Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống pháp trong sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ PHỤNG

DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN
VỀ THỜI CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC THEO
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ PHỤNG

DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN
VỀ THỜI CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC THEO
ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Lí luận và phƯơng pháp dạy học Văn - Tiếng Việt
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NgƯời hƯớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HỮU BỘI


THÁI NGUYÊN - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.

Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Phụng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – Đi HTN


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em đã được
sự quan tâm giúp đỡ tận tnh của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học, Ban
giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo
và chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực, những chỉ dẫn khoa học quí báu của
TS. Hoàng Hữu Bội.
Em xin chân thành cảm ơn quí thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ nhiệt tình,
vô tư về điều kiện vật chất, tnh thần và những kinh nghiệm làm khoa học giúp em
hoàn thành luận văn này.
Do điều kiện thời gian và năng lực của bản thân có hạn nên luận văn không tránh
khỏi những khiếm khuyết. Em kính mong sự lượng thứ và đóng góp ý kiến của các thầy
cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 4 năm 2015

Tác giả luận văn

Vũ Thị Phụng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – iĐi HTN


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN
......................................................................................................ii
..........................................................................................................iii

MỤC

LỤC

MỞ

ĐẦU

............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 8
6. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 8
ChƯơng 1: MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN
THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC

.................. 9
1.1. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 9
1.1.1. Một số khái niệm mở đầu ................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp ............................ 12
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 30
1.2.1. Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp trong chương trình và sách giáo khoa
Ngữ văn bậc Trung học ..................................................... 30
1.2.2. Giáo viên với việc dạy học truyện thời kì kháng chiến chống Pháp ..... 31
1.2.3. Học sinh với việc học truyện thời kì kháng chiến chống Pháp ........ 33
ChƯơng 2: ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM TRUYỆN
THỜI KÌ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN CẤP TRUNG
HỌC................. 35
2.1. Định hướng chung về phương pháp dạy học các tác phẩm truyện theo thể loại
.................................................................................................... 35

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
iĐiiHTN




2.1.1. Ý kiến của tác giả Trần Thanh Đạm ................................................. 35
2.1.2. Ý kiến của tác giả Nguyễn Viết Chữ ................................................ 39
2.1.3. Ý kiến của tác giả luận văn............................................................... 41
2.2. Định hướng riêng cho từng tác phẩm...................................................... 55
2.2.1. Định hướng dạy học truyện ngắn Làng của Kim Lân ...................... 55
2.2.2. Định hướng dạy học truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài .... 65
ChƯơng 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 81
3.1. Thiết kế dạy học tác phẩm truyện “Vợ chồng A Phủ” ........................... 81
3.2. Dạy thực nghiệm ..................................................................................... 90

3.2.1. Mục đích ........................................................................................... 90
3.3.2. Đối tượng thực nghiệm ..................................................................... 90
3.3.3. Kế hoạch thực nghiệm ...................................................................... 90
3.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................... 91
3.3.5. Kết luận chung về thực nghiệm ........................................................ 95
KẾT LUẬN....................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 99

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
TN
ivĐH




MỞ ĐẦU
Truyện viết về thời kì kháng chiến chống

1. Lý do chọn đề tài
1.1.Lí do lí thuyết

Pháp đã được lựa chọn vào chương trình sách
giáo khoa Ngữ văn từ lâu và được sắp xếp ở các
cấp học: Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Từ lâu nhiều người dạy văn ở trường phổ
thông và ở bậc đại học đã có những đề xuất về
phương pháp dạy học truyện viết về thời kháng
chiến chống Pháp nhưng cũng chỉ là phương pháp
dạy học chung cho từng thể loại chứ chưa có
nhiều công trình nghiên cứu viết về truyện thời

kháng chiến chống Pháp trong nhà trường phổ
thông để đưa ra một định hướng về phương pháp
dạy học cụ thể.
Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài
này với mong muốn có được một đóng góp nhỏ
bé vào định hướng việc dạy học các tác phẩm
truyện thời chống Pháp theo đặc trưng thể loại.
1.2. Lí do thực tễn
Truyện về thời chống Pháp phản ánh
hiện thực cuộc sống kháng chiến của nhân dân
tộc ta trong 9 năm trường kỳ kháng chiến
(1946 - 1954). Tuy nhiên trong quá trình dạy học
cả giáo viên và học sinh không phải không gặp
những khó khăn, trở ngại bởi vì tuy thời kì kháng
chiến chống Pháp là một giai đoạn lịch sử chưa xa
nhưng với một số giáo viên và học sinh ngày nay
chưa có những hiểu biết đầy đủ và sâu sắc nên có
nhiều khó khăn, sai sót trong việc tiếp cận tác
phẩm.
Các tác phẩm truyện viết về thời chống

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
1ĐHTN




Pháp đã được đưa vào
sách giáo khoa trung
học. Tuy nhiên trong

quá trình dạy học cả
giáo viên và học sinh
không phải không gặp
những khó khăn, trở
ngại trong việc thực thi
đổi mới phương pháp
dạy học. Vì vậy chúng
tôi chọn đề tài này với
hi vọng khắc phục
những khó khăn, trở
ngại trong dạy và học,
nhằm nâng cao chất
lượng giờ dạy trong
nhà trường.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
1ĐHTN




2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình nghiên cứu truyện viết về thời chống Pháp
Truyện về thời chống Pháp là một trong những chặng đường phát triển mới của
truyện Việt Nam hiện đại. Chặng đường này, truyện đã kịp ghi lại hình ảnh cả dân tộc đang
trỗi dậy trong không khí sôi sục của những ngày toàn dân kháng chiến. Bởi vậy, đã có nhiều
nhà nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại quan tâm tới truyện thời kì này.
* Cuốn “Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại tập II, từ sau Cách
mạng tháng Tám 1945” (Do Nguyễn Văn Long chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
2010) là một cuốn chuyên luận để dạy phần lịch sử Văn học Việt Nam hiện đại ở các trường

