Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo thực tập: Tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương VIỆT NAMVIETCOMBNAK chi nhánh HOÀN KIẾM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.54 KB, 38 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, hội nhập kinh tế quốc tế đang là một xu hướng phát
triển mạnh mẽ của bất kỳ quốc gia nào trên mọi lĩnh vực. Không ngoài xu
thế đó, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế
thế giới, điều đó đã tạo ra không ít những cơ hội và thách thức đối với sự
phát triển của các doanh nghiệp. Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đòi hỏi
có sự thay đổi mạnh mẽ từ phía Chính phủ mà còn đòi hỏi có sự thay đổi cơ
bản trong chính các DN để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm tận
dụng các cơ hội và giảm thiểu các cách thức có thể xảy ra.
Trước những thách thức đó bộ máy cán bộ nhân viên ngân hàng phải
không ngừng học hỏi nâng cao trình độ và hiểu biết của bản thân.
Đối tượng nghiên cứu : Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
VIỆT NAM-VIETCOMBNAK chi nhánh HOÀN KIẾM
Kết cấu của báo cáo :
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài viết được chia làm 3 phần :
Chương I : Tình hình chung của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại
thương VIỆT NAM-VIETCOMBNAK chi nhánh HOÀN KIẾM
Chương II : Một số hoạt động cơ bản của ngân thương mại cổ phần ngoại
thương VIỆT NAM-VIETCOMBNAK chi nhánh HOÀN KIẾM
Chương III : Một số ý kiến đề xuất.


CHƯƠNG I : TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG-VIỆT NAM-VIETCOMBANK
1. Sơ lược và quá trình hình thành phát triển của ngân hàng thương
mại cổ phần ngoại thương VIỆT NAM-VIETCOMBANK
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo
Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10
năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân
hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng
vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại


thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay
tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo
hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ
gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các
quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)...
Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính
sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về
quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền
tệ quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính
phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành
lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết
định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính
phủ.
Trải qua gần 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối
năm 2006, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa
năng với 58 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch, 87 Phòng Giao dịch và 4 Công ty
con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại

2


nước ngoài, với đội ngũ cán bộ gần 6.500 người. Ngoài ra, NHNT còn
tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước
trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất
động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm cuối năm
2006 lên tới xấp xỉ 170 nghìn tỷ VND (tương đương 10,4 tỷ USD), tổng
dư nợ đạt gần 68 nghìn tỷ VND (4,25 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn
11.127 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc
tế

Ngày 30 tháng 10 năm 1962, NHNT được thành lập theo Quyết định số
115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản
lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT
như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
Năm 1978, NHNT thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico
Hong Kong.
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng
chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một
NHTM NN hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng
11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1993, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng
Hai.
Năm 1993, NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc
(First Vina Bank) nay là ShinhanVina Bank.
Năm 1994, NHNT thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc
NHNT nay là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản.
3


Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở
Châu Á bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số
286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số
68/QĐ-NH5 ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó,
NHNT được hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại
Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng
Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for Foreign Trade of Viet
Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
Năm 1996, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Paris – Cộng hòa

Pháp, tại Moscow – Cộng hòa liên bang Nga.
Năm 1996, NHNT khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower
198 với đối tác Singapore.
Năm 1997, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Singapore.
Năm 1997, NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở
hữu Công Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Năm 1998, NHNT thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB
Leasing.
Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT –
VCBS.
Năm 2003, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng
Ba.
Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng
tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam.
4


Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng
duy nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".
Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt
nhất Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.
Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005 – do Hiệp hội
doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ
của Ban chỉ đạo quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn
thông. NHNT là đơn vị ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này.
Năm 2005: NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của
hệ thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh
hùng lao động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới
từ năm 1995-2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc.

Năm 2005, NHNT góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ
đầu tư Chứng khoán – VCBF.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân
hàng châu Á tiêu biểu".
Năm 2006: NHNT vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển
hình sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt
Nam.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp
hội Ngân hàng Châu Á.
Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt
Nam 2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức.

