Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.67 KB, 23 trang )

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Mọi chiến lược phát triển của các quốc gia đều
hướng tới phát triển con người, lấy con người làm trung tâm. Thực tế cũng đã chứng
minh rằng ở các nước đang phát triển , các nước công nghiệp mới ,chính sách đầu tư
phát triển cho con người đã mang lại những hiệu quả to lớn về kinh tế- xã hội. Vì thế ,
giáo dục đã trở thành chìa khóa của sự thịnh vượng cho mỗi quốc gia. Ở Việt Nam
giáo dục cũng luôn được coi là quốc sách hàng đầu , là sự ưu tiên số một trong quá
trình phát triển đất nước. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính
sách, chương trình đầu tư, phát triển cho giáo dục, phổ cập giáo dục ở các cấp học,
đảm bảo cho mọi thành viên trong xã hội đều được tiếp cận với giáo dục. Tuy nhiên
trong tình trạng đất nước chưa phát triển, nghèo đói vẫn còn hoành hành thì những cố
gắng ,nỗ lực của Nhà nước vẫn là chưa đủ. Cùng với tình trạng nghèo về kinh tế đó là
tình trạng nghèo về giáo dục, rất nhiều trẻ em nghèo đã không có đủ khả năng để tiếp
cận với giáo dục nhất là ở những vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo ,vùng kinh
tế xã hội đặc biệt khó khăn. Và Lạng Sơn là một tỉnh như vậy. Với đặc điểm kinh tế,
xã hội, địa hình không thuận lợi,giao thông chia cắt , đời sống của người dân nơi đây
còn nhiều khó khăn vất vả. Vì thế mà khả năng tiếp cận với giáo dục của các trẻ em
nghèo nơi đây cũng rất hạn chế .Điều này đã làm cho người dân nghèo mãi luẩn quẩn
trong vòng đói nghèo. Chỉ khi nào nghèo giáo dục được giải quyết triệt để thì tình
trạng nghèo chung mới có tiền đề được giải quyết tận gốc, người nghèo mới có cơ hội
để thoát nghèo bền vững. Tuy nhiên để làm được điều đó không phải là điều đơn
giản , có thể làm trong một sớm một chiều được mà nó luôn cần sự chung tay, góp sức
của tất cả các cấp, các ngành và toàn thể xã hội, trong đó có sự tham gia quan trọng
của ngành công tác xã hội, moth ngành khoa học ứng dụng luôn hướng tới những đối
tượng yếu thế trong xã hội, với mục tiêu xây dựng xã hội ngày một thêm công bằng và
tốt đẹp hơn.
Chính vì những lý do trên mà em đã chọ đề tài : “ Giải pháp tăng cường khả năng tiếp
cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại tỉnh Lạng Sơn” để nghiên cứu và làm đề tài tiểu
luận của mình.



Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Thị Thủy đã hướng dẫn, giảng dạy nhiệt tình ,
để em có thể hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày
bài không thể tránh khỏi những nhầm lẫn, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận
xét, đánh giá của cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm
ơn cô giáo.

1. Cơ sở lý luận
1.1. Các khái niệm nghèo
1.1.1. Quan niệm về nghèo trên thế giới
Theo Tổ chức Liên hợp quốc (UN): “Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia
hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không
được đi học, không được khám chữa bệnh, không có đất đai để trồng trọt hoặc không
có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có
nghĩa là không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ, dễ bị bạo hành, phải sống trong
các điều kiện rủi ro, không tiếp cận được nước sạch và công trình vệ sinh”


Bên cạnh đó, Liên Hợp Quốc cũng chia nghèo đói thành: “ nghèo tuyệt đối” và
“nghèo tương đối”. Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có
khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống như nhu cầu ăn, mặc,
ở, vệ sinh, y tế, giáo dục. Nghèo tương đối là tình trạng của bộ phận dân cư có mức
sống dưới trung bình của cộng đồng nơi địa phương đang xét.
Ngân hàng thế giới xem thu nhập 1USD/ngày theo sức mua tương đương của địa
phương để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối.
Tại hội nghị bàn về xoá đói giảm nghèo do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan
tháng 9.1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: Đói nghèo là tình trạng một
bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người
đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập
quán của các địa phương.
1.1.2. Quan niệm về nghèo của Việt Nam

Qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu, khái niệm nghèo đói được công nhận phổ biến
là:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thỏa mãn một phần các nhu
cầu cơ bản của con người và có mức sống không ngang bằng với mức sống tối thiểu
của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả mãn
một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung
bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngoài ra , Việt Nam còn có những tiêu chuẩn để xác định xã nghèo, huyện nghèo,
Chuẩn nghèo mới nhất được áp dụng theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về chuẩn
hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015: - Hộ nghèo ở nông thôn là
hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4,8 triệu
đồng/người/năm) trở xuống. - Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân
từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6 triệu đồng/người/năm) trở xuống. - Hộ cận nghèo
ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000


đồng/người/tháng. - Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ
501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo quy định nêu trên là
căn cứ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và chính sách kinh tế, xã hội khác.
Hiện nay Việt Nam đang tiếp cận vấn đề nghèo theo hướng nghèo đa chiều
Tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 gồm tiêu
chí về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
Tiêu chí về thu nhập, chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng;
khu vực thành thị 900.000 đồng/người/tháng. Chuẩn cận nghèo khu vực nông thôn là
1.000.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng. Tiêu chí
mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm 5 dịch vụ: y tế, giáo dục,
nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ
xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: Tiếp cận các dịch vụ y tế; BHYT; trình độ giáo dục của
người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân

đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn
thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
1.2.

Công tác xã hội với người nghèo
Công tác xã hội với người nghèo là việc nhân viên công tác xã hội vận dụng những
kiến thức, kỹ năng, phương pháp của công tác xã hội vào việc hỗ trợ , giải quyết các
vấn đề về nghèo đói cho người nghèo . Các phương pháp của công tác xã hội được
vận dụng đó là công tác xã hội với cá nhân và gia đình người nghèo, CTXH với nhóm
người nghèo, CTXH với cộng đồng nghèo.

1.3.

Các khái niêm liên quan đến thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo
Khái niệm trẻ em: Theo điều 1, công ước quốc tế về quyền trẻ em của LHQ : “trẻ em
là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia quy định tuổi trưởng thành lớn hơn”.
Ở Việt Nam, Theo quy định của bộ luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 1991: trẻ em
là những người dưới 16 tuổi.