Đại học. Ở chương VI, phần nói về thời kì đầu cách mạng và kháng chiến chống Pháp 1945
- 1954, tác giả Nguyễn Văn Long đã viết những nội dung sau:
1. Tình hình sáng tác các thể truyện, kí
2. Những đặc điểm
Phản ánh đời sống xã hội- lịch sử và hướng vào thể hiện quần chúng nhân dân
đã đưa tới những biến đổi đáng kể trong xây dưng nhân vật và thi pháp thể loại của truyện
kí kháng chiến.
a. Con người được thể hiện trước hết ở tư cách công dân, ở phương diện con người
chính trị, được đặt giữa dòng chảy lịch sử và những biến cố của đời sống xã hội...Con người
của gia đình, gia tộc, của làng xóm đã trở thành con người của cách mạng, của kháng chiến
[21, tr.158- 159]
b. Văn xuôi kháng chiến cũng đã có những biến đổi khá rõ về hình thức, thể loại, về
phương thức trần thuật, về giọng điệu và ngôn ngữ, tạo nên những đặc điểm của thi pháp
thể loại tự sự trong giai đoạn văn học này [21, tr.159-160].
. Quan điểm trần thuật: Đó là sự xích gần lại và tiến tới hòa nhập giữa quan điểm
trần thuật của tác giả - người trần thuật và nhân vật quần chúng
. Các tác phẩm truyện và tiểu thuyết đậm đặc các chi tiết, sự kiện của đời sống xã hội
và được trình bày theo tiến trình thời gian. Phương thức trần thuật thiên về thuật, kể sự
kiện.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
2ĐHTN




. Nhân vật được thể hiện ra chủ yếu ở hành động, việc làm chứ chưa đi sâu thể hiện
thế giới bên trong.
. Cốt truyện ít cốt truyện tâm lí mà nếu có chỉ khai thác những nét tâm lí gắn với
cộng đồng.

Như vậy, tác giả Nguyễn Văn Long đã khái quát những đặc điểm về giá trị nội dung
của truyện viết về thời kì kháng chiến chống Pháp (1945-1954): về tâm tư thời đại “những
tình cảm cộng đồng rộng lớn và những biến cố của đời sống lịch sử”, về nhân vật trung
tâm trong tác phẩm truyện “con người của cách mạng, của kháng chiến, họ sống cùng
một nhịp với cả dân tộc”. Về giá trị nghệ thuật, tác giả nhấn mạnh vào những biến đổi khá
rõ về hình thức thể loại, về phương thức trần thuật về giọng điệu và ngôn ngữ.
* Cuốn “Văn học Việt Nam (1945-1954)” (Tác giả Mã Giang Lân, Nhà xuất bản Giáo
dục, 1998) là một cuốn sách chuyên nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954.
Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Văn học Việt Nam đầu cách mạng, phần II: Văn học Việt
Nam kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Trong phần II, chương 2: Truyện và
ký, tác giả Mã Giang Lân viết về các nội dung sau:
I. Xu hướng tếp cận cuộc sống
Nhà văn chỉ có thể tếp cận cuộc sống và khám phá hiện thực mới, khi đã thay đổi
“đôi mắt’, có đôi mắt của nhân dân; và từ đó nhìn vào kháng chiến sẽ nhận ra bao điều
mới mẻ. Quả thật truyện những năm kháng chiến đã phát hiện ra vẻ đẹp của nhiều
gương mặt bộ đội, cán bộ, người nông dân, công nhân ở khắp nơi, trên mọi mặt trận. [19,
tr.114]
II. Nhân vật trung tâm của truyện ký
Nhân vật trung tâm của truyện ký giai đoạn 1946- 1954 là con người mới, là
con người cầm vũ khí trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm...Con người mới phát triển
kết hợp được hai mặt: hành động và suy nghĩ. Họ quan niệm được hạnh phúc và nghĩa vụ,
cái mất và cái còn, sự hi sinh và thắng lợi. [19, tr.129].

