Tải bản đầy đủ (.pptx) (41 trang)

Lá cờ thêu 6 chữ vàng 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 41 trang )

NGUYỄN HUY TƯỞNG TÁC PHẨM “LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG”
Nhóm 4


NỘI DUNG

Tác giả
NGUYỄN HUY TƯỞNG

Tác phẩm
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng”


Tác giả
NGUYỄN HUY TƯỞNG

Tiểu sử

Sự nghiệp sáng tác


Tiểu sử
- Nguyễn Huy Tưởng, sinh ngày
6/5/1912, mất ngày 25/7/1960.
- Quê: ở xã Dục Tú, huyện Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc huyện
Đông Anh, Hà Nội).
- Hoàn cảnh gia đình: Cha là một ông
Tú nghèo sống nhờ vợ tần tảo buôn
Bán. Bảy tuổi cha mất, mẹ gửi ra Hải
Phòng ở với gia đình người chị, học


tiểu học ở trường Bonnal.


-Năm 1930, ông tham gia các hoạt động yêu nước của thanh niên
học sinh ở Hải Phòng. Năm 1935, ông làm thư ký nhà Đoan (Thuế
quan) ở Hải Phòng, sau đó quay về Hà Nội. Năm 1938, ông tham
gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải Phòng.
Năm 1943, ông gia nhập nhóm Văn hóa cứu quốc bí mật và được bầu
làm Tổng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Sau đó ông
tiếp tục hoạt động ở Hà Nội, Nam Định và Phúc Yên. Tháng 6/1945, ông
tham gia ban biên tập tạp chí Tiên Phong của Văn hóa cứu quốc.
- Ông từng giữ rất nhiều chức vụ như là Ủy viên Thường vụ Hội Văn nghệ Việt
Nam, thư ký toà soạn Tạp chí Văn nghệ và tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương
Đảng, Uỷ viên ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa 1. Ông là người sáng
lập và là giám đốc đầu tiên của Nhà Xuất bản Kim Đồng.


Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia thành lập Hội văn nghệ
Việt Nam và góp phần xây dựng nền văn nghệ kháng chiến ngay từ
những ngày đầu. Sáng tác của ông rất phong phú và đa dạng.
Ông viết về đề tài lịch sử, đề tài hiện đại, về nông thôn và thành thị, về
chiến trường và hậu phương…Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn, đồng thời
là nhà viết kịch thành công nhất ở những tác phẩm lấy từ đề tài lịch sử.
Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
Nghệ thuật năm 1996.


Sự nghiệp sáng tác
- Ông là người sáng lập và là giám đốc đầu tiên của nhà xuất bản Kim
Đồng. Khi ông mất, tên của ông được vinh dự đặt tên cho một con đường ở

Hà Nội. Sáng tác cho thiếu nhi của ông đã được in vào tuyển tập “Truyện
viết cho thiếu nhi”. Ông là người chuyên viết truyện kể lịch sử cho cả
người lớn lẫn trẻ em, trong lĩnh vực nào ông cũng có đóng góp đáng kể.
- Tuy không nhiều, nhưng tất cả những gì ông viết cho các em đều được chắt
lọc và có giá trị như: 


• Truyện thiếu nhi: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Tìm mẹ, Con cóc là cậu ông trời, An
Dương Vương xây thành Ốc, Kể chuyện Quang Trung, Cô bé gan dạ... 
• Truyện ký : Hai bàn tay chiến sĩ , Ký sự Cao Lạng (1951), Chiến sĩ ca nô...
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm
có giá trị về văn chương và lịch sử như: 
• Tiểu thuyết có Đêm hội Long Trì, (1942), An Tư công chúa (1944), Truyện Anh
Lục (1955), Bốn năm sau (1959), Sống mãi với Thủ đô (1960)...; 
• Kịch: Vũ Như Tô (1943). Cột đồng Mã Viện (1944), Bắc Sơn (1946), Những
người ở lại (1948), Anh Sơ đầu quân (tập kịch- 1949), Lũy hoa (1960)...; 
Ngoài ra, năm 2006 Nhà xuất bản Thanh Niên tập hợp nhật ký của ồng và phát
hành mang tên “ Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng”, dày 1.700 trang.