Khái niêm trẻ em nghèo: trong báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2005 của
UNICEF đã đưa ra một định nghĩa về trẻ em nghèo như sau: '' Trẻ em sống trong
nghèo đói trải qua sự thiếu thốn các nguồn lực vật chất và tinh thần và tình cảm cần
thiết để tồn tại phát triển và vươn lên, điều đó khiến cho trẻ em không được hưởng
những quyền của mình cũng như không phát huy hết tiềm năng của bản thân hoặc
không thể tham gia xã hội như một thành viên đầy đủ và bình đẳng''.
Phiên họp toàn thể của Liên Hiệp Quốc vào tháng 1 năm 2007 đã tổng hợp các khía
cạnh của nghèo đa chiều trong tuyên bố về trẻ em nghèo: '' Trẻ em sống trong nghèo
khổ bị thiếu thốn dinh dưỡng, nước sạch và công trình vệ sinh, sự tiếp cận các dịch vụ
y tế cơ bản, nơi ở, giáo dục, sự tham gia bảo vệ và mặc dù sự thiếu hụt đó đe dọa và

gây nguy hiểm nhiều nhất cho trẻ em, khiến trẻ em không thể hưởng những quyền của
mình, không thể phát huy hết khả năng của bản thân cũng như không thể tham gia xã
hội như những thành viên đầy đủ''.
Ở Việt Nam, trẻ em nghèo là những trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo, theo các
tiêu chí xác định hộ nghèo trong từng giai đoạn nhất định.
Khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục là việc tiếp cận tới dịch vụ giáo dục một cách dễ
dàng, không có những rào cản trong điều kiện và khả năng khác nhau của người học.
Chỉ số nghèo về giáo dục được đo bằng tỷ lệ trẻ em không tới trường đúng độ tuổi
hoặc trẻ từ 11- 15 tuổi không hoàn thành chương trình tiểu học. Trẻ em không tới
trường theo đúng độ tuổi được định nghĩa là trẻ: 5 tuổi không đi học mẫu gióa hoặc
nhà trẻ; 6-10 tuổi không đi học tiểu học; 11-15 tuổi không đi học trung học cơ sở.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tình trạng nghèo trên thế giới và Việt Nam
2.1.1. Tình trạng nghèo trên thế giới
Theo số liệu thống kê của WB (WB) năm 1981 trên thế giới có 1,5 tỉ người nghèo
tương ứng với 40% dân số thế giới, năm 1993 số người nghèo là 1,314 tỉ người (29%
dân số thế giới), đến năm 2001 có 1,1 tỷ người (21% dân số thế giới) có thu nhập ít
hơn 1 đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương và vì thế được xem là rất nghèo. Phần
lớn những người nghèo này sống tại Châu Phi, Châu Á. Trong khi nhờ vào tăng
trưởng kinh tế tại nhiều vùng của Châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ
58% xuống còn 16% tại Đông Á) thì con số những người nghèo nhất lại tăng lên ở
châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara). Tại Đông Âu và
Trung Á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số năm 2004. Nếu
như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo,


gần một nửa dân số thế giới. Nhưng trong năm 2008, năm đầu tiên của cuộc khủng
hoảng tài chính và lương thực trên thế giới thì cả số lượng và tỷ lệ người có mức sống
dưới 1,25 USD/ngày (mức được xếp loại nghèo đói theo chuẩn giá cả năm 2005) đã
giảm trên mọi khu vực của thế giới. Theo WB ước tính năm 2010, tình trạng nghèo

đói toàn cầu chỉ bằng 1/2 mức năm 1990. Như vậy, thế giới đã đạt “Mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ " của LHQ là giảm tình trạng đói nghèo trên thế giới xuống còn
một nửa từ năm 1990 đến 2015, sớm hơn 5 năm. Điều này cho thấy, mặc dù cuộc
khủng hoảng kép, tốc độ giảm nghèo dài hạn vẫn được duy trì ở mức trên 1% trong
giai đoạn 2008-2010.
2.1.2. Tình trạng nghèo đói tại Việt Nam
Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn: Năm 2000, khoảng 2030% trong tổng số 1.870 xã đặc biệt khó khăn chưa có đường dân sinh đến trung tâm
xã; 40% số xã chưa đủ phòng học; 5% số xã chưa có trạm y tế; 55% số xã chưa có
nước sạch; 40% số xã chưa có đường điện đến trung tâm xã; 50% chưa đủ công trình
thuỷ lợi nhỏ; 20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm xã. Bên cạnh đó, do điều kiện thiên
nhiên không thuận lợi, số người trong diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng
1-1,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏi
nghèo vẫn còn lớn.
Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn: Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến
ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Những người nông
dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin, khó có khả năng
chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp.
Nghèo đói trong khu vực thành thị: Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu vực
kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh. Người
nghèo đô thị phần lớn sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện
tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước, ánh sáng
và thu gom rác thải...). Người nghèo đô thị dễ bị tổn thương do sống phụ thuộc chủ
yếu vào nguồn thu nhập bằng tiền. Họ thường không có hoặc có ít khả năng tiết kiệm
và gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tạo việc làm. Nhữnghóm người di cư từ
nông thôn ra thành phố gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng ký hộ khẩu hoặc tạm


trú lâu dài, do đó họ khó có thể tìm kiếm được công ăn việc làm và thu nhập ổn định.
Họ có ít cơ hội tiếp cận các DVXH và phải chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế,
giáo dục ở mức cao hơn so với người dân đã có hộ khẩu. Ngoài ra, đói nghèo còn

chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm đối tượng xã hội khác như những người không nghề
nghiệp, người thất nghiệp, người lang thang và người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã
hội (mãi dâm, nghiện hút, cờ bạc...).
2.2.

Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo trên thế giới và Việt Nam hiện

nay.
2.2.1. Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo trên thế giới.
Ngày 19/1/2015, Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO)
và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã công bố báo cáo chung về thực trạng
trẻ em toàn cầu, theo đó cứ 5 trẻ vị thành niên thì có một em không được đi học khiến
tổng số trẻ trong độ tuổi từ 12-15 không được đi học trên toàn thế giới đã lên tới con
số 63 triệu. Phần lớn số trẻ không được đi học là con em các gia đình nghèo khó và
thành phần dân cư dễ bị tổn thương.
Nếu tính chung, trên thế giới hiện có 121 triệu trẻ em chưa một lần được đến trường
hoặc phải bỏ học giữa chừng vì những lý do khác nhau. Vào tháng 11/2015 thì TTO Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, UNICEF, cho hay trong số 115 triệu trẻ em toàn thế
giới không được đến trường tiểu học thì có đến 90 triệu là trẻ em gái. Theo UNICEF,
bi kịch ở nhiều trẻ em, nhất là trẻ em gái ít có cơ hội tới trường là vì quan niệm cổ hủ
và định kiến xã hội.
Điều đáng nói là mặc dù cộng đồng quốc tế đã rất nỗ lực giúp trẻ em được đến trường,
song từ 2007 đến nay, số trẻ bị thất học không hề giảm đi, và phần lớn các em đều
sống tại các quốc gia có chiến tranh, xung đột, đói nghèo và lạc hậu.
Theo số liệu thống kê của UNESCO, tình trạng thất học của trẻ em ở Eritrea và
Liberia đáng lo ngại hơn cả, với tỷ lệ tương ứng 66% và 59% số trẻ không được đi
học ngay từ bậc tiểu học. Trong khi đó, tại Pakistan có tới 58% bé gái và 49% bé trai
từ 12 đến 15 tuổi không được đến trường. Riêng ở Nigeria có tới 90% số con em các
gia đình nghèo chưa từng một lần được cắp sách đến trường.
2.2.2 Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo tại Việt Nam



