
học được ban hành ngày 16/8/1991 là một bước thực hiện Công ước quốc tế về
quyền trẻ em. Trong những năm qua, tinh thần và nội dung Công ước về quyền
trẻ em đã được bước đầu quán triệt và thể hiện trong hàng trăm văn bản pháp
luật có liên quan, đặc biệt là Hiến pháp, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình
sự, Bộ luật lao động , Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác.
Trong giai đoạn hiện tại, nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan
đến quyền trẻ em đang được tiếp tục sử đổi, bổ sung và hoàn thiện để đảm bảo
phù hợp với tình hình thực tiễn và làm hài hòa hơn nữa với Công ước bảo vệ và
thực hiện quyền trẻ em tốt hơn. Công tác thực hiện Luật bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em đã được đánh giá tại Hội nghò tổng kết 05 năm vào năm 1997.
Những văn bản quốc tế về quyền trẻ em được dòch và lưu hành rộng rãi trong
các cơ quan nhà nước, các đoàn thể xã hội v.v.
Vấn đề bảo vệ trẻ em khỏi bò bóc lọt sức lao động, lạm dụng xâm hại về
thể xác và tình dục v.v. được xác đònh, nhấn mạnh trong Chương trình hành
động đặc biệt bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (1999-2002).
Việc thi hành theo dõi đánh giá thực hiện quyền trẻ em bắt đầu dựa trên
các chỉ số xã hội, trong đó có 84 chỉ số quyền trẻ em mới được xây dựng, đặc
biệt trên lónh vực bảo vệ trẻ em.
12


Việc đào tạo, bồi dưỡng về các vấn đề trẻ em cho đội ngũ những người
làm công tác trẻ em, đặc biệt là trong hệ thống Ủy ban dân số, gia đình và trẻ
em và các cơ quan bảo vệ thực thi pháp luật đang được đẩy mạnh, bước đầu đã
có những kết quả khả quan.
Theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện :
Hệ thống Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em các cấp đã được củng cố và
kiện toàn. Ở cấp Trung ương, Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Việt Nam là

cơ quan trực thuộc Chính phủ có chức năng tổ chức phối hợp hoạt động của
ngành, các cấp trực thuộc các đoàn thể quần chúng để thực hiện các mục tiêu,
kế hoạch, chế độ, chính sách và Chương trình hành động vì trẻ em cũng như
Công ước về quyền trẻ em ở Việt Nam. Ủy ban là cơ quan chuyên trách có các
thành phần tham gia là các ngành, các giới và các đoàn thể xã hội. Góp sức
cùng với Ủy ban là các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần
chúng, tổ chức phi chính phủ và sự góp sức đáng kể của các tổ chức quốc tế liên
chính phủ, đặc biệt là UNICEF.
Thực hiện nghóa vụ của quốc gia thành viên, Việt Nam trong năm 1992 đã
gửi báo cáo 02 năm thực hiện Công ước về quyền trẻ em tới Ủy ban Liên Hiệp
quốc về quyền trẻ em, bản báo cáo này đã được Ủy ban, các tổ chức quốc tế và
các nước trên thế giới đánh giá cao vì đã nêu ra tương đối đầy đủ và thẳng thắn
những khó khăn, thách thức trong công tác trẻ em bên cạnh những thành tựu đã
đạt được. Báo cáo đònh kỳ 05 năm tiếp theo (1993-1998) đã được soạn thảo và
gửi cho Ủy ban trong năm 1999.
2.4. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về trẻ lang thang
13


Quan điểm của Đảng ta là "Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ mồ côi,
lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật"
Nhằm tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em từ năm
1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Chỉ thò số 38/CT/TW nhằm tuyên
truyền phổ biến rộng rãi chủ trương chính sách của Đảng Nhà nước về công tác
trẻ em; Thông tư 04-TT/TW ngày 30/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh về việc mở rộng mô hình các phong trào
bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em ở đòa phương, phát huy đồng bộ các biện
pháp và phát huy mọi nguồn lực vì mục tiêu trẻ em; Chỉ thò 55/CT/TW ngày
28/6/2000 của Bộ Chính trò yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy
Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nhìn

