Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

SỰ đổi mới nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Cánh đồng bất tận của NGUYỄN NGỌC tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.68 KB, 23 trang )

SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của đất nước thì văn học cũng đang
trên đà thay da đổi thịt với những đột phá mới. Sau đại thắng Mùa Xuân năm 1975
và đặc biệt là sau đại hội lần thứ VI của Đảng, đất nước ta đã đổi mới toàn diện và
gặt hái được nhiều thành quả đáng kể. Cũng từ đó nền văn học Việt Nam luôn đồng
hành và gắn bó với vận mệnh dân tộc, đi qua những bước thăng trầm và tạo ra nhiều
biến đổi sâu sắc toàn diện, làm nên diện mạo của một nền văn học mới.Từ năm 1975
đến nay chưa phải là một khoảng thời gian dài đối với sự phát triển của một nền văn
học nhưng cũng chưa phải là ngắn ngủi, nó đã đủ để tạo nên những đặc điểm và quy
luật vận động riêng của một giai đoạn văn học.
Ở lĩnh vực văn xuôi mà đặc biệt là truyện ngắn là sự thành công của nhà văn tên
tuổi thuộc nhiều hế hệ như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm
Thị Hoài, Tạ Duy Anh, … Gần đây dư luận còn rất chú ý đến cây bút còn rất trẻ tuổi
là Nguyễn Ngọc Tư. Chị đã đem đến một “hơi gió mát lành trong nền văn học vốn
quen dấn thân vào xã hội quyết liệt”. Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng ngay từ tác phẩm
đầu tay. Chị đã gây xôn xao dư luận và tạo nên hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư, nhiều
nhà văn, nhà lí luận, phê bình văn học… tốn không ít giấy mực công sức luận
bàn,chủ yếu là nhằm khẳng định một tài năng văn chương của nước nhà.
Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều tác phẩm, tập truyện ngắn nổi tiếng. Và “Cánh
đồng bất tận” có thể xem là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của chị. Đọc
tác phẩm này người đọc sẽ thấy một sức hút kỳ lạ, buộc chúng ta phải theo dõi từ
1


đầu đến cuối, chắc chắn khi đã gấp cuốn sách lại rồi nhưng với nhiều người thì nước
mắt vẫn cứ rơi. Chúng ta thấy như mình đã đánh mất một cái gì rất quý: có thể là
lòng thương người bởi lâu nay chúng ta quen sống như người vô cảm, nhưng đồng
thời ta cũng nhận được là một niềm tin bất diệt vào cuộc sống. Tác phẩm này là một


minh chứng tiêu biểu cho sự cách tân, đổi mới ở thể loại truyên ngắn và cũng là góp
phần hiện đại hóa nền văn học của Nguyễn Ngọc Tư.
B. PHẦN NỘI DUNG
1. Tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Tuổi thơ Nguyễn Ngọc Tư gắn bó lam lũ với những luống rau gánh vác cuộc sống
gia đình. Cảnh nhà chật vật cùng với căn bệnh tai biến phải nằm liệt giường của ông
ngoại mình, Nguyễn Ngọc Tư phải nghỉ học khi chị đang học lớp 9. Chị thường tự an
ủi và trải lòng mình trên những trang nhật kí.
Thấy chị có khiếu văn chương nên mọi người trong gia đình luôn ủng hộ chị. Ba
truyện ngắn đầu tay của Tư viết về tình bạn đã được cha đem gửi thử ở tạp chí văn
nghệ Bán Đảo Cà Mau và cả 3 đều được đăng báo.
Sau đó chị được chọn vào làm văn thư và học việc phóng viên ở văn phòng hội
văn nghệ Cà Mau. Chị viết tin viết bài và lại viết truyện ngắn.
Năm 1997, ở tuổi 21 chị đạt giải 3 báo chí của tỉnh Cà Mau với kí sự “cơn bão
số 5 ở Cà Mau”.
Năm 27 tuổi chị được kết nạp vào Hội nhà văn và cũng là lúc chị lập gia đình
làm mẹ, làm vợ.
Hiện nay chị vẫn sống và làm việc ở Cà Mau. Cuộc sống đời thường của chị lúc
này là “sáng đạp xe đưa con đi nhà trẻ, trưa nội trợ cá rau, không văn vẻ văn vùng
gì ráo”. Chị nói vậy nhưng chúng ta thấy chị vẫn cho in tác phẩm đều đều.
Nguyễn Ngọc Tư có số lượng tác phẩm lớn, gia tài văn chương của chị đã lên
đến hơn 200 truyện ngắn, tản văn, bút ký và 10 đầu sách.
Truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” của Nguyễn Ngọc Tư đã đạt giải nhất cuộc
vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II, năm 2000, do báo văn nghệ và bộ GD và
ĐT phát động. Tiếp đến tác phẩm này của chị cũng đã nhận được giải B của Hội nhà

1



văn Việt Nam, năm 2001, giải thưởng của ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học
nghệ thuật Việt Nam năm 2001.
Đến năm 2003 Nguyễn Ngọc Tư là một trong nhưng nhà văn trẻ xuất sắc tiêu
biểu của năm 2002.
Năm 2006 với truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” Nguyễn Ngọc Tư được nhận
giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006. Mới đây tập truyện ngắn mang tên
“Cánh đồng bất tận” và tập truyện ngắn “Cuối mùa nhan sắc” do hội nhà văn Việt
Nam đề cử đã được dịch sang tiếng Anh và nhận giải thưởng văn học Quốc tế
ASEAN tại Thái Lan tháng 10/2008.
Ngoài hai tập truyện ngắn rất nổi tiếng là “Cánh đồng bất tận” và “Ngọn đèn
không tắt” thì Nguyễn Ngọc Tư còn có những tác phẩm tiêu biểu như: “Ông ngoại”
(2001), “Biển người mênh mông” (2003), “Giao thừa” (2003), “Nước chảy mây
trôi” (2004), “Khói trời lộng lẫy” (2010),…
2. Một số nét phong cách của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư có phương châm nghệ thuật là “viết là viết bất kì lúc nào không
sắp đặt, không bố cục, cứ thế đoạn sau cuốn đoạn trước. Viết gần gũi như chính đời
thường ăn nói đi đi lại lại thô kệch của mình, viết như đang trong tâm trạng của
nhân vật của chính đất đai hào sảng Cà Mau này vậy”. Chính vì thế mà có người
cho rằng Nguyễn Ngọc Tư gợi nhớ đến nhà văn Sơn Nam, nhưng là một Sơn Nam
trẻ trung hơn, hiện đại hơn, tự do và tự tin hơn, vừa chân chất vừa lí trí hơn và đặc
biệt chị có một phong cách viết rất riêng.
2.1. Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung tự
sự
2.1.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những “cái nhìn khắc khoải” về
thân phận người dân quê.
2.1.1.1. Trước hết đó là “Bức tranh” về những phận người nghèo khổ
Đây là mảng nội dung quan trọng và cũng là mảng hiện thực mà Nguyễn Ngọc
Tư rất hay đề cập trong hầu hết các truyện ngắn của mình. Có thể nói, truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư là “bức tranh” sống động “về cuộc sống của một bộ phận