Theo số liệu vừa được công bố, có tới 1,1 triệu trẻ em Việt Nam độ tuổi từ 5-14 tuổi
chưa từng được đến trường học hoặc đã bỏ học.
Trong số này, tỷ lệ trẻ em 5 tuổi ngoài nhà trường chiếm 12,19% tổng số trẻ cùng độ
tuổi, tỷ lệ trẻ ngoài nhà trường ở độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi là 3,97%; từ 11 đến 14 tuổi là
11,17%.
Số liệu này vừa được công bố tại “Hội thảo Báo cáo Trẻ em ngoài nhà trường: nghiên
cứu của Việt Nam, ” do Bộ Giáo dục và Đào tạo và UNICEF phối hợp tổ chức sáng
nay, ngày 11/9, tại Hà Nội. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ trẻ em chưa bao giờ đi học
khá cao. Cả nước có 2,57% trẻ em từ 5 đến 17 tuổi chưa bao giờ đi học. Trẻ em chưa
từng đi học, bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học gồm những trẻ em nghèo, sống ở các khu
vực xa xôi hẻo lánh, trẻ em dân tộc thiểu số, khuyết tật, phải lao động, trẻ em di cư.
Đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và chương trình 135
II cho thấy 2/3 trẻ em nghèo không có tranh truyện hoặc sách cho trẻ em. Trẻ em
nghèo thì càng lên bậc học cao hơn thì tiếp cận giáo dục càng kém. Nếu như ở bậc tiểu
học số trẻ em đến trường của nhóm nghèo và nhóm không nghèo không chênh lệch
nhiều, thì lên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông thì sự chênh lệch càng rõ.
Trong số trẻ em từ 3 đến 6 tuổi có 14,2% không đi học mẫu giáo tập trung chủ yếu
vào trẻ em thuộc các hộ dân tộc thiểu số và các vùng nông thôn.Dân tộc Mông có tỷ lệ
trẻ em từ 5 đến 17 tuổi chưa bao giờ đi học cao nhất trong các nhóm dân tộc thiểu số
chính, chiếm 23,02% tổng số trẻ trong độ tuổi. Điều này có nghĩa gần 1/4 số trẻ em
dân tộc Mông ở độ tuổi đi học nhưng chưa từng đi học bất cứ một loại trường lớp nào.
Thực tế là trẻ em là người dân tộc thiểu số chiếm hơn 60% tổng số trẻ em nghèo ở
Việt Nam. Do gặp phải khó khăn về ngôn ngữ và đường đi học xa và khó khăn nên
chỉ có hơn 60% trẻ em dân tộc thiểu số hoàn thành tiểu học trong khi đó tỷ lệ này ở trẻ
em người Kinh là 86%. Tỷ lệ trẻ em đi học trung học ở dân tộc thiểu số là 65% và ở
trẻ em người Kinh là gần 82%. Ngoài ra, do chi phí giáo dục cao nên gần 1/3 số hộ gia
đình dân tộc thiểu số có một con bỏ học trước khi học hết một lớp trong khi tỷ lệ này
ở các gia đình người Kinh là 16%.
. Một tình trạng nhức nhối đang được quan tâm là hiện tượng học sinh bỏ học hàng

loạt. Theo số liệu báo chí công bố năm học 2003 - 2004 số học sinh bỏ học, năm học
2005 - 2006 có hơn 600000 em, còn theo báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi
người 2008 thì Việt Nam có khoảng 1 triệu học sinh bỏ học. Số học sinh bỏ học tăng
cao trong 2 năm lạm phát chứng tỏ các hộ gia đình nhất là gia đình nghèo bị ảnh
hưởng bởi lạm phát, họ không có đủ tiền cho con đi học. Những học sinh bỏ học này
đóng góp vào lực lượng lao động và cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc các tệ
nạn xã hội cao.
Năm học 2013 – 2014, tỉnh An Giang có gần 5.000 học sinh bậc THCS và THPT bỏ
học. Đó là thông tin trong bài “Một tỉnh có gần 5.000 học sinh bỏ học” trên báo báo
Tuổi trẻ, mà nguyên nhân được xác định chủ yếu là do nghèo.


Ngược ra miền Trung, lên Tây Nguyên, rồi các tỉnh miền núi phía Bắc, học sinh bỏ
học không ít. Mỗi năm có vài trăm ngàn trẻ em thất học, chỉ cần một thập kỷ, Việt
Nam có hàng triệu người lao động trẻ nhưng không có cái chữ trong tay. Vậy thì, “dân
số vàng” chẳng có ý nghĩa gì đối với nguồn nhân lực quốc gia.
3. Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo tỉnh Lạng Sơn.
3.1. Thực trạng nghèo tại tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, với diện tích
tự nhiên 8.331,24 km2, dân số 731.887 người, có 7 dân tộc cùng sinh sống; trong đó
dân tộc Tày chiếm 35,92%; dân tộc Nùng chiếm 42,97%, dân tộc Kinh chiếm 16,50%,
còn lại các dân tộc khác như: dân tộc Dao, Mông, Hoa, Sán Chay. Lạng Sơn có 10
huyện và 01 thành phố, với 226 xã, phường, thị, trấn; trong đó có 61 xã đặc biệt khó
khăn được hưởng Chương trình 135 của Chính phủ.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới còn nhiều khó khăn như xuất phát điểm thấp, cơ
sở hạ tầng, giao thông không thuận lợi; trình độ dân trí không đồng đều, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế còn chậm; thiên tai và dịch bệnh luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đói
nghèo. Năm 2013, Lạng Sơn có 2 huyện Bình Gia và Đình Lập được hưởng chính
sách hỗ trợ huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Theo kết quả rà soát hộ
nghèo, cận nghèo cuối năm 2012, toàn tỉnh còn 21,02% hộ nghèo; hộ cận nghèo

chiếm 8,87% và 7,63% hộ thuộc diện đối tượng đặc biệt khó khăn. Nguyên nhân chủ
yếu dẫn đến nghèo là thiếu vốn, thiếu đất sản xuất và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Theo
Kết quả tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2015, toàn tỉnh có 48.827 hộ
nghèo, chiếm tỷ lệ 25,95% và 23.885 hộ cận nghèo, chiếm 12,69% tổng số hộ toàn
tỉnh. Những hộ nghèo, cận nghèo chủ yếu tập trung ở các xã vùng cao, biên giới, khu
vực các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Qua đánh giá, ngoài thu
nhập dưới chuẩn nghèo, hộ nghèo chủ yếu còn thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cao
như y tế; giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
3.2.