5


Đặc biệt thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu
mạnh nhất) trong số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp
Vietcombank được trao tặng giải thưởng này.
Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại
hối cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình
chọn.
2. Bộ máy quản trị của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương
VIỆT NAM-VIETCOMBANK__chi nhánh hoàn kiếm

6


2.1 Tổ chức bộ máy của ngân hàng.
BAN GIÁM ĐỐC
1. Phòng Kiểm soát nội bộ

2. Phòng Tín dụng tổng hợp
3. Phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu
4. Phòng Kinh doanh dịch vụ
5. Phòng Thẻ
6. Phòng Ngân qũy
7. Phòng Kế toán tài chính
8. Phòng Tin học
9. Phòng Hành chính nhân sự
10. Chi nhánh cấp 2 - Thành Công

Phòng Tín dụng - Thanh toán
Phòng Kế toán - Dịch vụ
Phòng Hành chính - Ngân quỹ

11. Chi nhánh cấp 2 - Cầu Giấy

Phòng Tín dụng - Thanh toán
Phòng Kế toán - Dịch vụ
Phòng Hành chính - Ngân quỹ

7


8


2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban.
2.2.1 Giám đốc : có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt
động kinh doanh theo đúng pháp luật, điều lệ của Ngân hàng; trình Hội
đồng quản trị các báo cáo theo đúng quy định hiện hành về tình hình hoạt

động tài chính và kết quả kinh doanh.
Giám đốc có chức năng xây dựng và tổ chức thực hiện: phương án huy động
vốn, sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn; trực tiếp chỉ đạo
bộ máy, kiểm tra hoạt động kinh doanh.
Giám đốc có thể ban hành các quy chế, quy trình nghiệp vụ kĩ thuật, quản lý
trong kinh doanh và nội quy bảo mật; Bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh
quản lý của Ngân hàng; đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ quốc tế; báo
cáo Hội đồng quản trị, Ngân hàng Nhà nước, cung cấp tài liệu cho Ban kiểm
soát về kết quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2 Phòng tín dụng :


Tái thẩm định các hồ sơ vượt hạn mức phán quyết, soạn thảo

các quy trình, quy chế về tín dụng, quản lý các thông tin tín dụng.


Thực hiện các nhiệm vụ cho vay (nội tệ và ngoại tệ) để đầu tư

vào các thành phần kinh tế.


Đầu mối tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ tín dụng của các bộ

phận phòng giao dịch trực thuộc.




Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao cho.


Phòng tín dụng cá nhân:


Thực hiện cho vay cá nhân với mục đích tín dụng hoặc kinh

doanh.



Phòng tín dụng doanh nghiệp:


Thực hiện cho vay doanh nghiệp, thực hiện thẩm định tín

dụng, theo dõi tình hình khoản vay.

9


2.2.3 Phòng tài chính kế toán :


Quản lý tài khoản của khách hàng, trực tiếp hạch toán, thống

kê và thanh toán, xây dựng cá chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán
thu chi tài chính, quỹ tiền lương.


Phòng kế toán và kho quỹ đựơc tổ chức thành các bộ phận giao


dịch với khách hàng: Bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng.


Tổ chức các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hạch toán kế toán

theo nguyên tắc chung và theo quy định của ngành.


Tổ chức hạch toán, phân tích tổng hợp các loại tài khoản như:

tài khoản thanh toán, tài khoản nguồn vốn… hạch toán theo chế độ
hạch toán báo cáo sổ, theo dõi tiền gửi, tiền vay của khách hàng, tính
lãi tiền gửi, tiền vay, thu các phí dịch vụ…


Chịu trách nhiệm về tổ chức và quản lý về vốn, tài sản của hệ

thống ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam.


Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao cho.

2.2.4 Phòng Marketing : tạo ra mối quan hệ giữa khách hàng với ngân
hàng; duy trì khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới; xây dựng
phong cách chăm sóc khách hàng.
 Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá các hoạt
động, các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.
 Triển khai các phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo
của Giám đốc.

 Thực hiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, xây
dựng, triển khai chương trình chăm sóc khách hàng.

10


2.2.5 Phòng ngân quỹ :quản lý kho quỹ và duy trì hợp lý lượng tiền mặt
và giấy tờ có giá đảm bảo khả năng thanh toán cho các quầy giao dịch, thực
hiện chi trả hoặc thu nhận các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn.


Quản lý tài sản nợ - có.



Quản lý vốn.



Thực hiện kinh doanh ngoại tệ.