1


người dân (nhất là ở thôn quê) vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà cái nghèo, cái
khổ cứ bám riết lấy họ”.
Nguyễn Ngọc Tư vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Và chị cũng không xa lạ gì với những chuyện người dân quê hàng
ngày phải lặn lội bươn chải kiếm sống trên những dòng sông, cánh đồng… Vì thế,
cũng giống như bao nhà văn khác, khi viết văn chị thường lấy những thực tế mà
mình đã trải và chứng kiến làm đề tài cho những sáng tác của mình. Nguyễn Ngọc
Tư thường hay tái hiện những tình cảnh nghèo khó, khốn cùng của người dân quê
thông qua những câu chuyện mà trong đó hầu hết những nhân vật chính đều có một
điểm chung là cái nghèo cứ bám riết và không chịu “buông tha” dù rằng tất cả họ
đều cật lực làm lụng.
Phần nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư xoay quanh phản ánh cuộc sống
nghèo khổ của 3 đối tương người dân vùng quê ĐB sông Cửu Long (cũng có thể
xem là 3 mô tip thường gặp trong truyện ngắn của chị).
Thứ nhất là tình cảnh của người dân quanh năm vất vả mưu sinh trên nhưng cách
đồng bất tận hay tình cảm của nhưng người dân sống kiếp thương hồ trên những
dòng sông, con đò… Với các tác phẩm như: Cái nhìn khắc khoải, Cánh đồng bất
tận, Biển người mênh mông, Dòng nhớ…
Thứ hai, là tình cảm của những nghệ sĩ đã “cuối mùa nhan sắc” đang phải mưu
sinh và sống lay lắc nơi cuối đường, xó chợ, có những tác phẩm: Cuối mùa nhan
sắc, Bởi yêu thương, Đời như ý…
Cuối cùng là tình cảnh của nhưng người phụ nữ phải đánh đổi thân xác để kiếm
sống và những đứa trẻ bị đánh cắp tuổi thơ phải sớm bươn chải, lăn lội tìm kế sinh
nhai, gồm những tác phẩm: Làm mẹ, Cánh đồng bất tận, Bến đò Xóm Miễu, Duyên
phận so le, Gió lẻ...
Đây là “nỗi ám ảnh khôn nguôi” của Nguyễn Ngọc Tư trong cái nhìn về hiện
thực cuộc sống của nhưng người dân nghèo vùng ĐB SCL. Những vấn đề trên không

phải là toàn cảnh mà chỉ là một “góc khuất” trong cuộc sống xã hội mà thôi. ĐBSCL
vốn được xem là vựa lúa lớn nhất nước ta thế nhưng ở đâu đó trên xứ sở phù sa màu
mỡ, ruộng vườn cây trái sum suê này vẫn có một bộ phận người dân đang hằng ngày,

1


hằng giờ “vật lộn” với cái nghèo, với cuộc sống mưu sinh. Đây là một thực tế mà
Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn sinh ra và lớn lên nơi đây đã nhìn thấy, đã ám ảnh, dũng
cảm phơi bày trên trang viết của mình để người đọc hiểu, thông cảm và chia sẻ.
2.1.1.2. Nỗi trăn trở trước tình cảnh con người đối mặt với cái nghèo
So với hiện thực về cái nghèo của con người trong các tác phẩm của các nhà văn
thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 như Nguyễn Công
Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… thì cái nghèo của con người trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chưa đến mức trầm trọng cả về mức độ lẫn sắc
thái. Điều này cũng là lẽ hiển nhiên vì hoàn cảnh xã hội mà Nguyễn Ngọc Tư đang
sống hiện nay là rất khác so với thời của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô
Tất Tố, Nam Cao… Vì thế, trong hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, cuộc
sống của con người tuy cũng nghèo khó nhưng không đến nỗi bần cùng như chị Dậu
trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, không đến nỗi túng quẩn như Chí Phèo, Lão Hạc
trong những tác phẩm cùng tên của Nam Cao, anh Pha của trong Bước đường
cùng của Nguyễn Công Hoan ...
Với Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy chị rất ít khi đi vào miêu tả, tái hiện những
chi tiết cụ thể về “quá trình” con người lâm vào cảnh nghèo đói, bần cùng kiểu như
Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nam Cao (Chí
Phèo)… mà chủ yếu đi vào khai thác cách con người ta đối diện đối phó và ứng xử
trước cái nghèo như thế nào, đó mới chính là vấn đề cốt lõi trong truyện của Nguyễn
Ngọc Tư.
Có thể thấy trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư rất ít khi đề cập đến
những người nghèo thuộc thành phần trí thức trong xã hội mà hầu hết đều là những

người dân quê có trình độ học vấn không cao (không qua đào tạo trường lớp). Điều
này khác với truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám hay Nguyễn
Huy Thiệp sau này. Vì nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư phần nhiều
là những người dân quê mùa ít học (không qua đào tạo trường lớp), không phải là
thành phần trí thức nên có thể thấy cách ứng xử của họ có gì đó rất “bình dân”. Hầu
hết, những nhân vật này đều có một điểm chung là trước cái nghèo, cái khổ họ

1


đều “quay sang” những người cùng cảnh ngộ mà “nương tựa và đùm bọc nhau để
sống”.
Trong Bến đò xóm Miễu, ta bắt gặp cách hành xử của anh chàng Lương tuy
nghèo xơ xác nhưng rất cao thượng và nghĩa khí. Trong truyện, Lương là anh con
trai nghèo, xấu xí, thất học, làm nghề chèo đò yêu tha thiết cô bé tên Bông xinh đẹp,
bỏ học giữa chừng để đi bán “bia ôm” ở bên kia sông. Sở dĩ về sau Bông chấp nhận
làm vợ Lương vì cô đã bị một tai nạn và liệt nửa thân dưới phải ngồi một chỗ, không
đi được. Tuy vậy, người đọc vẫn thấy có một lý do quan trọng hơn là Bông đã nhìn
thấy trong sâu thẳm tâm hồn anh chàng Lương chèo đò xấu xí một tấm chân tình,
một sự rộng lượng, một cách hành xử và ứng xử của một người đàn ông đầy nghĩa
khí; tuy thô kệch, quê mùa nhưng rất chân thật và đáng yêu.
“Lần đầu tiên, Bông gọi Lương theo đúng tên của anh chứ không kêu “khùng”,
kêu “đò” nữa. Lương sướng tê người đi. Bông ngồi chỏi tay ra ngoài sau, ngẩng
mặt lên nhìn Lương như chị Hai nhìn thằng Út, như con chó Vá nhìn đống thóc…
Lương cười. Khuya đó về, sông vắng…Bông bảo Lương có thương Bông thì lại ngồi
gần Bông đi. Hai đứa ngồi một bên be xuồng, nó nghiêng nghiêng lơ lửng. Bông
biểu Lương nắm tay nó đi, Lương không dám, hai đứa cách nhau bốn gang rưỡi…
Lương mà khùng à? Lương chỉ không muốn mình giống như bao thằng đàn ông
khác, nhìn Bông như nhìn một món đồ chơi. Bông là Bông, là con gái, là người.”
Chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những cách ứng xử của những con người nghèo

khổ như thế này qua hầu hết nhân vật trong truyện ngắn khác của Nguyễn Ngọc Tư
như: Phi (Lý con sáo sang sông), Hết (Hiu hiu gió bấc), ông Hai (Cái nhìn khắc
khoải), Quý (Giao thừa), Hai Nhớ (Qua cầu nhớ người), ông già Năm Nhỏ (Cải ơi),
Sáu Đèo (Biển người mênh mông), Nương (Cánh đồng bất tận)…
“Nỗi trăn trở” của nhà văn trước tình cảnh con người đối mặt với cái nghèo trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn được thể hiện qua vấn đề “để tồn tại con người
phải đưa ra cách chọn lựa, phải đánh đổi và trả giá cho những việc làm của chính
họ”.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy khi đối mặt với cái nghèo
phần nhiều những người dân quê bao giờ cũng nương tựa vào nhau và cố gắng vươn

