Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

KHẢO SÁT VÀTHỐNG KÊ TỪ CỔ, TỪ ĐỊA PHƯƠNG TRONG "LỤC VÂNTIÊN"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.41 KB, 16 trang )

ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT VÀ THỐNG KÊ TỪ NGỮ ĐỊA
PHƯƠNG VÀ TỪ CỔ TRONG NGÔN NGỮ
TRUYỆN “ LỤC VÂN TIÊN”

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài:

Mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều vận động và phát triển theo hướng kế
thừa và phát huy tinh hoa của cái cũ. Sự vật hiện tượng chỉ có thể phát triển tốt và lâu dài
khi có nền tảng vững chắc. Những cái ở quá khứ có vai trò quan trọng đối với cái ở hiện
tại và tương lai, không thể phát triển khi vứt bỏ quá khứ. Văn học cũng không nằm ngoài
quy luật đó. Muốn hiểu văn chương hiện đại thì trước hết phải tìm hiểu nguồn gốc của
nó: đó là văn học trung đại.
Văn học trung đại Việt Nam có những tác phẩm được xếp vào hàng kiệt tác, xứng
đáng cho thế hệ sau học tập. Thế nhưng, những tác phẩm này vẫn chưa được nghiên cứu
kĩ càng và sâu sắc ở từng khía cạnh. Truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là
một tác phẩm như thế. “ Lục Vân Tiên” được xem là viên ngọc sáng của nền văn học
trung đại Việt Nam. Nó được phổ biến rộng rãi, được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt
là nhân dân miền Nam. Tuy nhiên, đa số mọi người hiểu về nội dung tác phẩm mà chưa
mấy ai hiểu được giá trị nghệ thuật nên không thấy hết giá trị to lớn toàn diện của nó.
Về nghệ thuật mà đặc biệt là ở phương diện ngôn ngữ thì “ Lục Vân Tiên” vẫn còn
nhiều điểm chưa được nghiên cứu cụ thể. Hiểu ngôn từ thì mới có thể hiểu nội dung một
cách sâu sắc, thấu đáo. “Lục vân Tiên” lại sử dụng rất nhiều từ ngữ địa phương Nam Bộ
và từ ngữ cổ nên việc nghiên cứu về từ ngữ địa phương và từ ngữ cổ trong “Lục Vân
Tiên” là vấn đề cấp thiết.
“Lục Vân Tiên” là tác phẩm mà chúng tôi được tiếp nhận từ thời học trung học.
Đặc biệt là chúng tôi cũng có vốn hiểu biết khá tốt và có hứng thú về việc tìm hiểu từ địa
phương và từ cổ nên chúng tôi tin sẽ giải quyết được vấn đề này trong “Lục Vân Tiên”,
cho dù đây là một đề tài chưa được nghiên cứu nhiều.


Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “
Khảo sát và thống kê từ ngữ địa phương và từ ngữ cổ trong ngôn ngữ truyện “ Lục Vân
Tiên”. Chúng tôi hi vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật


của tác phẩm ở phương diện từ địa phương và từ cổ, để thế hệ sau có thể học tập cách sử
dụng ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu và càng thêm yêu mến, trân trọng những đóng
góp của ông cho nền văn học nước nhà.

II.

Lịch sử vấn đề:

“Lục Vân Tiên” là một trong những truyện thơ Nôm tiêu biểu của văn học trung
đại Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Vì thế từ khi mới ra đời nó đã được nhân dân đón nhận
nồng nhiệt, được lưu truyền rộng rãi và được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Đã có
rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về “Lục Vân Tiên”. Về nội dung có “ Truyện
Lục Vân Tiên và vấn đề quan hệ đạo đức, thẩm mỹ” của Lâm Vinh (1982) hay “ Tính
nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu” của Phan Ngọc (1982) … Về thi pháp thì có công
trình nghiên cứu “ Sự vận dụng Nho giáo trên lập trường nhân dân của Nguyễn Đình
Chiểu” của Nguyễn Đức Sự (1977), “ Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học”
của tác giả Nguyễn Phong Nam (1998). Trên bình diện tác giả tác phẩm thì có “ Ảnh
hưởng của Nguyễn Đình Chiểu qua truyện thơ Lục Vân Tiên trong đời sống tinh thần
nhân dân Bến Tre” của Huỳnh Kì Sở (1982) … Trên bình diện tìm hiểu về nguồn gốc tác
phẩm thì có “ Để có một văn bản “ Lục Vân Tiên “ gần với nguyên tác hơn” của Lê Hữu
(1998)… Về mặt ngôn ngữ thì tác phẩm “ Lục Vân Tiên” sử dụng ngôn ngữ mộc mạc và
bình dị, chân thực và hồn nhiên, rất gần gũi với đời sống nhân dân Nam Bộ nên không
chỉ có sức hút đối với nhân dân mà còn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Nhiều tác giả đã cho ra đời những công trình có giá trị như “ Nguyễn Đình Chiểu, cái
mốc lớn trên tiến trình của văn học” (1982) của Hồng Dân, “ Tiếng địa phương miền