2.2.6 Phòng kiểm toán nội bộ :phòng có chức năng
Kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo việc thực hiện quy chế chính sách của Ngân
hàng và các quy định của pháp luật trong toàn hệ thống.
Đánh giá mức độ an toàn, xây dựng quy trình, quy chế đảm bảo giảm thiểu
rủi ro trình hội đồng quản trị phê duyệt.
Kiểm toán hoạt động của Ngân hàng, phối kết hợp với bộ phận kế toán tài
chính trong công tác quyết toán tài chính cho các hoạt động kinh doanh và
đầu tư.
Xây dựng các báo cáo độc lập gửi ban điều hành, hội đồng quản trị, ban

kiểm soát, hỗ trợ ban kiểm soát trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động
của toàn hệ thống.
2.2.7 Văn phòng :có chức năng làm các công việc như :Lễ tân, đối
ngoại, quản lý đội xe.... Quản lý tài sản làm việc, trang thiết bị văn phòng và
các khoản chi phí văn phòng, quản lý xây dựng cơ bản nội bộ.
2.2.8 Phòng công nghệ thông tin : có chức năng quản lý và đảm bảo sự
an toàn, hiệu quả, chính xác, nhanh chóng trong hoạt động của hệ thống
thông tin của Ngân hàng. Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ thông
tin trình hội đồng quản trị phê duyệt, phối hợp với bộ phận nghiên cứu phát

11


triển và các phòng nghiệp vụ nhằm triển khai các giải pháp, các ứng dụng
mới trong công tác phát triển sản phẩm của Ngân hàng.


Quản lý hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động,

bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.


Chịu trách nhiệm quản lý và bảo mật các dữ liệu, thông tin trên

máy tính của hệ thống Ngân hàng.


Thực hiện những nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc giao cho.

2.2.9 Phòng thanh toán và quan hệ quốc tế: phòng có chức năng

Quản lý và bảo đảm sự hoạt động an toàn, hiệu quả trong việc cung ứng các
dịch vụ thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống.
Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lệ, chính xác và đầy đủ của chứng từ và các
lệnh thanh toán xuất nhập khẩu của khách hàng
Xử lý các lệnh thanh toán (hạch toán, thực hiện lệnh...)
Đảm nhiệm dịch vụ ngân hàng đại lý và quan hệ quốc tế.
3. Định hướng hoạt động, phát triển của ngân hàng thương mại cổ
phần ngoại thương VIỆT NAM-VIETCOMBANK__chi nhánh hoàn
kiếm:
Là một trong những ngân hàng hàng đầu và đa năng nhất tại Việt Nam,
Vietcombank luôn giữ một vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng quốc
gia. Ngoài vị thế vững mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn và bán
lẻ, Vietcombank cũng đã và đang là một ngân hàng phục vụ tốt nhất các
khách hàng là định chế tài chính.
Bên cạnh mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc và các văn phòng đại diện
nước ngoài của mình, Vietcombank cũng có quan hệ với tất cả các ngân
hàng trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đang là
đầu mối thanh toán cho rất nhiều ngân hàng trong số này. Hoạt động bên
ngoài lãnh thổ Việt Nam của Vietcombank được triển khai thông qua một
12


mạng lưới giao dịch quốc tế lớn nhất trong số các ngân hàng trong nước
hiện nay, với khoảng 1.200 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên Thế giới.
Vietcombank cung cấp rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng nhằm đáp ứng
mọi nhu cầu của các khách hàng là định chế tài chính, như: dịch vụ tài
khoản và thanh toán, ngân hàng điện tử (e-Banking), tài trợ thương mại,
bao thanh toán (factoring), và các dịch vụ về vốn và ngoại tệ (thị trường
tiền tệ, mua bán trái phiếu, ngoại hối và các sản phẩm phái sinh, v.v...).

Trong những năm qua, Vietcombank đã nhận được rất nhiều giải thưởng
và danh hiệu cao quý cả trong và ngoài nước về chất lượng và hiệu quả
hoạt động. Ngân hàng đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao
động Hạng hai (1993) và Huân chương Độc lập hạng Ba (2003). Bên
cạnh đó, 05 năm liên tiếp (2000-2004) Ngân hàng được tạp chí "The
Banker" thuộc tập đoàn Financial Times bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất
của Việt Nam trong năm”, được tạp chí EUROMONEY bình chọn là
Ngân hàng tốt nhất năm 2003 tại Việt Nam, và được tạp chí AsiaMoney
bình chọn là Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất tại Việt Nam
trong hai năm liên tiếp 2006-2007.
Với năng lực và uy tín của mình, Vietcombank đã được Standard &
Poor's xếp hạng định mức tín nhiệm BB/B, triển vọng ổn định và năng
lực nội tại ở mức D. Tương tự, các xếp hạng của FitchRatings đối với
Vietcombank cũng là BB- và D. Đây là các định mức tín nhiệm cao nhất
mà hai tổ chức xếp hạng quốc tế uy tín này từng trao cho một ngân hàng
thương mại tại Việt Nam.
4. Những khó khăn và thuận lợi của ngân hàng VIETCOMBANK:
4.1 Khó khăn:

13


Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới có nhiều biến cố lớn
khủng khoảng tài chính và tiền tệ , đồng tiền chung châu âu ra đời, sự cố
máy tính, sự sáp nhập của các tập đoàn kinh tế, định chế trong hệ thống
tài chính ngân hàng thế giới tiếp tục diễn ra đã ảnh hưởng không nhỏ đến
nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá nên tốc độ phát triển kinh tế chỉ được duy trì ở mức
khiêm tốn. Tuy vậy, cùng với những biện pháp tháo gỡ khó khăn linh hoạt
của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì với những cố gắng, nỗ

lực lớn lao của mình Ngân hàng Ngoại thương vẫn luôn duy trì được tốc
độ tăng trưởng cao và ổn định liên tiếp qua các năm. Mặc dù môi trường
kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng hoạt động Tín dụng của Ngân hàng
Ngoại thương đã được cải tiến về nhiều mặt nên đảm bảo được chất
lượng tốt, các dịch vụ ngân hàng luôn được cải tiến về chất lượng và đa
dạng hoá nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Ngoài các hoạt động cho vay thông thường Ngân hàng Ngoại thương đã
tăng cường hoạt động qua thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc
tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận.
Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương luôn phát huy vai trò là
một ngân hàng uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập
khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chính, ngân hàng
quốc tế, do vậy trong điều kiện cạnh tranh gay gắt Ngân hàng Ngoại
thương vẫn giữ vững được thị phần ở mức cao và ổn định.
Song song với các hoạt động kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương luôn
chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn
nhân lực, đầu tư chiều sâu vào công nghệ ngân hàng. Hệ thống ngân hàng
bán lẻ (VCB -2010) - một bộ phận của chiến lược phát triển công nghệ
ngân hàng - được đưa vào sử dụng từ tháng 9/1999 tại Sở giao dịch và
đến nay đã triển khai trong toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
14


Xác định được những khó khăn trước mắt cũng như trong tương lai, nhằm
hội nhập với bên ngoài, theo đuổi các chuẩn mực ngân hàng trong khu
vực cũng như trên thế giới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã xây
dựng chiến lược phát triển đến năm 2010 với những định hướng lớn và
toàn diện bảo đảm cho ngân hàng phát triển lành mạnh mang lại hiệu quả
thiết thực cho khách hàng, bạn hàng cũng như cho Ngân hàng.
4.2 Thuận lợi:

Luôn tiên phong trong việc cung cấp cho khách hàng các giải pháp tài
chính tối ưu nhất, Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt
nam (Vietcombank) là ngân hàng thương mại đầu tiên và đứng đầu ở
Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ - dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
hiệu quả, an toàn và tiện lợi nhất hiện nay.
Với kỷ lục “Ngân hàng có sản phẩm thẻ đa dạng nhất Việt Nam”
được Bộ sách kỷ lục Việt Nam công nhận vào ngày 28/06/2008 và là
ngân hàng duy nhất tại Việt Nam chấp nhận thanh toán cả 6 loại thẻ ngân
hàng thông dụng trên thế giới mang thương hiệu Visa, MasterCard,
JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay, đến nay,
Vietcombank luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần phát hành và
thanh toán thẻ trên thị trường thẻ Việt Nam.
Đến với dịch vụ thẻ của Vietcombank, khách hàng có thể lựa chọn cho
mình từ sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa đang được hơn 3 triệu khách hàng
lựa chọn: Vietcombank Connect24, thẻ ghi nợ quốc tế sành điệu:
Vietcombank Connect24 Visa và Vietcombank MTV Mastercard hoặc
các sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp mang các thương hiệu nổi tiếng toàn
thế giới: Visa, MasterCard và American Express.

Hơn nữa,

Vietcombank đã và đang liên kết với các đối tác lớn, uy tín như Vietnam
Airlines và Kênh ca nhạc giải trí MTV Châu Á để cho ra đời các dòng sản
phẩm thẻ liên kết có nhiều ưu đãi vượt trội phục vụ các khách hàng.