Nguyễn Huy Tưởng rất say mê với đề tài lịch sử:
- Thành tựu nghệ thuật quan trọng nhất của ông là sự thể hiện đề tài lịch sử. Ông rất
thành công khi thể hiện những nhân vật, biến cố lịch sử trong tác phẩm của mình.
- Những truyện lịch sử của ông đều mang đậm chất anh hùng ca, các nhân vật đều đặt
vận nước trên hết, đều hy sinh quên mình cho độc lập tự do của dân tộc.
+ Quang Trung không màng đến sĩ diện cá nhân, lặn lội trong rừng núi tìm gặp La Sơn
phu tử Nguyễn Thiết ba lần. Những phẩm chất của Quang Trung được thể hiện rõ qua
tài thao lược, những kế hoạch hành quân, công đồn, những mưu mẹo đánh địch,…
+ Phong cách hoành tráng sử thi được thể hiện rõ qua việc xây dựng nhân vạt Trần
Quốc Toản ở “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”.



Xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm là hình ảnh Trần Quốc Toản “mặc áo bào đỏ, vai
đeo cung tên, lưng đeo thanh gươm báu gia truyền”, trên đầu phất phới lá cờ đỏ thêu sáu
chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
+Cũng vì sở trường khai thác chất hùng tráng trong con người và sự kiện lịch sử nên
Nguyễn Huy Tưởng đã chọn chi tiết An Dương Vương xây thành ốc trong truyền thuyết
về An Dương Vương để miêu tả. Tuy là truyện cổ, nhưng ngòi bút của ông vẫn miêu tả
được ý thức trách nhiệm, lòng quyết âm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân vật lịch sử này.
Đó là những nét tiêu biểu trong việc lựa chọn phạm vi sự kiện và nghệ thuật miêu tả
nhân vật lịch sử đem đến thành công của cây bút chuyên viết về đề tài lịch sử Nguyễn
Huy Tưởng.


Màu sắc huyền thoại trong những truyện cổ Nguyễn Huy Tưởng
viết cho thiếu nhi:
Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã mượn nét siêu nhiên kì ảo của truyện cổ để gửi
gắm khát vọng đổi đời của người dân nghèo khổ và khẳng định rằng việc lặp lại trật
tự xã hội ở một nơi còn có áp bức là một tất yếu lịch sử không thể tránh khỏi.
- Ở Tìm mẹ, người đọc có thể tìm thấy được cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của
người dân lao động trong quá trình chống lại bọn địa chủ, cường hào để dành lấy
quyền sống của mình. Đó là những người dân sống tại một làng nhỏ vùng Tây
Nguyên dưới sự cai trị của chúa làng. Chúa làng bóc lột họ đến tận xương tủy: “Lúa
gặt được bao nhiêu phải nộp cho chúa làng bấy nhiêu. Hươu nai bắt được con nào
phải nộp cho chúa làng con ấy”.


- Với Con Cóc là cậu ông Trời, bạn đọc nhỏ tuổi được gặp một chú cóc
rất gan dạ. Khi trời làm hạn hán, cuộc sống dưới đất gần như là bị hủy
diệt, chính cóc và những người bạn của mình đã dùng các thế mạnh

riêng khiến ông trời phải làm mưa. Tuy là một truyện cổ nhưng Con
Cóc là cậu ông Trời đã được tác giả viết tương tự như một truyện
đồng thoại, có nhiều mẫu đối thoại khá sinh động, có tác dụng khắc
sâu ấn tượng cho bạn đọc.


- Ở An Dương Vương xây thành ốc, câu chuyện xây Loa thành đã được tái
diễn trong một không khí huyền thoại. Sáng kiến xây Loa thành “Không có
bốn cửa đông, tây, nam, bắc. Quân Triệu Đà không biết đánh vào chỗ
nào”. Ở đây cái cốt truyền thuyết gần như được giữ lại nguyên vẹn nhưng
lại được làm giàu lên bởi sự miêu tả hết sức tỉ mỉ. Quang cảnh xây thành
được miêu tả rất khẩn trưởng qua tốc độ làm việc hối hả đến chóng mặt của
các nàng tiên, đồng thời lại rất đẹp, rất thơ mộng: “Trên không, phất phới
như bướm, như hoa, những làn tóc, những tà áo, những dải thắt lưng tung
bay trong gió. Trên cao nữa, ngồi trên những đám mây năm sắc, có những
nàng tiên đánh đàn, thổi sáo, cất những tiếng hát du dương, thánh thót làm
vang động cả một vòm trời”.