chung, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề này là :
- Chính sách xã hội nói chung và chính sách chăm sóc bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng phải thực sự nâng đỡ tạo điều kiện nhằm
hỗ trợ bộ phận dân cư gặp khó khăn trong cuộc sống được hòa nhập với cộng
đồng.
- Phòng ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em đặc biệt khó khăn gia tăng là
trách nhiệm và nghóa vụ của gia đình, chính phủ, toàn xã hội, cộng đồng, các tổ
chức quần chúng và từng cá nhân vì một tương lai tốt đẹp hơn cho các em.
- Lấy phương châm phòng ngừa, giải quyết tại cộng đồng, giúp các em
hòa nhập cộng đồng là trọng tâm.
- Đây là công việc lâu dài đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ, có
phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cấp, từng ngành.
14


Để cụ thể hóa các quan điểm trên của Đảng, trong thời gian qua Chính
phủ đã ban hành các chủ trương chính sách và các giải pháp như :
- Chỉ thò 06/1998/CT-TTg ngày 23/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ "Về
tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em
lang thang, trẻ em bò lạm dụng sức lao động".
- Quyết đònh 19/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ
"Về quản lý và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình quốc gia
cũ chuyển giao mục tiêu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sang
Bộ Lao động Thương binh và xã hội quản lý".
- Quyết đònh 134/1999/QĐ-TTg ngày 31/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ
"Về việc phê duyệt chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặt biệt
giai đoạn 1999-2002". Nêu rõ nhiệm vụ phải xây dựng đề án quốc gia về ngăn
chặn, giải quyết tình trạng trẻ em lao động kiếm sống và bò lạm dụng sức lao
động.
- Kế hoạch phối hợp liên ngành số 220/KHLN-BVCSTE-LĐTBXH-CA

ngày 15/9/1999 của Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em, Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, Bộ Công an để triển khai thức hiện quyết đònh số 134/1999/QĐTTg.
- Chỉ thò 34/1999/CT-TTg ngày 27/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
"Đẩy mạnh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 vì trẻ em, tổng kết
chương trình vận động quốc gia vì trẻ em 1999-2000 và xây dựng chương trình
hành động quốc gia vì trẻ em 2001-2010"

15


- Nghò đònh 07/2000/NĐ-CP ngày 9/3/2000 của Chính phủ về chính sách
cứu trợ xã hội.
- Nghò đònh 25/2001/NĐ-CP ngày 12/3/2001 của Chính phủ ban hành Quy
chế thành lập , hoạt động và giải thể các cơ sở bảo trợ xã hội.
- Quyết đònh 508/QĐ-DSGĐTE ngày 20/10/2003 của Bộ trưởng – Chủ
nhiệm UBDSGĐ và TE về phê duyệt kế hoạch đưa trẻ em lang thang về với gia
đình và hòa nhập cộng đồng năm 2003.
- Quyết đònh số 210/2003/QĐ-UB ngày 25/9/2003 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh về “Ban hành kế hoạch giải quyết tình trạng trẻ em
lang thang đường phố tại Thành phố năm 2003 – 2005”.
Từ các nội dung trên cho thấy rằng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về trẻ em là nhất quán, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Đảng ta
đã có những quan điểm chỉ đạo về chăm sóc bảo vệ trẻ em Việt Nam nói chung.
Từ góc độ thực tế, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, giải pháp về trẻ
em, đặc biệt là trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố, bò lạm dụng sức
lao động, đây là những nội dung được Chính phủ quan tâm chỉ đạo trong thời
gian qua.

16



PHẦN 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG SẢN PHẨM ĐÃ ĐĂNG KÝ
2.1 Mục tiêu
Nêu thực trạng trẻ em lang thang kiếm sống trên đường phố, trẻ bụi đời
hiện đang sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống lại các quan điểm,
các chính sách, các biện pháp giải quyết hiện nay của Nhà nước ta, phân tích
hiệu quả của các chính sách và các mô hình đang thực hiện. Trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp cho thời gian tới.
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra xã hội học về thực trạng trẻ lang thang đường phố hiện nay tại
Thành phố Hồ Chí Minh: đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, sức khoẻ, hoàn
cảnh cá nhân, công việc làm v.v.
- Hệ thống và phân tích hiệu quả các giải pháp của Nhà nước và riêng
của Thành phố Hồ Chí Minhđang được áp dụng hiện nay.
- Phân tích các tác động kinh tế, xã hội đến thực trạng này trong bối
cảnh của cả nước và của riêng Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá những tác
động tích cực và tiêu cực, những nguy cơ thách thức đặt ra với thực trạng này tại
Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
- Phân tích đánh giá các mô hình chăm sóc trẻ lang thang đường phố
hiện nay.
17


- Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu thực
trạng này.
2.3 Sản phẩm
- Báo cáo kết quả điều tra khảo sát 800 trẻ em đường phố tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Báo cáo kết quả công trình nghiên cứu gồm 181 trang.