15


Để phục vụ các chủ thẻ một cách tốt nhất, Vietcombank không ngừng
mở rộng mạng lưới Đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) cũng như mạng lưới

ATM. Đến nay, hệ thống thanh toán của Vietcombank đạt gần 10.000

16


CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG HOÀN KIẾM
1. Hoạt động huy động vốn:
Bảng 1:
Chỉ tiêu

Năm 2008
Tỷ trọng
Số món
(%)

Năm 2009
Số món

Số món

So sánh
Tỷ trọng
Số món
(%)

Tiền gửi
thanh
toán

Tiền gửi
tiết kiệm
Cộng

38

7,12

70

10,1

32

20,1

496

92,88

623

89,9

127

79,9

534


100

693
100
159
100
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNT Hoàn Kiếm

Tiền gửi tiết kiệm của các DN và tiền gửi có kỳ hạn trong những năm
2008 và 2009 đã đạt những thành tựu lớn so với các năm trước, số món và số
lượng đã tăng lên đáng kể, điều đó cũng là những điều phù hợp với hoàn cảnh
hiện nay của quá trình phát triển. Cụ thể là năm 2008 tiền gửi thanh toán là 38
món và đến năm 2009 số món đã tăng lên là 70 món. Còn tiền gửi tiết kiệm
năm 2008là 496 món đến năm 2009 đã tăng lên 623 món. Với chủ trương đúng
đắng như thế nên mặc dù địa bàn có rất nhiều quỹ tiết kiệm của các ngân hàng
khác như ngân hàng TMCP Quận Đội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân
hàng Đông á.v.v… nhưng NHNT Hoàn Kiếm vẫn cố gắng đảm bảo được
nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong cơ cấu tổng vốn huy
động, tỷ trọng tiền gửi của người dân là rất cao, lần lượt là 496 đến 623 cho
những năm 2008 và 2009. Với số liệu so sánh liên ngân hàng thì tỷ trọng này
khá phổ biến đối với các Ngân hàng thuộc NHNT nhưng chi phí trả lãi đối với
các loại tiền gửi này là cao, đòi hỏi Ngân hàng phải tìm được nơi vay có mức
lãi suất phù hợp để cân đối chi phí. Trong năm 2009 số món tiền gửi tiết kiệm
tuy có tăng nhưng tỷ trọng giảm so với tổng nguồn vốn huy động, điều này ảnh
hưởng tới hoạt động cho vay khi cần huy động khối lượng tiền lớn để đáp ứng
17


nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp.
Tiền gửi thanh toán trong năm qua cũng tăng khá nhanh, cụ thể là từ 38

món đến 70 món. Nhưng so với tiền gửi tiết kiệm thì tiền gửi thanh toán tăng
nhưng tỷ trọng đáng kể so với năm 2008, điều này có ảnh hưởng lớn tới khả
năng cho vay sinh lời bởi tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp luôn chiếm số
lượng lớn. Với 2 hình thức của hoạt động huy động vốn này thì tiền gửi thanh
toán có số món ít hơn nhưng lại chiếm vị trí rất quan trọng với khả năng sinh
lời cao, nhưng tiền gửi tiết kiệm lại là nhân tố không thể thiếu của bất kỳ 1
Ngân hàng nào muốn tồn tại phát triển trong thị trường Ngân hàng ngày càng
đa dạng phong phú như hiện nay.
Bảng 2:
Chỉ tiêu

Năm 2008
Tỷ trọng
Lượng
(%)

Năm 2009
Tỷ trọng
Lượng
(%)

So sánh 2009/2008
Tỷ trọng
Lượng
(%)

836700

18,4


1174000

22,8

337300

56,29

3710100

81,6

3972000

77,2

261900

43,71

4546800

100

Tiền gửi
thanh
toán
Tiền gửi
tiết kiệm
Cộng


5146000
100
599200
100
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNT Hoàn Kiếm

Qua bảng ta thấy tỷ trọng nguồn tền gửi thanh toán tăng một cách rõ rệt,
cụ thể là từ 18,4% lên 22,8% từ năm 2008 đến 2009. Trong khi đó tỷ trọng tiền
gửi tiết kiệm lại giảm so với tổng huy động từ 81,6% xuống 77,2%. Điều này
cho thấy lượng tiền gửi tiết kiệm tuy có tăng nhưng so với mặt bằng chung của
nguồn huy động vốn thì tiền gửi thanh toán tuy chiếm một số lượng ít nhưng
khối lwongj của no;s lại cao hơn rất nhiều so với tổng khối lượng tiền gửi tiết
kiệm. Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế nước ta có nhiều biến
động nên đó cũng là điều tất yếu cho nguồn huy động. Một điều nhận thấy ở
đây là tốc độ tỷ trọng tăng giảm mức độ gia tăng liên hoàn lại có xu hướng
tưang cao.
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán chiếm
18


một vị trí vô cùng quan trọng, do đó chi nhánh luôn chú trọng công tác khai mở
rộng quan hệ đối với các tổ chức có nguồn hồn tiền nhàn rỗi lớn để huy động.
Chính vì vậy mà khối lượng huy động tính đến ngày 31/12/2009 của các hình
thức huy động là 5146000 triệu đồng chiếm 42,2% trên tổng nguồn vốn và tăng
2,4% so với cung kỳ năm trước trong đó 2 hình thức trên có vị trí quan trọng
nhất.
Cùng với sự gia tăng của nguồn huy động tiền gửi thanh toán, tổng nguồn
vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm cũng có những bước tiến đáng kể, tính đến
ngày 31/12/2008 tổng nguồn vốn huy động đạt 45468000 triệu đồng và đến