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
3ĐHTN




III. Thể loại

Song song với sự phát triển và thành công của ký là truyện ngắn...Ở đây chúng ta
gặp một hiện tượng là có truyện ngắn còn lẫn nhiều chất ký, chất chủ quan, ghi chép, miêu
tả; việc khắc họa nhân vật, độ sâu tâm lí nhân vật chưa được chú ý...đội ngũ viết truyện
ngắn được bổ xung có thêm Hồ Phương, Nguyễn Khải, Minh Lộc, Nguyễn Đình
Thi...Tiểu thuyết so với ký và truyện ngắn xuất hiện dè dặt hơn...tiểu thuyết kháng chiến
chống Pháp chỉ nên coi là những khúc dạo đầu, những phác thảo cần thiết để tạo đà phát
triển cho tiểu thuyết đích thực sau này. [19, tr.145]
* Cuốn “Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (1945-1954)”
(Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Hà Nội,
1986) là một cuốn sách nghiên cứu khá sâu về Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp
(1945-1954). Cuốn sách gồm bốn phần: phần 1: Lý luận, phê bình văn học; phần 2: Văn
xuôi; phần 3: Thơ ca; phần 4: Các thể loại sân khấu. Trong phần 2 đề cập tới ba vấn đề
lớn:
Chương I: Bối cảnh và tiến trình. Tác giả- tác phẩm.
“Thời kì 1945-1954 gắn với hai sự kiện vĩ đại: Cách mạng tháng Tám và cuộc kháng
chiến chống Pháp mười năm....Do vậy nhìn trên toàn cục, mười năm mở đầu của văn
xuôi, chủ đề Cách mạng và Kháng chiến trở thành một nội dung chung, chan hòa, xen
cài...Diễn ra cuộc tập hợp đội ngũ rất nhanh trước hết là những tác giả hiện thực như Tô
Hoài, Nguyên Hồng, Nam Cao, Kim Lân...Bước vào buổi đầu những năm 50, văn xuôi
dần dần xuất hiện những sáng tác có bề rộng bao quát và chiều sâu khái quát nhất định
đời sống kháng chiến của dân tộc...Xung kích (1951) của Nguyễn Đình Thi là thiên truyện kí
đầu tiên thành công về anh bộ đội trong các chiến dịch lớn- chiến dịch Trung du, đánh
về đồng bằng...Trong các sáng tác về nông thôn chiến đấu, Con trâu (1953) của
Nguyễn Văn Bổng viết từ chiến trường Liên khu Năm, có một vị trí nhất định...Làm nghề
thợ, sống và viết cùng người thợ, qua Vùng mỏ, Võ Huy Tâm đã góp cho ta hình dung về
giai cấp công nhân Việt Nam trong một hoàn cảnh đặc thù...” [22, tr.73-74]

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
11ĐHTN





Chương II: Nhân vật trung tâm của văn xuôi: con đường tm kiếm và nhận diện.
“Người nông dân vẫn là một đối tượng quan trọng, đứng ở hàng đầu sự chú ý của
văn xuôi sau 1954 [22, tr.102] .Không phải đến 1945, gương mặt người cán bộ cách mạng,
người chiến sĩ cộng sản mới xuất hiện trong văn xuôi. Nhưng phải đến 1945, văn xuôi mới có
hoàn cảnh khắc họa trên diện rộng hình ảnh người cách mạng [22, tr.105].Bức tranh kháng
chiến, với nhân vật trung tâm là người lính, từ sau 1950, dần dần đậm nét hơn. Cùng
với sự mở rộng diện phản ánh: các vùng nông thôn tự do và địch hậu, các vùng giáp ranh
của ta và địch xen cài, miền núi Việt Bắc, Tây Bắc,vùng mỏ...thế giới nhân vật văn xuôi dần
dần đông đảo. Đó là hình ảnh một cuộc kháng chiến toàn dân, một cuộc chiến tranh nhân
dân” [22, tr.115-116]
Chương III: Ngôn ngữ - Thể loại
“Trở lại phong cách đại chúng của ngôn ngữ đã nói ở phần trên, nhằm sao cho câu
văn thật giản dị, dễ hiểu, cần bổ xung thêm ở đây, về một phía khác, là phong cách hiện
thực, nhằm sao câu văn áp sát, ôm khít, lột tả được sự sinh động, chuyển động của đời
thực...Có điều cần lưu ý hoàn cảnh kháng chiến căng thẳng, thiếu thốn nhiều mặt, trình độ
của công chúng không có yêu cầu viết dài, những giá trị mà văn xuôi đã giành được trước
hết là thuộc về văn báo chí, và các thể văn ngắn, trong đó truyện ngắn sớm dành được ưu
thế trội” [22, tr.132].
* Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12, tập I- Bộ cơ bản (Nhà xuất bản Giáo dục, 2008),
đã có những nhận định về văn xuôi kháng chiến chống thực dân Pháp nói chung như
sau: “Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến; hướng tới đại chúng,
phản ánh sức mạnh của quần chúng; thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai
tất thắng của cuộc kháng chiến. Truyện ngắn và kí là những thể loại mở đầu cho văn xuôi
kháng chiến chống thực dân Pháp. Kí sự Một lần đến thủ đô, Trận Phố Ràng của Trần
Đăng, truyện ngắn Đôi mắt và Nhật kí Ở rừng của Nam Cao, truyện ngắn Làng của



Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương...là những tác phẩm têu biểu. Từ năm 1950, đã bắt đầu
xuất hiện những tập truyện , kí dày dặn. Đáng chú ý là các tác phẩm được tặng giải thưởng
truyện- kí của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1951-1952: Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Xung kích
của Nguyễn Đình Thi, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy
Tưởng và các tác phẩm được tặng giải nhất trong giải thưởng truyện - kí năm 1954-1955:
Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài.” [3, tr.5].
Văn xuôi nói chung và truyện nói riêng viết về thời kì kháng chiến chống Pháp đã
được nhiều nhà nghiên cứu trăn trở, tìm hiểu để khẳng định giá trị. Các công trình nghiên
cứu đó đã đóng góp những kiến thức bổ ích, quý báu giúp người thực hiện luận văn về
truyện viết về thời kì kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung
học.
2.2. Những tài liệu nghiên cứu về dạy truyện thời chống Pháp
* Sách giáo viên:
- Bộ sách giáo viên Ngữ văn bậc THCS (Tác giả Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên, Nhà
xuất bản Giáo dục, 2006)
- Sách giáo viên Ngữ Văn 12, tập II - Bộ cơ bản (Tác giả Phan Trọng
Luận tổng chủ biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008)
- Sách giáo viên Ngữ Văn 12, tập II - Bộ nâng cao (Tác giả Trần Đình Sử tổng chủ
biên, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008)
* Sách tham khảo:
- Bộ sách “Thiết kế bài học Ngữ văn theo hướng tích hợp” (Tác giả
Hoàng Hữu Bội, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004)
- Bộ sách “Thiết kế hệ thống câu hỏi Ngữ văn” (Tác giả Trần Đình
Chung, Nhà xuất bản Giáo dục, 2006)
- Bộ sách “Thiết kế dạy học Ngữ văn theo hướng tích hợp” (Tác giả
Trương Dĩnh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2005)
- “Thiết kế dạy học Ngữ văn 12” - Nâng cao (Tác giả Hoàng Hữu Bội, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2008)