- Báo cáo tóm tắt.

18


PHẦN 3
PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp chọn mẫu:
3.1.1. Phạm vi điều tra trẻ lang thang ở đô thò với:
- Hình thức lang thang: trẻ em lang thang một mình hoặc đi gia đình.
- Nơi ngủ: tại nhà, cơ sở xã hội, bến xe, bến tàu, công viên, chợ, trên hè
phố, đình, chùa, nhà thờ,…
3.1.2. Đòa bàn điều tra tại 10 quận-huyện gồm quận: 1,3,5,6,10, tânBình,
Bình Thạnh, Gò Vấp, Bình Chánh, Thủ Đức.
3.1.3. Số lượng phiếu điều tra 800 phiếu được phân bổ như sau:
- Các quận: 1,3, Tân Bình, Bình Thạnh mỗi đơn vò thực hiện 110 phiếu.
- Các quận: 5,6,10, Gò Vấp mỗi đơn vò thực hiện 70 phiếu.
- Các quận-huyện: Bình Chánh, Thủ Đức mỗi đơn vò thực hiện 40 phiếu.
3.2. Thu thập và xử lý dữ liệu:
3.2.1. Thu thập thông qua cuộc điều tra với bảng câu hỏi soạn sẵn (đính
kèm) bao gồm những thông tin về trẻ, về gia đình trẻ, các hoạt động của trẻ, ý
đònh cho tương lai v.v.
3.2.2. Xử lý số liệu điều tra:
Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS với 40 bảng thống kê và
18 bảng số liệu tương quan (đính kèm số liệu điều tra). Từ số liệu điều tra này,
nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích một số đặc điểm về trẻ lang thang, đặc
điểm gia đình, đặc điểm liên quan (phân bố học vấn theo tuổi, trình độ học vấn
19



phân bố theo quê quán), tình trạng kinh tế gia đình và tình trạng gia đình;
nguyên nhân bỏ nhà ra đi, công việc làm, thời gian làm việc và thu nhập, những
nguy cơ lạm dụng v.v.
3.3. Nguồn thu thập và xử lý:
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, hội
thảo nhóm, bao gồm:
3.3.1. Phỏng vấn sâu các cán bộ lãnh đạo có liên quan đến chính sách cho
trẻ lang thang đường phố: 05 trường hợp.
3.3.2. Phỏng vấn sâu trẻ lang thang và gia đình, cán bộ đòa phương tại nơi
xuất cư: Quảng Ngãi, Đồng Nai.
3.3.3. Phỏng vấn sâu một số nhân viên phụ trách các mái ấm, nhà mở,
câu lạc bộ đang nuôi dạy trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.4. Hội thảo 3 nhóm trẻ đường phố đang sinh hoạt tại mái ấm, nhà mở.
3.4. Từ các kết quả điều tra phỏng vấn, hội thảo kết hợp với các số liệu thống
kê các bảng báo cáo đã được công bố, hệ thống các giải pháp đang được áp
dụng gần đây, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp tổng hợp, so sánh,
đối chiếu nhằm đề ra giải pháp cho trẻ lang thang đường phố trong thời gian tới.
3.5. Dự thảo báo cáo kết quả nghiên cứu đã được các chuyên gia góp ý chỉnh
sửa bổ sung tại Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia tổ chức vào ngày 12/8/2004.
Tham gia hội thảo có 18 chuyên gia đang công tác trực tiếp liên quan đến lónh
vực của đề tài.