31/12/2009 đã là 514600triệu đồng chiếm 33% trên tổng vốn huy động (không
tính vay của BHXH). Trong những năm qua, Ngân hàng vẫn hoàn thành hoạt
động huy động vốn của mình, mặc dù trong cơ cấu vốn vẫn còn nhiều vấn đề
chưa được hoàn chỉnh, đặc biệt là tỷ trọng tiền gửi thanh toán số món còn ít
nhưng ngân hàng vẫn cố gắng đạt được những thành quả nhất định. Đó là sự nỗ
lực của tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh Ngân hàng.
2. Hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng công thương Hoàn kiếm
Bảng 3:

19


Chỉ tiêu
Cho vay

Năm 2008
Tỷ trọng
Số món
(%)

Năm 2009
Tỷ trọng
Số món
(%)

So sánh 2009/2008
Tỷ trọng
Số món
(%)


598

97,71

622

94,97

24

55,02

trung và

14

2,29

33

5,03

19

44,18

dài hạn
Cộng

612


100

ngắn hạn
Cho vay

655
100
43
100
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNT Hoàn Kiếm

Hoạt động cho vay được thực hiện thông qua phòng kinh doanh. Phòng
kinh doanh chủ yếu là trực tiếp cho các tổ chức kinh tế quốc doanh và ngoài
quốc doanh vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn với nhiều phương pháp cho vay
khác nhau, làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối về nguồn vốn và sö dông
nguồn vốn, thực hiện chế độ thông tin, phân tích lỗ, lãi của Ngân hàng.
Trong những năm, cán bộ nhân viên của phòng dưới sự lãnh đạo của ban
giám đôc luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, cố gắng nâng
cao trình độ nghiệp vụ, tiếp tục bổ sung kiến thức chuyên môn, quan hệ tốt với
khách hàng của mình, thực hiện chế độ thông tin, phân tích lỗ, lãi của Ngân
hàng.
Trong những năm, cán bộ nhân viên của phòng dưới sự lãnh đạo của ban
giám đốc luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, cố gắng nâng
cao trình độ nghiệp vụ, tiếp tục bổ sung kiến thức chuyên môn, quan hệ tốt với
khách hàng của mình, thực hiện tốt công tác thẩm định cho vay… thể hiện qua
bảng trên.
Bảng trên cho ta có thể dễ dàng nhận thấy tuy cho vay ngắn hạn số món
có tăng nhưng so với tổng huy động năm ngoái giảm đi đáng kể, cụ thể là giảm
tỷ trọng từ 97,71% xuống 94,97%. Cho vay trung hạn và dài hạn thì lại tăng rất

nhiều về số món từ 14 năm 2008 tới 33 năm 2009. Tỷ trọng của năm 2009 so
với năm 2008 có sự thay đổi đáng kể, chênh lệch giữa 2 hình thức là 24 và 19
làm cho tỷ trọng vay trung và dài hạn chiếm 44,18% so với tổng số món tăng
20


trong 2 năm. Điều này cho thấy Ngân hàng đang chú trọng các đối tượng cho
vay trung hạn và dài hạn, đó là điều mà hầu hết các Ngân hàng khác đang
hướng tới. Bởi lẽ, cho vay dài hạn khả năng rủi ro cao, phải sử dụng vốn nhiều,
nhưng nếu Ngân hàng thẩm định dự án đúng đắn, quan sát, theo dõi, giám sát
việc sử dụng vốn đúng mục đích sẽ mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. Sở
dĩ ngân hàng không đầu tư nhiều cho hoạt động vay trung hạn và dài hạn bởi sự
rủi ro của nó là khá cao, khó kiểm soát, còn vay ngắn hạn Ngân hàng có thể thu
hồi vốn nhanh, tránh rủi ro tín dụng trong cho vay. Mức tăng tiền vay ngắn
hạng là 55,02% (năm 209 so với năm 2008), tiền vay trung và dài hạn là
44,18% (năm 2009 so với năm 2008)
Năm 2008
Tỷ trọng
Số món
(%)

Năm 2009
Tỷ trọng
Số món
(%)