- “Thiết kế dạy học Ngữ văn ” (Tác giả Phan Trọng Luận, Nhà xuất bản
Giáo dục, 2008)
- “Thiết kế bài giảng Ngữ văn ” (Tác giả Nguyễn Văn Đường, Nhà xuất bản Hà Nội,
2008)
- Bộ sách “Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn”
2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Mỗi cuốn sách, mỗi tác giả có cách nhìn khác nhau, thành công khác nhau khi
khai thác các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp. Mỗi vấn đề được các tác giả đề cập
đến đều rất thiết thực, có tính thực tiễn cao, góp thêm giải pháp vào vấn đề dạy học văn ở
bậc Trung học hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên đã là những gợi dẫn rất quý báu cho chúng tôi
trong quá trình làm đề tài. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn có cái nhìn tổng quát hơn về
truyện viết về thời chống Pháp trong nhà trường để tìm ra được phương án dạy học phù
hợp với đặc điểm truyện viết về thời chống Pháp và tầm tiếp nhận của thế hệ trẻ ngày
nay. Bởi thế, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu.
3. Đối tƯợng và phạm vi nghiên cứu
1. Nghiên cứu các tác phẩm truyện về thời chống Pháp được lựa chọn vào
chương trình sách giáo khoa Ngữ văn Trung học.
2. Hoạt động dạy học của thầy và trò về các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp
trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu “Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo
khoa Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại” nhằm mục đích:
Tìm ra đặc điểm của các tác phẩm thuộc loại truyện thời chống Pháp về nội dung và
nghệ thuật. Trên cơ sở đó xác định được định hướng về phương


pháp dạy và học các tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp theo thể loại. Từ đó
đề ra một phương án dạy học có hiệu quả.

4.2. Nhiệm vụ
Đề tài “Dạy học các tác phẩm truyện về thời chống Pháp trong sách giáo khoa
Ngữ văn bậc Trung học theo đặc trưng thể loại”, có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu trên bình diện lí thuyết: Các công trình nghiên cứu về văn học thời
kháng chiến chống Pháp; Lí thuyết về phương pháp giảng dạy các tác phẩm truyện theo đặc
trưng thể loại;
- Nghiên cứu thực tễn: Vị trí của các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp trong
chương trình Ngữ văn bậc trung học; Hoạt động dạy học của giáo viên về các tác phẩm này:
(họ đang dạy học như thế nào?); Học sinh với các tác phẩm truyện này: (hứng thú, hiểu
biết, năng lực cảm thụ của các em về các tác phẩm truyện viết về thời chống Pháp).
- Đề xuất phương án dạy học qua thiết kế một tác phẩm truyện viết về thời
chống Pháp trong chương trình Ngữ văn bậc trung học.
5. PhƯơng pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lí luận
- So sánh, đối chiếu
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát, thống kê, phân loại
- Thực nghiệm sư phạm (Thiết kế bài học và dạy thực nghiệm)
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần “mở đầu” và “kết luận”, luận văn này gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở
lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học truyện thời
kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học.
Chương 2: Định hướng về phương pháp dạy học các tác phẩm truyện thời
kháng chiến chống Pháp trong sách giáo khoa Ngữ văn bậc Trung học. Chương 3: Thực
nghiệm sư phạm.


ChƯơng 1
MỘT SỐ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TRUYỆN THỜI

KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm mở đầu
1.1.1.1. Thời kì kháng chiến chống Pháp
Trong lịch sử Việt Nam, thực dân Pháp đã hai lần xâm lược nước ta. Nhân dân
ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp.
* Cuộc kháng chiến chống Pháp lần thứ nhất từ năm 1858 đến năm 1945. Cuộc
kháng chiến đó có những sự kiện lịch sử trọng đại như sau:
*) Từ năm 1858 - 1884: Rạng sáng 1.9.1958, Pháp nổ súng ở bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Vua Tự Đức của danh tướng Nguyễn Tri
Phương ra Đà Nẵng chặn giặc.
- Gặp khó khăn ở Đà Nẵng, giặc Pháp chuyển hướng tấn công vào Nam Kỳ: Ngày
9.2.91859, giặc Pháp tấn công vào sông Cần Giờ, vào Gia Định và lần lượt đánh chiếm các
tỉnh Nam Kỳ. Nhân dân Nam Kỳ đánh giặc quyết liệt, têu biểu nhất là các anh hùng Trương
Định, Nguyễn Trung Trực...
- Sau đó, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Phong trào kháng chiến lan rộng ra
khắp cả nước.
*) Phong trào Cần Vương (1885- 1896) với các sự kiện:
- Đêm ngày mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng 7 năm 1885, Tôn Thất
Thuyết và Trần Xuân Soạn nổ súng đánh úp đồn Mang Cá (Huế).
- Ngày 13.7.1885 Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.
- Cuộc khởi nghĩa Ba Đình của Phạm Đình Bành và Đinh Công Tráng (1887).
- Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1885).
- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1890- 1895).
*) Phong trào Đông Du (1904 - 1908) của Phan Bội Châu.


