Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

khainiemvavaitrolangnghe (autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.71 KB, 3 trang )

ĐẠI HỌC THỦY LỢI
MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP - THUYẾT TRÌNH
=======  ======

BÀI THẢO LUẬN
PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ
LẮNG NGHE

GIẢNG VIÊN : VŨ HUY VĨ
SINH VIÊN : NHÓM 1
LỚP
: N04

Hà Nội, 04 – 2016


PHÂN TÍCH KHÁI NIỆM, VAI TRÒ LẮNG NGHE
I. Khái niệm lắng nghe
Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu
kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ
thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay
không”.
1. Khái niệm nghe
Nghe là hình thức thu nhận thông tin một cách thụ động thông qua thính giác.
Nghe xảy ra khi sóng âm đập vào màng nhĩ ở một tần số và độ ồn nhất định. Vì vậy,
nghe chịu ảnh hưởng bởi tiếng ồn xung quanh.
2. Khái niệm lắng nghe
Lắng nghe không phải là một bản năng mà là một nghệ thuật thấu hiểu người khác
bởi lẽ "Con người mất 3 tuổi để học nói nhưng phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe".
Vậy lắng nghe là gì?
Lắng nghe là hình thức tiếp nhận thông tin một các chủ động, tập trung thông qua


thính giác.
Lắng nghe xảy ra khi có sự khi có sự chú ý của não để hiểu được nghĩa của thông
tin, hồi đáp (đưa ra ý kiến hoặc câu hỏi) và ghi nhớ thông tin.
Bảng phân biệt giữa nghe và lắng nghe
Tiêu chí phân biệt

Nghe

Lắng nghe

Sự hình thành, Tiến trình vật lí, tiếp nhận âm Chú ý để hiểu vấn đề, giải thích,
mục đích
thanh theo phạn xạ vật lí
phân tích, phân loại âm thanh, tiếng
ồn, thông tin… để chọn lọc, loại
bỏ, giữ lại
Công cụ

Chỉ cần thông tin mang đến và Sử dụng cả tai, trí óc và kỹ năng
sử dụng tai

Bản chất

Quá trình sinh lí, là khía cạnh Quá trình tâm lý, tập trung cao độ
sinh lí của lắng nghe
để nghe và hiểu người nói

Tính chất

Tiến trình thụ động, nghe âm Tiến trình chủ động, nghe và chủ

thanh vang đến tai, không có động hiểu thông tin của người nói,
nhận thức
cần thời gian và nỗ lực có ý thức

II. Vai trò của lắng nghe


Như chúng ta đã biết, lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Theo
Paul Tory Rankin, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, con người dùng 42,1% tổng số thời
gian cho việc nghe; 31,9% cho việc nói; 15% cho việc đọc và 11% cho việc viết. Như
vậy trong giao tiếp ngôn ngữ, lắng nghe chiếm gần nửa tổng số thời gian.
Lắng nghe là cơ sở cho các kỹ năng giao tiếp khác như nói, đọc, viết. Nếu không
nghe sẽ không nói được, không viết được
1. Đối với người nói
- Thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng và chia sẻ: Bất kỳ ai trong chúng ta cũng mong
muốn những ý kiến của mình được người khác lắng nghe, thấu hiểu.
- Tạo điều kiện và khuyến khích người nói chia sẻ, thể hiện quan điểm, ý tưởng một
cách tự tin, rõ ràng nhất có thể.
2. Đối với người nghe
- Thu thập được nhiều thông tin: Khi lắng nghe, chúng ta sẽ thu thập được nhiều
thông tin hơn để có căn cứ quyết định vấn đề một cách phù hợp.
- Giúp thấu hiểu người nói bằng cách lắng nghe nội dung, giọng điệu, quan sát thái
độ, diện mạo và một số phi ngôn ngữ của người nói. Lắng nghe sẽ giúp bạn có thể hạn
chế được những sai lầm trong giao tiếp, tránh được những sai sót do vội vàng, hấp tấp.
- Tạo mối quan hệ tốt đẹp: Lắng nghe không chỉ giúp chúng ta hiểu được vấn đề,
hiểu được người nói mà còn thể hiện sự tôn trọng người nói, làm cho họ hài lòng. Lắng
nghe sẽ giúp chúng ta hiểu được tính cách, quan điểm… của người nói, từ đó mà chúng
ta điều chỉnh được cách ứng xử cho phù hợp. Vì vậy, việc lắng nghe cũng giúp chúng
ta tạo được ấn tượng tốt ở người đối thoại.
- Giải quyết công việc tốt hơn: Lắng nghe giúp chúng ta học hỏi kinh nghiệm, thấu

hiểu tâm tư, sở thích, thói quen của đồng nghiệp. Từ đó, tạo sự gắn kết, tin tưởng và
tăng hiệu quả công việc.
- Giải quyết được xung đột: Có nhiều vấn đề, nhiều mâu thuẫn không giải quyết
được chỉ vì các bên không chịu lắng nghe để hiểu nhau. Vì vậy, điều quan trọng khi
giải quyết xung đột là tạo không khí biết lắng nghe. Lắng nghe là cách hiệu quả nhất để
đưa xung đột trở lại trạng thái bình thường.

Kết luận:
Có ý kiến có rằng, để giao tiếp tốt chỉ cần học cách ăn nói kéo léo là đủ. Nhưng
trên thực tế, ngoài việc ăn nói khéo léo, để giao tiếp tốt chúng ta cần có kỹ năng
lắng nghe người khác nói. Lắng nghe không quá khó khăn nếu chúng ta biết được
phương pháp và thực hành thường xuyên. Nếu lắng nghe tốt là bạn đã phần nào
giao tiếp thành công, mọi người sẽ thêm quý mến và có ấn tượng tốt với bạn.



×