Các chính sách hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo tại Tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn đã triển khai một cách có hiệu quả các chương trình hỗ trợ giảm nghèo của
Nhà nước. Công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình 135 phù hợp với điều


kiện thực tế của mỗi địa phương, đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đồng thời
xác định đúng đối tượng thụ hưởng
Việc triển khai thực hiện Quyết định số 28/2013 của UBND tỉnh về chính sách hỗ trợ
phát triển sản xuất đối với DTTS vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2014 2015. Với phương thức hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật (cây giống, con giống, phân
bón) cho các hộ nghèo DTTS có dân số dưới 10% tổng số dân toàn tỉnh để phát triển
sản xuất. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ phát triển sản xuất được trú trọng
đã làm thay đổi dần tập quán canh tác và nhận thức của người dân vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt là các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận những
tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế
trước mắt mà quan trọng hơn là được tiếp cận với phương thức canh tác mới, góp
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay thế bằng những giống cây trồng mang lại giá trị
và hiệu quả kinh tế ngày càng cao trên một đơn vị diện tích canh tác Trong năm 2009,
toàn tỉnh đã xây dựng được 16 mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, với 677 hộ
được hưởng lợi; mở 76 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật với 3.358 lượt
người tham gia.

Tổ chức dạy nghề cho số thanh niên nghèo trong độ tuổi lao động. Năm 2009, đã đào
tạo được 1.500 người lao động nghèo; tập trung chủ yếu vào các nghề: sửa chữa cơ
khí, nông nghiệp, chăn nuôi thú y, trồng trọt, sửa chữa xe máy, tin học, trồng nấm…
thời gian đào tạo từ 1-3 tháng/khoá. Số thanh niên sau khi được đào tạo nghề đã biết
áp dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
Tạo điều kiện cho người nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội: Cấp phát thẻ BHYT
cho người nghèo theo quy định.Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã mua và cấp 179.896
thẻ Bảo hiểm y tế, với tổng kinh phí là 39.552 triệu đồng; số người được khám và
chữa bệnh 85.000 lượt người đảm bảo trên 98% người nghèo dược cấp thẻ bảo hiểm y
tế được khám và chữa bệnh.
Các chính sách trợ giúp miễn giảm học phí, trợ giúp học bổng, cấp sách giáo khoa, đồ
dùng học tập được các cấp học thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ đạo của tỉnh. Ngoài
ra với phong trào xã hội hoá giáo dục qua các tổ chức như: Hội Khuyến học, Quỹ Bảo


trợ trẻ em, Hội Chữ thập đỏ đều có nghĩa cử cao đẹp như trợ cấp học bổng, quyên góp
quần áo, chăn màn cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Hỗ trợ các hộ gia đình nghèo xây mới, sửa chữa nhà ở dột nát theo Chương trình hỗ
trợ nhà dột nát cho hộ nghèo theo Quyết định số 34/2004/QĐ-TTg, của Thủ tướng
Chính phủ. Đến hết năm 2009 toàn tỉnh đã hỗ trợ được 1.229 hộ, với tổng kinh phí là
12,29 tỷ đồng
Công tác tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo
được tỉnh triến khai thực hiện rộng rãi. hiến nay đã đào tạo, bồi dưỡng được 6.989
lượt cán bộ trực tiếp làm công tác xoá đói giảm nghèo. Biên soạn và cung cấp miễn
phí các phụ san về xoá đói giảm nghèo như: báo, tạp chí và cuốn cẩm nang cho cán bộ
làm công tác xoá đói giảm nghèo các cấp. Đây là cách làm phù hợp với điều kiện của
tỉnh miền núi trình độ dân trí thấp nhằm đưa tin, bài điển hình trong công tác xoá đói
giảm nghèo để nhân dân học tập, là cẩm nang cho cán bộ làm công tác xoá đói giảm
nghèo các cấp sử dụng.
……….các chính sách, chương trình giảm nghèo tại Tỉnh Lạng Sơn đã được triển khai

một cách tích cực, mang lại những thành tựu đáng kể cho công tác xóa đói, giảm
nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Khi tình trạng nghèo đói
trong dân cư đã suy giảm thì các hậu quả do nghèo đói gây ra cũng được giảm đi,trong
đó có tình trạng khó khăn trong tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo.
3.3. Các chính sách, chương trình hỗ trợ trẻ em nghèo tiếp cận giáo dục tại tỉnh
Lạng Sơn
Tỉnh Lạng Sơn thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho
các em học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở giáo dục trên địa bàn
tỉnh theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về cơ chế thu,
quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính
sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học
2020 - 2021. Học sinh vùng đặc biệt khó khăn đều được hỗ trợ gạo, sách vở, miễn và
giảm chi phí học tập; hằng năm, thu hút hàng nghìn con em đồng bào các dân tộc
vùng cao, vùng khó khăn đến trường.


Kêu gọi, khuyến khích sự tham gia hỗ trợ, ủng hộ cho các em học sinh nghèo từ các tổ
chức, đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn trong và ngoài tỉnh. Xã hội hoá giáo
dục đã thúc đẩy phong trào học tập, phong trào xây dựng cơ sở vật chất trường học và
bước đầu đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục nói chung và hỗ
trợ tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo trên đại bàn tỉnh.
Thành lập Hội khuyến học tỉnh, huyện, xã đến các thôn, xóm, dòng họ. Hội đồng giáo
dục, Hội khuyến học hoạt động tích cực và bước đầu có hiệu quả.
Triển khai có hiệu quả chương trình kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho
giáo viên theo Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính
phủ .
Đầu tư kiên cố hóa cơ sở vật chất cho các trường học. Thực hiện đổi mới chương trình
giáo dục phổ thông, các trường được cấp đủ các bộ thiết bị dạy học theo quy định đối
với mỗi cấp học, tuy nhiên các thiết bị dạy học được trang bị lâu ngày, không được
trang bị bổ sung, đồng thời công tác bảo quản, sửa chữa không tốt, nên đã xuống cấp,

hư hỏng cần tiếp tục được đầu tư, bổ sung.
Đầu tư, nâng cấp, mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường phổ thông
dân tộc nội trú để đảm bảo tốt việc nuôi, dạy, chăm sóc và giáo dục toàn diện, góp
phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Mô hình nội trú, bán trú dân nuôi tiếp tục
được nhân rộng nhằm duy trì sỹ số, nâng cao kết quả học tập, phục vụ hiệu quả công
tác phổ cập.Tạo điều kiện cho các em học sinh thuộc diện chính sách, hộ nghèo được
tạo điều kiện học tập, sinh hoạt tốt nhất. Đồng thời cũng đầu tư xây mới, nâng cấp, tu
sửa nhiều hệ thống lớp học tại các bản, xã nghèo, vùng hẻo lánh, đảm bảo về cơ sở vật
chất, lớp học cho các em học sinh tại các vùng khó khăn, địa hình chia cắt.
Phong trào “3 đủ” được phát động rộng rãi; phong trào “hũ gạo tình thương” đã trợ
giúp kịp thời học sinh. Trong học kỳ I năm 2015 vừa qua, “hũ gạo tình thương” của
toàn ngành Giáo dục- Đào tạo đã huy động được gần 22 ngàn kg, trên 610 triệu đồng
giúp đỡ được 4529 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
……..Những chính sách quan tâm, đầu tư cho giáo dục nói chung và hỗ trợ cho trẻ em
nghèo tiếp cận giáo dục này tại tỉnh Lạng Sơn đã góp phần quan trọng vào việc phát
triển lĩnh vực giáo dục, góp phần nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, giảm nghèo hiệu
quả cho Tỉnh. Đồng thời cũng tăng cường thêm cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em
nghèo, giảm đáng kể tình trạng nghèo về giáo dục cho trẻ em, giúp các em được phát


triển toàn diện , trở thành thế hệ tương lai đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh
Lạng Sơn cũng như sự phát triển của Đất nước. Tuy nhiên các chính sách, chương
trình hỗ trợ này dường như vẫn là chưa đủ, chưa thực sự hiệu quả , chưa tập trung
nhiều và chưa có những biện pháp tác động mạnh mẽ vào các nguyên nhân cội rễ của
tình trạng trẻ em nghèo khó khăn tiếp cận giáo dục. Vì thế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
tình trạng trẻ em nghèo khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục hay nghèo về giáo dục
vẫn còn là một con số không hề nhỏ.
3.3.