*) Phong trào Duy Tân (1906 - 1908) của Phan Châu Trinh.
*) Phong trào nông dân ở Yên Thế (1883 - 1913) của cụ Đề Thám.
- Nhưng tất cả đều bị thực dân Pháp đánh bại. Mãi đến khi các tổ chức cách mạng ra
đời gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc thì phong trào cách mạng Việt Nam mới

phát triển và kết thúc thắng lợi với cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta giành lại
nền độc lập sau 80 năm nô lệ dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ra đời dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt
Nam, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Nhưng thực dân Pháp lại không
để cho dân tộc ta yên, chúng quay trở lại đánh chiếm lần thứ hai.
* Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954 (9 năm). Cuộc kháng
chiến này xảy ra ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa mới ra đời. Mọi người dân nước Việt Nam từ những người nô lệ trở thành công dân
của nước Việt Nam độc lập dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng đầu. Sau đây là những sự kiện lịch sử trọng đại diễn ra trong 9 năm kháng chiến
trường kì:
*) Chưa đầy một tháng khi nhân dân ta giành chính quyền, thực dân Pháp
được quân Anh giúp đỡ đã gây hấn ở Nam Bộ ngày 23-8-1945. Nhân dân Nam Bộ đã chiến
đấu kiên cường, bảo vệ quê hương và đồng bào cả nước lập tức chi viện cho Nam Bộ. Các
đơn vị “Nam Tiến” được thành lập, khẩn trương lên đường vào “chia lửa” với quân dân
Nam Bộ.
*) Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện chính sách nhân nhượng “nhưng
càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”. Chúng mở rộng chiến tranh ra khắp cả
nước. Cho nên, 20 giờ ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh truyền đi khắp cả nước. Ngay
từ tối ngày 19 tháng 12 năm 1946, vệ quốc đoàn và tự vệ ở Thủ đô đã tấn công Pháp, nhân
dân Thủ đô xây dựng chiến lũy trên đường phố. Từ đó lực lượng vũ trang của nhân dân ta
lớn mạnh dần lên, đã mở liên tiếp các chiến dịch tấn công Pháp và chiến thắng:

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
1Đ0HTN





- Chiến dịch Việt Bắc
- Chiến dịch Biên Giới năm 1950
- Chiến dịch Hòa Bình năm 1951
- Chiến dịch Tây Bắc năm 1952
- Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
*) Một ngày sau khi Pháp thất thủ ở Điện Biên Phủ, Hội nghị quốc tế về chấm dứt
chiến tranh ở Đông Dương họp ở Giơnevơ (Thụy Sĩ) và hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt
Nam, Lào và Campuchia được kí kết. Hòa bình được lập lại nhưng nước ta tạm thời chia
làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Cuộc kháng chiến 9 năm
chống thực dân Pháp chấm dứt.
1.1.1.2. Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
* Khái niệm về truyện
Có nhiều định nghĩa khác nhau về truyện, nhưng trong luận văn chúng tôi chọn
định nghĩa trong Cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội, 1999 định nghĩa về truyện như sau: “Là tác phẩm tự sự...Ở văn học trung đại
Việt Nam, truyện là thuật ngữ mà văn học vay mượn từ sử học (truyện là thể loại trước
thuật của sử gia, chép tểu sử, hành trạng, công tích của các nhân vật lịch sử). Ở văn học
hiện đại, “truyện” là khái niệm không thật xác định. Một mặt nó vẫn được dùng để trỏ
mọi loại tác phẩm tự sự có cốt truyện nói chung (bao gồm cả truyện, tểu thuyết), mặt khác
lại có lối dùng nó như thuật ngữ trỏ dung lượng tác phẩm tự sự (“truyện dài”, “truyện vừa”,
“truyện ngắn”) [1, tr.349].
* Truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
.Th ời g i an sáng t ác: là những tác phẩm được viết trong và sau cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta (1945-1954).
. Độ i ng ũ nh à v
ăn

khá đông đảo và thuộc nhiều tầng lớp, các nhà văn

Tiền chiến (các tác giả có sáng tác từ những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945),

không phân biệt xu hướng giờ đây đã tập hợp thành một đội ngũ.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
1Đ18HTN




Các nhà văn thuộc dòng văn học Cách mạng vẫn tếp tục hướng đi cũ, sáng tác các tác
phẩm kịp thời phục vụ kháng chiến, họ trở thành những cây bút chủ lực.
Các nhà văn thuộc dòng văn học Lãng mạn và Hiện thực phê phán trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945 đã giác ngộ cách mạng và hăng hái tham gia kháng chiến chống
Pháp cùng với toàn bộ dân tộc: Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Tô
Hoài, Nam Cao...
Cùng với lớp nhà văn đó là đội ngũ các nhà văn trưởng thành lên từ trong
kháng chiến: Nguyễn Đình Thi, Võ Huy Tâm, Nguyễn Khải, Hồ Phương, Trần Đăng...). Họ
sinh ra và được nuôi dưỡng từ phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng. Họ trưởng thành
mau chóng và xông xáo trên mọi lĩnh vực. Vì vậy xuất hiện kiểu nhà văn - chiến sĩ, những
người vừa trực tiếp chiến đấu vừa dùng ngòi bút như một thứ vũ khí để đấu tranh với kẻ
thù và động viên, cổ vũ quần chúng kháng chiến.
Những tác phẩm truyện đặc sắc thời kì kháng chiến chống Pháp: Truyện
ngắn mở đầu cho truyện kháng chiến chống thực dân Pháp
- “Một lần đến thủ đô” của Trần Đăng (1946)
- “Đôi mắt” của Nam Cao (1948)
- “Làng” của Kim Lân (in 1948)
- “Thư nhà” của Hồ Phương (1949)...-Từ những năm 1950, đã bắt đầu xuất hiện những tập truyện khá dày dặn:
- “Vùng mỏ” Võ Huy Tâm (1951)
- “Con trâu” Nguyễn Văn Bổng (1953)
- “Xung kích” Nguyễn Đình Thi (1951)
- “Đất nước đứng lên” Nguyên Ngọc (1971)

- Tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài (1953)...
1.1.2. Đặc điểm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Qua việc đọc trực tiếp các tác phẩm truyện thời kháng chiến chống Pháp và qua các
công trình nghiên cứu về truyện kháng chiến chống Pháp (cuốn Văn


học Việt Nam 1945 - 1954 của Mã Giang Lân, NXB Giáo dục, 1998; cuốn Văn học Việt Nam
kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954, Phong Lê (chủ biên), Vũ Anh Tuấn, Vũ Đức Phúc, NXB
Khoa học xã hội, 1986; cuốn Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại(từ sau 1945), NXB Khoa học
xã hội, 1997; Giáo trình “Văn học Việt Nam hiện đại tập II - Từ sau Cách mạng tháng Tám
1945 chủ biên Nguyễn Văn Long, NXB Đại học sư phạm, 2010...), chúng tôi đã có
được những hiểu biết về đặc điểm của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp.
A. Đặc điểm về nội dung của truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Trong cuốn sách Văn học Việt Nam kháng chiến chống Pháp (19451954) Phong Lê (chủ biên), Vũ Anh Tuấn, Vũ Đức Phúc, NXB Khoa học xã hội, 1986, ở
phần hai Văn xuôi, chương I: Bối cảnh và tiến trình, tác giả - tác phẩm, tác giả viết: “Ở giai
đoạn nhận đường... những trang văn ánh lên được hơi thở đời sống kháng chiến hòa được
vào mạch đập của dân tộc, biểu đạt được tâm tư, nguyện vọng đích thực của quần
chúng đông đảo [22, tr.81]... bước vào buổi đầu những năm 50, văn xuôi dần dần xuất
hiện những sáng tác có bề rộng bao quát và chiều sâu khái quát nhất định đời sống kháng
chiến của dân tộc [22, tr.85-86]...Nhưng trên diện nhân vật được mở rộng và trên các mối
quan hệ của nhân vật được triển khai, bức tranh đời sống kháng chiến từ sau năm 1950,
mới thật sự khơi được vào dòng chảy chính, để qua đó mà làm rõ lên được hình ảnh một
cuộc chiến tranh nhân dân, trong những gian khổ, khốc liệt của nó, nhưng không mờ khuất
những nét lạc quan và khí thế trưởng thành...” [22, tr.89]. Từ nhận định trên có thể khái
quát nội dung truyện thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954) như sau:
Truyện thời kì kháng chiến phản ánh chân thực, sinh động cuộc sống kháng
chiến và con ngƯời kháng chiến
1. Hình ảnh cuộc sống kháng chiến trong truyện thời kì kháng chiến chống Pháp
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, truyện đã phát huy được ưu thế của thể loại,
bám sát các sự kiện và diễn biến của cuộc kháng chiến, dựng lại bức tranh nhiều vẻ về cuộc

kháng chiến toàn dân, toàn diện ở mọi miền đất nước.


* Đó là cuộc sống đau thương, đầy mất mát ở những vùng quê bị giặc tàn phá,
giày xéo
Các nhà văn thời kì chống Pháp đã nhìn thẳng vào hiện thực đau thương
để phản ánh một cách chân thực và sinh động. Những vùng quê yên ả, thanh bình nay bị
giặc tàn phá. Qua câu chuyện giản dị của một người lính về thăm nhà ở vùng Đông Triều
(Quảng Ninh) trong truyện ngắn Thư nhà, nhà văn Hồ Phương đã không né tránh hiện thực
tàn khốc của chiến tranh “Đông Triều tan tác, điêu linh lắm, giặc tàn phá không còn một búi
cỏ... Chúng nó đốt làng ta bốn lần. Bốn lần bị đốt, đốt lần nào làng làm lại, chúng lại đốt.
Cứ thế giằng co mãi...”[8, tr.285].
Truyện ngắn Tây đầu đỏ của nhà văn Sơn Nam đã tái hiện sinh động bức tranh làng
quê Nam Bộ khi Tây đầu đỏ xuất hiện. Nó cậy quyền, ỷ thế “vận động khẩn phần, quản hạt
mà giựt tuốt đất của dân. Người dân bị cướp hết ruộng đất trở thành tá điền, con nợ của
Tây đầu đỏ tưởng như trọn đời, mãn kiếp, đến nỗi con cá dưới kênh, con tôm trong đìa họ
cũng không dám bắt ăn, vì sợ đòn roi của cặp rằng, sợ gông cùm của chủ” [26, tr.7]
Tiểu thuyết Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc đã phản ánh sinh động hiện
thực đau thương và bộ mặt tàn ác của kẻ thù. Thực dân Pháp đi đến đâu chúng gieo giắc tội
ác, tàn phá xóm làng của ta. Giữa lúc đang đói nặng Pháp đốt làng Bông - pra, lấy tất cả rìu,
rựa, giáo mác, nó muốn cho người Ba- na chết hết. Đau thương hơn“từng người họ đi lại
chỗ cái nhà mình bị đốt cháy ngồi xuống, hốt đầy một gùi tro tranh. Núp nhìn những bàn
tay hốt tro đó: đầy một gùi tro này có thể ăn thay muối được hai năm đấy”. Người Ba- na
phải ăn tro thay muối. Nhưng người Ba- na vẫn hát theo điệu Pe trong Luai (Điệu hát hái
cà) để tự động viên mình:
“Không phải đâu, thằng Pháp ơi
Mày lầm rồi! Mầy lầm rồi
Mày lấy hết lúa của tao