20


PHẦN 4

KẾT QUẢ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG VỀ TRẺ LANG THANG ĐƯỜNG PHỐ TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH
1. Một số nét đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, với diện tích
2.093 km2, toàn thành phố có 24 quận-huyện, trong đó có 19 quận nội thành và
05 huyện ngoại thành. Trong năm 2003, có 02 quận mới được hình thành (quận
Bình Tân và quận Tân Phú). Đây là sự kiện mới trong quá trình mở rộng đô thò
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trung tâm
kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội lớn nhất của Việt Nam, nằm trong vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam với dân số khoảng 5,4 triệu người, trong đó có
khoảng 1,3 triệu người là dân từ các tỉnh, thành phố khác đến tạm trú.
Các ngành kinh tế chủ yếu của Thành phố là thương mại - dòch vụ, công
nghiệp nhẹ, vận tải, sản xuất kim loại, hóa chất, xây dựng và sản xuất vật liệu
xây dựng, nông nghiệp, thủy sản.
Theo thống kế, tỷ lệ tăng dân số bình quân của Thành phố Hồ Chí Minh
tính từ năm 1975 là 1,59%/năm (bao gồm tăng cơ học 0,02% và tăng tự nhiên
1.57%). Tốc độ tăng cơ học tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của
Thành phố. Kinh tế càng tăng cao thì số người đến Thành phố làm ăn, sinh sống
càng nhiều và số người đi khỏi Thành phố càng ít.
21


Từ những điểm cơ bản nêu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng mặc dù
có nhiều thuận lợi về phát triển kinh tế, nhưng với số dân quá đông, cùng với
việc gia tăng dân số cơ học, Thành phố Hồ Chí Minh phải đối diện với nhiều hệ
quả trong quản lý: đó là trật tự đô thò, quản lý hành chính, giữ gìn trật tự an toàn
cho việc làm ăn sinh sống của dân cư. Tạo thêm việc làm mới đồng nghóa với
gia tăng lao động, tăng sản lượng hàng hóa nhưng đồng thời cũng là nỗi lo khi
làm việc không ổn đònh, nơi sinh sống bấp bênh, quản lý trật tự lỏng lẻo, tất cả
tạo nên những khó khăn mà nếu thực hiện không tốt tất yếu sẽ phát sinh nhiều
vấn nạn xã hội mà các nước đang phát triển thường gặp phải.

2. Thực trạng trẻ lang thang kiếm sống trên đường phố tại Thành phố Hố
Chí Minh
Trong những năm qua, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện Chương trình
hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2001-2005 và Quyết đònh 134/1999/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt giai đoạn 1999-2002. Qua đánh giá kiểm điểm công tác bảo
vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hàng năm cho
thấy thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều kết quả
đáng mừng. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý và phát triển
nền kinh tế thò trường hiện nay, nhiều vấn đề xã hội bức xúc phát sinh, trong đó
có tình trạng trẻ em bò xâm hại, vi phạm pháp luật, sử dụng ma túy, bò nhiễm
HIV/AIDS, trẻ em lao động sớm, bò lạm dụng sức lao động, trẻ em lang thang
kiếm sống v.v.

22


Khảo sát của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí
Minh và Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em Thành phố cho thấy số lượng trẻ
em lang thang kiếm sống tại Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm như sau:
- Năm 1993 : 2.611 em.
- Năm 1997 : khoảng 6.500 em.
- Năm 2001 : 10.351 em (Trong đó có 6.563 trẻ lang thang, 3.788 trẻ bò
lạm dụng sức lao động)
- Năm 2003 : khoảng 8.500 em (Trong đó số trẻ em đến từ các tỉnh, thành
phố khác chiếm khoảng 70%)
Hầu hết các em đi lang thang kiếm sống bằng nhiều nghề nhưng phổ biến
vẫn là bán báo, bán vé số, đánh giày, xin ăn v.v.
Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng trẻ em lang thang kiếm sống nhiều
nhất so với các tỉnh, thành phố khác. Chỉ số tăng cơ học trẻ em lang thang kiếm
sống tại Thành phố từ năm 1997 đến nay tăng bình quân 6%/năm (mỗi năm

tăng thêm khoảng 500 em), mặc dù hàng năm Thành phố thực hiện cho hồi gia
hàng năm gần 500 em, nhưng số trẻ em lang thang tới Thành phố luôn cao gấp
đôi số các em hồi gia.
Hiện nay, tại Thành phố Hồ Chí Minh có 06 trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ
trẻ em trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ chăm sóc,
nuôi dưỡng 1.450 trẻ em lang thang, mồ côi, khuyết tật v.v. Có 34 mái ấm nhà
mở nuôi dưỡng chăm sóc tập trung 1.087 trẻ em lang thang, mồ côi; 21 cơ sở
trường học tình thương, trường vừa học vừa làm (bao gồm hàng trăm lớp học
tình thương, vừa học vừa làm) v.v. chăm sóc cho hàng ngàn trẻ em theo hình
23