Thực trạng về mức độ tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo tại tỉnh Lạng

Sơn

Mạng lưới trường học của tỉnh Lạng Sơn: Năm học 2010 - 2011, tỉnh Lạng Sơn có
650 trường (tăng 252 trường so với năm 2001) và 9 cơ sở mầm non tư thục. Trong đó:
139 trường mầm non (MN); 246 trường tiểu học (TH); 24 trường phổ thông cơ sở
(PTCS); 202 trường trung học cơ sở (THCS); 25 trường trung học phổ thông (THPT);
11 Trung tâm giáo dục thường xuyên (TT GDTX); 01 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp –
hướng nghiệp; 01 trường Cao đẳng sư phạm (CĐSP) và 01 trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật tỉnh.
Mức độ tiếp cận giáo dục mầm non của trẻ em nghèo: Mặc dù đây là một cấp học
quan trọng với trẻ em , là tiền đề bước đầu của quá trình xã hội hóa với các em cũng là
sự làm quen, học tập đầu tiên với chữ phổ thông, một bước chuẩn bị quan trọng cho
quá trình học tập sau này của trẻ khi mà trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có đến hơn một
nửa là người dân tộc thiểu số Nhưng do những sợ khó khăn nhất định mà vẫn còn rất
nhiều những trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vẫn chưa được tới trường. Nhất là ở những
xã xã xôi, hẻo lánh, kinh tế đặc biệt khó khăn của tỉnh . Tiêu biểu như xã Vũ Lăng và
Vũ Lễ của huyện Bắc Sơn .CDECC(trung tâm phát triển cộng đồng và trẻ em) đã khảo
sát công tác Bảo vệ trẻ em dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn (xã Vũ Lăng và xã Vũ
Lễ, huyện Bắc Sơn), tháng 4/2009. Một kết quả điều tra liên quan đến mức độ tiếp cận
giáo dục của trẻ em ghèo ở đây cho thấy
Xã Vũ Lăng trẻ trong độ tuổi học mẫu giáo chưa được đến trường 10.41%, xã Vũ Lễ
12.88% và phần lớn các em thuộc các gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo trong xã.
Nhiều xã ở khu vực khó khăn, khu vực đặc biệt khó khăn và khu vực biên giới chưa
có trường mầm non. Những nơi này, giáo dục mầm non gắn với trường phổ thông; các
nhóm trẻ, lớp mẫu giáo chưa có phòng học riêng mà sử dụng chung lớp học với cấp
tiểu học hoặc học nhà văn hóa thôn, do vậy chất lượng giáo dục mầm non ở khu vực


này có rất nhiều hạn chế và việc huy động trẻ em trong độ tuổi đi học nhà trẻ, mẫu
giáo gặp nhiều khó khăn.
Tại các xã nghèo, đa số trẻ em chỉ đi học mầm non ở các lớp mẫu giáo lớn , số học

sinh ở các lớp mẫu giáo nhỏ là rất ít. Tỷ lệ đi học mầm non giữa trẻ em nghèo và
không nghèo không có sự chênh lệch cao. Bởi các chi phí cho các em đi học ở bậc học
mầm non này không nhiều và ở độ tuổi mầm non thì các em vẫn còn nhỏ nên chưa
phải phụ giúp bố mẹ làm việc.
Mức độ tiếp cận giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở: tình trạng học sinh bỏ học
vẫn còn là vấn đề nan giải ở các địa phương, nhất là các thôn vùng cao, vùng khó
khăn, thôn giáp biên giới. LSO-Thống kê của ngành GD&ĐT cho biết, kết thúc học
kỳ I năm học 2013-2014, toàn ngành GD&ĐT có 479 học sinh bỏ học (chưa kể hệ bổ
túc THPT xã, cụm xã). Trong đó, số học sinh bỏ học ở cấp trung học cơ sở (THCS) là
392 em.
Ở bậc tiểu học thì mức độ tiếp cận giáo dục của các trẻ em nghèo là khá tốt, bởi ở cấp
học này các em cũng nhận được khá nhiều sự hỗ trợ về chi phí học tập và các em cũng
đã có thể tự túc trong việc di chuyển tới trường cũng như chưa phải chịu nhiều áp lực
về việc lao động giúp đỡ gia đình. Tuy nhiên, ở các lớp cuối bậc tiểu học,tình trạng
nghỉ học, vắng mặt trong các buổi học là khá nhiều. Một số em trong giai đoạn chuyển
tiếp từ tiểu học lên trung học cơ sở lại không thể tiếp tục tới trường vì lý do kinh tế
quá nghèo, các em phải ở nhà để phụ giúp bố mẹ lao động. Áp lực phụ giúp kiếm tiền,
nạn tảo hôn, kết hôn sớm đã làm cho rất nhiều trẻ em trong độ tuổi trung học cơ sở
nhất là trẻ em gái phải nghỉ học giữa chừng.

3.4.

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em

nghèo tại tỉnh Lạng Sơn
3.4.1. Các nguyên nhân đến từ nhân tố sư phạm
Hệ thống trường , lớp: mặc dù đã được quan tâm đầu tư, nhưng mạng lưới lớp học của
tỉnh Lạng Sơn vẫn chưa thực sự hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu học tập của học
sinh, nhất là ở những những xã, bản đặc biệt khó khăn, vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng
giáp biên thì hệ thống lớp học chưa được đầy đủ. Có những nơi học sinh tiểu học và

trung học cơ sở phải học ghép, học chung với nhau trong một lớp. Các công trình
phục vụ học tập như: thư viện, phòng thí nghiệm và các công trình phụ trợ còn thiếu
quá nhiều, chưa ñáp ứng ñược yêu cầu thực tế hiện nay. Tình trạng lớp học xuống cấp,


không đảm bảo chất lượng cũng không phải là hiếm gặp. Chính chất lượng không đảm
bảo của hệ thống trường lớp đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của các em
học sinh, đồng thời cũng gây khó khăn trong việc kêu gọi,vận động các em học sinh
nghèo tới lớp học.