Nam trong tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu” (1982) của Hoàng Tuệ - Phạm Văn Hảo,
Lê Văn Trường,...
Đó là những công trình nghiên cứu rất có giá trị nhưng vẫn chưa phải là đầy đủ
hoàn toàn vì Nguyễn Đình Chiểu không chỉ sử dụng từ địa phương mà còn dùng nhiều từ
cổ trong sáng tác “Lục Vân Tiên”. Chúng tôi sẽ nghiên cứu cả về vấn đề từ địa phương
và từ cổ trong “ Lục Vân Tiên” và đồng thời tìm hiểu cả ý nghĩa của chúng. Đây là một
đề tài khả thi góp phần chứng minh “ Lục Vân Tiên” không phải là tác phẩm chỉ có giá trị
nội dung mà về mặt nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cũng không thua kém “Truyện Kiều”.

III.

Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Khách thể: Truyện “ Lục Vân Tiên”.
Đối tượng: Hệ thống từ ngữ địa phương và từ cổ trong truyện “ Lục Vân Tiên”.
Trên cơ sở khảo sát và thống kê ngữ liệu chúng tôi sẽ đi vào xác định ý nghĩa của
từ ngữ địa phương và từ cổ.
Phạm vi nghiên cứu: Từ ngữ địa phương và từ cổ trong truyện “Lục Vân Tiên”.


IV.

Phương pháp nghiên cứu:

Xuất phát từ đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa.

V.


Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần tìm hiểu nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của
Nguyễn Đình Chiểu trong tác phẩm “ Lục Vân Tiên”. Đặc biệt là việc sử dụng từ ngữ địa
phương và từ cổ. Qua đó, ta thấy được vai trò thẩm mỹ to lớn của hệ thống từ ngữ này
trong “ Lục Vân Tiên” và khẳng định vị trí quan trọng của tác phẩm trong nền văn học
trung đại Việt Nam.

VI.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Khảo sát, thống kê và xác định từ ngữ địa phương và từ cổ, để trên cơ sở đó nhận
xét về vai trò của chúng trong việc tạo nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

VII.

Cấu trúc đề tài:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, đề tài gồm 2 chương,
cụ thể như sau:
Chương I: Giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu, “ Lục Vân Tiên” và vấn đề từ địa
phương, từ cổ trong “ Lục Vân Tiên”.
1.1. Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc.
1.2. “ Lục Vân Tiên” – Tác phẩm biểu trưng cho giá trị truyền thống và đạo đức.
1.3. Vấn đề từ địa phương và từ cổ trong “ Lục Vân Tiên”.
Chương 2: Hệ thống từ địa phương và từ cổ trong “ Lục Vân Tiên”
2.1. Khảo sát và thống kê từ địa phương và từ cổ trong “ Lục Vân Tiên”
2.2. Nhận xét về số lượng và vai trò thẩm mỹ của từ địa phương và từ cổ trong “

Lục Vân Tiên”.

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1: Giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu, “ Lục Vân Tiên”và vấn đề từ địa
phương, từ cổ trong “ Lục Vân Tiên”.
1.1. Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc.
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), tự là Minh Trạch, hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai.
Ông sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc thành
phố Hồ Chí Minh), xuất thân trong một gia đình nhà Nho. Cha là Nguyễn Đình Huy,
người Thừa Thiên ( nay là Thừa Thiên – Huế) nhưng vào Gia Định làm Thư Lại tại Dinh
Tổng trấn Lê Văn Duyệt. Ở đây ông lấy bà Trương Thị Thiệt làm vợ thứ, sinh ra Nguyễn
Đình Chiểu.
Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu đỗ tú tài ở trường thi Gia Định. Năm 1846, ông ra
Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì được tin mẹ mất,
phải bỏ thi trở về Nam chịu tang mẹ (1849). Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đau
mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu về
Gia Định mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và từ đây tiếng thơ Đồ Chiểu
cũng bắt đầu vang khắp miền lục tỉnh.
Khi giặc Pháp đánh vào Gia Định (1859), người trí thức yêu nước Nguyễn Đình
Chiểu đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Nguyễn
Đình Chiểu vốn là một nhà nho, nhưng sinh trưởng ở đất Đồng Nai hào phóng, lại sống
giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn can tâm bán nước để giữ ngai vàng. Khi
khắp nơi nhân dân và sĩ phu yêu nước anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước, thì vì mù
cả hai mắt nên hoạt động của người chiến sĩ yêu nước - Nguyễn Đình Chiểu, chủ yếu là
thơ văn. Những tác phẩm đó ngoài những giá trị văn nghệ còn quý giá ở chỗ soi sáng tâm
hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, vừa ghi lại lịch sử của một thời khổ
nhục nhưng vĩ đại. Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh
dũng. Cảnh đất nước cũng như cảnh riêng càng long đong, đen tối thì khí tiết của người

chí sĩ yêu nước càng cao cả, rạng rỡ:
“ Sự đời thà khuất đôi tròng thịt
Lòng đạo xin tròn một tấm gương”.
Cuộc đời, thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu luôn phấn đấu vì nghĩa lớn. Thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào giặc ngoại xâm và bọn tay sai
của chúng:
“ Học theo ngòi bút chí công
Trong thi cho ngụ tấm long Xuân thu!”.
Và: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”