220000

77,1


3020000

75,7

82000

72

trung và

65000

22,9

96800

24,3

31800

28

dài hạn
Cộng

285000

100

Chỉ tiêu

Cho vay
ngắn hạn
Cho vay

So sánh 2009/2008
Tỷ trọng
Số món
(%)

398800
100
113800
100
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNT Hoàn Kiếm

Qua bảng trên ta thấy doanh số cho vay qua các năm tăng trưởng nhanh.
Đặc biệt là cho vay trung và dài hạn. Ở đây có thể nhận thấy số lượng tiền cho
vay ngắn hạn tăng từ 220000 lên 302000, cho vay trung hạn cũng tăng lên rõ
rệt từ 65000 lên 96800, nhưng khi nhìn vào cơ cấu cho vay mới có thể nhận
thấy được bản chất của nó, điều đó là một tín hiệu tốt trong việc chuyển dịch cơ
cấu dư nợ của Ngân hàng vì từ trước đến nay tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn
trong tổng dư nợ là rất thấp.
Lượng tiền cho vay ngắn hạn giảm 1,4% trong 2 năm 2008 và 2009. Đó
cũng chính là lượng tiền cho vay trung và dài hạn tăng lên. Cơ cấu đầu tư, cho
vay theo thời gian, sự thay đổi từ việc tỷ trọng cho vay ngắn hạn năm 2008 là
77,15 dư nợ cho vay nền kinh tế, năm 2009 tăng thêm. Có thể nói trong các
21


năm qua số lượng cho vay ngày càng được tăng cao. Do công tác huy động

nguồn vốn mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Đáp ứng nhu cầu vay vốn kinh
doanh của các cá nhân, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, cho nên các
công tác xử lý các khoản nợ cũng phải được chú ý. Các phòng nghiệp vụ thực
hiện chỉ thị của lãnh đạo thường xuyên theo dõi kiểm tra, bám sát từng khách
hàng, từng khoản vay, kịp thời thu hồi các khoản nợ đến hạn và các khoản nợ
gia hạn, nợ quá hạn. Hoàn thành các thủ tục xử lý rủi ro các khoản nợ xấu của
một số khách hàng và được NHNT Việt Nam chấp nhận. Tính đến thời điểm
31/12/2007, tại chi nhánh không còn nợ gia hạn, quá hạn. Kết thúc đến năm
208 đã không còn nợ xấu. Tuy vậy năm 2009 nợ xấu của Ngân hàng đột ngột
tăng là 43.032 triệu đồng, dẫn đến yêu cầu đặt ra lúc này là chi nhánh phải có
biện pháp chặt chẽ và mặnh mẽ hơn nữa để giảm bớt tình hình đó, nhằm mang
lại hiệu quả tốt cho hoạt động cho vay tại NHNT Hoàn Kiếm.

3. Hoạt động thanh toán
Bảng 5:
Năm 2008
Tỷ
Chỉ tiêu

Lượng

trọng

Năm 2009
Tỷ
Lượng

(%)

trọng


So sánh 2009/2008
Tỷ
Lượng

(%)

trọng
(%)

Tiền gửi
thanh

8192477

25,44

8914723

24,81

722246

19,3

tiết

240104476

74,56


27020592

75,19

3010116

80,7

kiệm
Cộng

32202953

100

toán
Tiền gửi

35935315
100
3732362
100
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNT Hoàn Kiếm

Bảng 6:
22


Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt

Chỉ tiêu
1. UNC- chuyển
tiền
- UNC
- Chuyển tiền
2. UNT
3. Séc
- Séc chuyển
khoản
-Séc bảo chi
4. Các loại khác

Năm 2008
Tỷ trọng
Số món
(%)

Năm 2009
Tỷ trọng
Số món
(%)

45.401

10.372.123

43.861

45.397
4

4.484
7.348

10.371.811
312
38.813
913.486

43.860
1
6.499
5.972

5.534

241.996

4.718

129.897
187.494

So sánh 2009/2008
Tỷ trọng
Số món
(%)

25,3

10.223.384


37,8

3,75
3,45

10.223.353
31
159.148
992.511

0,6
3,6

197.173

12.686.054 116.861
67,5
15.645.549
58
24.010.476 173.193
100
27.020.592
100
Nguồn: Phòng kinh doanh NHNT Hoàn Kiếm

Trong 2 năm qua đã có nhiều khách hàng đến mở TK và giao dịch chuyển
tiền với tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt lên tới 754,56% tổng lượng
thanh toán qua Ngân hàng. Phòng kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng có
những kết quả hoạt động rất tốt. Qua bảng trên ta có thể dễ dàng nhận thấy