Hình ảnh Trường Tiểu học Nà Lốc huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn với 8 lớp học 2
phân trường. 2 lớp mầm non và 6 lớp tiểu học
Đội ngũ giáo viên giảng dạy còn thiếu và yếu: Mặc dù tỉnh cũng đã có nhiều chính
sách ưu đãi, thu hút giáo viên lên các vùng xa xôi, hẻo lánh, cắm bản để giảng dạy,
mang con chữ đến cho các em học sinh nghèo. Nhưng đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu
và yếu về chất lượng, nhất là ở các bản,xã khó khăn.
3.4.2. Các nguyên nhân đến từ các yếu tố ngoài sư phạm
Khả năng chi trả cho giáo dục của các hộ gia đình nghèo hay chính là tình trạng
nghèo của các hộ gia đình: với các hộ gia đình nghèo, việc đảm bảo chi tiêu cho các
nhu cần sinh hoạt cơ bản hàng ngày của gia đình đã là một sự khó khăn. Vì thế , khả
năng chi trả cho các dịch vụ giáo dục của các gia đình nghèo cho con em mình là rất
hạn chế. Mặc dù trẻ em nghèo đã được hỗ trợ rất nhiều như miễn , giảm học phí, hỗ
trợ chi phí học tập…nhưng với các khoản chi phí khác như: mua sách, vở. chi phí ăn
uống, đi lại…. vẫn là những thách thức to lớn ngăn cản chúng đến trường và theo đuổi
các bậc học.


Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục: trước hết đó là sự nhận thức của các bậc
phụ huynh: các trẻ em nghèo thường được sinh ra trong các gia đình mà bố mẹ chúng
cũng ít được tiếp cận giáo dục, trình độ văn hóa thấp. Chính vì thế mà nhận thức của

họ về việc tạo điều kiện cho con em mình được học hành cũng rất hạn chế. Đặc biệt
trong hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống thì họ lại càng ít có sự quan tâm đến
chuyện học hành của con cái mình. Các trẻ em nghèo thường bị bắt ở nhà làm việc
thay vì đến trường học con chữ hoặc đi lấy chồng sớm thay vì tiếp tục đi học.
Trong rất nhiều hộ nghèo, lao động của trẻ em có giá trị hơn nhiều so với việc tới
trường. Lợi ích dài hạn của giáo dục không thể bù đắp được những tổn thất về thu
nhập trong ngắn hạn .Những hộ gia đình nghèo nhất không thể đáp ứng những nhu
cầu tiêu dùng hiện tại nếu không có nguồn thu nhập do lao động trẻ em mang lại, vì
vậy học vấn của trẻ em và triển vọng thoát nghèo phải nhường chỗ cho sự tồn tại
trước mắt .
Tiếp đến đó là nhận thức về giáo dục của chính các em học sinh vẫn chưa được cao:
rất nhiều em học sinh nghèo vì sự khó khăn đã bỏ học đi làm thay vì tới trường với
mong muốn nhanh thoát khỏi cái nghèo mà lại không nhận ra được rằng chỉ khi có
con chữ, có học vấn các em mới có thể thoát khỏi cái nghèo bền vững được. Cùng với
đó thì sự không quan tâm của bố mẹ và sự ảnh hưởng tư tưởng không coi trọng học
hành từ bố mẹ cũng là cho các em trở nên chán nản, không thích học, bỏ trường, bỏ
lớp.
Điều kiện giao thông đi lại : Lạng Sơn là một tỉnh miền núi với địa hình chia cắt nên
giao thông đi lại còn rất nhiều khó nhất là ở các xã, các bản vùng xa xôi, vùng giáp
biên , dân cư thưa thớt, giao thông chưa phát triển thì việc tới trường để học con chữ
của các em học sinh nơi đây là vô cùng khó khăn, vất vả, thậm chí là nguy hiểm đến
cả tính mạng. Chính vì thế mà để kêu gọi các em đến lớp học là không hề đơn giản,
phần vì bố mẹ các em không muốn cho các em phải vất vả, nguy hiểm, phần vì các em
không đủ kiên trì để vượt qua khoảng cách xa xôi, khó khăn từ nhà đến trường. các
em dễ chán nản và thấy việc ở nhà làm nương còn đỡ vất vả hơn là đến trường.


Đây là hình ảnh học sinh của trường tiểu học xã Tĩnh Bắc (Lộc Bình, Lạng Sơn) đi
học phải 2 lần lội qua con sông Kỳ Cùng để đến lớp. Vào mùa khô, nước sông cạn còn
lội được, vào mùa mưa trong những ngày nước lớn, các em phải nghỉ học. (Tin, ảnh:

baodatviet.vn, 2013)
Sự bất bình đẳng giới: Tỉnh Lạng Sơn nhìn chung thì điều kiện kinh tế xã hội còn
nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, tình trạng trọng
nam khinh nữ còn khá nặng nề: chính điều này đã làm hạn chế đi rất nhiều khả năng
được tiếp cận giáo dục của trẻ em gái nhất là các trẻ em gái nghèo. Khi mà kinh tế gia
đình không đủ khả năng để chi trả cho việc học hành của tất cả các thành viên thì đối
tượng được ưu tiên đi học sẽ là con trai còn con gái sẽ phải nghỉ ở nhà phụ giúp lao
động thay vì tiếp tục được tới trường. Bên cạnh đó , tình trạng tảo hôn, kết hôn sớm ở
các trẻ em gái cũng là một cản trở cơ hội được tiếp cận giáo dục của các em . Đây là
lý do chính cho rất nhiều trường hợp các em học sinh nữ bỏ học ở Lạng Sơn trong
những năm qua, nhất là với các em ở cấp cuối bậc trung học cơ sở.
Sự khác biệt về ngôn ngữ, dân tộc: Dân số của tỉnh Lạng Sơn đa phần là người dân tộc
thiểu số, chính vì thế mà việc học tập ngôn ngữ phổ thông (tiếng kinh) với các em học
sinh ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Khả năng sử dụng tiếng phổ thông trong quá trình
học kém đã làm cho các em tiếp thu kiến thức bài học khá chậm, lực học kém đã làm
cho nhiều em học sinh chán nản, không hứng thú học tập dẫn tới bỏ học .Cũng chính
vì sự bất đồng ngôn ngữ đã làm cho các giáo viên rất khó khăn trong việc giảng dạy
truyền đạt kiến thức cho các em học sinh nhất là ở bậc mẫu giáo và tiểu học khi khả
năng sử dụng tiếng kinh của các em còn rất hạn chế. Bên cạnh đó ,sự bất đồng ngôn
ngữ cũng làm cho công tác vận động phụ huynh cho con em mình đi học của các giáo
viên gặp khó khăn và chưa hiệu quả.
Những bất cập trong chính sách: Các chính sách vẫn chưa đến được hết tất cả các trẻ
em nghèo do sự hạn chế về nguồn lực.
Vẫn có nhiều bất cập trong nội dung và việc triển khai các chính sách: các chương
trình, chính sách đãi ngộ cho giáo viên tại các vùng khó khăn còn nhiều hạn chế.


Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo còn chưa
bao quát mà mới chỉ tập trung vào việc hỗ trợ về chi phí, vật chất cho các em. Công
tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh và bản thân các em học

sinh về tầm quan trọng và lợi ích của giáo dục còn hạn chế.
Các dịch vụ cá nhân cho trẻ em nghèo nói chung và các em học sinh nghèo nói riêng
còn thiếu và hạn chế.
3.5.