Cuộc đời sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu chia làm hai giai đoạn.
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu giai đoạn một là lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa.
Nguyễn Đình Chiểu viết “ Lục Vân Tiên” nhằm mục đích truyền dạy những bài học về
đạo làm người chân chính. Đạo lý làm người của Nguyễn Đình Chiểu mang tinh thần
nhân nghĩa của đạo Nho, nhưng đậm đà tính nhân văn và truyền thống dân tộc. Những
mẫu người lý tưởng trong tác phẩm là những con người sống nhân hậu, thủy chung, biết
giữ gìn nhân cách thẳng ngay, cao cả, dám đấu tranh và có đủ sức mạnh để chiến thắng
những thế lực bạo tàn:
“ Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này.”
Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu giai đoạn thứ hai là lòng yêu nước, thương dân.
Thơ văn yêu nước chống Pháp cuả Nguyễn Đình Chiểu ghi lại chân thực một thời đau
thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân ta. Đồng
thời ca ngợi anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc. Ông tố cáo tội ác của
giặc qua bài “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh”… Ông ngợi ca những sĩ
phu yêu nước như Trương Đinh, Phan Tòng vì đại nghĩa của dân tộc đã dám chống lại
lệnh vua, phất cao ngọn cờ khởi nghĩa, cùng nhân dân chiến đấu tới hơi thở cuối cùng.
Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà về mặt

nghệ thuật cũng rất đặc sắc. Vẻ đẹp thơ văn ông không phát lộ một cách trực tiếp rực rỡ ở
bề ngoài mà tiềm ẩn trong tầng sâu của cảm xúc, suy nghĩ. Bút pháp trữ tình xuất phát từ
cõi tâm trong sáng, nhiệt tình, đầy tình yêu thương con người của nhà thơ bao giờ cũng
nồng đượm hơi thở của cuộc sống, tự nó đã tạo nên sức rung động mãnh liệt, sâu xa. Đặc
biệt thơ văn Nguyễn Đình Chiểu còn rất đậm đà sắc thái Nam Bộ. Từ lời ăn tiếng nói
mộc mạc, bình dị, đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác, cách cư xử khoáng đạt, hồn
nhiên… Tất cả những điều đó đã tạo nên giá trị thẩm mỹ đặc sắc của thơ văn Nguyễn
Đình Chiểu. Tên tuổi của ông mãi rực sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc bởi nhân cách
cao đẹp và những cống hiến lớn lao của ông đối với văn học nước nhà.
1.2. “ Lục Vân Tiên” – Tác phẩm biểu trưng cho giá trị thẩm mỹ và đạo đức:
Có thể nói Nguyễn Đình Chiểu đẹp từ con người đẹp đến văn chương. Từ chính
hiện thực cuộc đời mình, Nguyễn Đình Chiểu đã sáng tạo nên một tác phẩm văn chương
rất có giá trị là “ Lục Vân Tiên”. Đây là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất
phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam:
“ Vân Tiên Vân Tiển Vân Tiền
Cho tôi một tiền tôi kể Tiên nghe.”


Mọi người say mê kể “ Lục Vân Tiên”, diễn “ Lục Vân Tiên” ở khắp nơi. Phải
hiểu được Lục Vân Tiên thì mới thấy hết giá trị của bản trường ca này. Đây đúng là tác
phẩm ca ngợi chính nghĩa, đạo đức ở đời, ca ngợi những giá trị luân lý của Nho gia
nhưng Nguyễn Đình Chiểu còn mượn cái vỏ phong kiến Nho giáo để gửi vào đó tư
tưởng, tình cảm của nhân dân. “Lục Vân Tiên” là câu chuyện xoay quanh vấn đề nhân
nghĩa, đạo đức với những khái niệm: Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa:
“ Trai thời trung hiếu làm đầu
Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.”
Không chỉ những người thuộc tầng lớp trên như Lục Vân Tiên, Hớn Minh, Vương
Tử Trực, Kiều Nguyệt Nga mới là quân tử, mới làm những việc nhân nghĩa mà cả những
người thuộc tầng lớp dưới như Tiểu Đồng, Kim Liên, ông Tiều, ông Ngư, ông Quán…
cũng là những người quân tử. Mục đích thực hiện việc nhân nghĩa của các nhân vật trong

“ Lục Vân Tiên” không phải để ổn định, duy trì trật tự xã hội phong kiến như quan niệm
Nho giáo mà vì dân, vì nước, vì xã hội lý tưởng có vua sáng, tôi hiền:
“ Làm trai ơn nước nợ nhà
Thảo cha ngay chúa mới là tài danh.”
Hay lời ông Quán: thương là thương những người biết vì dân,vì nước tài giỏi, ghét
là ghét những kẻ làm hại đến dân, đến nước:
“ Thương là thương đức thánh nhân