1


lên để sống bằng sự cần cù chịu thương chịu khó rất đáng trân trọng. Tuy vậy, nếu
quan sát kỹ chúng ta cũng sẽ thấy đây đó trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư bắt
đầu có những con người có xu hướng “buông xuôi” tất cả và mặc cho số phận đưa
đẩy; đã có những con người trượt chân và sa ngã và đánh mất mình thật sự (Cánh
đồng bất tận, Ngổn ngang, Một trái tim khô, Bến đò xóm Miễu, Duyên phận so le,
Gió lẻ, Núi lở, …).
“Bức tranh” hiện thực nông thôn trong truyện ngắn của chị giờ đây bên cạnh
những gam màu sáng (con người sống nghèo khó nhưng chân chất, nghĩa tình) bắt
đầu xuất hiện những gam màu xám. Và nổi bật hơn cả trong những gam màu xám ấy
là thực trạng một bộ phận những người phụ nữ vì cuộc sống nghèo khó đã chấp nhận
đánh đổi thân xác mình để tồn tại. Đó là trường hợp của Diễm Thương (Cải ơi),
Xuyến (Duyên phận so le), Lành (Làm mẹ), Bông (Bến đò xóm Miễu), Sương (Cánh
đồng bất tận,)…. Bên cạnh đó, là tình cảnh bất hạnh của những đứa trẻ sinh ra trong
những gia đình nghèo hoặc là nạn nhân trong những gia đình bị cuộc sống đô thị làm
cho rạn nứt, đổ vỡ như: Như, Ý (Đời như ý), San (Bởi yêu thương), Sói (Ấu thơ tươi
đẹp), Bông(Bến đò xóm Miễu), Củi (Sầu trên đỉnh Puvan), Nương, Điền (Cánh đồng

bất tận),…
Qua đó ta thấy nỗi trăn trở trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở góc độ nào đó
cũng chính là lời cảnh báo, là khả năng dự cảm của nhà văn về một trong những
thực trạng có tính bức thiết của xã hội, của đất nước đang trên đường công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
2.1.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - những câu chuyện tình dang dở và
những miền ký ức buồn
2.1.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - những câu chuyện tình dang dở
Điểm lôi cuốn và hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện
tình yêu đều gắn với không gian làng quê sông nước ruộng vườn Đồng bằng sông
Cửu Long. Bên cạnh đó, hầu hết những người dệt nên những câu chuyện tình trong
truyện ngắn của chị đều là những chàng trai cô gái ở vùng nông thôn chân chất, thật
thà. Ta ít thấy những câu chuyện tình yêu của chàng trai cô gái thành thị trong truyện
ngắn của chị. Vì thế, người đọc thường bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc

1


Tư những mối tình quê chân chất, mộc mạc, son sắt, thủy chung… Tiêu biểu cho
những trường hợp này là Phi trong Lý con sáo sang sông, Hết trong Hiu hiu gió bấc,
ông già Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc, Lương trong Bến đò xóm Miễu, Quý
trong Giao thừa, Trọng trong Một mối tình, Tư Nhớ trong Chiều vắng, Hai Nhớ
trong Qua cầu nhớ người… Những câu chuyện tình yêu trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư tuy còn chút gì đó quê mùa, thô kệch nhưng đó là những câu
chuyện tình còn lưu giữ được những điều thiêng liêng và cao quý bao đời của cha
ông. Trong Cuối mùa nhan sắc, Nguyễn Ngọc Tư đã gián tiếp nói về vấn đề này
thông qua tâm sự của nhân vật ông già Chín Vũ như sau:
“Ông nói với tôi rằng bỏ cả đời đi theo đoàn hát cũng không uổng, bởi vì đời
ông thật có ý nghĩa. Lần đầu tiên ông được đóng vai chính, người ta hỏi vai gì, ông
bảo vai con của đào Hồng, phút lâm chung người đàn bà ông yêu thương, ông gọi

“Má ơi” và thấy bà mỉm cười. Chỉ vậy thôi à. Ừ, chỉ vậy thôi. Nhưng tụi trẻ bây giờ
thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn” .
Ta bắt gặp những câu chuyện tình yêu của Mai – Lộc (Nửa chừng xuân – Khái
Hưng), Loan – Dũng (Đoạn tuyệt – Nhất Linh)… trong nhóm Tự lực văn đoàn, tất cả
những mối tình đó đều dang dở do quan niệm giai cấp, địa vị xã hội,… đến thời Nam
Cao ta lại thấy một chuyện tình năm ngày của Chí Phèo và Thị Nở, do quan niệm
cách nhìn ích kỉ của làng Vũ Đại mà cuộc tình của họ không thành. Những chuyện
tình trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư cũng là những câu chuyện tình dang dở
nhưng nguyên nhân dang dở lại khác với các nhà văn khác đó là do một trong hai
người yêu nhau đã nhường nhịn và hi sinh hạnh phúc của mình cho người họ yêu.
Điều này thể hiện rõ ở các tác phẩm Cái nhìn khắc khoải, Mối tình năm cũ, Chiều
vắng, Một mối tình, Bởi yêu thương, Bến đò xóm Miễu…
Trong Lý con sáo sang sông, vì biết người yêu hi sinh cho mình được hạnh phúc
trước khi xuất giá theo chồng, nhân vật Út Thà đã chống xuồng qua sông ngồi uống
rượu với người yêu mình và nói:
“Xét cho cùng, em cũng có lỗi, em không chắc lòng, chắc dạ với anh Phi…nghĩ lại
em không xứng đáng với cái tình của anh Phi. Tụi em thương nhau, không lấy được

1


nhau thì không có thù hằn đâm chém đâu anh Kiên à. Khổ cái, đám em ảnh trốn
không qua coi như không tha thứ cho em rồi.”
Đề cập đến những câu chuyện tình dang dở trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,
có một vấn đề không thể không bàn đến đó là cái nhìn cảm thông và rất độ lượng
của nhà văn dành cho các nhân vật là những người đàn ông. Nguyễn Ngọc Tư
thường hay bênh vực cho những người con trai, những người đàn ông khi yêu. Đọc
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư viết về đề tài tình yêu dang dở chúng tôi nhận thấy
ở chị một suy nghĩ, một quan niệm mang đậm tính nhân văn là: nếu không may một
mối tình nào đó bị đổ vỡ thì người đàn ông cũng đau khổ không kém gì người phụ

nữ. Chúng ta bắt gặp điều này trong “Cánh đồng bất tận” với nhân vật út Vũ, ông bị
vợ bội bạc và ông mang trong mình nỗi đau khổ, trở nên cáu gắt,…
2.1.2.2. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – những miền kí ức buồn
Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta thấy hình ảnh của những con người thuộc
mọi thành phần, mọi lứa tuổi lúc nào sống trong nỗi nhớ niềm thương về những nơi
mà họ đi qua; về những kỷ niệm với những người họ từng gặp gỡ và thương yêu trên
bước đường mưu sinh; hoặc những biến cố trong cuộc đời của chính họ hay của
những người thân quen... với các tác phẩm Dòng nhớ, Nhớ sông, Qua cầu nhớ
người, Hiu hiu gió bấc, Nhà cổ, Ấu thơ tươi đẹp, Một chuyện hẹn hò, Của ngày đã
mất, Mối tình năm cũ, Thương quá rau răm, Người năm cũ,…
Trong Ngọn đèn không tắt, người đọc bắt gặp hình ảnh một ông già Nam bộ (ông
Hai Tương) luôn giữ trong tâm khảm hình ảnh người anh hùng dân tộc ở địa phương
mình mà ông gọi là “Thầy”. Ông Hai Tương hàng năm đều lấy câu chuyện ấy làm
chủ đề chính để kể lại lịch sử khởi nghĩa của người dân Xóm Rạch Ròi quê ông với
một niềm tự hào vô bờ bến. Đặc biệt hơn, những miền ký ức, những kỷ niệm đẹp và
đầy tự hào của ông Hai Tương về Thầy đã được ông truyền lại cho đứa cháu gái của
mình là Tươi như để nhắc nhở thế hệ cháu con phải biết ghi nhớ và giữ gìn truyền
thống đấu tranh của cha ông.
“Ông nội nó ngộ lắm. Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất
nhiều xương máu của chú bác cô dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu
của Thầy, của mấy anh em khởi nghĩa. Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây

1


đước thẳng thuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa. Tươi cảm thấy
mình phải có nhiệm vụ là ghi nhớ những gì mà ông nội nó nói.”
Ký ức của Phi trong Biển người mênh mông là hình ảnh bà ngoại lúc nào cũng
yêu thương lo lắng và nhất là bao giờ cũng nhắc nhở anh phải nhớ cắt tóc khi nó đã
ra dài.

