Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phương án ứng phó sự cố khẩn cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.44 KB, 3 trang )

Tổ chức triển khai chữa cháy
- Sau khi báo động, báo hiệu khu vực xảy ra cháy. Người đầu tiên phát
hiện thấy điểm cháy hô hoán, báo động cháy cho mọi người biết. Sau đó nhanh
chóng dùng bình chữa cháy xách tay trang bị tại chỗ dập lửa (nếu đám cháy còn
nhỏ).
- Khi nhận được tin cháy các đội viên PCCC cơ sở nhanh chóng tập trung
tại nơi xảy ra cháy. Lãnh đạo cơ sở hoặc đội trưởng PCCC cơ sở hay người có
trách nhiệm trong ca trực nhận định tình hình cháy, phân công đồng thời cụ thể
cho đội viên đội PCCC, tổ chức đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Phát lệnh báo động cháy bằng còi hay kẻng, nút ấn báo cháy.
+ Cắt điện toàn bộ khu vực xảy ra cháy.
+ Gọi điện báo cháy cho lực lượng CS-PCCC theo số máy 114 hoặc
02413.822.555. Yêu cầu nói rõ địa chỉ, điểm cháy, chất cháy, diện tích đám cháy
ở thời điểm gọi.
+ Tổ chức cứu người bị nạn (nếu có), hướng dẫn mọi người không có
nhiệm vụ nhanh chóng rời khỏi chỗ làm việc (tránh chen lấn xô đẩy) ra điểm tập
trung khi có sự cố khẩn cấp của nhà máy. Cử người hướng dẫn mọi người bên
trong cơ sở thoát nạn theo các lối thoát hiểm của cơ sở, lưu ý nhắc nhở mọi
người di chuyển theo hàng lối và cúi thấp người để tránh tầm ảnh hưởng của
khói khí độc, kiểm tra, điểm danh số người đã di chuyển ra nơi an toàn để loại
trừ và xác định những người có khả năng còn sót lại trong cơ sở.
+ Tổ chức cứu tài sản, di chuyển tài sản và các chất dễ cháy chưa bị cháy
ra nơi an toàn để chống cháy lan và hạn chế thiệt hại do cháy gây ra. Phân công
người bảo vệ những tài sản đã cứu được.
+ Cử người khởi động hệ thống máy bơm chữa cháy phục vụ cho hệ
thống họng nước chữa cháy vách tường của cơ sở.
+ Cử người làm nhiệm vụ đón và hướng dẫn đường cho xe chữa cháy vào
đám cháy.
+ Tổ chức lực lượng bảo vệ cổng, lối giáp với các khu vực khác nhằm
phát hiện ngăn ngừa trộm cắp. Không cho người không có liên quan vào khu
vực chữa cháy. Tổ chức làm trật tự đảm bảo thông suốt đoạn đường từ đầu KCN


vào cơ sở nhằm đảm bảo cho việc tổ chức chữa cháy thuận lợi, xe chữa cháy đi
lại được dễ dàng.