Một số giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em
nghèo Tỉnh Lạng Sơn

Luôn đi sát và thực hiện theo đúng những quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về giáo
dục nói chung và giáo dục cho trẻ em nghèo nói riêng.
Tăng tỷ trọng ngân sách dành cho giáo dục: tăng mức chi cũng như mức độ sẵn sàng
về khả năng chi của ngân sách cấp tỉnh cho các cấp thấp hơn trong hệ thống giáo dục,
đặc biệt là ở các vùng nghèo.
Thực hiện tốt các chính sách của Chương trình giảm nghèo: tiếp nhận và triển khai có
hiệu quả các chương trình hỗ trợ giảm nghèo từ Trung Ương đưa xuống như chương
trình 135, chương trình 30a. bên cạnh đó cũng đẩy mạnh các chính sách, mô hình
giảm nghèo tại các địa phương , thúc đẩy quá trình giảm nghèo của Tỉnh.
Lồng nghép các Chương trình, dự án với phát triển giáo dục tại các vùng sâu, vùng xa,
các xã đặc biệt khó khăn: Các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG): CTMTQG
về xóa đói giảm nghèo, Chương trình giải quyết việc làm, Chương trình phát triển
kinh tế - xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn (135)… là các dự án trực tiếp tác động
đến xóa đói giảm nghèo và tác động đến phát triển giáo dục tại các vùng khó khăn.
Xã hội hóa giáo dục và khuyến khích, điều tiết sự tham gia của khu vực ngoài nhà
nước trong cung cấp dịch vụ: Xã hội hóa giáo dục là một giải pháp quan trọng nhằm
tận dụng mọi nguồn lực vào thực hiện các mục tiêu xã hội, trong đó có mục tiêu đảm
bảo công bằng xã hội trong giáo dục và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục
cho trẻ em nghèo.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng và sự hỗ trợ của các gia đình đối với giáo dục:
Phát triển giáo dục cho trẻ em nghèo cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài vì ở đây thiếu
nguồn lực trầm trọng, song sự hỗ trợ nguồn lực vẫn chưa đủ nếu không khai thác và

huy động được nội lực của chính mỗi hộ gia đình, mỗi công đồng và tại mỗi khu vực.
Cần đầu tư thúc đẩy nhanh việc phát triển nghề công tác xã hội để cung cấp dịch vụ
trợ giúp trẻ em nghèo, trẻ em sống trong các gia đình có thu nhập thấp.
Cải thiện điều kiện sống và làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: thực
hiện tốt các chương trình thu hút, đãi ngộ cho các giáo viên .
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích do giáo dục mạng lại
cho người nghèo: có những hình thức, cách thức tuyên truyền cho phù hợp, hiệu quả
đối với các bậc phụ huynh và cả các các em học sinh.


3.6.

Vai trò của ngành công tác xã hội trong việc nâng cao khả năng tiếp
cận giáo dục cho trẻ em nghèo tại tỉnh Lạng Sơn

Vai trò của NVCTXH trong việc nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em
nghèo
Vai trò giáo dục: cung cấp những kiến thức, kỹ năng trong việc giúp người dân làm ăn
kinh tế, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Cùng với đó NVCTXH còn là
người giáo dục, thay đổi nhận thức của người dân về tầm quan trọng và lợi ích của
giáo dục.
Vai trò biện hộ: Những người nghèo thường là những người có ít hoặc không có tiếng
nói trong xã hội. Vì thế, NVCTXH cần thể hiện được vai trò biện hộ của mình trong
việc giúp người dân được nói lên tiếng nói của họ, Đồng thời giúp họ đề xuất những ý
kiến, mong muốn lên tới các cơ quan, đơn vị và biện hộ để họ nhận được những quyền
lợi của mình, để cho các em học sinh nghèo được tiếp cận được những quyền lợi của
mình.
Vai trò biện hộ chính sách: NVCTXH sẽ có những đề xuất , kiến nghị và tham mưu
với các cơ quan chức năng có thẩm quyền về bổ sung, chỉnh sửa hay ban hành các
chính sách liên quan đến giảm nghèo, hỗ trợ tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo.

Vai trò kết nối: NVCTXH đóng vai trò kết nối các hộ gia đình, các nhóm, các cộng
đồng nghèo tới các cơ quan, đơn vị cung cấp những dịch vụ hỗ trợ giúp họ thoát
nghèo như: ngân hàng chính sách, các tổ chức thiện nguyện, các lớp học nghề, các tổ
chức chính phủ và phi chính phủ hoạt động trong các lĩnh vực liên quan.
Vai trò vận động nguồn lực: NVCTXH vận động nguồn lực từ nhiều các tổ chức cá
nhân, đơn vị khác nhau cho quá trình thực hiện các dự án phát triển tại cộng đồng
hoặc cho quá trình trợ giuos một cá nhân hay nhóm nào đó trong cộng đồng.
Vai trò tham vấn: tham vấn cho cá nhân, gia đình hay nhóm những người nghèo, trẻ
em nghèo để họ có những thái độ tích cực hơn trong việc tạo điều kiện cho con em
mình tới trường hay để cho các trẻ em nghèo có sự nỗ lực, ý chí quyết tâm vượt qua
hoàn cảnh để tiếp cận với con chữ với nền giáo dục.
Để có thể thực hiện tốt vai trò của mình, NVCTXH cần biết vận dụng nhuần nhuyễn
hiệu quả các kỹ năng của CTXH cá nhân, CTXH nhóm và PTCĐ trong quá trình làm
việc của mình. Chẳng hạn như khi làm việc, tiếp xúc với cá nhân, nhóm hay cộng
đồng nghèo cần chú ý tới kỹ năng giao tiếp, bao gồm cả kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ
và phi ngôn ngữ. Những người nghèo, thường rất hạn chế trong trình độ văn háo vì thế
mà NVCTXH cần sử dụng từ ngừ ngắn gọn, rõ ràng , dễ hiểu, không sử dụng ngôn
ngữ khoa học, từ ngữ hàn lâm,giúp cho đối tượng nghe có thể tiếp nhận được thông
tin tốt nhất. Bên cạnh đó, NVCTXH cũng không nên ăn mặc quá cầu kỳ, trang điểm
và đeo trang sức nhiều để tránh gây ra những khoảng cách với đối tượng giao tiếp….