Có thể nói An Dương Vương xây thành ốc là bước chuyển tiếp giữa
truyện truyền thuyết và truyện lịch sử của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng.
Qua những yếu tố thần kỳ mượn từ cổ tích (rận thiêng, cây muỗm
thiêng, đại bàng,… trong Tìm mẹ, thần linh và yêu quái trong An Dương
vương xây thành ốc, phép thuật nhà trời trong Con Cóc là cậu ông Trời,
…), chúng ta thấy được ước mơ đổi đời của người lao động nghèo khổ
và mong muốn được giải thoát khỏi ách áp bức, thái độ đấu tranh quyết
liệt đòi công lý và bộc lộ niềm tự hào về khí thiêng sông núi.


Đặc sắc nghệ thuật trong truyện Nguyễn Huy Tưởng

1. Tôn trọng cốt truyện
Nguyễn Huy Tưởng chủ trương một lối viết tôn trọng sự thực: “Đừng viết cái gì sai với
sự thực của con người, dù là dưới hình thức phục vụ. Người thật. Phải thật với người”.
2. Tài nghệ hư cấu bậc thầy
Sáng tác của ông về lịch sử đã sử dụng lối tiếp cận độc đáo, đảm bảo được độ chân
thực đồng thời có những hư cấu, sáng tạo giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn
về lịch sử.
+ Thể hiện rõ ở việc xây dựng, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật, cách thức tổ chức
tư liệu, kết cấu, ngôn từ.


3. Ngôn ngữ cổ kính, trang nghiêm và giàu chất thơ
+ Có sự quyện hòa, đan xen giữa lớp từ cổ kính, trang nghiêm với ngôn ngữ đời
thường, giản dị;
+ Sử dụng hiệu quả lớp từ ngữ Hán Việt gợi không khí trang trọng trong xưng hô,
diễn đạt, phản ánh được bối cảnh, không gian những thời đại đã qua với những từ
dân dã, mộc mạc của cuộc sống hàng ngày...
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Nghệ thuật miêu tả nhân vật:
+ Viết về những nhân vật anh hùng, những con người có lý tưởng, khát vọng
lớn, - sử dụng từ ngữ, câu văn có hình ảnh so sánh, liên tưởng để tô đậm vẻ đẹp
ngoại hình hoặc một đặc điểm tính cách;
+ Miêu tả nhân vật phản diện - sử dụng những câu văn tả thực với sắc thái mỉa
mai, châm biếm;
+ Miêu tả nhân vật dựa trên sự đối lập: giữa ngoại hình và nội tâm, xuất thân và


Lựa chọn tình huống, chi tiết:
+ Chọn tình huống cốt truyện có giá trị thể hiện phẩm chất anh hùng của nhân vật;
+ Chọn chi tiết có tính chất tiêu biểu khắc họa lòng yêu nước, sự mưu trí và dũng cảm

của nhân vật;
5. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên
Xây dựng những hình ảnh mang tính biểu tượng:
+ Hình ảnh ánh trăng - một hình ảnh đẹp của thiên nhiên xuất hiện trở đi trở lại trong
nhiều tác phẩm tạo ấn tượng, xúc cảm thẩm mỹ, tạo chiều sâu trữ tình và chất thơ cho
nhiều sáng tác.
6. Giọng điệu trầm hùng, bi tráng
+ Nổi bật, ấn tượng nhất trong các tác phẩm là giọng điệu bi hùng hướng đến cái cao
cả, hùng tráng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, khí phách con người Việt Nam cũng như sức
sống và sự trường tồn của nền văn hóa dân tộc.


7. Lối kết cấu cổ điển và hiện đại
Kết hợp lối kết cấu theo cấu trúc của văn phong phương Tây với lối tư duy truyền
thống kiểu chương hồi phương Đông, tạo vẻ đẹp vừa cổ kính vừa hiện đại cho tác
phẩm. Tuy nhiên ở mỗi thể loại, lối kết cấu lại mang những màu sắc khác nhau:
+ Ở mảng truyện viết cho thiếu nhi, nhất là truyện cổ tích, nhà văn tuân thủ lối kết
cấu theo môtíp truyền thống với lối kết thúc có hậu.
+ Ở thể loại kịch, có kết cấu giống với bi kịch cổ điển Pháp. (Vũ Như Tô)
+ Ở thể loại tiểu thuyết, lối kết cấu mở nhưng cũng thường hướng tới những bi
kịch, những hy sinh mất mát của con người. (An Tư)
8. Yếu tố thời gian phiếm chỉ
Thời gian nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện qua
những từ chỉ thời gian phiếm chỉ như: rét nàng Bân, cơn mưa rào mùa hạ, nắng
tháng tư, tiếng chim vịt gọi vào hè, mùa xuân, mùa đông (trong An Tư)…


NỘI DUNG

Tác giả

NGUYỄN HUY TƯỞNG

Tác phẩm
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng”