Mày lấy hết bắp của tao Mày lấy
hết cái sắt của tao Mày muốn tao
chết trước mày
Không phải đâu, thằng Pháp ơi! Mày
lầm rồi! Mày lầm rồi!
Coi thử tao chết trước hay mày chết trước nhé!...” [27, tr.62]
Có thể nói, những tác phẩm truyện thời kì kháng chiến chống Pháp đã phản ánh thật
thấm thía và sâu sắc nỗi đau mất mát của nhân dân ta thời ấy. Nhưng hiện thực đó không
gây nên sự bi lụy mà trở thành động lực mạnh mẽ giúp cho dân tộc Việt Nam nung nấu căm
thù, nuôi ý chí quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.
* Đó là cuộc sống vừa chiến đấu vừa lao động sản xuất hăng say của quân và dân
ta trong kháng chiến
Nói kháng chiến ở chiến trường với vai trò của người lính, không được
bỏ quên “kháng chiến sau lũy tre làng, trên đồng lúa”, nhưng thử thách đặt ra cho những
người nông dân trong chiến đấu và sản xuất, vừa phải chống giặc vừa bám đất, giữ làng.
Truyện ngắn Đánh trận giặc lúa Bùi Hiển đã miêu tả chân thực cuộc chiến tranh của nhân
dân: nhân dân trong vùng địch tạm chiếm hăng say sản xuất với tinh thần dũng cảm, óc
mưu trí cùng sự đoàn kết, giúp đỡ đắc lực của bộ đội và dân quân du kích. Đến mùa gặt,
các anh về gặt giúp dân và cũng vừa làm nhiệm vụ đánh đồn quấy rối giặc, không cho
chúng thì giờ và tâm trí để cản trở việc thu hoạch mùa màng của nhân dân “Khắp cả cánh
đồng ruộng trăm mẫu, ba ngàn con người còng lưng hối hả gặt”, gặt suốt đêm chưa xong,
gặt thâu tới sáng. Nhà văn khẳng định, nhân dân ta không chỉ đánh giặc giỏi, chiến đấu
dũng cảm, mà trong lửa đạn chúng ta vẫn sản xuất rất giỏi, đảm bảo cho nhân dân và bộ đội
có đủ lúa gạo ăn, bảo đảm cơ sở vật chất cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Tiểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng viết từ chiến trường Liên khu Năm.
Trong tiểu thuyết con trâu không còn là chuyện “đầu cơ nghiệp” của


một gia đình riêng lẻ, mà là chuyện gắn với sự sống còn chung của dân tộc. Bảo vệ trâu
là bảo vệ sản xuất, nuôi dưỡng sức dân, chiến đấu lâu dài “Nó thường hăm dọa giết hết

thanh niên thì Việt Minh hết kháng chiến, mà giết hết trâu Việt Minh không làm ăn được
cũng hết kháng chiến” [6, tr.5] .Thực dân Pháp muốn bắt hết trâu để triệt phá sản xuất của
người nông dân ở xã Hồng Phong, chúng tìm mọi cách bắt trâu. Vì vậy ông Đẩu, ông Hoạch
tm mọi cách để giấu trâu “Không đánh chạy được, không rúc cấm được, không gởi đi tản
cư được thì chỉ còn có hai cách: một lên trời, hai xuống đất. Cứ cho nó độn thổ như mình
đi” [6, tr.8] và mọi người đào hầm bí mật cho trâu. Bảo vệ trâu cũng là một thử thách
quết tâm chiến đấu bám địch giữ làng của người nông dân vùng địch hậu: Chức nói
“Phải, phải cho nên vấn đề con trâu bây giờ là vấn đề sản xuất mà cũng là vấn đề du kích.
Giữ được con trâu lúc này mới làm mùa được, và cũng như chú nói, có giữ được con trâu
bên này đồng bào mới trở về làm ăn. Mà đồng bào có trở về làm ăn thì hàng ngũ mới chấn
chỉnh lại, du kích mới vững” [6, tr.11]. Kháng chiến còn dài, còn lắm gian khổ, nhiều thử
thách đặt ra, nhưng người nông dân trong quá trình trưởng thành dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã có đủ những trang bị tinh thần và vật chất để làm thất bại từng âm mưu của địch
và đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
* Đó là cuộc sống kháng chiến ở nơi “tản cư” của nhân dân ta trong những năm
đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trước hết ta biết được trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp,
Chính phủ ta có chủ trương cho đồng bào các vùng sắp bị giặc đánh chiếm tạm rời làng quê
đang ở đến những vùng tự do dưới sự kiểm soát của chính quyền ta. Việc đó gọi là tản cư.
Cuộc sống kháng chiến của nhân dân ta buổi đầu đúng như ông Hai trong truyện ngắn
Làng của Kim Lân nói: “Hừ, đánh nhau cứ đánh nhau, cấy cày cứ cấy cày, tản cư cứ tản
cư... Hay đáo để”. Khẩu hiệu của chúng ta bấy giờ là “vườn không nhà trống”.
Cuộc sống ở nơi tản cư của ông Hai: hàng ngày ông đến phòng thông tin nghe đọc
báo: “Bao nhiêu là tin hay. Một em nhỏ trong ban tuyên truyền xung