Ghét là ghét việc tầm phào
Ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm
Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm
Để dân luống chịu lầm than muôn phần…”
Vì thế các nhân vật như Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu đồng.. là những con
người đáng kính, đáng yêu, trọng nghĩa khinh tài, trước sau một lòng, mặc dầu có khổ
cực, gian nguy nhưng quyết phấn đấu vì nghĩa lớn và cuối cùng họ đã chiến thắng.
Bản chất lý tưởng nhân nghĩa, đạo đức của “ Lục Vân Tiên” là phản ánh mối quan
hệ tốt đẹp, cao thượng và nhân ái giữa người với người thể hiện mối quan hệ vượt ra
ngoài tính chất nghĩa vụ thông thường. Đây là lý do cơ bản làm nên tính nhân dân đậm
nét của “ Lục Vân Tiên”. Tuy nhiên, ta cần phải kể đến hình thức nghệ thuật đăc sắc được
Nguyễn Đình Chiểu sử dụng trong tác phẩm. Đó là thể thơ lục bát truyền thống của dân
tộc, du dương, mượt mà có vần nhịp; ngôn ngữ bình dị, mộc mạc của người dân Nam Bộ;


có nhiều yếu tố ảnh hưởng từ truyện dân gian Việt Nam như kết thúc có hậu, hệ thống
nhân vật hai tuyến đối lập, những yếu tố kì ảo,… làm cho tác phẩm dễ đi vào lòng người
và được lưu truyền sâu rộng trong nhân dân.
1.3. Vấn đề từ địa phương và từ cổ trong tác phẩm “Lục Vân Tiên”
Truyện “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác vào khoảng đầu
những năm 50 của thế kỷ XIX, khi ông đã bị mù, về dạy học và chữa bệnh cho dân ở Gia
Định. Chính vì mù nên Nguyễn Đình Chiểu chỉ có thể đọc cho người khác viết nên thật

khó có điều kiện sữa chữa và duyệt lại nguyên bản. Hơn nữa, đến nay chẳng ai biết
nguyên bản ấy là bản nào vì nó đã được sao chép truyền đi khắp nơi và mỗi bản lại có sự
khác nhau. Đó là nguyên nhân thứ nhất khiến cho ngôn ngữ trong truyện “ Lục Vân
Tiên” có nhiều chỗ không hay lắm và có rất nhiều từ địa phương cũng như từ cổ gây khó
hiểu cho người tiếp nhận.
Nguyên nhân thứ hai là do Nguyễn Đình Chiểu suốt đời sống giản dị, gắn bó, gần
gũi với nhân dân. Đặc biệt thời gian này Nguyễn Đình Chiểu vừa dạy học, vừa bốc thuốc
chữa bệnh cho nhân dân nên càng có điều kiện tìm hiểu, học hỏi vốn từ địa phương của
nhân dân. Đồng thời Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho, sống cách chúng ta những hai
thế kỷ nên những từ ngữ được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng đã trở thành lớp từ cổ mà
ngày nay người ta không còn dùng nữa. Do đó vấn đề từ địa phương và từ cổ trong “ Lục
Vân Tiên” rất đa dạng, phức tạp. Tất cả những điều đó cho thấy vấn đề sử dụng từ ngữ
mà cụ thể là từ địa phương và từ cổ trong “ Lục Vân Tiên” là vấn đề cần phải nghiên cứu
để góp phần làm cho nội dung được sáng rõ hơn và giá trị nghệ thuật của tác phẩm cũng
được khẳng định.
Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một quê hương xứ sở và đều sống ở một thời đại nhất
định nên sáng tác của họ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi hoàn cảnh và thời đại họ sống.
Trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ thường có dấu ấn của địa phương qua cách dùng
từ khác với từ ngữ toàn dân và có những từ cổ so với ngôn ngữ thời hiện đại.
Từ cổ là từ đã được dùng từ rất lâu để chỉ những đối tượng và khái niệm có từ xưa,
nó hoàn toàn không được sử dụng trong tiếng Việt hiện đại mà chỉ xuất hiện trong văn
bản cũ, người đọc phải xem chú thích mới hiểu. Chẳng hạn: âu là từ cổ và từ hiện đại có
nghĩa tương đương với nó là lo; bui là từ cổ và từ hiện đại có nghĩa tương đương với nó
là duy, chỉ …
Từ địa phương là những từ ngữ chỉ được dùng trong các phương ngữ, các thổ ngữ.
Từ ngữ địa phương làm cho người không phải ở địa phương đó cảm thấy khó hiểu, không
hiểu mà muốn hiểu thì phải học. Mỗi phương ngữ có một nét đẹp riêng của nó và cũng có
đóng góp làm cho ngôn ngữ chung phong phú, đa dạng hơn. Ví dụ: từ ngữ địa phương
Nam Bộ: nón ( mũ), chén ( bát), dù ( ô), …



Trong ngôn ngữ nghệ thuật, từ ngữ địa phương được dùng để tạo ra màu sắc địa
phương cho cảnh vật, nhân vật. Ví dụ: Trong thơ Tố Hữu, ta không chỉ thấy hình ảnh
người mẹ Việt Nam nói chung mà còn thấy hình ảnh các bà mẹ khắp mọi miền Tổ quốc,
nhớ những từ ngữ xưng hô địa phương về bà mẹ: bà mẹ miền Nam ( trong “ Bà má Hậu
Giang”), bà mẹ trung du Bắc Bộ ( trong “ Bầm ơi”, “ Bà Bủ”), bà mẹ người dân tộc ( gọi
là mé trong “ Bà mẹ Việt Bắc”)