NHNT Hoàn Kiếm đã áp dụng hầu hết các dịch vụ thanh toán trên thị trường
hiện nay, và đã đạt được nhêìu kết quả khả quan. Cụ thể: thanh toán chuyển
tiền là 8.192.477 triệu đồng năm 2008, đến năm 2009 con số này tăng len
8.914.723 nhưng tỷ trọng của nó lại giảm từ 25,44% xuống 24,81%. Trong khi
đó thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng cao, từ 24.010.746 triệu
đồng lên 27.020.592 triệu đồng năm 2008 và năm 2009. Nên tỷ trọng thanh
toán không dùng tiền mặt tăng từ 74,56% đến 75,19%. Điều đó cũng là kết quả
tất yếu của nền kinh tế đang thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Các
doanh nghiệp, ngân hàng đang ngày càng đa dạng hóa phương thức thanht oán,
áp dụng hầu hết các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, vừa đơn giản
lại vừa an toàn, nhanh chóng, tiện lợi. Ở bảng trên ta có thể nhận thấy thanh
toán không dùng tiền mặt với hình thức thanh toán là UNC đang chiếm vi trí
quan trọng sau đó là séc. Do đó đòi hỏi lãnh đạo NHNT Hoàn Kiếm cần chú
trọng đầu tư các phương thức này, sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

23


4. Hoạt động kế toán
4.1. Sơ đồ bộ máy kế toán
TRƯỞNG PHÒNG

Các phó phòng

Kiểm soát viên
nghiệp vụ

Thanh toán
viên


Kế toán viên

4.2. Chức năng nhiệm vụ của Kế toán Ngân hàng
• Trưởng phòng, phó phòng
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc/Phó Giám Đốc Chi nhánh trong
việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính - kế toán của
Chi nhánh.
- Tổ chức, quản lý và chịu trách nhiệm về các hoạt động của phòng: Kế
toán, Giao dịch, Kho quỹ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công chỉ đạo của Giám
đốc/Phó Giám đốc Chi nhánh.
• Kiểm toán viên
- Kiểm soát nghiệp vụ giao dịch (tài k hoản, tiết kiệm, chuyển tiền…) tại
phòng kế toán
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công chỉ đạo của Trưởng/Phó
phòng kế toán.
• Thanh toán viên
- Thanh toán và theo dõi công nợ cho nhà cung cấp như: Xem xét đối
24


chiếu xác nhận chi phí, hợp đồng. Trong ký phiếu chi thanh toán, theo dõi tài
khoản Ngân hàng, theo dõi xác nhận công nợ nhà cung cấp hàng năm: Lập kế
hoạch thanh toán.
- Hạch toán báo cáo sổ tài khoản phải trả cho nhà cung cấp như: hạch
toán, kiểm tra ghi chép theo đúng chế độ kế toán, báo cáo sổ sách các khoản
phải trả, tham gia công tác kiểm toán, quyết toán thuế, kiểm kê hàng hóa, tài
sản.
- Xử lý các phát sinh liên quan đến nghiệp vụ thanh toán
• Kế toán viên

- Thanh toán và theo dõi công nợ cho nhà cung cấp như: Xem xét đối
chiếu xác nhận chi phí, hợp đồng. Trong ký phiếu chi thanh toán, theo dõi tài
khoản ngân hàng, theo dõi xác nhận công nợ nhà cung cấp hàng năm: Lập kế
hoạch thanh toán.
- Hạch toán báo cáo sổ tài khoản phải trả cho nhà cung cấp như: hạch
toán, kiểm tra ghi chép theo đúng chế độ kế toán, báo cáo sổ sách các khoản
phải trả, tham gia công tác kiểm toán, quyết toán thuế, kiểm kê hàng hóa, tài
sản.
- Xử lý các phát sinh liên quan đến nghiệp vụ thanh toán.
• Kế toán viên
- Lập và gửi báo cáo NHNN, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị.
- Kiểm tra, kiểm soát dữ liệu kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo
cáo.
- Theo dõi tài sản cố định, lập báo cáo thuế
- Thực hiện các công việc thanh toán nội bộ
4.3. Các nghiệp vụ kế toán chủ yếu của Ngân hàgn
 Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
* Kế toán tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân
Bộ phận kế toán mà ngân hàng thực hiện được hạch toán của các khoản
tiền gửi cho khách hàng. Mỗi khi khách hàng có nhu cầu đến gửi tiền để thực
hiện việc thanh toán thuận lợi, mỗi khách hàng đến rút tiền kế toán khoản tiền
trả thực hiện tính và thanh toán trả lãi cho khách hàng gửi tiền.
25


×