“Phi không nói gì hết, lòng anh lặng đi, nghe nhói ran cả ngực mà không biết
niềm nhớ nó đang cựa quậy chỗ nào. Lâu lắm rồi mới có người nhắc anh chuyện tóc
tai. Hồi ngoại anh còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn nhằn:“Cái thằng
tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn”. Phi cười, “con làm nghệ sĩ, tóc phải dài chút
đỉnh, chớ ngoại”. Ngoại nạt, “Người ta nhìn nghệ sĩ là nhìn tài, nhìn tánh chứ nhìn
mái tóc sao?”. Phi không cãi nữa, cầm mấy ngàn chạy đi, lát sau đem cái đầu tóc
mới về.”
Trong Cánh đồng bất tận, hình ảnh người mẹ trẻ đẹp một thời lúc nào cũng in
đậm trong cuộc sống du mục bên bầy vịt cùng với người cha lạnh lùng của hai chị
em Nương và Điền. Đặc biệt là với Nương, cô bé không chỉ nhớ mẹ qua những cử
chỉ vỗ về yêu thương mà còn là nỗi đau vô bờ bến khi trong một lần phải vô tình
chứng kiến cảnh mẹ mình ngoại tình với người đàn ông có chiếc ghe bầu bán tạp hóa
ngay tại nhà.
“Đứa mười tuổi quay lưng lại, đứa chín tuổi úp mặt vô áo chị nó, nhưng cả hai
vẫn như thấy rõ ràng, trên chiếc giường tre quen thuộc, má oằn uốn người dưới tấm
lưng chơm chởm những nốt ruồi… Suốt nhiều năm sau đó tôi không dám nhớ má,
bởi ngay vừa khi nghĩ đến má, lập tức hình ảnh ấy hiện ra. Theo đó là rực rỡ trên da
thịt màu vải má tôi vừa đổi được (không phải bằng tiền hay lúa). Mà đáng lẽ phải
nhớ tới khúc má nằm võng hát đưa mình ngủ ấy, hay đoạn má ngồi giặt áo bên hè,
hay má cúi đầu giữa vầng khói mơ màng, thổi lửa bếp đun…”
Qua những truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói rằng “con người
sống và tồn tại trên đời không đơn giản chỉ là làm sao có cơm ngày hai bữa mà một
phần còn nhờ những kỉ niệm, những miền ký ức mà họ giấu kín ở một góc khuất nào
đó trong sâu thẳm tâm hồn. Những miền ký ức tuy buồn nhưng lại là nơi nuôi dưỡng

1


tâm hồn những con người thật thà chân chất, giúp họ có thêm nghị lực trong hành
trình gian nan và đầy bất trắc của kiếp người”.

2.1.3. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – thái độ phê phán nhẹ nhàng, kín đáo
những mặt trái của hiện thực cuộc sống
Có thể thấy, nổi bật lên trong nội dung phê phán của truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư là hai vấn đề:
Thứ nhất, phê phán lối sống hời hợt, dửng dưng thiếu tình nghĩa, thiếu trách
nhiệm của con người trong cuộc sống. Đây là vấn đề nổi bật và dễ thấy nhất trong
phần lớn sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư: Ngọn đèn không tắt, Cải ơi, Ngỗn ngang,
Lỡ mùa, Đau gì như thể, Chuyện của Điệp, Qua cầu nhớ người, …
Thứ hai, phê phán những mặt trái, mặt tiêu cực của vấn đề đô thị hóa nông thôn
trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiêu biểu cho nội dung này là
các truyện ngắn như: Giao thừa, Bến đò xóm Miễu, Duyên phận so le, Cánh đồng
bất tận, Gió lẻ, Sầu trên đỉnh Puvan, Ấu thơ tươi đẹp, Chuồn chuồn đạp nước…
Qua các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ta thấy thông qua đó chị còn có thái độ phê
phán nhẹ nhàng kín đáo trong truyện ngắn của mình.
2.2. Về mặt nghệ thuật
Về mặt nghệ thuật thì cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất mộc mạc
toát ra từ mỗi truyện chị viết.
Cái đầu tiên mà người đọc choáng váng là nồng độ phương ngữ miền Nam trong
truyện của Nguyễn Ngọc Tư. Người đọc không khó để bắt gặp trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư một hệ thống từ địa phương thể hiện cách xưng hô khi giao tiếp rất
đặc trưng của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tùy vào hoàn cảnh giao
tiếp cụ thể, mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những lớp từ riêng biệt. Dễ thấy nhất trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là lớp từ chỉ cách gọi tên người trong quá trình
giao tiếp rất đặc trưng của người miền Tây Nam bộ theo kiểu gọi tên theo thứ tự sinh
ra trong gia đình như: “Anh Hai”, “Anh Năm”, “Ông Tư”, “Thím Sáu”… Hoặc
không thì gọi kèm tên thật với thứ tự sinh như: Hai Nhớ, Tư Bụng, Tư Đờ, Chín Vũ,
Út Vũ, Út Thà,…

1



Còn trong xưng hô với người trong gia đình, Nguyễn Ngọc Tư rất thường hay sử
dụng lớp từ: “má”, “tía”, “chế”,“má sắp nhỏ”, “má con tao”,“má nó”, “ba thằng
…”, “ba nó”, “bà nó”, “mầy”, “tao”, “bây”, “tụi bây”, “tụi nó” “mấy đứa nhỏ”,
“sắp nhỏ”,…
-

“Thằng Tứ Hải, đem mấy đứa nhỏ qua ngủ với má con tao nì. Để không

ngói rớt trúng đầu, tội nghiệp tụi nó lắm nghen.”(Nhà cổ).
“Tao thương Thầy quá. Nhớ Thầy quá. Tao thèm gặp Thầy, gặp anh
em.” (Ngọn đèn không tắt.)
Khi xưng hô với những người ngoài xã hội, Nguyễn Ngọc Tư có các lớp
từ như: “tui”, “qua”, “nhỏ”, “ông già…”, “người ta”, “thằng chả”, “mấy ông”,
“mấy ổng”,… Chẳng hạn như “Chậc, mấy con vịt chết gió, mấy ông nhà nước nói
cho quá…” (Cánh đồng bất tận) hay “Lần này cậu Tư Nhớ đổ quạo, vặc lại: Bộ tui trâu bò sao mà không biết nhớ”. (Chiều vắng).
Có thể thấy, lớp từ xưng hô này ít nhiều thể hiện được nét cởi mở, phóng khoáng
và không khách khí của người Nam bộ trong giao tiếp dù là với người quen hay lạ.
Chị còn sử dụng hệ thống từ thể sắc thái biểu cảm của người nói đặt ở cuối những
câu cảm hay câu nghi vấn như: “á”, “à”, “hen”, “hôn”, “phải hôn”, “vậy”,
“nghe”, “nghen”, “vậy nghen”,“chớ”, “chớ bộ, “mà”, “lận”, “quá chừng”, “quá
trời”, “vậy à”, “vậy cà”, ‘bộ”, “hả”, “ha”…
Từ vựng của chị không quý phái hay độc đáo nhưng đó là một từ vựng dân dã
lấy từ cuộc sống xung quanh. Văn của Nguyễn Ngọc Tư nghe như nhạc, nhiều câu
trong trẻo và buồn như một bản “Dạ cổ hoài lang”. Giọng buồn của Nguyễn Ngọc
Tư không phải là lời than vãn thì thầm mà là lời lửng lơ, đứt ngang nhưng lại rất đủ
để người đọc hiểu và cảm nhận được. Cái tài của chị còn thể hiện ở việc chị miêu tả
những cảnh tượng bình thường nhưng lại biến nó thành châu báu. Đọc truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư chúng ta nhận thấy ở chị những tư tưởng đáng quý của một
nhà văn “biết sống, biết nghĩ, biết trăn trở quan tâm và đau đớn” trước những số

phận bất hạnh trong cuộc sống.
3. Sự đổi mới của Nguyễn Ngọc Tư về nội dung và hình thức trong tác phẩm
“Cánh đồng bất tận”
3.1.