CHƯƠNG 2: Hệ thống từ ngữ địa phương và từ cổ trong “ Lục Vân Tiên”
2.1. Khảo sát và thống kê từ địa phương và từ cố trong “ Lục Vân Tiên”

STT NGỮ LIỆU

CÂU THƠ

1

Âm cung

1520

2
3
4
5
6
7
8
9
10


Âm hao
56
Âu
1458,2029,547
Âu
532
Bạn tác
597
Bảng lảng bơ 1863

Bao lâm
528
Bao nỡ
1728
Bâu
1585
Bậu
120

11
12
13
14
15
16
17

Bề
Bĩ bàng

Bia danh
Biêu
Bô vải
Bôn ba
Bớ

452
459
2074
2043
1660
606
93

18
19
20
21
22
23

Can qua
Cầm sắt
Lầu lam
Chàng ràng
Chẳng đã
Châu lụy

1871
346

1356
550
1405
1172

Ý NGHĨA

GHI
CHÚ
Cung điện dưới âm phủ, TỪ CỔ
âm phủ.
Tin tức.
Lo, lo lắng.
Có lẽ, hẳn là.
Bạn cùng tuổi.
Thờ ơ, lạnh nhạt.
Không nhiều đâu.
Sao nỡ, đâu nỡ.
Cổ áo, vạt áo.
Người con trai dùng để gọi
vợ.
Nhiều.
Đứng đắn, lịch sự.
Truyền lại.
Nêu, ngọn cờ.
Vải thô, vải.
Đi, tất cả.
Tiếng gọi to người ngang
hàng hay người dưới.
Mộc và giáo, binh khí.

Đàn cầm và đàn sắt.
Lam kiều.
Lăng xăng, bận rộn.
Cực chẳng đã.
Nước mắt.


24
25
26
27
28
29
30
31

Châu phê
Chầu
Chia bâu
Chích
Chút
Chút
Chử
Chức nữ

1390
1134
1728
971
167

1476
1686
246

32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43

Cứ
Cưu mang
Dào
Dàu dàu
Dần lân
Đa đoan
Đan quế
Đoái
Đoạn trường
Đòi
Đồ
Động phòng


1603
1347
1175
620
1564
483
377
87,517
556
1731
1402
1634

44
45
46

Éo le

Gẫm

47
48
49
50
51

1815
981
173,639,464,2,1135,

26,674,1003,1100
Ghe
1932
Giày
sành 1647
đẹp Hẩm hút 1683
Hỏi phân
1854
Hồ đồ
126

52
53
54
55

Hổ hang
Hối
Huống
Kẻo

1255
949
1016
114

56
57
58
59

60

Khá
Khúc nôi
Khững
Kinh luân
Lạnh lùng

348
1908
511, 460
560, 973
110

Chỉ dụ của Vua.
Buổi, dịp.
Buông vạt áo.
Vùng đất bỏ hoang.
Lượng ít ỏi.
Chỉ, chỉ còn.
Ghi nhớ.
Tên một ngôi sao ở phía
bắc sông Ngân.
Dựa vào, y theo.
Mang.
Mưa rào.
Héo úa, buồn bã.
Lân la dấn dá.
Lắm chuyện lôi thôi, rắc
rối.

Cây quế đỏ.
Ngoảnh lại.
Đau đớn.
Theo, tùy theo.
Bản đồ, bức vẽ.
Phòng riêng của đôi vợ
chồng mới cưới.
Chênh vênh.
Cam kết.
Ngẫm.
Nhiều.
Bất chấp khó khăn.
Đạm bạc, nghèo nàn.
Hỏi dò.
Hỗn hào, không biết phép,
bơ vơ.
Xấu hổ.
Giục.
Hơn nữa, nữa là.
Không thế thì, khỏi, nếu
không thì.
Có thể, đáng nên.
Nỗi niềm, tình cảnh.
Ưng, thuận, chịu.
Tài sắp đặt.
Tuyệt vời, đạt đến mức rất


61
62

63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81

Lâm
Lân la
Lẫy lừng
Lịch sự
Lòa
Ngay
Nghèo
Nghì
Nghĩ lượng
Ngõ

Ngứa
Nhẫn
Nhũ bộ
No nao
Ó
Oan gia
Phân
Phân bâng
Phân vân
Phen
Phỉ

82
83
84
85
86

Phô
Phồn
Phui pha
Phút
Qua

559, 21
1735
128
1616
66
1406

33
1976,1230
1554
45
1598
1277
586
262
1871
1069
1866
487
485
226, 1591
174,422,1865, 1214,
84,448.
141
1030
1624
187
120

87
88
89
90
91
92
93


Quài đảm
Quày quả

Sồ sộ
Tác
Tách
Tách dậm

928
618
1431
292
444
492
333

94
95
96
97
98
99
100

Tách với
Thanh khâm
Thanh thao
Thon von
Toan
Tót

Tốt

1002
318
187
830
816
362
1382, 106

cao.
Mong, chực, toan.
Lân la, Dần dà.
ầm ĩ, hung hăng.
Từng trải.
Sáng chói.
Ngay thẳng.
Nguy hiểm, gian nan.
Nghĩa.
Suy nghĩ, tưởng nhớ.
Để rồi, để mà.
Đón rước.
Đến, cho đến.
Bú (sữa), mớm (cơm).
Sao cho, biết đến bao giờ.
Kêu, la.
Kẻ thù.
Phân trần, bày tỏ.
Chìa lìa, đổ nát.
Rối rắm.