Bối cảnh
sáng tác

Phân tích đoạn trích
“Bóp nát quả cam”

Tác phẩm
“Lá cờ thêu sáu chữ vàng”

Nhân vật Trần Quốc Toản –
Nhân vật lịch sử được tiểu
thuyết hóa nhuần nhuyễn

Tóm tắt
nội dung
Đặc sắc
Nghệ thuật


Bối cảnh sáng tác tác phẩm
• Tác phẩm “ Lá cờ thêu sáu chữ vàng” là tác phẩm được lấy cảm hứng từ sự kiện lịch sử
xảy ra ở đời nhà Trần, khi quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ 2. Lúc bấy giờ đất
nước ta đang đứng trước một tình thế hiểm nghèo : họa xâm lăng và nỗi nhục mất nước.
• Tác giả dựng lại quá trình trưởng thành của một thiếu niên quý tộc ( Hoài Văn Hầu, tức

Trần Quốc Toản ), người có lòng yêu nước và căm ghét sâu sắc bọn xâm lược Nguyên
Mông, sau này trở thành danh tướng đời nhà Trần. Chính tình thế đất nước, môi trường,
gia đình và hoàn cảnh xã hội đã góp phần tạo nên tính cách của Trần Quốc Toản.


Tóm tắt nội dung truyện
Truyện “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” làm sống dậy hình ảnh Trần Quốc
Toản, vị thiếu niên anh hùng thời nhà Trần. Mở đầu tác phẩm là giấc mơ
thú vị của Trần Quốc Toản trong cungđiện Lan Đình. Quốc Toản mơ
thấy chính tay mình bắt lấy Sài Thùng – tên sứ hống hách của nhà
Nguyên. Thế nhưng sau khi tỉnh dậy, Quốc Toản mới biết đó là một giấc
mơ và bỗng thấy nội điện vắng tanh. Thì ra sáng nay có hội nghị Bình
Than, trong lúc vua và triều thần đang bàn việc nước, Quốc Toản đã bất
chấp tội phạm thượng tới gặp nhà vua để nói lên lời tâm huyết “xin
đánh”. Nhà vua đã không trừng phạt cậu mà còn ban thưởng một quả
cam, làm Quốc Toản càng thêm uất ức và bóp nát quả cam đó lúc nào
không biết.


Khi về Võ Ninh, dưới lá cờ “Phá cường địch, báo hoàng ân” mà Quốc Toản đã tìm tòi
suy nghĩ, Quốc Toản đã chiêu mộ được 600 tân binh tinh nhuệ, đi tìm giặc đánh. Lên
phía Bắc đoàn quân Quốc Toản họp với quân người Mán do
Nguyễn Thế Lộc chỉ huy, lập ra trại Ma Lục, gây thanh thế
khắp vùng Lạng Sơn. Trong một lần giải vòng vây cho
Chiêu Thành Vương trên đường truy đuổi tên phản bội Ích
Tắc, Quốc Toản đã trở thành niềm tự hào và ngạc nhiên vô
bờ của người chú ruột. Sau lần đó Quốc Toản chính thức
được nhà vua thừa nhận và giao nhiệm vụ quan trọng chặn
đánh giặc trên cửa sông Hàm Tử với lời thề “Sát Thát”.
Trần Quốc Toản đã chiến đấu anh dũng và chiến thắng vẻ vang.

Đi đến đâu cũng thấy lá cờ thêu sáu chữ vàng tung bay trong
gió “Phá cường địch, báo hoàng ân”.


Đặc sắc nghệ thuật
• Nghệ thuật ngôn ngữ
• Nghệ thuật miêu tả
• Nghệ thuật xây dựng nhân vật
• Nghệ thuật kết cấu


Nghệ thuật ngôn ngữ
Ngôn ngữ là yếu tố góp phần làm nên giá trị của tác phẩm. Việc sử dụng
ngôn ngữ phải thật phù hợp với không khí lịch sử, nhân vật lịch sử được khắc
họa một cách sâu sắc nhất. Tác giả rất khéo trong việc sử dụng ngôn ngữ, mặc dù
không hiện đại hóa ngôn ngữ nhưng lời văn vẫn dễ hiểu, câu văn ngắn gọn, linh
hoạt (không dùng quá nhiều từ cổ, từ Hán Việt khó hiểu đối với trẻ em. Tuy
nhiên nếu có dùng thì đều có chú thích ở dưới cho các em hiểu được). Ngoài ra,
ông sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách, hoàn cảnh của nhân vật. 


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×