Tóm tắt tác phẩm

1


Truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” lấy bối cảnh miền Tây Nam Bộ. Ở nơi đó ông
út Vũ là một nông dân hiền lành làm nghề thợ mộc, rồi một ngày ông tình cờ gặp
một cô gái xinh đẹp đang ngồi khóc trên bến sông. Út Vũ chở cô về nhà, họ yêu và
lấy nhau. Vợ chồng sống hạnh phúc trong căn nhà lá với 2 đứa con: Nương và Điền.
Nhưng cuộc sống nghèo khó lại nay đây mai đó nên cuộc sống gia đình đổ vỡ. Người
vợ bội bạc bỏ nhà theo trai để lại cho chồng 2 đứa con nhỏ bơ vơ. Hận vợ bạt tình út
Vũ đốt nhà, dắt con phiêu bạt trên chiếc ghe đi chăn vịt từ cánh đồng này đến cánh
đồng kia. Họ đã đi qua rất nhiều nơi trong một thời gian dài nhưng nỗi hận trong
long ông vẫn không nguôi ngoai. Nó khiến ông ngày càng trở nên cộc cằn và cáu gắt.
Ông để cho 2 đứa con tự bươn chải mà sống, bao nhiêu bực tức, căn hận ông trút lên
hai đứa con của mình và những người đàn bà mà ông bắt gặp, ông hận tất cả đàn bà,
ông dụ dỗ họ và bỏ rơi họ theo cách mà ông đã từng bị bỏ rơi.
Cuộc sống nặng nề của ba cha con vẫn cứ tiếp diễn cho đến một ngày kia, 2 chị
em Nương và Điền giải cứu cho một cô gái điếm tên Sương đang bị những người
đàn bà trong xóm đánh ghen, tra tấn. Sự xuất hiện của Sương đã mang lại chút không
khí đầm ấm cho hai đứa trẻ thiếu tình thương của cha mẹ.Tuy nhiên đối với ông Vũ
sự xuất hiện của Sương càng làm cho vết thương thêm nhức nhối. Ông vẫn lạnh
lùng, vẫn cáu gắt và đay nghiến thân phận làm đĩ của Sương, dù có thể tận đáy lòng
ông vẫn có thể dành cho Sương một chút tình cảm. Trớ trêu thay Sương lại đem lòng
yêu ông Vũ, cô đã làm tất cả để bảo vệ cha con ông, kể cả bán thân để đổi lấy đàn

vịt. Tuy nhiên ông Vũ đáp lại bằng sự chua chát đầy hận thù. Sương bỏ đi và Điền
cũng bỏ đi tìm Sương. Chỉ còn lại Nương và ông Vũ tiếp tục cuộc hành trình trên
những cánh đồng bất tận …
Cho đến một ngày kia khi trái tim của út Vũ dần nguôi ngoai, tình thương của
người cha trỗi dậy thì một biến cố lớn lại ập đến gia đình ông.Trên “cánh đồng bất
tận” con gái ông bị bọn côn đồ ăn cắp vịt cưỡng hiếp trước sự bất lực của người cha.
Nguyễn Ngọc Tư là một trong số ít những nhà văn nữ trẻ tuổi, giàu tài năng. Tên
tuổi của chị gắn liền với tác phẩm “Cánh đồng bất tận”. Và với truyện ngắn này
Nguyễn Ngọc Tư được đánh là là một trong nhưng người đã đem đến cho truyện

1


ngắn hiện đại Việt Nam một luồng gió mới, bởi chị đã mạnh dạn cách tân đổi mới
cách viết truyện ngắn cả về hình thức lẫn nội dung.
3.2.

Đổi mới về phương diện nội dung

3.2.1.

Nguyễn Ngọc Tư phản ánh hiện thực một cách gần gũi chân thực.
Nếu trước 1975 nền văn học theo khuynh hướng sử thi vẫn còn tồn tại hiện

thực lớn của văn học là đời sống cách mạng ở những nơi mũi nhọn, là những gì lớn
lao mang tầm thời đại thì sau năm 1975 hiện thực trong văn học là hiện thực đời
thường, những vấn đề thế sự và đời tư. Quan niệm về hiện thực trong văn học đã
thay đổi chính vì thế mà trong tác phẩm “Cánh đồng bất tận”, Nguyễn Ngọc Tư đã
kể về một câu chuyện rất đời thường của ba cha con chăn vịt, một hình ảnh vốn rất
quen thuộc trên những cánh đồng sông nước châu thổ Cửu Long. Nhưng thông qua

việc miêu tả cuộc sống phiêu bạt của ba cha con họ, người đọc còn chứng kiến nhiều
cảnh đời nghèo khổ bất hạnh của Sương và người dân ở những vùng đất mà ba cha
con đã đi qua. Đồng thời chúng ta còn cảm nhận đó là những mảnh đời, những hoàn
cảnh rất thật, rất gần gũi và nó chính là hiện thực cuộc sống.
Hiện thực cuộc sống trong “Cánh đồng bất tận” là hiện thực bình thường, đơn
giản nhưng nó có giá trị khơi gợi rất lớn. Nỗi bất hạnh của Sương của Nương của
Điền,… làm độc giả phải suy nghĩ, trăn trở. Nguyễn Ngọc Tư không trực tiếp lên án
một ai ,không ra mặt bênh vực ai cả, nhưng dưới ngòi bút của chị thì cuộc sống đói
khổ, bần cùng của người dân Nam Bộ lại hiện lên vô cùng chân thực. Vì cuộc sống
quá khó khăn nên người vợ của út Vũ đã ngoại tình và bỏ rơi hai đứa con thơ. Từ đó
bi kịch bắt đầu xảy đến với hai chị em Nương và Điền. Hai chị em thiếu thốn tình
cảm yêu thương của cha và mẹ, nhiều việc hai chị em phải trả giá rất đắt mới nghiệm
ra chân lí. Hiện thực đời sống trong tác phẩm là hiện thưc đời sống trong tính muôn
màu muôn vẻ của nó, có cả những cảnh xấu xa, đen tối.
Tuy nhiên hiện thực trong “Cánh đồng bất tận” và hiện thực ngoài đời cũng có
sự cách biệt. Trước đây con người luôn đồng nhất hiện thực khách quan và hiện thực
tác phẩm nên họ đã lên án Nguyễn Ngọc Tư vì chị viết về những cô gái điếm như
sau: “cứ mỗi mùa gặt họ lại dập diều trên đê, lượn lờ quanh liều của những người
thợ gặt, những người đàn ông giữ lúa và bọn chăn vịt chạy đồng…”. Họ cho rằng

1


Nguyễn Ngọc Tư đã nói quá lên chứ ngoài đời làm gì có cảnh gái điếm “dập dìu”.
Phê phán Nguyễn Ngọc Tư là hoàn toàn không xác đáng vì chị là nhà văn nên có
quyền sáng tạo chứ không thể bê nguyên si hiện thực cuộc sống. Điều quan trọng là
thông qua hiện thực trong tác phẩm người đọc vẫn hình dung được đời sống bên
ngoài và còn thấy được tài năng và trí tuệ của nhà văn.
3.2.2.