Bì, sánh.
Thỏa, thỏa mãn.
Nói, bày tỏ.
Bọn lũ, phường.
Xông pha, lăn lộn, tàn lụi.
Bỗng, chợt.
Từ người chồng xưng với
vợ.
Cúng, giỗ.
Vội vàng.
Bể.
Cao lớn.
Tuổi, bạn cùng lứa.
Đi, bỏ đi.
Đi nhanh trên dặm đường
xa.
Ra giữa dòng.
Áo cổ xanh, chỉ học trò.
Dịu dàng, lịch sự.
Cô đơn.
Tính, liệu.
Hơn, hơn hẳn.


101
102
103
104
105
106

107
108
109
110
111

Trang
Tráo chác
Trau
Trắc nết
Luống
Lụy
Lựa
Mảng
Mặc dầu
Minh linh
Nằng nằng

112, 1544
1062,825
06
1606
312
895
64
435,550,1873
516
1552
1247


112
113
114

Nẻo
Ngạt ngào
Trở việc

115
116
117
118
119
120
121
122
123

Trớ trinh
Tua
Tưng bừng


Vầy
Vơi vơi
Vời
Xảy

124
125


Xong xả
Xuê

88
223
856
1061,1197
1654
91
1306
1635
420, 338, 1993
234, 889,279
940,976
1090,1749,15,
1203,555,551,600,
1511,15,367,915,
1090,1373,1538,1562,
1749,1874.
1204, 1636.
1710,18,1186,1204.

126
127
128
129

Bậu
Qua

Thìn
Đà

120,569
120
196
314, 323, 353,
387, 537,19,13
69,177,198,363,884,
1084,1355,1327,1247,
1218,1114,1208,
1805,1410,1414,1672,
1887,1904,1964.

Đẹp, hay.
Bậc, đấng.
Tráo trở.
Sửa, tu dưỡng.
Hư, xấu.
Thường xuyên, những.
Nước mắt, lệ.
Huống chi, chẳng cần.
Mải.
Để tùy ý, hạn chế.
Một giống sâu như con
nhện.
Dai dẳng.
Chỉ không gian, lối, đường
đi.
Sửng sốt.

Lỡ việc, bận việc.
Dối trá.
Phải, nên.
ồn ào, ầm ĩ.
Héo rũ.
Vài.
Thế, như thế, nhóm.
Vời vợi.
Dòng khơi, biển khơi.
Bỗng, chợt.

Xong xuôi.
Đẹp, tốt.

Ngươi (bạn, anh bạn).
Ta .
Răn, giữ.
Đã.

TỪ ĐỊA
PHƯƠNG


130
131
132

Phang
Xúm
Chớ


133
134
135

Hườn
Thiệt
Đặng

136

Chi

137



138
139
140
141
142

Bôn chôn
Ưng
Ni
Vì chưng.
Rày

143

144
145
146
147
148
149
150
151

Uổng
Chừ
Ê hề
Hối
Nhát
Ngớt
Giò
Trấn
Áo tơi

69
599
600,1223,416,536, 997.
611.
189, 381, 1287,139.
22, 71, 177, 251, 262,
268, 276, 329, 352, 358,
364,
370,
1217,
1224,1318,1329,1339,

1345,1505,1515,1551,
1613, 651, 665, 728,
752,779, 784, 873, 84,
162,182,259,515,
582,1954,346,666,998,
1023,1651,1726,1798,
1820,1854,1900,2001.
15, 37, 149,107,89,94,
44,162,182,517,540,
579,582,637,646,678,
670,654,687,701,729,
792,795,824,1218,1129,
1114,1223,1258,923,
1459,1540,1814,1857.
224,
2021,
1692,
221,1846.
1196,758.
1994, 1251, 1390.
37, 2018, 1260,1128.
748
334,1132,1039,1284,
1298,1454, 1457, 1477,
1670,1716,1517,31,
101, 136,424,737, 1526,
1721,1746,1909.
112,534,1336.
218
453

952
1092
1342, 1022,640
1164
1244
1117

Khoan.
Tụ họp lại.
Đừng.
Viên (thuốc).
Đúng, thật.
Được, để.



Ngờ.
Vội vàng.
Chịu.
Này.
Bởi
Này, nay, giờ.

Tiếc, đáng tiếc.
Giờ.
Nhiều.
Thúc giục.
Dọa.
Dừng lại.
Cẳng chân.