thức bảo trợ một phần hoặc từng phần. Thành phố có các mô hình chăm sóc trẻ
em phong phú và mở rộng (chăm sóc tập trung, chăm sóc thường xuyên tại cộng
đồng, chăm sóc nhân dòp lễ tết, hỗ trợ gia đình đối tượng. Công tác chăm sóc và
hỗ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không chỉ tại công đồng mà còn mở
rộng cho cả số trẻ em từ các tỉnh, thành phố khác tới, điều này cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng thu hút trẻ em từ các nơi khác vào Thành phố lang
thang kiếm sống.
Đòa bàn hoạt động chủ yếu của trẻ em lang thang là đường phố, nơi công
cộng. Đây là môi trường sống không tốt cho sự phát triển trí tuệ và thể lực của
các em, ảnh hưởng xấu đến tương lai của các em. Theo số liệu điều tra xã hội
học của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy
ban Dân số gia đình và trẻ em năm 2001, trong số 10.351 trẻ lang thang, bò lạm
dụng sức lao động có tới 5.435 trẻ bỏ học; 5.143 trẻ lao động trên 8 giờ một
ngày; 7.771 em xác đònh sở thích, nguyện vọng là kiếm được nhiều tiền.
Tình hình trẻ em phải làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một
vấn đề đáng quan tâm. Theo số liệu điều tra, hiện nay tại Thành phố có khoảng
60.000 người chưa thành niên tham gia lao động tại các cơ sở sản xuất thuộc các
thành phần kinh tế như cơ sở sản xuất tư nhân, tổ hợp, hợp tác xã chủ yếu ở một

số ngành nghề: đan mây tre, thủy tinh, sản xuất giàu da, banh da, chế biến nông
sản thực phẩm, chế biến thủy hải sản v.v, trong đó có khoảng 20.000 trẻ em từ
11 đến 14 tuổi; ngoài ra còn khoảng 10.000 trẻ em tham gia làm việc trong các
hộ kinh tế gia đình, hộ nông nghiệp ngoại thành, phụ giúp buôn bán, dòch vụ ăn
uống và làm các công việc khác như : bán hàng rong (1.151 em), nhặt rác (1.030
em), giúp việc nhà (458 em), đánh giày (385 em), bán báo (382 em), phụ bán
24


hàng (255 em), phụ xây dựng (183 em) v.v. thời giờ làm việc của các em thường
từ 8 đến 10 giờ một ngày. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ em phải
tham gia lao động sớm là do hoàn cảnh kinh tế gia đình quá khó khăn hoặc các
em không có nơi nương tựa nên phải làm việc để tự nuôi sống bản thân và phụ
giúp gia đình.
Loại hình công việc trẻ em tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ngành

Sản xuất và chế biến

Dòch vụ

Vật liệu phế thải : thu lượm
nhựa, thủy tinh, kim loại,
giấy phế thải trên đường
phố và nhặt rác tại bãi rác.

Đánh giày,
mại dâm,
đại lý, môi
giới, sửa

chữa giày
dép, sửa
chữa mô tô,
rửa xe máy.

Buôn bán

Khác

nghề
Làm tự do,
làm cho
chính mình

Bán : thuốc tẩy n xin,
và băng phiến, móc túi,
máy lửa, vé

ăn cắp,

số, báo, tạp

bắt cào

chí, dây đeo

cào, bắt

chìa khóa, kẹo


dế.

cao su, thuốc
lá, bánh mì,
kem, bánh
ngọt, trứng cút,
dừa trái v.v.
Làm việc
Làm : Đan chiếu và giỏ cói,
của gia đình may quần áo, làm đèn lồng.

Phục vụ
trong các
quán ăn và
quán cà
phê, bán
hàng, rửa xe
25

Bán : Phụ bán

Nông

hàng ngoài

nghiệp :

chợ hoặc cửa

chăn


hàng

nuôi,


×