Tác phẩm mang một triết lí nhân sinh sâu sắc.

Thật hiếm thấy nhà văn nào mới vào nghề mà lại có một quan niệm đúng đắn
như Nguyễn Ngọc Tư về thế giới xung quanh. Nguyễn Ngọc Tư chịu ảnh hưởng của
cảm quan phật giáo về triết lí bất động, hạn chế sân hận, trải rộng tình thương. Ta
bắt gặp điều này ở ngay lời đề từ, Nguyễn Ngọc Tư viết: “Tôi biết về Phật giáo
không nhiều, vơ được quyển sách nào thì đọc cái ấy. Cũng có điều hiểu được, học
được, làm được, nhưng nhiều điều buộc phải “bó tay”. Ví dụ như mấy lời này: “Khi
nào bạn bực tức, giận dữ, hãy bất động! Ngay tại đó! Đừng cử động! Đừng làm gì
cả! Đừng nói gì – dù chỉ một lời. Hãy yên lặng và bất động hoàn toàn. Tuyệt đối
không biết gì đến kẻ hoặc sự việc làm cho mình giận dữ”. Trời ơi, mình giận muốn
chết, muốn gào thét, muốn cào cấu, muốn đập phá mà không cho mình nhúc nhích,
sao có thể hả hê? Đạt được đạo mới khó làm sao...”.
Trong “Cánh đồng bất tận” thì ta thấy nhân vật Nương hoàn toàn khác cha
mình, nếu út Vũ bị lòng thù hận xâm chiếm, sống trong uất hận và sự trả thù đời thì
Nương mặc dù cũng hận người mẹ của mình mặc dù phải chịu những tuổi hận đắng
cay ngay từ tuổi thơ nhưng cô không sống với hận thù mà luôn biết yêu thương, quan
tâm đến những người xung quanh.
Nương và Điền – hai đứa trẻ cô độc bị mẹ bỏ rơi, chúng phải sống trong sự cáu
gắt của cha mình, thế nhưng trong tận thâm tâm của mình hai đứa bé hoàn toàn
không giận người mẹ của mình. Đồng thời hai đứa bé cũng không trách người cha
nhẫn tâm của mình tàn nhẫn với đời và cả chính hai chị em Nương và Điền. Trái lại,
Nương và Điền vẫn luôn cố gắng hết sức để chăm sóc cha, hết mực thương cha phải
sống trong cuộc sống tăm tối của cõi hận.
Ở cuối tác phẩm dù bị làm nhục nhưng cô không oán hận mà chấp nhận và cô
nghĩ đến viễn cảnh đứa con mình sinh ra sẽ “tươi tỉnh và vui vẻ”, nó sẽ không sống

1



bất hạnh như cô, “Cảm giác một cái gì, nhỏ xíu nhưng lanh lợi như con loăng quăng
đang vui sướng, ngụp lặn trong nó. Đứa con gái thoáng nghĩ, có thể mình sẽ sinh
con. Đứa bé đó, nhất định nó sẽ đặt tên là Thương, là Nhớ hay Dịu, Xuyến, Hường...
Đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống
đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ con, đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”.
Nương đã đưa ra những triết lí đơn giản nhưng mấy ai làm được. Đó là “hãy dạy
cho trẻ con biết tha thứ những lỗi lầm của người lớn và con người phải trả một cái
giá rất đắt để có thể tìm ra chân lí”.
3.2.3.

Một sự đổi mới nữa về mặt nội dung là tư tưởng, tình cảm tác giả gửi

gắm vào tác phẩm.
Bất cứ tác phẩm nào Nguyễn Ngọc Tư cũng dành tình cảm cho nó, tuy nhiên cái
mới ở đây là “tấm lòng thật, cảm xúc thật” mà ta bắt gặp được, cảm nhận được khi
đọc tác phẩm. Từ đầu đến cuối tác phẩm đều vang lên tiếng gào thét nhức buốt của
những kiếp người. Họ đòi quyền sống, quyền làm người và cao hơn cả là nỗi băn
khoăn “Sống để làm gì?”
Đó là những suy nghĩ táo bạo, mới mẻ. Quyền sống và hạnh phúc đã được nói
đến nhiều nhưng Nguyễn Ngọc Tư thì chị có cách nói riêng. Tác phẩm của chị không
ồn ào phô trương mà như những đợt sóng ùa vào cảm xúc con người, làm con người
phải băn khoăn day dứt. Bắt gặp cuộc đời như của Nương, Sương thì người đọc
không thể không suy nghĩ và phần nào cũng thấy được nỗi lòng đau đớn của nhà
văn.
3.3.

Đổi mới về mặt hình thức nghệ thuật

3.3.1. Thứ nhất, nghệ thuật trần thuật đã có sự biến đổi.
Tác giả đã chuyển điểm nhìn vào nhiều nhân vật để mỗi nhân vật tự nói lên

nhiều quan điểm khác nhau. Nương là nhân vật ở ngôi thứ nhất xưng tôi nên điểm
nhìn chủ yếu qua cái nhìn nhận của Nương, nhưng cũng có lúc điểm nhìn được
chuyển sang cho Sương và Điền: “Má cưng ác một nhưng người cha này của cưng
ác mười”. Các tình tiết sự kiện trong tác phẩm không diễn ra theo một trình tự thời
gian duy nhất. Đầu truyện thì ba cha con đã sống phiêu bạt và tình cờ cứu được
Sương, sau đó Nương và Điền mới kể cho Sương nghe về chuyện gia đình mình

1


trước đây và vì sao mình phải sống như thế này. Truyện theo kết cấu thời gian là hiện
tại - quá khứ - hiện tại làm cho câu chuyện thêm lôi cuốn hấp dẫn. Kết thúc câu
chuyện là một kết thúc mở đầy bất ngờ. Trong nhiều tác phẩm khác của Nguyễn
Ngọc Tư cũng vậy, chị luôn tạo ra một kết thúc mà không mấy ai đoán trước được.
Nó không phải là một kết thúc có hậu như những tác phẩm trước 1975 mà là một kết
thúc có tính bi kịch, nhưng cuối cùng đã làm lóe lên trong người đọc một niềm hi
vọng dù là nhỏ nhoi. Nương bị cưỡng hiếp trước sự bất lực của người cha - đó là bi
kịch nhưng trong ý nghĩ của Nương là ý nghĩ về tương lai tốt đẹp cho đứa con mà cô
sẽ sinh ra: “đứa bé không cha nhưng chắc chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui
vẻ sống đến hết đời”…
3.3.2. Thứ hai, Nguyễn Ngọc Tư đổi mới trong cách xây dựng nhân vật.
Trong thời kì chiến tranh và cách mạng thì văn học nhìn con người chủ yếu ở tư
cách con người công dân, con người dân tộc, giai cấp. Còn ngày nay văn học tiếp cận
con người ở nhiều tư cách, vị thế và trên nhiều bình diện, điều đó làm xuất hiện thêm
nhiều kiểu nhân vật mới, vốn chưa có hoặc ít có trong văn học trước 1975: như nhân
vật cô đơn, con người bi kịch, con người lạc thời, nhân vật tư tưởng,…Trong “Cánh
đồng bất tận” thì Nguyễn Ngọc Tư xây dựng nhân vật của mình là con người hướng
thiện, mang trái tim yêu thương và mãnh liệt về cảm xúc.
Tác giả đã đặt nhân vật vào những tình huống truyện đặc sắc để bộc lộ tính cách
nhân vật và chuyển tải nội dung tư tưởng của mình. Út Vũ rơi vào hoàn cảnh bị vợ

bỏ nên tính cách trở nên cộc cằn và đâm ra thù ghét hết thảy, kể cả đứa con gái có
hình hào giống mẹ nó. Nhưng rồi cuối cùng ông cũng nhận ra 2 đứa con của mình rất
đáng thương, tội nghiệp và chúng cần được ông yêu thương và quan tâm. Ông là con
người đời thường nên vừa có điểm xấu lại vừa có phẩm chất tốt đẹp. Nguyễn Ngọc
Tư đã xây dựng nhân vật của mình là những thực thể sống, đa chiều và trong đó chứa
đựng cả phần nhân loại phổ quát.
“Mô hình” con người hướng thiện thể hiện trước hết ở Con người sống trên đời
“thấy phải thì làm”. Điền thấy Sương bị người ta đánh đập cậu đã cứu giúp cô thoát
khỏi đám phụ nữ đánh ghen kia. Khi thấy Sương trong tình trạng mê man, đau đớn vì
đánh đập, cậu đã hối thúc chị mình đi nấu cơm, “Điền hơi lo lắng khi nghe chị vẫn