Trơ ra.
Áo mưa.

v


152
153
154
155
156
157
158
159

Bơ vơ
Lơi
Đãi
Nhây
Lỡ
Thình lình
Ắt
Tầm phào

1645, 833,955,1428
1210
458
719
593
590,750,881

662,1508,2036
482

Cô đơn, một mình.
Lỏng lẻo.
Mời (ăn uống).
Bậy.
Dở dang.
Bỗng chợt.
Chắc chắn.
Vu vơ, huyền ảo.

2.2. Nhận xét về số lượng và vai trò thẩm mỹ của từ địa phương và từ cổ trong “
Lục Vân Tiên”.
Qua khảo sát và thống kê, chúng ta có thể thấy rằng trong tác phẩm “ Lục Vân
Tiên” đã sử dụng tương đối nhiều từ địa phương và từ cổ.Cụ thể là có 125 từ cổ và 34 từ
địa phương.Tuy nhiên, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ dùng nhiều từ địa phương và từ cổ
mà số lần xuất hiện của những từ ngữ này trong tác phẩm còn rất dày đặc. Từ cổ xuất
hiện 203 lượt và từ địa phương xuất hiện 224 lượt. Có thể nói hầu như câu thơ nào cũng
tìm thấy hoặc từ địa phương hoặc từ cổ. Ví như từ “ đặng” xuất hiện trong 47 câu thơ,
từ “ rày” xuất hiện trong 20 câu thơ, từ “chi” xuất hiện trong 34 câu thơ…
Số lượng từ địa phương và từ cổ trong tác phẩm xuất hiện nhiều mang lại ý nghĩa
to lớn.
Thứ nhất, chúng góp phần làm cho tác phẩm mang đậm chất Nam Bộ và tạo nên
vẻ đẹp rất riêng cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Về mặt nội dung, “ Lục Vân Tiên” là tác
phẩm ca ngợi nhân nghĩa, đạo đức nhưng nó không triết lý, khô khan, giáo điều là nhờ
những từ ngữ địa phương rất bình dị, mộc mạc, gần gũi với nhân dân. Về mặt nghệ thuật,
cũng nhờ từ ngữ địa phương làm cho ngôn ngữ truyện “ Lục Vân Tiên” mang phong cách
bình dân. Nhân vật trong truyện thể hiện cốt cách của người Nam Bộ: giàu chính nghĩa,
tình cảm, trọng nghĩa khinh tài, cương trực, thẳng thắn, sống rất phóng khoáng. Đoạn

trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” cho thấy Nguyễn Đình Chiểu sử dụng rất
nhiều từ ngữ in đậm dấu ấn vùng văn hóa Nam Bộ, phương ngôn Nam Bộ, ngữ âm Nam
Bộ: “bên đàng, tìm đàng, đàng xa, giữa đàng” (bên đường, tìm đường, đường xa, giữa
đường), “xông vô” (xông vào), “tại mầy” (tại mày), “xe nầy, con nầy” (xe này, con này),
“chưa hãn dạ nầy” (lòng này chưa tỏ, chưa biết chắc), “rước tôi” (đưa tôi), “hay vầy”
(biết vậy, biết thế này), “rõ đặng” (rõ được)…Đồng thời ,đoạn trích này cũng có rất
nhiều từ cổ để khắc họa tính cách con người Nam Bộ:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn


Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
Việc sử dụng một cách sinh động, chính xác, hợp lý vốn từ ngữ địa phương chứng tỏ tác
giả thông thuộc, am hiểu con người và cuộc sống quê hương Nam Bộ. Điều này tạo nên
tính đặc trưng, điển hình của hệ thống nhân vật gắn với một vùng văn hóa cụ thể và góp
phần làm phong phú thêm vốn ngôn ngữ nghệ thuật của cả dân tộc.
Thứ hai, chính nhờ sử dụng những từ địa phương mà “ Lục Vân Tiên” được nhân
dân Nam Bộ rất yêu thích và lưu truyền rộng rãi, bởi họ cảm thấy nó dễ hiểu, dễ thuộc,
họ tìm thấy tâm tư, tình cảm của mình trong tác phẩm.Mọi tầng lớp nhân dân từ quân tử
đến tiểu nhân, quan lại đến thứ dân đều có mặt trong tác phẩm.
Thứ ba, việc sử dụng nhiều từ cổ lại mang lại cho tác phẩm màu sắc cổ xưa, bác
học đúng như tác giả giới thiệu ở đầu tác phẩm là kể về chuyện lịch sử xa xôi bên Trung
Quốc :
“ Trước đèn xem truyện Tây Minh
Gẫm cười thế thái nhân tình éo le.”
Sử dụng nhiều từ địa phương và từ cổ còn cho thấy tài năng của Nguyễn Đình Chiếu
trong việc dùng từ. Ông vừa là nhà Nho rất am hiểu ngôn ngữ cổ, ngôn ngữ bác học vừa
là người sống chan hòa gắn bó với nhân dân nên tiếp thu được rất nhiều từ ngữ địa