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
1Đ6HTN





phong bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm quốc kì lên Tháp Rùa...Một anh trung đội trưởng
sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Đội nữ du kích
Trưng Trắc giả làm người đi mua hàng đã bắt sống một tên quan hai bốt Thao ngay giữa
chợ...” [20, tr.24]. Như vậy, ngay những năm đầu thực dân Pháp đánh chiếm ra miền Bắc,
nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng chống giặc ngoại xâm.
Trong tểu thuyết Con trâu của Nguyễn Văn Bổng: Thực dân Pháp tập trung quân ở
các đồn, chúng ra lệnh cho đồng bào ta ở tản cư. Xã Thái học bị thực dân chiếm đóng, đồng
bào tản cư ở đó phải có đủ các giấy tờ, phải khai tên của mình, tên của cha mẹ, cho chúng
nó ghi vào trên cái đó có ba xéo đo đỏ như trên lá cờ ba que. Nhưng có giấy cạc của lý
hương di chuyển, đi lại rất tiện. Khi Hiếu có ý định cho Sơn sang bên Thái học để chữa
thương, Trợ không đồng ý, anh nói: “...qua đó lãnh giấy, lãnh cạc ở với Tây, với Việt gian
thì không còn lòng dạ chi hế...Rồi phải đi chợ của nó, ra phố, ra Đà Nẵng, lả lơi với Tây, với
bọn bảo vệ hương dũng, để nó mang lọt đồ ngoại hóa đi” [6, tr.72]. Nhưng trên thực tế, anh
Chức vẫn thường xuyên liên lạc và giao cho Hiếu ở tản cư bên Thái học nắm tnh hình, tuyên
truyền, vận động bà con. Ở Thái học ỷ vào bọn lý hương vào ba cái giấy cạc chúng nó cấp
cho...Đỗ Biên cũng muốn bên Hồng Phong có lý trưởng như bên này cho yên ổn nhưng
dân không nghe, nó ra ba điều kiện: “nhổ hàng rào kháng chiến, lấp hầm bí mật, chúng
nó qua không được báo động”. [6, tr.148]. Thực dân đánh vào tinh thần người dân. Anh em
du kích bên ngoài vẫn bám đồn, đảm bảo cho bà con về được bên Hồng Phong.
* Trong truyện thời kì kháng chiến chống Pháp, cuộc sống kháng chiến hiện
lên không chỉ có những gian khổ, hi sinh, mất mát mà còn có cả cuộc sống vui tươi, lạc
quan trong tình quân dân thắm thiết.
Trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao: Độ là một nhân vật có lối
sống theo hướng ngày càng hòa mình vào quần chúng nhân dân, vào kháng chiến. Độ tìm
đến cách mạng, kháng chiến xảy ra, Độ khoác ba lô đi kháng chiến, làm cán bộ tuyên
truyền, ngày đêm lăn lộn với quần chúng, với những

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
1Đ24HTN





người thợ in, có chấy rận trong người (do điều kiện chiến tranh) mà vẫn thấy hạnh phúc. Độ
rất lạc quan vào thắng lợi của cuộc kháng chiến vì anh tin tưởng vào sức mạnh của quần
chúng, những người nông dân“răng đen, mắt toét...phần đông dốt nát, nheo nhếch,
nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương” [38, tr.78] nhưng lúc ra trận giáp mặt với cái
chết anh thấy họ “xung phong can đảm lắm”. Chính vì vậy, từ một nhà văn, Độ sẵn sàng
làm người “tuyên truyền nhãi nhép” cho cách mạng, anh có thể ngủ ngay trong nhà in đèn
sáng và máy chạy ầm ầm...
Trong tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc: làng Kông- hoa của
Núp mấy năm nay mất mùa, lại thêm giặc Pháp liên tục bắn phá, đốt làng, người dân phải đi
xâu, đi thuế cho Pháp. Đến mùa mình ăn cỏ, giặc Pháp ăn lúa, đói, Pháp không cho đi tm củ
mài...Nhưng Núp và người dân Ba- na vẫn tn tưởng vào Bok- Hồ, vào chính phủ. Họ chưa
gặp Bok- Hồ bao giờ, chỉ nghe kể “Bok- Hồ giỏi lắm, làm cái rẫy cũng giỏi, biết thương yêu
người già, người trẻ, biết yêu thương đất nước” [27, tr.19]. Chính vì vậy, ngày bộ đội về
làng là ngày vui nhất của Kông- hoa, bộ đội dạy cho dân bắn súng, cùng dân đi giã gạo, cho
heo ăn, nấu nồi cơm, làm cái rổ, cái mủng cho đồng bào, con nít đi với bộ đội bốn năm ngày
biết hát bài Hồ Chí Minh “Núp muốn sao bộ đội ở đây miết, đất nước mình mạnh thế này,
tốt thế này, vui sướng quá” [27, tr.27]
.Thực dân Pháp tm cách lấy hết sắt của đồng bào, lũ làng phải bỏ làng lên núi Chư- lây sống
kham khổ. Cán bộ Thế mang rìu rựa của người Kinh, của Bok- Hồ gửi, người Ba-na càng
vững tin “mình càng phải làm rẫy giỏi nữa, ăn no nữa, nhất định thằng Pháp phải chết
trước mình, lũ làng ạ.” [27, tr.28]. Khi có rìu rựa để lao động sản xuất: “Trên chín mươi
khuôn mặt tự nhiên nở bao nhiêu nụ cười, có nụ cười của chị phụ nữ như một cái hoa trắng
của cây kơ-pông, có nụ cười của ông cụ già mất hết cả răng rồi, có nụ cười của thằng con
nít...Cả làng ai cũng cười” [27, tr.30]. Núp nghĩ đến cuộc đời khổ cực của mình, của mẹ,
của Liêu của người Kông- hoa. Bây giờ có cán bộ của Đảng về chỉ huy người khổ, Núp muốn
đi theo Đảng.



×