1


còn rên rỉ, nghĩ là chị đã đói, nó hối tôi nấu cơm mau. Nó thấy tiếc vì trên ghe chỉ
còn mấy con khô sặt mặn chát, "tui nuốt còn không vô, nói chi…"”.
Bên cạnh đó Con người còn sống “thành thật với con tim” của chính mình. Theo

Nguyễn Ngọc Tư đó là con người ý thức rõ địa vị và thân phận của mình trong đời
sống xã hội, con người tự nhận thức thường sống với tâm lý nhẫn nhịn và ít khi phản
kháng. Trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư, phần nhiều là hình ảnh những người
nông dân sống ở nông thôn hay những người “nghệ sĩ” đã “cuối mùa nhan sắc”
sống “rày đây mai đó” trong những gánh hát cải lương rất đặc trưng ở miền quê
sông nước Nam bộ… Nhìn chung, những con người này nói về trình độ học vấn thì
thấp, tuy nhiên nói về “trình độ” và quan hệ cư xử giữa người với người hay nói
khác đi là cách “đối nhân xử thế” trong cuộc đời thì không thấp chút nào. Họ sống
nhẫn nhịn và ít khi phản kháng là để mong một cuộc sống êm ấm, để không làm tổn
thương người khác đồng thời cũng là cách để tâm hồn được thanh thản, tránh xa
những ghanh đua, đố kỵ. Và đó cũng là cách để con người hướng về những điều
thiện. Ý thức được thân phận mình nên hai chị em Điền và Nương trong “Cánh đồng

bất tận” đã nhẫn nhịn đến mức cam chịu để rồi phải nhận lấy không biết bao nhiêu
những tủi hổ đắng cay. Sự nhẫn nhịn của những nhân vật trên xét đến cùng xuất phát
từ suy nghĩ thà chấp nhận riêng mình đau khổ còn hơn là phản kháng để rồi làm tổn
thương người khác.
3.3.3. Thứ ba, không gian và thời gian trong tác phẩm cũng thể hiện sự sáng
tạo đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư.
3.3.3.1. Thời gian nghệ thuật
Cánh đồng bất tận có bối cảnh rất thời sự của đời sống người nông dân đồng
bằng sông Cửu Long trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa, nơi “những cánh đồng
ngoa ngoắt thay đổi vị của nước, từ ngọt sang mặn chát; những cánh đồng vắng
bóng người, và lúa rày mọc hoang nhớ đau nhớ đớn bàn chân xưa nghẽn trong bùn
quánh giờ đang vất vơ kiếm sống ở thị thành”. Đẩy câu chuyện tới cao trào là dịch
cúm gia cầm, một sự kiện trở thành tâm điểm của báo chí thời Cánh đồng bất tận ra
đời. Tuy nhiên, chúng ta có cảm giác các nhân vật “bị dồn đuổi ráo riết” dường như
chủ yếu không phải từ tiến trình những sự kiện khách quan như vậy. Trước cảnh
những đàn vịt bị chôn sống, trong khi “Đám nuôi vịt chạy tụm lại ở một chỗ, cúi mặt
1


vào lưng nhau. Họ xót của, tiếc tiền, họ cảm nhận được sự kiệt quệ, đói nghèo đang
vây bủa” thì Nương thấy “Cha tôi ngồi riêng biệt ở một bờ đất và đốt thuốc ngó
trời, điệu bộ hơi dửng dưng.” Nương hiểu sâu sắc rằng: “Với nỗi đau sâu hoắm sẵn
trong lòng, thì những biến cố khác chẳng qua như một vết xước nhỏ ngoài da, nhằm
nhò gì.”
Ta thấy thời gian trong truyện là thời gian của những chuyến đi dài, cuộc hành
trình của ba cha con cứ kéo dài mãi. Điền bỏ đi tìm tìm Sương thì Nương và cha vẫn
cứ tiếp tục cuộc sống phiêu dạt đó cho đến hết đời.
Truyện mở đầu là việc Điền và Nương cứu Sương thoát khỏi những người đàn
bà đánh ghen Sương. Sương sống chung với Ba cha con Nương, từ đó Nương và
Điền mới kể cho Sương nghe về quá khứ gia đình mình. Rồi truyện lại tiếp tục với

hiện tại, trong cánh đồng bất tận ta thấy thời gian không theo một mạch từ đầu đến
cuối mà là từ hiện tại rồi quay về quá khứ rồi lại trở lại với hiện tại, quá khứ hiện tại
đan xen nhau.
3.3.3.2.

Không gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật được Nguyễn Ngọc Tư lấy bối cảnh từ sông nước Nam
Bộ với những cánh đồng, những dòng sông…ấn tượng đầu tiên đập vào mắt người
đọc là cánh đồng bất tận được đề cập ngay ở nhan đề tác phẩm. Hai từ “bất tận” bản
thân nó có ý nghĩa là không bao giờ hết, có lẽ đó chính là số phận lênh đênh, bạc bẽo
của những con người “nghèo rơi, nghèo rớt” nơi đây và với hai từ này tác giả đã tạo
nên một không gian có tầm khái quát nhưng đồng thời cũng cho ta thấy một không
gian rộng rãi, khác với không gian trong những tác phẩm trước. “Cánh đồng bất
tận” không chỉ dừng lại với ý nghĩa là một cái tên mà nó còn có ý nghĩa khơi gợi to
lớn và mang ý nghĩa to lớn mà Nguyễn Ngọc Tư muốn truyền tải đến người đọc,
“Cánh đồng bất tận” tượng trưng cho không gian hun hút, mênh mang, nơi có
những kiếp người lầm lũi, vô tình với chính đồng loại của mình. Chính cánh đồng đã
chứng kiến sự trả thù nhẫn tâm của út Vũ và cũng chứng kiến những bi kịch của
Nương, Sương, Điền và cả những người dân nghèo nơi đây. Nhưng đồng thời cánh
đồng cũng là nơi kết thúc nỗi đau, vết thương lòng của người cha và mở ra một
tương lai mới cho cuộc sống của Nương. Trên cánh đồng người cha đã chứng kiến
cánh bọn côn đồ thi nhau làm nhục đứa con gái thương yêu của mình. Ông cảm thấy
1


bất lực và ngạc nhiên khi thấy con gái mình dù trong lúc nguy nan nhất lại không cầu
cứu mình mà chỉ nhắc đến Điền - đứa con trai đã bỏ ông đi mất. “ Điền! Điền
ơi!” tiếng kêu của đứa con gái như thức tỉnh trong ông lương tri, tình yêu thương mà
ông đã từng đánh mất. Sự bất lực của ông khi chứng kiến đứa con gái tội nghiệp của