+ Tổ chức y tế cơ sở làm nhiệm vụ cứu thương chuẩn bị đầy đủ các dụng
cụ y tế để sơ, cấp cứu người bị nạn (nếu có).
- Khi lãnh đạo cấp trên hoặc chỉ huy lực lượng CS-PCCC đến, chỉ huy
PCCC cơ sở báo cáo lại những việc đã làm và kết quả cứu chữa.
- Trong trường hợp đám cháy kéo dài cơ sở cần phải tổ chức công tác hậu
cần phục vụ cho lực lượng tham gia cứu chữa đạt kết quả, đảm bảo sức khoẻ
cho cán bộ chiến sĩ CS-PCCC và lực lượng PCCC cơ sở.
- Có kế hoạch bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác khám nghiệm điều tra
(nếu có dấu hiệu của tội phạm). Có những biện pháp khắc phục hậu quả do cháy
gây ra.
- Tổ chức rút kinh nghiệm hậu quả vụ cháy.
* Chú ý: Tất cả những người tham gia cứu chữa trực tiếp đều phải có
thiết bị bảo hộ lao động như thiết bị thở lọc khí độc, khẩu trang, mũ ủng, quần
áo bảo hộ,….
Nhiệm vụ của người chỉ huy chữa cháy tại chỗ khi lực lượng Cảnh sát
PCCC có mặt để chữa cháy:
Khi lực lượng Cảnh sát PCCC có mặt để chữa cháy, chỉ huy chữa cháy của
cơ sở báo cáo tình hình diễn biến đám cháy (cháy cái gì, nơi xảy ra cháy, cháy
chất gì, số người bị nạn, đã cắt điện chưa, khả năng cháy lan….), công tác chữa
cháy ban đầu, vị trí nguồn nước và các vị trí có nguy hiểm cao trong khu vực
cháy. Sau đó nhận lệnh của người chỉ huy chữa cháy của Lực lượng cảnh sát
PCCC &CNCH.
Chỉ huy chữa cháy của Lực lượng cảnh sát PCCC phải lắm đầy đủ các
thông tin và tổ chức trinh sát để biết:
+ Có người bị nạn mắc kẹt trong đám cháy không? Ở đâu, đường vào, ra
và phương pháp cứu họ.

+ Đã cắt điện khu vực xảy ra cháy chưa?
+ Cháy chất gì? khối lượng là bao nhiêu? ở vị trí nào? Có hoá chất, xăng
dầu trong khu vực cháy không?
+ Có nguồn nước chữa cháy không? Xe chữa cháy có hút được nước
không?
+ Các hướng phát triển chính của đám cháy.


+ Khả năng sụp đổ của cấu kiện xây dựng. Những khu vực có khả năng bị
đổ nhà, tường, nơi cần dỡ nhà để tạo khoảng cách hay thoát khói.
+ Nơi phát sinh cháy đầu tiên. Những dấu vết vật chứng có liên quan đến
nguyên nhân cháy.
+ Những đồ vật, hàng hóa cần bảo vệ, di chuyển đề phòng lửa nước làm
hư hỏng. Cần chú ý bảo vệ, di chuyển trước những đồ vật, hàng hóa quý nào?
+ Phạm vi cháy, có cần đến lực lượng cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật
tự tham gia bảo vệ vòng ngoài không?
* Nguyên tắc chữa cháy:
Để hình thành một sự cháy phải hội đủ 4 điều kiện ; nếu thiếu 1 điều kiện
thì đám cháy không hình thành hoặc đám cháy sẽ bị tắt. Các điều kiện đó là:
- Điều kiện chất cháy: hơi, khí cháy phải đủ kết hợp với oxi tạo thành hỗn
hợp cháy.( Tất cả các chất cháy muốn cháy được phải phải hình thành ở trạng
thái hơi hoặc khí. Các chất rắn cháy phải có nhiệt tác động để phân hủy thành
hơi và khí. Do vậy những loại chất cháy nào ở điều kiện nhiệt độ bình thường
tồn tại ở thể hơi hoặc khí là loại chất cháy nguy hiểm nhất, ví dụ như xăng, khí
gas, ... )
- Điều kiện nguồn nhiệt: nguồn nhiệt cung cấp cho vật cháy phải đủ nâng
vật cháy đến nhiệt độ tự cháy của vật đó.
- Điều kiện oxy không khí: lượng oxy không khí phải chiếm từ 14% trở
lên( trong không khí oxy chiếm 21%).
- Điều kiện tiếp xúc: Khi có các điều kiện về chất cháy, nguồn nhiêt, oxi

không khí, muốn cháy được thì các điều kiện trên phải tiếp xúc với nhau.
Vậy, biện pháp chữa cháy là sử dụng các trang thiết bị dụng cụ chữa cháy
hoặc các vật dụng khác để loại bỏ một hoặc bốn điều kiện của sự cháy thì đám
cháy sẽ tắt. Các biện pháp được gọi tắt: Làm loãng, Làm lạnh, làm ngạt, cách ly,
ức chế phản ứng cháy.



×