Một số kỹ năng rất quan trọng của NVCTXH cần vận dụng trong khi thực hiện các dự
án phát triển cộng đồng với cộng đồng nghèo đó là : kỹ năng khơi gợi sức mạnh, tìm
kiếm và khai thác nguồn lực,kỹ năng tuyên truyền, vận động, kỹ năng biện hộ…..
4. Kiến nghị, đề xuất
Với Đảng và Nhà nước:
Đẩy mạnh hơn nữa các chương trình giảm nghèo trong cả nước nhất là với các địa
phương có mức độ nghèo cao như các tỉnh vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên.
Có sự đầu tư ngân sách hơn nữa cho lĩnh vực giáo dục và đặc biệt là hỗ trợ giáo dục

cho trẻ em nghèo, một nhân tố quan trọng để thúc đấy chương trình giảm nghèo bền
vững. Đầu tư xây dựng , cải tạo hệ thống trường lớp, cải thiện hệ thống giao thông
giúp phát triển kinh tế cũng như giảm bớt những khó khăn, nguy hiểm trên con đường
tới trường cho các em học sinh nghèo.
Cải thiện mức lương cho giáo viên và có những chính sách hỗ trợ hơn nữa cho các
giáo viên công tác tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Từ đó thu hút nguồn
nhân lực sư phạm mạnh cả về số lượng và chất lượng cho các vùng khó khăn đó.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, khả
năng tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ cơ sở, cho các giáo viên trong việc vận động
các em học sinh tới lớp.
Xã hội hóa các nguồn lực vào việc hỗ trợ người dân nghèo nói chung và các trẻ em
nghèo nói riêng tiếp cận với giáo dục, giảm đi tình trạng nghèo giáo dục trong nhân
dân.
Tận dụng hiệu quả sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức phi chính
phủ với tiềm lực tài chính, tính chuyên nghiệp về mặt kỹ thuật , cách thức triển khai.
Đã có rất nhiều dự án đến trẻ em nghèo,giúp trẻ em nghèo tiếp cận giáo dục từ các dự
án của NGOs, các tổ chức của UNICEF, PLAN…Nhà nước cần thu hút và điều kiện
tốt cho các tổ chức này hoạt động .
Với các cấp chính quyền tỉnh Lạng Sơn:
Đẩy mạnh các chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh. Tận dụng và sử dụng tối đa,
hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ của Nhà Nước.
Tiếp tục và tăng cường hơn nữa cung cấp vở học tập cho học sinh ở các xã đặc biệt
khó khăn và các hộ gia đình nghèo và mở rộng việc cung cấp sách giáo khoa cho các
đối tượng này.
Phối hợp, kêu gọi sự chung tay , ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, đơn vị các doanh
nghiệp trong và ngoài tỉnh chung tay, hỗ trợ vào chương trình giảm nghèo cũng như
hỗ trợ trẻ em nghèo tiếp cận giáo dục.


Cần khuyến khích một khoản trợ cấp ăn hàng tháng và quần áo cho trẻ em nghèo khi

phải trọ học xa nhà tại các trường dân tộc nội trú và bán trú dân nuôi để theo học các
lớp cuối cấp tiểu học và THCS khi những lớp này chỉ có ở những điểm trường chính.
Tăng vị thế của người nghèo trên thị trường cung cấp dịch vụ giáo dục bằng cách
khuyến khích, nâng cao năng lực để họ có thể tham gia ý kiến vào các chương trình
chính sách phát triển của địa phương để hệ thống giáo dục có thể được cung cấp cho
con em họ được phù hợp hơn.
Tăng cường trao đổi, phổ biến thông tin về chính sách,nhất là các chính sách về hỗ trợ
giáo dục cho trẻ em nghèo.
Với hệ thống giáo dục: Chương trình học, truớc mắt nên điều chỉnh lại chương trình
học cho phù hợp, một mặt đưa được kiến thức phục vụ sản xuất, mặt khác xóa được
nạn mù chữ, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong tiếp cận với kiến thức, kinh nghiệm làm
ăn từ những cách thức khác như đọc sách báo hoặc học hỏi kinh nghiệm làm ăn từ
người dân vùng khác.
Tổ chức một số lớp học ngắn hạn mang tính bắc cầu để giúp các em người dân tộc
thiểu số vượt qua rào cản ngôn ngữ trước khi vào lớp một.
Có các chương trình hỗ trợ các giáo viên trong nhà trường học tiếng bản địa để phục
vụ tốt hơn cho quá trình giảng dạy , làm việc cũng như sinh sống tại đó và đặc biệt là
để phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động đến các em học sinh và phụ huynh.

Với ngành công tác xã hội:
Tiếp tục đẩy mạnh sự phát triển của ngành . Đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong xã
hội về vị trí, vai trò cũng như tầm quan trọng của ngành công tác xã hội trong việc giải
quyết các vấn đề xã hội.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực nói chung và đội ngũ nhân lực làm trong lĩnh
vực nghèo nói riêng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về đạo đức, nguyên tắc
nghề nghiệp. Chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ NVCTXH cơ sở, những người
nắm rõ nhất về địa bàn cơ sở và những thuận lợi khó khăn trong quá trình hỗ trợ tại cơ
sở.
Tăng cường các chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giảm nghèo , trong các
dự án phát triển cộng đồng và trong các dự án hỗ trợ trẻ em nghèo tiếp cận giáo dục.

Phát triển hơn nữa các dịch vụ cá nhân cho trẻ em nghèo. Giúp các em được tiếp cận
toàn diện hơn trong lĩnh vực giáo dục.

KẾT LUẬN


Thực hiện theo đúng những phương châm, những mong muốn của Hồ Chủ tịch kính
yêu đó là: “…mong muốn cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
ấm no, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, Đảng và Nhà
nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan tâm đến người nghèo nói chung và
trẻ em nghèo nói riêng vì mục tiêu cuối cùng của quốc gia là tạo cho tất cả mọi người
có một cuộc sống đầy đủ, không ngừng nâng cao về đời sống vật chất và tinh thần của
người dân. Tuy vậy , vì nước ta vẫn còn nghèo, vẫn còn rất nhiều trẻ em không được
tới trường và chưa được đi học theo đúng nghĩa thực sự, rất nhiều những trẻ em
nghèo trên khắp đất nước còn chưa được tiếp cận giáo dục hoặc tiếp cận giáo dục một
cách chưa toàn diện. Chính cái nghèo , nghèo về kinh tế, nghèo trong giáo dục, nhận
thức, nghèo trong tiếp cận thông tin và nhiều nguyên nhân khác nữa đã đẩy các em rơi
vào cái vòng cái vòng luẩn quẩn của sự đói nghèo mà chính bố mẹ các em cũng ở
trong đó. Một số lượng lớn những trẻ em nghèo – nhưng chủ nhân tương lai của Đất
nước sẽ chẳng được học hành, được phát triển toàn diện , sẽ rất khó để góp phần vào
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà còn rất dễ lại trở thành những đối tượng
của các tệ nạn xã hội, là nạn nhân của sự nghèo đói, của sự lạc hậu, trở thành lực cản,
gánh nặng cho sự phát triển của xã hội . Để giúp các trẻ em nghèo nâng cao được khả
năng tiếp cận với giáo dục, giúp các em trở thành những công dân tốt đóng góp tích
cực cho cộng đồng và xã hội. Chúng ta hãy cùng chung tay, góp sức hành động vì một
cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục cho các trẻ em nghèo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Khảm, Công tác xã hội với người nghèo (2010), Tài liệu .vn
2. Thư viện pháp luật.vn



3. Website điện tử tỉnh Lạng sơn,

4. Ưu đãi dành cho người nghèo, thư viện pháp luật.vn
5. Trang thông tin về giảm nghèo bền vững,
/>


×