phương có giá trị. Nguyễn Đình Chiểu đã học tập vốn từ địa phương trong nhân dân
nhưng đồng thời cũng sáng tạo góp phần làm cho vốn từ ngữ địa phương phong phú hơn
về mặt ý nghĩa.
Như vậy, từ ngữ địa phương và từ cổ có vai trò thẩm mỹ to lớn trong hệ
thống từ toàn dân. Nó cung cấp, bổ sung cho từ ngữ toàn dân những cách diễn đạt chính
xác hơn, hay hơn và làm cho tác phẩm mang một dấu ấn riêng, độc đáo. Từ ngữ địa
phương và từ cổ là những phương tiện tu từ từ vựng có vai trò không nhỏ góp phần làm
nên thành công của tác phẩm “Lục Vân Tiên”. Ngôn ngữ “ Lục Vân Tiên” vừa mang màu
sắc cao sang, bác học của những từ ngữ cổ, vừa có màu sắc cụ thể nôm na, bình dân, thân
mật của từ ngữ địa phương. Cách sử dụng ngôn ngữ kết hợp với những yếu tố nghệ thuật
khác như cốt truyện, xây dựng nhân vật, … đã làm cho thơ văn Nguyễn Đình Chiểu có vẻ
đẹp mộc mạc, chân chất nhưng rất nồng thắm, sâu lắng.

PHẦN KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập với thế giới một cách mạnh mẽ. Nhiều
lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, … đã phát triển vượt bậc và đạt được
nhiều thành tựu đáng kể. Văn học cũng có nhiều cách tân mới mẻ nhưng những gì thuộc


về giá trị tuyền thống thì vẫn còn được lưu giữ mãi với thời gian. Vì thế, nhữn tác phẩm
thời trung đại mà tiêu biểu là “ Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu luôn sống mãi
trong tâm trí của người Việt Nam, nó có giá trị không chỉ hôm nay mà cả mai sau.
Nghiên cứu đề tài “ Khảo sát và thống kê từ ngữ địa phương và từ cổ trong ngôn
ngữ “ Lục Vân Tiên”, chúng tôi chư có điều kiện đề cập một cách toàn diện và cụ thể
từng khía cạnh dẫu biết rằng còn nhiều vấn đề đáng được quan tâm sâu sắc. Song, trong
khả năng và giới hạn cho phép, chúng tôi cũng đã cố gắng đi sâu vào vấn đề cơ bản nhất
là thống kê từ ngữ địa phương và từ cổ. Đồng thời chúng tôi cũng cắt nghĩa những từ ngữ
đó một cách rõ ràng, ngắn gọn. Chúng tôi rất mong với đề tài này sẽ góp phần khẳng định
giá trị nghệ thuật của “ Lục Vân Tiên”, đặc biệt ở phương diện ngôn ngữ. Những kết quả
rút ra được từ việc nghiên cứu đã cho chúng ta thấy rằng: Ngôn ngữ trong “ Lục Vân

Tiên” vừa mộc mạc, giản dị mang tính địa phương Nam Bộ vừa trang trọng, mực thước,
uyên bác không thua kém “ Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Một khi chúng ta
hiểu chính xác, thấu đáo nghĩa của ngôn từ trong tác phẩm thì chúng ta dễ dàng hiểu nội
dung tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi vào trong sáng tác của mình.
Đề tài nghiên cứu này cũng làm chúng ta có cái nhìn đầy đủ, toàn vẹn hơn về “
Lục Vân Tiên” không chỉ có nội dung sâu sắc như nhiều người vẫn nghĩ mà nó còn có giá
trị nghệ thuật độc đáo mang bản sắc riêng. “ Lục Vân Tiên” xứng đáng là truyện thơ
Nôm tiêu biểu của thế kỷ XIX. Nó khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Đình
Chiểu như một ngôi sao sáng cho thế hệ sau học tập và cũng lý giải vì sao sau khi ông
chết thì cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Từ Điển từ cổ của Vương Lộc, NXB Đà Nẵng năm 2002.
Từ điển từ Việt cổ của Nguyễn Trọng San, Đinh Văn Thiện, NXB Văn hóa, năm
2001.
Truyện “Lục Vân Tiên”, NXB Tổng hợp Đồng Nai năm 2008.
Đề tài nghiên cứu “Từ ngữ văn hóa trong truyện Lục Vân Tiên” của Lê Thị Bích
Liễu, nguồn từ Blog của thầy Võ Minh Hải.
Bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” của Phạm
Văn Đồng, xuất bản năm 1963.
Sách giáo khoa ngữ văn lớp 11, tập 1, NXB GD, năm 2007.
99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt - Đinh Trọng Lạc, NXB GD, năm 1999.

DANH SÁCH NHÓM 4
1.
2.
3.

4.
5.
6.
7.
8.

9.

TRƯƠNG THỊ THẢO LY
NGUYỄN THỊ MỸ LY
TRẦN THỊ LY
NGUYỄN THỊ MẾN
TRẦN THỊ THÙY MINH
TRẦN THỊ DIỄM MY
LÊ THỊ THANH NGÂN
VÕ THỊ NGÀ
NGUYỄN ANH NGHIỆP



×