mình bị làm nhục như là một sự trả giá cho hành động ruồng bỏ những người đàn bà
mà ông đã từng gặp trên đường phiêu bạt: “ Mắt cha tôi ầng ậc nước, tôi không rõ là
phèn hay máu nhoèn nhoẹt. Thôi nghen, ông trời, như thế này là đủ rồi, đừng thêm
nữa.” Ngay lúc đó, Nương hiểu rằng đâu đó trong lòng người cha vẫn là một tình
cảm yêu thương, trìu mến đối với những đứa con của mình. Cảm giác đau đớn khiến
Nương liên tưởng đến những đau đớn mà má mình đã gánh chịu khi ngoại tình với
người đàn ông bán vải. Đó không phải là cảm giác thăng hoa sung sướng tột độ mà
là sự đau khổ tột cùng. Sự liên tưởng khiến Nương cảm thấy hối hận với những hành
động mà ngày xưa Nương và Điền đã đối xử với người mẹ tràn ngập trong tâm trí
nàng: “ Trời ơi, tại sao tôi không nhận ra điều đó, ngay lúc ấy ( để giấu kín nỗi ám
ảnh trong lòng, giả đò tươi cười với má, xem như không có chuyện gì, để chiều chiều
cùng má ra sông, hỏi nhau, không biết chừng nào thì cha về).
Cánh đồng là nơi mở đầu cũng là nơi kết thúc những bi kịch trong gia đình của
Nương bởi họ đã nhận ra sự hận thù chỉ đem lại cho bản thân những nỗi khổ đau.
Dưới ánh mặt trời le lói trên cánh đồng nỗi sợ hãi về sự ra đời của một sinh linh nhỏ
bé tràn ngập trong tâm trí Nương nhưng một ý nghĩ tươi sáng hơn cũng đã dần hình
thành hướng nàng đến một cuộc sống mới. Phải ! “Đứa bé không cha nhưng chắc
chắn được đến trường, sẽ tươi tỉnh và vui vẻ sống đến hết đời, vì được mẹ dạy, là trẻ
con đôi khi nên tha thứ lỗi lầm của người lớn”.
Không gian chiếc ghe và những cánh đồng mà họ đã đi qua được tác giả xây
dựng như một nhân vật cùng có lúc buồn vui, trăn trở và là nơi giải bày tâm trạng
nhân vật. Chiếc thuyền là tổ ấm của gia đình Út Vũ là nơi chứng kiến những sự kiện
đau lòng trong suốt cuộ hành trình bất tận của ba cha con út Vũ Nương va Điền. Nói
là nhà thì cũng đúng bỡi nó la nơi cư trú của ba nhân khẩu, nới che mưa che nắng. “
Cái ghe thấy nhỏ nhưng với hai chị em sao lại rộng vô cùng. Và trong không gian ấy
là nhựng bi kịch của chị em Nương và Điền khi chứng kiến những hà độcnh độc ác

1



trà thù tàn nhẫn của cha. Ông vô cảm lạnh lẽo với hai chị em và sẵng sàng đánh
nương chỉ vì nương giống mẹ, giống người đàn bà đã đan tâm phụ bạc ông. Nỗi hận
bao lấy trái tim ông khiến ông trở nên lạnh lùng , đáng sợ. Ông dụ dỗ những người
đàn bà mà ông gặp rồi sau đó bỏ rơi để trả thù. Ngay cả với Sương người đã chấp
nhận hi sinh vì cứu lấy cái gia tài duy nhất của ông là bầy vịt chạy đồng của ông mà
vẫn bị ông hất hủi, không thương tiếc. Chỉ khi Điền đã bỏ đi thì ông mới dần tĩnh và
tình yêu thương mới trỗi dậy.
3.3.4. Thứ tư, Nguyễn Ngọc Tư đã đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu trong
“Cánh đồng bất tận”.
Nếu trước đây ngôn ngữ trong văn chương là ngôn ngữ trang trọng, chuẩn mực
thì ngôn ngữ văn chương giờ đây đã chuyển sang ngôn ngữ đời thường, đậm tính
khẩu ngữ và thông tục. Trong rất nhiều tác phẩm của mình mà đặc biệt là “Cánh
đồng bất tận” thì ngôn ngữ Nguyễn Ngọc Tư rất giản dị, dân dã và mang đậm chất
Nam Bộ. Mặc dù vậy thì mỗi nhân vật có một kiểu ngôn ngữ và giọng điệu riêng phù
hợp với tính cách của nhân vật. Nếu ngôn ngữ của Sương nhẹ nhàng, mộc mạc và
chan chứa yêu thương, ngôn ngữ của Sương ngọt ngào, lôi cuốn của một người làm
đĩ kiếm sống và đôi lúc giọng điệu cũng tỏ ra sâu sắc cho hoàn cảnh của Nương và
Điền thì ngôn ngữ của út Vũ lại chua chát, giễu cợt, đầy hận thù với tất cả mọi người
kể cả hai đứa con của ông và đặc biệt là đối với cô gái đếm Sương. Đáp lại sự quan
tâm và tình yêu Sương dành cho mình, út Vũ luôn có giọng điệu mỉa mai và cười
cợt: “sao hồi tối vui không? Chắc họ tưởng cô là vợ tôi nên hứng thú lắm hả? cứ để
họ nghĩ vậy…” chỉ khi Điền bỏ đi tìm Sương thì tình cha con trong ông mới trỗi dậy
mãnh liệt và ông đã khóc.
C.

KẾT LUẬN

Với nhiều tác phẩm của mình mà đặc biệt là “Cánh đông bất tận” thì Nguyễn
Ngọc Tư đã có rất nhiều đổi mới về nội dung cũng như giá trị nghệ thuật. Chính sự
cách tân này đã làm cho văn xuôi hiện đại nói riêng và văn học hiện đại Việt Nam

nói chung có một bước phát triển đáng kể và đồng thời cũng khẳng định vị thế của
Nguyễn Ngọc Tư trong lòng độc giả.Đọc “Cánh đồng bất tận” người đọc sẽ thấy

1


một Nguyễn Ngọc Tư luôn thấu hiểu, thông cảm, trăn trở trước số phận của những
người bất hạnh, trước quyền sống và quyền hạnh phúc của con người bị chà đạp.
Qua hàng chục bài viết, hàng chục cuộc bàn thảo khắp trong Nam, ngoài Bắc và
cả Quốc tế đã bao trùm lên bầu trời văn học Việt Nam một không khí choáng ngợp
trước một hiện tượng “Nguyễn Ngọc Tư”. Và còn có ý kiến cho rằng Vũ Trọng
Phụng với tác phẩm “Số đỏ”, Nguyễn Huy Thiệp với một số truyện ngắn như:
“Phẩm tiết”, “Vàng lửa”, “Muối của rừng”,… Bảo Ninh với “Nỗi buồn chiến
tranh” và Nguyễn Ngọc Tư với “Cánh đồng bất tận” chị là người thứ tư, đã đưa văn
học nước ta “ra biển lớn” hội nhập vào trong không gian văn học thế giới một cách
ngang ngửa.

1


Phân công công việc
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.


Lương Duy Vĩnh Lạc: Làm Slide, trình chiếu và thuyết trình
Hồ Thị Hồng Liễu: Một số đổi mới về nội dung truyện “Cánh Đồng Bất Tận”
Trần Mẫn Linh: Một số nét phong cách của “Nguyễn Ngọc Tư”
Bùi Thị Thanh Loan: Một số đổi mới về nội dung truyện “Cánh Đồng Bất Tận”
Đàm Thị Loan : một số đổi mới về nghệ thuật truyện “Cánh Đồng Bất Tận”
Y ĐaLy: Một số đổi mới về nghệ thuật truyện “Cánh Đồng Bất Tận”
Trương Thị Thảo Ly: Đánh máy
Nguyễn Thị Mỹ Ly: Làm sơ lược về tác giả, tác phẩm
Trần Thị Ly : Một số đổi mới về nghệ thuật truyện “Cánh Đồng Bất Tận” +

Thuyết trình.
10. Nguyễn Thị Mến :Tổng hợp thành bài hoàn chỉnh và thuyết trình.

1



×